Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu tác động của các yếu tố đầu vào tới lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.65 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do nghiên cứu
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo

ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã
có bước phát triển đột biến, và có nhiều đóng góp quan trọng như: Phát triển sức sản
xuất; huy động, phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội; góp phần quyết định vào
sự thành công của các mục tiêu và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng
thu ngân sách. Đồng thời doanh nghiệp còn tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã
hội như: tạo việc làm, xố đói, giảm nghèo...
Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành, sửa đổi và đi vào cuộc sống
như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác
xã và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp; hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có nhiều
thay đổi mang tính tích cực: Mơi trường thơng thống hơn, sản xuất kinh doanh sơi động
hơn, vai trị của doanh nghiệp được ghi nhận, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng
nhanh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì sự phát triển của doanh
nghiệp cịn tồn tại khơng ít những bất cập như: Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (tính tới thời điểm 31/12/2014 tổng số doanh nghiệp của nước
ta là 391.173 DN. Theo tiêu chí lao động, số DN lớn là 8176 DN, chiếm 2,9%; số doanh
nghiệp nhỏ và vừa là 382.997 DN, chiếm 97,91%). Mơ hình tăng trưởng của đại đa số
các doanh nghiệp là mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng (chủ yếu dựa vào các yếu tố
như lao động, nguồn vốn, đầu tư, ít hàm lượng cơng nghệ cao), thiếu hụt về chất lượng
nhân lực có tay nghề cao, kỹ thuật tốt (theo số liệu niên giám hàng năm của tổng cục
thống kê, tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao trong tổng số lao động năm 2010 là
5,7%, năm 2012 là 6,4%, năm 2013 là 6,9%), đặc biệt là vấn đề hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn rất khiêm tốn. Mặt khác, trong những năm
qua mặc dù lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp có tăng trưởng, tuy nhiên mức
tăng trưởng chưa ổn định và chưa đồng đều giữa các loại hình doanh nghiệp, các địa
phương, các loại hình kinh tế...Mặt khác, có thể nhận thấy, giữa các yếu tố đầu vào của


quy trình sản xuất của doanh nghiệp (tiêu biểu phải kể đến các yếu tố về lao động, nguồn
vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn) vàchỉ tiêu kết quả đầu ra (lợi nhuận trước thuế) có


mối quan hệ trực tiếp với nhau.
Muốn khắc phục được hạn chế về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
hoạt động doanh nghiệp hiện nay thì điều quan trọng hàng đầu cần phải làm là nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cụ thể là nâng cao lợi nhuận trước
thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những nghiên cứu quan trọng giúp trả lời
những câu hỏi trên chính là nghiên cứu về lợi nhuận trước thuế và ảnh hưởng của các yếu
tố đầu vào như lao động, nguồn vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn tới lợi nhuận trước
thuế.
Với cách tiếp cận đó, tác giả đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu tác động của các yếu
tố đầu vào tới lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Việt Nam". Luận văn sẽ nghiên
cứu về thực trạng biến động của lợi nhuận trước thuế và các nhân tố đầu vào ảnh hưởng
tới lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm lao động, nguồn vốn,
TSCĐ và đầu tư dài hạn. Trên cơ sở đó, tác giả xác định những hạn chế, nguyên nhân tồn
tại và đề xuất giải giúp nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp với hoạt động của doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay.
2.

Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích mối quan hệ của
các chỉ tiêu đầu vào (lao động, nguồn vốn, TSCĐ và đầu tư dài hạn) đến chỉ tiêu kết quả
(lợi nhuận trước thuế) của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, kết hợp với việc phân
tích tác động của các yếu tố nội hàm trong từng chỉ tiêu đến biến động của lợi nhuận

trước thuế, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp
để nâng cao được hiệu quả kinh tế.


Mục tiêu cụ thể

- Đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng phát triển doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay và sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, cũng như các chỉ tiêu đầu vào
lao động, nguồn vốn, TSCĐ và đầu tư dài hạn.
- Phân tích mối liên hệ và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố lao động, nguồn vốn,
TSCĐ và đầu tư dài hạn tới chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
-Nhận biết những mặt đạt được và hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp,
nguyên nhân làm giảm lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp; đồng thời đề xuất các


giải pháp cụ thể với từng loại hình doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất.
3. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia thành ba chương:
Chƣơng 1. Một số lý luận chung về ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào tới lợi
nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp Việt Nam
Chƣơng 2. Phân tích thống kê tác động của các yếu tố đầu vào tới lợi nhuận
trƣớc thuế của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2014
Chƣơng 3. Đánh giá chung và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận
trƣớc thuế của doanh nghiệp

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TỚI LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong chương một, tác giả đưa ra một bức tranh tổng quan về lợi nhuận trước thuế của

các doanh nghiệp Việt Nam trong đó bao gồm các nội dung chính sau:
1.1. Tổng quan về lợi nhuận trƣớc thuế của các doanh nghiệp Việt Nam
 Các loại hình doanh nghiệp Việt Nam
 Những vấ n đề cơ bản về lơ ̣i nhuâ ̣n trước thuế của doanh nghiệp
1.2. Các nhân tố đầu vào tác động tới lợi nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp
 Lao động
 Nguồn vốn
 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1.3. Phƣơng pháp thống kê phân tích tác động của các yếu tố đầu vào tới lợi nhuận
trƣớc thuế của doanh nghiệp
 Phương pháp thống kê mơ tả
 Phương pháp phân tích dữ liệu mảng
 Khái niệm, đặc điểm dữ liệu mảng
 Các ưu điểm của dữ liệu mảng
 Mơ hình dữ liệu mảng và các phương pháp ước lượng dữ liệu mảng cơ bản




Phương pháp ước lượng OLS gộp



Phương pháp ước lượngmơ hình hồi quy tác động cố định



Phương pháp ước lượngmơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên

Phương pháp chỉ số


CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU
TỐ ĐẦU VÀO TỚI LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2014
Chương hai, tác giả đi sâu vào đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay, đồng thời phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào tới lợi nhuận
trước thuế của các doanh nghiệp.
2. 1. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
 Tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2014
 Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
 Thực trạng về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
 Lao động
 Nguồn vốn
 TSCĐ và đầu tư dài hạn
2.2 Phân tích mối liên hệ giữa yếu tố đầu vào và lợi nhuận trƣớc thuế
Căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế, tác giả đã lựa chọn bộ số liệu mảng
gồm số liệu về các chỉ tiêu: lợi nhuận trước thuế, nguồn lao động, nguồn vốn, tài sản cố
định đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp trên 63 tỉnh thành Việt Nam trong 7 năm từ
2008 đến 2014 (7×63=441 quan sát).
Tiến hành xây dựng các mơ hình hồi quy giữa chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và
nguồn lao động, nguồn vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn theo ba phương pháp:
Phương pháp ước lượng OLS gộp, phương pháp ước lượngmơ hình hồi quy tác động cố
định, phương pháp ước lượng mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên. Trên cơ sở các kết
quả hồi quy thu được từ ba mơ hình, tác giả tiến hành lựa chọn mơ hình phù hợp nhất và
tiếp tục kiểm định các khuyết tật cho mơ hình hồi quy đã lựa chọn.
Sau khi lựa chọn được mơ hình hồi quy phù hợp, luận văn tiếp tục phân tích sâu về
biến động của lợi nhuận trước thuế do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên lao động và


số lượng lao động; do ảnh hưởng của tỷ suấtt lợi nhuận trên nguồn vốn và nguồn vốn.

Kết luận được rút ra từ các kết quả phân tích như sau:
Thứ nhất, kết quả hồi quy dữ liệu mảng đã khẳng định được mối quan hệ giữa các
chỉ tiêu đầu vào và chỉ tiêu kết quả đầu ra của các doanh nghiệp. Cụ thể, các chỉ tiêu lao
động, nguồn vốn thực sự có ảnh hưởng tới chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Kết luận này
hồn tồn phù hợp với mơ hình hàm sản xuất Cobb-Douglass đã được chứng minh trong
kinh tế học.
Thứ hai,thơng qua hai sự phân tích biến động: Phân tích biến động của lợi nhuận
trước thuế do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên lao động và số lượng lao động ;phân
tích biến động của lợi nhuận trước thuế do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên nguồn
vốn và nguồn vốn đã chỉ ra: Mặc dù cả lao động và nguồn vốn đều tác động tới lợi nhuận
trước thuế, tuy nhiên, trong nội hàm lao động, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên lao động mới
thực sự là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận trước thuế thay vì ảnh hưởng của số
lượng lao động. Tương tự, trong nội hàm của nguồn vốn, giữa tỷ suất lợi nhuận trên
nguồn vốn và lượng nguồn vốn thì tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn mới là là yếu tố tác
động mạnh tới lợi nhuận trước thuế.

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAOLỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ CỦA
DOANH NGHIỆP
Trong chương này, tác giả nêu lên một số mặt đạt được, hạn chế và giải pháp nâng
cao lợi nhuận trước thuế cho doanh nghiệp.
 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
- Mặt đạt được
Quy mô và số lượng các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng gia tăng. Sự phát
triển doanh nghiệp giúp giải quyết các vấn đề về lao động - việc làm, đồng thời thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế.
- Hạn chế
Sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phần nhiều còn mang nặng



tính tự phát. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng doanh nghiệp nhiều, nhưng quy mô doanh
nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu. Khả năng trang bị kỹ thuật công nghệ
của các doanh nghiệp là rất hạn chế. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn còn thấp, sự thiếu và yếu về các yếu tố sản xuất kinh doanh là nguyên nhân
quan trọng khiến cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
Nam gặp nhiều hạn chế.
 Đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trong nước
- Mặt đạt được
Những năm qua, không những các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trong nước
khơng ngừng lớn mặt về mặt số lượng, mà cịn có những thay đổi đáng kể về chất lượng.
Tuy sự tiến bộ về chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn rất khiêm tốn, nhưng
sự tiến bộ trên cũng cho thấy xu hướng tích cực vươn lên mạnh mẽ trong tương lai của
các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trong nước.
-

Hạn chế
Doanh nghiệp trong nước phát triển nhanh, hùng hậu về mặt số lượng, nhưng lại

quá nhỏ bé về quy mô lao động và nguồn vốn.Các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư
trong nước cũng chưa thực sự tận dụng được các cơ hội sẵn có. Bên cạnh đó, mặc dù nền
hành chính quốc gia hiện nay tuy đã có bước cải cách khá cơ bản, bước đầu đưa lại kết
quả rất tích cực, tuy nhiên, so với thay đổi của thế giới và đòi hỏi của nền kinh tế thị
trường, thì thực thi nền hành chính quốc gia của nước ta vẫn là một trong những rào cản
đáng kể đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngồi nhà nước nói riêng.
 Đối với các doanh nghiệp FDI
-

Mặt đạt được
Trong những năm qua, các doanh nghiệp FDI không ngừng tăng nhanh về số lượng


và lớn mạnh về quy mô nguồn vốn. Các doanh nghiệp FDI đã cung cấp, bổ sung một
lượng tương đối lớn nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh
tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên ca ̣nh viê ̣c bổ sung mô ̣t khố i lươ ̣ng tương
đố i lớn vố n đầ u tư để phát triể n kinh tế – xã hội Việt Nam , khu vực FDI đã góp phầ n ta ̣o
ra nhiề u hoạt động trong các liñ h vực công nghiê ̣p và dich
̣ vu ̣ mới , đóng góp quan tro ̣ng
vào việc gia tăng quy mô của nền kinh tế , gia tăng xuấ t khẩ u , mở rô ̣ng thi trươ
̣
̀ ng và giao
thương kinh tế với thế giới.


-

Hạn chế
Các doanh nghiệp FDI Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào hoạt động gia

công, lắp ráp, những hoạt động sản xuất mang hàm lượng trí thức chưa cao. Cơ cấ u vố n
FDI thu hút vào Viê ̣t Nam bô ̣c lô ̣ ha ̣n chế (thu hút nguồn vốn chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực phát triể n công nghiê ̣p , trong khi Việt Nam là một nước có thế mạnh về nơng nghiệp
thì tỷ trọng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào nơng nghiệp rất thấp và có
xu hướng giảm dần).
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
 Giải pháp chung cho các doanh nghiệp
(1) Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp;
(2) Tăng cường năng lực khoa học - cơng nghệ cho doanh nghiệp;
(3) Nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và đào tạo đội ngũ doanh nhân;
(4) Phát triển hệ thống thông tin, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường.
 Giải pháp cho các doanh nghiệp trong nước
(1) Coi trọng hơn nữa mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô và xây dựng

nền hành chính quốc gia trong sạch, lành mạnh có hiệu quả;
(2) Cần quyết liệt hơn nữa việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu
hẹp phạm vi hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh;
(3) Các doanh nghiệp cần nâng cao hiểu biết về luật pháp Việt Nam và quốc tế, hiểu
biết sâu rộng hơn về các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia;
(4) Xây dựng một chiến lược thực tiễn hơn về đào tạo nguồn nhân lực trong nước;
(5) Chính phủ cần mở rộng việc sử dụng các công cụ hợp pháp với luật pháp quốc tế để
bảo vệ các doanh nghiệp trong nước như: chống bán phá giá, tiêu chuẩn kỹ thuật.
 Giải pháp cho doanh nghiệp FDI
(1) Về phía Chính phủ cần có các biện pháp để thu hút các dự án đầu tư sử dụng các
công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường để hạn chế ô nhiễm, sử dụng tiết
kiệm đất, sử dụng lao động chất lượng cao, ít lao động phổ thơng;
(2) Việt Nam nên nhanh chóng hoàn thiê ̣n luâ ̣t pháp và xây dựng môi trường đầ u tư , sản
xuấ t kinh doanh hấ p dẫn các doanh nghiê ̣p FDI , đơn giản, gọn nhẹ các thủ tục hành
chính;
(3) Cần phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Điều này sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng


sản phẩm xuất khẩu.

KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ luận văn "Nghiên cứu tác động của các yếu tố đầu vào tới lợi
nhuận trước thuế của doanh nghiệp Việt Nam" tác giả đã làm rõ được những nội dung
sau:
Thứ nhất, luận văn đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về lợi nhuận trước thuế của
các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các chỉ tiêu thống kê đầu vào tác động tới lợi
nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Nội dung được trình bày trong chương thứ nhất của
luận văn. Ở chương này, tác giả đã nêu ra các vấn đề liên quan tới phương pháp luận cho
từng chỉ tiêu phân tích. Bên cạnh đó cũng trình bày các phương pháp và ngun tắc phân
tích như phương pháp phân tích thống kê mơ tả, phương pháp chỉ số, phương pháp phân

tích dữ liệu mảng. Đây là những lý luận cơ sở cho quá trình phân tích được trình bày ở
các bước tiếp theo.
Thứ hai, bằng việc khái quát thực trạng phát triển của các doanh nghiệp hiện nay,
luận văn đã đưa ra được một số điểm đáng lưu ý trong hoạt động của các doanh nghiệp
Việt Nam, đó là: Mặc dù có sự tăng lên không ngừng về số lượng doanh nghiệp được
thành lập mới, tuy nhiên, xét theo quy mô, các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là doanh
nghiệp vừa và nhỏ; tăng trưởng doanh nghiệp chủ yếu dựa vào tăng trưởng về nguồn vốn
và lao động trong khi năng suất lao động và năng suất sử dụng nguồn vốn lại rất thấp.
Bên cạnh đó, trên cơ sở nắm bắt được các đặc điểm của các yếu tố đầu vào và lợi
nhuận trước thuế, tác giả đã tiến hành phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố (lao động,
nguồn vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn) tới lợi nhuận trước thuế bằng các phương
pháp: phương pháp phân tích dữ liệu mảng và phương pháp phân tích chỉ số. Theo đó, kết
quả chạy mơ hình hồi quy đã khẳng định được giữa các yếu tố đầu vào (lao động, nguồn
vốn) và lợi nhuận trước thuế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, trong nội hàm
lao động, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên lao động mới thực sự là yếu tố ảnh hưởng mạnh
tới lợi nhuận trước thuế. Tương tự, trong nội hàm của nguồn vốn, giữa tỷ suất lợi nhuận
trên nguồn vốn và lượng nguồn vốn thì tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn mới là là yếu tố
tác động mạnh tới lợi nhuận trước thuế.
Thứ ba, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra các hạn chế, nguyên
nhân, khuyến nghị các giải pháp cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp giúp nâng cao
hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp này.



×