Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ
ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở huyện Mộc châu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây bắc với độ
cao trung bình khoảng 1000 m so với mặt nước biển, về hướng Đông nam của tỉnh
Sơn La, có diện tích tự nhiên là: 202.513 ha, nằm ở toạ độ địa lý: 2040’-2107’vĩ
độ Bắc, 10426’-1055’kinh độ Đông.
+ Phía Đông và Đông nam giáp Tỉnh Hoà Bình.
+ Phía Tây và Tây bắc giáp huyện Yên Châu.
+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào
+ Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên.
Huyện Mộc Châu từ xa xưa đã được coi là cửa ngõ đặc biệt quan trọng của tỉnh
Sơn La và của vùng Tây bắc, nằm trên trục giao thông quốc lộ 6 - huyết mạch của
vùng Tây Bắc là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc bộ -
Hà Nội - Lai Châu, huyện có trên 36 km đường biên giới với nước Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào, có cửa khẩu Quốc gia Pa Háng.
2.1.1.2. Địa hình
Mộc Châu mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây bắc, địa hình bị chia cắt
mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 -
1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng.
Được chia làm 3 tiểu vùng:
+ Vùng quốc lộ 6 và phụ cận: Có 17/29 xã, thị trấn, đây là vùng kinh tế chủ lực
phát triển kinh tế Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ và Du lịch.
+ Vùng Sông Đà: Có 7/29 xã, thị trấn là vùng khoanh nuôi bảo vệ rừng, phòng
hộ xung yếu vùng lòng hồ và ổn định tái định cư
+ Vùng cao biên giới: Có 5/29 xã, thị trấn là vùng ổn định định canh định cư,
trồng mới rừng, khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng, mở rộng diện tích vùng đệm
rừng đặc dụng Xuân Nha.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
a. Khí hậu:
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa
hè mát ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,5
0
C, lượng
mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Khí hậu
của huyện vùng cao nguyên rất phù hợp để phát triển cây trồng và con nuôi vùng ôn
đới như cây công nghiệp, cây ăn quả vùng ôn đới, chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là bò
sữa, bò thịt và phát triển du lịch nghỉ dưỡng; tuy nhiên trong những năm gần đây thời
tiết khí hậu có khắc nghiệt hơn như khô hanh, lốc và mưa đá xuất hiện nhiều lần
trong năm đã gây thiệt hại lớn về sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
b. Thuỷ văn:
Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên
địa bàn huyện có 7 dòng suối chính bao gồm: suối Quanh, suối Sập, suối Tân... Sông
suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ
điện vừa và nhỏ.
Nhìn chung, tài nguyên nước phân bố không đồng đều, do điều kiện miền núi
địa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nước phục vụ cho đời sống và phát
triển sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao. Nguồn nước ngầm ít nên chưa tận dụng
khai thác để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt được.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của huyện Mộc Châu rất đa dạng và phong phú, là vùng
đất có nhiều tiềm năng thế mạnh vẫn chưa được khơi dậy khai thác để phục vụ cho
phát triển kinh tế - xã hội.
a. Đất đai:
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 202.513 ha, gồm nhiều loại đất Feralit phát
triển trên các loại đá mẹ, do nguồn gốc hình thành được chia thành 4 nhóm đất chính:
Nhóm đất đỏ vàng: 53.545,0 ha chiếm 34,2%
Nhóm đất đen: 1.178,0 ha chiếm 0,75%
Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 851,0 ha chiếm 0,54%
Nhóm đất đỏ vàng trên núi: 100.969,0 ha chiếm 65,5%
Trên địa bàn huyện có 18 loại đất, hầu hết các loại đất đều có độ dày tầng đất
khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ
trung bình đến khá, ít chua...có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá
quy mô lớn, tập trung với cơ cấu đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoa màu và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trong đó: Đất nông nghiệp: 34.830,51
ha, chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên, bình quân đầu người là 0,25 ha (trong đó:
diện tích cho sản xuất lương thực là 0,09 ha), ruộng nước hiện có 2.103,54 ha; Đất
lâm nghiệp: 81.359,21 ha, chiếm 40,17%; đất chuyên dùng: 4.547,28 ha chiếm
2,25%; đất ở: 1.179,76 ha chiếm 0,58%; Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá:
80.596,24 ha, chiếm 39,8 % diện tích tự nhiên. Qua số liệu cho thấy phần diện tích
đất chưa sử dụng còn lớn. Song diện tích có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp
đều rất khó khăn như phân bố ở những địa bàn không thuận lợi đường giao thông,
thiếu nguồn nước chỉ thích hợp với các cây lâu năm, hoặc chỉ có thể khai thác theo
phương thức nông - lâm kết hợp. Đây là điều kiện để huyện Mộc Châu có thể khai
thác, mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp trong thời gian tới, tăng hiệu quả sử
dụng đất cả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
b. Tài nguyên rừng:
Mộc Châu có diện tích đất lâm nghiệp lớn cho nên công tác bảo vệ và phát triển
vốn rừng được đẩy mạnh. Tổng diện tích trồng rừng năm 2000 là 1000 ha, diện tích
khoanh nuôi bảo vệ là 98.520 ha; đến năm 2008, tổng diện tích trồng rừng tăng lên
gần 2000 ha, diện tích khoanh nuôi bảo vệ tăng lên 150.360 ha. Đất đai phù hợp với
nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng
kinh tế hàng hoá có giá trị kinh tế cao, huyện Mộc Châu có khu rừng đặc dụng Xuân
Nha với diện tích trên 12.313,6 ha có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm cần được
bảo vệ và đã được lập dự án bảo tồn giống gen. Tài nguyên rừng Mộc Châu khá
phong phú có nhiều hang động, thực vật quý hiếm, có khoảng 456 loại thực vật thuộc
4 ngành và có 49 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài chim, thú
quý hiếm. Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 42%, năm 2009 là 47,5%.
c. Tài nguyên khoáng sản:
Mộc Châu có một số loại khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ cụ thể:
+ Than: Có mỏ than Suối Bàng với trữ lượng 2,4 triệu tấn và Than bùn ở xã Tân
Lập có thể khai thác để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Bột Tan: Tập trung ở Tà Phù xã Liên Hoà, với trữ lượng khoảng 2,3 triệu tấn,
có thể khai thác để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Đất sét: Có trữ lượng tương đối lớn đang được khai thác phục vụ phát triển
sản xuất gạch phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong huyện và ngoài huyện.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số và nguồn lao động
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cùng với yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
huyện, Mộc Châu còn có nguồn lao động dồi dào quyết định đến sự phát triển kinh tế
- xã hội. Huyện Mộc Châu năm 2008 có 150.449 nhân khẩu gồm 9 dân tộc chủ yếu
sống quần cư theo bản, tiểu khu ở 27 xã, 2 thị trấn, gồm: Dân tộc kinh chiếm 29,4%,
Thái 33,2%, Mường 15,8%, Mông 14,6, Dao 6,2%, Sinh Mun 0,4%, Khơ Mú 0,3%…
Biểu 2.1: Dân số và nguồn lao động huyện Mộc Châu giai đoạn (2001- 2009)
Năm
Dân số toàn huyện (người) Lao động (người)
Tỷ lệ tăng
dân số (%)
Tổng số
Thành
thị
Nông thôn Tổng số LĐ NN
2001 132.173 31.264 99.212 66.027 56.263 1,31
2002 133.589 32.408 101.181 65.437 55.649 1,07
2003 136.158 32.672 103.486 68.219 58.307 1.92
2004 139.405 33.049 106.356 71.812 59.198 2.38
2005 142.483 33.513 108.970 74.148 60.532 2.21
2006 146.021 34.640 111.381 76.927 67.936 2.48
2007 148.805 34.766 114.039 80.478 69.465 1.91
2008 150.449 34.620 115.829 83.965 69.236 1.10
2009 152.116 35.364 116.752 85.268 69.935 1.11
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc châu các năm 2003, 2005, 2007, 2009
Năm 2009 dân số toàn huyện Mộc Châu có: 152.116 người trong đó: nữ 91.178
người, chiếm 59,94 %. Dân số khu vực thành thị: 35.364 người chiếm 23%; Dân số
khu vực nông thôn: 116.752 người chiếm 77% tổng dân số toàn huyện. Lao động
trong độ tuổi có: 85.268 người chiếm 56% so với dân số, trong đó: nam 50.041
người, nữ 35.227 người; lao động nông, lâm nghiệp 69.935 người chiếm 82% tổng số
lao động toàn huyện.
Phần lớn dân số trong huyện sống ở nông thôn với nghề nông là chủ yếu, trình
độ dân trí trong những năm qua đã từng bước được nâng lên.
Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2008, lao động có trình độ cao đẳng trở
lên là: 2.038 người, trong đó: trên đại học 27 người; có trình độ phổ thông trung học
là 19.623 người, hàng vạn lượt người lao động đã được chuyển giao kỹ thuật sản
xuất; số lao động có tri thức của huyện ngày càng được phát triển đã và đang tiếp cận
với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.1.2.2. Đặc điểm văn hoá
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mộc Châu là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử, có nhiều di
tích lịch sử gắn với truyền thống kiên cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc như:
Căn cứ cách mạng Mộc Hạ, bia Lê Lợi, đồn Mộc Lỵ.... Trên địa bàn Huyện có nhiều
dân tộc cùng sinh sống như: Thái, Kinh, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, Sinh Mun...,
mỗi dân tộc có bản sắc đặc trưng và ngành nghề truyền thống riêng biệt, tiêu biểu
như dệt thổ cẩm với các loại hình văn hoa độc đáo; làm chăn, đệm; nghề rèn, đúc,...
Các dân tộc anh em có truyền thống đoàn kết gắn bó trong đấu tranh, sản xuất và giao
lưu văn hoá, hình thành và phát triển nền văn hoá cộng đồng.
2.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản những năm gần đây tăng nhanh và tập trung chủ
yếu cho các công trình trọng điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển giao
thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, các công trình văn hoá xã hội như trường
học, trạm xá…
a. Mạng lưới giao thông, vận tải không ngừng phát triển với tổng chiều dài
1.926 km, trong những năm qua đã mở mới được 185 km đường giao thông nông
thôn liên xã, liên bản. Nâng cấp và sửa chữa được trên 350 km đường đô thị và quốc
lộ, góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm
nghèo của huyện. Đến nay các xã đã cơ bản có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng
vẫn còn 11/29 xã đường giao thông chỉ đi được mùa khô, mùa mưa đi lại rất khó
khăn.
Cùng với hệ thống đường bộ, những năm gần đây đã có thêm mạng lưới giao
thông đường thuỷ ở vùng lòng hồ Sông Đà rất thuận tiện cho việc vận tải thuỷ, trong
tương lai đây là tuyến vận tải đường thuỷ phục vụ xây dựng thuỷ điện Sơn La qua địa
phận Mộc Châu, hiện nay khai thác vận tải thuỷ chủ yếu là các bến đò ngang và bè
mảng, hiệu quả thấp, có 1 cảng sông là cảng Vạn Yên tiếp giáp với huyện Phù Yên
đã xây dựng nhưng chưa có hệ thống kho tàng thiết bị bốc xếp hàng hoá.
b. Hệ thống bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình ngày càng được hiện
đại hoá đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay huyện có 1
trung tâm Bưu điện và 2 cơ sở bưu điện tại thị trấn Nông trường Mộc Châu và xã
Chiềng Sơn. Hệ thống bưu điện đã được hiện đại hoá kỹ thuật tiên tiến, mạng lưới
viễn thông dây trần đã được vi ba hoá. Trong 5 năm qua đã có 2.284 máy điện thoại
cố định, số máy điện thoại thuê bao bình quân 200 máy/1000 dân, phục vụ thuận lợi
cho nhu cầu thông tin liên lạc. Đến nay 100% số xã, thị trấn có điện thoại; tuy nhiên,
chất lượng máy điện thoại ở các xã còn rất thấp, có 6 trạm thu phát lại truyền hình.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5
5