Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Phạm Văn Sáng có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.13 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN SÁNG </b> <b>ĐỀ THI HK1 </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN 10 </b>
<b>NĂM HỌC: 2020 – 2021 </b>
<b>(Thời gian làm bài: 90 phút) </b>


<b>ĐỀ SỐ 1 </b>


<b>I. Đọc hiểu:(3 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: </b>


<i> Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, ln đọc sách,… </i>
<i>là thói quen tốt.</i>


<i> Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, </i>
<i>nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên </i>
<i>cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra khỏi nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người </i>
<i>biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.</i>


<i> Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn </i>
<i>chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… </i>
<i>Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu </i>
<i>ngày rác cứ ùn lên, khiến cho nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.</i>


<i> Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ </i>
<i>già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.</i>


<i> Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên, mỗi người, </i>
<i>mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.</i>


(Theo Băng Sơn, <i>Giao tiếp đời thường</i>)


<b>Câu 1.</b> Trong văn bản trên có những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)


<b>Câu 2. </b>Nội dung của văn bản là gì? (1 điểm)


<b>Câu 3. </b>Anh/ chị tự nhận thấy mình có thói quen tốt, thói quen xấu nào? (0,5 điểm)


<b>Câu 4. </b>Trong khoảng 7 dịng, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về một thói quen tốt mà mọi
người đều cần có. (1 điểm)


<b>II. Làm văn: (7 điểm)</b>


Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ <i>Nhàn.</i>


Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.


Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

(Sách <i>Ngữ Văn 10</i>, tập một, Chương trình chuẩn, trang 129)
<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 </b>


<b>I. Đọc hiểu </b>
<b>Câu 1:</b>


<b>Phương pháp:</b> Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh, nghị luận, hành chính – cơng vụ


<b>Cách giải:</b>



- Các phương thức biểu đạt có trong văn bản: Nghị luận, tự sự
<b>Câu 2.</b>


<b>Phương pháp:</b> Phân tích, tổng hợp
<b>Cách giải:</b>


- Bàn luận về thói quen tốt và thói quen xấu.
<b>Câu 3.</b>


<b>Phương pháp:</b> Liệt kê
<b>Cách giải:</b>


- Kể ra được 1 thói quen tốt, 1 thói quen xấu.
<b>Câu 4.</b>


<b>Phương pháp:</b> Phân tích, bình luận
<b>Cách giải:</b>


- Nêu được đúng 1 thói quen tốt, lí giải một cách thuyết phục vì sao mọi người cần có và cách
thức để rèn luyện và giữ gìn thói quen tốt đó.


<b>II. Làm văn </b>
<b>Phương pháp:</b>


- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).


- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị
luận văn học.


<b>Cách giải:</b>


<b>Yêu cầu chung:</b>


- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; khơng mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần
Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn
liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm
của cá nhân.


- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
<b>Yêu cầu nội dung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân vật nổi tiếng thời kì trung đại Việt Nam. Ơng là người có học vấn
un thâm, có nhiều học trị nổi tiếng nên được người đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. Nguyễn
Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ơng mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí
của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.


- <i>Nhàn</i> là bài thơ Nôm nổi tiếng trong tập <i>Bạch Vân quốc ngữ thi</i>.


<b>2. </b>Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ <i>Nhàn</i>


Cảm nhận về cuộc sống của nhà thơ: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch


+ Trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một “lão nơng tri điền” tìm thấy niềm vui trong
công việc: <i>Một mai, một cuốc, một cần câu</i>


+ Gắn bó, hịa hợp với thiên nhiên; tận hưởng hết mình niềm hạnh phúc mà thiên nhiên mang
lại: mùa nào thức ấy, tất cả đều có sẵn trong thiên nhiên, đất trời (<i>Thu ăn măng trúc, đông ăn </i>


<i>giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao</i>)


+ Con người không chỉ tìm thấy niềm vui mà cịn là sự ưng ý, thảnh thơi, mãn nguyện với cuộc
sống của mình: <i>Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.</i>


Cảm nhận về nhân cách của nhà thơ: là một nhà nho có nhân cách cao đẹp.


+ Luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh: chủ động lánh đục về trong, lựa chọn cuộc
sống thanh đạm, tự nguyện hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.


+ Coi thường danh lợi: xa lánh chốn danh lợi bon chen ( <i>Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/Người khơn </i>
<i>người đến chốn lao xao)</i>, xem thường phú quý (<i>Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao</i>)


Đánh giá chung:


- Ngợi ca cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch chính là cách Nguyễn Bỉnh Khiêm
ngợi ca lối sống nhàn. Với ơng, đó khơng chỉ là lối sống mà còn là một quan niêm sống, một triết
lí sống.


- Qua bài thơ, người đọc cịn cảm nhận được trí tuệ uyên thâm cùng nhân cách cao đẹp của nhà
thơ.


- Bài thơ được viết với ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.
<b>3. Kết luận</b>


- Khái quát lại vấn đề
<b>ĐỀ SỐ 2 </b>


<b>I. Đọc hiểu:(3 điểm)</b>



<i><b>Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: </b></i>


<i>Trong một ca phẫu thuật, cô y tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu </i>
<i>thuật khi ơng đang chuẩn bị khâu vết mổ lại: “Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra </i>
<i>khỏi bệnh nhân”.</i>


<i>Ơng bác sĩ khá lớn tuổi nói một cách quyết đốn: “Tơi đã lấy hết tồn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta </i>
<i>bắt đầu khâu vết mổ lại!”.</i>


<i>Cô gái vẫn cương quyết: “Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới </i>
<i>lấy ra mười một miếng”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Cô lập tức kêu lớn lên: “Bác sĩ khơng được làm như vậy! Ơng phải có trách nhiệm với bệnh nhân </i>
<i>chứ!”</i>


<i>Bác sĩ lúc này mới mỉm cười, ơng mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở </i>
<i>đó, rồi nói: “Cơ đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tơi rồi đó”.</i>


<i>Ơng đã thử thách phẩm chất cần có cho nghề nghiệp của cơ y tá trẻ, và cơ đã có được điều ấy.</i>


<b>Câu 1.</b> Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
<b>Câu 2.</b> Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên. (1 điểm)


<b>Câu 3.</b> Trong văn bản, ông bác sĩ đã “<i>thử thách phẩm chất cần có cho nghề nghiệp của cơ y tá </i>


<i>trẻ</i>” và cơ y tá “<i>đã có được điều đó</i>”. Đó là phẩm chất gì? (0,5 điểm)


<b>Câu 4. </b>Trong khoảng 7 dịng, hãy trình bày suy nghĩ về một phẩm chất nghề nghiệp mà anh/chị
ngưỡng mộ. (vận dụng)



<b>II. Làm văn: (7 điểm)</b>


Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy
tưởng tượng và kể lại phần kết câu chuyện.


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 </b>
<b>I. Đọc hiểu</b>


<b>Câu 1:</b>


<b>Phương pháp:</b> Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh, nghị luận, hành chính – cơng vụ


<b>Cách giải:</b>


- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
<b>Câu 2.</b>


<b>Phương pháp:</b> Đọc, phân tích, tổng hợp
<b>Cách giải:</b>


Học sinh có thể có nhiều cách đặt nhan đề cho câu chuyện, dưới đây là vài gợi ý:


<i>- Cô y tá trẻ và vị bác sĩ già/ - Người trẻ và người già/- Miếng gạc thứ mười hai/ Y đức/ - Lòng </i>
<i>dũng cảm/ - Thầy nào trị nấy…</i>


<b>Câu 3.</b>


<b>Phương pháp:</b> Phân tích, tổng hợp
<b>Cách giải:</b>



Phẩm chất của một người làm nghề: tinh thần trách nhiệm (HS có thể trả lời: lịng dũng cảm,
trách nhiệm với công việc, y đức…)


<b>Câu 4.</b>


<b>Phương pháp:</b> Phân tích, bình luận, tổng hợp
<b>Cách giải:</b>


- Nêu được phẩm chất đáng quý của một nghề nghiệp cụ thể, trình bày suy nghĩ một cách chân
thành, nghiêm túc. Học sinh có thể nêu ra một tấm gương, có thể nêu phản đề về sự vơ cảm,
các thói xấu cần xố bỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>1. Mở bài</b>


- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.


- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng
ôm nàng mà chết.


<b>2. Thân bài</b>


- Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.


+ Vì trong lịng ln ơm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ
cung.


+ Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất
đông…).



- Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.


+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị qn lính bắt vào đại điện.


+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là cơng chúa.


+ Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước
mắt.


- Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
+ Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.


+ Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ: Trách chàng là người phản bội;
Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.


+ Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.


- TrọngThuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm
sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.


<b>3. Kết bài</b>


- Trọng Thuỷ hố thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.


Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện
khác, ví dụ:


+ Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ
mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.



+ Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người cịn sống. Hiểu
lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những
điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.


<b>ĐỀ SỐ 3 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4</b>


<i>Một mai, một cuốc, một cần câu,</i>
<i>Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.</i>


<i>Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ</i>
<i>Người khơn, người đến chốn lao xao.</i>


<i>Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,</i>
<i>Xuân tăm hồ sen, hạ tắm ao.</i>
<i>Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,</i>
<i>Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.</i>


(<i>Nhàn</i>, Nguyễn Bỉnh Khiêm)


<b>Câu 1</b> (0,25 đ): Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? (nhận biết)
<b>Câu 2</b> (0,25 đ): Nêu nội dung chính của hai câu thơ đầu? (thơng hiểu)


<b>Câu 3</b> (0,5 đ): Xác định và nêu tác dụng của BPTT chủ yếu trong hai câu 3-4? (thông hiểu)
<b>Câu 4</b> (1,0 đ): Anh (chị) thích quan niệm “nhàn” ở những câu thơ nào? Viết một đoạn văn (khoảng
5 – 7 dịng) trình bày cảm nhận của anh chị về những câu thơ đó. (vận dụng)


<b>Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8</b>



<i> Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu </i>
<i>la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ơng quyết </i>
<i>định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và ích lợi gì trong việc cứu con </i>
<i>lừa lên cả.</i>


<i> Ơng nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, </i>
<i>lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. </i>
<i>Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vơ cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một </i>
<i>xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ </i>
<i>xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên </i>
<i>miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngồi.</i>


(<i>Những bài học về cuộc sống</i> – Trích Internet)
<b>Câu 5</b> (0,25 đ): Anh (chị) hãy đặt tên cho văn bản.


<b>Câu 6</b> (0,25 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.


<b>Câu 7</b> (0,5 đ): Theo anh (chị), những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
<b>Câu 8</b> (1,0 đ): Anh (chị) hãy rút ra ít nhất 2 bài học từ văn bản trên.


<b>II.PHẦN LÀM VĂN(6,0 ĐIỂM) (ID: 283939)</b>


Anh (chị) hãy đóng vai Mị Châu, kể lại “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” bằng
một kết thúc khác (có thể kết hợp miêu tả và biểu cảm).


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 </b>
<b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1:</b>



<b>Phương pháp: </b>Căn cứ vào cá c thể thơ đã học.
<b>Cách giải:</b>


- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
<b>Câu 2:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Cách giải:</b>


- Nội dung chính: Vẻ đẹp cuộc sống thuần hậu, giản dị ở thôn quê của nhà thơ.
<b>Câu 3:</b>


<b>Phương pháp:</b> Căn cứ vào các biện pháp từ từ đã học.
<b>Cách giải:</b>


- BPTT: đối: ta><người, dại><khôn, nơi vắng vẻ ><chốn lao xao


- Tác dụng: khẳng định lối sống xa lánh nơi quyền quý, giữ gìn nhân cách; mỉa mai cách sống
tham danh lợi, phú quý.


<b>Câu 4:</b>


<b>Phương pháp: </b>Phân tích, tổng hợp, bình luận
<b>Cách giải:</b>


Học sinh trình bày theo cảm nhận riêng của mình.


Ví dụ: Quan niệm sống “nhàn” là sống hòa hợp với thiên nhiên.
+ Cuộc sống của người lao động bình dị thơn q


+ Cuộc sống không tư lợi, bon chen, chỉ cần những nhu cầu tối thiểu, đơn sơ, giản dị.


+ Nhịp sống rất thong thả, tâm thế sống ung dung, tự tại, khoan thai.


<b>Câu 5:</b>


<b>Phương pháp:</b> Đọc, phân tích, tổng hợp
<b>Cách giải:</b>


Đặt nhan đề: Con lừa, Bài học ý nghĩa từ con lừa,…
<b>Câu 6:</b>


<b>Phương pháp:</b> Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh, nghị luận, hành chính – cơng vụ.


<b>Cách giải:</b>


- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
<b>Câu 7:</b>


<b>Phương pháp:</b> Phân tích, tổng hợp.
<b>Cách giải:</b>


- Những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
<b>Câu 8:</b>


<b>Phương pháp:</b> Phân tích, tổng hợp
<b>Cách giải:</b>


HS có thể rút ra 2 trong số các bài học như: Dũng cảm đương đầu với khó khăn; Bình tĩnh trước
mọi tình huống; Nhạy bén, sáng tạo, thơng minh để có thể vượt qua thử thách..



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Phương pháp:</b>


<b>- </b>Phân tích (phân tích yêu cầu của đề…)


- Sử dụng kĩ năng xây dựng một văn bản tự sự.
<b>Cách giải:</b>


<b>1. Mở bài:</b> Giới thiệu câu chuyện


- Tôi là Mị Châu, con gái vua An Dương Vương của nước Âu Lạc


-Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá về tinh thần cảnh giác, xử lí đúng đắn các mối quan
hệ giữa riêng – chung, nhà – nước.


<b>2. Thân bài:</b>


- Cha tôi xây thành ở đất Việt Thường, xây đến đâu lở đến đó.


- Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành xây nửa tháng là xong. Cha tơi và tồn thể người dân Âu
Lạc vui mừng khôn xiết.


- Rùa Vàng ở lại 3 năm rồi ra về. Trước khi về Rùa Vàng đã cho cha tơi móng vuốt để làm nỏ
thần.


- Quân Triệu Đà đưa quân sang xâm lược. Nhờ có thành cao, hào sâu, vũ khi lợi hại, cha tơi đã
đánh bại qn Triệu Đà.


- Ít lâu sau, Triệu Đà sang cầu hịa, hỏi cưới tơi cho con trai là Trọng Thủy, xin cho chàng được
ở rể trong Loa Thành. Cha tôi đồng ý.



- Khi gặp Trọng Thủy, tơi đã có cảm tình với chàng. Chúng tôi chung sống hạnh phúc.
- Một lần, chàng ngỏ ý muốn xem nỏ thần. Tôi không ngần ngại dẫn chàng đi xem.


- Ít lâu sau, chàng xin phép về thăm cha. Trong buổi chia tay, chúng tôi quyến luyến, bịn rịn,
không nỡ xa rời. Chàng hỏi tơi “sau này hai nước thất hịa, lấy gì làm dấu?”. Tơi nhớ là mình có
cái áo lơng ngỗng, tơi bèn trả lời chàng ngay “Thiếp có áo gấm lông ngỗng, đi tới đâu sẽ rắc ở
ngã ba đường làm dấu”. Tôi buồn bã chia tay chồng.


- Những tưởng hai nước n ấm, hịa bình. Ai ngờ, không lâu sau Trọng Thủy và cha chàng đưa
quân sang đánh Âu Lạc của chúng tôi.


- Cha tôi vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ. Quân Đà đã tiến sát, tơi ngỡ ngàng, bàng hồng, cùng
với cha chạy về phương Nam.


-Trên đường đi, tôi rắc áo lông ngỗng ở ngã ba đường. Tôi và cha chạy đến gần bờ biển thì thấy
bóng một đội qn đuổi theo phía sau. Cha tơi cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên bảo tôi là
giặc. Tôi đau khổ khôn xiết. Tôi phân trần, nguyện chết để chuộc lại lỗi lầm và mong trời đất minh
chứng cho sự trong sáng của mình. Tơi biết lúc này cha tơi còn đau khổ hơn gấp ngàn lần.
<b>Gợi ý phần kết:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Chàng xin được tha thứ. Thì ra đã có kẻ gây hiểu nhầm giữa hai nước chúng tơi, bảo cha tơi
có âm mưu cướp nước Triệu. Vì quá tức giận, cha Triệu mới đưa quân đánh Âu Lạc.


- Chúng tôi trở về Loa Thành. Kể từ đó, hai nước sống trong hịa bình, nhân dân ấm no, hạnh
phúc.


<b>3. Kết bài</b>:


- Kết thúc câu chuyện, nêu cảm nghĩ.
<b>ĐỀ SỐ 4 </b>



<b>PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:</b>


Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York ở Toronto (Canada) đã tìm ra những
bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh
và tốt tính hơn.


Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn
học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thơng và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại,
những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.


Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên
cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều
sách truyện thường có cách ứng xử ơn hồ, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu
mến nhất trong nhóm bạn. Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng
ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học
là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm
đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần
bảo tồn những cơng trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen
đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống
trên mạng”.


(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? theo http://mvw. dantri.com.vn, ngày
12 /08 /2015)
<b>Câu 1:</b> Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên (0.5 điểm)


<b>Câu 2:</b> Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada),
người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng gì?(0.5 điểm)



<b>Câu 3:</b> Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả bài viết: "Đọc một "nội dung sâu sắc"
khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng"? (1.0 điểm)
<b>Câu 4: </b> Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân. (1.0 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Câu 1:</b> Nghị luận xã hội (2 điểm)


Anh/ chị có đồng ý với ý kiến được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Hiện tại, việc thực sự
đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.”
không? Tại sao? ((trả lời trong một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ)


<b> Câu 2:</b> Nghị luận văn học (5.0 điểm)


Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bài thơ <i>Cảnh ngày hè.</i>


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 </b>
<b>PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm)</b>


<b>Câu 1:</b> Phương thức biểu đạt của văn bản: Nghị luận (0.5 điểm)


<b>Câu 2:</b> Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada),
người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng thấu hiểu, cảm thơng và nhìn
nhận sự việc từ nhiều góc độ.


Trả lời đầy đủ các ý trên hoặc hai ý: 0.5 điểm; trả lời được một ý: 0,25 điểm


<b>Câu 3:</b> "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua
các trang mạng" có thể hiểu là:


- Cách đọc một "nội dung sâu sắc": Thái độ đọc nghiêm túc, thật sự chìm lắng vào thế giới văn


học, chú ý nhập tâm để thấu cảm và rút ra bài học sâu sắc cho bản thân. (0.25 điểm)


- Cách đọc "mì ăn liền": Thái độ đọc lướt nhanh, sơ sài, qua loa, không hiểu đúng và sâu sắc giá
trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, không thấy được ý nghĩa nhân văn tác phẩm
đó đem lại. (0.25 điểm)


→ Câu nói mang tính định hướng về một cách đọc sách văn học đúng đắn, tích cực.(0.5 điểm)
HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau


<b>Câu 4:</b> Các bài học rút ra từ văn bản:


- Tầm quan trọng của việc đọc sách văn học trong việc bồi dưỡng tri thức và tâm hồn vì vậy cần
dành nhiều thời gian để đọc sách


- Đọc sách cần có phương pháp, biết chọn lọc sách phù hợp và thực sự chú tâm mới đạt được
hiệu quả.


Trả lời mỗi ý được 0.5 điểm


Học sinh có thể rút ra các bài học khác nhau nhưng phải gắn với thông điệp của văn bản.
<b>PHẦN II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

a/ Yêu cầu về kỹ năng:


HS biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn
đạt lưu loát, mạch lạc, trình bày bài viết rõ ràng, tơn trọng người đọc


b/ Yêu cầu về kiến thức:


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu lên được quan điểm của


bản thân (có thể là đồng ý, có thể là khơng đồng ý hoặc ý kiến khác…) và lý giải được vì sao lại
có quan điểm như vậy:


1/ Đưa ra quan điểm của bản thân:


- Đồng ý vì trong cuộc sống hiện nay, khi các thiết bị điện tử xuất hiện ngày càng nhiều thì việc
đọc sách, đặc biệt là đọc sách văn học ngày càng hiếm, vì mọi người dành thời gian lên mạng
nhiều hơn do tin tức được cập nhật nhanh chóng; xuất hiện nhiều loại hình giải trí lơi cuốn hấp
dẫn như nhạc Kpop, phim thần tượng, truyền hình thực tế …; do cuộc sống bận rộn, áp lực học
tập thi cử nặng nề nên khơng cịn thời gian đọc sách; v.v…


- Khơng đồng ý vì vẫn cịn nhiều người đam mê với sách, đặc biệt là sách văn học vì ý thức được
giá trị và ý nghĩa của việc đọc sách; các buổi ra mắt sách của những nhà văn nổi tiếng hoặc
những hội chợ sách vẫn thu hút được bạn đọc; các hoạt động sáng tác vẫn có đơng các bạn trẻ
tham gia; v.v…


2/ Đưa ra các giải pháp, bài học theo quan điểm lựa chọn
<b>Câu 2:</b> Nghị luận văn học (5 điểm)


<i><b>- Yêu cầu về kĩ năng: </b></i>


Học sinh biết cách làm một bài NLVH phân tích đoạn thơ. Văn viết có cảm xúc, ít nhiều thể hiện
khả năng cảm thụ văn học, hiểu biết cuộc sống; diễn đạt trôi chảy, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ
pháp; bố cục rõ ràng, lập luận tốt.


<i><b>- Yêu cầu về kiến thức: </b></i>


Học sinh có thể khám phá, phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song trên cơ sở
phải nắm được một số nét chính về bài thơ “Cảnh ngày hè”. Cảm nhận bài thơ cần làm nổi bật
luận điểm, tránh phân tích chung chung:



Khái quát: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi, bài thơ <i>Cảnh ngày hè</i>, vấn đề nghị luận
(0.5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Tâm thế thảnh thơi, thư thái trước thiên nhiên (câu 1): nhịp thơ 1/2/3 + câu lục ngôn -> Đây là
một trong những ngày nhàn rỗi hiếm hoi trong suốt cuộc đời bộn bề cơng việc của ơng. Chính
trong khoảnh khắc nhàn tản ấy ơng dành cho thiên nhiên, hịa mình vào vạn vật.


+ Cảm nhận thiên nhiên hết sức tinh tế (câu 2,3,4).


Hình ảnh thiên nhiên: cây hịe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, …đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách
chân thực, tự nhiên, bình dị.


Hình ảnh thiên nhiên được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, khứu
giác…) thơng qua các động từ mạnh (phun, giương, đùn đùn), cách ngắt nhịp lạ (3/4) gợi sự chú
ý, làm nổi bật bức tranh ngày hè


=> Tình yêu thiên nhiên và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng nhiều cung bậc cảm xúc của nhà thơ.
– Luận điểm 2: Tấm lòng yêu cuộc sống (câu 5+6) (1.5 điểm)


+ Cuộc sống sinh hoạt của người dân được nhà thơ cảm nhận thơng qua hình ảnh quen thuộc:
hình ảnh chợ là âm vang của đời sống. Từ láy "lao xao" + đảo ngữ “lao xao chợ cá” đã nói lên
vẻ sầm uất của cuộc sống xung quanh (câu 5)


+ Khơng khí quạnh hiu, cơ tịch của lầu tịch dương bị xua tan bởi tiếng nhạc ve. Từ láy "dắng dỏi"
+ đảo ngữ “dắng dỏi cầm ve” -> một bản đàn khiến hồng hơn cũng trở nên náo nhiệt (câu 6)
=> Âm vang cuộc sống thực tạo thành mối dây liên hệ giữa nhà thơ với nhân dân, mang lại niềm
vui xôn xao trong một buổi chiều tạo nên sự hòa điệu giữa con người với cuộc sống.


<b>Đánh giá chung: (0.5 điểm) </b>



- Nội dung: Bức tranh thiên nhiên ngày hè sống động ấy đã hàm chứa một nội dung ý nghĩa:
thiên nhiên ấy chính là tấm lòng của nhà thơ cũng đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự
sống. Cuộc sống của ông không phải của ẩn sĩ lánh đời mà chính là phản chiếu của tâm hồn yêu
đời thiết tha, đón nhận thưởng thức được niềm vui cuộc sống thanh bình. Đó chính là vẻ đẹp
nhân cách của Nguyễn Trãi.


- Nghệ thuật


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

+ Nhịp thơ biến hóa phù hợp, kết hợp tinh tế cách ngắt nhịp 3/4 và 4/3, nhịp lạ ở câu lục ngôn
-> cảm xúc dồn nén.


<b>Kết luận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh
nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


Luyện Thi Online


Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng
xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và
Sinh Học.


Luyện thi vào lớp 10 chuyên Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các
trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các
trường Chuyên khác cùng TS.Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thày
Nguyễn Đức Tấn.



Khoá Học Nâng Cao và HSG


Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em
HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp
dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá
Khánh Trình, TS. Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thày Lê Phúc Lữ,
Thày Võ Quốc Bá Cẩn cùng đơi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.


<i>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </i>



<i> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Kênh học tập miễn phí


HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất
cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí,
kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa
đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin
Học và Tiếng Anh.


</div>

<!--links-->

×