Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.83 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Phần I Mở đầu</b>
1. Tính cấp thiết của chuyên đề:
2. Đối tượng phạm vi nguyên cứu.
3. Mục đích của việc nguyên cứu.
4. Kế hoạch nghiên cứu:
<b>Phần II </b> <b>Nội dung</b>
1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
2. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu
3- Giải pháp
2: Sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp bài gương cầu lồi
<b>Phần III</b>: <b>Kết luận và kiến nghị</b>:
<b>Phần I: </b> <b>Mở đầu:</b>
1. Tính cấp thiết của chun đề:
Trong q trình giảng dạy tôi thấy sách giáo khoa là một tài liệu vô cùng quan trọng đối
với học sinh, việc sử dụng sách giáo khoa có hiệu quả hay khơng phụ thuộc vào nhận thức
của mỗi học sinh . Những năm trước đây, khi sử dụng sách giáo khoa cũ, học sinh đến giờ
học thường mở sách ra dò từng chữ, mọi kiến thức hầu như đã viết sẵn trong sách giáo
khoa , học sinh chỉ cần chịu khóù đọc sách củng đã nắm cơ bản được vấn đề.Nhưng đối với
2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Học sinh các trường trung học cơ sở.
3. Mục đích của việc nghiên cứu:
-Giúp học sinh biết cách tự nghiên cứu, soạn bài ở nhà.
-Học sinh biết nghiên cứu các thí nghiệm ở nhà: Nắm được mục đích của việc thí
nghiệm, các dụng cụ thí nghiệm, cách lắp đặt thí nghiệm . Khi học sinh nắm được
các yêu cầu của thí nghiệm đến lớp các em thao tác sẽ dễ dàng hơn.
-Ở lớp học sinh biết được phần nào tự nghiên cứu sách giáo khoa, phần nào không sử
dụng sách giáo khoa.
-Giúp học sinh biết sử dụng sách giáo khoa có hiệu quả.
4. Kế hoạch nghiên cứu:
Trong năm học: 2007 -2008
<b>Phần II</b>: <b>Nội dung</b>
1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
a.Cơ sở lí luận:
Sách giáo khoa viết theo cách đó sẽ thạo cho học sinh thói quen thụ động thiếp thu và ghi
nhớ, khơng có cơ hội để tìm tịi, nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Các giáo viên tiên tiến
muốn phát triển tư duy học sinh chuẩn bị cho các em suy nghĩ sáng tạo cũng không được
+ Theo quan điểm hiện đại. Sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu giúp học hinh và giáo viên
định hướng hoạt động của mình để thực hiện mục tiêu đào tạo, mục tiêu của trường trung
học cơ sở có nhiều điều mới so với trước . bởi vậy chức năng của sách giáo vật lý cũng có
nhiều thay đổi, đa dạng và phong phú . trong sách giáo khoa vật lý không trình bày dưới
dạng rõ ràng đây đủ, học sinh phải tự xây dựng lên kiến thức dựa trên kế quả tìm tịi
nghiên cứu của mình, thảo luận ở nhóm , ở lớp , ở nhà dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo
viên để xây dựng những kết luận nhất .
b.Thực tiễn :
Trong những năm dạy bộ mơn vật lý chương trình thay sách năm dầu tiên có tới 6o học
sinh khơng chuẩn bị bài mới ở nhà , lý do đọc trong sách giáo khoa nhưng không hiễu rõ
chỗ nào là quan trọng và cần chuẩn bị những gì, do đó khơng chuẩn bị bài được vì thế
tiếp thu kiến thức mới không tố dẫn đến chất lượng không cao. Những năm sau tôi hướng
dẫn học sinh sửõ dụng sách khoa cụ thể, rõ ràng nên các em có tính tự lực , chuẩn bị bài
mới tốt và tiếp thu bài tố hơn nên chất lượng nâng cao rõ rệt. Do đó rất tâm đắc với đề
tài này nên tôi chọn đế tài này.
2. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu:
*- Thực trạng hướng dẫn học sinh học tập trong sách giáo khoa ở lớp và ở nhà hiện
nay tại trường –môn vật lí
a.Đối với giáo viên
- Ở một số bài do phân phối thời gian chưa hợp lý nên việc cũng có bài , dặn dị
- Hoặc có hướng dẫn cho học sinh nhưng cịn sơ sài:
Ví dụ học theo câu hỏi của sách giáo khoa , xem trước bài tiếp theo.
- Việc hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa , tài liệu ở nhà chưa cụ thể, chưa định
hướng cho các em đọc những phần nào quan trọng hoặc thí nghiệm nào quan trọng và
hướng dẫn các em tìm những dụng cụ thay thế để làm thí nghiệm.
- Giọng nói cịn đều đều chưa nhấn mạnh được cho học sinh chỗ quan trọng trong sách
giáo khoa.
b. Đối với học sinh:
-Học sinh về nhà có sử dụng sách giáo khoa nhưng không biết chổ nào là quan trọng.
-Các em khó nắm bắt kiến thức một cách cụ thể nhất là kiến thức trọng tâm
Gây cho các em cảm giác lười, không tự tìm tịi kiến thức mới, khơng học bài cũ , khơng
làm bài tập được giao.
Từ đó các em suy diễn lung tung khơng nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống .
Trong giờ học thiếu tập trung nghịch phá .
3- Giải pháp
a.Về phía giáo viên :
- Cần nắm được chức năng định hướng phương pháp tự học của học sinh trong sách
giáo khoa. Dạy học theo kiễu hiện đại không phải là thông báo kiến thức , giảng giải,
Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn cụ thể học sinh từng mục , từng bài trong sách giáo
khoa.
Để học sinh hoạt động tốt trong giờ học , nắm vững kiến thức cơ bản và giải thích hiện
tượng vật lý, vận dụng vào thực tiển, thì cũng là thành cơng của tiết dạy của giáo viên.
b. Qua một số năm giảng dạy trong trường việc hướng dẫn các em sử dụng sách giáo
khoa vật lý học ở trên lớp, ở nhà chưa thật cụ thể còn qua loa, đại khái làm cho các em
khó nắm bắt kiến thức trọng tâm một cách có hệ thống, từ đó hạn chế ở các em năng lực
tự nhận thức , không gây hứng thú học tập bộ mơn cho các em, chính vì vậy mà chất lượng
bộ môn một số năm chưa cao.
c. Xuất phát từ thực tế giảng dạy như trên tơi nhận thấy rằng trong q trình học tập
vật lý thì khâu sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp và ở nhà học tập là vô cùng quan trọng,
giữ vai trị chủ yếu trong q trình tự học , những công việc mà học sinh phải làm trên lớp
rất đa dạng , ngay chỉ trong một giờ học biết bao công việc phải làm : Nghe giảng, suy
nghĩ, chuẩn bị kiến thức xây dựng bài, quan sát thí nghiệm , ghi chép, vẽ hình , đọc sách
giáo khoa làm thí nghiệm, luyện tập.
Tất cả những cơng việc đó hợp thành một thể liên hoàn và hoàn chỉnh nhằm đạt đến
một mục đích nhất định của giờ học . tất nhiên trong bất kì hoạt động nào của học sinh,
giáo viên cũng để mắt vào đó và có hướng dẫn cụ thể.
Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp:
- Trước hết cần khẳng định sách giáo khoa vật lý được soạn ra là nhằm để học sinh dùng
làm tư liệu học tập, không thể có bài ghi nào có thể thay thế được sách giáo khoa kể cả
bài ghi do giáo viên đọc chính tả cho học sinh .
- Học sinh sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp là để tự mình hiễu kiến thức. Vì vậy phải
coi việc sử dụng sách giáo khoa là một công việc tự lực của học sinh đồng thời cũng để
rèn luyện cho học sinh biết cách đọc sách và sử dụng sách.
+ Học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa để cũng cố kiến thức vừa học như xem lại
các định luật, định nghĩa, đọc các đoạn ứng dụng của định luật, các khái niệm vật lý.
Để làm được việc này có hiệu quả thì sau khi học sinh đọc xong, bắt buộc học sinh đọc
lại và nói lên những điều mà mình hiễu được , thí dụ nhắc lại định nghĩa, định luật và
phân tích các khái niệm có mặt trong đó hay trình bày lại một ứng dụng của định luật
vừa học mà sách khoa nói đến.
+ Có thể cho học sinh sử dụng sách giáo khoa để nghiên cứu một vấn đề nào đó
thay cho việc trình bày bằng lời của giáo viên. Đây là công việc tự lự cao của học sinh.
- Tự nghiên cứu sách giáo khoa vật lý là một vấn đề khó đối vối học sinh đều quan
trọng làm học sinh quen dần với loại công việc này, có thể đầu tiên giáo viên cho
học sinh đọc một đoạn ngắn với nội dung nào đó.
- Thí dụ: Đọc mục thí nghiệm cách tiến hành thí nghiệm , hoặc một hệ quả suy ra
từ định luật. Sau đó có thể cho học sinh nghiên cứu cấu tạo vận chuyển của một cái
máy, một thiết bị nào đó , tiến lên bước nữa là nghiên cứu các giai đoạn hình thành
một khái niệm, xây dựng một định luật và cuối cùng là dành toàn bộ tiết học để
học sinh tự nghiên cứu hẳn một đề tài nào đó. Ơû mức độ này giáo viên xác định rõ,
mục đích của vấn đề cần đọc, đọc cái gì ? đọc như thế nào và giải quyết vấn đề gì ?
tìm hiễu vấn đề gì?
- Vối yêu cầu ấy thường giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi giúp học sinh có
phương án tự học , để học sinh có thể tập trung suy nghĩ của mình vào vấn đề mà
giáo viên đưa ra.
- Trong khi học sinh đọc sách giáo khoa, giáo viên có thể làm những việc cần thiết
để chuẩn bị cho đàm thoại như hình vẽ, vẽ đồ thị lên bảng, sơ đồ lên bảng, chuẩn bị
dụng cụ thí nghiệm , đồng thời quan sát đọc sách giáo khoa của học sinh. Sau khi
học sinh đọc xong giáo viến hành đàm thoại theo những câu hỏi đề ra trong một số
trường hợp cần kèm theo câu hỏi phụ nhằm giúp học sinh hiểu sâu kiến thức hơn.
- Cuối cùng giáo viên tổng kết và ra bài tập cho học sinh làm để rèn mức độ thông
hiễu kiến thức hơn.
- Việc cho học sinh tự học trong sách , tự học theo sách giáo khoa theo mức độ này,
với mức độ khác ở trên lớp chỉ là một trong nhiều biện pháp nhằm tăng cường tính
tự lực làm việc của học sinh , nó cần được kết hợp với nhiều biện pháp và phương
pháp khác.
* Hướng dẫn học sinh sử dụngsách giáo khoa ở nhà:
sách giáo khoa, giáo viên cần kiểm tra đánh giá kết quả làm việc với sách giáo khoa của
học sinh thông qua bài học .
- Khi hướng dẫn học sinh đọc phần nào cần có câu hỏi kèm theo chuẩn bị cho bài mới
- Giáo viên yêu cầu học sinh thâu tóm nội dung của đoạn sách giáo khoa rút ra những
phát biễu cô động hồn thành nhiệm vụ được giao.
- Trong q trình thu thập thông tin cho bài báo cáo mới cần phải tra cứu bảng số liệu nào
trong sách giáo khoa
- Muốn định hình thơng tin cần gạch chân những ý quan trọng nào trong sách giáo khoa
- Xử lý thơng tin trong phạm vi nhất định. Ví dụ có thể tổ chức học sinh học nhóm ở nhà
tranh luận chuẩn bị cho bài báo cáo mới
* Hướng dẫn học sinh ghi chép và vẽ hình trong sách giáo khoa
Việc ghi chép của học sinh không chỉ làm cho học sinh tập trung chú ý vào bài giảng
mà cịn giúp cho học sinh biết phân tích so sánh , tổng hợp các vấn đề , biết chọn
những vấn đề chủ yếu, cần phải ghi chép để nhớ , để hiễu, làm chìa khố để mở các
vấn đề sau. Học sinh khơng thể máy móc ghi lại từng chữ, từng lời nói của giáo viên
mà phải chọn lọc cân nhắc trên cơ sở sách giáo khoa để hiễu vấn đề, do đó mà học
sinh phát triển, tư duy , kiến thức được sâu sắc mang tính tự giác, tích cực
Việc học sinh vẽ hình ở trong sách giáo khoa vào vở không những rèn luyện cho các
em các khả năng vẽ mà làm cho các em hiễu hình vẽ, biết cách đọc hình vẽ , qua đó
tăng cường tư duy quan sát và trí tìm tịi
Khơng nên cho rằng học sinh đã có sách giáo khoa thì khơng cần ghi chép và vẽ hình
gì cả , sợ mất thời gian và vẽ không đẹp, không đúng. đấy là cơ hợi tốt nhất để giáo
viên biết tình tiếp thu của học sinh , qua đó uốn nắn và sữa chữa kịp thời.
Ghi chép và vẽ hình là công việc tự lực của học sinh, giáo viên không thể làm thay.
Nội dung ghi chép đầy đủ đến đâu cũng khơng thể thay sách giáo khoa, đọc chính tả
cho học sinh mà hướng dẫn các emtự chép dựa trên sách giáo khoa
+ Giáo viên có thể nói cho các em biết khi nào thì ghi và khi nào thì cần vẽ hình,
ghi những gì và vẽ những hình nào khi các em chưa quen
+ Khi đã quen thì để cho các em tự giác, giáo viên hướng dẫn bằng cách thay đổi
giọng điệu , giọng nói cũng như thời gian nói và ghi.
Để minh hoạ những điều vừa nói ở trên ta xét một ví dụ để hướng dẫn học sinh sữ dụng
sách giáo khoa bài gương cầu lồi ở nhà và ở trên lớp
Sử dụng sách giáo khoa ở nhà bài gương cầu lồi
Khi học bài gương cầu lồi, ờ hoạt động dặn dò bài trước giáo viên cần 5-7 phút định
hướng cho học sinh về chuẩn bị bài cần chuẩn bị cái gì? Đọc chỗ nào là quan trọng ? đọc
với mục đích gì?
Tiến hành thí nghiệm kiển tra hướng dẫn học sinh dùng hai cục pin giống nhau đặt
cùng một khoảng cách trước gương nhỏ có kích thước tương ương với muỗng múc canh
đọc phần thí nghiệm kiểm tra tiến hành thí nghiệm .
- Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi cho học sinh làm thí nghiệm và trả lời
câu hỏi
+ Nêu cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng?
+ Làm thế nào để xác định vùng nhìn thấy của guơng cầu lồi?
2: Sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp bài gương cầu lồi
-Đầu tiên giáo viên cho học sinh nhắc lại tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
Tạo tình huống học tập bằng cách dùng một gương phẳng và một gương lồi cho học
sinh quan sát giáo viên giới thiệu gương cầu lồi ảnh của một vật tạo bởi gương cầu
lồi có gì khác và giống với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục phần quan sát bố trí thí nghiệm hình
7.1 sách giáo khoa, trả lời câu hỏi
+ Aûnh quan sát được là ảnh gì ? vì sao ?
+ Nhìn thấy ảnh lớn hơn vật hay nhỏ hơn vật ?
- Để kiểm tra phần quan sát cho học sinh đọc sách giáo khoa phần thí nghiệm . Bố trí
thí nghiệm hình 7.2 SGK trả lời câu hỏi?
+Đề xuất phương án chứng minh ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo?
+ làm cách nào để khẳng định ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa phần thí nghiệm trong mục xác định
vùng nhìn thấy của gương cầu lồi, trả lời câu hỏi:.
+ Nêu phương án xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi ?
+ So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng với gương cầu lồi. Nêu cách làm thí
nghiệm.?
<b>Phần III</b>: <b>Kết luận và kiến nghị</b>:
-Với giải pháp nêu trên mong rằng sẽ góp phần nhỏ vào trong việc giảng dạy bộ môn
vật lý giúp học sinh u thích mơn học vật lý hơn , hình thành ở các em lối làm việc khoa
học từ đó giúp giáo viên u thích nghề hơn
- Với việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa giúp học sinh nắm bắt được bài
một cách có hệ thống và sâu hơn một số vấn đề về khoa học tự nhiên , khoa học xã hội
giúp các em vận dụng tốt vào thực tiễn . Tuy nhiên giải pháp này vẫn còn nhiều thiếu sót
rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp nhằm phát huy tốt hơn nữa việc giảng dạy và học
<b>Phần IV:</b> <b>Tài liệu tham khảo:</b>
Sách giáo khoa vật lí lớp 6.