Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu thống kê lao động có việc làm tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2014 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.33 KB, 8 trang )

Vấn đề việc làm là một trong những vấn đề có tính chất tồn cầu, là mối quan tâm
của hầu hết các quốc gia, có tác động khơng chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối
với đời sống xã hội, nó phản ánh thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Giải quyết việc làm ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có lực lượng lao
động lớn như Việt Nam đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách khi Việt Nam đang hội
nhập ngày càng sâu rộng vào thương mại quốc tế.Trong đó,
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, dân số khơng đơng nhưng có tốc độ phát
triển kinh tế nhanh chóng. Cùng với sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng của
kinh tế là sự phát triển của lao động tỉnh. Số lao động có việc làm khơng ngừng tăng
nhanh và tập trung chủ yếu vào các ngành mũi nhọn công nghiệp dịch vụ, tạo giá trị sản
xuất cao. Tuy nhiên, sự phân bố của lao động địa phương đã hợp lý chưa và có tác động
thế nào đến tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn là câu hỏi chưa được giải đáp thỏa đáng.
Do đó, tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu thống kê lao động có việc làm tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2005 – 2014” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về thống kê lao động có việc làm bao gồm:
các khái niệm, nhóm chỉ tiêu, cơng cụ thống kê phân tích; nghiên cứu thống kê lao động
có việc làm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2014; Đánh giá năng suất lao động tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2005 – 2014 và tác động tới GRDP tỉnh Bắc Ninh đồng thời kiến nghị
một số giải pháp đối với công tác thống kê và công tác sử dụng lao động tại địa phương.
Theo đó, đối tượng nghiên cứu chính là lao động có việc làm và một số chỉ tiêu có liên
quan của tỉnh Bắc Ninh và phạm vi nghiên cứu: lao động có việc làm trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh từ năm 2005 đến năm 2014.
Luận văn có sử dụng phương pháp nghiên cứu là các công cụ thống kê như phân tổ,
bảng và đồ thị thống kê, phương pháp dãy số thời gian, phương pháp chỉ số để tổng hợp,
so sánh, phân tích số liệu lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh qua các năm từ năm 2005 đến
2014, từ đó đánh giá ngun nhân và tìm ra giải pháp hợp lý.
Đề tài sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho các cơ quan, ban ngành địa
phương trong cơng tác hoạch định chính sách sử dụng lao động hiệu quả, thúc đẩy tăng


trưởng kinh tế xã hội. Đồng thời, các kết quả của nó cũng sẽ rất hữu ích cho q trình đào


tạo và nghiên cứu chuyên sâu thống kê lao động, việc làm.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương: chương 1 đề cập một số
vấn đề cơ bản về thống kê lao động có việc làm; chương 2 đi sâu vào thống kê lao động
có việc làm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2014 và một số kiến nghị giải pháp.
Trong chương 1, đề tài tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về thống kê lao động có
việc làm, bao gồm: lực lượng lao động, lao động có việc làm, thiếu việc và thất nghiệp và
khái niệm nguồn lao động. Trong HTCT quốc gia có đưa ra định nghĩa “LLLĐ (hay cịn
gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc
làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước
thời điểm quan sát)”. Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với các quy định chuẩn của ILO.
Cịn về lao động có việc làm ILO định nghĩa khái niệm này bao gồm tất cả những người
trên một độ tuổi tối thiểu quy định cho thống kê dân số hoạt động kinh tế (nước ta quy
định từ 15 tuổi trở lên), kể cả lao động gia đình, mà trong thời kỳ tham chiếu là 7 ngày
trước ngày điều tra: a) làm một việc gì đó, để có thu nhập hoặc lợi nhuận, bằng tiền hay
hiện vật; hoặc b) tạm thời nghỉ công việc mà họ đã làm nhưng vẫn có những dấu hiệu cịn
gắn bó với cơng việc, hoặc nghỉ hoạt động tự làm, như ở một trang trại, một doanh
nghiệp hay cơ sở dịch vụ. Ngoài ra, theo ILO, những người thiếu việc làm bao gồm tất cả
những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong thời kỳ tham chiếu mà: (i) muốn làm
thêm giờ; (ii) có khả năng để làm thêm giờ; và (iii) có số giờ làm việc hiện tại thấp hơn
so với số giờ làm việc đủ thời gian theo quy định. Đối với nước ta, những người thiếu
việc làm bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên làm việc dưới 35 giờ một tuần, mong
muốn và sẵn sàng làm việc thêm giờ. Tổ chức này cũng định nghĩa người thất nghiệp là
người trên một độ tuổi nhất định, trong khoảng thời gian quan sát, khơng có việc làm, sẵn
sàng làm việc và đang tìm việc làm.Chương 1 cũng đưa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê
phản ánh leo động có việc làm. Trong đó, có nhóm chỉ tiêu phản ánh lực lượng lao động,
nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mơ lao động có việc làm, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao
động có việc làm và nhóm chỉ tiêu phản ánh thiếu việc làm và thất nghiệp. Trong nhóm
chỉ tiêu phản ánh lực lượng lao động có quy mơ lực lượng lao động và cơ cấu lao động.



Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động có việc làm bao gồm: Cơ cấu lao động có việc
làm theo giới tính; Cơ cấu lao động có việc làm theo độ tuổi (nhóm tuổi); Cơ cấu lao
động có việc làm theo khu vực thành thị (nông thôn); Cơ cấu lao động có việc làm theo
nghề nghiệp; Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế; Cơ cấu lao động có việc
làm theo loại hình kinh tế; Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn; Cơ cấu lao động có
việc làm theo vị thế việc làm. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động có việc làm
bao gồm :Số giờ làm việc bình quân một lao động trong tuần; Tỷ lệ lao động đang làm
việc đã qua đào tạo; Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc; Năng suất lao động
xã hội. Trong nhóm chỉ tiêu phản ánh thất nghiệp và thiếu việc làm, cósố người thiếu
việc làm là chỉ tiêu tuyệt đối về thiếu việc làm. Chỉ tiêu này được thu thập và tổng hợp
trực tiếp từ các cuộc điều tra thu thập thông tin do các cơ quan/tổ chức của nhà nước mà
theo phân cơng của HTCT Quốc gia thì hiện do Tổng Cục Thống kê thu thập theo định
kỳ (hàng quý, hàng năm, 5 năm và 10 năm); tỷ lệ thiếu việc làm: đây là chỉ tiêu tương đối
về mức độ thiếu việc làm. Có 2 định nghĩa về tỷ lệ thiếu việc làm. Thứ nhất, tỷ lệ thiếu
việc làm được đo bằng tỷ lệ phần trăm những người thiếu việc làm trong lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên có việc làm. Thứ hai, tỷ lệ thiếu việc làm được đo bằng tỷ lệ phần
trăm những người thiếu việc làm trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; Số người
thất nghiệp là chỉ tiêu tuyệt đối. Chỉ tiêu này thường được thu thập và tổng hợp trực tiếp
từ các cuộc điều tra thu thập thông tin do các cơ quan/tổ chức của nhà nước mà cụ thể
hiện nay là GSO tiến hành theo định kỳ (hàng quý, hàng năm, 5 năm và 10 năm); Tỷ lệ
thất nghiệp là chỉ tiêu tương đối, được tính bằng tỷ số giữa số người thất nghiệp và tổng
lực lượng lao động. Trong chương 1, đề tài cũng nêu thêm đặc điểm một số phương pháp
thống kê vận dụng trong bài, bao gồm: phương pháp phân tổ; phương pháp phân tích dãy
số thời gian và phương pháp chỉ số.
Chương 2, đề tài đi sâu vào nghiên cứu thống kê lao động có việc làm tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2005-2014 đồng thời đưa ra một số kiến nghị giải pháp đối với cả công
tác sử dung lao động và công tác thống kê. Trước hết, chương này đề cập đến t ổng quan

đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh. Về đặc điểm tự nhiên, Bắc Ninh là
một tỉnh mới tái lập năm 1997 từ tỉnh Hà Bắc cũ. Nằm trong châu thổ sông Hồng, Bắc



Ninh tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang ở phía Bắc, tỉnh Hải Dương ở phía Đơng, thành phố
Hà Nội ở phía Nam và Tây. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 803,87 km2 bằng 0,24% diện
tích cả nước. Dân số tính đến năm 2014 theo số liệu Cục Thống kê Bắc Ninh là 1.132.231
người.Tổng sản phẩm trong tỉnh tạo ra hàng năm tăng liên tục, tốc độ gia tăng trung bình
trên 10%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp. Về môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh năm 2014 của Bắc Ninh là 60,92, đứng thứ 10 trong số 64 tỉnh thành trên toàn
quốc.Nguồn số liệu trong luận văn được thu thập từ Cục Thống kê Bắc Ninh, Niên giám
Thống kê Bắc Ninh thông qua Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, các cuộc điều tra
lao động việc làm hàng năm của tỉnh và việc đăng ký dân số của người dân từ cấp xã,
phường.
Phân tích biến động quy mơ lao động có việc làm cho thấy kinh tế tỉnh Bắc Ninh
đang chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Do vậy, quy mô
lao động có việc làm cũng biến động khơng nhỏ trong giai đoạn 10 năm từ 2005 đến
2014.Nhìn chung số lượng lao động có việc làm của Bắc Ninh tăng liên tục qua các năm
với tốc độ khá nhanh, tốc độ tăng bình quân là 1,35%/năm, tốc độ phát triển bình quân là
101,35%/năm tương ứng với mức tăng trung bình là 8040 người/năm. Tuy nhiên, mức
tăng và tốc độ tăng từng năm lại biến động khác nhau, đầu giai đoạn mức độ tăng khá
nhanh sau đó giảm đi vào ổn định đến cuối giai đoạn tốc độ lại tăng mạnh trở lại.
Phân tích biến động cơ cấu lao động có việc làm chia theo nhiều tiêu thức khác
nhau cho những kết quả sau. Về cơ cấu lao động có việc làm theo giới tính tình hình cơ
cấu lao động có việc làm tỉnh Bắc Ninh theo giới khá ổn định trong suốt 10 năm qua. Số
lượng nữ cao hơn nhưng mức độ chênh lệch không quá nhiều. Lao động nữ chiếm trung
bình khoảng 48%, lao động nam là 52%. Về cơ cấu lao động có việc làm theo nhóm tuổi,
tỷ trọng lao động cho từng nhóm tuổi là khơng đồng đều. Lao động có việc làm tập trung
chủ yếu ở nhóm tuổi 20-24 đến nhóm tuổi 45-49. Sang đến nhóm tuổi 50-54 trở đi, số
lượng lao động có việc làm giảm đi đáng kể. Nhóm tuổi 60+ có tỷ trọng lao động có việc
làm thấp nhất do đã hết tuổi lao động. Nhóm tuổi 15-19 cũng tham gia thị trường việc

làm ít do cịn đi học phổ thơng hoặc học nghề. Về cơ cấu lao động có việc làm theo khu


vực thành thị/nơng thơn, cơ cấu lao động có việc làm chuyển dịch nhanh từ nông thôn ra
thành thị. Đây là xu thế tất yếu của mọi thị trường lao động, đi cùng với cơng nghiệp hóa
và đơ thị hóa tỉnh Bắc Ninh. Cả số lượng và tỷ trọng lao động làm việc tại khu vực thành
thị đều tăng lên từ mức 72.852 người năm 2005 chiếm gần 13% lên hơn gấp đôi năm
2014 đạt 169.176 người tương đương 26,62% tổng số lao động có việc làm tỉnh. Về cơ
cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế, năm 2005, số người lao động có việc làm
thuộc khu vực nơng lâm, thủy sản là hơn 356 nghìn người thì đến năm 2014, con số này
giảm xuống gần một nửa. Trong khi đó, số lượng người làm việc trong khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng gấp gần 3 lần, và lao động có việc làm trong ngành dịch vụ cũng
tăng gấp đơi. Về cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế, loại hình ngồi nhà
nước bao gồm kinh tế cá nhân/hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tập thể, tư nhân chiếm tỷ
trọng lớn nhất và có biến động giảm dần theo thời gian, từ năm 2005 đạt tới trên 92% đến
năm 2014 chỉ còn 73%. Loại hình đầu tư nước ngồi có sự biến động số lượng cũng như
cơ cấu lao động mạnh nhất, tăng từ 1,09% lên 21,22% tổng số lao động có việc làm tỉnh
Bắc Ninh. Về cơ cấu lao động có việc làm theo nghề nghiệp, trong vòng 9 năm, số lượng
lao động có kỹ thuật trong nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng vượt bậc, thợ có kỹ thuật
láp ráp và vận hành máy móc, thiết bị tăng gấp 3 lần, các nhà lãnh đạo, CMKT bậc cao
trong các lĩnh vực, tăng hơn 2 lần. Số lượng thợ thủ công và CMKT bậc trung tăng ít nhất
và số lượng lao động giản đơn giảm còn 1/3 trong so sánh năm 2014 với năm 2005.
Về cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn, lao động có việc làm tại Bắc Ninh
qua các năm phần lớn là những người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, số lượng người chưa
đi học chiếm tỷ lệ thấp nhất chưa đến 1% tổng số lao động có việc làm tồn tỉnh. Năm
2014 so với năm 2005, trình độ học vấn của lao động được nâng cao đáng kể, số lượng
người tốt nghiệp trung học phổ thông và theo học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học tăng mạnh. Điều này chứng tỏ chất lượng nhân lực tỉnh Bắc Ninh đã được
củng cố. Về cơ cấu lao động có việc làm theo vị thế việc làm, tỷ trọng lao động theo từng
vị thế việc làm thay đổi rõ rệt. Năm 2005, cơ cấu lao động theo tiêu chí này được phân

chia khá đồng đều theo các vị thế: chủ cơ sở, tự làm, lao động gia đình và làm cơng ăn
lương, mỗi vị thế này đều chiếm trên 20%. Tuy nhiên, sau 9 năm, sang năm 2014, số lao


động có việc làm theo từng vị thế việc làm lại phân bố có sự khác biệt rõ ràng. Tỷ trọng
lao động tự làm chiếm phần lớn hơn cả với 53,16%, làm công ăn lương chiếm tỷ trọng
cũng khá cao là 38,8% trong khi chủ cơ sở và lao động gia đình thu hẹp lại chỉ cịn lần
lượt là 2,83% và 5,2%.
Phân tích thực trạng chất lượng lao động có việc làm ta có, về số giờ làm việc, phần
lớn lao động có việc làm lao động từ 35 giờ đến dưới 60 giờ mỗi tuần. Số người làm trên
60 giờ một tuần cũng chiếm tỷ lệ cao, trong khi số người làm dưới 20 giờ chiếm tỷ lệ
thấp nhất. Số giờ làm viêc trung bình của người lao động Bắc Ninh năm 2014 được Cục
Thống kê Bắc Ninh tính tốn là 49,6 giờ/tuần. Về tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo,
theo số liệu của Cục Thống kê Bắc Ninh, tỷ lệ số lao động có việc làm qua đào tạo ngày
càng cao. Từ năm 2010 đến 2014, tỷ lệ này đã tăng thêm gần 6 phần trăm điểm, đạt
20,4%. Đáng chú ý, năm 2011 tỷ lệ này tăng vọt từ 14,44% lên 18,9% do tình hình phát
triển kinh tế tỉnh đòi hỏi lao động qua đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của thị trường trong và ngồi nước. Về thu nhập bình quân một lao động đang làm việc,
số người có lương bình quân từ 3 đến 5 triệu 1 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là mức
lương 5 triệu đến dưới 10 triệu/tháng. Mức lương trên 10 triệu/tháng chiếm tỷ lệ thấp
nhất.
Phân tích thực trạng thiếu việc làm cho thấy năm 2014, số người thiếu việc làm là
19891 người trong khi tổng số lao động có việc làm là 635577 người. Như vậy có nghĩa
là cứ 32 người có việc làm thì có 1 người thiếu việc làm, hay tỉ lệ thiếu việc này là 3,1%.
Con số này năm 2005 là 33680 người thiếu việc làm, tỉ lệ thiếu việc làm là gần 6%. Điều
này cho thấy tỉnh Bắc Ninh đã cải thiện đáng kể tình trạng thiếu việc làm trong giai đoạn
2005-2014. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ năm 2005 đến 2012 rồi lại tiếp tục có
xu hướng tăng lên. Xét theo giới tính, tỷ lệ thất nghiệp ở nam thường cao hơn nữ. Phân tổ
theo khu vực thành thị/nông thôn cho thấy giống với xu hướng chung của cả nước, tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị cao hơn hẳn ở nông thôn.

Chương 2 cũng tìm hiểu thống kê năng suất lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005
– 2014. Trong đó, năng suất lao động xã hội Bắc Ninh đứng ở vị trí khá cao so với cả
nước. Theo giá hiện hành, năng suất lao động của Bắc ninh cao hơn gấp từ 1,8 đến 2,5


lần cả nước. Đây là tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Bắc
Ninh.Năng suất lao động khu vực Dịch vụ cao nhất từ năm 2005 đến 2012, đến 2 năm
cuối của giai đoạn nghiên cứu thì vị trí thứ nhất chuyển sang cho khu vực Công nghiệp
và Xây dựng. Năng suất lao động khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp nhất chỉ
bẳng 1/5, 1/6 năng suất lao động khu vực Công nghiệp và Xây dựng. Phân tích biến động
của năng suất lao động bình quân chung cho thấy năm 2014 so với năm 2005, năng suất
lao động xã hội bình quân chung của tỉnh Bắc Ninh tăng gấp 4,2577 lần, tương đương
tăng thêm 27,56 triệu đồng/người do ảnh hưởng của 2 nhân tố:Bản thân năng suất lao
động của các khu vực: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ
đều tăng làm cho năng suất lao động bình quân chung tăng gấp 2,73 lần hay tăng 22,82
triệu đồng/người; Cơ cấu lao động tại 3 khu vực thay đổi làm cho năng suất lao động
bình quân chung tăng 1,56 lần tương đương tăng 4,74 triệu đồng/người.Tác giả còn đi
vào Phân tích biến động của GRDP tỉnh Bắc Ninh do ảnh hưởng của lao động. Theo đó,
cho thấy GDP năm 2014 so với năm 2005 gấp 4,8 lần tương ứng với 18127,4 tỷ đồng là
do ảnh hưởng của 2 nhân tố:Do năng suất lao động xã hội năm 2014 tăng làm cho GDP
năm 2014 gấp 4,26 lần so với năm 2005 tương đương tăng 17516,62 tỷ đồng; Do số lao
động bình quân năm 2014 tăng làm cho GDP năm 2014gấp 1,13 lần so với năm 2005
tương đương tăng 610,78 tỷ đồng.Phân tích biến động của GRDP do ảnh hưởng của năng
suất lao động từng khu vực kinh tế, cơ cấu lao động và số lao động có nhận xét:GRDP
của tỉnh Bắc Ninh năm 2014 gấp 4,8 lần so với năm 2005, về tuyệt đối tăng 18127,4 tỷ
đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:Năng suất lao động ở cả 3 khu vực kinh tế tăng làm
cho GRDP tăng gấp 2,73 lần, tương đương với tăng 14503,98 tỷ đồng; Cơ cấu lao động
có việc làm phân theo 3 khu vực kinh tế thay đổi làm cho GRDP tăng gấp 1,56 lần, tương
đương với tăng 3012,64 tỷ đồng; Quy mô lao động có việc làm tăng làm cho GRDP tăng
gấp 1,13 lần, tương đương với tăng 610,78 tỷ đồng.

Cuối cùng, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
thống kê lao động và công tác sử dụng lao động tỉnh Bắc Ninh. Trong đó, đối với cơng
tác thống kê có 4 giải pháp. Thứ nhất, cần xây dựng, triển khai hệ thống chỉ tiêu lao động
– việc làm thống nhất, đồng bộ, sát với quốc tế.Thứ hai, cần đổi mới, hoàn thiện nâng cao


chất lượng xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê lao động việc làm. Thứ ba,
nâng cao năng lực phân tích và dự báo thống kê.Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ thống
kê từ cấp tỉnh tới xã có chun mơn, đạo đức, tâm huyết với nghề. Với chính quyền địa
phương, luận văn cũng đưa ra 4 kiến nghị. Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu lao động phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; Thứ hai, cần đổi mới chính sách cơ chế thu hút,
đãi ngộ, sử dụng lao động; Thứ ba, phối hợp với các doanh nghiệp phát triển thị trường
lao động, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; Thứ tư, đẩy mạnh
công tác đào tạo nghề để đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đối với doanh
nghiệp là những người trực tiếp sử dụng lao động cần phảituyển dụng lao động phù hợp
với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần tạo lập môi trường, điều kiện làm
việc thuận lợi cho người lao động, thường xun bồi dưỡng trình độ chun mơn, kỹ
thuật chuyên sâu cho người lao động, có chế độ khen, thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với
người lao động.
Như vậy, trong giai đoạn 10 năm từ 2005 – 2014, thực trạng lao động có việc làm
tỉnhBắc Ninh đã có những biến động đáng kể. Số lượng lao động có việc làm tăng nhanh
và duy trì tỷ lệ cao so với tổng lực lượng lao động. Chất lượng lao động cũng ngày càng
được nâng cao thơng qua các tiêu chí về trình độ học vấn, số giờ làm việc, năng suất lao
động và cả thu nhập người lao động. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch phù
hợp với tình hình kinh tế xã hội địa phương, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
những năm gần đây.




×