Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

âäüi thiãúu niãn tiãön phong häö chê minh page 1 skkn mäüt säú giaíi phaïp caíi tiãún cäng taïc thi âua khen thæåíng trong hoüc sinh a lý do chọn đề tài công tác thi đua là công việc hết sức phức tạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.82 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:</b>


<b> Công tác thi đua là công việc hết sức phức tạp và nhạy cảm. Nó như</b>
một loại thuốc có tác dụng hai mặt. Khi làm tốt nó sẽ khích thích động viên
cá nhân, tập thể đó vươn lên một cách rõ rệt; nhưng làm không tốt, không
chú đáo, không khách quan, không khoa học nó sẽ làm cho cá nhân hay tập
thể đó giảm ý chí phấn đấu đi rất nhiều, thậm chí cịn bị tê liệt. Hiện nay,
cơng tác thi đua trong học sinh chưa thật sự chú trọng, nhiều trường còn
xem nhẹ ở lĩnh vực nầy; hay có làm nhưng chưa đề cao tính hiệu quả...Bản
thân hơn 15 năm trong ngành giáo dục, nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm
lớp và gần 8 năm làm cơng tác Cơng đồn tơi nhận thấy vấn đề thi đua
đóng một vai trị hết sức quan trọng, nó là nguồn động lực chính cho sự đi
lên của tập thể trường. Tuy, tôi mới về trường đảm nhiệm vai trò giáo viên
Tổng phụ trách nhưng bằng kinh nghiệm trong quãng đời dạy học và trên
thực tiễn của hai trường (cũ -mới). Tôi muốn đưa ra “Một số giải pháp cải
tiến công tác thi đua trong học sinh” với tham vọng góp phần nhỏ bé của
mình trong cơng cuộc cải tiến thi đua chung của tồn ngành. Đó là lí do tơi
đến với đề tài nầy.


<b> B/CƠ SỞ ĐỀ TÀI:</b>


<i><b>1/Cơ sở lý luận: </b></i> Bác Hồ đã khẳng định “Thi đua là yêu nước, yêu
nước phải thi đua” có hàm ý rất sâu xa đã cho ta thấy được giá trị đích thực
của cơng tác thi đua đồng thời thấy được trách nhiệm, bổn phận của mỗi
người trong việc xây dựng tổ chức tập thể mình vững mạnh.


Trong Bộ luật thi đua khen thưởng của Quốc Hội đã có một số điều
khoản:


+Điều 3 chương I đã nói: -Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham
gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt


nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


-Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cơng trạng và
khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


+Điều 5 chương I đã khẳng định: Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động
lực động viên lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền
thống yêu nước, năng động sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh


+Điều 6 chương I cũng đã thể hiện:


Nguyên tắc thi đua gồm: Tự nguyện, tự giác, cơng khai, đồn kết hợp
tác và cùng phát triển


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+Điều 17 chương II có ghi: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động phong
trào thi có trách nhiệm:


1/Tổ chức phong trào thi đua gắn với lao động sản xuất, học tập công tác
và chiến đấu


2/Tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm động viên khích lệ mọi người
tự giác, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, học tập công tác và chiến đấu,
cần kiệm, sáng tạo, cống hiến sức lực, trí tuệ phục vụ sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.


3/Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, sơ kết, tổng kết công tác thi đua.
4/Phát hiện tuyên truyền, phổ biến để học tập và nhân rộng các gương


điển hình tiên tiến.


5/Thực hiện tốt chính sách khen thưởng nhằm động viên mọi người tích
cực thi đua lao động, sản xuất, học tập, cơng tác và chiến đấu.


<i><b>*Tóm lại:</b></i> Từ những tinh thần trên của Bộ luật thi đua khen thưởng chung
chúng ta áp dụng vào thi đua khen thưởng trong học sinh.


<i><b>2-Cơ sở thực tiễn:</b></i>


Trong thực tiễn phong trào thi đua khen thưởng trong học sinh đã được
đề cập từ lâu nhiều trường đã làm tốt mặt này để tạo sức bật phát triển.
Nhưng thực tế có trường chưa chú trọng cao về vấn đề nầy hay nói đúng
hơn phương thức tổ chức thi đua chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn trong học
sinh. Từ khi về trường (bản thân là giáo viên văn) được Hiệu trưởng phân
công nhiệm vụ làm Tổng phụ trách, trước mắt tôi là một trách nhiệm lớn và
muôn ngàn khó khăn. Cho nên tơi cố gắng thâm nhập thực tế nhiều để tìm
hiểu hoạt động thi đua trong những năm qua, đồng thời trao đổi lắng nghe ý
kiến của tập thể giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm, của học sinh và học
hỏi kinh nghiệm trường bạn. Tôi rút ra được một số vấn đề chung nhất cần
giải quyết:


-Vấn đề chấm điểm thi đua giữa các lớp hằng tuần làm thế nào cho chính
xác và công bằng để đánh giá xác thực của mỗi tập thể.


-Mỗi đợt phát động thi đua phong trào cần phải tổng kết nhận xét cụ thể
đồng thời phải khen thưởng cá nhân , tập thể kịp thời nhằm động viên,
khích lệ tinh thần thi đua của mỗi cá nhân hay tập thể.


-Mỗi khối lớp học ngoài những đợt phát động thi đua chung cần có


những mặt thi đua khác phù hợp với từng lớp học và đánh giá kết quả thi
đua theo từng khối lớp mới đảm bảo tính cơng bằng.


-Ban HĐNGLL thường xuyên bám trường theo dõi đánh giá nhận xét
một cách khách quan chính xác có cở sở.


-Sau một học kỳ cần phải có bảng tổng hợp đánh giá thi đua tồn diện
một cách chính xác, hợp lý và cơng nhận danh hiệu thi đua cho từng chi
đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhiệm. Chính vì thế thơi thúc tơi càng đi sâu vào vấn đề để nghiên cứu và
tìm ra những giải pháp tối ưu nhất.


<b>C/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI:</b>


Trong nội dung đề tài này tôi đề cập đến một số vấn đề lớn như: Cách
tổ chức và chấm tính điểm thi đua, biện pháp thực hiện và kết quả đạt
được.


<b>I/ CÁCH TỔ CHỨC VÀ CHẤM ĐIỂM THI ĐUA :</b> Trước hết tôi tổ chức thi đua


theo khối lớp học. Tôi chia làm 4 mảng lớn để chấm điểm thi đua đó là:
Chấm điểm thi đua nề nếp, học tập hằng tuần; chấm điểm thi đua phong
trào; chấm điểm bị trừ trong các hoạt động; chấm điểm thi đua toàn diện.


<i><b> </b></i> <i><b>1-Chấm điểm thi đua nề nếp, học tập hằng tuần:</b></i> Đây là cơng việc
thường xun và rất khó khăn cần phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn
-giáo viên chủ nhiệm -cán bộ lớp và đội sao đỏ. Ở mảng này tôi chia làm 2
phần gồm điểm thi đua học tập và điểm thi đua nề nếp.



<i> </i> <i> a. -Điểm thi đua mặt học tập: Trước hết tơi trao đổi với thầy phó</i>
Hiệu trưởng chun mơn để thống nhất qui chế chấm điểm tiết dạy, sau đó
trao đổi tồn thể GVBM với GVCN và cán bộ lớp về cách thực hiện.


Cụ thể qui chế chấm điểm một tiết dạy như sau: Tổng cộng điểm tối đa
10 điểm


1/Bài cũ(2đ) :Không thuộc bài trừ 0,5đ/ 1em.
2/Bài tập (2đ) :Không làm bài tập trừ o,5đ/1em.


3/Bài mới (4đ) : Tuỳ tình hình thực tế GVBM cho điểm.


Theo u cầu lớp phải sơi nổi, HS có sự chuẩn bị tốt, tham gia phát biểu
xây dựng bài ít nhất từ 30% trở lên....


4/Nề nếp (2đ) : Nếu vị phạm các khoản như: Vệ sinh trang trí, tác
phong, bỏ giờ...thì trừ mỗi khoản 0,5 đ


<i><b>* </b>Cách tính điểm học tập hằng tuần: Tổng số điểm chia cho tổng số tiết</i>
đã kí. Điểm bình qn tối đa là 10


-Yêu cầu: +Giáo viên bộ môn cho điểm thập phân (Ví dụ: 9,0; 9,5)


+Lớp phó học tập cuối tuần tổng hợp và tính điểm bình qn
ghi ở góc cuối sổ đầu bài, cần ghi điểm với 2 chữ số thập phân (Ví dụ 9,83;
9,88...khơng làm trịn). GVCN cần kiểm tra lại việc thực hiện của lớp phó
học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cờ hay sinh hoạt tập trung và tập thể dục giữa giờ các em ngồi (đứng) theo
lớp mình trực để theo dõi; nên việc chấm điểm rất kỹ và chính xác .



-Sau khi tham khảo ý kiến thầy phó Hiệu trưởng phụ trách mảng hoạt
động ngồi giờ và chắc lọc ý kiến giáo viên tôi đã đưa ra bản qui chế chấm
điểm như sau:(Xem bảng mẫu 1).


<i> * Cách thực hiện: Hằng ngày các em cập nhật điểm vào sổ trực và ghi</i>
nhận xét cụ thể lí do trừ điểm, ghi tên HS vi phạm (Mục đích để GVCN
nắm bắt nhắc nhở lớp và xử lí HS vi phạm).


* Cách tính điểm: Tổng điểm hằng ngày cộng lại chia cho hệ số qui định
(Học 4 buổi chia cho 12, học 5 buổi chia cho 15, học 6 buổi chia cho 18)
thì ra điểm bình quân. Điểm bình quân tối đa là 10.


Cuối tuần sao đỏ tính điểm bình qn và liên hệ lớp phó học tập (lớp mình
trực) để lấy điểm mặt học tập rồi ghi vào sổ trực.


- Sau khi có điểm thi đua mặt học tập và mặt nề nếp, giáo viên trực tuần
có trách nhiệm tổng hợp ghi vào sổ tổng kết của trường đồng thờigiáo viên
trực tuần được phân công phải theo dõi hoạt động chung của các lớp để
nhận xét một cách cụ thể. Thường vào thứ 2 giáo viên trực tuần nhận xét và
công bố kết quả thi đua từng lớp và mời thầy Hiệu trưởng hoặc phó hiệu
trưởng trao cờ luân lưu các lớp đứng nhất.


Cuối học kỳ Tổng phụ trách tổng hợp tất cả các vị thứ hằng tuần của các
lớp. Lớp nào có tổng số nhỏ nhất thì đứng vị thứ nhất và lần lượt sắp xếp vị
thứ từ cao đến thấp.


<i><b> 2-Cách theo dõi và chấm điểm thi đua phong trào:</b> Thi đua phong trào</i>
không lồng ghép vào thi đua hằng tuần mà tách thành một mảng riêng dưới
sự theo dõi của Tổng phụ trách đội. Sau một đợt phát động thi đua phải có


tổng kết đánh giá, nhận xét cụ thể và công bố vị thứ các lớp đồng thời phát
thưởng cho tập thể và cá nhân đạt thành tích (Đối với tập thể thưởng bằng
tiền, đối với cá nhân thưởng bằng vở).


Đây là hoạt đông hết sức phong phú và hấp dẫn đòi hỏi Tổng phụ trách
phải năng động và sáng tạo đề ra những hoạt động thi vừa lôi cuốn HS vừa
có tác dụng giáo dục nhăm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong học kì
qua Ban HĐGDNGLL trường tôi liên tục tổ chức các đợt thi rất sơi nổi và
mang tính thiết thực như: Cuộc thi tìm hiểu An tồn giao thơng, Hội thi giữ
vở sạch viết chữ đẹp và Hội thi tiếng hát tuổi thơ dành cho khối 6&7, Hội
khoẻ Phù Đổng khối 8&9; thi đua tuần học tốt (hai đợt); thi đua “Bông hoa
điểm 10”; cuộc thi”Đố vui học tập” ; đặc biệt tổ chức cuộc thi “Bài thi
điểm 10”...Tất cả các cuộc thi đều tổ chức tốt và khích thích tinh thần học
tập của các em rất nhiều.


* Cách tính vị thứ thi đua phong trào cho cả học kì là: Tổng vị thứ thi đua
các đợt cộng lại và xếp vị thứ từ cao đến thấp theo tổng vị thứ trên .Tổng số
càng nhỏ vị thứ càng cao. (Xem biểu mẫu số 2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

công tâm. Nếu làm tốt được mảng nầy sẽ thúc đẩy mạnh phong trào thi đua
và tạo tính nghiêm túc chấp hành nội qui nhà trường trong học sinh.


Để làm tốt điều này giữa Ban HĐNGLL và GVCN cần thống nhất xây
dựng biểu điểm thi đua rõ ràng, cụ thể. Nội dung trừ điểm thi đua gồm:
1/Phẩm chất người đội viên (Tác phong, kiến thức hiểu biết về Đội...)
không thực hiện tốt thì trừ 2 điểm/ em/ 1lần kiểm tra.


2/Đọc và làm theo báo Đội (Thực hiện không tốt trừ 3 điểm/ lần KT, bỏ
không thực hiện trừ 5 điểm/lần KT.



3/Vi phạm kỷ luật: Nhẹ (mất trật tự khi tập trung, bỏ hàng ngũ sinh
hoạt...)trừ 2 điểm/em. Nặng (đánh lộn, vô lễ, hành vi phạm pháp...) trừ 5
điểm/ em.


4/Trực tuần(phân cơng HS trực trống và dọn vệ sinh tồn sân trường...)
thực hiện không tốt trừ 3 điểm/buổi; bỏ trực trừ 5 điểm/buổi.


5/Phát thanh măng non (Thực hiện tốt là đúng thời gian nộp duyệt bài,
thời gian phát thanh, nội dung bài viết...), thực hiện không tốt trừ 3 điểm;
bỏ phát thanh trừ 5 điểm


6/Các khoản thu nộp tiền và cácbáo cáo, thống kê... nếu trễ theo thời gian
qui định thì trừ 5 điểm/ 1 nội dung


7/Các hoạt động khác (múa hát tập thể, văn nghệ, báo tường....) không
tốt(trễ, thiếu sự chuẩn bị đầu tư...) thì trừ 3 điểm; bỏ thì trừ 5 điểm.


-Ban HĐGDNGLL phân công người trực cụ thể theo dõi thường xuyên
quá trình hoạt động hằng ngày của các lớp.


* Cách tính vị thứ thi đua ở mảng này: Tổng cộng tất cả các điểm trừ lại
rồi sắp xếp vị thứ theo thứ tự từ cao đến thấp. Điểm trừ càng cao vị thứ
càng thấp.(Xem biểu mẫu số 3)


<i><b> 4-Chấm thi đua toàn diện:</b></i> Thi đua toàn diện là tổng hợp thi đua các
hoạt động trên cộng với vị thứ thi đua về kết quả Hạnh kiểm và Học lực
cuối học kí hoặc cả năm để tạo thành. Phải đánh giá toàn diện mới xác định
được đơn vị nào là Chi đội xuất sắc hay Chi đội mạnh để thoả được lòng
hoạt động thi đua của giáo viên và học sinh.



- Cách tính thi đua mặt Hạnh kiểm, học lực như sau: Phối hợp với
phó Hiệu trưởng chun mơn để lấy kết 2 mặt nầy của từng đơn vị lớp về
số lượng và tỉ lệ. Sau đó sắp xếp vị thứ từ cao đến thấp theo tỉ lệ phần trăm
đạt được của hạnh kiểm loại Tốt và học lực từ Trung bình trở lên


<b> - Cách tính thi đua tồn diện: Tổng hợp tất cả các vị thứ : Vị thứ bình</b>
quân của thi đua nề nếp, học tập cộng với vị thứ thi đua phong trào, cộng
với vịthứ thi đua về điểm trừ, cộng với vị thứ thi đua về mặt hạnh kiểm,
học lực. Trong đó vị thứ thi đua nề nếp, học tập hệ số 2 (Vì đây là hoạt
động thường xun và có tính quyết định) cịn các thi đua khác hệ số 1. Sau
đó sắp xếp vị thứ theo khối trên cơ sở tổng các vị thứ cộng lại. Tổng điểm
càng nhỏ vị thứ càng cao.(Xem biểu mẫu thi đua số 4)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b> *Một số nội dung khống chế:</b>
-Lớp có HS đưa ra Hội đồng kỉ luật
-Lớp có HS vi phạm qui chế thi cử


-Lớp có 10 HS trở lên có tên trong danh sách theo dõi kỉ luật của nhà
trường.


-Thực hiện các hoạt động, các khoản thu, báo cáo...khơng đầy đủ, khơng
chính xác..


Khi rơi vào điểm khống chế thì hạ một bậc thi đua của chi đội. Riêng lớp
nào có kết quả tỉ lệ mặt hạnh kiểm, học lực thấp hơn so với mặt bằng chung
của trường thì khơng cơng nhận là Chi đội xuất sắc.


<b> II/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:</b>


a/ Trước hết phải xâm nhập thực tế tìm hiểu nguyện vọng và ý muốn


của GVCN và tập thể HS để định hình phương thức tổ chức thi đua. Sau đó
thiết kế các mẫu qui định qui chế chấm điểm để triển khai đến học sinh và
giáo viên chủ nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng và khoa học.


b/-Thường xuyên tổ chức họp giao ban chủ nhiệm (2 lần /tháng) và họp
BCH Liên -Chi đội (1 lần/ tháng) tạo nên mối gắn kết chặt chẽ giữa
GVCN-TPT-BCHLiên,Chi đội nhằm thống nhất chủ trương kế hoạch để
thực hiện công việc một cách trôi chảy.


c/Xây dựng đội Sao đỏ có chất lượng tốt, tuyển chọn các em học giỏi,
hạnh kiểm tốt có bản lĩnh, làm việc nhiệt tình, khách quan, cơng bằng, bám
sát với lớp trực. Thường xuyên theo dõi kiểm tra quá trình làm việc của
từng em để góp ý xây dựng. Cuối học kì tổ chức bình chọn đội viên đội sao
đỏ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để trao thưởng nhằm khích lệ tinh thần
làm việc của các em.


d/Sau mỗi đợt phát động phong trào thi đua thì cần khẩn trương tổng kết,
phát thưởng cho các em một cách sớm nhất. Bởi các em và GVCN sau đợt
thi đua thường nôn nao, hồi hộp đợt chờ kết quả.... có như vậy mới tạo
được lịng tin, tạo được khí thế thi đua sơi nổi, hào hứng.


Nguồn kinh phí cho khen thưởng ở đâu ? Đó là điều mà tổng phụ trách cần
chủ động, năng động, tích cực tham mưu với hiệu trưởng nhà trường để tạo
nguồn ngân sách thoả đáng, phù hợp cho quá trình hoạt động.


đ/ Xây dựng qui trình GVCN trực tuần vịng trịn nhằm chia sẽ cơng việc
với Tổng phụ trách đồng thời tạo sự khách quan, cơng bằng và chính họ là
những người theo dõi giám sát thi đua trong học sinh của nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

đạt thành tích cao. Cần làm việc theo phương châm “Luôn luôn lắng nghe,


luôn ln thấu hiểu”.


<b> *Tóm lại: Có thể hình dung biện pháp thực hiện phong trào thi đua trong</b>
trường học theo 2 con đường chính dưới đây:


<i><b> a/Con đường triển khai thực hiện công việc:</b></i>


Ban HĐGDNGLL  GVCN(kết hợp GVBM)  BCH Liên,Chi đội
Học sinh


(Triển khai) (nhận nhiệm vụ) (nhận n. vụ) (thực
hiện công việc)


<i><b>b/Con đường kiểm tra kết quả thực hiện công việc:</b></i>


Học sinh  BCHLiên,Chi đội  GVCN lớp  Ban
HĐNGLL


(K.tra HS t.hiện (K.tra kế hoạch C.đội (K.tra việc t.khai (K.tra đã
t.khai chưa)


đã tốt chưa) đã tốt chưa ) của gvcn)


<b> III/KẾT QUẢ THỰC HIỆN:</b>


Từ khi đưa một số giải pháp cải tiến vào công tác thi đua trong học sinh
đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp:


<i><b> a/Về phía GVCN</b></i>: Họ rất đồng tình ủng hộ và đem hết khả năng của
mình để xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Tất cả đều hồ hởi, phấn khởi sau


mỗi đợt thi đua. Họ tin tưởng vào Ban HĐGDNGLL...


<i><b>b/Về phía học sinh:</b></i>Phong trào thi thật sự sơi nổi, có sức hấp dẫn lơi cuốn
các em. Học sinh trở nên ham học hơn và thích đến trường (cả học kì I
khơng có HS bỏ học). Học sinh ngỗ nghịch cũng được hạn chế tối đa.
Dường như mỗi em cảm nhận được cơng sức và trách nhiệm của mình
đóng góp xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh hơn.


- HS bị mở hội đồng kỉ luật trong HK qua : khơng có. So với năm học
2005 - 2006 là 5 em .


- Học sinh vi phạm nội qui nhà trường HKI 2006 - 2007 là 12 em . So với
năm học 2005 - 2006 là 85 em giảm đi 73 em .


- Đặc biệt trong dịp tết năm nay khơng có học sinh vi phạm đốt pháo.
Trong khi ấy cũng vào thời điểm này, khi học sinh tan trường lúc nào cũng
nghe tiếng pháo lẹt đẹt.


- Những lần tập trung chào cờ hay sinh hoạt học sinh rất nghiêm túc như
ngồi trong lớp học, không ồn ào mất trật tự hay nói chuyện riêng như
những năm trước .


Tình trạng học sinh bỏ giờ hầu như khơng có . Trong khí đó năm 2005
-2006 ln ln xảy ra.


- Học sinh không thuộc bài, không làm bài tập trước khi đến lớp đã giảm
đi rất nhiều so với những năm học trước, chỉ tồn tại là những em học yếu
chưa hiểu kĩ bài mà thôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

FX500 trả lại cho bạn.(Đã tổ chức trao thưởng cho 12 em tiêu biểu trong


phong trào này vào dịp sơ kết học kì I)


<i><b>c/Về phía chung của trường</b></i>: Theo như đánh giá của tập thể Hội đồng sư
phạm và chính quyền địa phương nề nếp, kỉ cương năm nay của trường rất
tốt, phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực phục vụ cho việc nâng cao chất
lượng học tập. Cảnh quan ngôi trường dần dần đẹp ra. Nếu bạn về trường
tôi trong giờ dạy bạn sẽ cảm nhận khơng khí học tập nghiêm túc; bạn sẽ
cảm nhận khơng khí trong lành bởi lúc nào sân trường cũng sạch sẽ. Nếu
bạn về một buổi chiều khi tan học, bạn sẽ chứng kiến cảnh học sinh sắp
hàng tập trung trên sân trường rồi lần lượt ra về (bởi ngôi trường nằm bên
đường Quốc lộ 1A).


Có được những kết quả trên là nhờ vào nhiệt huyết của thầy cô và nhất là
ý thức thi đua của mỗi cá nhân, mỗi tập thể học sinh.


<b> D/KẾT LUẬN SƯ PHẠM:</b>


Mục đích cuối cùng của công tác thi đua trong học sinh là giáo dục con
người: Giáo dục các em có tinh thần ý thức vì tập thể, bảo vệ, xây dựng và
gìn giữ phát huy truyền thống của Đội và nhà trường. Có trách nhiệm trước
tập thể và đồng đội của mình, có nhiệm vụ tuyên truyền truyền thống của
tập thể mình trước xã hội...


-Dưới sự hướng dẫn của anh chị Phụ trách và Ban chỉ huy đội cần đẩy
mạnh các hoạt động thi đua, phong trão tự rèn luyện đội viên để mỗi HS
đều phấn đấu tạo cho mình một ý thức danh dự tập thể. Phải tổ chức các
hoạt động thi đua thường xuyên để làm cho mỗi đội viên có thêm lịng tự
hào về tập thể mình và tự rèn luyện tu dưỡng nhân cách sống và học tập
của mình. Thơng qua các hoạt động thi đua nhằm giáo dục các em tình yêu
thương giúp đỡ bạn bè và tình cảm gắn bó với trường với q hương với


đất nước. Từ đó các em có ý thức bảo vệ danh dự của Tổ quốc.


-Song song việc giáo dục hình thành nhân cách tốt cho HS cũng cần chú
ý chấn chỉnh những biểu hiện không tốt trong q trình thi đua : Tính tự
kiêu, tự mãn, tư tưởng cục bộ chỉ biết giữ gìn danh dự của nhóm nhỏ, đơn
vị nhỏ mà khơng nghĩ đến tập thể lớn.


-Khonng có việc gì khó nếu như được sự đồng tình ủng hộ của cả tập thể
thì dù khó mấy cũng làm xong. Nhất là cơng tác thi đua thì rất cần bầu
nhiệt huyết của cả tập thể. Muốn thế người làm cơng tác thi đua ngồi lịng
nhiệt tình ra phải có kế hoạch rõ ràng, chính xác, khoa học.... mới thuyết
phục được mọi người.


Thiển nghĩ, mỗi trường đều làm tốt công tác thi đua và đặt mục tiêu giáo
dục nhân cách HS lên hàng đầu thông qua các hoạt động thi đua là chúng ta
từng bước giáo dục ý thức người công dân mới có trách nhiệm, nghĩa vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Đó là những hạt giống q báu cho tương lai
xã hội ./.


<i><b>Tháng 2 năm 2007</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>




CÁC BIỂU MẪU CHẤM ĐIỂM THI ĐUA
MẪU 1: BẢNG CHẤM ĐIỂM THI NỀ NẾP


NỘI DUNG CHẤM ĐIỂM


2 3 4 5 6 7



1/ĐẠO ĐỨC-TÁC PHONG: (5điểm)


Đầu tóc: 1đ; đồng phục: 2đ; khăn quàng:1đ; bảng tên: 1đ
(Nếu một học sinh vi phạm 1 trong 4 nội dung trên coi như
không có điểm nội dung đó.


2/XẾP HÀNG RA VÀO LỚP:(4điểm)
xếp hàng nhanh:+1đ; chậm:-1đ


Trật tự:+1đ;ồn ào:-1đ;thẳng hàng:+2đ;không thẳng:-2đ
3/CHUYÊN CẦN: (3điểm)


-không vắng:+2đ; vắng k.phép:-1đ/hs
-Khơng trể:+1đ; trể:-1đ


4/SINH HOẠT 15 PHÚT ĐẦU BUỔI:(5điểm)
-Có tổ chức s.hoạt:+3đ; không s.hoạt:-3đ
-Yên lặng, trật tự: +2đ,ồn mất trật tự:-2đ
5/TỰ QUẢN: (3 điểm)


-Chấp hànhKL tốt:+2đ; vi phạm KL:-2đ


-HS không chạy ra ngoài:+1đ; chạy ra ngoài:- 1đ
6/VỆ SINH: (4 điểm)


-Trong và ngồi lớp sạch sẽ:+4đ; bẩn:-4đ
7/TRANG TRÍ: (3điểm)


khăn bàn:1đ; khăn bảng:1đ; lọ hoa: 1đ


Nếu thiếu một nội dung trên thì trừ 1đ
8/THỂ DỤC GIỮA GIỜ: (3điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

ĐÁNH GIÁ CHUNG: (Nhận xét ưu khuyết điểm, phần này HS trực ghi cụ thể từng
buổi, từng tên HS vi phạm về vấn đề gì.)


Thứ 2 Thứ 5


Thứ 3 Thứ 6


Thứ 4 Thứ 7


Mẫu số 2: BẢNG XẾP LOẠ THI ĐUA PHONG TRÀO
Lớp An
T.G.thông
T.hát
t.thơ
Tiết
h.tốt
Vở
SCĐ
P.điểm
10
B.thi
đ.10
T.cộngvị
thứ
Vị
thứ
Ghi


chú


MẪU SỐ3: BẢNG THEO DÕI VÀ THỰC HIỆN ĐIỂM TRỪ CÁC HOẠT ĐỘNG THI ĐUA


LỚP P.chất
người
đ.viên


Đọc và
làm theo
báo đội


Vi phạm


kỉ luật Trựctuần Phátthanh
măng
non


Các
k.nộp,
báo cáo,
thống kê


Các
H.động
khác


MẪU SỐ 4: BẢNG TỔNG HỢP THI ĐUA TOÀN DIỆN
T T LỚP Vị thứ



T.đua
B.Q
hằng
tuần


Vị thứ
thi đua
B.Q
phong
trào


Vị thứ
thi đua
điểm
trừ


Vị thứ
thi đua
hạnh
kiểm,
học lực


Kết quả
chung
tổng số
vị thứ


Vị thứ
thi đua
toàn


diện


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>NHỮNG NỘI DUNG TRỪ ĐIỂM THI ĐUA</b>
<b> Ap dụng vào học kì II năm học 2006-2007 </b>


1/Phẩm chất người đội viên (Tác phong, kiến thức hiểu biết về Đội...) khơng thực hiện
tốt thì trừ 2 điểm/ em/ 1lần kiểm tra.


2/Đọc và làm theo báo Đội (Thực hiện không tốt trừ 3 điểm/ lần KT, bỏ không thực
hiện trừ 5 điểm/lần KT.


3/Vi phạm kỷ luật: Nhẹ (mất trật tự khi tập trung, bỏ hàng ngũ sinh hoạt...)trừ 2
điểm/em. Nặng (đánh lộn, vô lễ, hành vi phạm pháp...) trừ 5 điểm/ em.


4/Trực tuần(phân công HS trực trống và dọn vệ sinh tồn sân trường...) thực hiện
khơng tốt trừ 3 điểm/buổi; bỏ trực trừ 5 điểm/buổi.


5/Phát thanh măng non (Thực hiện tốt là đúng thời gian nộp duyệt bài, thời gian phát
thanh, nội dung bài viết...), thực hiện không tốt trừ 3 điểm; bỏ phát thanh trừ 5 điểm
6/Các khoản thu nộp tiền và cácbáo cáo, thống kê... nếu trễ theo thời gian qui định thì
trừ 5 điểm/ 1 nội dung


7/Các hoạt động khác (múa hát tập thể, văn nghệ, báo tường....) khơng tốt(trễ, thiếu sự
chuẩn bị đầu tư...) thì trừ 3 điểm; bỏ thì trừ 5 điểm.


*Ngồi ra cịn có những nội dung mới khác sẽ triển khai đến GVCN trong các cuộc
họp giao ban chủ nhiệm (Nếu có)


*Ban HĐNGLL phân cơng người trực cụ thể theo dõi thường xuyên quá trình hoạt
động hằng ngày của các lớp.



<i>Bình trung, ngày 27 tháng1 năm 2007</i>


</div>

<!--links-->

×