Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sang kien Cong Tac Doi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.21 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN I. MỞ ĐẦU.</b>



<b>1.</b>


<b> LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.</b>


Đội thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là
giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, ở lứa tuổi này, người ta nói “ <i><b>Ngả</b></i>
<i><b>đường dẫn tới tài năng , nhưng cũng là ngả đường dẫn tới tội lỗi”</b></i> Đứng trước
mặt các em bây giờ là hai ngả đường khác nhau: một là có thể hư hỏng nếu các em
không được quan tâm, giáo dục đến nơi, đến chốn; hai là thế giới mới sẽ được mở
rộng trước các em nếu được nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm giáo dục đúng
đắn.


Chính vì vậy, nhà trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng
cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển . Đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo
dục học sinh TH nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ,
năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất
nước , yêu CNXH .


Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho HS trong một môi trường
đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong
nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo.Trong số các lực lượng giáo dục
cần đặc biệt chú ý đến tổ chức Đội TNTPHCM vì nó có vị trí rất quan trọng, Đội là
thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung,
mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là thể
hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức . Nhiều
năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế hệ thiếu nhi
tham gia và đã trở thành trùn thớng của Đợi như : Phong trào “<i><b>Nghìn việc tốt”</b></i>
,Công tác Trần Quốc Toản, phong trào “Kế hoạch nho”; “ Tay trong tay”... Hoạt


động đội còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lý
giáo dục của Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhi; tăng cường hướng dẫn cho các em thực hiện tốt cuộc vận động “ Thiếu nhi Việt
<i><b>Nam thi đua thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy” gắn với việc triểu khai phong trào</b></i>
thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo chủ đề năm học.


“ Làm theo lời Bác dạy
<i><b>Tiếp hào khí thăng Long</b></i>


<i><b>Thi đua nghìn việc tốt</b></i>
<i><b>Vững bước vào tương lai”.</b></i>


Được cụ thể hóa thành 5 chương trình hoạt động trọng tâm trong năm học,
nhằm xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, phát huy tính tích cực chủ động
của thiếu nhi trong mọi hoạt động. Định hướng cho thiếu nhi trong xây dựng hoài
bão, ước mơ và cổ vũ, hỗ trợ tạo niềm tin, đồng hành cùng thiếu nhi trên con đường
phát triển hình thành nhân cách, làm chủ tương lai, xây dựng đất nước xã hội chủ
nghĩa. Nhất là hai câu cuối của chủ đề năm học “ Thi đua nghìn việc tốt, vững bước
<i><b>vào tương lai” đã cho thấy vị trí, vai trò của phong trào “ Nghìn việc tốt” trong các </b></i>
hoạt động Đội, trong công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hiện nay trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa -hiện đại hóa của đất
nước thì phong trào “ Nghìn việc tốt” cũng bước sang giai đoạn mới với những tiêu
chí, nội dung bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, của tổ chức Đội.
Mỗi một đội viên khi thực hiện những việc tốt nhỏ bé là góp phần hình thành cho các
em lòng yêu quê hương, đất nước, con người; biết yêu thương, chia sẻ với đồng bào,
đặc biệt là bạn bè mình những khó khăn trong cuộc sống; biết vươn lên trong học
tập, lao động; cùng nhau xây dựng một môi trường sống thân thiện.



Tuy nhiên việc hình thành ý thức “việc tốt” trở thành một nét đẹp ở mọi nơi,
mọi lúc hiện nay chưa thực sự rộng rãi, do các em học sinh có nhiều hoàn cảnh gia
đình éo le như hộ nghèo, con mồ côi hoặc gia đình có người thân mắc phải các tệ
nạn xã hội nên sự quan tâm đến các em còn thiếu sót, các em con mắc phải những lỗi
như: còn nói tục, chưa chào hỏi lễ phép với người lớn, bắt nạt bạn nhỏ…


Xuất phát từ những lý do trên tôi thấy việc thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thực
hiện phong trào “ nghìn việc tốt” đóng một vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách cho các em sau này.Qua thực tiễn thực hiện thí điểm tại đơn vị
tôi đã có kết quả đạt được là sự tiến bộ vượt bậc, nhiều em ngoan, học giỏi, biết lễ
phép với thầy cô, cha mẹ, biết giúp đỡ các em nhỏ, không nói tục, chửi bậy…
Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa những vấn đề này vào sang kiến kinh nghiệm để
anh chị em đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôi làm tốt hơn công việc này.


<b>2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.</b>


Tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện phong trào
“ Nghìn việc tốt” tại trường học.


Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp đưa ra nhằm đẩy mạnh, nâng cao
hiệu quả thực hiện phong trào.


<b>3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.</b>


- Nghiên cứu cở sở lý luận, cơ sở thực tiễn của phong trào “ Nghìn việc tốt” đới
với học sinh hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Tiến hành thực nghiệm các nội dung giải pháp đưa ra, kiểm tra hiệu quả, tác
dụng đem lại cảu sang kiến.



- Phân tích kết quả đạt được, so sánh, tổng hợp, rút kinh nghiệm.
<b>4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.</b>


<b>4.1. Đối tượng:</b>


- 511 học sinh liên đội tiểu học Tân Lập với việc thực hiện phong trào “<i><b>Nghìn</b></i>
<i><b>việc tốt”</b></i>


<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu:</b>
- Liên đội tiểu học Tân Lập.
<b>5.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.</b>


- Thời gian nghiên cứu : từ 5/9/2009 đến 10/2/2010.
<b>6..PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.</b>


Để thực hiện thành công nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả
ta nên sử dụng các phương pháp:


6.1. Phương pháp nghiên cứu.


-Nghiên cứu các cơ sở lý luận về tâm lý học, giáo dục học, về tác dụng, ý nghĩa
của các hoạt động thực tiễn đới với học sinh.


6.2. Phương pháp điều tra:


Điều tra, tổng hợp, phân tích các nội dung yêu cầu, kế hoạch đề ra, kết qảu đạt
dược.


6.3. Phương pháp so sánh:



So sánh kết quả đạt được sau khi thực hiện thực nghiệm các biện pháp với thời
gian trước thực nghiệm.


6.4. Phương pháp thuyết phục:


Là phương pháp phân tích, giảng giải, chứng minh cho các em tự nhận ra hành vi
tốt, người tốt để noi theo, cũng như người xấu, hành vi xấu để tránh hoặc góp ý để
họ sửa chữa. Qua đó góp phần làm cho cuộc sống cộng đồng tốt đẹp hơn.


6.5. Phương pháp giao nhiệm vụ cho đội viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Giáo dục lòng tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự quản.
6.6. Phương pháp tổ chức các hoạt động tập thể mang tính xã hội hữu ích.
Là phương pháp của Đội tạo ra những điều kiện, khả năng tốt nhất cho các em
hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, bước đầu tiếp cận với xã hội đang đổi mới, giúp
cho các em hiểu biết thêm về con người, về đất nước.


Thông qua các hoạt động tập thể mang tính xã hội các em hiểu được những giá trị
tuy nhỏ bé, do các em đóng góp cho xã hội,cho đất nước, cho cộng đồng, làm tăng
thêm tình cảm yêu quê hương, đất nước, con người. Tự hào với nhừng đóng góp của
mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


6.7. Phương pháp thi đua.


Là cách tổ chức động viên để mỗi đội viên, tập thể đội luôn không ngừng phấu
đấu vươn lên đạt những thàh tích cao hơn nữa theo những tiêu chuẩn mà các em đã
đề ra.


Là đòn bẩy kích, gây hứng thú để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ với chất lượng
cao nhất.



6.8. Phương pháp khen thưởng và khiển trách.


Là phương pháp điều chỉnh mâu thuẫn giữa “ ước vọng” ( những cái muốn làm)
và “ hiện thực” ( những cái đã làm được), uốn nắn những hành vi chưa tốt, phát huy
những ưu điểm đa thực hiện tốt.


8. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>PHẦN II</b>


<b> NỘI DUNG </b>



<b>I. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHONG TRÀO “ NGHÌN VIỆC TỐT” .</b>


Qua nghiên cứu thực tiến và nghiên cứu các tài liệu văn bản chúng ta có thể
căn cứ vào các cơ sở sau:


Ngày 24-3-1963, Liên đội Thiếu niên Tiền Phong (TNTP) xã Tam Sơn, huyện
Từ Sơn, đã phát động phong trào “Thi đua làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác
<i><b>dạy, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ”, được gọi tắt là phong trào “Nghìn</b></i>
<i><b>việc tốt”.</b></i>


47 năm qua, phong trào “Nghìn việc tốt” đã trở thành đợng lực để thiếu nhi cả nước
phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện, trở thành công dân có phẩm chất đạo đức, trí tuệ tài
năng cớng hiến cho đất nước.


Phong trào “Nghìn việc tốt” ra đời ở Tam Sơn đã được Bác Hồ quan tâm khen ngợi,
được thiếu nhi cả nước hưởng ứng tích cực. Trong những năm tháng chiến tranh, Tổ
chức Đội còn phát động nhiều phong trào mang ý nghĩa thiết thực như “Em nguyện
<i><b>làm chiến sỹ nho chống Mỹ”, “Lớp học nghìn việc tốt”, “áo lụa tặng bà”, rời góp</b></i>
giẻ lau súng, lấy lá ngụy trang cho các chú bộ đội... Tổ quốc thống nhất, từ những


phong trào “Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó”, “ủng hộ đồng bào bão lụt”, “Đền ơn
<i><b>đáp nghĩa”, “Vệ sinh môi trường”... đã nở rộ những “Bơng hoa nghìn việc tốt”.</b></i>
Trong diễn ca “Lịch sử đội TNTP” viết trong thời kỳ ấy, nhạc sỹ Phong Nhã đã ca
ngợi:


“<i>Hoa nghìn việc tốt nở hồng</i>


<i>Vườn Tam Sơn nở thành rừng hoa tươi</i>
<i>Yêu hoa lòng Bác thêm vui</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn chăm lo đến các cháu thiếu nhi, Bác phấn khởi
trước những việc làm của các cháu. Người đã gửi phần thưởng cho 15 gương mặt
tiêu biểu cho thiếu nhi Tam Sơn hăng hái tham gia làm nghìn việc tốt. Mùng 1 Tết
Đinh Mùi (9-2-1967), khi về thăm Tam Sơn, Bác đã dành nhiều thời gian trò chuyện,
thăm hỏi động viên đối với các cháu thiếu nhi. Bác khen: “Các cháu đã làm nghìn
<i><b>việc tốt, thế là tốt. Các cháu cần giúp đỡ nhau để làm nghìn việc tốt chống Mỹ</b></i>
<i><b>cứu nước và xây dựng CNXH...”.</b></i>


- Nhân lễ kỷ niệm 45 năm phong trào Nghìn việc tốt, Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết gửi thư cho thiếu nhi cả nước, trong đó, Chủ tịch nước tin tưởng phong
trào “Nghìn việc tốt” sẽ được đẩy mạnh bằng nhiều cách làm, nhiều hình thức mới
sinh động, sôi nổi và trở thành nét đẹp hằng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi, với mỗi thiếu
nhi và với toàn thể trẻ em Việt Nam.


Trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
viết: “Bác rất vui được biết, kỷ niệm 45 năm
phong trào “Nghìn việc tốt”, Trung ương Đoàn,
Hội đồng Đội Trung ương có chủ trương tiếp tục
phát động thiếu nhi cả nước thi đua đẩy mạnh
việc thực hiện, nhằm làm cho phong trào phát


triển sâu rộng, hiệu quả và thiết thực hơn nữa.
Bác tin các cháu sẽ nhiệt tình hưởng ứng, phong
trào “Nghìn việc tốt” sẽ được đẩy mạnh bằng nhiều cách làm, nhiều hình thức mới
sinh động, sôi nổi và trở thành nét đẹp hằng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi, với mỗi cháu
thiếu nhi và với toàn thể trẻ em Việt Nam. Kết quả của “Nghìn việc tốt” sẽ bở sung
thiết thực vào kết quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
<i><b>Chí Minh”, là cách để các cháu góp phần mình đưa đất nước sánh vai cùng các</b></i>
cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ḿn.


Chúc phong trào “Nghìn việc tốt” thu được nhiều kết quả tích cực. Chúc tất cả các
cháu thiếu nhi toàn quốc đều phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt,
cháu ngoan Bác Hồ”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Về cơ sở tâm lý học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá
trình tâm lý và các phẩm chất tâm lý được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau
đang được phát triển. Ví dụ: vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội v.v… Mỗi
dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của
các em. Những quan sát hàng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không
giống người lớn.Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ trẻ chưa làm được những gì,
chưa nắm được những gì?… mà vấn đề cơ bản là ở chỗ, phải hiểu được đứa trẻ hiện
có những gì, có thể làm được những gì, nó sẽ thay đổi như thế nào trong quá trình
tham gia các hoạt động theo lứa tuổi…


- Cơ sở giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các
em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng như
các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là Đội viên TNTP
Hồ Chí Minh, vừa là thành viên của Đội ngũ phụ trách sao, vừa là cây văn nghệ của
nhà trường… Khi học sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng…
Các em quen dần với việc tôn trọng ý kiến tập thể, công việc mình làm, những ý
kiến, việc làm đó đều được tập thể kiểm tra và đánh giá.



- Theo Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em:


Theo Chương II trong luật về quyền trẻ em được nêu rõ:"… trẻ em có quyền được
chăm sóc nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức… trẻ em có quyền chung
sống với cha mẹ, trẻ em được tôn trọng, được bảo vệ sức khoẻ, quyền học tập vui
chơi, quyền có tài sản v.v…”


+ Về bổn phận: Các em phải biết kính trọng ông bà, cha mẹ, người lớn, trẻ
nhỏ, bạn bè, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tôn trọng pháp luật, thực hiện 5
điều Bác Hồ dạy.


- Lý luận về xây dựng Đội:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường như giáo dục thông qua hệ
thống nhà trường hoặc bằng giáo dục gia đình, và của xã hội. Đối với Đội TNTP
phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện
của Đội viên. Chính vì vậy công tác nhi đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự
nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước.


“ Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có
<i><b>sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, đó chính là nhờ công</b></i>
<i><b>học tập của các em” ( </b>Hồ CHí Minh</i>), "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau
<i><b>chúng sẽ là cơng dân, cán bộ…"</b>( Hồ Chí Minh)</i>


Từ những lý luận trên cho thấy phong trào “ Nghìn việc tốt” là mợt phong trào
lớn, có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống không trong kháng chiến, mà còn trong
công cuộc xây dựng VNXH hình thành, phát triển nhân cách học sinh, thông qua các
hoạt động của phong trào phù hợp với lứa tuổi của học sinh, các em được phát triển
toàn diện, được giao lưu, học tập, được vui chơi, hoạt động giúp cho các em biết yêu


thương bạn bè, gia đình, yêu thương mọi người, biết làm việc với tinh thần tập thể,
giữ gìn vệ sinh, biết giúp đỡ người gặp khó khăn, vươn lên trong học tập….


<b>II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.</b>



<b>1.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN LẬP</b>
<b>1.1. Thuận lợi:</b>


Trường tiểu học Tân Lập nằm ở phía nam gần trung tâm thành phố. Trường
được thành lập từ năm 1988 và được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 năm
2005. Trường có truyền thống đoàn kết, tổ chức tốt các hoạt động phong trào ,bên
cạnh đó trường được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh,sự tin cậy và tạo điều kiện
thuận lợi của các cấp lãnh đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

phép với thầy cô, đạt nhiều kết quả cao trong học tập cũng như trong các hội thi do
các cấp tổ chức.


Liên đội tiểu học A là một liên đội mạnh xuất xắc cấp thành phố nhiều năm
liền, liên đội luôn được sự chỉ đạo, tạo điều kiện, giúp đỡ của chi bộ Đảng, Ban
giám hiệu, Công Đoàn, đoàn thanh niên, hội đồng sư phạm trong nhà trường.


Đội viên, nhi đồng cùng với phụ huynh luôn quan tâm động viên, hỗ trợ về mọi mặt
nhiệt tình tham gia hoạt động công tác đội, các phong trào cũng như các cuộc vận
động của nhà trường, liên đợi.


<b>1.2. Khó khăn.</b>


Địa bàn địa phương khá rợng, mật đợ dân số đông, ốc nhiều thành phấn: làm
nông nghiệp, buôn bán, lao động tự do Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn. Trình độ văn hóa chưa đồng đều, một số gia đình chưa có điều kiện đầy đủ


mọi nhu cầu vật chất cho con em mình. Trường đóng gần một số trường đại học,
trung học chuyên nghiệp, có nhiều thanh thiếu niên ở tuổi thành niên có những ảnh
hưởng nhất định đối với lứa tuổi đội viên thiếu niên, nhi đồng .


Đặc điểm của liên đội :


Tổng số học sinh : 511 Nam : 283 Nữ: 228


Tổng số lớp: 16 Chi đội: 6 Lớp nhi đồng : 10
Tổng số đội viên: 134 Nam : 54 Nữ : 80


Con thương binh : 2 Khuyết tật : 2 HS Nghèo,HCKK: 53


Các hoạt động, phong trào lớn chưa được tổ chức công phu. Đội ngũ giáo
viên nhà trường phần đông đã trên 40 tuổi, sự nhiệt tình tham gia các phong trào
phần nào đã giảm cho nên việc thúc đẩy các hoạt động phong trào mang tính máy
móc.


<b>2.</b>


<b> THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHONG TRÀO “NGHÌN </b>
<b>VIỆC TỐT” TẠI LIÊN ĐỘI.</b>


Việc thực hiện phong trào “nghìn việc tốt” tại liên đội đã được triển khai trong
giờ sinh hoạt tập thể tuy nhiên vẫn còn mang tính dập khuôn máy móc theo văn bản,
chưa có tính sáng tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Vẫn còn học sinh đi học muộn, vứt giấy rác ra nơi công cộng, chạy qua đường
quốc lộ khi không có người lớn; xóa chữ viết trên bảng tin của liên đội, trêu chọc
các em nhỏ tuổi hơn.



Tinh thần thi đua học tập chưa thực sự sôi nổi, vẫn còn những học sinh trung
bình yếu về học tập.


Có những học sinh khi về nhà vẫn phải để bố mẹ bón cơm, việc vệ sinh cá
nhân, sắp xếp đồ dùng học tập của mình người lớn phải làm giúp……


Ngoài gia đình, trường học của mình các em chưa được đi thực tế tại những
địa phương còn nhiều khó khăn. Gặp, thăm gia đình của những bạn học sinh
nghèo, hoàn cảnh khó khăn để thấy được ý nghĩa của phong trào “ Nghìn việc
<i><b>tốt”.</b></i>


<b>3.</b>


<b> NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ .</b>


Những thực trạng còn tồn tại trong việc thực hiện phong trào “ nghìn việc tốt”
bao gờm rất nhiều ngun nhân tạo nên, nhưng chủ yếu do hai nguyên nhân chính
sau:


1. <b>Nguyên nhân khách quan.</b>
* Xuất phát từ gia đình:


Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường giáo dục,môi trường sống có ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của các em, nhất là các em trong độ tuổi
tiểu học độ tuổi nền tảng cho việc hình thành nhân cách của các em. Gia đình có thể
ảnh hưởng làm cho các em tiến bộ, gương mẫu, chuẩn mực nhưng mặt khác gia đình
cũng có thể ảnh hưởng làm cho các em hư hỏng, không vâng lời cha mẹ, không lễ
phép với thầy cô, ham chơi lêu lổng lơ là học tập, trộm cắp, chưa ý thức được việc
giúp đỡ gia đình, bố mẹ những công việc nhỏ…..



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

gia đình…, hoặc là thiếu phương pháp giáo dục con, không phân tích việc làm tốt
cho con mà bao che, dung túng các sai phạm của con em mình làm cho các em có
những hành động, suy nghĩ lệch lạc trong các vấn đề


Có những gia đình các bậc cha mẹ chỉ lo chạy theo các mục đích kinh tế, đặt
nặng vấn đề thành tích học tập, coi nhẹ việc tham gia các phong trào việc tốt, giúp
đỡ mọi người của các em, cấm đoán các em tham gia. Họ nghĩ rằng việc các phong
trào hoạt động chỉ là phù phiếm, mất thời gian mà không biết rằng khi các em hiếu
và thực hiện tốt các nội dung của phong trào “nghìn việc tốt” sẽ giúp các em tiến bộ
rất nhiều trong học tập, trong cuộc sống. Ví dụ như khi tự làm được các công việc
cho bản thân mình các em có ý thức ngăn nắp,kỷ luật; khi giúp bạn có hoàn cảnh khó
khăn các em thêm yêu thương bạn bè, đồng cảm với các bạn có hoàn cảnh éo le, yêu
quý giá trị cuộc sống không hoang phí bừa bãi, khi tham gia thi đua giành nhiều
điểm tốt các em tự vươn lên trong học tập mà không chịu gánh nặng “ nhồi, nhét”
của gia đình để nhận thức kiến thức sâu hơn……


* Xuất phát từ nhà trường


- Liên đội trong nhà trường đã có những chương trình, kế hoạch hoạt động
nhưng còn chưa đa dạng phong phú các hình thức, nội dung của phong trào “ nghìn
<i><b>việc tốt”.Các em chưa hiểu sâu hết ý nghĩa, nội dung của các hoạt động. Các hoạt</b></i>
động chưa được đẩy mạnh để thu hút đông đảo thiếu niên, nhi đồng trong liên đội
tham gia tích cực vào thực hiện “ Nghìn việc tốt”.


- Giáo viên tổng phu trách còn trẻ, mới tham gia công tác chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc tổ chức các hoạt động lớn.


- Một số giáo viên đã đứng tuổi nên việc tích cực thúc đẩy các em tham gia
phong trào việc tốt còn hạn chế, giáo viên còn máy móc thực hiện văn bản, chạy theo


thành tích học tập, sợ các em tham gia phong trào nhiều gây ảnh hưởng đến học tập
hoặc làm theo kế hoạch nhưng mang tính hình thức mà chưa có hiệu quả cao.


- Do các em ở độ tuổi tiểu học còn nhỏ nên việc đi thực tế đến những địa
phương , gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ còn nhiều hạn
chế nên các em chưa hiểu sâu được ý nghĩa các nội dung của phong trào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Cơ chế thị trường phát triển, hoàn cảnh gia đình có nhiều éo le, thành viên
trong gia đình xa ngã vào các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng tới các em trong các hoạt
động như true chọc bạn nhỏ, nói tục, chưa lễ phép với người lớn…


Sự kết hợp giữa các nghành, các cấp, các tổ chức quần chúng trong xã hội còn
nhiều thiếu sót trong việc tuyên truyền giáo dục con em mình thực hiện những việc
tốt ngay tại địa phương, môi trường xung quanh gia đình.


<b>2. Nguyên nhân chủ quan.</b>


Cùng với những nguyên nhân khách quan tác động không nhỏ đến việc hình
thành, phát triển nhân cách học sinh thông qua hoạt động phong trào thì nguyên nhân
chính nằm ở bản thân các em thiếu niên, nhi đồng.


Về cơ bản các em thiếu niên,nhi đồng đến trường để học tập , bổ sung kiến
thức và bên cạnh đó các em được trau dồi thêm kĩ năng sống, hình thành nhân cách
khi tham gia các hoạt động phong trào, họat động xã hội do liên đội tổ chức. Tuy
nhiên không phải em nào khi đến trường cũng tích cực hăng hái tham gia các hoạt
động, các em máy móc trong học tập mà không chú ý đến những nợi dung, ý nghĩa
của phong trào “ nghìn việc tốt” mang lại cho bản thân mình. Phần lớn các em chưa
định hình chuẩn xác những “việc tốt” là như thế nào? Hoặc cho rằng đó chỉ là một
phong trào chung chung mà thôi.



Hay cũng có những thiếu niên,nhi đồng ham chơi, được sự chiều chuộng của
gia đình,chưa được cha mẹ phân tích, giáo dục đúng hướng… nên sinh ra tâm lý thờ
ơ với mọi việc…


Tóm lại nguyên nhân dẫn đến hiệu quả việc thực hiện phong trào “ Nghìn việc
<i><b>tốt” tại nhà trường chưa cao bao gồm rất nhiều phía nhà trường, gia đình, và bản</b></i>
thân học sinh và đặc biệt là công tác phong trào của liên đội. Song để khắc phục
những nguyên nhân này như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Phong trào “ nghìn việc tốt” là mợt phong trào lớn mang ý nghĩa giáo dục hết sức
sâu sắc, nguyên nhân để làm tốt phong trào tại liên đội hiện nay là một tổ hợp những


mắt xích nhỏ rời rạc với nhau. Do vậy chúng ta phải thực hiện sự liên kết chặt chẽ
các mắt xích lại để đẩy mạnh các hoạt động của phong trào nhằm tạo ra ý nghĩa
giáo dục cao nhất, đem lại hiệu quả thiết thực cho gia đình, nhà trường và đặc biệt là


những em thanh thiếu nhi của liên đội.Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn xây dựng một
số biện pháp được thực hiện một cách đồng thời, có kế hoạch để nâng cao hiệu quả


việc thực hiện phong trào “ nghìn việc tốt” tại liên đợi tơi như sau:
<b>1. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH</b>


<b>1.1. . Đối với ban giám hiệu nhà trường và phụ trách chi đội, phụ trách nhi</b>
<b>đồng</b>


- Tổng phụ trách nghiên cứu tài liệu, chương trình hoạt đợng, nợi dung cụ thể
của phong trào “ nghìn việc tốt” trong giai đoạn mới cụ thể hóa thành những hoạt
động thiết thực: Tổ chức thi văn nghệ chào mừng 20/11; phát hành “ Vé số điểm 10”
theo các chặng thi đua; tham gia hội khoẻ phù đổng cấp thành phố; tham gia các hội
thi do cấp trên tổ chức; thi nghi thức đội, múa hát tập thể chào mừng 26/3; thi vẽ


tranh về môi trường, quê hương đất nước…; phát thanh măng non tuyên dương
người tốt,, việc tốt…


- Tham mưu với ban giam hiệu, đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường
những nội dung hoạt động, phương án hiện thực hóa các tiêu chí thực hiện nội dung
của phong trào nghìn việc tốt.


Các nội dung phong trào nghìn việc tốt bao gồm:


<i>- Ngh×n viƯc tèt trong häc tËp:</i>“ ”


<i>- Nghìn việc tốt trong lao động, bảo vệ mơi tr</i>“ ” <i>ờng</i>


<i> - Nghìn việc tốt trong rèn luyện đạo đức, giao tiếp ứng xử và ý thức kỷ luật</i>“ ”


<i>- Nghìn việc tốt trong hoạt động xã hội.</i>“ ”


<i>- Ngh×n viƯc tèt trong phòng chống tệ nạn xà hội và giữ gìn trật tự an toàn giao</i>


<i>thông.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Đa dạng hóa các hình thức thi đua ở các tháng, các giai đoạn. Chia năm học
thành 3 chặng thi đua: Chặng 1 ( từ 5/9/2009-20/11/2009), chặng 2 ( từ
20/11/2009-26/3/2010), chặng 3 (từ 26/3/2010- hết năm học). Tổ chức sơ kết từng chặng thi đua,
sơ kết tháng, học kỳ… tuyên dương khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất
sắc. Cùng với đoàn viên Đoàn thanh niên trong nhà trường hỗ trợ phụ trách chi đội,
lớp nhi đồng trong các hoạt động như: trang trí các hội thi; hỗ trợ phụ trách Đội tập
huán sao nhi đồng, tập huấn múa hát tập thể, nghi thức đội….. tạo ra sự nhiệt tình
ủng hộ của giáo viên - phụ trách chi trong liên đội.



- Xây dựng bảng đăng ký thực hiện nghìn việc tốt đến từng lớp, treo bảng đăng
ký thực hiện nợi dung “ nghìn việc tốt” tại nơi sân trường để học sinh và giáo viên
dễ thấy, dễ nhìn.


- Tổng phụ trách thường xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt các nội dung thực hiện
ở từng chi đội,từng lớp nhi đồng, từng học sinh để kịp thời tuyên dương, khen
thưởng nhằm thúc đẩy phong trào. Lồng ghép các nợi dung thực hiện “ nghìn việc
<i><b>tốt” tại các giờ sinh hoạt tập thể, tiết chào cờ để học sinh hiểu sâu, hiểu thực tế hơn</b></i>
về nội dung phong trào: nhặt rác sân trường để thưc hiện phong trào “ giữ gìn
<i><b>trường em xanh- sạch - đẹp”, chơi trò chơi dân gian hửng ứng phong trào “xây</b></i>
<i><b>dựng trường học than thiẹu, học sinh tích cực”; gọi bạn, xưng tôi, chào hỏi người</b></i>
lớn, giúp đõ em nhỏ, nhặt được của rơi trả lại người mất là <i><b>“ Nói lời hay, làm việc</b></i>
<i><b>tốt”; mua tăm, mua vé số, tặng sách vỏ, quần áo cũ là tham gia phong trào “ Tay</b></i>
trong tay” , “ vòng tay bè bạn”….


- Tở chức văn nghệ “ Vịng tay bè bạn” giao lưu ủng hộ các bạn khuyết tật, các
bạn học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.


- Tổ chức chương trình “ Thắp sáng ước mơ”.


- Tổ chức thăm, lao động vệ sinh đài tưởng niệm địa phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

đỡ bạn học kém, không bắt nạt bạn nhỏ, giúp đỡ các em nhi đồng, tích cực tham gia
các hoạt động do nhà trường, liên đội phát động, không ăn quà vặt, nói chuyện riêng
trong lớp… những hoạt động tuy rất nhỏ bé nhưng đều là việc tốt mà các em thực
hiện đươc một cách dễ dàng.


Giữ vững mối quan hệ hai chiều giữa gia đình với nhà trường để kịp thời phản
ánh những hành vi tiêu cực: gian lận trong thi cử, không làm bài tập, bị điểm kém,
bẻ cây xanh…, những biểu hiện chưa đúng mực: nói tục, đi học muộn, ăn quà vặt,


nói chuyện riêng trong lớp…cùng kết hợp với gia đình đẻ có những biện pháp giáo
dục hữu ích, đồng thời kịp thời khen thưởng những biểu hiện thiết thực: lao động vệ
sinh khu dân cư, đạt nhiều vé số điểm 10…


<b>2. Đối với học sinh.</b>


-Ở nhà các em biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, vệ sinh cá nhân, trang trí góc
học tập, trông em nhỏ…. giữ vệ sinh khu dân cư đó là làm việc tốt bảo vệ môi
trường.


- Ra đường gặp người lớn các em biết chào hỏi, biết “ <i><b>Nói lời hay, làm việc tốt”,</b></i>
tham gia giao thông đúng luật: đội mũ bảo hiểm, đi bên phải đường, không chạy qua
đường khi không có người lớn…


- Đến trường đúng giờ, mặc dồng phục những ngày quy định. “Học thực chất,
<i><b>thi nghiêm túc”, làm bài đầy đủ, không gian lận khi thi cử…</b></i>


- Tham gia, đạt thành tích các hội thi do cấp trên tổ chức : Hội khoẻ phù đổng;
Thi AEROBIC….


- Xây dựng bảng đăng ký thực hiện nợi dung phong trào “ nghìn việc tốt” giai
đoạn mới đến từng chi đội, từng học sinh để đăng ký thực hiện.


- Xây dựng quỹ “ Vì bạn nghèo” cấp liên đợi, ủng hợ q̀n áo, sách vỏ, đồ dung
học tập, giao lưu kết bạn với các bạn trong phong trào “tay trong tay”.


- Thành lập các “Đôi bạn cùng tiến”, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong
các hoạt động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

trường, đạt được nhiều điểm 10 trong tuần, tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ


giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn………


- Thực hiện phê bình, khiển trách những em có hành vi vi phạm nội quy nhà
trường : phá hoại bồn hoa, cây cảnh, chơi đùa tại nơi công trường, chơi gần đường
giao thông …. nhắc nhở những bạn đi học muộn, nói tục, chửi bậy, bắt nạt em nhỏ,
nói chuyện trong lớp học …


- Thành lập các đội Sao đỏ, phát thanh măng non để kịp thời theo dõi, phản ánh
những việc tốt đã được làm và những sai phạm mắc phải của các bạn trên kênh phát
thanh của liên đội.


- Thường xuyên tập huấn, tuyên truyền xây dựng một đội ngũ ban chỉ huy chi
đội, liên đội gương mẫu trong học tập; tự giác, ý thức trong các hoạt động phong
trào; chủ động giúp đỡ các bạn học yếu, kém, còn mắc những sai lầm, khuyết
điểm…..


- Phát động phong trào thi đua sưu tầm
“ Vé số điểm 10” hàng tuần quy định
Khối 1,2,3 đạt 7 điểm 10 = 1 vé số
Khối 4,5 đạt 4 điểm 10 = 1 vé số.
Các lớp tổng hợp điểm 10 vào thứ 6
hàng tuần, chuyển danh sách lên liên đội
Giai đoạn 1 từ 1/10/2009 đến 20/11/2009
Tổ chức quay thưởng : 20/11/2009


Cơ cấu giải:


01 giải nhất; 02 giải nhì; 03 giải ba;
10 giải khuyến khích.



Ngoài ra bạn nào có nhiều vé số nhất được phần thưởng có giá trị tương đương
giải nhất.


- Giao và kiểm tra việc chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của các lớp
Triển khai thực hiện phong trào “ tay trong tay” tới toàn thể liên đội


+ Các em thiếu niên nhi đồng ủng hộ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho các
bạn học sinh nghèo, hòan cảnh khó khăn trong liên đội và liên đội bạn.


<b>Liên đội tiểu học Tân Lập</b>







Số:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ Đăng ký giúp đỡ các bạn học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại các liên đội
của huyện Phú Bình; viết thư giao lưu kết bạn.


+ Tổ chức đến các địa phương Bảo Lý, Nga My huyện Phú Bình để thăm hỏi,
động viên,tặng quà cho các bạn học sinh nghèo trong phong trào “tay trong tay”.
Trực tiếp giao lưu gặp gỡ những bạn mà mình giúp đỡ để tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh
của các bạn, hiểu được ý nghĩa sâu sắc hơn công việc mà mình làm và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.


- Ngay từ đầu năm học tổ chức đăng ký thực hiện phong trào “ <i><b>Đôi bạn cùng</b></i>
<i><b>tiến”; đăng ký chỉ tiêu thi đua trong năm học của từng chi đội, từng lớp nhi đồng;</b></i>
Xây dựng tiêu chuẩn lớp tiên tiến, chi đội mạnh, chi đội mạnh xuất sắc… ; Tổng
hợp, điều tra danh sách học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, con mồ côi, con gia
đình chính sách trong liên đội



- Các kiến thức về an toàn giao thông, vệ sinh cá nhân, những công việc phù hợp
với từng lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được lồng ghép vào các tiết học ngoài giờ lên
lớp, tiết đạo đức, sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp… Phối hợp với cha mẹ học sinh để kịp
thời khen ngợi động viên những việc làm mà các em đã thực hiện được như biết tự
đánh răng, giữ vệ sinh cá nhân, tự giác học tập; biết quét nhà, trông em hộ cha mẹ…


3. Đối với các lực lượng giáo dục khác.


- Đối với các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội các
cơ quan cấp trên thường xuyên báo cáo, đề nghị sự giúp đỡ, ủng hộ, tạo điều kiện
trong các công tác, hoạt động tuyên truyền nội dung cụ thể của phong trào “nghìn
<i><b>việc tốt” mợt cách thiết thực nhất: phối hợp chăm sóc, vệ sinh đài tưởng niệm địa</b></i>
phương; tham gia ủng hộ phong trào “ Tay trong tay” đến các địa phương…


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Đối với các lượng lượng phối hợp khác, các trường bạn trao đổi, liên hệ, xây
dựng nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động phối hợp cụ thể để tạo sự thuận lợi
khi học sinh tham các hoạt động giao lưu, học hỏi.


<b>2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC </b>


Giáo viên tích cực trong công tác giáo dục hướng dẫn học sinh thực hiện nề nếp
học tập, nếp sống văn minh, không nói tục, chửi bậy, lễ phép với thầy cô, chào hỏi
khi găp người lớn, vâng lời ông bà, cha mẹ…


Không có học sinh nào vi phạm an toàn giao thong.


Đạt giải 3 toàn đoàn Hội khoẻ Phù Đổng cấp TP, giải khuyến khích AEROBIC
cấp TP.



Xây dựng quỹ “ vì bạn nghèo” đạt 2.500.000 đồng.
Kế hoạch nhỏ đạt 917 kg/liên đội


Học sinh thi đua học tập giành nhiều điểm tốt đạt nhiều “vé số điểm 10” trong
tuần bạn Trang Nhung, Huyền Chi lớp 2C ; bạn Tùng Dương lớp 1B; bạn Ngô Thảo
lớp 5C đạt 2 vé số/ tuần.


+ Kết quả của giai đoạn I phát hành xổ số : phát hành 500 vé số.


+ Tổ chức quay thưởng : Giải nhất : 6 quyển vở; giải nhì: 4 quyển vở; giải ba: 3
quyển vở; giải khuyến khích: 2 quyển vở.


+ Học sinh đạt nhiều vé số nhất : 3 bạn ( Tùng Dương 1B; Trang Nhung, Thảo
Nguyên 2C).


- Đăng ký “ Đôi bạn cùng tiến” có 55 đôi/ liên đội


Học sinh nhặt được của rơi nộp cho giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách để trả lại
cho người bị mất như bạn : Dương 5A nhặt được sợi dây chuyền trả lại cho bạn
Thương lớp 5B; Bạn Lan Anh 3B nhặt được sách vở trả lại cho bạn Hồng Hạnh lớp
5A…


Trồng và chăm sóc 10 bồn hoa, cây cảnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

+ Tổ chức cho học sinh và phụ huynh học sinh đến các trường Nga My, Bảo Lý
-Phú Bình; Tích Lương 1 Tích Lương 2- TPTN tặng 17 suất quà cho các bạn học sinh
nghèo, hoàn cảnh khó khăn: mỗi suất quà trị giá 250.000 đ;


Phối hợp cùng hội cha mẹ học sinh tặng qùa tết cho 55 em học sinh nghèo, hoàn
cảnh khó khăn, con thương binh trong liên đội trị giá 80.000 đ/ 1suất quà.



Sau một thời gian thực hiện tuy chưa dài về thời gian nhưng đã đạt được
những kết quả đáng kể so với năm học trước có thể kể đến:


<b>Nội dung</b> <b>Năm học 2008-2009</b> <b>học kỳ 1 năm học </b>
<b>2009-2010</b>


Quỹ Vì bạn nghèo 1.250.000 2.500.000


Kế hoạch nhỏ 514 kg 917 kg


Tay trong tay Chưa có Tăng quà 17 suất trị giá
250.000đ/suất


Vi phạm khuyết điểm 125 em 24 em
<b>3 : MỘT SỐ TỒN TẠI KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.</b>


- Vẫn còn xảy ra hiện tượng đi học muộn ở các em lớp 1,2,3 khi thời tiết thay
đổi, mưa to..


- Chưa có vườn cây trong khuân viên trường để các em trồng hoa,cây thuốc.
- Các em còn nhỏ nên việc thực hiện lao động hành lang hè phố, đài tưởng niệm
địa phương còn hạn chế.


- Chưa tổ chức tốt được việc giúp đỡ các gia đình chính sách tại địa phương do
các em còn nhỏ, trường gần đường giao thông nên việc đi lại của các em do người
lớn trong gia đình đưa đón, nên việc thường xuyên đến các gia đình chính sách
còn hạn chế.


<b>PHẦN III</b>




<b>. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

nền kinh tế thị trường là sự ảnh hưởng về đạo đức, mất phương hướng trong lối
sống, người thân trong gia đình mắc phải các tệ nạn xã hội. Chính vì thế với những
nội dung của phong trào “ nghìn việc tốt” trong giai đoạn mới giúp các em thiếu
niên, nhi đồng hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, đúng hướng, thực sự trở
thành chủ nhân tương lai của đất nước.


Tuy nhiên khi sử dụng các biện pháp mà sáng kiến đưa ra, chúng ta cũng cần
phải lưu ý một số các điểm sau:


-Nội dung, hình thức cụ thể các hoạt động cần phù hợp với lứa tuổi của các
em.


-Tránh hình thức, các nội dung thực hiện phải có sự thống nhất cao giữa nhà
trường – gia đình – địa phương.


-Xây dựng nội dung cụ thẻ, rõ ràng ngày từ đầu năm học, đưa các nội dung
lồng ghép với hoạt động của nhà trường


Từ những thực trạng, nguyên nhân tồn tại, cùng với một số giải pháp tháo gỡ,
tôi mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến nhỏ để nâng cao hiệu quả thực hiện phong
trào “ nghìn việc tốt”. Quá trình nghiên cứu và bước đầu áp dụng đã có hiệu quả
nhưng không tránh khỏi những hạn chế và sơ suất khi viết thành đề tài. Do đó rất
mong được sự thông cảm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của hội đồng giám khảo, của các
bạn đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh đề tài tốt hơn.


Tôi xin trân trọng cảm ơn!



<i>Thái Nguyên, ngày 25 tháng 2 năm 2010</i>


Người viết


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

.


4. Tìm hiểu qua sách báo – báo TNTP.


5. Tìm hiểu thực ở nhà trường và địa bàn dân cư


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

8. Sách Phương pháp nghiệp vụ công tác Đội, kĩ năng công tác thiếu nhi.
9. Quan mạng INTERNET.


<b>MỤC LỤC</b>

.


Stt Trang


1


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ


LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1


2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 3


3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

5 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 4


6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4



7


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 6


8 II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 9


9 III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 14


10 PHẦN III: KẾT LUẦN 21


11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×