Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tai lieu Day lich su Dia phuong Bac Lieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.16 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÀI LIỆU GIẢNG DẠY</b>



<b>LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG BẠC LIÊU</b>



<b> Đặng Thế Vĩnh</b>


<b> THCS Vĩnh Hậu – Hòa Bình – Bạc Liêu</b>


Cuối Thế kỷ XVII Bac Liêu là nơi hội tụ của người dân tứ xứ, họ khẩn hoang đất đai
và bảo vệ biên cương tổ quốc. Trước khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, vùng đất Bạc
liêu thuộc Dinh Long Hồ. Sau khi thực dân Pháp chiếm xong các tỉnh miền Tây Nam Bộ
chúng nhập vùng đất Cà Mau vào vùng Rạch Giá , Vùng Đất Bạc liêu vào tỉnh Sóc Trăng.


Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1900 theo Nghị định ngày 20
tháng 12 năm 1899 của Tồn quyền Đơng Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh,
gồm 7 tổng: Long Thủy, Quảng Xuyên, Quảng Long, Quảng An, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng,
Long Thới. Trước kia Bạc Liêu tách từ tỉnh Hà Tiên ra. Địa bàn tỉnh Bạc Liêu khi đó bao
gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay.


Tên gọi Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Khmer Po Loenh, nghĩa là cây đa cao. Xưa, nơi
đây thuộc huyện Trần Di, trấn Hà Tiên, do Mạc Thiên Tích lập từ năm Ất Mão 1735. Thời
Tự Đức, vùng này thuộc phủ Ba Xuyên, rồi tách ra lập thành huyện Phong Thạnh trực thuộc
phủ.


Năm 1904, Bạc Liêu có 3 quận: Vĩnh Lợi, Cà Mau và Vĩnh Châu. Năm 1914, lập
thêm quận Giá Rai. Năm 1947, quận Phước Long được nhập từ tỉnh Rạch Giá, còn quận Cà
Mau được tách ra thành 1 tỉnh riêng gọi là An Xuyên


Ngày 22/10/1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã nhập tỉnh Bạc Liêu với tỉnh
Sóc Trăng thành tỉnh Ba Xuyên. Tỉnh Bạc Liêu được tái lập theo Sắc lệnh 245-NV ngày
8/9/1964, gồm 4 quận: Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu, với 5 tổng, 17 xã. Dân


số năm 1965 là 76.630 người.


Trong thời kỳ nay để tiện cho việc chỉ đạo kháng chiến chính quyền Cách mạng cũng
chia hai tỉnh Bạc liêu – Cà Mau theo phân định địa lý của địch.


Sau 30-04 -1975, ngày Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, thống nhất đất
nước-Năm 1978 tỉnh Minh Hải được thành lập trên cơ sở địa lý hành chính của tỉnh Bạc Liêu –
Cà Mau. Vị trí của tỉnh nằm ở cực Nam của Tổ quốc, có ranh giới chung với các tỉnh: Kiên
Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng. Tỉnh gồm có 9 huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, U Minh,
Thới Bình, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển,Trần Văn Thời, hai thị xã: Cà Mau và Bạc Liêu.
Các cơ quan của tỉnh đặt tại thị xã Cà Mau.


Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Minh Hải được chia thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà
Mau. Hai tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

. Bạc liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau miền đất cực nam của Tổ quốc . Tỉnh có
vị trí ranh giới như sau:


Vị trí : Kinh độ Đơng:1050<sub>14</sub>’<sub>15” đến 105</sub>0<sub>51</sub>’<sub>45</sub>” <sub> . Vị độBắc: 9</sub>0<sub>32</sub>’<sub> đến 9</sub>0<sub>38</sub>’<sub>9</sub>”


Ranh giới : Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Phía
Tây Bắc Giáp Kiên Giang, Tây và Tây Nam giáp Cà Mau, Đông và Đơng Nam giáp biển có
56 km bờ biển. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Bạc Liêu. Cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km, cách
Cần Thơ 110 km về phía Bắc,cách thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam.


Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.520,6 km² và dân số năm điều tra dân số ngày
01/04/2009 là 856.250 người với mật độ dân số 339 người/km². Nếu so với 63 tỉnh, thành
phố thì Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số.


Trên địa bàn Bạc Liêu có 20 dân tộc, nhưng chủ yếu là người Kinh, tiếp đến là người


Khmer và người Hoa. Theo tài liệu tổng điều tra dân số (1999) thì trong tổng số dân trên địa
bàn Bạc Liêu, người Kinh chiếm gần 90,0%; người Khmer chiếm 7,9%; người Hoa chiếm
3,1%; các dân tộc còn lại, mỗi dân tộc chỉ có dưới 100 người, thậm chí chỉ có trên dưới một
chục người.


Hiện nay Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện và 1 thị xã .( với 52 xã phường
và thị trấn) là: Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Đơng Hải, Hịa Bình ( huyện
Hịa Bình được thành lập tháng 7 năm 2005) và thị xã Bạc Liêu.


<b>Văn hóa,xã hội:</b> Là địa bàn cư trú của 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơme nên trong sản


xuất cũng nhu sinh hoạt có sự giao thoa giữa 3 nền văn hóa, trong đó văn hóa kinh là chủ
yếu, tạo nên nết đặc sắc riêng của Bạc Liêu. Vùng dất cũng có nhiều lễ hội dân gian của 3
dân tộc được coi là chung của cộng đồng. Ngoài các Tết Nguyên đán thanh minh ( cúng Mà ,
tảo mộ ơng ,bà) cịn có Tết của người dân tộc Khơme : Chơl Chsnam Thơmay, Đơn Ta, Ĩc
om bóc…


Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc Liêu",
bởi người dân xứ này có tư duy khống đạt, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và qua sinh
hoạt văn hoá cộng đồng. Do cởi mở và có phần sành điệu nên đất Bạc Liêu không chỉ giữ
được đôi chân phiêu lãng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tác giả bài Dạ cổ hồi lang bất hủ,
mà cịn có sức hút mạnh mẽ đối với tầng lớp đại điền chủ Nam Kỳ lục tỉnh vào những năm
cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, buộc họ phải đến đây xả túi xây cất dinh thự. Bởi thế, nhiều
người tới thị xã Bạc Liêu ngày nay đã khơng khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy tại nơi đất chua
phèn ngập mặn tận cùng của đất nước lại có những dãy nhà Tây sang trọng và đường bệ,
khác hẳn những biệt thự Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt. Đáng chú ý là những vật liệu chủ
yếu trang trí nội thất các biệt thự này như cửa và chấn song cửa, gạch và đá cẩm thạch ốp
tường hoặc lát nền đều được các đại điền chủ bỏ công tốn của sang tận Paris mua về.





</div>

<!--links-->
skkn giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường pt dtnt tây nguyên
  • 27
  • 1
  • 3
  • ×