Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.63 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN


CAO HƢƠNG GIANG

MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI
Ở TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN


CAO HƢƠNG GIANG

MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI
Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số:

60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. VŨ VĂN GẦU

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
PGS, TS. Vũ Văn Gầu. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về kết quả nghiên cứu của cơng trình khoa
học này.
Ngƣời làm luận văn

Cao Hƣơng Giang


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

HDI

Human Development Index
(Chỉ số phát triển con ngƣời)

GDP

Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)


GO

Tổng giá trị sản xuất

GNP

Gross National Product
(Tổng sản phẩm quốc dân)

GNI

Gross national income
(Tổng thu nhập quốc dân)

NI

National Income
(Thu nhập quốc dân)

USD

United States Dollar
(Đồng đơ la Mỹ)

UNDP

United Nations Development Programme
(Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc)

UNESCO


United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc)


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI .............................................................................. 10
1.1. Tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội .................................................. 10
1.1.1. Quan niệm và thước đo về tăng trưởng kinh tế ................................ 10
1.1.2. Quan niệm và tiêu chuẩn về tiến bộ xã hội ....................................... 17
1.2 Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội ....................... 28
1.2.1. Vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với tiến bộ xã hội ...................... 28
1.2.2. Vai trò của tiến bộ xã hội đối với tăng trưởng kinh tế...................... 33
1.3. Quan điểm và nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam ................ 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................ 41
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI
QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ
HỘI Ở TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................................ 43
2.1. Những yếu tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội
ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay ........................................................................... 43
2.1.1. Điều kiện địa lý – tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng ...... 43
2.1.2. Q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế .................................................................................... 49
2.1.3. Cơ chế quản lý................................................................................... 51
2.2. Thực trạng của việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng
kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua............... 53

2.2.1. Những thành tựu đạt được trong việc giải quyết mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng ...................... 53


2.2.2. Những hạn chế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng ...................................... 67
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đang đặt ra đối
với việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ
xã hội ở tỉnh Sóc Trăng ............................................................................... 69
2.3. Những giải pháp cơ bản góp phần giải quyết hiệu quả mối quan
hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng hiện
nay ............................................................................................................. 74
2.3.1. Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, đồng thời nâng cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng, nhằm tạo tiền đề cơ
bản cho việc thực hiện tiến bộ xã hội.......................................................... 74
2.3.2. Phát huy vai trò của các cấp chính quyền của tỉnh Sóc Trăng
trong việc thực hiện chính sách kinh tế và chính sách xã hội để đảm
bảo tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với tiến bộ xã hội trong suốt quá
trình phát triển ............................................................................................ 79
2.3.3. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan trong hệ thống chính trị và các
tầng lớp nhân dân ở tỉnh Sóc Trăng trong việc giải quyết các vấn đề
xã hội bức xúc hiện nay .............................................................................. 79
2.3.4. Khuyến khích làm giàu chính đáng đi đơi với đào tạo nghề,
giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sóc Trăng ...................... 81
2.3.5. Nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội diễn ra trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng ........................................................................................................... 86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................ 90
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 94



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao là mục tiêu của hầu hết các quốc
gia, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển. Đây là điều kiện tiên quyết để
khắc phục tình trạng đói nghèo của quốc gia, khắc phục sự lạc hậu, làm cho
đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, thế
giới ngày càng chứng kiến những mặt trái của tăng trƣởng kinh tế nhanh, đó
là tình trạng tàn phá tài ngun mơi trƣờng ngày càng nghiêm trọng, phân hố
giàu nghèo ngày càng tăng, văn hố - xã hội khơng theo kịp phát triển kinh
tế…Trƣớc thực tế đó, ngày nay trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế
- xã hội của các quốc gia vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh
tế và tiến bộ xã hội luôn ln đƣợc nhấn mạnh.
Bài tốn hiện nay đối với các quốc gia cần đƣợc giải quyết đó là: Thực
hiện tăng trƣởng kinh tế trƣớc, sau đó mới thực hiện tiến bộ xã hội hay đặt
tiến bộ xã hội lên trƣớc, sau đó mới chú trọng cho việc tăng trƣởng kinh tế
hay giải quyết hài hòa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội? Thực tế ở nhiều
quốc gia cho thấy không thể thực hiện tiến bộ xã hội trƣớc nếu nhƣ không bảo
đảm nền kinh tế tăng trƣởng cao, liên tục theo hƣớng phát triển bền vững. Mặt
khác, nếu sự tăng trƣởng kinh tế không bảo đảm thực hiện hiệu quả tiến bộ xã
hội thì sự tăng trƣởng này cũng khơng có ý nghĩa. Những chính sách chỉ
nhằm tăng trƣởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Mặt
khác, những chính sách dựa trên ƣu tiên mục tiêu tiến bộ xã hội có thể dẫn
đến triệt tiêu các động lực tăng trƣởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và
mục tiêu kinh tế đều khơng thực hiện đƣợc. Nhận thức đƣợc điều đó và từ bài
học sâu sắc về sự phát triển của các nƣớc trên thế giới, trong Cƣơng lĩnh xây
dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển

năm 2011) Đảng ta xác định mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở


2

nước ta là xây dựng đƣợc về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với
kiến trúc thƣợng tầng về chính trị, tƣ tƣởng, văn hố phù hợp, tạo cơ sở để
nƣớc ta trở thành một nƣớc xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải
quyết tốt các mối quan hệ lớn, trong đó có: quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế
và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Giải quyết mối
quan hệ trên không rơi vào phiến diện, cực đoan, duy ý chí.
Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trên đất nƣớc ta, trên tinh thần quán
triệt các nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, Đảng bộ và nhân
dân tỉnh Sóc Trăng quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, bên cạnh việc tập trung đầu tƣ phát triển kinh tế thì tỉnh cũng
kết hợp với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, từ tình hình thực tế
của địa phƣơng thì sự kết hợp giữa tăng trƣởng kinh tế và việc giải quyết các
vấn đề xã hội chƣa đem lại kết quả nhƣ ngƣời dân mong muốn. Trong quá
trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và nảy sinh những mâu thuẫn cần phải
đƣợc giải quyết một cách triệt để. Điển hình là kinh tế tăng trƣởng nhƣng
chƣa thật sự bền vững; một số vấn đề văn hóa- xã hội chuyển biến chậm; sản
xuất chủ yếu là nông nghiệp với trình độ của lực lƣợng sản xuất cịn thấp; tỷ
lệ tái nghèo còn cao...
Nhƣ vậy, vấn đề đang đƣợc đặt ra một cách cấp thiết ở tỉnh Sóc Trăng
hiện nay là làm thế nào để tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững, nhƣng giải
quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển và tiến bộ toàn diện,
đồng đều của tất cả các dân tộc ở địa phƣơng cùng với sự phát triển và tiến bộ
chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ
xã hội ở tỉnh Sóc Trăng; phân tích thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa

chúng trong những năm qua, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; xác
định phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ


3

giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay, có ý
nghĩa thiết thực, vừa cơ bản, vừa cấp bách, cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội đƣợc
nhiều tổ chức, cá nhân các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, với nhiều góc
độ khác nhau. Trong đó, từ góc độ triết học có thể khái quát theo các chủ đề:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận chung về tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã
hội, có các cơng trình nghiên cứu đã đƣợc công bố nhƣ:“Tăng trưởng kinh tế,
công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” của PGS, TS. Vũ
Thị Ngọc Phùng (chủ biên) Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1999, đã
phân tích một số vấn đề lý luận về tăng trƣởng kinh tế; về công bằng xã hội và
sự tác động của tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội đến vấn đề xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam;
Trong cuốn sách: “Tiến bộ xã hội: một số vấn đề lý luận cấp bách” do
Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, năm 2000, đã phân
tích làm rõ khái niệm tiến bộ xã hội, những quan niệm tiến bộ xã hội trƣớc
Mác và quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh về tiến
bộ xã hội; Một số quan điểm hiện đại về tiến bộ xã hội;
Cơng trình“Mơ hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2001 đến
nay, lý luận và thực tiễn” của PGS,TS. Nguyễn Văn Hậu (chủ biên), Nxb.
Chính trị quốc gia – Sự thật, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về quá trình tăng trƣởng kinh tế thời gian qua và chuyển đổi mơ hình tăng
trƣởng kinh tế trong giai đoạn tới ở nƣớc ta;
Cơng trình của Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí, Tăng trưởng kinh

tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay Kinh nghiệm của các nước ASEAN, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001, các tác giải
đã phân tích khá chi tiết lý luận về tăng trƣởng kinh tế và quá trình tăng


4

trƣởng kinh tế ở Việt Nam và vai trò của tăng trƣởng kinh tế đối với việc giải
quyết các chính sách xã hội, trong đó có sự tiến bộ xã hội của Việt Nam;
Bài viết của Lê Hồng Khánh, “Vấn đề thực hiện công bằng xã hội ở
nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, Số 2/2001, đã cung cấp cái nhìn bao
qt về vấn đề thực hiện cơng bằng ở Việt Nam hiện nay, cũng nhƣ đã đề xuất
một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công bằng xã hội ở Việt Nam;
Cuốn sách “Các mơ hình tăng trƣởng kinh tế” của Trần Thọ Đạt (chủ
biên), Nxb. Thống kê, năm 2005, trong cơng trình này, tác giả đã phân tích
khá chi tiết về tăng trƣởng kinh tế và các mơ hình để đánh giá tăng trƣởng
kinh tế;
PGS,TS. Trần Văn Chử “Tƣ duy của Đảng ta về quan hệ giữa tăng
trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội” Tạp chí Lý luận chính trị, số
2, năm 2005, tác giả đã nêu lên đƣợc những quan điểm cơ bản của Đảng ta về
tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội;
Đoàn Trƣờng thụ, “Quyền con người – thước đo quan trọng của tiến bộ
xã hội”, Luận án tiến sĩ, Viện Triết học, năm 2006, đã phân tích một số vấn
đề lý luận về quyền con ngƣời và tiến bộ xã hội. Quan hệ biện chứng giữa
quyền con ngƣời và tiến bộ xã hội. Thực hiện quyền con ngƣời vì mục tiêu
tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay;
Bài viết của PGS,TS. Đỗ Đức Định, “Tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực
hiện công bằng xã hội: động lực giảm nghèo ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản,
(777), năm 2007 và Đặng Kim Chung, “Công bằng xã hội gắn với tăng trƣởng
kinh tế trong chính sách giảm nghèo”, Tạp chí Cộng sản, Số 5/2007, các tác
giả khái quát đƣợc lý luận chung về tăng trƣởng kinh tế và vai trò của tăng trƣởng

kinh tế đối với việc giải quyết vấn đề giảm nghèo ở Việt Nam;
Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Minh Hồn, Cơng bằng xã hội
trong tiến bộ xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, đã có sự phân
tích khá chi tiết những vấn đề mang tính lý luận chung về tiến bộ xã hội, đặc


5

biệt tác giả đã đƣa ra đƣợc một số tiêu chuẩn của sự tiến bộ xã hội trong bối
cảnh thế giới hiện nay;
Cơng trình nghiên cứu “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội lý
thuyết và thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh” của TS. Đỗ Phú Trần Tình, Nxb.
Lao động, năm 2010 đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề lý luận chung về
tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội; những tiêu chuẩn của tăng trƣởng kinh
tế và công bằng xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa tăng trƣởng kinh tế và
công bằng xã hội, nhìn từ góc độ của kinh tế học;
“Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề về mơ hình phát triển ở Đông Á và
Đông Nam Á” của Hồ Sỹ Quý, Nxb. Tri Thức, năm 2012, cuốn sách đã giới
thiệu những quan điểm cơ bản về tăng trƣởng, phát triển, phát triển bền vững
và tiến bộ xã hội; trình bày những mơ hình phát triển của các nƣớc Đơng Á và
Đông Nam Á cũng nhƣ những kinh nghiệm cho Việt Nam;
Thứ hai, về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, có
các cơng trình tiêu biểu nhƣ: “Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội” của PGS, TSKH. Trần Nguyễn Tuyên, cuốn sách khái quát
những chủ trƣơng, cơ chế, chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội của Đảng
ta nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cao đồng thời đảm bảo an sinh xã hội;
Bài viết của Nguyễn Tấn Hùng, “Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện
tốt việc kết hợp giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở nƣớc ta”, Tạp
chí Triết học, Số 5/1999, đã khái quát đƣợc những mâu thuẫn xuất hiện khi
giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt

Nam mà chúng ta cần phải nhận thấy và khắc phục;
Cơng trình của Trần Thị Nhung, “Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay”, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2002, đã rút ra những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản để
phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam;


6

Bài viết của Vũ Viết Mỹ, “Tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố”, Tạp chí Lý luận chính trị,
Số 12/2004, bƣớc đầu đặt ra những vấn đề có tính gợi mở về mối quan hệ giữa
tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam;
Bài viết của PGS, TS. Trần Văn Phòng, “Một số giải pháp nhằm kết
hợp tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí
Khoa học chính trị, Số 2/2006, tác giả bƣớc đầu giải quyết đƣợc mối quan hệ
giữa tăng trƣởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, từ đó tác giả đề xuất
một số kiến nghị nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và
cơng bằng xã hội nói riêng và tiến bộ xã hội nói chung;
Cơng trình “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở
Việt Nam thời kỳ đổi mới” của TS. Nguyễn Thị Nga, Nxb. Lý luận chính trị,
Hà Nội, năm 2007, ngồi phân tích những vấn đề lý luận chung về tăng trƣởng
kinh tế, công bằng xã hội, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trƣởng
kinh tế và cơng bằng xã hội. Đặc biệt, tác giả đã phân tích khá chi tiết vai trò
của tăng trƣởng kinh tế đối với công bằng xã hội và sự tác động trở lại của
công bằng xã hội đến sự tăng trƣởng kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam;
Cơng trình Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Xuân Phong “Quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Bắc Trung bộ Việt Nam hiện
nay”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009,

ngồi phân tích khá chi tiết về mặt lý luận tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã
hội; tác giả đã phân tích và đánh giá khá sâu sắc về mối quan hệ giữa tăng
trƣởng kinh tế và công bằng xã hội; từ đó tác giả đã đề xuất những phƣơng
hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng
kinh tế và công bằng xã hội ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam;
Trong các bài viết: “Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta hiện nay” của Bùi Đình


7

Phong và Nguyễn Tuyết Hạnh đăng trên Tạp chí Phát triển nhân lực, số
29/2012 và “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên
nguyên tắc tiến bộ và công bằng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” của Phạm
Xuân Nam, Tạp chí Cộng sản số 849 (7-2013), các tác giả đã phân tích khái
quát tăng trƣởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ xã hội trong thời kỳ
đổi mới ở Việt Nam;
Công trình của PGS,TS. Võ Văn Đức và TS. Đinh Ngọc Giang: “Một số
vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở
Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, đã đề cập và luận giải những vấn đề nảy
sinh trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nƣớc ta hiện
nay nhƣ: chuyển đổi chậm về cơ cấu kinh tế, thất nghiệp, các tệ nạn xã hội,…
coi đó là lực cản đối với quá trình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng
kinh tế và tiến bộ xã hội ở Việt Nam.
Nhƣ vậy, cho đến nay, khối lƣợng các cơng trình nghiên cứu về tăng
trƣởng kinh tế, tiến bộ xã hội và mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến
bộ xã hội là khá phong phú. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách chun biệt, trực tiếp, có hệ thống về mối quan hệ giữa tăng trƣởng
kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng. Do đó, tơi chọn vấn đề “Mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài

nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế
và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua, từ đó đề xuất một số
giải pháp về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc
Trăng hiện nay.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm
vụ sau:


8

Thứ nhất, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận chung về tăng
trƣởng kinh tế, tiến bộ xã hội; mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và
tiến bộ xã hội;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ
xã hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua;
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa
tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn đƣợc xác định là mối quan hệ giữa
tăng trƣởng kinh tế và tiến xã hội.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh
tế và tiến xã hội ở tỉnh Sóc Trăng trong những năm gần đây.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cở sở lý luận và phương pháp luận: luận văn dựa trên cơ sở lý luận và
phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan
điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu cơ bản nhƣ: phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và phƣơng pháp

chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngồi ra, luận văn cịn tập trung vào một số
phƣơng pháp cụ thể: Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp lịch
sử và lơgic, phƣơng pháp so sánh, đối chứng,...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ các khái niệm tăng trƣởng
kinh tế, tiến bộ xã hội; thƣớc đó, các tiêu chuẩn đánh giá sự tăng trƣởng kinh
tế, tiến bộ xã hội; mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa tăng
trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua, luận
văn cung cấp thông tin cho các cấp chính quyền của tỉnh Sóc Trăng trong việc


9

hoạch định, xây dựng định hƣớng phát triển tỉnh nhà. Ngồi ra, luận văn có
thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học các chuyên
ngành Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chính trị học…
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chƣơng và 6 tiết. Trong đó:
Chƣơng 1: Lý luận chung về tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội;
Chƣơng 2: Thực trạng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Sóc Trăng.


10

Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI

1.1. TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI
1.1.1. Quan niệm và thƣớc đo về tăng trƣởng kinh tế
Quan niệm về tăng trƣởng kinh tế
Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại đã có những quan niệm của các nhà tƣ
tƣởng về tăng trƣởng kinh tế. Họ cho rằng: tăng trƣởng kinh tế là hoạt động
diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, tăng trƣởng kinh tế đƣợc đồng nhất với sự tăng
lên về lƣợng của nền kinh tế, nhƣ tăng sản lƣợng, tăng của cải…Xênôphôn
(430-345 TCN) cho rằng: “Hoạt động kinh tế là quá trình làm tăng của cải,
tăng tƣ liệu tiêu dùng (thực chất là tăng trƣởng kinh tế). Theo ơng, phân cơng
lao động có vai trị thúc đẩy giao lƣu hàng hóa giữa các vùng, nhờ có phân
cơng lao động mà nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động, thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế”[10, tr.23].
Platôn (427- 347 TCN) cho rằng: “Mối quan hệ giữa phân công lao
động, thƣơng mại và tiền tệ dƣới sự hoạt động của các thƣơng gia đóng vai
trị quan trọng trong việc làm tăng của cải (thực chất là tăng trƣởng kinh tế).
Tăng trƣởng kinh tế là quá trình tăng của cải bởi hoạt động do thƣơng mại
đem lại”[10, tr.24].
Nhìn chung, ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, khái niệm tăng trƣởng kinh tế
chƣa đƣợc các nhà tƣ tƣởng nghiên cứu một cách sâu sắc. Những kết quả đạt
đƣợc từ việc nghiên cứu mới chỉ mang tính chất bƣớc đầu, đơn giản, song nó
có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở cho các nhà tƣ tƣởng sau này tiếp tục
nghiên cứu.


11

Bƣớc sang thời kỳ cận đại, giai cấp tƣ sản ra đời, khai sinh thời kỳ mới
với sự tiến bộ vƣợt bậc về khoa học, kỹ thuật, kinh tế - xã hội và khoa học
kinh tế cũng đƣợc ra đời vào thời kỳ này.
Adam Smith (1723- 1790) trong cuốn sách “Bàn về bản chất và nguyên

nhân giàu có của các quốc gia”, Ơng bàn về tính chất, ngun nhân và điều
kiện thuận lợi của tăng trƣởng kinh tế, Ông quan niệm: Tăng trƣởng kinh tế là
tăng đầu ra tính theo bình quân đầu ngƣời, hoặc tăng sản phẩm lao động.
D.Ricardo (1772 – 1823), kế thừa Adam Smith nhƣng ông mở rộng sang
vấn đề phân phối, thu nhập, chú trọng đến phân tích tỷ lệ phân phối của các
loại thu nhập và ảnh hƣởng đến tích lũy tƣ bản từ đó ảnh hƣởng đến tăng
trƣởng kinh tế.
Ngày nay, tăng trƣởng kinh tế là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm
hàng đầu tại mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Dƣới góc độ tiếp cận
của kinh tế học, thuật ngữ tăng trƣởng kinh tế (economic growth) đƣợc sử dụng
rộng rãi và có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, để biểu thị sự tăng trƣởng
kinh tế ngƣời ta thƣờng sử dụng hai chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu là: tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị của tồn bộ sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định
(thƣờng là một năm) trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, không phân biệt nguồn
vốn và chủ sở hữu trong nƣớc hay nƣớc ngoài.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng gia trị hàng hóa, dịch vụ đƣợc
tạo ra bởi các công dân của một quốc gia, bất kể hoạt động sản xuất kinh
doanh đƣợc tiến hành ở trong nƣớc hay ở nƣớc ngồi, và đƣợc tính trong một
thời gian nhất định.
Với cách hiểu nhƣ vậy thì tăng trƣởng kinh tế là mức (%) tăng thêm
của GDP hay GNP năm sau so với năm trƣớc, hay khoảng thời gian này so
với khoảng thời gian trƣớc. Để đánh giá sự tăng trƣởng, hầu hết các nƣớc


12

cũng nhƣ các tổ chức quốc tế sử dụng chỉ tiêu GDP (thƣờng là một năm).
Mức tăng GDP hay GDP/đầu ngƣời/năm là chỉ tiêu phản ánh tiêu biểu nhất về

sự tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia. Nhƣng cũng có quan niệm cho rằng:
“Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng sản lƣợng thực tế của một nền kinh tế theo
thời gian, là mức tăng quy mô và tốc độ sản phẩm, là sự tăng thêm về quy mô
sản xuất mà từ đó tăng lƣợng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian
nhất định (thƣờng là một năm). Nếu tổng sản phẩm hàng hóa của một quốc gia
tăng lên thì đó đƣợc coi là tăng trƣởng kinh tế”[53, tr.23]; hay theo TS. Phạm
Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung thì “Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng thu
nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một
năm)”[64, tr.14].
Ngày nay, yêu cầu tăng trƣởng kinh tế đƣợc gắn liền với tính bền vững,
khi nói đến chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là phải nói đến các vấn đề đặt ra
song hành với tăng trƣởng kinh tế nhƣ: nâng cao phúc lợi của cơng dân, thu
hẹp tỷ lệ nghèo, đói; tạo mơi trƣờng xã hội, môi trƣờng tự nhiên, cơ hội học
tập và chăm sóc sức khỏe; tăng chỉ số phát triển con ngƣời (HDI); cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hƣớng hiện đại; hiệu quả đầu tƣ cao, năng suất lao động
ngày càng tăng, sản phẩm có tính cạnh tranh cao; thể chế kinh tế thị trƣờng
ngày càng hoàn thiện; tỷ lệ thất nghiệp giảm; tài nguyên thiên nhiên đƣợc
khai thác hợp lý, môi trƣờng đƣợc bảo vệ…
Theo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Nga cho rằng:
“Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế cao là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững của nền kinh tế, thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất
lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao
không ngừng, cơ cấu kinh tế đƣợc chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát
triển của đất nƣớc, sản xuất có tính cạnh tranh cao, tăng trƣởng đi đôi với tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng, quản lý kinh tế nhà nƣớc có hiệu
quả”[54, tr.9]. Hay theo TS. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung thì “Hiện


13


nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển kinh tế, đây đƣợc xem
nhƣ là quá trình biến đổi cả về lƣợng và về chất; nó là sự kết hợp một cách
chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc
gia”[64, tr.15].
Xuất phát từ mục tiêu phát triển đất nƣớc, tại Đại hội lần thứ X, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đƣa ra yêu cầu về tăng trƣởng kinh tế nhƣ sau: “Phải
gắn tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hố, phát triển tồn diện con ngƣời,
thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện
đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xố đói giảm nghèo.
Từng bƣớc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Phải rất coi trọng
bảo vệ và cải thiện môi trƣờng ngay trong từng bƣớc phát triển. Phát triển
kinh tế phải đi đơi với bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, coi đây là tiền đề,
điều kiện để phát triển nhanh và bền vững”[18, tr.178-179].
Đến Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đƣợc khẳng định:
“Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hố, thực hiện
tiến bộ và cơng bằng xã hội, khơng ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện
môi trƣờng...”[22, tr.98-99].
Cần phân biệt tăng trƣởng kinh tế với phát triển kinh tế. Ngân hàng thế
giới, trong báo cáo về phát triển thế giới năm 1992 (World Development
report, 1992) đã đƣa ra quan điểm: Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân
dân, nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về
cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế. Tăng trƣởng
kinh tế là một cách cơ bản để có thể có đƣợc sự phát triển, nhƣng trong bản
thân nó là một đại diện rất khơng tồn vẹn của sự tiến bộ.
Quan niệm phát triển kinh tế hiện đại và lý luận phát triển kinh tế hiện
đại cho rằng, phát triển kinh tế đã khơng cịn là nội dung chỉ có ý nghĩa kinh
tế thuần túy: mức sản xuất tăng trƣởng, giá trị tổng sản phẩm quốc dân, thu



14

nhập quốc dân, hoặc con số tăng trƣởng thu nhập bình qn đầu ngƣời…nhƣ
trƣớc đây thƣờng đánh giá mà ngồi những nội dung đã nói trên ra, phát triển
kinh tế cịn bao gồm những tiến bộ và tình hình thay đổi trên các mặt: văn
hóa, giáo dục, vệ sinh, phúc lợi xã hội, quan niệm giá trị… không làm cho
phúc lợi của đông đảo quần chúng nhân dân tăng lên, thì khơng thể coi là phát
triển. Hiện tƣợng đó chỉ đƣợc coi là “tăng trƣởng mà không phát triển”. Cơ
cấu chung của xã hội đƣợc coi là phát triển, cũng nhƣ những nhân tố thúc đẩy
sự phát triển này không thể khơng bao hàm văn hóa.
Nhƣ vậy, phát triển kinh tế là khái niệm có nội hàm rộng hơn, bao hàm
cả tăng trƣởng kinh tế (về số lƣợng) và sự đạt đƣợc của các chỉ tiêu về chất
lƣợng, trƣớc hết là chất lƣợng cuộc sống (mức tiêu dùng vật chất; nâng cao
phúc lợi xã hội; sự hƣởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa…sự bình đẳng về các
quyền con ngƣời trong kinh tế, chính trị, xã hội…). Tăng trƣởng kinh tế và
phát triển kinh tế là hai khái niệm khơng đồng nhất nhƣng chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau trong đó: Tăng trƣởng là điều kiện cần cho sự phát triển, có
tăng trƣởng kinh tế mới có điều kiện nâng cao thu nhập, nâng cao chất lƣợng
sống của nhân dân; mới có điều kiện để tích lũy tái đầu tƣ mở rộng sản xuất, đầu
tƣ cho phúc lợi xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển và ngƣợc lại, kinh tế phát triển
sẽ góp phần vào việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy sự tăng
trƣởng kinh tế.
Từ những quan niệm khác nhau về tăng trƣởng kinh tế nêu trên, dƣới
góc độ tiếp cận của luận văn này, có thể quan niệm: Tăng trưởng kinh tế là
khái niệm chỉ mức tăng về lượng của nền kinh tế trong một thời gian nhất
định (thường là một năm).
Các thƣớc đo tăng trƣởng kinh tế
Đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế là một vấn đề đƣợc các quốc gia, các nhà
kinh tế hết sức quan tâm. Theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô hiện đại ngày



15

nay, thƣớc đo tăng trƣởng kinh tế đƣợc xác định theo hệ thống tài sản quốc gia,
các chỉ tiêu này bao gồm:
Thứ nhất, các chỉ tiêu lượng hóa quy mơ sản lượng quốc gia
Một là, tổng giá trị sản xuất (GO) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ đƣợc tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời lỳ
nhất định thƣờng là một năm. Chỉ tiêu này có thể tính bằng hai cách: Tổng
doanh thu bán hàng thu đƣợc từ các đơn vị, các ngành trong nền kinh tế quốc
dân và tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian và giá trị
gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ.
Hai là, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính của những
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một
quốc gia, không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu trong nƣớc hay nƣớc
ngoài trong một thời kỳ nhất định.
Ba là, tổng thu nhập quốc dân (GNI) là tổng giá trị của những hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc tạo ra bởi yếu tố sản xuất của một nƣớc trong
một khoảng thời gian nhất định. Giữa GNI và GNP là nhƣ nhau. GNI là tiếp
cận thu nhập còn GNP là tiếp cận ở góc độ sản phẩm.
Bốn là, thu nhập quốc dân (NI- National Income) là phần giá trị hàng
hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI
chính là tổng thu nhập quốc dân sau khi trừ đi vốn khấu hao cố định của nền
kinh tế.
Thứ hai, các chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền
kinh tế, chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng kinh tế thƣờng đƣợc sử dụng:
Gọi g là tốc độ tăng trƣởng kinh tế, có ba cách tính tốc độ tăng trƣởng
Cách thứ nhất, tính tốc độ tăng trƣởng định gốc:
g


Yt  Y0 Y

(%)
Y0
Y0

Trong đó:


16

Y t là GDP hay GNI của năm t
Y 0 là GDP hay GNI của năm làm gốc
Cách thứ 2, tính tốc độ tăng trƣởng liên hồn:
g

Yt  Yt 1
(%)
Yt 1

Trong đó:
Y t là GDP hay GNI của năm t
Y t 1 là GDP hay GNI của năm t-1
Cách thứ 3, tính tốc độ tăng trƣởng bình qn năm:
gn

yt
1
y0


Trong đó:
Y t là GDP hay GNI của năm t
Y 0 là GDP hay GNI của năm làm gốc
n: tổng số năm trong giai đoạn tính tốn, tính từ năm thứ nhất.
Tuy nhiên, từ thực tiễn tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới
hiện nay đã cho chúng ta thấy, có những tăng trƣởng kinh tế xấu và cũng có
những tăng trƣởng kinh tế tốt.
Chƣơng trình phát triển của liên hiệp quốc (1996) UNDP đã liệt kê 05
loại tăng trƣởng kinh tế xấu, bao gồm : “(i) Tăng trưởng kinh tế khơng lương
tâm. Đó là tăng trƣởng kinh tế mà thành quả của nó chủ yếu đem lại lợi ích
cho ngƣời giàu, còn ngƣời nghèo ít đƣợc hƣởng, khoảng cách giàu nghèo
ngày càng gia tăng; (ii) Tăng trưởng kinh tế khơng việc làm. Đó là tăng
trƣởng kinh tế nhƣng không mở rộng cơ hội tạo thêm việc làm hoặc phải làm
việc nhiều giờ và có thu nhập thấp với những cơng việc có năng suất thấp
trong khu vực nơng nghiệp và khu vực khơng chính thức; (iii) Tăng trưởng
kinh tế khơng có tiếng nói. Tức là tăng trƣởng kinh tế không đi kèm với việc


17

mở rộng nền dân chủ hay là việc trao đổi thêm quyền lực cho dân, dập tắt
những đòi hỏi đƣợc tham gia nhiều hơn của công đồng vào các quyết sách
liên quan đến đời sống xã hội; (iv) Tăng trưởng kinh tế khơng gốc rễ. Đó là
tăng trƣởng kinh tế khiến cho nền văn hoá, đời sống tinh thần của cịn ngƣời
ngày càng khơ héo; (v) Tăng trưởng kinh tế khơng có tương lai. Tức là tăng
trƣởng kinh tế trong đó thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các
thế hệ trong tƣơng lai cần đến”[1, tr.34-35].
Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới và một số phân tích của một số
nhà kinh tế học nổi tiếng đƣợc giải thƣởng Nobel kinh tế gần đây nhƣ

R.Lucas, Amartya Sen, J. Stinglitz để tăng trƣởng kinh tế tốt cần tập trung
chủ yếu ở 06 tiêu chuẩn sau : “(i) Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ổn định trong
thời gian tƣơng đối dài và tránh đƣợc các biến động từ bên ngoài; (ii) Tăng
trƣởng kinh tế phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của
nền kinh tế; (iii) Tăng trƣởng kinh tế theo chiều sâu, đƣợc thể hiện ở sự đóng
góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) cao và không ngừng gia tăng; (iv)
Tăng trƣởng kinh tế phải đi kèm với phát triển môi trƣờng bền vững; (v)
Tăng trƣởng kinh tế phải đạt mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm đƣợc
đói nghèo; (vi) Tăng trƣởng kinh tế phải hỗ trợ cho thể chế dân chủ ln đổi
mới, đến lƣợt nó thúc đẩy tăng trƣởng ở tỷ lệ cao hơn”[1, tr.35].
1.1.2. Quan niệm và tiêu chuẩn về tiến bộ xã hội
Quan niệm về tiến bộ xã hội
Ngay từ thời cổ đại, bên cạnh những nhà tƣ tƣởng thừa nhận xu hƣớng
phát triển theo hƣớng tiến bộ của xã hội, thì cũng có những nhà tƣ tƣởng
ngƣợc lại, cho rằng xã hội phát triển theo hƣớng thoái bộ, suy vong. Thuật
ngữ tiến bộ có gốc từ tiếng Latinh: Progressus nghĩa là vận động tiến về phía
trƣớc, là một kiểu, một khuynh hƣớng phát triển đƣợc đặc trƣng bởi bƣớc
chuyển từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn...


18

Nói đến tiến bộ ngƣời ta thƣờng hiểu là tiến bộ trong xã hội, của xã hội,
thuộc về xã hội. Rất ít khi khái niệm tiến bộ đƣợc dùng để chỉ các quá trình
thuần tuý tự nhiên. Với các quá trình tự nhiên, sự vận động tiến về phía trƣớc
từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... đƣợc biểu thị trong
khái niệm phát triển.
Trong ngôn ngữ Latinh, tiến bộ xã hội đều đƣợc sử dụng nhƣ là khái
niệm đối lập với thoái bộ (Regressus, nghĩa là vận động ngƣợc - khuynh
hƣớng đặc trƣng cho các quá trình phân rã, huỷ hoại, thối hố khỏi cấu trúc

đã có của khách thể).
Nhà tƣ tƣởng vĩ đại của Trung Quốc là Khổng Tử (551-479 TCN)
cho rằng, sự suy tàn của chế độ xã hội nhà Chu lúc đó biểu hiện ở sự vận
động của xã hội theo hƣớng suy vong. Bởi vậy, mơ ƣớc của ông về một xã
hội thực sự tốt đẹp – thái bình thịnh trị chỉ có thể quay lại thời kỳ Nghiêu –
Thuấn trƣớc kia. Trong quan niệm của Khổng Tử, sự suy vong đó đƣợc tập
trung chủ yếu ở lĩnh vực quan hệ đạo đức của xã hội. Và sự suy đồi ấy biểu
hiện qua các tệ nạn xã hội nhƣ “tiếm ngôi việt vị”. Hơn nữa, tình trạng rối
ren đang đẩy xã hội đƣơng thời đến sự suy vong còn bắt nguồn từ sự vơ vét
thậm tệ của kẻ trên đối với sức lực và tài sản của kẻ thứ dân. Cũng giống
nhƣ Khổng Tử, thời cổ đại ở Phƣơng Tây, các nhà tƣ tƣởng cổ đại Hy Lạp
nhƣ Hexiot, Heraclit đã đƣa ra lý thuyết về sự vận động của xã hội theo xu
hƣớng suy đồi về đạo đức: con ngƣời từ chỗ đối xử với nhau bằng các
chuẩn mực tốt đẹp dần dần con ngƣời trở thành kẻ thù của con ngƣời. Đó là
những lý thuyết về sự thối bộ xã hội.
Ở giai đoạn sau đó, hầu hết các nhà tƣ tƣởng, dù ít dù nhiều, đều có nêu
ra những quan điểm của mình về tiến bộ xã hội. Platon (427-347 TCN),
Aritxtot (384-322 TCN), Oguytxtanh (354-430 TCN)…đều đƣa ra quan điểm
cho rằng xã hội lồi ngƣời theo bản tính của nó, sẽ vận động theo chiều hƣớng
đi lên bằng bản chất “động vật chính trị”, song các ơng cũng cho rằng: sự vận


19

động của xã hội không phải là vô tận, mà là những đƣờng vịng có giới hạn, ở
đó chu kỳ lặp lại những giai đoạn đã trải qua. Còn Tomat Hơpxơ (1588-1679)
cho rằng, những xung đột lợi ích giữa ngƣời và ngƣời đã thúc đẩy con ngƣời
đi đến ký kết khế ước xã hội để thoát khỏi “trạng thái tự nhiên” và đƣa xã hội
tiến tới một xã hội dân chủ và cơng bằng hơn, cịn sức mạnh chỉ dùng để “bảo
vệ xã hội công dân”.

Những lý thuyết về tiến bộ xã hội thực sự xuất hiện cùng với sự trƣởng
thành của giai cấp tƣ sản. J.Vicô (1668-1744), Sáclơ Đờ Môngtextkiơ (16891775), C.Henvetiuyt (1715-1771), J.Rutxô (1712-1778), Đ. Điđrô (17131784), J.Côngđoocxê (1743-1794), đều đã đƣa ra những quan điểm của mình
về tiến bộ xã hội. Đặc biệt là G.Hêghen (1770-1831), ngƣời đã đƣa ra lý luận
đầy đủ về tiến bộ xã hội: tiến bộ xã hội chính là sự vận động tiến về phái
trƣớc của cái kém hoàn thiện đến cái hồn thiện hơn. Theo ơng, cái chƣa hồn
thiện mang trong mình mặt đối lập của nó là cái hồn thiện. Cái hồn thiện
tồn tại ngay trong tiềm năng, trong tính xu hƣớng của cái chƣa hoàn thiện.
G.Hêghen lại khẳng định rằng bản tính của con ngƣời vốn là bất bình đẳng.
Sự bất bình đẳng ấy chính là nguồn gốc của mọi sự bất cơng, từ đó đã dẫn đến
mâu thuẫn xung đột giữa các tầng lớp, đẳng cấp xã hội và những mâu thuẫn
xung đột này lại là những động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển.
Vừa đề cao vai trò của con ngƣời, vừa nhấn mạnh đến những quy luật
khách quan chi phối sự phát triển xã hội, Hêghen đã cho thấy tiến trình phát
triển của lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ quan trong
hoạt động của con ngƣời, là một quá trình phát triển vơ tận theo quy luật tất
yếu khách quan.
Đối với các học giả phƣơng Tây, đƣa ra hai loại quan điểm: Một là,
quan điểm phủ nhận hoàn toàn tiến bộ xã hội; Hai là, quan điểm lồng ghép
tiến bộ xã hội vào phạm trù phát triển bền vững, dùng khái niệm phát triển
bền vững thay thế khái niệm tiến bộ xã hội.


×