Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế việt nam giai đoạn 1986 2012 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.46 KB, 27 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học kinh tế quốc dân



Trần thị thanh h-ơng

Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế việt nam
giai đoạn 1986-2012

CHUYÊN NGàNH: kinh tế hc (thống kê kinh tế)
MÃ số: 62 31 01 01

Hà nội, năm 2016


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phan C«ng NghÜa
Phản biện 1: PGS.TS. Tăng Văn Khiên
Hội thống kê Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng
Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân
Phản biện 3: TS. Vũ Thanh Liêm
Tổng cục Thống kê

Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án
cấp Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân
Vào hồi 9h ngày 23 tháng 7 năm 2016


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia
- Thƣ viện Đại học Kinh tế Quốc dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài nghiên cứu được xác định từ 5 lý do sau đây:
Thứ nhất, từ vai trò của cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xuất phát từ yêu cầu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế cần
được hiểu không chỉ là sự tăng lên về quy mơ mà cịn cả sự thay đổi CCKT theo
hướng tích cực. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng của CCKT, đặc biệt là cơ cấu
theo ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội.
Thứ hai, từ định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế xã
hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đại hội VI là bước đột phá đầu tiên về đổi mới
tư duy của Đảng về phát triển kinh tế. Đó là việc xác lập, xây dựng CCKT phù hợp với
sự vận động của quy luật khách quan và trình độ của nền kinh tế. Đây là cơ sở thực
tiễn, lý luận quan trọng cho Đại hội VII đề ra chủ trương hoàn thiện CCKT và Đại hội
VIII, IX đề ra chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có một CCKT tương đối hợp lý và
đang chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, đến nay mơ hình tăng trưởng kinh tế đang có những bất
cập. Chuyển dịch CCKT có xu hướng chững lại. Để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam
về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, việc tổng kết những bài học của
quá trình chuyển dịch CCKT ở Việt Nam từ đổi mới đến nay là hết sức cần thiết.
Thứ ba, từ vai trò của thống kê trong nghiên cứu CCKT và chuyển dịch CCKT

Nghiên cứu thống kê CCKT và chuyển dịch CCKT cho phép xây dựng luận cứ
khoa học cho q trình chuyển dịch CCKT theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;
xác định bản chất và đặc trưng CCKT của Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa thơng qua các nghiên cứu mang tính chất lý luận và thực tiễn.
Thứ tư, từ các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thống kê CCKT và chuyển dịch CCKT.
Nghiên cứu thống kê CCKT vẫn chưa thực sự được coi trọng trong giai đoạn hiện
nay, thể hiện: thứ nhất, chưa có một hệ thống chỉ tiêu thống kê riêng về CCKT. Thứ hai,
các phương pháp thống kê được vận dụng trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT
cịn khá nghèo nàn và thiếu sự kết hợp, dẫn đến chất lượng của các phân tích về CCKT
cịn rất hạn chế, chưa đáp ứng được các nhiệm vụ cần thiết trong phân tích CCKT.
Thứ năm, xuất phát từ các khoảng trống trong các nghiên cứu trong và ngoài
nước về CCKT và chuyển dịch CCKT


2
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về CCKT và chuyển dịch
CCKT cho thấy, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này hiện tại vẫn chưa giải quyết
được triệt để các nhiệm vụ trong nghiên cứu CCKT và chuyển dịch CCKT.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê
cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012” làm luận án tiến sỹ.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
CCKT và chuyển dịch CCKT đã được các trường phái, các lý thuyết kinh tế đề
cập dưới nhiều góc độ khác nhau trong đó điển hình là 10 lý thuyết: lý thuyết của Karl
Marx (1909); lý thuyết "cất cánh" của Rostow, W.W. (1960); lý thuyết nhị nguyên của
Lewis (1954); lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu của Moshe Syrquin (1988); lý thuyết
phát triển cân đối của Nurkse (1961) và Rosentein-Rodan (1943); lý thuyết về tác
động của dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế của Fabricant
(1942), A Fontfria (2005); T.Gyfason và G.Zoega (2004),…
Ở Việt Nam, CCKT và chuyển dịch CCKT cũng được nghiên cứu từ lâu, trong đó
tiêu biểu là các cơng trình: Ngơ Đình Giao (1994) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân”; Đỗ Hoài Nam
(1996),“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn
ở Việt Nam”; Nguyễn Quang Thái (2004) “Mấy vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Việt Nam”; Bùi Tất Thắng (2006) “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam”.
Trên giác độ nghiên cứu thống kê về CCKT và chuyển dịch CCKT có 1 cơng trình điển
hình của Phan Cơng Nghĩa (2007) “Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch CCKT-Nghiên cứu
thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế”,…
Các nghiên cứu về CCKT mà tác giả đã tổng quan mới chỉ dừng lại ở việc hệ thống
hóa các cơ sở lý luận về CCKT; đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT của Việt Nam và
một số vùng lãnh thổ, thành phố lớn trong các giai đoạn; đánh giá tác động của chuyển
dịch CCKT tới tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu về thống kê CCKT mới chỉ đề xuất
các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu trong nội bộ ngành NLTS và mới chỉ đề xuất phương pháp
luận nghiên cứu thống kê CCKT nói chung và CCKT nơng nghiệp nơng thơn Việt Nam
nói riêng. Cịn thiếu những cơng trình nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và
phương pháp thống kê sử dụng trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT cho Việt
Nam. Một số nghiên cứu đã lượng hóa được ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT theo
ngành đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên các mơ hình này mới lượng hóa
được ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT theo chỉ tiêu đầu ra (GDP), hoặc mới chỉ lượng
hóa ảnh hưởng các nhân tố đầu vào (VĐT, lao động) đến tăng trưởng GDP thơng qua mơ
hình hồi quy đa biến. Chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp chỉ số để lượng hóa
ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT (theo cả ba phân tổ: ngành kinh tế, TPKT và vùng
lãnh thổ) theo chỉ tiêu đầu vào (VĐT, lao động) đến tăng trưởng kinh tế (thông qua các


3
chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VĐT, năng suất lao động xã hội (NSLĐXH), GDP). Cũng chưa
có nghiên cứu nào lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT giai
đoạn 1986-2012 và đưa ra kết quả dự báo CCKT của Việt Nam đến năm 2020.
Điểm khác biệt, tạm gọi là “khoảng trống nghiên cứu/khoảng trống lý luận” chưa
được nghiên cứu, giải quyết, dự kiến sẽ thực hiện so với các nghiên cứu trước đây được

thể hiện khái quát trên các mặt sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê
CCKT; Thứ hai, lựa chọn hệ phương pháp thống kê vận dụng trong nghiên cứu CCKT
và chuyển dịch CCKT; Thứ ba, bổ sung mơ hình đánh giá tác động của các nhân tố đến
chuyển dịch CCKT; Thứ tư, bổ sung các mơ hình đánh giá tác động của chuyển dịch
CCKT đến tăng trưởng và phát triển kinh tế; Thứ năm, dự báo được CCKT cho Việt
Nam đến năm 2020.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung vào các nội dung chính: 1) hệ thống hóa những vấn đề lý luận
chung về CCKT, chuyển dịch CCKT; 2) làm rõ các yếu tố hình thành và tác động đến
CCKT và chuyển dịch CCKT; 3) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về CCKT; 4)
xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện trong nghiên cứu về CCKT và chuyển dịch
CCKT; 5) lựa chọn và chỉ rõ đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê để giải
quyết các nhiệm vụ trong nghiên cứu về CCKT và chuyển dịch CCKT; 6) đánh giá vai
trò của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT; 7) đánh giá vai trò của chuyển dịch CCKT
tới tăng trưởng và phát triển kinh tế; 8) Khẳng định được tính khả thi của hệ thống chỉ
tiêu thống kê được đề xuất và hệ phương pháp thống kê được lựa chọn thông qua việc
vận dụng vào phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT ở Việt Nam sau chặng đường
gần 30 năm đổi mới (giai đoạn 1986-2012); 9) đưa ra kết quả dự báo CCKT của Việt
Nam đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thống kê CCKT và chuyển dịch CCKT của Việt Nam.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu CCKT và chuyển dịch CCKT của Việt
Nam theo cả nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ.
- Phạm vi về thời gian: Luận án phân tích, đánh giá CCKT và chuyển dịch CCKT
của Việt Nam từ năm 1986 đến 2012; dự báo CCKT của Việt Nam đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp: phương pháp biện chứng, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh, lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân
tích tư liệu, thơng tin sẵn có; phương pháp phân tổ phân loại, phân tổ kết cấu, biểu đồ,
phương pháp tính các loại số tương đối; các phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích

CCKT, phương pháp dãy số thời gian, biểu đồ, chỉ số, hồi quy-tương quan, so sánh
dãy số song song, dịch chuyển tỷ trọng, véc tơ.


4
Nguồn dữ liệu sử dụng chủ yếu là nguồn thứ cấp: số liệu báo cáo từ các cơ quan
có liên quan của Đảng và Nhà nước (Văn phịng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
TCTK,…); Niên giám thống kê, các kết quả đã công bố qua các hội nghị, hội thảo, các
cuộc điều tra, khảo sát.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án đã đề xuất hoàn thiện được Hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ cấu kinh tế
(CCKT) bao gồm 9 nhóm: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư
(CCVĐT) theo ngành kinh tế, cơ cấu lao động (CCLĐ) theo ngành kinh tế, cơ cấu GDP
theo thành phần kinh tế (TPKT), CCVĐT theo TPKT, CCLĐ theo TPKT, cơ cấu GDP
theo vùng lãnh thổ, CCVĐT theo vùng lãnh thổ, CCLĐ theo vùng lãnh thổ. Hiện tại, ở
Việt Nam chưa có một hệ thống chỉ tiêu thống kê độc lập về CCKT và cũng chưa có
nghiên cứu nào đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê về CCKT một cách toàn diện trên cơ
sở kết hợp cả theo tiêu thức phân tổ và theo chỉ tiêu làm cơ sở tính tốn.
Luận án đã bổ sung được mơ hình đánh giá tác động của chuyển dịch CCLĐ theo
nhóm ngành kinh tế đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của nhóm ngành phi nơng nghiệp bằng
phương pháp hồi quy dữ liệu mảng; đã bổ sung được mô hình đánh giá tác động của
chuyển dịch CCLĐ, CCVĐT theo cả ba phân tổ (ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ)
đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội (NSLĐXH), năng suất vốn và GDP bằng
phương pháp chỉ số; đã bổ sung được mơ hình đánh giá tác động của chuyển dịch CCLĐ
theo ngành kinh tế đến GDP và GDP bình quân đầu người bằng phương pháp hồi quy dữ
liệu mảng. Trong các mơ hình này, luận án bổ sung thêm hai nhân tố: năng suất lao
động (NSLĐ) của nhóm ngành cơng nghiệp xây dựng (CNXD) và NSLĐ của nhóm
ngành dịch vụ (DV).
5.2. Những đóng gớp mới về mặt thực tiễn

Luận án đã phân tích được q trình chuyển dịch CCKT của Việt Nam theo cả ba
phân tổ (nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ), theo cả chỉ tiêu đầu vào (lao
động, vốn đầu tư) lẫn chỉ tiêu đầu ra (GDP).
Luận án đã lượng hóa được tác động của tỷ trọng lao động của nhóm ngành CNXD
và nhóm ngành DV đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của nhóm ngành phi nơng nghiệp bằng
mơ hình hồi quy dữ liệu mảng. Kết quả ước lượng cho thấy, tỷ trọng lao động của cả 2
nhóm ngành đều tác động tích cực đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của nhóm ngành phi
nơng nghiệp của Việt Nam, trong đó tỷ trọng lao động của nhóm ngành DV có tác động
mạnh hơn. Luận án đã lượng hóa được tác động của chuyển dịch CCLĐ, CCVĐT theo cả
ba phân tổ (ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ) đến tăng trưởng NSLĐXH, năng suất
vốn và GDP bằng phương pháp chỉ số. Kết quả tính tốn cho thấy, chuyển dịch CCLĐ
theo cả ba phân tổ đều có tác động tích cực đến NSLĐXH và GDP của Việt Nam.


5
Chuyển dịch CCVĐT theo cả ba phân tổ đều có tác động tiêu cực đến năng suất vốn và
GDP của Việt Nam. Luận án đã lượng hóa được tác động của chuyển dịch CCLĐ theo
nhóm ngành kinh tế đến GDP và GDP bình quân đầu người bằng phương pháp hồi quy
dữ liệu mảng. Kết quả ước lượng cũng cho thấy, tỷ trọng lao động của cả 2 nhóm ngành
CNXD và DV đều có tác động tích cực đến GDP và GDP bình qn đầu người của Việt
Nam, trong đó tỷ trọng lao động của nhóm ngành DV có tác động mạnh hơn. NSLĐ của
cả 2 nhóm ngành CNXD và DV đều tác động tích cực đến GDP và GDP bình quân đầu
người, trong đó NSLĐ của nhóm ngành DV có tác động tích cực hơn.
Luận án đã dự báo được CCKT Việt Nam đến năm 2020 dựa vào các mô hình dự
báo theo chuỗi thời gian. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng các chính sách chuyển dịch
CCKT theo nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ được hiệu quả.
Dựa trên kết quả nghiên cứu luận án đã đưa ra một số đề xuất về công tác thống
kê cơ cấu kinh tế:
1) Để đảm bảo nguồn số liệu trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT theo

vùng lãnh thổ, Tổng cục Thống kê cần sớm công bố số liệu về vốn đầu tư, lao động và
GDP của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân tổ theo nhóm ngành kinh tế,
TPKT; và để đảm bảo nguồn số liệu đáp ứng yêu cầu phân tích cơ cấu và chuyển dịch
CCKT trong nội bộ từng ngành kinh tế, Tổng cục Thống kê cần sớm công bố số liệu về
giá trị tăng thêm, vốn đầu tư và lao động chi tiết đến ngành kinh tế cấp 2 và cấp 3.
2) Tổng cục Thống kê cần đảm bảo tính nhất quán và thống nhất cách phân tổ của
các chỉ tiêu biểu hiện CCKT. Cụ thể, với các chỉ tiêu vốn đầu tư, lao động và GDP cần
được phân tổ chi tiết theo cùng một cấp độ (với ngành kinh tế chi tiết đến ngành cấp 1
và cấp 2; với TPKT chi tiết theo 5 thành phần).
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
Chƣơng 2: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn hệ phƣơng pháp thống
kê phân tích cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chƣơng 3: Phân tích cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt
Nam giai đoạn 1986-2012


6

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Cơ cấu kinh tế
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về CCKT. Cơ cấu kinh tế chủ yếu được hiểu và
vận dụng trong phân tích luận án là chỉ tiêu số tương đối kết cấu (tỷ trọng-tính bằng
phần trăm) hoặc chỉ tiêu tuyệt đối biểu hiện các bộ phận cấu thành tổng thể nền kinh tế
quốc dân xét theo một tiêu thức nào đó.

1.1.2.Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế
CCKT bao gồm 4 đặc trưng: 1/ CCKT mang tính khách quan và tính lịch sử; 2/
CCKT có mối quan hệ cân đối đồng bộ; 3/ CCKT có tính đa dạng và tính mở và 4/
Chuyển dịch CCKT là một quá trình.
1.1.3.Các loại cơ cấu kinh tế
1.1.3.1.Các loại cơ cấu kinh tế theo tiêu thức phân tổ
Theo tiêu thức phân tổ, CCKT gồm: cơ cấu theo ngành kinh tế; cơ cấu theo
TPKT và CCKT theo vùng lãnh thổ.
1.1.3.2. Các loại cơ cấu kinh tế theo chỉ tiêu làm cơ sở tính tốn
Theo chỉ tiêu làm cơ sở tính tốn, chúng ta có: CCKT xét theo chỉ tiêu đầu vào
(VĐT và lao động); CCKT xét theo chỉ tiêu đầu ra (GDP).
1.1.3.3. Các loại cơ cấu kinh tế được hình thành trên cơ sở kết hợp cả theo tiêu thức
phân tổ và theo chỉ tiêu làm cơ sở tính tốn
Từ các phân loại CCKT theo tiêu thức phân tổ và theo chỉ tiêu làm cơ sở tính
tốn, chúng ta có thể biểu hiện kết hợp theo bảng dưới đây.
Bảng 1.1. Các loại cơ cấu kinh tế theo tiêu thức phân tổ và theo chỉ tiêu làm
cơ sở tính tốn
Theo tiêu thức phân tổ
Theo chỉ tiêu
làm cơ sở tính tốn
1. Các chỉ tiêu đầu vào
VĐT
Lao động
2. Chỉ tiêu đầu ra
GDP

Ngành (hoặc nhóm
ngành) kinh tế

Thành phần

kinh tế

Vùng
lãnh thổ

X
X

X
X

X
X

X

X

X

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết hợp CCKT theo tiêu thức phân tổ và chỉ tiêu làm cơ sở tính tốn, có các loại
CCKT sau: 1) CCVĐT theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế; 2) CCVĐT theo TPKT;


7
3) CCVĐT theo vùng lãnh thổ; 4) CCLĐ theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế; 5)
CCLĐ theo TPKT; 6) CCLĐ theo vùng lãnh thổ; 7) Cơ cấu GDP theo ngành (hoặc nhóm
ngành) kinh tế; 8) Cơ cấu GDP theo TPKT; 9) Cơ cấu GDP theo vùng lãnh thổ.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch CCKT được đề cập và phân tích trong luận án là sự thay đổi tỷ trọng
hoặc mức độ của các bộ phận cấu thành tổng thể nghiên cứu qua thời gian.
1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành,chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.2.1. Nhóm nhân tố cầu đầu ra của sản xuất và các chỉ tiêu biểu hiện
Nhóm nhân tố này bao gồm: dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng, chính
sách của nhà nước,… Để biểu hiện nhân tố cầu đầu ra có thể sử dụng chỉ tiêu dân số.
1.2.2.2. Nhóm nhân tố cung đầu vào của sản xuất và các chỉ tiêu biểu hiện
Nhóm nhân tố cung đầu vào của sản xuất bao gồm: VĐT, nguồn lực con người,
tiến bộ KHCN, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,…Để biểu hiện nhóm nhân tố cung
đầu vào của sản xuất có thể sử dụng các chỉ tiêu: VĐT phát triển toàn xã hội; số lao
động đang làm việc trong nền kinh tế; tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế
đã qua đào tạo; tỷ lệ lao động theo trình độ chun mơn kỹ thuật; số sáng chế được
cấp bằng bảo hộ; số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng; chi cho đổi
mới cơng nghệ trong doanh nghiệp.
1.2.2.3. Nhóm nhân tố thể chế chích sách
Các chính sách kinh tế của nhà nước có tác động mạnh đến xu hướng hình thành
và chuyển dịch CCKT.
1.2.3. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng và phát triển
kinh tế xã hội
Chuyển dịch CCKT có thể có tác động tích cực và cả tác động tiêu cực tới tăng
trưởng kinh tế. Chuyển dịch CCKT theo hướng làm tăng hay giảm NSLĐXH, hiệu
quả sử dụng VĐT, GDP, GDP bình quân đầu người được các nhà kinh tế gọi là “phần
thưởng” hay “gánh nặng” cơ cấu. Để biểu hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế có thể
sử dụng 7 chỉ tiêu: NSLĐ của các ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế, TPKT và vùng
lãnh thổ; NSLĐXH; Hiệu quả sử dụng VĐT của các ngành (hoặc nhóm ngành) kinh
tế, TPKT và vùng lãnh thổ; Hiệu quả sử dụng VĐT của toàn nền kinh tế; Tốc độ tăng
(giảm) GDP; Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, luận án đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về CCKT và
chuyển dịch CCKT. Làm rõ khái niệm, đặc điểm của CCKT trên cả hai khía cạnh: thứ
nhất, theo tiêu thức phân tổ gồm: 1) CCKT theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế (xét


8
trên giác độ phân công lao động xã hội theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế); 2)
CCKT theo TPKT (xét theo quan hệ sở hữu); 3) CCKT theo vùng lãnh thổ (xét trên giác
độ phân công lao động xã hội theo lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ hay còn gọi là theo
không gian địa lý). Thứ hai, theo chỉ tiêu làm cơ sở tính tốn gồm: 1) CCKT theo chỉ
tiêu đầu vào (lao động, VĐT); 2) CCKT theo chỉ tiêu đầu ra (GDP). Chương 1 cũng đã
phân tích đặc điểm của CCKT theo từng phân tổ (nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng
lãnh thổ); phân tích và chỉ rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT và các
chỉ tiêu biểu hiện; phân tích và chỉ rõ ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT đến tăng
trưởng, phát triển kinh tế và các chỉ tiêu biểu hiện tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về CCKT và chuyển dịch CCKT, tác giả
đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về CCKT và kiến nghị hệ phương pháp
thống kê vận dụng trong phân tích CCKT trong chương 2.
Sau khi làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT và ảnh hưởng của
chuyển dịch CCKT đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, tác giả đã bổ sung các mơ
hình đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT và ảnh hưởng của
chuyển dịch CCKT đến tăng trưởng và phát triển kinh tế trong chương 2.

CHƢƠNG 2
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ LỰA CHỌN HỆ
PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
2.1. Thực trạng về hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp thống kê phân tích cơ cấu
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
2.1.1. Hệ thống hiện hành thực hiện thống kê và phân tích cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

2.1.1.1. Hệ thống hiện hành thực hiện thống kê các chỉ tiêu cho phép tính cơ cấu kinh
tế ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một bộ phận độc lập thống kê về CCKT. Việc
tính tốn các chỉ tiêu thống kê cho phép tính tốn CCKT được thực hiện bởi các Vụ
nghiệp vụ trực thuộc TCTK, các Cục Thống kê của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương.
2.1.1.2. Hệ thống hiện hành phân tích cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Việc phân tích thống kê CCKT ở Việt Nam được thực hiện bởi các cơ quan
quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân.
2.1.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
2.1.2.1.Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, ban hành theo Quyết định số
43/2010/QĐ-TTg các chỉ tiêu phản ánh CCKT được nằm ở 5 nhóm: Nhóm 03: Lao


9
động việc làm và bình đẳng giới; Nhóm 05: Đầu tư và xây dựng; Nhóm 06: Tài khoản
quốc gia; Nhóm 09: NLTS; nhóm 13: Giao thơng vận tải.
2.1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các chỉ tiêu phản ánh CCKT cũng được nằm
phân tán ở 3 nhóm: Nhóm 3: Lao động, việc làm và bình đẳng giới; Nhóm 5: Đầu tư và
xây dựng; Nhóm 6: Tài khoản quốc gia.
2.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành
Để đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê CCKT trong hệ thống chỉ tiêu
thống kê của các Bộ, ngành. Tác giả đã rà soát hệ thống chỉ tiêu của 6 Bộ, ngành như:
Bộ Cơng nghiệp và Thương Mại, Bộ Tài chính,…Qua đánh giá thực trạng hệ thống chỉ
tiêu thống kê của 6 Bộ cho thấy, các chỉ tiêu thống kê CCKT trong nội bộ từng ngành
hầu như chưa có trong hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành.

2.1.2.4. Nhận xét, đánh giá
Qua khảo sát Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Hệ thống chỉ tiêu của các Bộ, ngành; đối chiếu
với Niên giám Thống kê và các nghiên cứu về CCKT, cho thấy: thứ nhất, về số lượng
chỉ tiêu: thiếu các chỉ tiêu thống kê CCKT theo vùng lãnh thổ. Thứ hai, về tên gọi chỉ
tiêu: tên gọi các chỉ tiêu thống kê CCKT chưa được thống nhất giữa Hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia, Niên giám thống kê và các nghiên cứu về CCKT. Thứ ba, về
phương pháp tính: CCKT mới được hiểu trên giác độ cơ cấu tương đối. Thứ tư, về
đảm bảo thông tin: TCKT chưa công bố số liệu về GDP và VĐT theo vùng lãnh thổ.
Hiện nay GDP và VĐT tính theo các tỉnh/thành phố và GDP do TCKT tính có sự chênh
lệch nhau đáng kể.
2.1.3. Thực trạng vận dụng các phương pháp thống kê phân tích cơ cấu và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Qua đánh giá thực trạng vận dụng các phương pháp thống kê phân tích cơ cấu và
chuyển dịch CCKT của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơng trình nghiên cứu về
CCKT ở Việt Nam cho thấy: Thứ nhất, về số lượng phương pháp: hiện tại, các phương
pháp thống kê chưa được vận dụng đầy đủ trong các nghiên cứu về CCKT. Mỗi
nghiên cứu khác nhau về CCKT lại sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau.
Dẫn đến, các nghiên cứu này vẫn chưa giải quyết được triệt để các nhiệm vụ phân tích
CCKT. Thứ hai, về thực trạng vận dụng: trong các phương pháp hiện đang được sử
dụng để nghiên cứu về CCKT, tác dụng của từng phương pháp chưa được vận dụng
triệt để. Cụ thể, phương pháp dãy số thời gian mới giải quyết được nhiệm vụ đánh giá
mức độ chuyển dịch CCKT. Phương pháp hồi quy-tương quan mới giải quyết được


10
nhiệm vụ đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT đến tăng trưởng kinh tế.
2.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ cấu kinh tế và xác định các phƣơng
pháp xác định và biểu hiện cơ cấu kinh tế
2.2.1. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ cấu kinh tế

2.2.1.1.Một số vấn đề chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu thống
kê cơ cấu kinh tế
Trong tiểu mục này, tác giả đã phân tích một số vấn đề chung về hệ thống chỉ tiêu
thống kê nói chung và hệ thống chỉ tiêu thống kê về CCKT nói riêng.
2.2.1.2. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ cấu kinh tế
Tác giả đã trình bày 5 nguyên tắc cần đảm bảo khi xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu thống kê CCKT.
2.2.1.3. Đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về cơ cấu kinh tế
Thứ nhất, về số lượng chỉ tiêu: cần bổ sung thêm 3 nhóm chỉ tiêu thống kê CCKT
theo vùng lãnh thổ: CCVĐT theo vùng lãnh thổ; CCLĐ theo vùng lãnh thổ và cơ cấu
GDP theo vùng lãnh thổ.
Thứ hai, về tên gọi chỉ tiêu: cần thống nhất tên gọi của các chỉ tiêu biểu hiện
CCKT giữa Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Niên giám thống kê và các tài liệu
nghiên cứu khác về CCKT.
Thứ ba, về phương pháp tính: cần phải hiểu CCKT theo cả cơ cấu tuyệt đối và cơ
cấu tương đối.
Thứ tư, về đảm bảo thông tin: TCTK cần sớm công bố số liệu GDP, VĐT theo
vùng lãnh thổ. Hơn nữa, nhằm đáp ứng được yêu cầu phân tích tác động của chuyển
dịch CCVĐT và chuyển dịch CCLĐ đến các chỉ tiêu KTXH, TCTK cần sớm công bố
số liệu về VĐT, lao động và GDP của từng tỉnh/thành phố phân tổ chi tiết theo nhóm
ngành kinh tế và TPKT.
Từ các đề xuất ở trên, tác giả kiến nghị Hệ thống chỉ tiêu thống kê CCKT bao
gồm 9 nhóm và được xác định như sau:
1) Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế
- Cơ cấu tuyệt đối: VĐT =  VĐTi
(Tỷ đồng)
- Cơ cấu tương đối: dvđti = (VĐTi / VĐT) x 100
(%)
Trong đó: VĐTi: VĐT theo giá thực tế vào ngành (nhóm ngành) kinh tế thứ i
VĐT: Tổng VĐT theo giá thực tế của toàn nền kinh tế

dvđti: Tỷ trọng VĐT vào ngành (nhóm ngành) kinh tế thứ i trong tổng VĐT của
tồn nền kinh tế
2) Cơ cấu vốn đầu tư theo TPKT
- Cơ cấu tuyệt đối: VĐT =  VĐTtpi
(Tỷ đồng)
- Cơ cấu tương đối: dvđttpi = ( VĐTtpi / VĐT) x 100 (%)


11
Trong đó: VĐTtpi : VĐT vào TPKT thứ i
dvđttpi: Tỷ trọng VĐT vào TPKT thứ i trong tổng VĐT của toàn nền kinh tế
3) Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ
- Cơ cấu tuyệt đối: VĐT =  VĐTvi
(Tỷ đồng)
- Cơ cấu tương đối: dvi = (VĐTvi /VĐT) x 100
(%)
Trong đó: VĐTvi: VĐT vào vùng lãnh thổ thứ i
dvi: Tỷ trọng VĐT vào vùng lãnh thổ thứ i trong tổng VĐT của toàn nền kinh tế.
4) Cơ cấu lao động theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế
- Cơ cấu tuyệt đối: LĐ =  LĐi (Nghìn người)
- Cơ cấu tương đối: dlđi = (LĐi /LĐ) x 100 (%)
Trong đó: LĐi: Số lao động làm việc của ngành (nhóm ngành) kinh tế thứ i
LĐ: Tổng số lao động của toàn nền kinh tế
dlđi: Tỷ trọng lao động của ngành (nhóm ngành) kinh tế thứ i trong tổng số lao
động của toàn nền kinh tế
5) Cơ cấu lao động theo TPKT
- Cơ cấu tuyệt đối: LĐ =  LĐtpi
(Nghìn người)
- Cơ cấu tương đối: dlđtpi = (LĐtpi /LĐ) x 100 (%)
Trong đó: LĐtpi: Số lao động của TPKT thứ i

dlđtpi: Tỷ trọng lao động của TPKT thứ i trong tổng số lao động của toàn nền kinh tế.
6) Cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ
- Cơ cấu tuyệt đối: LĐ =  LĐvi
(Nghìn người)
- Cơ cấu tương đối: dlđvi = (LĐvi / LĐ) x 100 (%)
Trong đó: LĐvi: Số lao động trong vùng lãnh thổ thứ i
dlđvi: Tỷ trọng lao động của vùng lãnh thổ thứ i trong tổng số lao động của toàn
nền kinh tế
7) Cơ cấu GDP theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế
- Cơ cấu tuyệt đối: GDP = VAi (Tỷ đồng)
- Cơ cấu tương đối: di = VAi /GDP x 100
(%)
Trong đó: VAi : VA theo giá thực tế của ngành (nhóm ngành) kinh tế thứ i
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực tế
di: Tỷ trọng VA ngành (nhóm ngành) kinh tế thứ i trong GDP
8) Cơ cấu GDP theo TPKT
- Cơ cấu tuyệt đối: GDP = VAtpi
(Tỷ đồng)
- Cơ cấu tương đối: dtpi = VAtpi /GDP x 100 (%)
Trong đó: VAtpi: VA của TPKT thứ i
dtpi: Tỷ trọng VA của TPKT thứ i trong GDP


12
9) Cơ cấu GDP theo vùng lãnh thổ
- Cơ cấu tuyệt đối: GDP = GDPi

(Tỷ đồng)

- Cơ cấu tương đối: dvi = GDPi /GDP x 100 (%)

Trong đó: GDPi : Tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực tế của vùng lãnh thổ thứ i
dvi: Tỷ trọng GDP vùng lãnh thổ thứ i trong GDP
2.2.2. Các phương pháp xác định và biểu hiện cơ cấu kinh tế
Có 2 phương pháp: phân tổ kết cấu và biểu đồ kết cấu.
2.3. Lựa chọn hệ phƣơng pháp thống kê phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
2.3.1. Một số vấn đề chung về phân tích thống kê cơ cấu kinh tế
Trong tiểu mục này, tác giả trình bày 3 vấn đề: 1) Bản chất, tác dụng của phân
tích thống kê CCKT; 2) Nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê CCKT; 3) Các vấn đề cần
phải giải quyết khi phân tích thống kê CCKT.
2.3.2. Lựa chọn các phương pháp thống kê phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
2.3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp thống kê phân tích cơ cấu và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Thứ nhất, đảm bảo tính hướng đích; thứ hai, đảm bảo tính hệ thống; thứ ba, đảm bảo
tính khả thi; thứ tư, đảm bảo tính hiệu quả; thứ năm, đảm bảo tính thích nghi.
2.3.2.2. Lựa chọn hệ phương pháp thống kê phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
a. Đề xuất hoàn thiện việc vận dụng các phương pháp thống kê trong nghiên cứu
về cơ cấu và chuyển dịch CCKT.
Thứ nhất, về số lượng phương pháp: tác giả kiến nghị bổ sung thêm 5 phương
pháp: nhóm phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích, chỉ số, phân tổ liên hệ, biểu đồ xu
thế; so sánh dãy số song song.
Thứ hai, về việc vận dụng các phương pháp: đối với phương pháp dãy số thời
gian cần bổ sung thêm 2 tác dụng: phân tích xu thế chuyển dịch CCKT và dự báo
CCKT. Đối với phương pháp hồi quy-tương quan, cần bổ sung thêm tác dụng: phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT; phân tích ảnh hưởng của chuyển
dịch CCKT đến phát triển KTXH; dự báo CCKT.
b. Lựa chọn hệ phương pháp thống kê phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT
Căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu và tác dụng của các phương pháp, tác giả kiến

nghị hệ phương pháp thống kê sử dụng trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT
theo bảng dưới đây:


13
Bảng 2.1: Nhiệm vụ và phƣơng pháp phân tích thống kê cơ cấu kinh tế

Nhiệm vụ phân
tích CCKT

1. Xác định xu
hướng chuyển dịch
CCKT
2. Xác định mức độ
chuyển dịch CCKT
3. Xác định mức độ
ảnh hưởng của các
nhân tố đến chuyển
dịch CCKT
4. Xác định vai trò
của các nhân tố đến
chuyển dịch CCKT
5. Xác định ảnh
hưởng của chuyển
dịch CCKT đến các
chỉ tiêu KTXH
6. Dự báo CCKT
7. So sánh CCKT
của Việt Nam với
quốc gia khác

8. Đánh giá tình
hình thực hiện mục
tiêu chuyển dịch
CCKT

Phƣơng pháp phân tích
Phƣơng Phƣơng Phƣơn Phƣơng Phƣơn Phƣơng
pháp tính pháp
g
pháp hồi g pháp pháp
các chỉ
dãy số pháp
quy
chỉ số phân tổ
tiêu phân thời gian biểu
tƣơng
liên hệ
tích
đồ
quan
X

X

Phƣơng
pháp so
sánh dãy
số song
song


X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X
X

X

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.3.3. Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê trong phân tích cơ cấu và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong mục này, luận án đã đi sâu phân tích và chỉ rõ đặc điểm vận dụng các
phương pháp được đề xuất trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT, bao gồm:
các phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích CCKT; phương pháp dãy số thời gian,
biểu đồ, hồi quy-tương quan, chỉ số, phân tổ liên hệ, so sánh các dãy số song song.


14

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Sau khi làm rõ cơ sở lý luận về CCKT và chuyển dịch CCKT ở chương 1, trong
chương 2, luận án đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống và có những đóng góp
mới sau:
Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê CCKT ở Việt Nam. Trên cơ sở đó
đề xuất hồn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê CCKT trên một số mặt như: số lượng chỉ
tiêu, tên gọi chỉ tiêu, phương pháp xác định. Hệ thống chỉ tiêu thống kê CCKT được
đề xuất bao gồm 9 nhóm: 1) CCVĐT theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế, 2)
CCVĐT theo TPKT, 3) CCVĐT theo vùng lãnh thổ, 4) CCLĐ theo ngành (hoặc nhóm
ngành) kinh tế, 5) CCLĐ theo TPKT, 6) CCLĐ theo vùng lãnh thổ, 7) Cơ cấu GDP
theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế, 8) Cơ cấu GDP theo TPKT, 9) Cơ cấu GDP
theo vùng lãnh thổ.
Đánh giá thực trạng vận dụng các phương pháp thống kê trong nghiên cứu về
CCKT. Trên cơ sở đó, lựa chọn và chỉ ra đặc điểm vận dụng hệ phương pháp thống kê
phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT. Căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu CCKT và
chuyển dịch CCKT, tác giả kiến nghị sử dụng các phương pháp: 1) Phương pháp tính
các chỉ tiêu phân tích; 2) Phương pháp phân tổ liên hệ; 3) Phương pháp biểu đồ; 4)
Phương pháp hồi quy-tương quan; 5) Phương pháp dãy số thời gian; 6) Phương pháp
chỉ số; 7) Phương pháp so sánh dãy số song song.
Luận án cũng đã bổ sung mơ hình lượng hóa tác động của các nhân tố đến chuyển

dịch CCKT; bổ sung các mô hình lượng hóa tác động của chuyển dịch CCKT theo
nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
(thông qua các chỉ tiêu NSLĐXH, năng suất vốn, GDP và GDP bình quân đầu người).
Tiếp đến, luận án đã làm rõ được bản chất, tác dụng, nhiệm vụ, đặc điểm và các
vấn đề cần giải quyết khi phân tích thống kê CCKT và chuyển dịch CCKT.
Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu được đề xuất và hệ phương pháp thống kê được lựa
chọn, trong chương 3 tác giả sẽ vận dụng để tính tốn các chỉ tiêu biểu hiện CCKT;
tính tốn các chỉ tiêu phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT; lượng hóa ảnh hưởng
của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT; lượng hóa ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT
đến các chỉ tiêu KTXH; phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT của Việt Nam giai
đoạn 1986-2012.


15

CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2012
3.1. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong mục này, tác giả đã phân tích chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển
dịch CCKT tại các kỳ đại hội từ Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) đến Đại hội Đảng lần
thứ XI (2011).
3.2. Lựa chọn chỉ tiêu và phƣơng pháp thống kê phân tích cơ cấu và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012
3.2.1.Lựa chọn chỉ tiêu thống kê cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012
Căn cứ vào điều kiện số liệu hiện có, luận án lựa chọn 9 nhóm: cơ cấu GDP theo
nhóm ngành kinh tế; Cơ cấu GDP theo TPKT; Cơ cấu GDP theo vùng lãnh thổ;
CCVĐT theo nhóm ngành kinh tế; CCVĐT theo TPKT; CCVĐT theo vùng lãnh thổ;
CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế; CCLĐ theo TPKT và CCLĐ theo vùng lãnh thổ.
3.2.2. Lựa chọn các phương pháp thống kê phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012
3.2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu và điều kiện số liệu hiện có, luận án lựa chọn
các nhóm chỉ tiêu sau: Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển dịch CCKT; Nhóm chỉ
tiêu đánh giá mức độ và vai trò ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT;
Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT đến các chỉ tiêu KTXH.
3.2.2.2. Lựa chọn các phương pháp thống kê phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu luận án lựa chọn các phương pháp: lựa chọn
các chỉ tiêu phân tích CCKT, phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích CCKT, dãy số thời
gian, biểu đồ, hồi quy-tương quan, chỉ số, phân tổ liên hệ, so sánh dãy số song song.
3.3. Tính tốn các chỉ tiêu thống kê cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2012
Trong phạm vi luận án, tác giả lựa chọn tính tốn các chỉ tiêu thống kê CCKT
theo nhóm ngành kinh tế để minh họa. Các chỉ tiêu thống kê CCKT theo TPKT và
vùng lãnh thổ được trình bày ở Phụ lục II và III.
3.3.1. Tính tốn các chỉ tiêu đo lường cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế xét theo chỉ
tiêu đầu ra
Để tính tốn các chỉ tiêu đo lường CCKT theo nhóm ngành kinh tế tác giả sử
dụng các phương pháp phân tổ kết cấu, dãy số thời gian. Để biểu hiện CCKT theo
nhóm ngành kinh tế trong giai đoạn 1986-2012, tác giả sử dụng biểu đồ hình cột.


16
3.3.2. Tính tốn các chỉ tiêu đo lường cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế xét theo chỉ
tiêu đầu vào
Trong mục này, tác giả tính tốn các chỉ tiêu đo lường cơ cấu theo nhóm ngành
kinh tế xét theo chỉ tiêu đầu vào là lao động và VĐT
3.4. Vận dụng phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai
đoạn 1986-2012
3.4.1. Phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế của Việt

Nam giai đoạn 1986-2012
3.4.1.1. Phân tích mức độ chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 1986-2012
Để tính tốn các chỉ tiêu phân tích mức độ chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành
kinh tế luận án vận dụng 2 phương pháp: dãy số thời gian và véc-tơ. Kết quả tính tốn
cho thấy, kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, chuyển dịch cơ cấu
theo nhóm ngành kinh tế ở Việt Nam đã có những thành tựu. Chuyển dịch cơ cấu theo
nhóm ngành kinh tế nhanh, phù hợp với quy luật và trình độ phát triển của nền kinh tế
là nguyên nhân quan trọng giúp Việt Nam đạt được và duy trì tăng trưởng kinh tế cao,
ổn định trong vịng 10 năm cuối của thế kỷ 20. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ cấu theo
nhóm ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn còn lạc hậu hơn một số quốc gia trong
khu vực. Trong quá trình chuyển dịch, tốc độ chuyển dịch CCKT của Thái Lan,
Malaysia, Indonesia diễn ra nhanh hơn Việt Nam.
3.4.1.2. Phân tích xu thế chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 1986-2012
Luận án đã xây dựng được hàm xu thế chuyển dịch cơ cấu GDP theo 3 nhóm
ngành kinh tế của Việt Nam như sau:
1) Nhóm ngành NLTS: dt  46,521  2,109t  0,04t 2
2) Nhóm ngành CNXD: d t  27,228  1,027t  0,166t 2  0,004t 3
3) Nhóm ngành DV: d t  27,464  2,675t  0,167t 2  0,003t 3
3.4.1.3. Phân tích mức độ và vai trò ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ
cấu theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2012
Để phân tích mức độ và vai trị ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch
CCKT, luận án sử dụng 2 phương pháp: so sánh dãy số song song và hồi quy-tương
quan. Kết quả tính tốn cho thấy sự gia tăng tỷ trọng lao động của nhóm ngành CNXD
và DV có tác động tích cực đến chuyển dịch CCKT, trong đó nhóm ngành DV có tác
động mạnh hơn.
3.4.1.4. Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế đến các
chỉ tiêu kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 1986-2012
Vận dụng các phương pháp: dịch chuyển tỷ trọng, chỉ số và hồi quy-tương quan

cho phép đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế đến các


17
chỉ tiêu kinh tế xã hội (NSLĐXH, năng suất vốn, GDP, GDP bình qn đầu người).
Kết quả tính tốn cho thấy:
Chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế đã có đã có tác động tích cực đến
tăng trưởng NSLĐXH của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2012. Sự chuyển dịch
CCVĐT giữa các nhóm ngành kinh tế chưa tích cực, làm giảm hiệu quả đầu tư chung
của nền kinh tế trong giai đoạn 1995 - 2012.
Sự chuyển dịch CCLĐ giữa các nhóm ngành kinh tế đã có tác động khá tích cực
đến GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu phát triển
KTXH đến năm 2020, Việt Nam cần đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ.
So với chuyển dịch CCLĐ, chuyển dịch CCVĐT chưa thực sự tích cực. Chuyển
dịch CCVĐT giữa các nhóm ngành kinh tế đã cản trở tăng trưởng GDP của Việt Nam.
3.4.1.5. Dự báo cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam đến năm 2020
Trong điều kiện số liệu và phạm vi nghiên cứu luận án đã tiến hành dự báo cơ
cấu theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam đến năm 2020 bằng phương pháp hồi quy
xu thế và san số mũ.
3.4.2.Phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 1986-2012
3.4.2.1.Phân tích mức độ chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 1986-2012
Cơ cấu theo TPKT của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực, phù hợp với cơ chế
thị trường. TPKT nhà nước có xu hướng giảm; TPKT ngoài nhà nước và TPKT đầu tư
nước ngoài có xu hướng tăng.
3.4.2.2.Phân tích xu thế chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế của Việt Nam giai
đoạn1994-2012
Luận án đã xây dựng được hàm xu thế chuyển dịch cơ cấu theo TPKT như sau:
1) TPKT nhà nước: dt  41,933  0,454t

2) TPKT ngoài nhà nước: d t  55,261  1,326t  0,053t 2
3) TPKT đầu tư nước ngoài: dt  4,572  1,297t  0,030t 2
3.4.2.3. Phân tích mức độ và vai trị ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ
cấu theo thành phần kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2012
Sử dụng hệ số co dãn cho thấy, sự chuyển dịch CCLĐ và CCVĐT giữa các
TPKT có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu VA.
3.4.2.4. Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế đến các
chỉ tiêu kinh tế xã hội
Chuyển dịch CCLĐ theo TPKT có tác động tích cực tới tăng trưởng NSLĐXH và
GDP của toàn nền kinh tế trong giai đoạn 2000-2012. Mặc dù có tác động tích cực
nhưng đóng góp của chuyển dịch CCLĐ có xu hướng giảm dần.


18
Trong giai đoạn 1995-2012, chuyển dịch CCVĐT giữa các TPKT cũng có tác động
tích cực đến hiệu quả sử dụng VĐT và GDP của toàn nền kinh tế.
3.4.2.5. Dự báo cơ cấu theo thành phần kinh tế đến năm 2020
Tương tự như dự báo cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế, để dự báo cơ cấu theo
TPKT tác giả sử dụng hàm xu thế và san số mũ.
3.4.3. Phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ của Việt
Nam giai đoạn 1986-2012
3.4.3.1.Phân tích mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ
Phân tích CCKT theo vùng lãnh thổ xét theo cả ba chỉ tiêu GDP, VĐT và lao
động cho thấy nổi bật lên 3 vùng lãnh thổ quan trọng, là động lực tăng trưởng của cả
nước. Đó là Đồng bằng sơng Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Để
đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng GDP trong thời gian tới cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh
tế của 3 vùng này.
3.4.3.2. Phân tích xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ
Luận án đã xây dựng được hàm xu thế biểu diễn xu thế chuyển dịch CCKT theo
vùng lãnh thổ như sau:

1) Vùng Đồng bằng sông Hồng: d t  20,732  0,22t
2) Vùng Trung du-miền núi phía Bắc: d t  8,298x0,982t
3) Vùng Bắc Trung Bộ-duyên hải miền Trung:
d t  14,874  0,327t  0,037t 2  0,01t 3

4) Vùng Tây Nguyên: d t  3,743  0,203t  0,013t 2
5) Vùng Đông Nam Bộ: kết quả mục 1.5, Phần III, Phụ lục V cho thấy hệ số điều
chỉnh của các hàm xu thế đều khá thấp (<0,5). Do đó, ta khơng lựa chọn được dạng hàm
nào để biểu diễn xu thế chuyển dịch tỷ trọng trong GDP của vùng Đông Nam Bộ.
6) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: dt  20,888  0,615t  0,02t 2
3.4.3.3.Phân tích mức độ và vai trị ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ
cấu theo vùng lãnh thổ của Việt Nam giai đoạn 1986-2012
Sử dụng hệ số co dãn cho thấy, sự chuyển dịch CCLĐ và CCVĐT giữa các vùng
lãnh thổ có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu GDP.
3.4.3.4. Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ đến
các chỉ tiêu kinh tế xã hội
Xét cả giai đoạn 2000-2012, chuyển dịch CCLĐ giữa các vùng lãnh thổ đóng góp rất
nhỏ vào tăng trưởng NSLĐXH. Chuyển dịch CCVĐT theo vùng lãnh thổ chưa tích cực
dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng VĐT của toàn nền kinh tế. Chuyển dịch CCVĐT đã có
tác động tích cực nhưng vẫn cịn rất thấp đến sự tăng trưởng GDP.


19
3.5. Đánh giá chung về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai
đoạn 1986-2012 và một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.5.1. Đánh giá chung về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai
đoạn 1986-2012
Xét theo tiêu thức phân tổ, cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và
tích cực nhất, tiếp theo là cơ cấu theo TPKT. Cơ cấu theo vùng lãnh thổ chưa thực sự
tích cực và cịn chậm chuyển đổi. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định,

nhưng xét về tổng thể, các TPKT và vùng lãnh thổ của Việt Nam đều phát triển chưa
thực sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Xét theo chỉ tiêu làm cơ sở tính tốn, chuyển dịch cơ cấu theo chỉ tiêu đầu ra
(GDP) tích cực nhất, xu thế chuyển dịch rõ nét nhất. Xét theo chỉ tiêu đầu vào, lao
động có xu hướng chuyển dịch nhanh và tích cực hơn so với VĐT. Cơ cấu VĐT xét
theo cả nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ đều chậm chuyển dịch.
3.5.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thứ nhất, chuyển dịch CCKT phải gắn với chiến lược phát triển KTXH giai đoạn
2011-2020 nhằm hướng tới khai thác tốt nhất tiềm năng và lợi thế của đất nước, tạo
nên sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai, để đẩy nhanh chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại, đòi hỏi phải tăng
nhanh hơn tỷ trọng của hai nhóm ngành CNXD, DV và giảm mạnh tỷ trọng của nhóm
ngành NLTS trong GDP.
Thứ ba, việc xây dựng chiến lược, chính sách điều chỉnh CCKT phải đáp ứng các
yêu cầu: phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước và phù hợp với yêu
cầu của hội nhập kinh tế.
Thứ tư, cần nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT, tăng cường điều chỉnh CCVĐT cho
phù hợp.
Thứ năm, cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng nâng cao tỷ trọng của
nhóm ngành CNXD và DV, giảm dần tỷ trọng của nhóm ngành NLTS, hướng đến việc
phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ sáu, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT phải chú ý mở rộng phát triển những ngành
có NSLĐ cao, những ngành có giá trị sản phẩm lớn góp phần tăng NSLĐXH cũng như
tăng giá trị tăng thêm trên góc độ tồn xã hội.
Thứ bảy, xác định rõ vai trò của nhà nước và phương thức tác động của nhà nước
đối với quá trình chuyển dịch CCKT.
Thứ tám, muốn đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng tích cực chúng ta phải
đánh giá được chuẩn xác thực trạng CCKT và chuyển dịch CCKT dựa trên cơ sở các số



20
liệu thống kê. Vì vậy, cần phải coi trọng cơng tác thống kê nói chung và thống kê
CCKT nói riêng.
3.6. Đánh giá chung về việc vận dụng hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp thống kê
phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam và một số kiến nghị
3.6.1. Đánh giá chung về việc vận dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê
trong phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thứ nhất, về hệ thống chỉ tiêu thống kê CCKT. Hiện tại, Việt Nam chưa có một
hệ thống chỉ tiêu thống kê độc lập về CCKT. Các chỉ tiêu biểu hiện CCKT nằm phân
tán trong các nhóm chỉ tiêu khác nhau. Thiếu các chỉ tiêu thống kê CCKT theo vùng
lãnh thổ. Tên gọi các chỉ tiêu thống kê CCKT giữa Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia, Niên giám thống kê và các nghiên cứu về CCKT chưa được thống nhất. Thơng tin
thống kê cho phép phân tích CCKT theo vùng lãnh thổ chưa được cơng bố chính thức
trong Niên giám thống kê của TCTK. Số liệu về VĐT và GDP của các nhóm ngành
kinh tế và TPKT được phân tổ theo cùng một cấp độ. Số liệu về lao động theo TPKT
không được chia nhỏ như chỉ tiêu VĐT và GDP.
Thứ hai, về việc vận dụng các phương pháp thống kê trong phân tích cơ cấu và
chuyển dịch CCKT. Hiện tại, đang thiếu sự kết hợp các phương pháp thống kê trong
phân tích cơ cấu và chuyển dịch CCKT ở Việt Nam. Mỗi nghiên cứu khác nhau về
CCKT lại sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau. Thậm chí, khi sử dụng một
phương pháp thống kê nào đó trong phân tích cơ cấu và chuyển dịch CCKT thì cũng
vẫn chưa vận dụng hết các tác dụng của nó. Dẫn đến, các nghiên cứu trước đây về
CCKT chưa giải quyết được triệt để các nhiệm vụ cần thiết trong phân tích CCKT và
chuyển dịch CCKT ở Việt Nam.
3.6.2. Kiến nghị
Thứ nhất, CCKT và chuyển dịch CCKT không thay đổi trong thời gian ngắn, mà
phải được tích lũy từ các yếu tố về lượng để có được kết quả thay đổi về chất. Vì vậy,
việc phân tích cơ cấu và chuyển dịch CCKT cần phải có thời gian tối thiểu để đo
lường, đánh giá đầy đủ tất cả các yếu tố biểu hiện CCKT, chuyển dịch CCKT. Thời
gian tối thiểu đó phải là năm hoặc là đánh giá theo chu kỳ 3 năm hoặc 5 năm là những

khoảng thời gian đủ để đo lường, đánh giá đầy đủ, chính xác tác động của CCKT và
chuyển dịch CCKT đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thứ hai, để phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT, các chỉ tiêu phản ánh CCKT
theo ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ nên được tính tốn và cơng bố hàng năm
bằng số liệu chính thức. Nhìn chung, nguồn số liệu để tính tốn, tổng hợp các chỉ tiêu
phản ánh CCKT theo ngành, TPKT là đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên để
hồn thiện phân tích về CCKT và chuyển dịch CCKT, từ kết quả nghiên cứu của luận
án và căn cứ vào tính pháp lý của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ


21
tiêu thống kê các Bộ, ngành. TCTK cần đưa vào chương trình cơng tác thống kê hàng
năm việc tính tốn đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh CCKT, cụ thể:
Một, TCTK cần sớm công bố 3 chỉ tiêu thống kê phản ánh CCKT theo vùng lãnh
thổ: CCVĐT theo vùng lãnh thổ; CCLĐ theo vùng lãnh thổ và cơ cấu GDP theo vùng
lãnh thổ trong Niên giám thống kê. Trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có đề
cập đến GDP, VĐT và Lao động phân tổ theo tỉnh/thành phố. Nhưng trong Niên giám
thống kê chưa có số liệu về VĐT và GDP phân tổ theo tỉnh/thành phố. Sớm khắc phục
chênh lệch giữa số liệu về VĐT và GDP của các tỉnh/thành phố với số liệu toàn quốc
do cơ quan TCTK tính tốn và cơng bố.
Hai, TCKT cần đảm bảo tính nhất quán và thống nhất cách phân tổ của các chỉ tiêu
biểu hiện CCKT. Ba, TCTK cần sớm công bố số liệu VA chi tiết đến các ngành kinh tế
cấp 2, cấp 3 theo giá thực tế. Nhằm đáp ứng u cầu tính tốn và phân tích đánh giá
sâu CCKT, chuyển dịch CCKT trong nội bộ từng ngành kinh tế. Bốn, cần bổ sung
thêm phân tổ VĐT chi tiết theo tỉnh/thành phố, nguồn hình thành và khoản mục đầu
tư trong cơng bố chính thức của TCTK. Năm, cần bổ sung thêm phân tổ lao động
đang làm việc phân theo trình độ chun mơn kỹ thuật trong mỗi nhóm ngành kinh
tế, TPKT và vùng tỉnh/thành phố trong cơng bố chính thức của TCTK. Sáu, để đáp
ứng được yêu cầu phân tích tác động của chuyển dịch CCVĐT và CCLĐ đến các
chỉ tiêu KTXH, TCTK cần sớm công bố số liệu về VĐT, LĐ và GDP của từng

tỉnh/thành phố phân tổ theo nhóm ngành kinh tế, TPKT.
Để đảm bảo yêu cầu thông tin thống kê về CCKT, căn cứ vào chức năng nhiệm
của của các đơn vị trong TCTK. TCTK cần giao nhiệm vụ và đưa vào chương trình
cơng tác hàng năm cho các đơn vị, cụ thể: Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia, chịu
trách nhiệm thu thập, tính tốn chỉ tiêu biểu hiện CCKT theo chỉ tiêu đầu ra (GDP),
phân tổ theo ba tiêu thức: ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ; Vụ Thống kê Xây
dựng và VĐT chịu trách nhiệm thu thập, tính tốn các chỉ tiêu biểu hiện CCKT
theo chỉ tiêu đầu vào là VĐT, phân tổ theo ba tiêu thức: ngành kinh tế, TPKT và
vùng lãnh thổ; Vụ Thống kê Dân số và Lao động chịu trách nhiệm thu thập, tính
tốn các chỉ tiêu biểu hiện CCKT theo chỉ tiêu đầu vào là lao động, phân tổ theo ba
tiêu thức: ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ. Vụ Thống kê Tổng hợp và Thông
tin Kinh tế chịu trách nhiệm công bố thông tin thống kê về CCKT.
Thứ ba, mặc dù hiện nay chưa hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê độc lập về
CCKT, nhưng cơ quan chức năng cần hướng dẫn khung phân tích CCKT làm cơ sở
cho các ngành, các tỉnh/thành phố, các đối tượng có căn cứ khi phân tích, đánh giá
CCKT và chuyển dịch CCKT. Vì sử dụng chỉ tiêu khác nhau, kết quả CCKT có thể
khác nhau. Xét theo đầu vào có lao động và VĐT. Xét theo đầu ra có thể sử dụng
nhiều GO, GDP, doanh thu,...Vậy, sử dụng chỉ tiêu nào để phân tích? Trên thực tế,


22
các Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện vẫn phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT
cho địa phương mình, mặc dù khơng có GDP cấp huyện, quận. Do vậy, tùy theo
cấp độ phân tích, TCTK cần có hướng dẫn cụ thể về các chỉ tiêu và phương pháp
thống kê trong phân tích CCKT để đảm bảo sự thống nhất trong phân tích CCKT và
chuyển dịch CCKT.
Thứ tư, để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu về CCKT, cần vận dụng kết
hợp các phương pháp thống kê trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT.
Thứ năm, từ kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy tính khả thi của hệ thống
chỉ tiêu thống kê CCKT được đề xuất và hệ phương pháp thống kê được lựa chọn

trong phân tích cơ cấu và chuyển dịch CCKT ở Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 là một trong những nội dung chính, đóng góp nhiều điểm mới trong
nghiên cứu về CCKT và chuyển dịch CCKT. Trong chương 3, luận án đã vận dụng hệ
thống chỉ tiêu và hệ phương pháp thống kê được đề xuất ở chương 2 để tính tốn, phân
tích và đánh giá thực trạng CCKT và chuyển dịch CCKT của Việt Nam trong giai
đoạn 1986-2012 theo cả ba phân tổ: nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ.
Luận án đã đánh giá được mức độ chuyển dịch, xu thế chuyển dịch CCKT của Việt
Nam theo nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 1986-2012; đã
lượng hóa được tác động của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT của Việt Nam trong
giai đoạn 1986-2012; lượng hóa được tác động của chuyển dịch CCKT theo nhóm
ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt
Nam giai đoạn 1986-2012. Sau khi xây dựng được mơ hình phản ánh xu thế chuyển
dịch CCKT luận án đã đưa ra kết quả dự báo CCKT của Việt Nam đến năm 2020.
Trên cơ sở các phân tích về cơ cấu và chuyển dịch CCKT của Việt Nam theo
nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ, luận án đã đưa ra những đánh giá chung
về CCKT và chuyển dịch CCKT của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2012, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng tích cực.
Trong chương 3, luận án cũng đã đưa ra những đánh giá, kiến nghị về việc vận
dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê và hệ phương pháp thống kê trong phân tích CCKT và
chuyển dịch CCKT.


23

KẾT LUẬN
Luận án “Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012”
đã giải quyết được những vấn đề như sau:
Luận án đã tổng hợp được cơ sở lý luận về CCKT và chuyển dịch CCKT. Làm rõ

khái niệm, đặc điểm của CCKT trên cả hai góc độ: thứ nhất, theo tiêu thức phân tổ
gồm: 1) CCKT theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế (xét trên giác độ phân cơng lao
động xã hội theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế); 2) CCKT theo TPKT (xét theo
quan hệ sở hữu); 3) CCKT theo vùng lãnh thổ (xét trên giác độ phân công lao động xã
hội theo lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ hay cịn gọi là theo khơng gian địa lý). Thứ hai,
theo chỉ tiêu làm cơ sở tính tốn gồm: 1) CCKT theo chỉ tiêu đầu vào (lao động,
VĐT); 2) CCKT theo chỉ tiêu đầu ra (GDP). Luận án đã phân tích đặc điểm của CCKT
theo từng phân tổ (nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ); phân tích và chỉ rõ
ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT và các chỉ tiêu biểu hiện; phân tích
và chỉ rõ ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và các
chỉ tiêu biểu hiện tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Luận án đã đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê CCKT, trên cơ sở đó
đề xuất hồn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê CCKT trên một số mặt như: số lượng chỉ
tiêu, tên gọi chỉ tiêu, phương pháp xác định. Hệ thống chỉ tiêu thống kê CCKT được
đề xuất bao gồm 9 nhóm: 1) CCVĐT theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế, 2)
CCVĐT theo TPKT, 3) CCVĐT theo vùng lãnh thổ, 4) CCLĐ theo ngành (hoặc nhóm
ngành) kinh tế, 5) CCLĐ theo TPKT, 6) CCLĐ theo vùng lãnh thổ, 7) Cơ cấu GDP
theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế, 8) Cơ cấu GDP theo TPKT, 9) Cơ cấu GDP
theo vùng lãnh thổ.
Tiếp đến, luận án đã đánh giá được thực trạng vận dụng các phương pháp thống
kê trong nghiên cứu về CCKT. Trên cơ sở đó, luận án lựa chọn và chỉ ra đặc điểm vận
dụng các phương pháp thống kê trong phân tích cơ cấu và chuyển dịch CCKT. Căn cứ
vào nhiệm vụ nghiên cứu CCKT và chuyển dịch CCKT, luận án kiến nghị sử dụng 7
phương pháp: 1) Phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích; 2) Phương pháp phân tổ liên
hệ; 3) Phương pháp biểu đồ; 4) Phương pháp hồi quy-tương quan; 5) Phương pháp dãy
số thời gian; 6) Phương pháp chỉ số; 7) Phương pháp so sánh dãy số song song.
Luận án cũng đã bổ sung mơ hình lượng hóa tác động của các nhân tố đến chuyển
dịch CCKT; bổ sung các mơ hình lượng hóa tác động của chuyển dịch CCKT theo
nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
(thông qua các chỉ tiêu NSLĐXH, hiệu quả sử dụng VĐT, GDP và GDP bình quân



×