Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại xã Nậm Hăn, huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2009-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.89 KB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

SÙNG THỊ DAO

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
30A/2008/NQ-CP TẠI XÃ NẬM HĂN, HUYỆN SIN HỒ,
TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2009 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
__________________

***

__________________

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
30A/2008/NQ-CP TẠI XÃ NẬM HĂN, HUYỆN SIN HỒ,
TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2009 - 2014

Tên sinh viên

: Sùng Thị Dao

Chuyên ngành đào tạo

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: KTNNA – K56

Niên khóa

: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Viết Đăng

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được cơng bố cho việc

bảo vệ học vị nào.

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khố luận: “Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP tại xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2009 2014”, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực, phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ và động viên của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài Học viện để vượt qua mọi
trở ngại, hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Để có được kết quả này tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
thầy giáo – TS. Nguyễn Viết Đăng, bộ mơn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính
sách, khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình, quan tâm giúp đỡ giúp tơi trong suốt q trình thực tập và hồn
thiện đề tài.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán
bộ phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Sìn Hồ và tất cả các cán
bộ ở UBND xã Nậm Hăn – huyện Sìn Hồ – tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, những người
thân, bạn bè ln là nguồn động viên lớn đối với tơi trong q trình học tập
cũng như quá trình thực tập.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và khả năng nghiên cứu cịn hạn
chế, tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh giá của quý thầy cô để
đề tài nghiên cứu của tơi hồn thiện hơn, góp phần vào cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo của địa phương
Hà Nội, ngày….tháng … năm 2015
Sinh viên

Sùng Thị Dao


ii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Đói nghèo là vấn đề tồn cầu, đã và đang diễn ra khắp các Châu lục với
những mức độ khác nhau và trở thành thách thức lớn đối với từng khu vực, từng
quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với
70% dân số sống ở nơng thơn do đó tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đảng và nhà nước ta
đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về
chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
(nay là 62 huyện nghèo). Lai Châu quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được
những thành tựu đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,95% năm 2006 xuống
còn 21,94% năm 2010, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm 5%. Xã
Nậm Hăn vì là một trong 11 xã nghèo nhất của huyện Sìn Hồ, thuộc vùng tái
định cư tỉnh Sơn La có tỷ lệ hộ nghèo cịn cao do đó được thụ hưởng Nghị
quyết 30a. Trong q trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng chú
ý.Tuy nhiên ngoài những kết quả đã đạt được, xã Nậm Hăn vẫn cịn nhiều hạn
chế trong q trình thực hiện Nghị quyết 30a. Vì vậy để hiểu rõ hơn về những
thay đổi từ khi có Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn và những tồn tại trong quá
trình thực hiện Nghị quyết tôi lựa chọn đề tài: “ Đánh giá kết quả thực hiện Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP tại xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, giai đoạn
2009 - 2014”.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung vào ba mục tiêu cụ
thể. Một: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kết quả
thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo; Hai: Đánh giá kết quả thực hiện các
chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của Chương trình; Ba: Đề
xuất các giải pháp giải nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình Nghị quyết 30a tại

xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
iii


Trong đề tài tơi có tìm hiều một số khái niệm có liên quan đến chương trình
Nghị Quyết 30a như đói nghèo, chuẩn nghèo, xóa đói giảm nghèo và chính sách
xóa đói giảm nghèo và khái quát một số đặc điểm thực hiện chương trình Nghị
quyết 30a. Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước
trên thế giới. Ngồi ra cịn khái qt sơ qua một số thành tựu xóa đói giảm nghèo
của nước ta và của Lai Châu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu, cụ thể là: Phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp),
phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp phân tích thống kê mơ tả,
so sánh, phương pháp đánh giá, chọn mẫu điều tra. Do vậy, qua quá trình
nghiên cứu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Về công tác chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình Nghị quyết 30a
thể hiện qua số cuộc họp mà chính quyền xã, bản tổ chức: Từ năm 2010 đến
2014 xã tổ chức trung bình 4 cuộc họp về phổ biến, triển khai, thực hiện Nghị
quyết 30a; Hoạt động phổ biến chính sách chủ yếu họp bản, phát thanh và áp
phích; Hoạt động hỗ trợ các chính sách thuộc chương trình được triển khai
thực hiện trên phạm vi 16/16 bản thuộc địa bàn xã Nậm Hăn do đó xã đã
thành lập Ban chỉ đạo Nghị quyết 30a để lựa chọn đối tượng thụ hưởng phù
hợp và đúng đối tượng.
Công tác huy động, phân bổ, sử dụng vốn thực hiện chương trình
Nghị quyết 30a: Hàng năm dựa vào nguồn kinh phí phân bổ của UBND tỉnh
chi cho huyện, huyện sẽ dựa vào nhu cầu của các xã trình lên, rồi có quyết
định giao vốn cho các xã. Nguồn vốn có nguồn gốc khác nhau: Chính phủ chi,
dân góp, doanh nghiệp góp và nhiều nguồn vốn khác. Riêng vốn chính phủ từ
năm 2009 đến năm 2014 nguồn ngân sách nhà nước chi cho xã Nậm Hăn theo
nghị quyết 30a tăng từ 666,4 lên 2402.1triệu đồng.

Trong 06 năm (2009 – 2014) Chính quyền địa phương đã tổ chức tốt
việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trên địa bàn xã. Thực hiện giao khoán
iv


thành cơng cho các hộ nghèo chăm sóc bảo vệ, trồng rừng; hoàn thành việc hỗ
trợ giống cây trồng – vật nuôi, tăng số lượng lao động qua đào tạo nghề qua
các năm và có việc làm ổn định; hồn thành tốt các chính sách hỗ trợ, tăng
cường cán bộ; các cơng trình xây dựng cơ bản về y tế, giao thơng, giáo dục,
văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong việc thực hiện
chính sách vẫn tồn tại những khó khăn và hạn chế sau đây, đó là: Một số văn
bản hướng dẫn của Bộ, ngành về thực hiện Nghị quyết 30a còn chậm, ban
hành chưa kịp thời, trong q trình triển khai cịn gặp nhiều khó khăn, cơng
tác triển khai, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách từ cơ sở (thơn,
bản) chưa được phản ánh kịp thời, đầy đủ, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn rất cao,
mức vốn hỗ trợ của Trung ương bố trí hàng năm cịn thấp, chưa đáp ứng được
nguyện vọng của người dân.
Xét trên nghiên cứu về kết quả thực hiện Nghị quyết 30a trên địa bàn,
cùng với việc sử dụng lợi thế về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của địa phương chúng tôi đã đề ra các giải pháp sau: Cụ thể hóa và đồng bộ
các chính sách để cán bộ, người dân hiểu đúng và làm đúng các chính sách hỗ
trợ của Nghị quyết 30a, hồn thiện cơng tác lựa chọn đối tượng hưởng lợi,
Tăng cường năng lực của cộng đồng, hồn thiện cơng tác huy động, phân bổ
kinh phí thực hiện chương trình Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn.

v


MỤC LỤC
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM...........................................................................................................1

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN...........................................................................................1
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM............................................................................................................i
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN............................................................................................i
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................................104

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Chuẩn nghèo đói qua từng giai đoạn ở Việt Nam. .Error: Reference
source not found

Bảng 3.1

Hiện trạng sử dụng đất xã Nậm Hăn giai đoạn 2010 -2014....Error:
Reference source not found

Bảng 3.2

Tình hình phân bố dân cư xã Nậm Hăn giai đoạn 2010 - 2014
....................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.3

Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã qua các năm 2010 -2014
....................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.4


Hiện trạng ngành chăn nuôi xã Nậm Hăn qua các năm 2010 -2014
....................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.5

Công tác giáo dục trên địa bàn xã Nậm Hăn qua các năm 2010 –
2014............................................Error: Reference source not found

Bảng 3.6

Hiện trạng hệ thống giao thông xã Nậm Hăn........Error: Reference
source not found

Bảng 4.1

Số cuộc họp các bản tổ chức (2009 – 2014)..........Error: Reference
source not found

Bảng 4.2

Nguồn vốn giải ngân theo từng chính sách tại xã Nậm Hăn qua
các năm 2009 – 2014.................Error: Reference source not found

Bảng 4.3

Tổng hợp kinh phí hỗ trợ sản xuất của xã Nậm Hăn giai đoạn 2009 –
2014............................................Error: Reference source not found

Bảng 4.4


Kinh phí hỗ trợ phát triển rừng của xã Nậm Hăn, giai đoạn 2009 –
2013............................................Error: Reference source not found

Bảng 4.5

Tổng hợp kinh phí hỗ trợ cán bộ huyện nghèo theo Nghị quyết
30a, năm 2013............................Error: Reference source not found

Bảng 4.6

Hình thức tham gia của người dân trong quá trình thực thi chính
sách.............................................Error: Reference source not found
vii


Bảng 4.7

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất........Error: Reference
source not found

Bảng 4.8

Hình thức tham gia của người dân vào q trình thực thi chính sách Error:
Reference source not found

Bảng 4.9

Kết quả thực hiện chính sách phát triển rừng........Error: Reference
source not found


Bảng 4.10 Hình thức tham gia của người dân trong q trình thực thi chính
sách.............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.11 Biến động diện tích và năng suất của các hộ nông dân qua các
năm 2009 - 2014........................Error: Reference source not found
Bảng 4.12 Biến động tình hình chăn nuôi của các hộ qua các năm 2009-2014
....................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.13 Tác động của chính sách phát triển rừng đến thu nhập...........Error:
Reference source not found
Bảng 4.14 Tác động của chính sách tới sản xuất, sinh hoạt của người dân
....................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.15 Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn..Error:
Reference source not found
Bảng 4.16 Đánh giá của người dân về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản
xuất.............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.17 Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chính sách.........Error:
Reference source not found
Bảng 4.18 Đánh giá của người dân về kết quả thực hiện chính sách đầu tư cơ
sở hạ tầng...................................Error: Reference source not found
Bảng 4.19 Một số đặc điểm chung của các hộ điều traError: Reference source
not found

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Dạng đầy đủ


ESCAP

Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương
của Liên Hiệp Quốc

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP

Phương pháp tính theo sức mua tương đương

TĐC

Tái định cư

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Uỷ ban nhân dân

UN


Liên hợp quốc

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

VNPT

Vinaphone

WB

Ngân hàng thế giới (World bank)

ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra khắp các Châu lục với
những mức độ khác nhau và trở thành thách thức lớn đối với từng khu vực,
từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông
nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác cịn
hạn chế nên năng suốt lao động chưa cao, thu nhâp của nông dân cịn thấp,
tình trạng đói nghèo diễn ra rộng khắp các khu vực. Vấn đề đói nghèo đã
được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều
chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo để thu hẹp khoảng cách
và trình độ phát triển giữa các vùng, địa phương và các nhóm dân tộc, dân cư.
Nói đến Lai Châu, người ta nghĩ đến xa xơi, cách trở và những khó

khăn đặc thù. Đó là đường biên giới dài với 20 dân tộc, 2/3 xã thuộc diện đặc
biệt khó khăn, địa hình chia cắt, hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn,
tỷ lệ nghèo rất cao,… Đây cịn là địa bàn có vị trí quan trọng về quốc phịng,
an ninh. Nhận thức đúng đắn điều đó, ngay từ những ngày đầu chia tách,
thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lai Châu đã xác định phải
đưa Lai Châu phát triển trên mọi lĩnh vực (Thu Hằng, 2014). Công tác xóa
đói, giảm nghèo được tỉnh quan tâm chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả. Ngay sau khi
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện
nghèo), Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo, phân
công lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh phụ trách, giúp đỡ các xã nghèo và
tập trung mọi nguồn lực xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,95%
năm 2006 xuống còn 21,94% năm 2010, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh
giảm 5%; đến nay cơ bản tỉnh đã hồn thành 6837/6837 nhà. Với chủ trương
xóa nhà tạm theo phương châm "3 cứng": Mái cứng (mái nhà lợp ngói hoặc

1


tấm lợp Prôximăng); tường cứng (tường xây, ốp ván gỗ, …); nền cứng (nền
nhà lát gạch hoặc láng xi măng) công tác hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ khoanh nuôi,
bảo vệ rừng, công tác khuyến nông - khuyến lâm – khuyến ngư trên địa bàn
được triển khai và đạt hiệu quả, tạo niềm tin vững chắc của người dân vùng
sâu, vùng xa đối với Đảng và Nhà nước (Nghiêm Đẳng, 2011).
Toàn tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng chú ý nhưng đối với xã Xã
Nậm Hăn vì là một trong 11 xã nghèo nhất của huyện Sìn Hồ, thuộc vùng tái
định cư tỉnh Sơn La. Địa hình hiểm trở, đường xá xa xơi cách trung tâm
huyện 120km, trình độ dân trí thấp, kinh nghiệm sản xuất cũng như học vấn
còn hạn chế nên hầu hết các hộ trong xã đều thuộc hộ nghèo. Từ khi ban hành
Nghị quyết 30a, xã Nậm Hăn đã triển khai và thực hiện đầy đủ các chính sách

hỗ trợ theo Nghị quyết 30a. Người dân có ý thức tham gia thực thi, đã có
nhiều thay đổi theo hướng tích cực góp phần cải thiện đời sống vệ mặt vật
chất cũng như tinh thần cho đồng bào. Tuy nhiên ngoài những kết quả đã đạt
được, xã Nậm Hăn vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị
quyết 30a. Vì vậy để hiểu rõ hơn về những thay đổi từ khi có Nghị quyết 30a
tại xã Nậm Hăn và những tồn tại trong q trình thực hiện Nghị quyết tơi lựa
chọn đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại xã
Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2009 - 2014”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị
quyết 30a/NQ-CP nhằm đánh giá kết quả thực hiện chính sách và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện của chương
trình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kết quả thực
hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo.
2


- Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị
quyết 30a tại xã Nậm Hăn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện
của Chương trình.
- Đề xuất các giải pháp giải nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình Nghị
quyết 30a tại xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Kết quả thực hiện chương trình
Nghị quyết 30a và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Chương trình
Nghị quyết 30a.
- Đối tượng điều tra, khảo sát: Là các hộ nghèo, cán hộ xã, huyện.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung
Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách phát
triển rừng, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc chương trình Nghị quyết 30a
đang triển khai tại xã Nậm Hăn trong đó khơng đánh giá các chương trình
lồng ghép khác như chương trình 135, chương trình 167, chương trình 105,
chương trình 146.
Thực hiện chọn mẫu 03 bản (3/16 bản): Pá Pha, Nậm Hăn, Co Sản để
làm điều tra 55 hộ nông dân. Phỏng vấn trực tiếp 5 cán bộ (Trong đó có 02
cán bộ thực hiện chính sách và 03 trưởng bản).
1.4.2 Phạm vi khơng gian
Địa điểm nghiên cứu: xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Thực hiện chọn mẫu 03 bản (3/16 bản): Pá Pha, Nậm Hăn, Co Sản.
1.4.3 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đối với số liệu thứ cấp là 2009 – 2014.

3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

2.1 Cơ sở lý luận kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo
2.1.1 Vấn đề nghèo đói
2.1.1.1 Khái niệm nghèo đói
a. Theo quan niệm quốc tế
Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về nghèo đói, kể
cả các tổ chức quốc tế. Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok – Thái Lan
tháng 9/1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất và đưa ra như sau:
“Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và

thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa
phương” (Lê Xuân Tư, 2014).
Để hiểu rõ hơn về khái niệm nghèo đói, chúng ta có thể phân thành hai
khái niệm nghèo và đói:
+ Đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng hoặc được
hưởng rất ít ỏi những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận
tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các dân
tộc ở các địa phương.
+ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư khơng được thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương (Nguyễn Thị
Mai Phương, 2014).
+ Theo liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham
gia vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ mặc,
4


khơng được đi học, khơng được đi khám, khơng có đất đai để trồng trọt hoặc
khơng có nghề nghiệp để ni sống bản thân, khơng được tiếp cận tín dụng.
Nghèo cũng có nghĩa sự khơng an tồn, khơng có quyền và bị loại trừ của các
cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có dễ bị bạo hành, phải sống ngoài
lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, khơng được tiếp cận nước sạch và
cơng trình an tồn” (Hồ Xn Khanh, 2014). Mặc dù có nhiều khái niệm và
nhiều cách định nghĩa khác nhau về nghèo đói nhưng tựu chung lại các quan
niệm đó đều phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo, đó là
+ Khơng được hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiều dành cho
con người
+ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
+ Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng.

Tóm lại nghèo đói là một khái niệm động, biến động theo thời gian và
khơng gian. Vì vậy, khơng có một khái niệm chung cho tất cả các quốc gia,
lãnh thổ hoặc chung cho cả khu vực, thành thị và nơng thơn.
b. Theo quan niệm của Việt Nam
Nghèo đói có nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau. Nghèo đói được
tách ra thành hai khái niệm riêng như sau:
• Khái niệm đói
- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó
là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay
nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
- Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới
mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì
cuộc sống. Hay có thể nói đói là một nấc thấp nhất của nghèo (Hoàng Tuấn
Anh, 2009).
Khái niệm đói cũng có 2 dạng: Đói kinh niên và đói cấp tính
5


+ Đói kinh niên: Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời
điểm đang xét
+ Đói cấp tính: là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất
do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, tủi ro khác tại thời điểm đang
xét.
+ Hộ đói: là hộ cơm khơng đủ ăn, áo khơng đủ mặc, con cái không
được học hành đầy đủ, ốm đau khơng có tiền chữa bệnh, nhà của rách nát
(Thái Văn Hoạt, 2007)….
• Khái niệm nghèo
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một
phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức

sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Nghèo cũng có hai dạng đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống.
+ Nghèo tương đối: là tình trạng bộ dân cư có mức sống dưới trung
bình của cộng đồng ở một thời điểm nhất định (Hoàng Tuấn Anh, 2009).
Như vậy, nghèo đói là khái niệm mang tính chất tương đối về cả khơng
gian và thời gian. Xem xét quan niệm và đói cho thấy: Đói là khái niệm được
dùng để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư. Giữa đói và
nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó phản ánh cấp độ và mức độ khác
nhau, nghèo là một kiểu đói tiềm tang và đói là một trạng thái hiển nhiên của
nghèo.

6


2.1.1.2

Tiêu chí xác định nghèo đói và chuẩn nghèo đói

• Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo của thế giới.
Để đánh giá nghèo đói, UNDP dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối
thu nhập theo đầu người hay nhóm dân cư.
Hiện nay, Ngân hàng thế giới đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu,
nghèo của các quốc gia dựa vào mức “thu nhập quốc dân” bình qn đầu
người trong một năm với cách tính đó là phương pháp PPP (Purchasing Power
Parity), là phương pháp tính theo sức mua tương đương và được tính bằng đơ
la Mỹ (Thái Văn Hoạt, 2007).
Chỉ tiêu thu nhập quốc dân tính theo đầu người là chỉ tiêu chính hiện
nay nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu - nghèo.



Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo của Việt Nam.

Trong những năm qua, tại Việt Nam có hai loại tiêu chí được sử dụng
để xác định chuẩn nghèo
Một là, chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (LĐTB&XH) đưa ra để áp dụng trong cơng tác XĐGN, theo tiêu chí thu nhập
bình quân đầu người.
Hai là, chuẩn nghèo do Tổng cục thống kê (TCTK) và Ngân hàng thế
giới đưa ra để đánh giá đói nghèo trên giác độ vĩ mơ, dựa theo mức chi tiêu
thông qua các cuộc điều tra mức sống dân cư.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực của chương
trình xóa đói giảm nghèo đã 6 lần cơng bố chuẩn nghèo đói cho từng giai đoạn
khác nhau. (Tính theo thu nhập bình qn đầu người quy ra gạo hoặc ra tiền
VNĐ).
Tiêu chí xác định nghèo đói thay đổi theo từng giai đoạn và phù hợp
với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi giai đoạn.

7


Bảng 2.1 Chuẩn nghèo đói qua từng giai đoạn ở Việt Nam
Năm

Hộ

1993 – 1995

Nơng thơn


Thành thị

Đói
Dưới 8 kg/người/tháng
Dưới 15 kg/người/tháng
Nghèo Dưới 15 kg/người/tháng
Dưới 20 kg/người/tháng
Đói
Dưới 13 kg/người/tháng
Dưới13 kg/người/tháng
Dưới 20 kg/người/tháng
(nơng thôn đồng bằng)

1996 – 1997

1998 – 2000

Nghèo Dưới 15 kg/người/tháng

Dưới 25 kg/người/tháng

Đói

(miền núi, hải đảo)
Dưới 13 kg/người/tháng
Dưới 13kg/người/tháng
Dưới 15 kg/người/tháng

Nghèo


(miền núi, hải đảo)
Dưới 25 kg/người/tháng
Dưới 20 kg/người/tháng
(đồng bằng, trung du)
80.000 đồng/người/tháng

2001 – 2005

2006 – 2010
2011 – 2015

Nghèo

Nghèo

(miền núi, hải đảo)
150.000 đồng/tháng
100.000 đồng/người/tháng
(nông thôn, đồng bằng)
Dưới
200.000 Dưới

260.000

đồng/người/tháng
đồng/người/tháng
Dưới 400.000 đồng/người Dưới 500.000
Nghèo
Đồng/người /tháng
tháng

(Nguồn Bộ Lao động - Thương Binh và xã hội, 2011)

2.1.1.3 Các ngun nhân gây ra tình trạng nghèo đói
Nghèo đói do rất nhiều ngun nhân gây ra, vì vậy cũng có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến nghèo đói. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghèo đói như
sau:
• Các ngun nhân theo vùng địa lý
+ Điều kiện tự nhiên: Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài
nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng
núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Lịng, miền
8


Trung do sự biến động của thời tiết. Ở một trơng những vùng này có điều tự
nhiên phức tạp như khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh,
đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thơng khó khăn đã và đang kìm hãm
sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
Đối với vùng xâu vùng xa, vùng miền núi giao thông là cầu nối để
người dân được tiếp cận với các tri thức, cơng nghệ thơng tin, hàng hóa dịch
vụ. Tuy nhiên không phải ở đâu đường giao thông cũng được mở rộng. Cịn
nhiều xã, bản chưa có đường giao thơng đến chính vì vậy làm hạn chế sự đi
lại của người dân, hạn chế sự giao lưu với các địa phương khác, đi lại của
người dân khó khăn.
+ Khả năng quản lý của chính phủ và chính quyền địa phương: Thể
hiện trong việc bảo vệ rừng, các nguồn tài nguyên chính địa phương cũng như
của cả nước. Nếu người dân khai thác rừng quá mức, khai thác bừa bãi sẽ dẫn
đến các hậu quả khó lường như lũ quét và lốc xốy. Ngồi ra sử dụng đất canh
tác mà khơng cải tạo hay nâng cao độ phì nhiêu thì đất ngày càng bạc màu do
đó ảnh hưởng đến việc sản xuất,…vì người dân Việt Nam xuất phát điểm từ
nơng nghiêp và ngày nay nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực chính

nên các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây
ra hiện tượng đói nghèo. Chính vì vậy chính phủ cũng như chính quyền địa
phương cần nâng cao khả năng quản lý để người dân nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường tự nhiên cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý
và hiệu quả.

9


• Nguyên nhân từ cộng đồng
- Nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc khơng đồng bộ
về chính sách dầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính
sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến
nơng, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai,
định canh định cư, kinh tế mới, nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
- Sự cách biệt với xã hội: Các hộ dân sống cách xa trung tâm và đường
xá đi lại khó khăn vì vậy khả năng giao lưu văn hóa khó khăn. Khơng có điều
kiện cho con cái đi học.
- Xa cách về địa lý: Phần lớn hộ nghèo tập trung ở những địa bàn xa
xơi, hẻo lánh, rừng sâu, núi cao. Ở đó hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở rất yếu
kém. Đường ơ tơ tới bản ở một bản cịn chưa có. Cịn đói với vùng cao chủ
yếu là những con đường mà chỉ có ngựa thồ và người đi bộ mới đi được. Các
hộ dân sống xa cách và sống dựa vào nương rẫy vì vậy khả năng tiếp cận với
các loại hàng hóa dịch vụ, cơng nghệ thơng tin dẫn đến khả năng thốt nghèo
khó khăn.
- Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc: Trong một địa phương thường có
nhiều dân tộc sinh sống đặc biệt các huyện, các xã miền núi. Việc nhiều dân
tộc sinh sống trong một địa phương thường bất đồng về ngơn ngữ, trình độ
dân trí và kinh nghiệm sản xuất. Như xã Nậm Hăn là địa bàn sinh sống của 6
dân tộc an hem trong đó dân tộc dân tộc Khơ Mú, dân tộc Dao là hai dân tộc

có số người được đi học ít, mức sống thấp hơn dân tộc kinh, Thái. Chính vì
vậy, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
- Trình độ thấp, kinh nghiệm sản xuất hạn chế…khả năng áp dụng khoa
học cơng nghệ vào sản xuất cịn chưa cao dẫn đến năng suất sản xuất chưa
cao, chưa đáp ứng được lương thực, thực phẩm của bản thân cũng như gia
đình.

10


• Nguyên nhân về mặt nhân khẩu
Đây là một hạn chế ở hầu hết các vùng nông thôn, trong khi đó tốc độ
tăng tự nhiên của dân số vẫn cịn mức cao làm cho nguồn lực bình quân đầu
người ngày càng giảm. Do đó việc tranh chấp trong khai thác tài nguyên và
hưởng thụ những thành quả mang lại là một hệ quả tất yếu. mặt khác với khả
năng tự thân quá yếu kém họ không thể tạo được sức cạnh tranh và gặp nhiều
khó khăn trong nỗ lực thốt nghèo.
Sức ép về tăng dân số làm gia tăng việc di dân tự do từ những nơi đất
đai cạn kiệt tới nơi còn màu mỡ, còn khả năng canh tác dẫn tới phá rừng, hủy
hoại môi trường, làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc. Cũng cần lưu ý
rằng, diện tích gieo trồng 1 ha vùng núi chỉ bằng ½ ha vùng đồng bằng, năng
suất chỉ bằng 1/3 vì đất kém màu mỡ, đất lấn đá và gốc cây. Vì vậy, bình qn
mỗi hộ phải có từ 2 ha nương rẫy (tức là 2 – 4 hec ta đất rừng) mới đủ lương
thực chi dùng.
Mặt khác, tỉ lệ gia tăng dân dố cao nên trẻ em chiếm tỉ lệ lớn trong gia
đình làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Số người
trong độ tuổi lao động giữa các giữa các vùng khác nhau, đồng thời số lao
động nam và lao động nữ cũng khác nhau. Đối với các hộ nghèo, bình quân
nhân khẩu thường cao hơn từ một đến hai người, nhưng tỉ lệ trẻ em lại lớn.
Đây là do trình độ dân trí thấp, nhận thức khơng đúng đắn về việc sinh đẻ có

kế hoạch, quan niệm lệch lạc (Đẻ nhiều con để có nhiều lao động, nhiều anh
em), tập quán trọng nam khinh nữ. Do đơng con nên phải chăm sóc con nhiều,
vất vả, ốm đau, con cái do điều kiện thiếu thốn cũng thường ốm đau bệnh tật,
dẫn đến tốn tiền thuốc, thời gian lao động giảm, kết quả sản xuất thấp, cơm áo
khơng đủ , đời sống ngày càng khó khăn hơn.

11


2.1.1.4 Đặc điểm của nghèo đói
Nghèo đói có nhiều đặc điểm như sau:
- Thiếu phương tiện sản xuất đặc biệt là đất đai. Đại bộ phận nhóm người
nghèo sống ở nông thôn và chủ yếu tham gia vào hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
- Khơng có vốn hay ít vốn, thu nhập mà họ nhận được chủ yếu là lao
động tự tạo việc làm.
- Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên đầu người thấp.
Ví dụ: theo số liệu thống kê năm 2010 của tổng cục thống kê
Thu nhập bình quân (1 người/ tháng) ở khu vực thành thị đạt: 2.130 nghìn đồng.
Thu nhập bình quân (1 người/ tháng) ở khu vực nơng thơn: 1.070 nghìn
đồng.
Thu nhập bình qn (1 người/ tháng) của nhóm hộ nghèo: 369 nghìn đồng.
- Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao
- Thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, bấp bênh do trình độ
học vấn thấp.
2.1.2 Xóa đói giảm nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo
2.1.2.1 Xóa đói giảm nghèo
Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống,
từng bước nâng cao mức sống tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu
về vật chất để duy trì cuộc sống.

Giảm nghèo là làm một bộ phận dân cư nghèo nâng mức sống, từng
bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện tỷ lệ phần trăm và số lượng người
nghèo giảm xuống. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển bộ
phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn (Hoàng Tuấn Anh, 2009).
Ở nước ta hiện nay nghèo đói khơng phải là do sự bóc lột của giai cấp
tư sản và địa chủ đối với lao động như trước đây mà do nền kinh tế nước ta
đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang
12


nền kinh tế phát triển hiện đại, trong nền kinh tế này đang tồn tại và đan xen
nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Trình độ sản xuất cũ, lạc hậu bị tầm tích,
lưu giữ trong nền kinh tế, trong khi đó trình độ sản xuất mới tiến chưa đóng
vai trị chủ đạo, thay thế các trình độ sản xuất cũ và lạc hậu này. Do đó dẫn
đến có sự giàu nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cư.
Ở góc đơ nước nghèo: Giảm nghèo ở nước ta chính là tùng bước thực
hiện quá trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong
xã hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản
xuất tiên tiến của thời đại.
Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ
người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách
nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều lựa chọn hơn giúp họ từng bước thốt
ra khỏi tình trạng nghèo (Hồng Tuấn Aanh, 2009).
Q trình chuyển đổi nền kinh tế, của phương thức sản xuất có thể là
một cuộc cách mạng trong kinh tế diễn ra hết sức khó khăn và lâu dài. Hồ Chí
Minh đã từng nói: “Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần
cùng và lạc hậu cịn khó khăn hơn nhiều”. Do đó bên cạnh q trình chuyển
đổi phải có chính sách xã hội có tính chất hỗ trợ giúp người nghèo vươn lên
vượt qua cửa ải nghèo đói. Dưới gốc độ kinh tế đây cũng là hình thức phân
phối lại thặng dư trong xã hội cho người nghèo và cũng là một khía cạnh của

giảm nghèo.
Chính sách xã hội nước ta đã thực hiện sâu rộng trong thời kỳ kế hoạch
hóa tập trung và được tiếp tục thực hiện ngay từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới,
từ nền kinh tế hế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này cho thấy Đảng
và nhà nước ta hết sức quan tâm tới vấn đề giảm nghèo, xóa đói giảm nghèo.
Giảm nghèo bền vững có thể hiểu là tình trạng nghèo đói khơng cịn tái
sinh, trên mỗi địa phương cũng như trong cả nước. Đảng và nhà nước ta đang
13


tích cực đẩy mạnh các chính sách cũng như hồn thiện các chính sách để tiến
tới giảm nghèo bền vững.
Từ khái niệm nghèo đói, nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối và hai khái
niệm xóa đói, giảm nghèo ta có khái niệm xóa đói giảm nghèo như sau:
Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nước
và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo
điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thốt khỏi tình trạng thu nhập không đáp
ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo
từng địa phương, khu vực, quốc gia.
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, quan trọng nhất quán của fĐảng
và nhà nước. Đảng và nhà nước ta khơng ngừng hồn thiện các chính sách
giảm nghèo để đảm bảo các địa phương thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo thấp
(Nghị quyết 30a).
2.1.2.2 Chính sách xóa đói giảm nghèo
Chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng,
các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể
kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xóa đói
giảm nghèo, từ đó xây dựng xã hội giàu đẹp.
Chính sách xóa đói giảm nghèo hướng vào việc hỗ trợ cho người nghèo

đói các điều kiện sản xuất cần thiết (và trong chừng mực nhất định cả các điều
kiện sinh hoạt), giúp người nghèo đói thốt khỏi đói nghèo, ổn định sản xuất
và đời sống. Xét trên ý nghĩa đó, đây là một chính sách trực tiếp nâng cao đời
sống người nghèo (Phạm Vân Đình, 2003)
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách nhằm tạo điều kiện phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào các dân tộc thiểu số, đưa vùng này thốt khỏi tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước. Để

14


×