Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

giao an sinh 9 tron bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.84 KB, 113 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 1</b>


<b>DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ</b>


<b>CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN</b>
<b>TIẾT 1: BÀI 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Mục đích, nhiệm vụ, và ý nghĩa của di truyền học
- Nắm được hiện tuợng di truyền và biến dị


- Nắm được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen
- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
<i><b>2. Kỹ năng:</b></i>


<i><b>3. Giáo dục:</b></i>


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>
- Sách giáo viên.


- Tranh 1.2 Sgk phóng to


- Ảnh Menđen và một số tư liệu về Men đen.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<b>1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: </b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b>3. Nội dung bài mới:</b>



<i><b>Dẫn nhập: Giáo viên giới thiệu tổng quát chương trình sinh học 9 và nội dung</b></i>
chương I.


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục 1 Sgk
và sau đó giáo viên thuyết trình: DT học nghiên
cứu bản chất và và quy luật của hiện tượng di
truyền.


- GV: Đưa ra một số ví dụ:


+ Con cái sinh ra giống cha mẹ ở một số đặc
điểm và có những đặc điểm khác hẳn với cha
me…


- GV: Khái niệm hiện tượng di truyền và biến
dị


- GV: Hãy nêu mối quan hệ giữa di truyền và
biến dị


- GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu Sgk và vấn
đáp.


+ Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là
gì?


- GV: Giảng giải 3 nội dung của hiện tượng DT


& BD


+ CSVC& cơ chế: Bố mẹ truyền cho con


<b>1. DI TRUYỀN HỌC</b>
Di truyền


- Di truyền là hiện tuợng truyền đạt các tính
trạng của bố mẹ cho con cái


Biến dị.


- Là hiện tuợng con sinh ra khác với bố mẹ và
khác nhau về nhiều chi tiết.


- Biến di và di truyền là hai hiện tượng song
song gắn liền với quá trình sinh sản.


- Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là bản
chất và quy luật của hiện tượng di truyền và
biến di.


- Nội dung: Cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy
luật của hiện tượng di truyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

những đặc tính giống mình thơng qua cấu trúc
vật chất và theo cách nào.


+ Các quy luật di truyền: Những đặc tính của
bố mẹ biểu hiện ở các đời con cháu theo xu thế


tất yếu ra sao, trong những mối quan hệ số
lượng như thế nào.


+ Nguyên nhân và quy luật BD: Do đâu mà con
mang những đặc điểm khác nhau và khác với
bố mẹ. Những sai khác này biểu hiện dưới
những hình thức như thế nào và theo xu hướng
ra sao.


- GV: Nêu ý nghĩa của di truyền học?
- HS: Trả lời


- GV: Hướng dẫn học sinh đọc phần “ Em có
biết”, quan sát hình 1.2 Sgk và nghiên cứu sgk.
- GV: Nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp
tính trạng đem lai? Nội dung cơ bản của
phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men
Đen?


- Tại sao Men đen lại chọn đậu Hà Lan làm đối
tượng nghiên cứu?


- GV: Thuyết trình


<b>2. MEN ĐEN- NGƯỜI ĐẶT NỀ MÓNG</b>
<b>CHO DI TRUYỀN HỌC. </b>


- Men đen dùng phương pháp phân tích các thế
hệ lai.



+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về
một hoặc một số cặp tính trạng tương phản.
+ Sử dụng tốn thống kê phân tích từ đó rút ra
quy luật di truyền cho tính trạng.


<b>3. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ</b>
<b>BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC.</b>


 Thuật ngữ:
- Tính trạng:


- Cặp tính trạng tương phản
- Nhân tố di truyền.


- Dịng thuần(Giống)
Kí hiệu:


P: Thế hệ bố mẹ
X: Phép lai


F: Thế hệ con cái.
♂ : Giới tính đực.
♀ : Giới tính cái
<b>IV-CŨNG CỐ </b>


- Tóm tắt kiến thức chính
<b>V-DẶN DỊ.</b>


- Làm bài tập 2, 4 sgk học bài cũ chuẩn bi bài mới.



= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 2: BÀI 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Nắm được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men đen.


- Nêu được các khái niệm kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể di hợp.
- Phát biểu được nộ dung quy luật phân li.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Men đen.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỉ năng phan tích số liệu.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích bộ mơn
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Tranh 2.1, 2.2, 2.3.
<b>III-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<b>1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: </b> Lấy ví dụ về các tính trạng tương phản ?
Thế nào là giống thuần chủng?



<b>3. Nội dung bài mới: </b>
<i><b>Dẫn nhập: </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: dùng tranh phóng to (2.1)để giới thiệu về
thụ phấn nhân tạo trên cây đậu Hà Lan.


- GV: Vì sao phải cát nhị từ khi chưa chín ở
hoa?


- HS: Trả lời, gv giải thích thêm.
- GV: Yêu cầu học sinh tính tỉ lệ F2 =?


- GV: Em có nhận xét gì về kết quả lai ở bang 2
và hình 2.2 Sgk?


- GV phân tích và thuyết trình tính trội, lăn,
kiểu hình, u cầu HS hồn thành bài tập điền
từ Sgk


- GV: H2.3 hướng dẫn HS quan sát và vấn đáp:
+ Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp


tử ở F2?


+ Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 đỏ: 1 trắng?


- HS: Trả lời, HS khác bổ xung.



- GV: Giải thích thể đồng hợp, thể di hợp.
+ Kiểu gen quy định kiểu hình của cơ thể.
+ Men đen đã giải thích các kết quả thí nghiệm
của mình bằng sự phân ly và tổ hợp của các cặp
nhân tố di truyền(gen) quy định cặp tính trạng
tương phản thơng qua các q trình phát sinh
giao tử và thụ tinh.


<b>I-THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN</b>


- Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau
về một cặp tính trạng tương phản thì ở thế hệ
F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có


sự phân li theo tỉ lệ trung bình: (3 trội: 1 lặn)
<b>II-MEN ĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ</b>
<b>NGHIỆM.</b>


P: AA(hoa đỏ) x aa(hoa trắng)
G: A a


F1: Aa


F1 x F1: Aa x Aa


GF1: A, a A, a


F2: 1AA: 2Aa: 1aa


3 hoa đỏ : 1 hoa trắng



 Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh
giao tử mỗi nhân tố di truyền phân li về một
giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể
thuần chủng P.


<b>IV- CŨNG CỐ:</b> - Nêu khái niệm thể đồng hợp, thể di hợp, kiểu gen, kiểu hình.
- Phát biểu nộ dung quy luật phân ly.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>TUẦN 2</b>


<b>TIẾT 3: BÀI 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp theo)</b>
<b>I-MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và úng dụng của phương pháp lai phân
tích.


- Hiểu và giải thích tại sao quy luật phân li chỉ đúng trong những điều kiện nhất
định.


- Nêu được ý nghĩa của các quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.


- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội khơng hồn tồn với sự di truyền trội
hồn tồn.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Phát triển tư duy lí luận, so sánh.


<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích bộ mơn.
<b>II-PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Tranh H3 Sgk phóng to.
<b>III-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<b>1. Ổn định lớp: </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: </b>  Nêu khái niệm kiểu gen kiểu hình?
 Lấy ví dụ về thể đồng hợp và thể dị hợp?
<b>3. Nội dung bài mới</b>


<i><b>Dẫn nhập: </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Khắc sâu lại các khái niệm: KG, KH, thể
ĐH, DH(dựa vào H2.3)


- GV: Đặt vấn đê:


+ Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:
1) P: Hoa đỏ x Hoa trắng


AA aa
2) P: Hoa đỏ x Hoa trắng


Aa aa


+ Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép lai
trên về kiểu gen, kiểu hình?


- HS: Nhận xét


- GV: Để xác định được kiểu gen của cá thể
mang tính trạng trội cần phải thực hiện phép lai
phân tích. Vậy ntn là phép lai phân tích?


- GV: Ý nghĩa của phép lai phân tích?


- GV: Mở rộng thêm: Để kiểm tra kiểu gen của
một cá thể nào đó ngồi phép lai phân tích ở
thực vật lưỡng tính cịn cho tự thụ phấn để xác


<b>III-LAI PHÂN TÍCH.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

định kiểu gen.


- GV thuyết trình về sự tương quan trội - lặn và
hướng dẫn học sinh đọc thông tin ở mục IV.
- GV: Tương quan trội - lặn của tính trạng có ý
nghĩa gì trong thực tiễn ản xuất?


- GV: Trong sản xuất để tránh sự phân li tính
trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng lặn
xấu người ta thường làm gì?



- HS: Kiểm tra độ thuần chủng của giống


- GV: Vậy để xác định giống có thuần chủng
hay khơng cần phải thực hiện phép lai nào?
- GV: Em có nhận xét gì về kết quả của phép
lai trên?


- HS: Nhận xét


- GV: Giải thích bằng sơ đồ lai và lưu ý HS viết
kí hiệu trội khơng hồn tồn.


- GV: Từ sơ đồ lai H.3 hãy điền những cụm từ
thích hợp vào chỗ trống trong Sgk?


đó có kiểu gen dị hợp.


<b>IV-Ý NGHĨA CỦA SỰ TƯƠNG QUAN</b>
<b>TRỘI - LẶN</b>


- Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở
thế giớ SV, trong đó tính trạng trội thường có
lợi.


- Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các
tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng
một KG nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.


<b>V. TRỘI KHƠNG HỒN TỒN</b>
P: Đỏ Trắng


AA x aa
G: A a
F1: Aa( Hoa hồng)


F1 x F1: Aa x Aa


GF1: A, a A, a


F2: 1AA(Đỏ) 2Aa( Hồng) 1aa(Trắng)


- Hiện tượng trên chỉ giải thích được khi và chỉ
khi gen A qui định hoa đỏ là trội khơng hồn
tồn so với gen a.


<b>IV-CŨNG CỐ:</b>


- Về mặt biểu hiện trội khơng hồn tồn khác trội hồn tồn ở những điểm nào?
- Để xác định một tính trạng là trội khơng hồn tồn hay trội hồn tồn người ta
dùng phép lai nào?


<b> V-DẶN DÒ. </b>


- Học bài và làm bài Sgk, đọc bài “ Lai hai cặp tính trạng”
============================


<b>TIẾT 4: BÀI 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG</b>
<b>I-MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải. </b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>



- Mô được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen


- Phân tích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen.
- Trình bày được nội dung định luật phân li độc lập của Men đen.
- Nêu được khái niệm biến dị tổ hợp.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ sơ đồ, tranh vẽ.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- u thích bộ mơn.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Tranh H4 Sgk phóng to.
<b>III-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<b>1. Ổn định lớp: </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ </b>Muốn xác định KG của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
<b>3. Nội dung bài mới</b>


<i><b>Dẫn nhập:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Treo tranh H.4 phóng to giới thiệu học
sinh quan sát.



- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thơng tin mục 1
SGK.


+ Em có nhận xét gì về KH ở F1 và F2 qua TN


của men đen?


- GV: Hướng dẫn học sinh hoàn thiện bảng 4
trong SGK.


- GV giải thích tỉ lệ mỗi KH ở F2 bằng tích tỉ lệ


các tính trạng hợp thành nó. Ở TN của Men đen
tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền
độc lập với nhau.


- GV: Từ kết quả của bảng 4 ta có thể rút ra kết
luận gì về sự di truyền của các cặp tính trạng?
- HS: Trả lời.


- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK và từ
BT có thể suy ngược lại.


- GV hướng dẫn học sinh đọc SGK, quan sát
hình 4.


- GV: Có nhận xét gì về KH ở F2 so với P?


- HS: Xuất hiện kiểu hình mới


- GV: Biến di tổ hợp là gi?


- GV: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì?


<b>I-THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN.</b>
- Thí nghiệm SGK.


- Bảng 4: Phân tích kết quả thí nghiệm của Men
đen.


KH F2 Số


hạt


Tỉ lệ từng cặp
tính trạng ở F2


Tỉ lệ KH
ở F2


... ... ... ...


- Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính
trạng thuần chủng tương phản thì sự di truyền
của cặp tính trạng này khơng phụ thuộc vào cặp
tính trạng kia, và F2 có tỉ lệ KH bằng tích tỉ lệ


các tính trạng hợp thành nó.


<b>II- BIẾN DỊ TỔ HỢP.</b>



- Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã
đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm
xuất các KH khác P, KH này được gọi là biến
di tổ hợp.


- BDTH là 1 trtường hợp của biến dị


- BDTH tạo ra cơ thể mới nên nó là nguồn
nguyên liệu trong chọn giống và tiến hoá.
<b>IV-CŨNG CỐ.</b>


- Căn cứ vào đâu mà Men đen cho rằng các cặp tính trạng di truyền độc lập với
nhau?


<b>V-DẶN DÒ. </b>


- Trả lời câu hỏi, làm bài tập và đọc bài mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TUẦN 3</b>


<b>TIẾT 5: BÀI 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG(Tiếp theo)</b>
<b>I-MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Giải thích được kết quả của lai hai cặp tính trạng của Men đen.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>



- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích cho học sinh.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích mơn học
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Tranh H.5 Sgk phóng to.
<b>III-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<b>1. Ổn định lớp: </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ </b>Căn cứ vào đâu mà Men đen lai cho rằng các tính trạng màu sắc và
hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của ơng di truyền độc lập với nhau?


<b>3. Nội dung bài mới</b>
<i><b>Dẫn nhập:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV đặt vấn đề: Do đâu mà ở F2 hình thành 16


hợp tử?


- GV: Yêu cầu học sinh quan sát H.5 Sgk và
vấn đáp.


+ Em có nhận xét gì về kiểu hình ở F1?



+ Khi F1 phân li hình thành giao tử sẽ cho mấy


loại giao tử? Đó là những loại nào? Vì sao?
+ Sơ đồ ở H.5 có baonhiêu tổ hợp( hợp tử)? Vì
sao?


+ Từ sơ đồ H.5 hãy điền nội dung phù hợp vào
bảng 5 Sgk?


+ Em có nhận xét gì về KH, KG ở F2? Tỉ lệ


KG, KH ở F2?


+ Vì sao F2 có nhiều KG?


- HS: Do sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại
giao tử trong quá trình thụ tnh.


- GV: Hướng dẫn HS xác định kiểu gen, kiểu
hình trong khung Pen net.


- GV: Từ những phân tích trên Men đen đã phát
hiện ra quy luật phân li độc lập.


<b>III- MEN ĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ</b>
<b>THÍ NGHIỆM</b>


(Vàng, trơn) (Xanh, nhăn)
P: AABB x aabb


G: AB ab
F1: AaBb


G: AB , Ab , aB , ab


♀ AB Ab aB ab


AB AABB AABb AaBB AaBb


Ab AABb AAbb AaBb Aabb


aB AaBB AaBb aaBB aaBb


ab AaBb Aabb aaBb aabb


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu
SGK.


+ Cơ thể Aa cho mấy loại giao tử?
+ Cơ thể AaBb cho mấy loại giao tử?
+ Cơ thể AaBbDd cho mấy loại giao tử?


→ GV nêu TN của Men đen mới chỉ đề cập
đến sự di truyền của 2 cặp tính trạng do 2 cặp
gen tương ứng chi phối. Trên thực KG có rất
nhiều gen và thường tồn tại ở thể dị hợp do đó
sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ
tạo ra vô số loại tổ hợp về KG & KH ở đời con
cháu là cực lớn.



- Nếu gọi n là số cặp gen di hợp thì:
+ Số loại giao tử la:2n<sub>.</sub>


+ Số loại hợp tử là: 4n<sub>.</sub>


- Các nhân tố di truyền(cặp gen) đã phân li độc
lập trong quá trình phát sinh giao tử.


<b>IV- Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT PHÂN LY</b>
<b>ĐỘC LẬP.</b>


- Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di
truyền trong quá trình phát sinh giao tử & sự tổ
hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là
cơ sở chủ yếu tạo nên các biến di tổ hợp có ý
nghĩa quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
<b>IV- CŨNG CỐ.</b>


<b>- Chọn câu trả lời đúng:</b>


Ở người gen A quy đinh tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng; gen B quy đinh mắt
đen, gen b quy định mắt xanh.


Bố tóc thẳng, mắt xanh; Mẹ tóc xoăn mắt đen. Con của họ có tóc thẳng, mắt xanh
kiểu gen của mệ sẽ như thế nào?


a) AABB b) AaBB c)AABb d) AaBb


- Vì sao hình thức sinh sản vơ tính khơng cho nhiều biến dị như hình thức sinh sản


hữu tính giao phối?


<b>V- DẶN DÒ. </b>


<b>- Trả lời câu hỏi và làm bài tập cuối bài SGK.</b>


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 6: BÀI 6: THỰC HÀNH</b>


<b>TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Biết cách xác định xác suất xuất hiện của 1 và 2 sưh kiện đồng thời xảy ra thông
qua việc gieo các đồng kim loại.


- Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và thỉ lệ các kiểu gen
trong lai một cặp tính trạng.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Yêu thích môn học.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Đồng kim loại.


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học.</b></i>


<i><b>2. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh.</b></i>
<i><b>3. Bài mới.</b></i>


Trước khi vào bài mới GV chia HS theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Xác định cho học sinh rõ: Hai đồng kim
loại tượng trưng cho 2 alen trong một kiểu gen.
+ Hai mặt sấp(S) tượng trưng cho KG: AA.
+ Hai mặt ngửa tượng trưng cho KG: aa.


+ Một đồng sấp một đồng ngửa tượng trưng
cho KG Aa.


- GV: Hướng dẫn học sinh cách gieo đồng KL.
- HS: Hoạt động theo nhóm đã chia, 1 HS gieo
đồng xu 1 HS ghi kết quả.


- GV đặt vấn đề:


+ Em có nhận xét gì về tỉ lệ xuất hiện mặt S,N
của các lần gieo đồng KL?


+ Hãy liên hệ kết quả này với tỉ lệ các giao tử
được sinh ra từ con lai F1(Aa).



Cơng thức tính xác suất:
P(A) = P(a) = ½ hay 1A: 1a.


- GV: Hướng dẫn từng nhóm gieo 2 đồng KL
và thống kê vào bảng 6.2


- GV: Em có nhận xét gì về kết quả gieo 2 đồng
KL? Tỉ lệ xuất hiện S, N như thế nào?


- GV: Hãy liên hệ tỉ lệ này với tỉ lệ KH ở F2


trong lai hai cặp tính trạng? Giải thích?
- GV: hướng dẫn HS cơng thức tính xác suất:
P(AA) = 1<sub>2</sub><i>x</i><sub>2</sub>1 <sub>4</sub>1


P(Aa) = <sub>2</sub>1<i>x</i>1<sub>2</sub> <sub>4</sub>1


P(Aa) = <sub>2</sub>1<i>x</i>1<sub>2</sub> <sub>4</sub>1


P(aa) =


4
1
2
1
2
1





<i>x</i>



4
1


AA:
2
1


Aa :
4
1


aa


<b>I- GIEO MỘT ĐỒNG KIM LOẠI:</b>


- Tỉ lệ xuất hiện mặt S và N ~ 1: 1


→ Khi F1 có kiểu gen là Aa giảm phân co ra 2


loại giao tử mang alen A và a với xác suất
ngang nhau(1A: 1a)


<b>II- GIEO HAI ĐỒNG XU.</b>


- Tỉ lệ xuất hiện S:S và N:N ~1 : 2 : 1


(1S : 2(S,N) : 1N)


→ Tỉ lệ KH ở F2 được xác định bởi sự kết hợp


giữa 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái có tỉ
lệ như nhau: 25%


(AB : Ab : aB : ab)(AB : Ab : aB : ab) =9:3:3:1


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- GV: Y/c học sinh hoàn thiện bảng 6.2 vào vở.
<b>V- DẶN DỊ.</b>


- Ơn tập kiến thức lí thuyết chuẩn bị cho tiết” Luyện giải bài tập”
= = == = = = = = = = = = == = = = = == ==


<b>TUẦN 4</b>


<b>TIẾT 7: BÀI 7: BÀI TẬP CHƯƠNG I</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Cũng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thứcvề các quy luật di truyền.
- Biết vận dụng lý thuyết vào giải bài tập.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>



- u thích mơn học.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số.</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>
<i><b>Dẫn nhập: </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: hệ thống hoá kiến thức làm cơ sở để giải
bài tập.


+ Hãy nhắc lại nội dung quy luật phân li của
Men đen?


- HS: Trả lời


- GV: Cung cấp cho học sinh cách giải BT lai 1
cặp tính trạng.


+ VD: Tỉ lệ KH:


3 : 1( Trội hoàn toàn)
1 : 1( Lai phân tích)



1 : 2 : 1(Trội khơng hồn tồn).
+ VD: F1 có tỉ lệ KH:


3 : 1 thì P đều dị hợp.


1 : 1 thì một bên P là thể di hợp, một bên
là thể đồng hợp lặn.


- GV: Hệ thống hoá kiến thức cơ bản để giải
BT dạng này.


+ Hãy nhắc lại nội dung quy luật phân li độc
lập của Men đen?


- HS: Trả lời.


- GV: hướng dẫn cách giải BT ở khả năng tự
suy và nhẩm tính hay nhận dạng nhanh để trả


<b>I- TÌM HIỂU CÁCH GIẢI BÀI TẬP.</b>
<b> 1. Lai một cặp tính trạng </b>


<b> a) Xác định KG, KH và tỉ lệ của chúng</b>
<b>ở thế hệ FB hay F2.</b>


<b> b) Xác định KG, KH ở P</b>


2. Lai hai cặp tính trạng.
<b> a) Xác định KH ở F1 hay F2. </b>



Đề bài cho quy luật di truyền của từng cặp tính
trạng, dựa vào đó suy ra tỉ lệ ở từng cặp tính
trạng ở F1 hay F2 và tính nhanh tích tỉ lệ của các


cặp tính trạng thì được tỉ lệ KH ở F1 hay F2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

lời các bài tập trắc nghiệm khách quan không
đi vào hướng lập luận và viết sơ đồ lai như BT
tự luận.


- GV: Hướng dẫn, gợi ý cách làm cho học sinh.
- HS: Lên bảng làm


- GV: Gọi học sinh khác nhận xét và đưa ra đáp
án đúng.


- GV: Gợi ý cách làm, yêu cầu học sinh làm.


<b> b) Xác định KG, KH của P.</b>


<b>II- THỰC HIỆN MỘT SỐ BÀI TẬP ỨNG</b>
<b>DỤNG.</b>


<b>Bài tâp 1(SGK)</b>


- Căn cứ vào đề ra ta quy ước:
A: Lông ngắn.


a: Lông dài.



Pt/c Lông ngắn(AA); Lông dài(aa)→F1 100%


Aa(lông ngắn). Đáp án a
<b>Bài tập 2(SGK)</b>


- P: Thân đỏ thẩm x Thân đỏ thẩm.
→Mỗi bên P phải mang một gen A.
- F1 có TL 3 đỏ thẩm: 1 xanh lục


kiểu tổ hợp: 3 + 1 = 4 → P mỗi bên
cho ra 2 loại giao tử. → KG của P: Aa x Aa
- Đáp Án d.


<b>Bài tập 3(SGK)</b>
<b>Hướng dẫn:</b>


F1 có tỉ lệ: 1 đỏ: 2Hồng: 1trắng.


→ Quy luật trội khơng hồn tồn.
Đáp án: d


<b>Bài tập 4(SGK)</b>
<b>Hướng dẫn:</b>


Đời con có sự phân tính chứng tỏ P hoặc một
bên không thuần chủng hoặc cả 2 bên không
thuần chủng.


Đáp án: b,c.
<b>Bài tập 5(SGK)</b>


<b>Hướng dẫn:</b>


Xét sự phân li của từng cặp tính trạng ở F2 ta


có tỉ lệ:


- 3 đỏ : 1 vàng F1: Aa x Aa


- 3 tròn : 1 bầu dục F1: Bb x Bb


- F1: 100% AaBb → P phải thuần


chủng.


- Pt/c Quả đỏ, bầu dục Aabb


Quả vàng, trịn aaBB
Đáp án: d


<b>IV-DẶN DỊ.</b>


- Làm các bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong sách BT sinh học 9.
= = = = = = = = = = = = = = = = == =


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ</b>


<b>TIẾT 8: BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ + KIỂM TRA 15 PHÚT</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:</b>


- Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi lồi.



- Mơ tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.
- Hiểu được chức năng của NST đối với di truyền các tính trạng.


- Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích cho học sinh.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Tranh các hình trong SGK.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp</b><b> :</b><b> - Kiểm tra sĩ số.</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>


<i><b>Dẫn nhập: GV giới thiệu nội dung chương trình của chương II.</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Giới thiệu NST là những thể nằm trong
nhân của tế bào có khả năng bát màu nhuộm
kiềm tính.


- GV: hướng dẫn học sinh quan sát H.8.1, 8.2
SGK và đặt vấn đề:


+ NST tồn tại nhu thế nào trong tế bào sinh
dưỡng và trong giao tử?



- HS: Tìm hiểu SGK và trả lời.
- GV: Giới thiệu các khái niệm:


+ Cặp NST tương đồng: Giống nhau về hình
thái, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn
gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.


- GV: Y/c học sinh quan sát hình 8.2 mơ tả bộ
NST của ruồi dấm về hình dạng và số lượng
- HS: Mơ tả.


- GV: Tính đặc trung của bộ NST được thể hiện
như thế nào?


- GV: số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội
có phản ánh mức độ tiến hóa của lồi khơng?
- GV: Y/c học sinh quan sát H.8.3, 8.4 và
H.8.5.


+ NST điển hình gồm những thành phần nào?


<b>I- TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NST.</b>
<b> 1. NST:</b>


<b> - Là những cấu trúc nằm trong nhân của tế</b>
bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng
thuốc nhuộm kiềm tính.


<b> 2. Đặc trưng cơ bản của NST.</b>



- Trong tế bào sinh dưỡng, NST luôn tồn tại
thành từng cặp tương đồng. Trong giao tử mỗi
cặp NST chỉ còn 1 chiếc.


- Bộ NST lưỡng bội: Bộ NST chứa các cặp
NST tương đồng kí hiệu là 2n.


- Bộ NST đơn bội: Bộ NST trong giao tử chỉ
chứa 1NST của mỗi cặp tương đồng kí hiệu là
n.


+ NST giới tính:
Tương đồng: XX.
Khơng tương đồng: XY


- Mỗi lồi sinh vật có 1 bộ NST đặc trưng về số
lượng, hình dạng.


<b>II- CẤU TRÚC NST.</b>
<b> </b>


<b>1. Cấu trúc điển hình.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- GV: Thuyết trình


- HS: nghe và lĩnh hội kiến thức. tâm động.<b> 2. Cấu trúc siêu hiển vi</b>


- Được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm:
+ AND & Prôtêin loại histon



III- CHỨC NĂNG CỦA NST.


- NST là cấu trúc mang gen có bản chất là
AND, chính nhờ sự tự sao của AND đưa đến sự
tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định
tính trạng được di truyền qua các thế hệ TB &
cơ thể.


<b>IV. KIỂM TRA15PHÚT.</b>


Đề bài: Ở người nhóm máu được chi phối bởi các alen sau:
Nhóm A: I<b>A<sub>I</sub>O<sub>, I</sub>A<sub>I</sub>A</b>


Nhóm B: I<b>B<sub>I</sub>O<sub>, I</sub>B<sub>I</sub>B<sub>.</sub></b>


Nhóm AB: I<b>A<sub>I</sub>B</b>


Nhóm O: I<b>O<sub>I</sub>O</b>


Bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B sinh con thuộc nhóm máu O.


Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng trên? Biện luận viết sơ đồ lai từ P-F1?


<b>IV. DẶN DÒ.</b>


- Làm BT 1, 2, 3 SGK.


=====================================
<b>TUẦN 5</b>



<b>TIẾT 9: BÀI 9: NGUYÊN PHÂN</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Sự bbiến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào.


- Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.


- Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích tranh SGK.
<i><b>3. Thái đơ:</b></i>


- u thích mơn học
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Bảng phụ, phiếu học tập.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số.</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b><b> </b><b> </b></i>


<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>
<i><b>Dẫn nhập: </b></i>



- Cơ thể sinh vật lớn lên nhờ quá trình phân bào của TB. Có 2 hình thức phân bào:
+ Trực phân


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

+ Gián phân: NP & GP.


- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem NP là gì? Diễn biến của nó như thế nào? Nó có ý
nghĩa gì đối với cơ thể sinh vật?


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Đặt vấn đề:


+ Vì sao nói NST đóng duỗi xoắn có tính chu
kì? Ý nghĩa của sự đngs và tháo xoắn?


- HS: Quan sát H.9-1, 9-2 SGK trả lời câu hỏi.
- GV: Y/C HS hoàn thành bảng 9.1 tr. 27 SGK
vào phiếu học tập.


- HS: Đại diện một vài học sinh đọc phiếu học
tập.


- GV: Nhận xét KL.


- GV: Đặt vấn đề:


+ Sự phân bào nguyên phân trải qua những giai
đoạn nào? Diễn biến của từng giai đoạn?


+ Y/c HS hồn thành bảng 9.2 SGK?



+ Trong q trình phân bào nhân hay tế bào
chất phân chia trước?


+ Màng nhân thay đổi như thế nào ở kì đầu và
kì cuối?


+ Thoi phân bào( thoi vô sắc) thay đổi như thế
nào ở kì đầu và kì cuối? Vai trị của thoi phân
bào?


+ Trong chu kì tế bào những hoạt động nào là
quan trọng nhất?


- GV: Y/c học sinh N/c mục III SGK trả lời câu
hỏi:


+ Ngun phân có ý nghĩa gì đối với quá trình
sinh trưởng, phát triển và di truyền?


+ Ứng dụng như thế nào vào đời sống sản xuất?
- HS: Đọc SGK và trả lời.


<b>I- BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NST TRONG</b>
<b>CHU KÌ TẾ BÀO</b>


- Sự phân bào nguyên phân gồm 4 kì và một
giai đoạn trung giạn.


- Sau một chu kì tế bào thì hoạt động đóng dưỡi


xoắn lại lặp lại.


- Sự duỗi xoắn cực đại giúp sự tự nhân đơi diễn
ra.


- Sự đóng xốn cực đại giúp NST phân li về
mỗi cực của tế bào.


Nhờ đó q trình ngun phân mới xảy ra
được.


<b>II- NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA</b>
<b>NST TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN</b>
<b>PHÂN.</b>


- Giai đoạn trung gian: NST tự nhân đơi.


- Kì đầu: NST kép nhau tại tâm động và bắt đầu
đóng xoắn.


- Kì giữa: NST đóng xoắn cực đại.


- Kì sau: Mỗi NST tách nhau ra ở tâm động và
phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.


- Kì cuối: Màng nhân và nhân con xuất hiện.
Hình thành màng ngăn ở giữa chia tế bào thành
2 tế bào.


- Như vậy nhờ sự tự nhân đôi của NST ở kì


TG, sự phân li đồng đều của NST về 2 cực của
tế bào ở kì sau mà 2 tế bào con hình thành đều
có bộ NST 2n, giống hệt với bộ NST của tế bào
mẹ


<b>III- Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN.</b>
<i>- Đối với quá trình sinh trưởng:</i>


+ Nguyên phân giúp cơ thể lớn lên.


+ Nguyên phân tạo ra các tế bào mới thay cho
các tế bào già chết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- GV Y/c HS đọc ghi nhớ sgk


- Đối với quá trình sinh sản.


+ Nguyên phân là cơ sở của sinh sản vơ tính.
- Đối với q trình di truyền.


+ Nguyên phân duy trì bộ NST 2n đặc trung
của loài qua các thế hệ tế bào, qua các thế hệ cơ
thể của các lồi sinh sản vơ tính., nhờ đó các
tính trạng của cơ thể mẹ được sao chép hoàn
toàn cho cơ thể con.


<i><b>- Ghi nhớ: Sgk</b></i>
<b>IV. CŨNG CÔ.</b>


- GV: + Y/c học sinh trả lời câu hỏi 2, 4 SGK?


+ Bài tập 5 SGK


<b>V. DẶN DÒ.</b>


- Học bài theo nội dung SGK.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 10: BÀI 10: GIẢM PHÂN</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải nắm được:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- GP gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST tự nhân đơi chỉ có một lần vì thế số
lượng NST trong giao tử giảm đi một nửa.


- Trong giảm phân có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp
tương đồng xảy ra ở kì trước của GP I.


- Có sự phân li và tổ hợp tự do của các NST trong cặp tương đồng xảy ra ở kì sau
của GP I.


- Sự tiếp hợp trao đổi chéo và tổ hợp tự do đã tạo ra sự khác nhau về nguồn gốc
NST trong bộ NST đơn bội.


- Sự kiện quan trọng nhất là sự phân li của mỗi NST trong cặp tương đồng về một
giao tử.


- Là cơ sở để đảm bảo sự ổn định bộ NST của lồi qua q trình thụ tinh.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>



- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích tranh phát hiện kiến thức.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích mơn học.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Bảng phụ.


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>
<i><b>1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số.</b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b><b> </b><b> </b></i> Trong chu kì của tế bào sự tháo xoắn và đóng xoắn có ý nghĩa
gì?


<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>
<i><b>Dẫn nhập: </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- GV: Khái niệm giảm phân cho học sinh nắm.


- GV: Cho HS N/c mục I SGK vấn đáp học
sinh.


+ Hoạt động của NST ở kì đầu, kì giữa và kì
sau trong giảm phân I có gì khác so với các kì
đó trong NP?



- HS: Trả lời…


- GV: Nhận xét kết luận.


- GV: Hoạt động của NST ở kì giữa, kì sau của
lần phân bào II có gì đáng chú ý?


- HS: Tham khảo mục II SGK và trả lời.
- GV: Kết quả cuối cùng của giảm phân là gi?
- GV: Cơ chế nào đã làm cho bộ NST trong
giao tử giảm đi một nửa?


- GV: Sự giảm về số lượng của NST trong giao
tử có ý nghĩa gì?


- HS: Suy luận thông qua bài học và thực tiễn.
- GV: Cần làm rõ và tóm tắt những vấn đề trên
sau khi học sinh đã trả lời.


<b>KHÁI NIỆM</b>


- Là quá trình phân bào của tế bào sinh dục xảy
ra ở thời kì chín.


- Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp
nhưng NST chỉ nhân đơi có một lần tại kì trung
gian của lần phân bào I.


<b>I- NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST</b>
<b>TRONG GIẢM PHÂN I.</b>



<b>- Kì đầu I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt</b>
chéo giữa các cặp NST trong cặp NST kép
tương đồng.


- Kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên
mặt phẳng xích đạo của thoi vơ sắc.


- Kì sau I:


+ Có sự phân li của mỗi NST kép trong cặp
tương đồng về một cực của tế bào.


+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các
cặp NST kép trong cặp tương đồng.


<b>II- NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA</b>
<b>NST TRONG GIẢM PHÂN II.</b>


- Kì giữa II: Các NST kép xếp thành 1 hàng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi vơ sắc.


- Kì sau II: Có sự phân li đồng đều của các
NST đơn về mỗi cực của tế bào.


<i><b>- Kết quả:</b></i>


+ Từ một tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào
tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi
một nửa so với TB ban đâu.



+ Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp
NST kép trong cặp tương đồng tạo ra sự khác
nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n
NST) → Tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.
<i><b>Ghi nhớ: SGK</b></i>


<b>IV. CŨNG CÔ.</b>


- So sánh kết quả giảm phân I và II?


- Tại sao nói Giảm phân gồm 2 giai đoạn là phân bào nguyên nhiễm và phân bào
giảm nhiễm?


- Chứng minh sự đóng xoắn và tháo xoắn của NST có tính chu kì trong NP & GP.
<b>V. DẶN DÒ.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

==================================
<b>TUẦN 6</b>


<b>TIẾT 11: BÀI 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải nắm được:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật.


- Nêu được đặc giống và khác nhau cơ bản giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
- Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.



- Phân tích được ý nghĩa của các q trình GP & TT về mặt DT & BD.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích tranh phát hiện kiến thức.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích bộ mơn.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Bảng phụ kẻ phiếu học tập.


<b>Phát sinh giao tử cái</b> <b>Phát sinh giao tử đực</b>
<b>Nguyên phân</b>


<b>Giảm</b>
<b>phân</b>


<b>Lần 1</b>
<b>Lần 2</b>
<b>Kết quả</b>


- Tranh H.11 phóng to.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<b>1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số.</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: </b>  So sánh kết quả giảm phân I và II?



Tại sao nói Giảm phân gồm 2 giai đoạn là phân bào nguyên nhiễm
và phân bào giảm nhiễm?


<b>3. Nội dung bài mới:</b>


<i><b>Dẫn nhập: Giao tử là gi? được hình thành như thế nào? đặc điểm ra sao? Thực</b></i>
chất của thụ tinh là gi? Ý nghĩa? –N/c $11.


<b>Hoạt động của GV & HS</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Treo tranh H.11 hướng dẫn học sinh
quan sát và hoàn thành phếu học tập:


- HS: Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu đã kẽ
săn ở nhà.


<b>I- SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ.</b>


PHIẾU HỌC TẬP


<b>Phát sinh giao tử cái</b> <b>Phát sinh giao tử đực</b>
<i>Ngày soạn:27/09/09</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Nguyên phân</b>


NP


- Các tb mầm → Noãn nguyên
Bào →Noãn bậc 1(2n)





NP


- Các tb mầm →Tinh nguyên
PT


bào →Tinh bào bậc 1 (2n)


<b>Giảm</b>
<b>phân</b>


<b>Lần</b>
<b>I</b>


Thể cực 1
Noãn bào bậc 1 (n kép)
(2n) N. bào bậc 2
(nkép)


- Tinh bào bậc 1→2 tinh bào bậc 2
(2n) (n kép)


<b>Lần</b>
<b>II</b>


Thể cực 2
Noãn bào bậc2 (n đơn)
(n kép) TB trứng
(n đơn)



Mỗi tinh bào bậc 2→2 tinh tử→2 tinh
trùng.


<b>Kết quả</b>


-Từ mỗi noãnbào bậc 1 qua GP cho
2 thể cực và 1 TB trứng trong đó
chỉ có 1 trứng trực tiếp tham gia thụ
tinh.


-Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 tinh
trùng các tinh trùng này đều tham gia vào
thụ tinh.


- GV: Hướng dẫn HS quan sát tiếp hình 11.
Vấn đáp:


+ Thụ tinh là gi?


+ Thực chất của thụ tinh là gì?


+ Tại sao sự kết hợp của gt đực và gt cái lại tạo
ra hợp tử chứa bộ 2n khác nhau về nguồn gốc?
- HS: Trả lời, GV nhận xét bổ xung và kết luận.


- GV đưa ví dụ dẫn dắt HS thấy được ý nghĩa
của 3 q tình NP-GP-TT, sau đó vấn đáp:
+ Giao tử được tạo ra nhờ QT nào?



+ Bộ NST 2n của lồi được phơi phục do đâu?
+ Ý nghĩa của NP- GP- TT là gì?


<b>II- THỤ TINH.</b>


- Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên của một giao
tử đực và một giao tử cái để tạo thành hợp tử.
Thực chất đó là sự kết hợp ngẫu nhiên của 2 bộ
nhân đơn bội để khôi phục lại bộ lưỡng bội 2n.
<b>III- Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN VÀ THỤ</b>
<b>TINH.</b>


- Sự phối hợp các quá trình NP- GP- TT đã duy
trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản
hữu tính qua các thế hệ cơ thể.


- Đồng thời cịn tạo ra nguồn biến di tổ hợp
phong phú cho chọn giống và tiến hố.


<i><b>Ghi nhớ: SGK</b></i>
<b>IV. CŨNG CƠ.</b>


Câu1: Giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa 2 cặp NST tương đồng Aa & Bb Giảm phân sẽ
cho ra mấy loại tinh trùng? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:


a. 1loại tinh trùng b. 2 loại tinh trùng
c. 4 loại tinh trùng d. 5 loại tinh trùng


(ĐA: b: 2 loại tinh trùng AB & ab or Ab & aB vì sự phân li độc lập và tổ hợp tự do chỉ xảy
ra ở giảm phân).



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

a. 1 loại trứng b. 2 loại trứng
c. 4 loại trứng d. 8 loại trứng.


(Đ/án a: 1 tế bào trứn chỉ cho 1 trứng và 3 thể cực nên chỉ cho ra 1 trong 8 loại
trứng sau: ABC, ABc, AbC, Abc, aBC, aBc, abC, abc )


<b>V. DẶN DÒ.</b>


- Trả lời câu hỏi & làm bài tập SGK


= = = = = = = = = = == = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 12: BÀI 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải nắm được:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.
- Trình bày được cơ chế xác định NST GT ở người.


- Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngồi đến sụ hình thành
và phân hố GT.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích mơn học


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Bảng phụ so sánh NST và NST giới tính.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<b>1. Ổn định lớp: </b> Kiểm tra sĩ số.


<b>2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu kết quả của QT phát sinh GT đực và GT cái ở ĐV?</b>
<b>3. Nội dung bài mới</b>


<i><b>Dẫn nhập: </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Giới thiệu về NST giới tính kí hiệu: X,
Y. NST thường kí hiệu: A


+ VD: Ở người 2n = 44A, XY Hoặc 2n = 44A,
XX.


- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H.21-1
SGK. Y/c trả lời câu hỏi:


+ So sánh sự khác nhau của NST thường và
NST giưói tính về số lượng, hình dạng, chức
năng?


- GV: Nhận xét bổ xung và đưa ra đáp án đúng


“ Bảng so sánh NST thường & NST giới tính”.


<b>I- NST CIỚI TÍNH .</b>


BẢNG SO SÁNH NST THƯỜNG & NST GIỚI TÍNH


NST thường NST giới tính


Số lượng Có nhiều cặp Chỉ có 1 cặp


Hình dạng -Tồn tại thành từng cặp tương đồng.- NST ở cá thể đực và cái hoàn tồn
giống nhau.


- Tương đồng hoặc khơng tương đồng
- Khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Chức năng Mang gen quy định các tính trạngthường Mang các gen quy định tính đực cái và cáctính trạng thường liên quan hoặc khơng liên
quan với giới tính.


- GV mở rộng thêm.
+ NST X:


Chi phối sự phát triển của buồng trứng, các
phần phụ của bộ máy sinh dục nữ, Chiều cao
của cơ thể…


Trên NST X chứa các gen gây bệnh mù màu,
bệnh máu khó đơng, bệnh teo cơ.


Đặc điểm dt chéo: Từ mẹ → con trai.


+ NST Y:


Ở người khi có NST Y biểu hiện là nam giới,
tuyến sinh dục đực được hình thành, khi khơng
có Y không kể số NST X là bao nhiêu đều biểu
hiện là nữ.


Ngoài ra trên NST Y cịn chứa các tật dính
ngón, tai có một chùm lông.


Đặc điểm dt thẳng từ bố→ con trai.
- GV đặt vấn đề:


+ Giới tính được xác định vào lúc nào?


+ Những hoạt động nào của cặp NST giới tính
trong giảm phân và trong thụ tinh dẫn tới sự
hình thành tính đực cái?


+ Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh xấp
xỉ: 1:1.


- HS: Trả lời


- GV: Giải thích các khái niệm “Đồng GT” &
“Dị GT”.


- GV vấn đáp:


+ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hình


thành và phân hóa giới tính?


+Ứng dụng như thế nào trong việc điêu khiển tỉ
lệ đực cái?


Như vậy:


- Giới tính của nhiều lồi phụ thuộc vào sự có
mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào.


- Cặp XX: Ở người, động vật có vú, ruồi dấm,
cây gai, cà chua, me…biểu thị là giống cái,
ngược lại giống đực là XY.


- Ở chim, bướm, bò sát , dâu tây…cặp XX biểu
hiện giống đực, XY lại là giống cái.


<b>- Ở châu chấu, rệp…cặp XO biểu hiện giống</b>
đực, cặp XX biểu hiện giống cái.


<b>II- CƠ CHẾ NST XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH.</b>
- Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của NST GT
trong các quá trình phát sinh giao tử & TT là cơ
sở tế bào học của sự xác định giới tính.


<b>III- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ</b>
<b>PHÂN HỐ GIỚI TÍNH.</b>


- Q trình phân hố giới tính cịn chịu ảnh
hưởng bởi các nhân tố của môi trường bên


trong và mơi trường bên ngồi.


- Nhờ vào đó mà con người đã ứng dụng những
hiểu biết của mình về giới tính vào việc sản
xuất. Đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực cái
trong chăn nuôi.


<i><b>Ghi nhớ: SGK.</b></i>
<b>IV. CŨNG CƠ.</b>


- Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm người mẹ quyết định
trong việc sinh con trai hay con gái đúng hay sai?


- Chứng minh tỉ lệ đực cái trong tự nhiên là tỉ lệ 1: 1.
<b>V. DẶN DÒ.</b>


<b>- Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>TIẾT 13: BÀI 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Những ưu thế của ruồi dấm đối với DT.


- Mơ tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan.


- Nêu được ý nghĩa của DTLK, dặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>



- Phát triển tư duy thực nghiệm quy nạp.


- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh trong SGK.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích mơn học.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Bảng phụ.


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>
<b>1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ: </b>


- Gọi HS lên làm bài tập về phép lai phân tích đối với trường hợp dị hợp tử 2 cặp
gen..


<b>3. Nội dung bài mới</b>


<i><b>Dẫn nhập: Dựa vào kết quả của phép lai trên GV đặt vấn đề: Kết quả phép lai trên cho 4 kiểu</b></i>
hình với tỉ lệ ngang nhau, nhưng trong thực tế có trường hợp chỉ cho 2 kiểu hình. Để hiểu rõ
chúng ta nghiên cứu bài 13.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu mục I
sgk.


+ So với đậu hà lan thì ruồi dấm có ưu điểm gì?
- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 13 sgk
vừa viết bảng vừa giải thích.



- GV vấn đáp học sinh:


+ Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái


thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân
tích?


+ Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm
mục đích gì?


+ Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1,
Moocgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc
thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một
NST?


+ Hiện tượng di truyền liên kết là gì?


- GV: Trong tế bào số NST rất ít, nhưng số
lượng gen qui định các tính trạng của cơ thể lại
nhiều. Như vậy theo các em các gen phân bố
như thế nào?


+ Liên kết gen có ý nghĩa gì trong chọn giống?


<b>I- THÍ NGHIỆM CỦA MOOCGAN.</b>
<b>1. Đối tượng TN: Ruồi giấm.</b>


- Số lượng NST ít( 2n = 8)
- Dễ phát sinh biến dị.


- Vòng đời ngắn.
<b>2. Nội dung TN.</b>


P: Xám, dài x Đen, cụt
<i><sub>BV</sub>BV</i> <i> <sub>bv</sub>bv</i>
G: BV bv
F1


<i>bv</i>
<i>BV</i>


(100% Xám, dài)
Lai phân tích:


F1 : ♂


<i>bv</i>
<i>BV</i>


x ♀ <i><sub>bv</sub>bv</i>
G: BV, bv bv
FB : 1


<i>bv</i>
<i>BV</i>


: 1<i><sub>bv</sub>bv</i>
(1 Xám, dài) ( 1 Đen, cụt)


<b>3. Kết luận:</b>



- Hiện tượng di truyền liên kết là hiện tượng
một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau,
được qui định bởi các gen nằm trên một NST,
phân ly cùng nhau trong quá trìn phát sinh giao
tử.


<b>II- Ý NGHĨA CỦA HIỆN TƯỢNG DI</b>
<b>TRUYỀN LIÊN KẾT.</b>


- Dựa vào hiện tượng di truyền liên kết giới tính
người ta có thể chọn ra những giống cây, con
có những nhóm tính trạng q ln di truyền
cùng nhau.


<b>IV. CŨNG CƠ.</b>


- Qua bài này các em có thể cho biết khi nào khì các tính trạng phân li độc lập và tổ
hợp tự do trong q trình phát sinh giao tử?


- Tại sao nói qui luật DTLK không bác bỏ định luật phân li độc lập của Menđen?
<b>V. DẶN DÒ.</b>


- Làm bài tập 1,2,3,4 SGK cuối bài.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<i>Ngày soạn: 03/10/09</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>TIẾT 14: BÀI 14: THỰC HÀNH : QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ</b>
<b>I- MỤC TIÊU. Học xong bài này học sinh phải:</b>



<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Nhận dạng được NST ở các kì của nguyên phân và giảm phân.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỉ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Nghiêm túc, tự giác.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.</b>


- Kính hiển vi, tiêu bản NST.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


1. Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, hướng dẫnhọc sinh cách sử dụng kính
hiển vi, cách đặt tiêu bản để quan sát.


2. GV Y/c học sinh từng nhóm vẽ những gì quan sát được vào vở bài tập.(đại diện
nhóm vẽ vào bài thu hoạch).


<b>IV- THU HOẠCH</b>


- Y/c các nhóm vẽ các hình quan sát được vào giấy
<b>V- DẶN DÒ.</b>


- Đọc trước bài 15: AND


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 8</b>



<b>CHƯƠNG III: DNA VÀ GEN</b>
<b>TIẾT 15: BÀI 15: DNA</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Phân tích được thành phần hóa học của AND, đặc biệt là tính đa dạng và tính đặc
thù của AND.


- Mô tả được cấu trúc không gian của AND theo mơ hình của J.t xơn và F. Crik.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích tranh phát hiện kiến thứ
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Yêu thích bộ môn.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Mơ hình AND.
- Tranh hình 14 SGK.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số.</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: </b></i>


<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>
<i><b>Dẫn nhập: </b></i>



<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu mục I
sgk.


+ DNA là gi?


+ Nêu thành phần hóa học của DNA?


+ Vì sao nói DNA có cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân?


+ Với 4 loại nuclêơtít có thể tạo ra bao nhiêu
cách sắp xếp của các nuclêơtít trên mạch của
DNA?


- HS: trả lời.


+ Vơ số cách sắp xếp( n là số nuclêơtít thì có 4n


cách sắp xếp khác nhau.


- GV: Gới thiệu mơ hình cấu trúc của DNA.
Lưu ý học sinh quan sát về chiều xoắn độ dài
của một chu kỳ xoắn, đường kính vịng xoắn.
- GV: Y/c học sinh quan sát hình 15 sgk trả lời:
+ Các loại nuclêơtít nào giữa 2 mạch liên kết
với nhau thành từng cặp?


+ Mô tả cấu trúc của DNA theo quan điểm của


J. Oát xơn & F. Crick?


<b>I- CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA PHÂN TỬ </b>
<b>AND.(Acid deoxyribonucleic)</b>


- Là đại phân tử sinh học có cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân. Mà đơn phân là các
nuclêơtít thuộc 4 loại A,T,G, X.


- Phân tử DNA được cấu tạo từ các nguyên tố:
C, H, O, N, P.


- DNA của mỗi loài được đặc thù bởi:
+ Thành phần của các loại nu.


+ Số lượng của nu.


+ Trình tự sắp xếp các nu.
+ Tỉ lệ: A+T


G+X


- Tính đa dạng của DNA do trình tự sắp xếp
của 4 loại nu quy định.


<b>II- CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN</b>
<b>TỬ DNA.</b>


- DNA là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch
pơlynuclêơtít xoắn đều quanh 1 trục theo chiều


từ trái sang phải.


- Mỗi vịng xoắn có chiều dài 34A0<sub>( 10 cặp nu,</sub>


khoảng cách giữa các cặp nu liên tiếp là 3,4A0<sub>).</sub>


- Đường kính mỗi vịng xoắn là: 20A0


- Các nuclêơtít trong một mạch đơn liên kết với
nhau bằng các liên kết hóa trị.


- Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng
các liên kết hidrô theo nguyên tắc bổ sung.
<i>- Nguyên tắc bổ sung: Một bazơ lớn(A,G) được</i>
bù bởi một bazơ bé.(T,X).


- Hệ quả:


A + T = G + X


Tổng số nu của DNA: N = 2(A +T) =
2(G+X).


Chiều dài DNA: L =3,4.N/2.
Số liên kết H2: H = 2A + 3G.


<i><b>Ghi nhớ sgk.</b></i>
<b>IV. CŨNG CỐ</b>


- Câu 4, 5, 6 SGK.


- BT câu 2,3 SGK.
<b>V. DẶN DÒ.</b>


- Học bài theo nội dung SGK.


- Đọc “ Em có biết”, đọc trước bài 16.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 16: BÀI 16: AND VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN.</b>
<i>Ngày soạn:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>
<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Trình bày được cơ chế tự nhân đơi của AND.
- Nêu được bản chất hóa học của gen.


- Phân tích được các chức năng của AND.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích mơn học
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Mơ hình tự nhân đơi của AND.


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp: </b></i> - Kiểm tra sĩ số.


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử DNA?</b></i>
- Cấu trúc không gian của phân tử DNA?
<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>


<i><b>Dẫn nhập: Gen là gì? Bản chất hóa học của gen?</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV hướng dẫn hs nghiên cứu mục I sgk và
quan sát H16 đặt vấn đề:


+ Q trình tự nhân đơi của DNA diễn ra chủ
yếu ở đâu? Diễn ra trên mấy mạch?


+ Trong quá trình tự nhân đơi các loại nuclêơtít
nào liên kết với nhau thành từng cặp?


+ Sự hình thành mạch mới của 2 DNA con diễn
ra như thế nào?


+ Có nhận xét gì về cấu tạo giữ 2 DNA con và
DNA mẹ?


+ Vậy q trình tự nhân đơi của DNA diễn ra
theo ngun tắc nào?



+ Thế nào là nguyên tắc bổ sung? Giữ lại một
nửa? Nửa gián đoạn?


- GV thuyết trình tái hiện thông báo.


<b>I- DNA TỰ NHÂN ĐÔI THEO NHỮNG</b>
<b>NGUYÊN TẮC NÀO.</b>


<b>- DNA nhân đôi theo các nguyên tắc sau:</b>
+ Bổ sung.


+ Bán bảo tồn( giữ lại một nửa).
+ Nửa gián đoạn.


- Kết quả 2 DNA con được tạo ra giống DNA
mẹ.


 Là đặc tính để xác định DNA là cơ sở phân tử
của hiện tượng di truyền.


<b>II- BẢN CHẤT CỦA GEN.</b>


<b>- Gen là một đoạn của phân tử DNA có chức</b>
năng di truyền xác định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- GV hướng dẫn hs đọc thông tin sgk mụ III đặt
vấn đề:


+ DNA có nhũng chức năng gì? Đặc tính nào
giúp DNA thực hiện được chức năng đó?



- GV giải thích thêm:


+ Nhờ đặc tính tự nhân đơi nên DNA thực hiện
được sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế
hệ tế bào và thế hệ cơ thể.


+ Chính nhờ q trình tự nhân đơi của DNA là
cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh
sản, duy trì đặc tính của từng lồi ổn định qua
các thế hệ bảo đảm sự liên tục sinh sôi nảy nở
của sinh vật.


+ Gen khởi động: Chứa trình tự cấu trúc có
chức năng khởi động các hoạt động tự sao, sao
mã, giải mã…


+ Gen điều hịa: Chứa những trình tự có chức
năng sản xuất ra prơtêin kích thích hay ức chế
hoạt động các gen khác.


<b>III- CHỨC NĂNG CỦA DNA.</b>


<b>- Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.</b>


<i><b>Ghi nhớ sgk.</b></i>
IV. CŨNG CỐ


- Tại sao DNA được coi la vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?



- Một gen có A = T = 600 N, G = X = 900 N. Khi gen tự nhân đôi một lần môi
trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu loại nuclêơtít?


<b>V. DẶN DỊ.</b>


- Làm bài tập 1,2,3,4 sgk.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 9</b>


<b>TIẾT 17: BÀI 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ RNA</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của RNA.


- Phân biệt được sự giống và khác nhau cơ bản giữa DNA và RNA.
- Trình bày được quá trình tổng hợp của RNA.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích tranh.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích mơn học.
<b>PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.



- Mơ hình tổng hợp RNA.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<b>1. Ổn định lớp: </b> - Kiểm tra sĩ số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>2. Kiểm tra bài cũ: - Gen là gì? Có những loại gen nào? chức năng của từng loại?</b>
<b>3. Nội dung bài mới</b>


<i><b>Dẫn nhập: Để biết được sự gống và khác nhau của RNA chúng ta đi tìm hiểu bài </b></i>
17.


<b>Phương pháp</b> <b>Nội Dung</b>


- GV Y/c hs quan sát H.17 sgk:
+ RNA được cấu tạo nư thế nào?
+ RNA là gì?


+ Đơn phân của RNA?


+ So sánh cấu tạo của RNA với DNA?
- HS: Trả lời


+ RNA được cấu tạo từ các nguyên tố: C, O, H,
P, N.


+ A, U, G, X.


+ So sánh số mạch, loại đơn phân, kích thước.


- GV: Dựa vào đâu để phân loại RNA?


- HS: Chức năng


- GV: Có những loại RNA nào, chức năng?
+ mRNA, tRNA, rRNA.


- GV: Chức năng của các RNA?


- GV: RNA được tổn hợp như thế nào?
- GV có thể gọi ý:


+ RNA được tổng hợp dựa vào mấy mạch đơn
của DNA?


+ Mơ tả q trình tổng hợp của RNA?


- HS: dựa vào hình 17.2 sgk, mơ hình trả lời.
- Y/c: Nêu được nguyên tắc bổ sung trong quá
trình tổng hợp RNA.


- GV: Nếu thay đổi trình tự nu trên mạch khn
mãu thì trình tự ribơnu trên RNA có thay đổi
khơng?


- HS: Có.


- GV Kết luận: Như vậy trình tự nu trên gen
quy định trình tự RNA. Đó cũng chính là mới
quan hệ của gen và RNA.


<b>I - RNA.</b>


<b>1. Cấu tạo:</b>


- RNA được cúa tạo từ các nguyên tố: C, O, H,
P, N.


- Là axit nuclêic có cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân mà đơn phân là các ribơnuclêơtít


- Có 4 loại ribơnu: A, U, G, X.


- RNA có một mạch đơn( Polyribơnuclêơtít)
<b>2. Phân loại.</b>


- Dựa vào chức năng có các loại RNA.


+ mRNA: Truyền đạt thông tin cấu trúc của một


loại prôtêin.


+ tRNA: Vận chuyển các axit amin tương ứng


đến nơi tổng hợp prôtêin.


+ rRNA: Thành phần cấu tạo ribơxơm, tham gia


vào q trình tổng hợp prơtêin.


<b>II- RNA ĐƯỢC TỔNG HỢP THEO</b>
<b>NGUYÊN TẮC NÀO.</b>



- Dùng một trong 2 mạch của AND làm khuôn
mẫu.


- Các ribônu trong môi trường nội bào sẽ liên
kết với các nuclêơtít trên mạch khn mẫu theo
ngun tắc bổ sung:


+ A lk rU.


+ T lk rA.


+ G lk rX


+ X lk rG.


- Trình tự các nu trên mạch khn DNA quy
định trình tự các ribơnu trên RNA.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

IV. CŨNG CỐ


- GV Y/c hs làm bài tập sau:


DNA: 1 A T G X X T A


2 T A X G G A T


Nếu MKM là mạch 2 thì RNA: . ………..?
- Đáp Án: A U G X X U A
<b>V. DẶN DÒ.</b>



<b>- Học bài và làm BT sgk.</b>
- Đọc trước bài 18.


<b>TIẾT 18: BÀI 18: PRÔTÊIN</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Nêu được thành phần hóa học của prơtêin.


- Tính đặc thù, tính đa dạng của prơtêin thơng qua thành phần hóa học và cấu trúc
khơng gian.


- Chức năng của prôtêin.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện tư duy suy luận logic.


- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, hình vẽ phát hiện kiến thức.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích mơn học
<b>PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Giáo án


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp: </b></i> - Kiểm tra sĩ số.



<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: - RNA là gì? Phân loại? Mối quan hệ của gen và RNA thể hiện qua </b></i>
đặc điểm nào?


<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>


<i><b>Dẫn nhập: Prơtêin là gì ? Cấu trúc và chức năng của prôtêin ? </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội Dung</b>


- GV đặt vấn đề:


+ Nêu thành phần hóa học của P?


+Prơtêin có cấu tạo theo nguyên tắc nào?
+ Các đơn phân của prơtêin là gì?


<b>I- CẤU TẠO.</b>


<b>1. Thành phần hóa học.</b>


- Xét về mặt hóa học prơtêin là hợp chất hữu cơ
gồm: C, O, N, H.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- HS: Trả lời.
+ C, O, N, H.


- GV: Prôtêin được đặc thù bởi những yếu tố
nào?



- HS: Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp
các a.amin.


- GV: Tạo sao tính đa dạng được quy định bởi
tính đặc thù.


- GV: Y/c hs quan sát H.18.1 sgk và vấn đáp.
+ Prơtêin có mấy cấu trúc không gian?


+ Nêu đặc điểm của từng loại cấu trúc?
- HS: Cấu trúc không gian


- GV: Như vậy prôtêin khơng chỉ đa dạng bởi
tính dặc thù trong cấu tạo mà cịn đa dạng về
cấu trúc khơng gian. Chỉ 20 a.amin có thể tạo
ra 1014<sub>-10</sub>15<sub> prơtêin khác nhau.</sub>


- GV: Y/c hs tìm hiểu sgk và vấn đáp.
+ Nêu chức năng của prơtêin?


- HS: Trả lời.
+ Kiến tạo.
+ Điều hịa
+ Xúc tác


- GV: Vì sao nói prơtêin quyết định dến tính
trạng của cơ thể?


- HS: Vì prơtêin khơng chỉ là thành phần cấu
tạo chủ yếu của cơ thể mà prơtêin cịn có những


chức năng quan trọng đối với cơ thể.


- Về mặt sinh học: P là đại phân tử có cấu tạo
theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các
axit amin.


+ Axit amin:


- Mỗi P được dặc thù bởi  Trình tự a.amin
 SL a. amin


 TP a.amin
- Tính đặc thù quy định tính đa dạng của P.
<b>2. Cấu trúc khơng gian.</b>


- Bậc 1: Trình tự của các a.amin trong phân tử
prôtêin.


- Bậc 2: Prôtêin bậc 1 xoắn lị so.


- Bậc 3: Prơtêin bậc 2 xoắn lại lần nữa(không
gian 3 chiều).


- Bậc 4: Nhiều cấu trúc bậc 3 của các protêin
giống hoặc khác nhau liên kết với nhau.


<b>II- CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN.</b>
<b>1. Kiến tạo.</b>



- Prôtêin là thành phần cấu tạo chủ yếu của
MSC.


- Là thành phần cấu tạo của NST


 Prôtêin là thành phần quan trọng cấu tạo nên
cơ thể sống.


<b>2. Xúc tác cho q trình trao đổi chất.</b>


- Nhiều enzim có bản chất là prơtêin đã xúc tác
cho nhiều q trình troa đổi chất diễn ra


VD: AND polymezaza, ARN polymezaza,
ligaza…


<b>3. Điều hòa quá trình trao đổi chất.</b>


VD: Lượng đường trong mau luôn ổn định
0,12% là do: Isulin & Tirôxin(P)


<b>4. Kháng thể.</b>


- Nhiều kháng thể bản chất là prôtêin.
<b>5. Cung cấp năng lượng </b>


<i><b>Ghi nhớ sgk</b></i>
<b>IV. CŨNG CỐ</b>


- So sánh DNA và Prôtêin?



- Sự giống nhau của DNA và prơtêin theo em có mối liên hệ gì giữa 2 đại phân tử
sinh học này?


<b>V. DẶN DÒ.</b>


- Học bài theo nội dung sgk, làm bài tập.
- Đọc trước bài 19.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 10</b>


<b>TIẾT 19: BÀI 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Hiểu được mối quan hệ giữa ARN & Prôtêin thông qua việc trình bày được sự
hình thành chuỗi axit amin


- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: AND  ARN  Prơtêin  Tính trạng.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích tranh, phát triển tu duy lý thuyết
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>
- Sách giáo viên.


- Mơ hình chuỗi a.amin


- Giáo án


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<b>1. Ổn định lớp: </b> - Kiểm tra sĩ số.


<b>2. Kiểm tra bài cũ: - So sánh cấu tạo và chức năng của AND & Prơtêin.?</b>


- Tại sao Pr khơng duy trì được tính đa dạng và tính ổn định qua các
thế hệ?


<b>3. Nội dung bài mới</b>


<i><b>Dẫn nhập: Gen và tính trạng có mối quan hệ như thế nào? </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV đặt vấn đề:
+ Mã bộ 3 là gì?


+ Số lượng a.amin tỉ lệ như thế nào với mRNA?


+ Mô tả sự hình thành của chuỗi a.amin?
+ A.amin được hình thành theo nguyên tắc
nào?


+ Mối quan hệ giữa RNA & Pr thể hiện ở đặc
điểm nào?


- GV: Từ cơ sởlý thuyết hình thành cho học


sinh cơng thức tính liên quan đến tổng hợp Pr


<b>I- MỐI QUAN HỆ CỦA ARN VÀ</b>
<b>PRÔTÊIN.</b>


- Mã bộ 3: Là 3 Nu kế tiếp nhau/AND hoặc 3
ribônu kế tiếp nhau/mARN mã hóa 1 a.amin.


- A.amin được hình thành:
+ Ribơxơm tiếp xúc với mARN


+ tARN mang các a.amin có đối mã phù hợp


với mã trên mARN(Theo NTBS: A-U, G-X,)


+ Ribôxôm trượt hết phân tử mRNA thì chuỗi


a.amin được tạo thành.


- Như vậy: Trình tự các ribơnu trên mRNA quy


định trình tự các a.amin trong phân tử prơtêin.
- Hệ quả:


+ Số aa = N/2.3 -1 (số aa trong phân tử P mới
tổng hợp)


+ Số aa = N/2.3 -2 ( Số aa trong phân tử p hoàn
thiện).



<b>II- MỐI QUAN HỆ CỦA GEN & TÍNH</b>
<i>Ngày soạn: 25/10/09</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- GV đặt vấn đề bằng cách đưa ra sơ đồ sau:
+ Y/c hs giải thích AND  ARN  Prơtêin 
Tính trạng?


<b>TRẠNG.</b>


- Trình tự các Nu/AND quy định trình tự các
a.amin trong phân tử Prôtêin.


- Các Pr chụi tác động của môi trường hình
thành tính trạng cơ thể.


<i><b>Ghi nhớ: Sgk.</b></i>
<b>IV. CŨNG CỐ</b>


- GV: Y/c hs làm các câu hỏi 1,2,3 sgk tr.59
<b>V. DẶN DÒ.</b>


- Học bài trả lời câu hỏi SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>TIẾT 20: TUẦN 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ LẮP MƠ HÌNH AND</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Củng cố kiến thức về cấu trúc phân tử AND.



- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích mơ hình AND.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện thao tác lắp ráp mơ hình AND.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích mơn học.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Mơ hình phân tử AND.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp: </b></i> - Kiểm tra sĩ số.


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại cấu tạo, cấu trúc không gian của AND?</b></i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Hướng dẫn hs quan sát những đặc điểm:
+ Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêơtít.


+ Đường kính vòng xoắn, số cặp nu trong mỗi
vòng xoắn.


+ Sự liên kết các nuclêơtít giữa 2 mạch.



? Số cặp nu trong mỗi vòng xoắn là bao nhiêu?
? Các loại nu nào liên kết với nhau thành từng
cặp?


- GV giới thiệu cách lắp ráp
- HS nghe và thực hành


<b>I- QUAN SÁT MƠ HÌNH CẤU TRÚC </b>
<b>KHƠNG GIAN CỦA PHÂN TỬ AND.</b>
- Song song & ngược chiều.


- Lv =34Ao


- d = 20Ao


- Nv = 10 cặp.


- A-T & G-X.


<b>II- LẮP GIÁP MƠ HÌNH CẤU TRÚC </b>
<b>KHƠNG GIAN CỦA PHÂN TỬ AND</b>


<b>1. Cách1: Lắp một mạch hoàn chỉnh trước như </b>
trong sgk hướng dẫn.


<b>2. Cách2: Giáo viên hướng dẫn kỹ từng thao </b>
tác.


- Cách cầm các nu



+ Cần cầm gần mối liên kết H2 gắn 2 nu với


nhau theo mối liên kết H2.


- Lắp cặp đầu tiên vào đế.


- Gắn các cạp nu với nhau theo nguyên tác bổ
sung.


- Lắp đoạn Đ & P đoạn cong.


<i><b>Lưu ý: Khi mô hình gắn xong cần kiểm tra các </b></i>
tổng thể các mặt sau.


- Chiều xoắn của 2 mạch phải ngược chiều
nhau.


- Khoảng cách phải đều giữa 2 mạch.
- Số cặp nu mỗi chu kì xoắn phải là 10 cặp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Sự liên kết thành cặp theo nguyên tắc bổ sung.
<b>IV- NHẬN XÉT BUỔI THỰC HÀNH.</b>


- GV đánh giá các nhóm về kiến thức và kỹ năng cơ bản của nội dung bài thực
hành.


<b>V- THU HOẠCH.</b>


- GV Y/c hs viết bài thu hoạch vẽ H.15 sgk vào nộp ngày thú 2 tuần tới.
= = = = = = = == = = = = = = = = = = = = = = =



<b>TUẦN 11</b>


<b>TIẾT 21 KIỂM TRA 1 TIẾT</b>
<b>I- MỤC TIÊU – YÊU CẦU.</b>


<i><b>1. Mục tiêu.</b></i>


<b>- Học sinh tái hiện được những kiến thức cơ bản đã học.</b>


- Phát hiện được những kiến thức nâng dựa trên những kiến thức cơ bản
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích những hiện tượng, quy luật.
- Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, tổng hợp.


- Rèn luyện ý thức độc lập tự giác.
<i><b>2. Yêu cầu.</b></i>


<b>- Học sinh làm bài nghiêm túc.</b>
<b>II- TIẾN TRÌNH BÀI KIỂM TRA.</b>


<i><b>1. Ổn định tổ chức.</b></i>
<i><b>2. Đề bài:</b></i>


<b>ĐỀ + ĐÁP ÁN TRƯỜNG RA</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ</b>
<i><b>GV giới thiệu chương IV</b></i>


 






<b>TIẾT 22: BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Hiểu và trình bày được khái niệm đột biến gen
- Phân biệt được đột biến và thể đột biến.


- Phân biệt được các loại đột biến gen.


- Nguyên nhân cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Vai trò của đột biến gen


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Quan sát tranh phát hiện kiến thức.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Bảo vệ môi trường.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Tranh đột biến gen.


- Một số tư liệu liên quan đến đột biến gen.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>



<b>1. Ổn định </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: </b>
<b>3. Nội dung bài mới</b>


<i><b>Dẫn nhập: Có nhũng biến dị do sự tổ hợp những tính trạng có sẵn của bố mẹ, </b></i>
nhưng trong tự nhiên cũng có những tính trạng ở con có mà khơng phải do sự truyền đạt
của thế hệ P. Những trường hợp như vậy người ta gọi biến dị đột biến.


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV trước hết nên k/n cho hs về đột biến & thể
đột biến.


+ Đột biến là những biến đổi liên quan đến vcdt
phân tử(DNA) tế bào(NST).


+ Thể đột biến là những đột biến đã được biểu
hiện ra kiểu hình của cơ thể.


- GV: Y/c hs quan sát 21.1 vấn đáp:


+ Chỉ ra sự khác nhau của h.b,c,d so với h.a?
- GV: Sự khác nhau đó được gọi là đọt biến
gen. Vậy đột biến gen là gì?


<b>I- ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ?</b>
<b>1. Đột biến gen.</b>



- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên
quan tới một hoặc một số cặp nuclêơtít


<i>Ngày soạn:30/10/09</i>
<i>Ngày dạy: 04/10/09</i>


Biến
dị


Di truyền


Khơng di
truyền


Tổ hợp


Thường
biến


NST
Đột biến


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- GV: Dựa vào h.21.1a,b,c,d phân loại đột biến
gen?


- GV: Thuyết trình để học sinh nắm bắt


- GV đặt vấn đề:


+ Vì sao nói đột biến vừa có hại vừa có lợi cho


sinh vật?


+ Vì sao hầu hết đột biến đều khơng có lợi cho
sv?


+ Tại sao các đại đa số các đột biến mang gen
lăn?


- HS: Trả lời.


- GV: Cần nói thêm mqh giữa lợi ích và tác hại
của đột biến gen đối với sv:


+ Một đột biến đang có hại cho sv có thể nên
có lợi khi mơi trường sống thay đổi.


+ Đột biến có lợi cho con người thường có hại
cho sv.


<b>2. Phân loại.</b>


- Mất một hoặc một số cặp nuclêơtít.
- Thêm một hoặc một số cặp nuclêơtít.
- Thay thế một hoặc một số cặp nuclêơtít.


<b>II- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT</b>
<b>BIẾN.</b>


- Trong tự nhiên đột biến phát sinh do:



+ Rối loạn cơ chế tự sao chép do điều kiện mt
trong hay ngoài gây nên.


- Trong thực nghiệm: Do con người tạo ra
+ Tác nhân vật lý: Sốc nhiệt, tia x, tia anpha,
gama…


+ Tác nhân hóa học: 5- Brơm uraxin có thể làm
biến đổi cặp A-T thành cặp G-X…


<b>III- VAI TRỊ CỦA ĐỘT BIẾN GEN</b>


- Đột biến thường có hại cho bản thân sinh vật
và kể cả con người.


- Đa số các đột biến đều ở trạng thái lặn chúng
chỉ biểu hiện ra ngồi kiểu hình khi gia tăng sự
giao phối .


- Một số ít đột biến gen trong tự nhiên mang lại
lợi ích cho con người.


+ VD: Đột biến ở lúa chân trâu lùn làm tăng số
hạt trên bơng, số bơng trên khóm…


<i><b>Ghi nhớ sgk.</b></i>
<b>IV. CŨNG CỐ</b>


- Đột biến khác thể đột biến ở điểm nào?
- Tại sao đa số đột biến lại có hại cho sv?



- Khi nào thì một đột biến có hại cho svsẽ trở thành có lợi với chúng.
<b>V. DẶN DỊ.</b>


- Học bài theo câu hỏi sgk.
- Tim hiểu trước bài tiếp theo.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 12</b>


<b>TIẾT 23: BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST.
- Giải thích và nắm được ngun nhân, vai trị của đột biến NST.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức, phát triển tư duy
<i><b>3. Thái độ: </b></i>


- Bảo vệ môi trường.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Tranh H.22 sgk.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>



<b>1. Ổn định: </b>


<b>2. Kiểm tra 15 phút:</b>


<b>Câu hỏi:</b> <b>Phân biệt đột biến và thể đột biến.</b>


- Phân biệt đột biến & thể đột biến? Vai trò của đột biến gen?
<b>Trả lời:</b> <b>- Đột biến là những biến đổi liên quan tới VCDT.</b>


+ VD: Đột biến gen, đột biến NST.


- Thể đột biến là những đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
+ VD: Đột biến bạch tạng ở lúa.


+ VD: Đột biến lùn ở lúa Chân trâu.
<b>Vai trò của đột biến gen.</b>


<b>- Đa số đột biến gen là có hại cho sinh vật, nhưng khơng gây chết </b>
hoặc ít gây chết.


- Một số ít đột biến gen có lợi cho SV.


- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống
và tiến hóa.


<b>3. Nội dung bài mới</b>
<i><b>Dẫn nhập: </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>



- GV hướng dẫn hs quan sát H.22 sgk vấn đáp.
+ Mô tả các dạng đột biến NST?


+ Đột biến NST là gì?


+ Đột biến NST gồm những dạng nào?
- HS: Y/c trả lời.


+ Biến đổi cấu trúc NST.


+ Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.


- GV yêu cầu hs đọc thông tin sgk vấn đáp.
+ Nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc NST?
+ Tác nhân chủ yếu gây nên đột biến NST?
- HS: Trả lời.


+ Do tác nhân vật lý, hóa học.


+ Chủ yếu các tác nhân mơi trường ngồi cơ
thể.


- GV: Tại sao nói đa số các đột biến cấu trúc
NST là có hại?


- HS: Phá vỡ mối cân băng giữa KG và MT.
- GV có phải tất cả các đột biến cấu trúc NST


<b>I- ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST.</b>
<b>1. Khái niệm:</b>



- Là những biến đổi liên quan đến cấu trúc
NST.


<b>2. Phân loại:</b>
- Mất đoạn
- Lặp đoạn
- Đảo đoạn
- Chuyển đoạn


<b>II- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ TÍNH</b>
<b>CHẤT CỦA ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST.</b>
<b>1. Nguyên nhân phát sinh.</b>


- Tác nhân:


+ Môi trường ngồi: Vật lý, hóa học.
+ Mơi trường trong: Rất ít.


 Phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp
lại giữa các đoạn NST.


+ Đột biến NST có thể do tự nhiên hoặc do con
người tạo ra.


<b>2. Tính chất</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

đều có hại cho SV?


- HS: Một số ít vẫn có lợi.



- GV mở rộng cho học sinh: Y/c hs sánh đột
biến gen và đột biến cấu trúc NST?


+ So với đột biến NST thì đột biến gen ít gây
ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của sinh
vật, thường khơng gây chết.


vì nó phá vỡ đi mối cân bằng giữa SV và môi
trường sống đã được tự nhiên chọn lọc.
VD: Ở người.


+ Mất đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây bệnh ung
thu máu.


+ Lặp 3 đoạn NST 21 gây bệnh đao..


- Tuy nhiên trong thực tiễn vẫn gặp các đột cấu
trúc NST có lợi.


VD: Lặp đoạn NST ở lúa đại mạch làm tăng
hoạt tính của enzim.


<i><b>Ghi nhớ sgk</b></i>
<b>IV. CŨNG CỐ</b>


- So sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc NST?


- Tại sao đa số đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật, con người?
<b>V. DẶN DỊ.</b>



- Học bài theo nộidung sgk.
- Tìm hiểu bài 23.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = == = = =


<b>TIẾT 24: BÀI 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.
- Trình bày được cơ chế hình thành thể 2n +1 và 2n -1.


- Nêu được hậu quả của đột biến số lượng NST.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích tranh phát hiện kiến thức.
- Phát triển tư duy logic.


<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Bảo vệ môi trường đất, nước.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Tranh H.23.1 sgk.


- Bảng phụ ghi nội dung H.23.2 sgk.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>



<i><b>1. Ổn định </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i> - Đột biến cấu trúc NST? Phân loại? Cơ chế phát sinh? Hậu quả?
<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>


<i><b>Dẫn nhập</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Qua các bài đã học về đột biến em hiểu
như thế nào về đột biến SL NST? Khái niệm?
- HS: Trả lời.


- GV: Y/c hs tìm hiểu thông tin sgk, vấn đáp:
+ Qủa của 12 kiểu cây dị bội 2n + 1 khác nhau


<b>I- K/N ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST.</b>


- Là những biến đổi SL xảy ra ở một hoặc một
số cặp NST nào đó hoặc ở cả bộ NST.


<b>1. Thể dị bội.</b>
<i>Ngày soạn: 08/10/09</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

như thế nào về kích thước, hình dạng và quả
bình thường như thế nào?


+ Thế nào là thể dị bội?



- HS: Trả lời và khái niệm thể dị bội.


- GV mở rộng: Trường hợp mất một cặp (2n –
2).


- GV hướng dẫn hs quan sát H23.2 sgk và sơ
đồ giảm phân bình thường. Sau đó vấn đáp hs?
+ Sự phân ly của NST trong quá trình giảm
phân ở 2 trường hợp trên có gì khác nhau?
+ Các giao tử khác nhau nói trên khi thụ tinh
dẫn đến kết quả như thế nào?


- HS: Quan sát tranh và trả lời.


- GV: Có thể lấy thêm một số ví dụ để hs nắm
vững hơn cơ chế phát sinh của thể dị bội:


+ Ở người:


P ♂ XY x ♀ XX
Gp X,Y XX, O


F1: XXX, XXY, XO, OY


+ Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thể dị bội?
- GV: Hậu quả của đột biến dị bội thể?


- Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một
hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng
2n + 1 hoặc 2n - 1.



<b>2. Cơ chế phát sinh thể dị bội</b>


- Do dối loạn phân ly của NST trong quá trình
giảm phân tạo giao tử.


+ Do 1 cặp NST không phân ly trong giảm
phân dẫn đến sự tạo thành giao tử mang 2NST
hoặc giao tử không mang NST nào.


+ Cơ thể XXX thể 3 nhiễm, cơ thể XO hoặc
YO thể khuyết nhiễm.


<b>II- HẬU QUẢ CỦA DỊ BỘI.</b>


- Tuy không gây chết nhưng ảnh hưởng xấu đến
sức sống, sinh sản, phát triển của SV kể cả con
người.


+ VD: Ở người XXX (hội chứng 3NST X),
XO(hội chứng Tớcnơ), XXY(hội chứng
claiphentơr) đều gây vơ sinh, trí tuệ kém phát
triển.


<b>IV. CŨNG CỐ</b>


- Nguyên nhân, nêu cơ chế phát sinh thể dị bội?
<b>V. DẶN DÒ.</b>


- Học bài theo nội dung sgk.


- Đọc bài 24.


= = = = = = = = = = == == = = = = = = =
<b>TUẦN 13</b>


<b>TIẾT 25: BÀI 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tiếp theo)</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Hiểu được thể đa bội là gì


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt
sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.


- Nhận biết được một số đa bội thể bằng mắt thường qua tranh ảnh và có ý niệm sử
dụng thể đa bội vào trong chọn giống.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tranh phát hiện kiến thức.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Bảo vệ môi trường đất, nước.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Tranh H.24.1-2 sgk.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>



<i><b>1. Ổn định </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i> - Thể dị bội? Nguyên nhân? hậu quả? Cho ví dụ?
<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>


<i><b>Dẫn nhập: Đa bội thể có gì giống và khác với dị bội?</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV hướng dẫn học sinh quan sát H24.1-2 sgk
và n/c thông tin mục III.


+ Qua các tế bào đã quan sát có mhận xét gì về
số lượng NST trong bộ NST?


- HS: Bội số của n
+ Thể đa bội là gì?


- GV: Đa bội thể có đặc điểm gì?


+ Sự tương quan giữa bội NST và kích thước?
+ Giải thích tại sao đột biến thể đa bơi thường
làm kích thước quả củ to hơn bình thường?
+ Nhận biết thể đa bội bằng mắt thường bằng
dấu hiệu nào?


+ Có thể khai thác đặc điểm nào của cây đa bội
trong chọn giống?


+ Thể đa bội khác thể dị bội ở đặc điểm nào?


- GV: Hướng dẫn hs n/c thông tin mục IV sgk
và quan sát H.24-5


+ Thể đa bội được phát sinh do nguyên nhân
nào?


+ Mơ tả các trường hợp thể đa bội hình thành?


<b>III- THỂ ĐA BỘI </b>
<b>1. Một sốví dụ:</b>


- Thường gặp ở thực vật
+ Rêu


+ Cây họ cải…
<b>2. Khái niệm.</b>


- Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số
NST là bội số của n(nhiều hơn 2n).


<b>3. Đặc điểm thể đa bội</b>


- Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội,
số lượng DNA cũng tăng tương ứng, vì thế quá
trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ
hơn dẫn tối kích thước tế bào của thể đa bội
lớn, cơ quan sinh dưỡng phát triển mạnh và
chống chịu tốt.


<b>IV- CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐA BỘI THỂ</b>


- Dưới tác động của các tác nhân vật lý, hóa
học vào tế bào trong q trình phân bào hoặc
ảnh hưởng của môi trường trong gây ra sự
không phân ly trong tất cả các cặp nhiễm sắc
thể trong quá trình phân bào.


<b>1. Trong nguyên phân</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- GV mở rộng: Thể đa bội thường gặp phổ biến
ở thực vật và được ứng dụng trong chọn giống.
VD Cà chua, dưa, đu đủ…không hạt


-GV y/c hs đọc kết luận sgk.


<b>2. Trong giảm phân</b>


<i><b>- Ghi nhớ sgk</b></i>
<b>IV. CŨNG CỐ</b>


- GV Y/c hs làm bài tập 1,2,3 sgk.
<b>V. DẶN DÒ.</b>


- Học bài theo nội dung sgk.
- Chuân bị bài mới


= = = = = = = = = = = == = = = = = == = = = =


<b>TIẾT 26: BÀI 25: THƯỜNG BIẾN</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải.</b>



<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Phải trình bày ddược các khái niệm tường biến và mức phản ứng.


- Hiểu được mốiquan hệ kiểu gen, mơi trường, kiểu hình, úng dụng được mối quan
hệ này vào trong quá trình sản xuất.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích tranh, phát triển tư duy lý thuyết.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.


4n
=12


Nguyên phân 2 lần


4n
=12
4n
=12


2n=6 2n=6


2n=


6 2n=6



4n=1
2


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>
- Sách giáo viên.
- Bảng phụ.


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>
<i><b>1. Ổn định</b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i> - Đa bội thể là gì? Phân biệt với thể dị bội? Ứng dụng đa bội thể vào
trong sx?


<i><b>3. Nội dung bài mới</b></i>


<i><b>Dẫn nhập: Thường biến là gì? Có di truyền được không? </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV: Y/c hs n/c thông tin sgk mục I tr.72 vấn
đáp hs:


+ Sự biểu hiện kiểu hình của một kiểu gen phụ
thuộc vào những yếu tố nào? Trong các yếu tố
đó yếu tố nào được xem như khơng đổi?


+ Thường biến là gì?


+ Thường biến có tính chất gì?



+ Ý nghĩa của thường biến đối với đời sống của
sv?


- GV đặt vấn đề:


+ Bố mẹ có truyền đạt cho con cái kiểu hình
khơng?


+ Kiểu hình là kết quả của q trình nào?
+ Loại tính trạng nào phụ thuộc vào mơi trường
là chủ yếu, tính trạng nào phụ thuộc vào kiểu
gen là chủ yếu?


- HS: Trả lời.


+ Bố mẹ truyền đạt cho con cái kiểu gen.
+ Kiểu hình là kết qủa của sự tương tác giữa
kiểu gen với môi trường.


- GV: Ý nghĩa của mối quan hệ giữa kiểu gen,
mơi trường, kiểu hình?


- HS: Trong sx chú ý tới sự ảnh hưởng khác
nhau của môi trường đến các tính trạng
- GV: Đưa vd phân tích sau đó yêu cầu hs:
+ Khái niệm mức phản ứng?


- HS: Khái niệm.


+ Ý nghĩa của mức phản ứng trong thực tiễn


sx?


- GV: Quan điểm “ Nhất nước, nhì phân, tam
cần, tứ giống” có cịn đúng khơng?


- GV: Y/c hs đọc ghi nhớ sgk


<b>I- SỰ BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG DO </b>
<b>TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG.</b>


<b>1. Khái niệm thường biến.</b>


- Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong
đời sống của cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp
của mơi trường.


<b>2. Tính chất.</b>


- Biến đổi đồng loạt
- Theo hướng xác định.
- Biến dị không di truyền.
<b>3. Ý nghĩa </b>


- Giúp SV thích nghi với mơi trường sống
<b>II- MỐI QUAN HỆ KIỂU GEN- MƠI </b>
<b>TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH.</b>


- Bố mẹ chỉ truyền đạt cho con cái kiểu gen.
- Kiểu hình là kết quả của quá trình tương tác
giữa kiểu gen và mơi trường sống



- Tính trạng chất lượng ít chịu sự chi phối của
mơi trường.vd: Tỷ lệ lypid trong sữa, tỷ lệ
Prôtein trong thịt heo, bị, gà…


- Tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào môi
trường. Vd: Ở lúa số hạt trên bông, số bơng trên
khóm, số khóm trên bụi…


- Ý nghĩa thực tiễn:


+ Trong sx cần phải chú ý tới sự ảnh hưởng
khác nhau của môi trường đối với từng loại
tính trạng.


<b>III- MỨC PHẢN ỨNG</b>
<b>1. Khái niệm:</b>


- Là giới hạn thường biến của một kiểu gen,
hoặc một gen, một nhóm gen trước mơi trường
khác nhau.


<b>2. Ý nghĩa</b>


- Trong sx muốn tăng năng xuất cần phải lai tạo
giống mới


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- So sánh đột biến và thường biến.
<b>V. DẶN DÒ.</b>



- Học bài theo nội dung sgk
- Trả lời câu hỏi sgk.


- Đọc và chuẩnbị trước bài 26 “Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến”
<b>TUẦN 14</b>


<b>TIẾT 27: BÀI 26: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Cũng cố kiến thức về đột biến, HS nhận biết được một số đột biến về hình thái ở
động vật, thực vật và phân biệt đựoc sự sai khác về hình thái đó.


- Nhận biết đựoc các dạng đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
<i><b>2. Kỹ năng:</b></i>


- Quan sát tranh phát hiện kiến thức
<i><b>3. Giáo dục: </b></i>


- Ý thức bảo vệ môi trường sống.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Sách giáo viên.


Một số trang ảnh về đột biến trong các hình sách giáo khoa: H 21.2, ,23.1, 24.1
-24.5, 29.2, 29.3 phóng to giấy A3.


- Bảng phụ, phiếu học tập
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC</b>



- GV hệ thống hóa kiếnthức về đột biến gen, sau đó dung nam châm gắn các hình đã
chuẩn bị hướng dẫn học sinh quan sát để phân loại ĐB gen & ĐB NST, sau đó giáo viên phát
phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hồn thành bảng sau:


<b>Đối</b>
<b>tượng</b>


<b>quan</b>
<b>sát</b>


<b>Mẫu quan sát</b> <b>Kết quả</b>


<b>Dạng gốc</b> <b>Dạng đột biến</b>


Các
dạng
ĐB gen


H21.2


Cây mạ Bình thường, lá màuxanh Đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp diệplục nên lá màu trắng
H21.3


Lợn


Bình thường Đầu và chân di dạng
H21.4


Lúa



Bình thường, ít bơng, ít
nhánh.


Cây cứng và nhiều bơng hơn.
Các


dạng
đột biến


NST


Tranh bị Bình thường 4 chân Bò 6 chân
H23.1


Quả cà độc
dược( dị bội)


Bình thường Kích thước to, nhiều gai hoặc nhỏ hơn quả
gốc.


H24.1 TB Cây
rêu( đa bội)


Bình thường nhỏ Lớn hơn
H24.2 Cây cà


độc dược Bình thường Kích thước tăng tương ứng với sự tăng của bộNST.
<i>Ngày soạn: 29/11/09</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

H24.3 Củ cải
H24.4 Quả
táo(đa bội)


Nhỏ


Nhỏ To hơnTo hơn


H29.1 Bệnh
đao (2n+1)
H29.2 Bệnh
tớc nơ(2n-1)


Bình thường
Bình thường


Bé, lùn cổ rụt, lưỡi thè... (si đần bẩm sinh,
khơng có con)


Lùn cổ ngắn, khơng kinh nguyệt, mất trí
- Sau khi hồn thành bảng, GV khái quát kiến thức bằng các câu hỏi:


+ Đột biến gen là gì?
+ Thể đột biến là gì ?


+ Đột biến và thể đột biến khác nhau điểm nào ?


+ Đột biến cấu trúc NST ? Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST ? Nguyên nhân ?
+ Phân biệt đột biến đa bội thể và dị bội thể ?



<b>IV- DẶN DÒ</b>


- GV hướng dẫn HS chuẩn bị mẫu vật cho tiết thực hành sau.


<b>TIẾT 28: BÀI 27: QUAN SÁT MỘT VÀI DẠNG THƯỜNG BIẾN.</b>
<b>I- MỤC TIÊU. </b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Cũng cố kiến thức về thường biến, HS nhận biết được một số thường biến phát
sinh ở một số đối tượng thường gặp.


- Thông qua tranh, ảnh phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
- Thấy được tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào KG, tính trạng số lượng
chịu ảnh hưởng nhiều của đk môi trường.


<i><b>2. Kỹ năng:</b></i>


- Quan sát tranh, mẫu vật phát hiện kiến thức.
<i><b>3. Giáo dục:</b></i>


- Biết vận dụng mối quan hệ của kiểu gen, mơi trường và kiểu hình trong sản xuất.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong sx.


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC</b>
- Sachs giáo viên.


- Tranh ảnh về thường biến.


- Mẫu vật: Mầm cây sống trong tối & ngoài sáng


- Bảng phu, phiếu học tập


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC</b>
<i><b>Triển khai</b></i>


<b>1. Nhận biết một số thường biến phát sinh bởi điều kiện ngoại cảnh . </b>
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật thường biến vấn đáp:
+ Tìm ngun nhân cụ thể của mơi trường ảnh hưởng đến KH?
- GV lập bảng Y/c học sinh thảo luận nhóm hồn thành bảng sau


<b>Mẫu quan sát</b> <b>Điều kiện 1</b> <b>Điều kiện 2</b> <b>Điều kiện 3</b> <b>Nguyên nhân</b>


Cây rau mác Trên bờ cạn Ven bờ Dưới nước Thích nghi


Cây dừ nước ... ... ... ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Củ su hào ... ... ... ...


... ... ... ... ...


<b>2. Nhận biết và phân biệt được sự khác nhau giữa đột biến và thường biến</b>
- GV vấn đáp:


+ Qua mẫu vật thường biến cơ chế phát sinh? Tính chất của thường biến?
- GV trả lời câu hỏi trên chúng ta hồn thành bảng sau:


<b>Đột biến</b> <b>Thường biến</b>


Đặc điểm ...



Tính chất ...


<b>3. Nhận biết ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện tới tính trạng số lượng và</b>
<b>tính trạng chất lượng.</b>


- GV hướng dẫn học sinh quan sát 2 củ su hào cùng một giống nhưng đk chăm soc
khác nhau và đặt vấn đề:


+ Kích thước 2 củ su hào như hế nào?
+ Hình dạng có khác nhau khơng?
+ Rút nhận xét qua ví dụ ?


<b>IV- DẶN DỊ</b>


- GV u cầu học sinh viết bài thu hoạch cho bài thực hành


<b>CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI</b>


<b>TIẾT 29: BÀI 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải nắm đựoc những nội dung sau:</b>


<i><b>1. Kiến thức: </b></i>


<b>- Nắm đựơc và sử dụng được phương pháp pha hệ</b>


- Phân biệt được sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng, ý nghĩa của việc
nghiên cứu trẻ đồng sinh.


<i><b>2. Kỹ năng</b></i>



- Quan sát hình phát hiện kiến thức
- Hoạt động nhóm


- Liên hệ thực tiễn
<i><b>3. Giáo dục</b></i>


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>
- Sách giáo viên.


- Tranh như sgk phóng to.
- Bảng phụ, phiếu học tập
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lứp học.</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài củ:</b></i>
<i><b>3. Bài mới</b></i>


Dẫn nhập: GV giới thiệu sơ qua nội dung, mục đích yêu câu của chương


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV đặt vấn đề: <b>I- NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG NHIÊN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

+ Nêu những khó khăn khi nghiên cứu di
truyền người?


+ Tại sao ở con người lại không thể ấp dụng
các phương pháp lai tạo hay gây đột biến?
+ Vậy những phương pháp nghiên cứu DT
người là gì?



- GV đưa VD1 sgk:


+ Tính trạng nào là trội? Tại sao?


+ Sự di truyền của tính trạng màu mắt có liên
quan đến giới tính hay khơng? Vì sao?


- HS trả lời


- GV tiếp tục hướng dẫn hs nghiên cứu vd2 sgk
yêu câu hs thảo luận nhóm:


+ Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn
quy định?


+ Bệnh này có liên quan đến giới tính hay
khơng? Vì sao?


- HS trả lời:


- GV nhũng ví dụ trên đã minh họa cho phương
pháp nghiên cứu phả hệ.


+ Vậy phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
+ Mục đích của phương pháp nghiên cứu này là
gì?


+ Kết quả của nghiên cứu phả hệ là gi?



- GV yêu cầu học sinh lên viết sơ đồ phả hệ
minh họa cho VD2?


- GV hướng dẫn học sinh quan sát H28.2 hoạt
động nhóm hồn thành bảng sau:


+ Sự khác nhau giữa sơ đồ a và sơ đồ b?
Đồng sinh khác trứng Đồng sinh cùng trứng


+ Qua ví dụ đồng sinh hãy cho biết người ta
làm thế nào để biết được vai trị KG và MT lên
sự hình thành tính trạng của cơ thể người?


<b>CỨU DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI</b>
- Người số lượng NST lớn: 2n = 46.
- Kích thước NST nhỏ ít có sự sai khác.
- Người đẻ thưa, đẻ ít.


- Khơng thể áp dụng các phương pháp lai tạo,
gây đột biến.


<b>II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI</b>
<b>TRUYỀN HỌC NGƯỜI.</b>


<b>1.Phương pháp phả hệ</b>
- VD1: sgk


- VD2: sgk


- Là phương pháp theo dõi sự di truyền của một


tính trạng nhất định trên những người thuộc
cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.


- Mục đích: Xác định tính trạng do gen trội hay
gen lặn, nằm trên NST thường hay NST giới
tinh, di truyền độc lập hay liên kết…


- Kết quả:


+ Da đen, tóc quăn, răng vẩu…là tính trạng
trội. Da trắng, tóc thẳng, răng thẳng là tính
trạng lặn…


+ Các bệnh mù màu, máu khó đơng …do đột
biến lặn nằm trên NST giới tính X quy định.
+ Bệnh câm điéc bẩm sinh, bệnh bạch tạng là
đột biến lặn nằm trên NST thường quy định…
<b>2. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.</b>


<b>Đồng sinh cùng</b>


<b>trúng</b> <b>Đồng sinh kháctrứng</b>
- 1 trứng được thụ


bởi 1 TT tạo thành
hợp tử.


- Ở lần phân bào đầu
tiên của hợp tử 2
phôi bào tách nhau



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

+ Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai
trị gì?


+ Lấy thêm một số ví dụ thực tiễn khác để thấy
vai trò của KG và sự ảnh hưởng của mơi trường
lên sự hình thành tính trạng?


- GV mở rộng: Ngoài 2 phương pháp trên
người ta còn sử dụng phương pháp tế bào để
nghiên cứu di truyền học người.


- Bằng phương pháp này phát hiện ra các bất
thuờng của bộ NST của những người bệnh.
- GV yêu cầu học sinh đọc gho nhớ sgk:


ra, mỗi phôiphát triển
thành 1 cơ thể.


- Kết quả 2 cơ thể
được hình thành từ 1
hợp tử.


1cơ thể.


- Kết quả 2 cơ thể
được hình thành từ 2
hợp tử khác nhau.
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh để biết được tính
trạng do gen quy định, hay chịu ảnh hưởng


chủa môi trường tự nhiên xã hội là chủ yếu.
<b>3. Phương pháp nghiên cứu tế bào:</b>


- Quan sát bộ NST của những người bệnh để
phát hiện khác thường so với người bình
thường.


<i><b>Ghi nhớ: Sgk</b></i>
<b>IV- CŨNG CỐ</b>


1. Khi nào người ta dùng phương pháp gnhiên cứu phả hệ.


a) Khi biết tổ tiên trực tiếp b) Khi biết con cháu
c) Khi cần nghiên cứu tính trạng đó d) a, b đúng.


2 Điều khác nhau cơ bản giữa đồng sinh cùng trứng và khác trứng là gì?
<b>V- DẶN DỊ : 1,2 SGK.</b>


<b> </b>


<b>TIẾT 30 : BÀI 29 : BỆNH TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI + KIỂM TRA 15 PHÚT.</b>
<b>I- MỤC TIÊU. Học xong bài này học sinh phải:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Nhận biết được bệnh dao, bệnh tớcnơ, bệnh bạch tạng qua hình thái


- Trình bày được đặc điểm di truyền cơ bản của các bệnh và tật thường gặp ở người.
- Trình bày và nắm được nguyên nhân phát sinh các bệnh và tật trên.



- Biết một số bệnh tật di truyền khác.
<i><b>2. Kỹ năng:</b></i>


- Quan sát tranh hình sgk phát hiện kiến thức.
- Liên hệ thực tế


<i><b>3. Giáo dục:</b></i>


- Bảo vệ môi trường để hạn chế một số bệnh tật di truyền phát sinh do môi trường ô
nhiễm.


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>
- Sách giáo viên
- Tranh sgk phóng to.


- Một số tư liệu về cácbệnh, tậtdi truyền ở người.
- Bảng phụ, phiếu học tập.


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:</b>
<b>1. Ổn định lớp học:</b>


<b>2. Kiểm tra 15 phút:</b>


<b>Đề bài: Trình bày ngững khó khăn khi nghiên cứu di truyền ở người? Phương pháp</b>
nghiên cứu di truyền học người? Cho ví dụ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>Đáp án:</b>
- Khó khăn:


+ Đẻ muộn, đẻ ít, đẻ thưa.



+ Số lượng NST nhiều: 2n = 46, thước thước nhỏ, ít có sự sai khác.


+ Chịu sự chi phối của các quy luật xã hội: Không áp dụng lai tạo hoặc gây đột biến
- Phương pháp nghiên cứu di truyền học người:


+ Phả hệ:


+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh
+ Nghiên cứu tế bào.
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV yêu câu học sinh nghiên cứu sgk đặt
vấn đề:


+ Bệnh và tật di truyền ở người khác với
các bệnh thông thường khác ở điểm nào?
Nguyên nhân?


- GV hướng dẫn học sinh quan sát H29.1
sgk vấn đáp:


+ Sự khác nhau giữa bộ NST người bị bệnh
Đao và người bnhf thường?


+ Đây là dạng đột biến nào?
+ Nguyên nhân?



+ Triệu chứng lâm sàng?


+ Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lếinh
con bị bệnh Down cao hơn ở lứa tuổi trên
18 dưới 35?


(Tế bào lão hóa, sinh lý sinh hóa nội bào
dối loạn dẫn tới NST khơng phân ly bình
thường).


- GV yêu câu học snh quan sát H29.2 vấn
đáp:


+ Điểm khác biệt của bộ NST người bị
bệnh Tớcnơ và người bình thường?


+ Cơ chế phát sinh? Viết sơ đồ minh họa?
+ Triệu chứng lâm sàng?


<b>I- MỘT VÀI BỆNH DI TRUỲEN Ở NGƯỜI.</b>


<b>1. Bệnh Down (3NST/cắpNT21):</b>
- Nguyên nhân:


+ Đột biến thể dị bội


+ 3 NST trên cặp NST thứ 21.


+ Do sự phân ly khơng bình thường trong giảm phân
gây ra.



- Hậu quả: Có ở cả hai giới


+ Khe mắt xếch, gáy dẹt, môi dày, lưỡi ngắn…Trí
tuệ khơng phát triển, xi đấn, vơ sinh.


<b>2. Bệnh Tớcnơ(XO):</b>
- Cơ chế phát sinh:
+ Trường hợp 1:


P: XX x XY
GP X XY, O


F: XXY : XO( Tớcnơ)
+ Trường hợp 2:


P: XX x XY
GP X X, O X, Y


F: XXX(Hội chứng 3NSTX); XXY(Claiphentơ); XO
<b>( Tớcnơ); OY(Không gặp)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

- GV đăth vấn đề:


+ Nguyên nhân phát sinh bệnh bạch tạng và
bệnh câm điếc bẩm sinh?


+ Triệu chứng lâm sàng?


- GV đặt vấn đề:



+ Em hãy kể một số tật di truyền thường
hay gặp ở người?


+ Cơ chế phát sinh?


+ Như ậy các tật di truyền được phân biệt
với các bệnh ở điểm nào?


- GV: Qua các kiến thức đã học trên vậy
nguyên nhâ chủ yếu gây bệnh tật di truyền
là gì?


- Biện pháp hạn chế?


- GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk


+ Nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, vô
sinh.


<b>3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh</b>
<b>a) Bạch tạng</b>


- Do đột biến gen lặn nằm trên NST thường gây ra.
- Triệu chứng: Da, tóc trắng do thiếu sắc tố mêlanin
<b>b) Câm điếc bẩm sinh.</b>


- Do đột biến gen lặn nẳm trên NST thường gây ra
- Nguyên nhân: Do nhiễm chất độc, chất phóng xạ,
hóa chất, thuốc trừ sâu…



<b>II- MỘY SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI</b>
- Tật môi hở, hàm ếch, thiếu ngón, thừa ngón chi…
- Tật xương chi ngắn.


- Nguyên nhân:
+ Đột biến NST
+ Đột biếngen trội


<b>III- CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH</b>
<b>BỆNH TẬT DI TRUYỀNỞ NGƯỜI.</b>


<b>1. Nguyên nhân:</b>


- Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý hóa học trong
tự nhiên, do ơ nhiễm mơi trường hoặc do dối loạn
trao đổi nội bào gây nên.


<b>2. Biện pháp.</b>


- Đấu tranh chống SX vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa
học và các hành vi gây ơ nhiễm mơi trường.


- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ…
- Hạn chế kết hôn giữa những người bị bệnh.
<i><b>Ghi nhớ sgk</b></i>


<b>IV- CŨNG CỐ</b>


- Phân biệt giữa bệnh và tật di truyền? Kể một số bệnh hoặc tật di truyền thường gặp? Tại


sao nói đó là bệnh di truyền trong khi một số bệnh không di truyền được?


- Các biện pháp hạn chế bệnh tật di truyền người?
<b>V- DẶN DÒ: 1,2,3 SGK.</b>


<b>=================================</b>
<b>TUẦN 16</b>


<b> TIẾT 31: BÀI 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI.</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải nắm được:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Hiểu đựơc di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này.
- Giải thích đựoc cơ sở di truyền học của việc cấm nam giớ lấy nhiều vợ, nữ lấy
nhiều chồng, cấm những người có quan hệ huyết thống trong vịng 4 đời không được kết hôn với
nhau.


- Hiểu được tại sao phụ nữ khơng nên sinh con ngồi 35 tuổi.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Tư duy lôgic.
- Liên hệ thực tế
<i><b>3. Giáo dục:</b></i>


- Ý thức đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, chống ơnhiễm mơi trường.
- Giáo dục tun truyền luật hơn nhân gia đình.


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC.</b>
- Sách giáo viên.



- Bảng 30.12 phóng to, số liệu trẻ em bị tật do chất độc màu da cam.
- Bảng phụ, phiếu học tập


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>
<i><b>1. Ổn định lớp học:</b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


1) Môn học nào giúp ta phát hiện ra các bệnh di truyền như: Down, tơcnơ, bạch
tạng…?


2) Sự phát triển của di truyền y học giúp ta chuẩn đoán được một số bệnh, tật từ giai
đoạn nào?


<i><b>3. Bài mới</b><b> </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV cho HS nghiên cứu mục I sgk vấn đáp:
+ Di truyền y học tư vấn khác với di truyền ở
điểm căn bản nào?


(DT y học tư vấn giúp y học chuẩn đốn, phát
hiện bệnh, tìm ra ngun nhân gây bệnh, cách
phòng và một phần nào chữa được một số bệnh
DT ở người)


+ Như vậy chức năng của di truyền y học tư
vấn là gì?



- GV cho học sinh nghiên cứu thông tin sgk
tr.86-87.


+ Thế nào là kết hơn gần?


+ Vì sao việc kết hơn gần lại dễ mắc các bệnh
hoặc tật di truyền?


+ Vì sao những người có quan hệ huyết thống
từ đời thứ 5 trở đi thì được luật hơn nhân và gia
đình cho phép kết hôn với nhau?


- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk tr.87 mục 2.
+ Vì sao khơng nên sinh con trước 18 tuổi hoặc
sau 35 tuổi?


- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thơng tin
sgk:


+ Vì sao các chất đồng vị phpngs xạ, các hóa


<b>I- DI TRUYỀN Y HỌC TƯ VẤN</b>
<b>1. Khái niệm:</b>


- Là sự phối hợp của các phương pháp xét
nghiệm, chuẩn đoán về mặt di truyền cùng với
nghiên cứu phả hệ… gọi là di truyền y học tư
vấn.



<b>2. Chức năng:</b>


- Chuẩn đoán cung cấp thông tin cho lời
khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
<b>II- DI TRUYỀN Y HỌC VỚI HÔN NHÂN</b>
<b>VÀ KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH.</b>


<b>1. Di truyền học với hôn nhân.</b>


- Kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại
được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp lặn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

chất độc hại lại có thể gây ra các bệnh, tật di
truyền ở người? Hãy vận dụng hiểu biết về
nguyên nhân gây đột biến để giải thích?


+ Các chất phóng xạ, các hóa chất này đựoc


sinh ra ở đâu? (SGK).


<i><b>Ghi nhớ: sgk</b></i>
<b>IV- CŨNG CỐ: Câu 2 SGK.</b>


<b>V- BÀI TẬP: 1, 2 ,3 SGK.</b>


<b>CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC</b>
<b>TIẾT 32: BÀI 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>



- Hiểu và trình bày được các khái niệm: CNTB, các bước của CNTB.


- Trình bày được ưu điểm của nhân giống vơ tính trong ống nghiệm và phương
hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích tranh, kênh hình trongg sgk, phát triển tư
duy lý thuyết.


- Hệ thống hóa kiến thức.
<i><b>3. Giáo dục:</b></i>


- Thái độ phê đáu trnh với các việc nhân bản vơ tính ở con người
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC.</b>


- Sách giáo viên.
- H31. phóng to


- Bảng phụ, phiếu học tập.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học:</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<i><b>Dẫn nhập: GV giới thiệu qua chương VI</b></i>


- Nhiện vụ của ngành chọn giống: Cải tiến giống hiện có, tạo ra những giống mới nhằm


đáp ứng ưu cầu của sản xuất và đời sống. Dựa trên những thành tựu lai giống và gây đột biến
nhân tạo, đặc biệt kỹ thuật gen, các nhà khoa học chọn giống đã có thể chủ động tạo ra nguồn
biến dị cho chọn giống; Đồng thời đề ra những phương páhp chọn lọc tốt nhất để cũng cố và tăng
cường tính trạng tính trạng mong muốn..


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV cho HS tự nghiên cứu mục I sgk.:
+ Công nghệ tế bào là gì?


+ Cơng nghệ tế bào gồm những giai đoạn chủ
yếu nào?


<b>I- KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO.</b>
- CNTB là ngành kỹ thuật về quy trình ứng
dụngphương pháp ni cấy tế bào hoặc mô để
tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.


- Gồm 2 giai đoạn
<i>Ngày soạn: 13/12/09</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- GV hướng dẫn HS nhiên cứu mục II và quan
sát hình 31:


+ Em hãy phân tích các khâu trong CNTB?
- GV mở rộng: Phương pháp này còn giúp bảo
tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng.


- GV nêu các khâu chọn giống bằng phương


pháp nuôi cây mô và tế bào?


+ Bằng phương pháp này đã tạo ra những loại
giống như thế nào?


- GV phóng to sơ đồ nhân bản cừu Đơli:


+ Cừu Đơli được hình thành từ loại tế bào nào?
+ Nhân bản vơ tính ở động vật có điểm nào
khác căn bản so với nhân giống vơ tính ở cây
trồng?


+ Qua bài học em hãy nêu những ưu điểm và
triển vọng của nhân giống vơ tính trong ống
nghiệm nói riêng và ngành cơng nghệ tế bào
nói chung?


- GV u cầu học sinh đọc gh nhớ sgk.


+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi
cấy để tạo thành mô sẹo.


+ Dùng hooc mơn sinh trưởng kích thích mơ
sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hồn
chỉnh.


<b>II- ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ TẾ BÀO.</b>
<b>1. Nhân giống vơ tính trong ống nghiệm(vi</b>
<b>nhân gống) ở cây trồng.</b>



- Ví dụ: Nhân giống ở mía, khoai tây…


+ Ưu điểm: Tạo ra một số lượng lớn giống
trong một thời gian ngắn.


<b>2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong</b>
<b>chọn giống ở cây trồng.</b>


- Phương pháp này để phát hiện và chọn lọc
dòng tế bào xơ ma biến dị.


<b>3. Nhân bản vơ tính ở động vật</b>
VD: Cừu đơli.


Tóm lại: Với phương pháp nhân giống vơ tính
trong ống nghiệm mở ra triển vọng lớn:


+ Nhân nhanh cácnguồn gen quý có nguy cơ
tuyệt chủng.


+ Tạo ra các cơ quan nội tạng để thay thế đối
với các bênhj nhân bj hỏng các cơ quan tương
ứng.


<i><b>Ghi nhớ sgk.</b></i>
<b>IV- CŨNG CỐ:</b>


1. Vì sao việc ni cấy mơ và tế bào tạo rađượcc thể con cóđược các đặc tính của giống
gốc?



2. Vì sao dùng tế bào mơ phân sinh làm ngun liệu cho ni cấy mơ?
<b>V- DẶN DỊ : 1,2 SGK. </b>


<b>TUẦN 17</b>


<b> TIẾT 33: BÀI 32: CÔNG NGHỆ GEN</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải nắm được:</b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

- Hiểu và trình bày được kỹ thuật gen, các khâu trong kỹ thuật gen.
- Nắm và trình bày được khái niệm cơng nghệ gen.


- Trình bày được các lĩnh vực sx và đời sống có ứng dụng kỹ thuật gen.
- Qua đó thấy được tầm quan trọng của CNSH trong cuộc sống.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Kỹ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức.
- Kỹ năng liên hệ thực tiễn.


- Kỹ năng phân tích, tư duy, tổng hợp…
<i><b>3. Giáo dục:</b></i>


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC</b>
- Sách giáo viên.


- H32 phóng to.


- Bảng phụ, phiếu học tạp.


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học:</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


1) Sự khác nhau cơ bản giữa nhân giống vơ tính ở cây trồng và nhân bảnvơ tính ở
vật ni?


2) Triển vọng lớn nhất của cơng nghệ tế bào là gì?
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk và H32:
+ Kỹ thuật gen là gì?


(GV có thể vẽ hình inh họa, hoặc chuẩn bị hình
sẵn để đưa ra phân tích cho học sinh thấy)
+ Kỹ thuật gen gồm những khâu nào ?


+ Cơng nghệ gen là gì ?


- GV chuyển ý sang mục II, công nghệ gen đã
được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực sản
xuất để tạo ra các SP phục vụ cho con người.
+ Hãy tìm các lĩnh vực có ứng dụng của cơng
nghệ gen ? Nêu khái quát những thành tựu của
ứng dụng đó ?


+ Vì sao thành tựu chuyển gen vào động vật


còn hạn chế ?


<b>I- KHÁI NIỆM KỸ THUẬT GEN VÀ</b>
<b>CÔNG NGHỆ GEN.</b>


<b>1. Kỹ thuật gen:</b>


- Là những thao tác trên vật liệu di truyền để
chuyển một gen hoặc một đoạn gen từ cơ thể
này sang cơ thể khác nhờ thể truyền là plasmid
- Plasmid: Là một AND dạng vịng ccó khả
năng nhân đôi một cách độc lập so với hệ gen
trong nhân.


- Kỹ thuật gen gồm 3 khâu:


+ Tách AND của tế bào cho và plasmid ra khỏi
tế bào.


+ Tạo ra AND tái tổ hợp(Nối)


+ Đưa AND tái tổ hợp vào tế bào nhận.
<b>2. Công nghệ gen</b>


- Là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng kỹ
thuật gen


<b>II- ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ GEN.</b>
<b>1. Tạo ra các vi sinh vật mới.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

- GV cho HS nghiên cứu thông tin sgk :
+ Cơng nghệ sinh học là gì ?


+ CNSH gồm những lĩnh vực nào ?


+ Vai trò của CNSH trong đời sống sản xuất ?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk.


<b>III- KHÁI NGIỆM CÔNG NGHỆ SINH</b>
<b>HỌC.</b>


- CNSH là một ngành công nghệ sử dungh tế
bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các
sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
<i><b>Ghi nhớ sgk</b></i>


<b>IV- CŨNG CỐ: Chọn câu trả lời đúng:</b>
Câu 1: Mục đích củakỹ thuật gen là?


a) Gây đột biến gen b) Gây đột biến NST
c) Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo gen lai d) Tạo biến dị tổ hợp.


Câu 2: Trong CNSH đối tượng nào thường được dùng làm nhà máy sản xuất các sản
phẩm sinh học?


a) Vi rút b) Vi khuẩn E.Coli c) Plasmid d) Thể thực khuẩn.
<b>V- BÀI TẬP: 1, 2, 3 SGK.</b>


<b>TIẾT 34: BÀI 40: ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học học xong bài này phải:</b>



<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về di truyền biến dị
- Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
<i><b>2. Kỹ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng: So sánh, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
<i><b>3. Giáo dục:</b></i>


- Ý thức tự giác, nghiêm túc trong học hành.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên các bảng tóm tắt phóng to.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GẢNG</b>


<b>1. Ổn định lớp học.</b>


<b>2. Chia nhóm – Phân cơng nhiệm vụ từng nhóm.</b>
<b>3. Nội dung ơn tập.</b>


<b>A- LÝ THUYẾT.</b>


<b>Bảng 40.1- Tóm tắt các quy luật di truyền</b>


<b>Tên quy luật</b> <b>Nội dung</b> <b>Giải thích</b> <b>Ý nghĩa</b>


Phân li Do sự phân li của các cặp
nhân tố di truyền trong sự
hình thành giao tử nên mỗi


giao tử chỉ chứa một nhân
tố trong mỗi cặp.


Các nhân tố di truyền
khơng hịa trộn vào nhau
Phân li và tổ hợp của cặp
gen tương ứng.


Xác định tính trội
thường là tính trạng
tốt.


Phân ly độc Phân ly độc lập của các F có tỉ lệ KH bằng tích tỉ Tạo biến dị tổ hợp
<i>Ngày soạn: /12/09</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

lập cặp nhân tố di truyền trong


phát sinh giao tử. lệ tính trạng hợp thành.
Di truyền


liên kết Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được
di truyền cùng nhau.


Các gen liên kết cùng phân


li với NST trong phân bào. Tạo sự di truyền ổn định của nhóm tính
trạng có lợi.


Di truyền
giới tính



Ở các lồi giao phối tỉ lệ
đực cái xấp xỉ 1 : 1


Phân ly và tổ hợpcủấcc cặp
NST giới tính.


Điều khiển tỉ lệ đực cái
theo hướng có lợi cho
con người.


<b>Bảng 40- 2 Những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ trong nguyên phân và giảm phân</b>


<b>Các kì</b> <i><b>Nguyên phân</b></i> <i><b>Giảm phân I</b></i> <i><b>Giảm phân II</b></i>


<i><b>Kì</b></i>


<i><b>đầu</b></i> NST co ngắn đóng xoắn và dínhvào sợi thoi
phânbào ở tâm động.


NST kép co ngắn đóng xoắn.
Cặp NST kép tương đồng tiếp
hợp theo chiều dọc và bắt
chéo.


NST kép co lại thấy rõ số
lượng NST kép.


<i><b>Kì</b></i>



<i><b>giữa</b></i> Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành một hàng
ở MPXĐ của thoi phân
bào.


Từng cặp NST kép xếp thành
2 hàng ở MPXĐ của thoi
phân bào.


Các NST kép xếp thành 1
hàng trên MPXĐ của thoi
phân bào.


<i><b>Kì sau</b></i> Từng NST kép tách nhau
ra ở tâm động thành 2 NST
đơn phân ly về 2 cực của
TB.


Các cặp NST kép tương đồng
phân ly độc lập về 2 cực của
TB.


Từng NST kép tách nhau
ra ở tâm động thành 2 NST
đơn phân ly về 2 cực của
TB.


<i><b>Kìcuối</b></i> Các NST đơn nằm gọn
trong nhân với số


lượng(2n) như ở tế bào mẹ.



Các NST kép nằm gọn trong
nhân với số lượng bằng ½ tế
bào mẹ(n NST kép).


Các NST đon nằm gọn
trong nhân với số lượng
bằng n NST đơn.


<b>Bảng 40.3- Bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.</b>
<b>Các quá</b>


<b>trình</b> <i><b>Bản chất</b></i> <i><b>Ý nghĩa</b></i>


<i><b>Nguyên</b></i>


<i><b>phân</b></i> Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 TB contạo ra có 2n giống như tế bào mẹ Duy ổn định của bộ NST trong sự lớn lêncủa cơ thể và ở những lồi sinh sản vơ tính.
<i><b>Giảm</b></i>


<i><b>phân</b></i>


Làm giảm số lượng NST đi một nửa,
ghĩa là các TB con tạo ra chỉ cịn n
NST.


Góp phần di trì ổn định bộ NST qua các thế
hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn
gốc biến dị tổ hợp.


<i><b>Thụ tinh</b></i> Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội thành bộ


lưỡng bội.


Góp phần di trì sự ổn định bộ NST qua các
thế hệ ở những lồi sinh sản hữu tính và tạo
ra nguồn gôc biến dị tổ hợp.


<b>Bảng 40-4 Cấu trúc và chức năng của AND, ARN và Prôtêin.</b>


Đại phân tử Cấu trúc Chức năng


ADN - Chuỗi xoắn kép


- 4 loại nuclêơtít: A, T, G, X - Lưu giữ thơng tin di truyền- Truyền đạt thông tin di truyền
ARN - Chuỗi xoắn đơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

- Đơn phân là các axit amin. - Enzim xúc tác cho quá trình TĐC.
- Hormom điều hòa TĐC.


- Vận chuyển cung cấp năng lượng.
<b>Bảng 40.5 Các dạng đột biến</b>


<b>Các loại đột</b>


<b>biến</b> <b>Khái niện</b> <b>Thuộc loại</b>


Đột biến gen Những biến đổi trong cấu trúc của
AND thường xảy ra ở một điểm
nào đó.


Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp


nu.


Đột biến cấu
trúc NST


Những biến đổi trong cấu trúc của
NST


Mất, lặp, đảo đoạn, chuyển đoạn
Đột biến số


lượng NST Những biến đổi về số lượng trongbộ NST Dị bội thể, đa bội thể.
<b>B- CÂU HỎI ÔN TẬP</b>


1. Hãy giải thích sơ đồ: ADN (gen) −→ mARN −→ Prơtêin −→ Tính trạng.


2. Hãy giải thích mối quan hệkiểu gen, mơi trường và, kiểu hình. Người ta ứng dụng mối
quan hệ này như thế nào trong thực tiễn sản xuất.


3. Vì sao nghiên cứu di truyền người cần phải có những phương pháp thích hợp? Nêu
những điểm cơ bản của phương pháp nghiên cứu đó?


4. Sự hiểu biết về di truyề học tư vấn có tác dụng gì?
5. Trình bày những ưu thế của cơng nghệ tế bào?


6. Vì sao nói kỹ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại.
=====================================


<b>TUẦN 18</b>



<b>TIẾT 35: KIỂM TRA HỌC KÌ I</b>
<b>I- MỤC TIÊU – YÊU CẦU.</b>


<i><b>1. Mục tiêu.</b></i>


<b>- Học sinh tái hiện được những kiến thức cơ bản đã học.</b>


- Phát hiện được những kiến thức nâng dựa trên những kiến thức cơ bản
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích những hiện tượng, quy luật.
- Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, tổng hợp.


- Rèn luyện ý thức độc lập tự giác.
<i><b>2. Yêu cầu.</b></i>


<b>- Học sinh làm bài nghiêm túc.</b>
<b>II- TIẾN TRÌNH BÀI KIỂM TRA.</b>


<i><b>1. Ổn định tổ chức.</b></i>
<i><b>2. Đề bài:</b></i>


<b>ĐỀ + ĐÁP ÁN TRƯỜNG RA</b>
<b>==================</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>TUẦN 19</b>


<b>TIẾT 36: BÀI 33: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG</b>
<b>I- MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này phải:</b>


<i><b>1 Kiến thức:</b></i>



- Tại sao cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.


- Trình bày được một số phương pháp sử dụng tác nhân vật lý khi gây đột biến
- Trình bày được điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong
chọn giống VSV và thực vật, giải thích tại sao có sự sai khác đó.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- So sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
<i><b>3. Giáo dục:</b></i>


- Thái độ u thích bộ mơn.


- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Bảng phụ, phiếu học tập.


- Tranh ảnh, mẫu vật về giống mới được tạo ra bằng cách gây đột biến nhân tạo.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG</b>


<b>1.Ổn định lớp học</b>
<b>2.Kiểm tra bài cũ:</b>
<b>3.Bài mới:</b>


Triển khai


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>



- GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu mục I sgk
đặt vấn đề:


+ Tác nhân tia phóng xạ tác động lên cơ thể
sinh vật như thế nào?


+ Đặc điểm của loại tác nhân này?


+ Đối tượng gây đột biến của tác nhân này là
gì?


+ Cách sử dụng tia phóng xạ và tia tử ngoại để
tác động lê cơ thể sinh vật có điểm nào giống
và khác nhau?


+ Vì sao sốc nhiệt thường gây ra đột biến số
lượng NST?


- GV Cho HS nghiên cứu mục II sgk đặt vấn
đề:


+ Tại sao khi ngấm vào tế bào một số hóa chất
lại gây ra đột biến gen?


+ Cho ví dụ?


+ Trên cơ sở nào mà người ta hi vọng có thể
gây đột biến theo ý muốn.



<b>I- GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG</b>
<b>TÁC NHÂ VẬT LÝ.</b>


<b>1. Tia phóng xạ.</b>


- Tia X, anpha, gama…với cường độ và liều
lượng thích hợp kích thích trực tiếp hay gián
tiếp lên phân tử ADN gây đột biến.


- Đối tượng: Hạt khô, hạt nảy mầm, lên bầu
nhụy, đỉnh sinh trưởng…


<b>2. Tia tử ngoại.</b>


- Khơng có khả năng xun sâu nên chỉ gây đột
biến trên các đối tượng : VSV, bào tử, hạt phấn.
<b>3. Sốc nhiệt</b>


- Gây tổn thương thoi vô sắc, dối loạn phân bào
dẫn đến đột biến số lượng NST


<b>II- GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG</b>
<b>TÁC NHÂN HĨA HỌC.</b>


- VD : 5- brơmuraxin biến cặp A-T thành cặp
G-X.


- Cơsixin gây tứ bội hóa.
- Ngồi ra 1 số siêu tác nhân…



<i><b>Nói tóm lại: Các tác nhân vật lý và hóa học đều</b></i>
<i>Ngày soạn: 27/12/09</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

+ Tại sao dùng cơsisin có thể gây đa bộ thể?
+ Tác nhân siêu đột biến là gì?


+ Ưu điểm của đột biến bằng tác nhân hóa học?
+ Gây đột biên bằng tác nhân vật lý hóa học đã
tạo ra được giống mới chưa? Vì sao?


- GV cho HS nghiên cứu mục III sgk đặt vấn
đề:


+ Vì sao trong chọn giống vsv, phương pháp
gây đột biến kết hợp với chọn lọc đóng vai trị
chủ yếu?


+ Trong chọn giống cây trồng có mấy cách tạo
giống mới bằng gây đột biến nhân tạo?


+ Vì sao người ta ít sử dụng phương pháp gây
đột biến trong chọn giốngvật ni?


có khả năng gây đột biến gen và đột biến NST
nhưng tác nhân hóa học hứa hẹn nhiều triển
vọng vì có thể chủ động điều chỉnh hướng đột
biến.


<b>III- SỦ DỤNG CÁC ĐỘT BIẾN NHÂN</b>
<b>TẠO TRONG CHỌN GIỐNG.</b>



<b>1.Trong chọn giống vsv.</b>


<b>2. Trong chọn giông cây trồng.</b>
<b>3. Trong chọn giống vật ni.</b>


<b>Tóm lại</b>


- Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm
nguyên liệu chọn giống áp dụngchủ yếu đối với
vsv và cây trồng.


- Trong chọn giống cây trồng, người ta sử
dụngtrực tiếp các cơ thể mang đột biến để nhân
lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp
với chon lọc để tạo ra giống mới.


<i><b>Ghi nhớ : SGK</b></i>
<b>IV- CŨNG CỐ</b>


1. Chọn câu trả lời đúng:


<i>Câu1: Người ta không chiếu xạ vào bộ phận nào của cây để gây đột biến?</i>
a) Hạt khô, hạt nảy mầm b) Hạt phấn, bầu nhụy.


c) Đỉnh sinh trưởng của thân d) Rễ.
Đáp án: d


<i>Câu2: Tia tử ngoại là loại bức xạ:</i>



a) Khơng có khả năng xun sâu b) Chỉ được dùng cho VSV.
c) Gây ra đột biến gen là chủ yếu d) Cả a, b, c.


Đáp án: d
<b>V – BÀI TẬP: 1,2,3 SGK.</b>


= = = = = = = = = = = = = = = = = == = = =
<b>TUẦN 20</b>


<b>TIẾT 37: BÀI 34: THÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Hiểu và trình bày được nguyên nhân thái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao
phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.


- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Quan sát tranh hình sgk phát hiện kiến thức.
- Khái quát hóa kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- GD ý thức giữ gìn giống quý hiếm
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Sách giáo viên.



- Bảng phụ, phiếu học tập.


- Tranh phóng to các hình trong sgk.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học:</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


Câu1: Gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích gì?
a) Tạo nhiều biến dị tổ hợp.


b) Tạo nhiều biến dị đột biến
c) Tạo nhiều chủng VSV mới
d) Tạo nhiều giống cây trồng mới.
Đáp án: b


Câu2: Gây đột biến bằng tác nhân hóa học có gì ưu việt hơn so với tác nhân vật lý?
<i><b> </b><b> 3.</b><b> Bài mới:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV hướng dẫn HS n/c mục I sgk, quan sát
H34-1 đặt vấn đề.


+ Em hiểu như thế nào về hiện tượng thối
hóa?


+ Tự thụ phấn và giao phấn khác nhau ở điểm
nào?



+ Sự thối hóa ở cây giao phấn do tự thụ biểu
hiện rõ nhất ở đặc điểm nào?


+ Giao phối gần là gì?


+ Giao phối gần gây ra hậu quả nào ở động
vật?


- GV yêu cầu HS quan sát H34.3 cho biết
nguyên nhân gây hiện tượng thoái hóa của
giống?


- GV đặt vấn đề:


+ Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần
gây ra hiện tượng thối hóa nhưng những
phương pháp này vẫn được người ta sử dụng
trong chọn giống?


- GV yêu cầu HS đọc ghi mhớ sgk


<b>I- HIỆN TƯỢNG THỐI HĨA CỦA </b>
<b>GIỐNG.</b>


- Khái niệm: Là hiện tượng mà thế hệ con cái
sinh ra có sức sống, sức sinh sản, năng xuất,
phẩm chất giảm so với thế hệ bố mẹ.


<b>1. Hiện tượng thối hóa do tự thụ phấn ơe </b>
<b>cây giao phấn.</b>



- Năng xuất giảm


<b>2. Hiện tượng thối hóa do giao phối gần ở</b>
<b>động vật.</b>


a) Giao phối gần: Là sự giao phối giữa con cái
sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và
con cái.


b) Thối hóa do giao phối gần.


- Sức sống giảm dần, năng xuất giảm.


<b>II- NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN THỐI</b>
<b>HĨA.</b>


- Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
- Giao phối gần ở động vật.


→ Làm cho các đột biến gen lặn có hại được tổ
hợp với nhau biểu hiện thành thể đột biến.
<b>III- VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ</b>
<b>THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI</b>
<b>CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GỐNG.</b>
- Cũng cố và di trì một số tính trạng mong
muốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Câu1: Người ta tạo dòng thuần ở cây trồng bằng cách nào?



Câu2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống? cách khắc phục?
<b>V- BÀI TẬP: 1,2 SGK.</b>


<b>==========================</b>


<b>TIẾT 38: BÀI 35: ƯU THẾ LAI</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiến thức</b><b> :</b><b> </b></i>


- Hiểu và trình bày được khái niệm ưu thế lai.


- Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lý do không dùng F1 để làm giống.


- Các phương pháp tạo và di trì ưu thế lai.


- Khái nệm lai kinh tế, phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai KT ở nước ta
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Quan sát tranh hình sgk phát hiện kiến thức.
- Suy luận, liên hệ thực tế


<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích bộ mơn.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC.</b>


- Sách giáo viên.
- Bảng phụ



- Tranh phóng to H.35 sgk.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn địnhlớp học:</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


Câu1: Hiện tượng thối hóa là gì? Ngun nhân?
Câu2: Ý nghĩa của tự thụ phấn bắt buộc?


<i><b>3. </b><b> Bài mới</b></i>


Tạo dịng thuần để làm gì? Ưu thế lai là gì? Thế nào là lai kinh tế?


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV cho HS nghiên cứu thông tin sgk mục I,
treo tranh hướng dẫn HS quan sát và đặtvấn đề:
+ Em có nhận xét gì về cây bắp ở thế hệ bố mẹ
và thế hệ F1?


+ GV đưa thêm vd: Vịt x Ngan…?
+ Vậy ưu thế lai là gì?


- GV đưa ra 2 giả thuyết:


+ Giả thuyết về trạng thái dị hợp:


P: AABBDD x aabbdd → AaBbDd
+ Giả thuyết về sự tác động cộng gộp của các


gen trội có lợi:


P: AabbDD x aaBBdd → AaBbDd


+ Qua 2 ví dụ trên cho biết nguyên nhân tạo ưu
thế lai?


+ Ưu thế lai biểu hiện mạnh nhất ở thế hệ nào?


<b>I - HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI</b>


- Là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao


hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống
chịu tốt, năng xuất cao hơn thế hệ bố mẹ.


- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở các thế hệ F1


sau đó giảm dần qua các thế hệ


<b>II- NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG</b>
<b>ƯU THẾ LAI</b>


- Do sự tập trung gen trội có lợi ở cơ thể lai F1.


- Các gen lặn có hại bị các gen trội lấn át.
<i>Ngày soạn: 10/01/10</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Tại sao không dùng F1 làm giống?



- GV: Để di trì hiện tượng ưu thế lai người ta
thường dùng phương pháp nào?


- GV đưa sơ đồ:


+ Lai khác dòng đơn: A x B → C
+ Lai khác dòng kép: A x B → C
D x E → F
C x F → H
+ Phương pháp tạo dịng thuần?


- GV giải thích lai khác thứ để tạo ưu thế lai.
- GV Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
được thực hiện như thế nào?


+ Lai kinh tế là gì? Cho ví dụ?


+ Tại sao không dùng F1 của phép lai kinh tế để


làm giống?


- GV tổng quát phương pháp lai KT bằng sơ
đồ:


+ Phải chọn được đực cái thuộc 2 dòng thuần
khác nhau.


Pt/c ♀ nôi x ♂ ngoại→F1 (thích nghi giống


cái, tăng sản giống đực)



- GV yêu cầu học sinh độc gi nhớ


- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1 sau


đó giảm dần qua các thế hệ do tỉ lệ dị hợp giảm
dần, tỉ lệ đồng hợp lặn tăng dần.


<b>III- CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ</b>
<b>LAI</b>


<b>1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng.</b>
- Lai khác dòng là phương pháp được sử dụng
chủ yếu.


+ Tạo 2 dòng tự phấn rồi cho giao phối với
nhau.


- Lai khác thứ(giống): Là lai giữa 2 thứ khác
nhau của cùng một lồi có nguồn gen khác
nhau.


<b>2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi.</b>


- Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật
nuôi bố mẹ thuộc 2 dịng thuần khác nhau F1


làm sản phẩm khơng làm giống.
<i>- Ghi nhớ: Sgk</i>



<b>IV- CŨNG CỐ.</b>


- GV giải thích thêm: Lai khác thứ(giống) có vai trị tập trung được các gen có lợi
thuộc nhiều thứ vào trong cơ thể lai do đó giống mới phối hợp được các đặc tính tốt.
Câu 1: Trong trồng trọt người ta tạo ưu thế lai bằng cách nào?


Câu 2: Trong chăn nuôi người ta tạo ưu thế lai bằng cách nào?
<b>V- BÀI TẬP: 1, 2, 3 SGK</b>


= = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 21</b>


<b>TIẾT 39: BÀI 36 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC</b>
<b>I- MỤC TIÊU . </b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Trình bày được PPCL hàng loạt 1 lần và nhiều lần, đối tượng CL, ưu và nhược
điểm của PPCL này


- Trình bày được PPCL cá thể ưu và nhược điểm.
<i><b>2. Kỷ năng.</b></i>


- Quan sát tranh phát hiện kiến thức.
- Liên hệ thực tiễn.


<i><b>3. Thái độ.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

- Yêu thích bộ môn.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC.</b>



- Sách giáo viên.
- Tranh H.36.1-2 sgk.
- Phiếu học tập.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG</b>


<i><b>1. Ổn địnhlớp học:</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


Câu hỏi 1, 2 sgk.
<i><b>3. </b><b> Bài mới</b><b> :</b><b> </b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I sgk.
+ Vai trò của chọn lọc trong chọn giống?


- GV hướng dẫn HS n/c mục II, quan sát kỹ sơ
đồ H36.1 sgk.


+ Hãy nêu PPCL hàg loạt 1 lần?
+ So sánh với PPCL hàng loạt 2 lần.


+ Nêu ưu và nhược điểm của PPCL hàng loạt?
+ CL hàng loạt thích hợp với những đối tượng
nào?


+ Mục tiêu của CL hàng loạt?


- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập


chọn lọc hàng loạt?


- GV đặt vấn đề:


+ PPCL cá thể được tiến hành như thế nào?
+ Nêu ưu và nhược điểm của PP này?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk?


<b>I- VAI TRÒ CỦA CHỌN LỌC TRONG</b>
<b>CHỌN GIỐNG.</b>


- Phục hồi lại các giống đã thối hóa.


- Đánh giá CL đối với các giống mới được tạo
ra.


<b>II- CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC</b>
<b>1. Chọn lọc hàng loạt</b>


<b>Phiếu học tập</b>
Chọn lọc


lần 1 Chọn lọclần 2
Cách tiến


hành
Ưu điểm
Nhược điểm


Thích hợp


với đối


tượng


<b>2.Chọn lọc cá thể.</b>


- Lấy một sơits cá thể tốt, nhân lên một cách
riêng lẻ theo từng dịng. Do đó có thể kiểm tra
được kiểu gen của từng cá thể.


<i><b>- Ghi nhớ sgk </b></i>
<b>IV- CỦNG CỐ.</b>


Câu1: Chọn lọc hàng loạt có ưu điểm gì?
a) Đơn giản, dễ làm.


b) Duy trì được năng suất và chất lượng của giống khi đưa vào sản xuất đại trà
c) Ít tốn kém


d) Cả a, b, c đều đúng.


Câu2: Chọn lọc hàng loạt áp dụng cho những đối tượng nào?


a) Đối với cây tự thụ phấn. b) Đối với những cây giao phấn.
c) Đối với gia súc, gia cầm. d) Cả a, b, c đều đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

a) Cây nhân giống vơ tính b) Cây tự thụ phấn


c) Cây giao phấn d) Cây nhân giống vơ tính và cây tự thụ phấn
<b>V- BÀI TẬP. 1,2 SGK.</b>



<b>= = = = = = = = = = = = = = = = = == == =</b>


<b>TIẾT 40: BÀI 37 THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


` - Trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật ni và
cây trồng.


- Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong chọn giống vật ni và
cây trồng.


- Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Hoạt động cá nhân.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích bộ mơn.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Bảng phụ, phiếu học tập.


- Tranh về một số vật ni và cây trồng.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>



<i><b>1. Ổn định lớp học: - Kiểm tra sĩ số.</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: </b></i>


Câu 1: PP chọn lọc hàng loạt 1 lần, 2 lần được tiến hành như thế nào? Có ưu điểm
gì và thích hợp với loại đối tượng cây trồng nào?


Câu 2: PPCL cá thể được tiến hành như thế nào? Ưu và nhược điểm so với chọn lọc
hàng loạt?


<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV thuyết trình theo nội dung sgk.


- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I đặt vấn
đề:


+ Trong chọn giống cây trồng người ta thường
dùng những phương pháp nào?


- GV nêu các giống mới như trong sgk


- GV: Em hãy kể tên các giống mới ở địa
phương mà em biết?


- GV cho HS nghiên cứu mục II sgk và đặt vấn
đề:


<b>I- THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY</b>


<b>TRỒNG.</b>


<b>1. Gây đột biến nhân tạo:</b>


a) Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể để
tạo giống mới.


b) Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lý đột biến.
c) Chọn giống bằng chọn dòng TB xơma có
biến dị hoặc đột biến xơma.


<b>2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc</b>
<b>chọn lọc cá thể từ các giống hiện có.</b>


a) Tạo biến dị tổ hợp.
b) Chọn lọc cá thể.


<b>3. Tạo giống ưu thế lai ở F1.</b>


<b>4. Tạo giống đa bội thể.</b>


<b>II- THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT</b>
<i>Ngày soạn: 16/01/10</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

+ Trong chọn giống vật nuôi chủ yếu ngườ ta
dùng phương pháp nào? Tại sao?


+ Em hãy kể tên một số giống vật nuôi mới mà
em biết?



- GV nêu những thành tựu chọn giống trong
sgk.


- GV Y/c HS độc ghi nhớ sgk.


<b>NUÔI.</b>


<b>1.Tạo giống mới.</b>


<b>2. Cải tạo giống địa phương</b>
<b>3. Tạo giống ưu thế lai.</b>


<b>4. Ni thích nghi các giống nhập nội.</b>


<b>5. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công</b>
<b>tác chọn giống.</b>


<i>Kết luận: </i>


- Trong chọn giống vật ni, do q trình tạo
giống mới địi hỏi thời gian rất dài và kinh phí
rất lớn nên người ta thường cải tiến giống địa
phương ni thích nghi hoặc tạo giống ưu thế
lai.


<i><b>- Ghi nhớ: Sgk.</b></i>
<b>IV- CỦNG CỐ . </b>


Câu 1: trong chọn giống cây trồng nguời ta đã sử dụng phương pháp nào? Phương pháp
nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh họa kết quả của mỗi phương pháp đó?



Câu 2: Trong chọn giống vật nuôi người ta dùng phương pháp nào là chủ yếu? Tại sao?
Cho ví dụ?


<b>V- BÀI TẬP. 1, 2, 3 sgk.</b>


= = = == = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 22</b>


<b>TIÊT 41: BÀI 38: THỰC HÀNH</b>
<b>TẬP DỰƠT THAO TÁC GIAO PHẤN</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Nắm được các thao tác giao phấn ở câytự thụ phấn và cây giao phấn.
- Củng cố kiến thức lý thuyết về phần lai giống.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Thao tác thực hành.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Nghiêm túc, u thích bộ mơn.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Mẫu vật thật: Cà chua, ngô, lúa.
- H. 38 sgk.


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: Phần củng cố bài 37</b></i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


- Chia nhóm thí nghiệm: 1 nhóm 4 người.


- Giáo viên giải thích tranh minh họa kỷ năng chọn cây, bông hoa, bao cách li và
các dụng cụ để giao phấn, sau đó giáo viên biểu diễn các kỷ năng giao phấn cho HS quan sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- Sau khi nghe GV giải thích và minh họa, HS quan sát tranh tự thao tác trên mẫu
vật về các kỷ năng: Cắt vỏ trấu, khử nhị đực, lấy phấn, thụ phấn, bao hoa băng bao cách li và gắn
nhãn.


<b>IV- VIẾT THU HOẠCH.</b>


- GV kiểm tra xem HS thao tác các kỷ năng trrn có đúng khơng, kết hợp với việc vấn đáp
để kiểm tra kết quả


- GV hướng dẫn học HS viết thu hoạch.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 42: BÀI 39: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Biết cách sưu tầm tư liệu



- Biết cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Yêu tích bộ môn.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Các loại tranh ảnh về thành tựu về giống cây trồng và vật nuôi
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ</b></i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


- GV hướng dẫn học sinh gắn tranh ảnh theo chủ đề. GV giới thiệu tranh hướng dẫn
học sinh quan sát thảo luận theo nhóm để hồn thành bảng sau


Bảng 39- Các tính trạng nổi bật và hướg sử dụng của một số vật nuôi


TT Tên giống Hướng dẫn sử dụng Tính trạng nổi bật


1. Các giống bò
- Bò sữa Hà Lan
- Bò sid


2. Các giống lợn
- Ỉ móng cái
- Bớc sid


3. Các giống gà


- Gà Rốt ri


- Gà Hồ Đơng Cảo
- Gà chọi


- Gà Tam hồng
4. Các giống vịt


- Vịt cỏ
- Vịt Bầu bến
- Vịt Kaki Cambell


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

- Vịt Super meat
5. Các giống cá trong và


ngồi nước


- Cá Rơ phi đơn tính
- Cá chép lai


- Cá chim trắng


- Sau 25 phút GV treo bảng đáp án đúng cho HS đối chiếu và ghi vào bảng thu hoạch.
- GV đặt vấn đề:


+ Cho biết địa phương em hiện đang sử dụng những giống vật nuôi và cây trồng nào?
<b>IV- VIẾT THU HOẠCH</b>



- Viết theo bảng 39 sgk tr.114
<b>V- DẶN DÒ.</b>


- Học bài


- Đọc và tìm hiểu bài mới.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 23</b>


<b>PHẦN II- SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG</b>
<b>CHƯƠNG I- SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG</b>


<b>TIẾT 43: BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại MT sống của SV
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vơ sinh, hữu sinh.


- Trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Quan sát tranh phát hiện kiến thức.
- Tư duy logic


<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Sách giáo viên.
- Bảng phụ.
- Phiếu học tập


- Tranh H.41.1 sgk phóng to
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ</b></i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


Dẫn nhập: Giáo viên giới thiệu phần “Sinh vật và mơi trường và sinh vật”. Mục
đích ý nghĩa của phần này: Giúp chúng ta hiểu rõ mối quan hệ quan hệ tương quan giữa môi
trường với sinh vật, giữa sinh vật với sinh vật và con người. Từ đó con người đề ra nhưng biện
pháp bảo vệ mơi trường sống đảm bảo sự phát triển bền vững


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>
- GV đặt vấn đề: Một con thỏ sống trong một


khu rừng:


+ Xung quanh con thỏ gồm có những gì?
+ Gồm những yếu tố nào?


+ Yếu tố đó tác động như thế nào đến đời sống
con thỏ?


<i><b>+ Như vậy mơi trường là gì?</b></i>



- GV Y/c học sinh hoàn thành vào phiếu học
tập bảng 41.1 sgk?


+ Gồm những loại mơi trường nào? Cho ví dụ?


- GV Y/c HS đọc mục II sgk hoàn thành bảng
41.2.


+ Nhân tố sinh thái là gì? Gồm mấy nhóm nhân
tố sinh thái?


+ Nhân tố vơ sinh là gì? Gồm những yếu tố
nào? Cho ví dụ?


+ Nhân tố hữu sinh là gì? Gồm những yếu tố
nào? Cho ví dụ?


- GV mở rộng: Giáo dụcbảo vệ môi trường
+ Con người đã tác động đến mơi trường như
thế nào?


+ Những tác động đó có hại hay có lợi?
+ Làm gì để bảo vệ mơi trường?


- GV Y/c HS đọc mục III sgk và nghiên cứu kỹ
H.42.1 sgk:


+ Cá rơ phi có thể sống được trong điều kiện
nhiệt độ bao nhiêu?



+ Cá rô phi sẽ chết trong điều kiện nhiệt độ bao
nhiêu?


+ Trong điều kiện nhiệt độ bao nhiêu thì cá rơ
phi phát triển tốt nhất?


+ Như vậy giới hạn sinh thái là gì? Đặc điểm
<i><b>cơ bản của giới hạn sinh thái?</b></i>


- GV Y/c HS đọc ghi nhớ sgk.


<b>I- MÔI TRƯƯỜNG SỐNG CỦA SINH</b>
<b>VẬT.</b>


<b>1. Khái niệm về mơi trường:</b>


- Là tất cả những gì bao quanh sinh vật bao
gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh có tác
động trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống của
sinh vật.


<b>2. Các loại môi trường sống của sinh vật</b>
- Có 4 loại mơi trường chủ yếu:


+ Mơi trường đất
+ Mơi trường nước.
+ Mơi trường khơng khí
+ Mơi trường sinh vật.



<b>II- CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI</b>
<b>TRƯỜNG.</b>


- Là những yếu tố của môi trường tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.


- Có 2 nhân tố sinh thái chủ yếu:


+ Nhân tố vô sinh: Là những yếu tố không sống
của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sang…


+ Nhân tố hữu sinh: Là mối quan hệ qua lại
giữa sinh vật với sinh vật hoặc giữa sinh vật với
con người.


<i>Nhân tố con người: Đào sông, bạt núi, xây</i>
dựng thuỷ điện, cải tạo và baor vệ môi trường
sống…


<i>Nhân tô sinh vật: </i>


<b>III- GIỚI HẠN SINH THÁI</b>


- Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối
với một nhân tố sinh thái nhất định.


- Trong giới hạn sinh thái ln có:


+ Giới hạn trên: Là điểm gây chết nếu vượt qua


+ Giới hạn dưới: Là điểm gây chết nếu vượt
qua


+ Điểm cực thuận: Là khoảng có điều kiện
thuận lợi nhất để sinh vật phát triển.


<i><b>- Ghi nhớ : sgk</b></i>
<b>IV- CỦNG CỐ.</b>


- Chọn câu đúng:


Câu 1: Trong các nhân tố sau nhân tố nào vừa có tác động trực tiếp, vừa có tác động
gián tiếp lên cơ thể sinh vật?


a) Ánh sáng b) Nhiệt độ c) Độ ẩm d) Muối khoáng


Đáp án: a


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

a) Ánh s b) Nhiệt độ c) Độ ẩm c) Khơng khí
Đáp án: b


<b>V- DẶN DÒ.</b>


- Làm BT 1, 2, 3, 4 sgk


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 44: B ÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>



<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố ánh sang đến các đặc điểm hình thái, giải
phẩu, sinh lý, tập tính của sinh vật.


- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Quan sát, so sánh, phân tích phát hiện kiến thức
- Liên hệ thực tiễn.


<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Giáo dục ý thức u thích bộ mơn.


- Ý thức bảo vệ sinh vật, bảo vệ môi trường.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Bảng phụ, phiêu học tập.
- Tranh H.42.1,2 sgk phóng to.


- Sưu tầm lá của các lồi cây ưa bong ưa sang.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra 15phút:</b></i>


<i><b>Đề bài: Môi trường là gì? Các nhân tố sinh thái trong mơi trường ? Phân tích</b></i>


ảnh hưởng của nhiệt độ đến cá rơ phi ở nước ta qua đó có nhận xét gì ?


<i><b>Đáp án :</b></i>


- Khái niệm về môi trường.
- Nhân tố vô sinh và hữư sinh.


- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cá rô phi ở Việt Nam.


- Quy luật về giới hạn sinh thái : Mỗi lồi sinh vật có một giới hạn chịu đựng
với một nhân tố sinh thái có trong mơi trường sống.


<i><b>3. Bài mới:</b></i>


Trong đời sống của SV chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố vô sinh. Ánh sang
thường xuyên ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và đặc biệt đối với thực vật. Ánh sáng đã ảnh
hưởng như thế nào đến SV?


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV đặt vấn đề:


+ Tại sao nói cây xanh không thể sống nếu
thiếu ánh sáng?


+ Ánh sáng ảnh hưởng đến sự hô hấp và hút
nước của cây như thế nào?


<b>I- ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN </b>
<b>ĐỜI SỐNG THỰC VẬT.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

+ Trong ngày hè không mưa thì lúc nào sự
thoát hơi nước của cây diễn ra mạnh nhất?
- GV giớ thiệu thêm: Ánh sáng ảnh hưởng đến
nhiệt độ và cùng với nhiệt độ ảnh hưởng đến
quá trình hô hấp. Khi nắng gắt kéo dài cây hô
hấp rất mạnh, nhưng đại bộ phận năng lượng
toả ra dưới dạng nhiệt, đó là một ngun nhân
làm cho cây bị khơ héo. Ngồi ra ánh sáng cịn
ảnh hưởng đến sụ sinh trưởng và phát triển của
cây, trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên mỗi
cây đã thích nghi với một chế độ ánh sáng nhất
định(cường độ và thời gian chiếu sáng trong
ngày)


- GV hướng dẫn HS quan sát H42.2 vấn đáp:
+ Hình thái của cây thơng mọc xen nhau trong
rừng và cây thông trong bãi đất trống khác
nhau như thế nào?


+ Đó là VD của sự thích đối với cường độ
chiếu sáng thời gian chiếu sáng?


+ GV yêu câu HS hoàn thành bảng 42.1 sgk?
<i>Lưu ý: Những cây ưa bóng lá thường có nhiều </i>
<i>lục lạp, kích thuớc lục lạp lớn chứa nhiều sắc </i>
<i>tố.</i>


+ Vậy ánh sáng ảnh hưởng tối những đặc điểm
nào của thực vật?



- GV đặt vấnđề:


+ Qua ví dụ phơi nắng của thằn lằn em hãy cho
biết ánh sáng cịn có vai trị gì nữa đối với động
vật? (điều hồ thân nhiệt)


- GV bổ sung thêm: Ánh sáng cịn ảnh hưởng
tới nhiều hoạt động sống khác của động vật,
như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển.


- GV hỏi tiếp:


+ Giữa những lồi chim kiếm ăn ban ngày như
chích ch chào mào, khứu và những loài chim
ăn đêm như vạc cú có điểm nào khác nhau về
màu lơng, về cơ quan thị giác? Điều này có ý
nghĩa gì?(chim ăn ngày màu lông sặc sỡ hơn,
chim ăn đêm mắt tinh, màu lơng tối con mồi
khó phát hiện)


- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật:
+ Làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lý sinh
thái của thực vật.


+ Mỗi lồi cây thích nghi với một điều kiện
chiếu sang khác nhau nên đã hình thành nhóm
cây ưa bóng, nhóm cây ưa sang.


+ Thời gian, và cường độ chiếu sang trong ngày


đã làm thay đổi đặc điểm hình thái của TV
<b>II- ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN </b>
<b>ĐỜI SỐNG ĐỘNG VẬT.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

- GV: Như vậy ánh sáng ảnh hưởng như thế
nào lên đời sống động vật?


- GV giáo dục: GD HS ý thức bảo vệ môi
trường sống, bảo vệ môi trường sống của TV,
ĐV, để bảo vệ độ đa dạng của mơi trường cũng
chính là bảo vệ mơi trường của con người.
+ Đó là việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng...


- GV yêu câu HS đọc ghi nhớ sgk?


và định hướng di chuyển trong không gian.
- Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động,
khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật
- Từ đó hình thành nhóm động vật ưa sang và
nhóm động vật ưa tối.


<i><b>- Ghi nhớ: Sgk </b></i>
IV- CỦNG CỐ.


- Trong các cây sau cây nào ưa bóng: Ngơ, khoai, sắn, lá lốt, trầu không, lá dong( lá
lốt, trâu không, lá dong)


- Chuột nhà thường hoạt động vào thời gian nào trong ngày?
<b> V- DẶN DÒ.</b>



- Học bài theo nội dung sgk
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu bài mới.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 24</b>


<b>TIẾT 45: BÀI 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH</b>
<b>VẬT</b>


<b>I- MỤC TIÊU.</b>
<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Nêu đuợc những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường
đến các đặc điểm hình thái, sinh lý và tập tính của sinh vật


- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Liên hệ thực tế, suy luân, tư duy
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u thích bộ mơn
- Bảo vệ mơi trường sống.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Sách giáo viên.


- Bảng phụ, phiếu học tập.


- Tranh phóng to H43.1.2.3sgk


- Tranh ảnh sưu tầm các lồi cây ưa bóng, các lồi cây ưa sáng nếu có.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


Câu 1: Trong các cây sau cây nào là cây ưa bóng?


a) Phong lan b) Vạn niên thanh c) Mít d) Dừa.
Câu 2: Vì sao có hiện tượng tỉa cành tự nhiên?


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i><b>3. Bài mới:</b></i>


Dẫn nhập: Nếu chuyển động vật sống nơi có nhiệt độ thấp về nơi có khí hậu ấm áp
khả năng sống của chúng sẽ như thế nào? Tìm hiểu bài 43.


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV đặt vấn đề:


+ Trong một VD ở sgk trang 126, nhiệt độ đã
ảnh hưởng đến những điểm nào của SV?( đặc
điểm hình thái, đặc điểm sinh lý).


+ Trong vd 2,3 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến
những điểm nào của động vật?( Đặc điểm hình
thái: lơng dày, kích thước lớn, tập tính di cư…)
+ Gấu trắng sống ở Bắc Cực, lạc đà sống ở


vùng hoang mạc khơ nóng. Từ các ví dụ trên
hãy nêu thêm một vai trị nữa của nhiệt độ đối
với sinh vật?( Giới hạn quy định vùng phân bố
của sinh vật).


+ Sự thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp ở
mùa đông ở ếch nhái, bò sát khác với thú như
thế nào?


(Ếch nhái, bò sát sống trog hang hốc, chim di
cư về phương Nam, sang xuân chúng quay về
phương Bắc.)


+ SV biến nhiệt thích nghi với sự thay đổi của
nhiệt độ như thế nào?


+ SV hằng nhiệt thích nghi với sự thay đổi của
nhiệt độ như thế nào?(sv hằng nhiệt điều hoà
thân nhiệt qua sự điều hồ q trình sinh nhiệt
và toả nhiệt)


+ Vậy nhiệt độ ảnh hưởng lên đời sống sinh vật
như thế nào?


- GV đặt vấn đề:


+ Thực vật chịu hạn ở vùng xa mạc thích nghi
với điều kiện khơ hạn bằng cách nào?


+ Các ví dụ ở sgk cho ta biết nhân tố sinh thái


“độ ẩm” đã tác động lên những đặc điểm nào
của động vật và thực vật?(hình thái và cấu tạo
trong quy định khu phân bố của thực vật và
động vật)


+ Theo em có mối quan hệ gì giữa 3 nhân tố
ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm trong sự tác động
lên đời sống sinh vật?


- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk?


<b>1. ẢNH HƯỞNGCỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI</b>
<b>SỐNG SINH VẬT.</b>


- Nhiệt độ của mơi trường có ảnh hưởng tới
hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật.


- Đa số các loài sống ở nhiệt độ từ 0-50o<sub>C. Tuy</sub>


nhiên cũng có một số ít SV nhờ khả năng thích
nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất
thấp hoặc rất cao.


- Dựa vào khả năng điều hoà nhiệt độ của cơ
thể mà sinh vật được chia làm 2 nhóm.


+ SV hằng nhiệt
+ SV biến nhiệt.


<b>II- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI</b>


<b>SỐNG SINH VẬT.</b>


- Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc
điểm sinh thái thích nghi với mơi trường có độ
ẩm khácnhau.


- Thực vậtcó 2 nhóm: Thực vật ưa ẩm và thực
vật chịu hạn.


- Động vật có 2 nhóm: Động vật ưa khô và
động vật ưa ẩm.


<i><b>- Ghi nhớ: Sgk</b></i>
<b>IV- CỦNG CỐ.</b>


- Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của sinh vật?


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

- Hãy kể tên các nhóm động vật và thực vật thích nghi với mơi trường cóđộ ẩm khác nhau?
<b>V- DẶN DÒ.</b>


- Làm bài tập 1,2,3 sgk


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 46: BÀI 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Trình bày được thế nào là nhân tố của sinh vật.



- Nêu được mối quan hệ giữa sinh vật cùng loài và khác loài.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


-
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>
- Sách giáo viên.


- Bảng phụ, phiếu học tập.


- Tranh phóng to H44.1, 2, 3 sgk.


- Tranh ảnh và mẫu vật sưu tầm lá của các loài thực vật và động vật.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


Câu 1: Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có
khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường? Tại sao?


Câu 2: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa 2 nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn?
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


Các lồi sống trong cùng một điều kiện có mối quan hệ như thế nào? Chúng ta
nghiên cứu bài 44.


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>



- GV đặt vấn đề sau khi cho học sinh nghiên
cứu H44.1:


+ Khi có gió bão thực vật sống thành nhóm có
lợi gì so với sống riêng lẻ?


+ Trong tự nhiên động vật sống thành bầy đàn
có ý nghĩa gì?


+ GV treo bảng phụ yêu cầu HS làm BT sau:
a) Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm
tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể.


b) Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm cho
nguồn thức ăn cạn kệt nhanh chóng.


c) Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm


<b>1. QUAN HỆ CÙNG LỒI</b>


- Các sinh vật cùng lồi sống gần nhau, liên hệ
với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.


- Các sinh vật trong cùng một nhóm có quan hệ
<i>Ngày soạn: 21/02/10</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế
sự cạn kệt thức ăn trong vùng.



(Đáp án: c)


- GV cho HS nghiên cứu mục 2 sgk:


+ Nêu tên các dạng quan hệ cụ thể cộng sinh,
hội sinh…là gì?


+ Sự khác nhau cơ bản giữa cộng sinh và hội
sinh là gì?


+ Sự khác nhau cơ bản giữa sinh vật ăn thịt –
con mồi, kí sinh - vật chủ?


(con mồi bị giết và ă thịt ngay, cịn vật chủ thì
vẫn sống được 1 thời gian)


+ Thực chất của mối quan hệ khác loài là mối
quan hệ cạnh tranh dinh dưỡng, nơi ở hay quan
hệ sinh sản?


+ Thế nào là phòng trừ sâu bệnh bằng biện
pháp đấu tranh sinh học?


(quan hệ đối địch)


hỗ trợ hoặc cạnh tranh.


- Các cá thể cùng loài sống trong tự nhiên có xu
hướng quần tụ



<b>2- QUAN HỆ KHÁC LỒI.</b>


- Các sinh vật khác lồi có quan hệ hỗ trợ hoặc
đối địch.


<i><b>- Đối địch: Một bên sinh vật có lợi bên kia bị</b></i>
hại hoặc cả 2 bên có hại.


VD: Quan hệ giữa con mồi và động vật ăn
thịt(Hổ và nai)


+ Kí sinh: Trùng sống trong ruột mối…


<i><b>- Hỗ trợ: Là mối quan hệ cả 2 bên đều có lợi</b></i>
hoặc khơng có lợi cũng chẳng có hại.


+ Hội sinh: Kiến sống trong tổ mối


+ Cộng sinh: Nấm cộng sinh với tảo thành địa
y.


+ Hợp tác: Cò và nhạn bể cùng làm tổ…
<b>IV- CỦNG CỐ.</b>


- GV hướng dẫn học sinh cũng cố lại mối quan hệ của các sinh vật trong tự nhiên


<b>V- DẶN DÒ.</b>


- Học bài theo nội dung sgk.
- Làm bài tập: 1, 2, 3 sgk



= = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 25</b>


<b>TIẾT 47 - 48: BÀI 45-46: THỰC HÀNH </b>


Quan hệ giữa các SV


Quan hệ cùng lồi


Quan hệ hỗ trợ 1 bên có
lợi bên kia không bi hại


+ o


Quan hệ đối địch một
bên có lợi 1ben bị hại


Quan hệ đối địch 2 bên
đều có hại


Cộng sinh <sub>Hội sinh</sub> <sub>cạnh tranh</sub>


Có lợi về thức ăn


Có lợi về nơi ở


SV ăn SV khác


Ký sinh



Nửa ký sinh


<i>Ngày soạn: 28/02/10</i>
<i>Ngày dạy: 01/03/10</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>TÌM HIỂU MƠI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI</b>
<b>LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT</b>


<b>I- M ỤC TI ÊU.</b>


<b>- Học sinh tìm dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời</b>
sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.


- Qua bài học, học sinh hiểu thêm về thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
<b>II- CHUẨN BỊ</b>


- Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.
- Giấy kẻ ly có kích thước mỗi ơ 1cm2<sub>.</sub>


- Bút chì, vượt bắt cơn trùng, lọ đựng cơn trùng.
- Dụng cụ đào đất nhỏ.


<b>III- CÁCH TIẾN HÀNH</b>


<b>1. Tìm hiểu mơi trường sống của sinh vật.</b>
- GV chia nhóm học theo đơn vị tổ.


- Hướng dẫn học sinh quan sát ngoài thiên nhiên(Trong vườn trường)



- Quan sát các loại sinh vật sống trong vườn trường và điền nội dung quan sát được vào
bảng 45.1.


<b>Các loại sinh vật có trong địa điểm thực hành.</b>


<i><b>Tên sinh vật</b></i> <i><b>Nơi sống</b></i>


Thực vật:
động vật:
Nấm:
Địa y:


<b>2. Nghiên cứu hình thái của lá cây và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái</b>
<b>lá.</b>


- GV hướng dẫn học sinh tiến hành theo từng bước sau:


+ Bước 1: Mỗi học sinh quan sát 10 lá cây trong môi trường khác nhau. Chọn và đánh dấu
kết quả quan sát vào bảng 45.2.


<b>Các đặc điểm hình thái của lá cây</b>
<b>TT</b>


<b>Tên cây</b> <b>Nơi sống</b> <b>của phiếnĐặc điểm</b>
<b>lá(*)</b>


<b>Các đặc điểm này</b>
<b>chứng tỏ lá cây</b>
<b>quan sát là(**)</b>



<b>Những nhận</b>
<b>xét khác</b>


<b>(nếu có)</b>
1


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>(*),(**): GV hướng dẫn học sinh ghi nhận xét đặc điểm của phiến lá và các loại lá</b>
cây như trang 137 sgk.


+ Bước 2: GV yêu cầu HS kẻ hình dạng của phiên lá lên giấy ơ li
+ Bước 3: GV hướng dẫn học sinh làm mẫu vật khô.


<b>3. Tìm hiểu mơi trường sống của động vật.</b>


- GV u cầu HS điền nội dung quan sát được vào bảng 45.3


Môi trường s ng c a các ố ủ động v t quan sát ậ được


TT Tên động vật Môi trường sống Mơ tả đặc điểm của động vật thích nghi
với môi trường sống.


<b>IV- THU HOẠCH</b>


- Cuối buổi thực hành GV nhân xét tiết thực hành rút kinh nghiệm cho các tiết thực hành
sau.


- GV hướng dânc học sinh về nhà viết báo cáo thu hoạch theo mẫu trong sgk.
<b>= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =</b>


<b>TUẦN 26</b>



<b>CHƯƠNG II- HỆ SINH THÁI</b>
<i><b>Cần đạt được</b></i>


<b>- Khái niệm quần thể, quần xã, hệ sinh thái, mối liên quan giữa 3 mức độ tổ chức sống</b>
này.


- Sự cân bằng trong hệ sinh thái. Ý nghĩa của sự cân bằng này.
- Lịng u thích và ý muốn bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
- Đặc trưng cơ bản của quần thể người và kế hoạch hố gia đình.


<b>TIẾT 49: BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


-Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật, lấy được ví dụ để minh hoạ về quần
thể sinh vật.


- Các đặc trưng của một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ cho các đặc trưng đó.
<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Liên hệ thực tế.


- Quan sát, so sánh phát hiện kiến thức.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- u tích bộ mơn.


- Bảo vệ sinh vật, bảo vệ môi trường.


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

- Tranh H47sgk phóng to.


- Một số tư liệu khác về quần thể sinh vật nếu có.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


1) Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài?
2) Mối quan hệ giữa các cá thể khác loài?
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


Dẫn nhâp: Quần thể là gì? Như thế nào được gọi là một quần thể? Đặc trưng cơ bản
của quần thể?


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV cho HS nghiên cứu sgk hồn thành bảng
47.1.


<i><b>+ Lưu ý: VD5 nói đến 1 quần thể, vd4 nói tới 3</b></i>
quân thể.


- GV dùng bảng phụ ghi BT sau yêu cầu HS
xác định:


<i><b>+ Trong những tập hợp sinh vật dưới đây tập</b></i>
<i><b>hợp nào là quần thể?</b></i>



a) Các con voi sống trong vườn bách thú.
b) Các cá thể tôm sú trong đầm.


c) Một bầy voi sống trong rừng rậm châu phi.
d) Các cá thể chim trong rừng.


e) Các cá thể cá sống trong hồ.
(Đáp án: b, c)


<i><b>+ Trong các sinh vật sống trong ao, tập hợp</b></i>
<i><b>cá thể nào không tạo thành quần thể?</b></i>


a) Thực vật nổi.
b) Cá mè trắng.
c) Cá chép.


d) Cá rơ phi đơn tính(rơ phi đực)
(Đáp án: a, d)


- GV: Qua các ví dụ trên hãy khái niệm về quần
thể?


- Lưu ý: Với các loài sinh sản vơ tính hay lồi
trinh sản thì khơng có giao phối.


- GV củng cố lại kiến thức cũ và chuyển ý bằng
câu hỏi:


+ Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ như


thế nào?


- GV cho HS nghiên cứu sgk đặt vấn đề:


+ Thế nào là tỉ lệ giới tính? Người ta xác định tỉ
lệ giới tính ở những giai đoạn nào? Tỷ lệ này
có ý nghĩa gì đối với quần thể?


- Trả lời: Gòmm 3 giai đoạn
+ Trứng mới được thụ tinh.
+ Trứng mới nở hoặc con non.


<b>I- THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN THỂ SINH</b>
<b>VẬT?</b>


<i><b>Khái niệm:</b></i>


- Là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sống
trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm
nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những
thế hệ mới.


- VD: Tập hợp các cá thể bị rừng birơng sống ở
Bắc Mỹ.


<b>II- CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA</b>
<b>QUẦN THỂ.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

+ Giai đoạn trưởng thành.



 Ý nghĩa: Cho thấy tiềm năng của quần thể.
- GV cho HS nghiên cứu H47.2 sgk đạt vấn đề:
+ Do đâu nhóm tuổi trước sinh sản lại làm tăng
khối lượng và kích thước của quần thể?(Do sự
lớn nhanh của các cá thể)


+ Vì sao mức sinh sản của quần thể lại do
nhóm tuổi sinh sản quyết định?(Tuỳ theo khả
năng sinh sản của cá thể trong nhóm tuổi này
mà mức sinh sản của quần thể lớn hay nhỏ)
- GV cho HS quan sát H47 sgk đặt vấn đề yêu
cầu HS thảo luận:


+ Vì sao A là dạng phát triển, B là dạng ổn
định, C là dạng giảm sút?


- GV: Trong các đặc trưng của quần thể đặc
trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?


- GV cho HS nghiên cứu sgk trả lời các lệnh
trong sgk.


- GV đặt vấn đề:


+ Những yếu tố nào đã điều chỉnh tốc độ sinh
trưởng của quần thể làm cho mật độ của quần
thể trở về mức độ cân bằng?


- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk?



- Là tỉ lệ số cá thể đực trên số lượng các cá thể
cái.


<i><b>2. Thành phần nhóm tuổi:</b></i>


- Một quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm
tuổi có ý nghĩa khác nhau.


- Thành phần nhóm tuổi phản ánh quần thể đó
đang trong giai đoạn phát triển, ổn định hoặc
suy giảm…


<i><b>3. Mật độ quần thể.</b></i>


- Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong
một đơn vị diện tích hay thể tích.


<b>III- ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG</b>
<b>TỚI QUẦN THỂ SINH VẬT.</b>


- Khi mật độ tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn,
chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật nhiều cá thể sẽ
bị chết. Khi đó mật độ quần thể lại được điều
chỉnh về mức cân bằng.


<i><b>- Ghi nhớ: Sgk</b></i>
<b>IV- CỦNG CỐ.</b>


- Những đặc trưng cơ bản của một quần thể?



- Nguyên nhân nào làm cho mật độ quần thể biến động theo mùa?
<b>V- DẶN DÒ.</b>


- Học bài theo nội dung sgk.
- Làm bì tập 1, 2, 3 sgk.
- Chuẩn bị bài mới.


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 50: BÀI 48: QUẦN THỂ NGƯỜI</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan tới vấn đề
dân số.


- Thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội, để sau này các em cung với
người dân thực hiện tốt pháp lệnh về dân số.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Phân tích, liên hệ thực tê, tổng hợp kiến thức.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

- Giáo dục dân số.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- H.48sgk phóng to.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>



<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


1) Quần thể là gì? Trong tự nhiên dựa vào đặc điểm nào để nhận biết đó là một
quần thể ?


2) Đặc trưng cơ bản của quần thể ? Sự cân bằng quần thể do đâu ? Yếu tố quan
trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể?( Thức ăn từ môi
trường)


<i><b>3. Bài mới:</b></i>


Dẫn nhâp: Con người là một thực thể sinh học – văn hoá! Xét về mặt sinh học con
người cũng là một sinh vật. Con người nhờ có lao động và ngơn ngữ đã vươn lên làm chủ sinh
giới. Vậy quần thể người có những đặc điểm gì khác với các quần thể sinh vật khác? sự gia tăng
về số dân số đã ảnh hưởng như thế nào đến hậu quả gì? Chúng ta nghiên cứu bài 48.


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV hướng dẫn HS điền vào bảng 48.1 sgk sau
đó đặt vấn đề:


+ Quần thể người có những đặc điểm nào giống
với đặc điểm của quần thể sinh vật khác?


+ Quần thể người khác với các quần thể sinh
vật khác ở những đặc điểm nào ? Do đâu có sự
khác nhau đó ?



- GV đặt vấn đề :


+ Cách sắp xếp các nhóm tuổi cũng như cũng
như cách biểu hiện tháp tuổi ở quần thể người
và sinh vật có những đặc điểm nào giống và
khác nhau ?


(Giống: 3nhóm tuổi, 3 dạng tháp


Khác: Tháp dân số không chỉ dựa trên khả năng
sinh sản mà còn dựa trên khả năng lao động, ở
người tháp có 2 nửa ; nửa phải biểu thị các
nhóm tuổi nữ, nửa trái biểu thị các nhóm tuổi
nam, vẻ theo tỉ lệ % không theo số lượng)
+ Trong 3 dạng tháp, dạng nào là tháp dân số
trẻ, dạng nào là tháp dân số già ?


- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hồn thành
mục  vào bảng 48.2 sgk ?


- GV đặt vấn đề :


+ Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng
dân số trong tự nhiên ?


- GV yêu cầu HS thực hiện mục  sgk tr.145 ?
- GV Em hãy cho biết hậu quả của sự tăng dân


<b>I- SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUẦN THỂ</b>
<b>NGƯỜI VỚI CÁC QUẦN THỂ SINH VẬT</b>


<b>KHÁC.</b>


- Ngoài những đặc điểm chung của quần thể
sinh vật, con người có những đặc trưng mà các
quần thể khác khơng có. Đó là những đặc trưng
về kinh tế- xã hội, pháp luật, hôn nhân, giáo
dục, văng hoá…Sự khác nhau đó là do con
người có lao động, có tư duy.


<b>II- ĐẶC TRƯNG VỀ THÀNH PHẦN</b>
<b>NHÓM TUỔI CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI.</b>
- Ở quần thể người cũng gồm 3 nhóm tuổi :
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: Từ sơ sinh đến 15
tuổi.


+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động : Từ 15- 64
tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

số quá nhanh ? Từ đó em có suy nghĩ gì ?
- GV phân tích : Hậu quả của sự gia tăng dân số
là rất lớn, như vậy để đảm bảo sự phát triển bền
vững cần phải làm gì ?


(GV yêu cầu học sinh thảo luận)


Đại diện các nhóm HS trình bày


- GV u cầu HS đọc ghi nhớ sgk ?


<b>III- TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ</b>


<b>HỘI. </b>


- Nguyên nhân của sự tăng dân số:


+ Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người
sinh ra nhiều hơn số người tử vong.


+ Sự tăng dân số cịn do ngun nhân cơ học đó
là sự di cư từ nơi này đến nơi khác.


- Hậu quả :


+ Áp lực về nơi ở.
+ Giải quyết việc làm.
+ Tệ nạn xã hôi


+ Chất lượng cuộc sống.
+ Môi trường ô nhiễm.
- Biện pháp:


+ Thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
<i><b>- Ghi nhớ: Sgk.</b></i>


<b>IV- CỦNG CỐ.</b>


- GV nhắc lại kiến thức bài học hoặc cũng cố cho học sinh bằng câu hỏi :


+ Tại sao đặc điểm về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số có ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia ?



<b>V- DẶN DÒ.</b>


- GV yêu cầu HS làm BT : 1,2,3 SGK.
- Học bài theo nội dung sgk.


- Đọc Em có biết


= = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 27</b>


<b>TIẾT 51: BÀI 49: QUẦN XÃ SINH VẬT + KIỂM TRA 15 PHÚT.</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Trình bày được khái niệm quần xã, phân biệt được quần xã với quần thể
- Lấy được ví dụ minh hoạ các mối quan hệ trong quân xã.


- Mô tả được một số dạng biến đổi của quần xã, trong tự nhiên biến đổi quần xã
thường dẫn tới sự ổn định và chỉ ra được một số biến đổi có hại do tác động của con người gây
nên.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Liên hệ thực tế.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng của quần xã hướng tới giáo dục môi
trường.



<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>
- Tranh H.48 sgk phóng to.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>
<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra 15phút.</b></i>


Đề bài: Trình bày đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của quần thể người? So sánh
với Quần thể sinh vât?


Đáp án:


- Dựa vào khẳ năng sinh sản và khả năng lao động người ta chia quần thể
người thành:


+ Nhóm tuổi trước lao động(từ sơ sinh đến 14 tuổi)
+ Nhóm tuổi lao động và sinh sản(Từ 15- 64 tuổi)


+ Nhóm tuổi khơng cịn khả năng lao động nặng(Từ 65 tuổi trở lên)
 Đánh giá được nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.


+ Giống nhau:
+ Khác nhau:
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV cho HS quan sát tranh và nghiên cứu
thông tin sgk, sau đó đặt vấn đề:



+ Quần xã khác quần thể ở những đặc điểm căn
bản nào?


+ Yếu tố nào tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa các
quần thể trong quần xã nhờ đó quần thể có cấu
trúc tương đối ổn định?


(Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là
mối quan hệ dinh dưỡng, nơi ở, sinh sản. Mối
quan hệ giữa các quần thể là mối quan hệ sinh
thái khác loài: quan hệ hỗ trợ, quan hệ đối địch)
+ Tập hợp các cá thể nào dưới đây tạo thành
một quần xã?


a) Thực vật ven hồ
b) Cá diếc


c) Bèo cái
d) Sen trong hồ.
- GV đặt vấn đề:


+ Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản ở
đặc điểm nào? Liên quan với nhau thế nào?
(Độ đa dạng nói về số lượng lồi trong quần xã,
độ nhiều nói về số lượng cá thể trong mỗi lồi;
quan hệ thuận nghịch, số lồi càng đa dạng thì
số lượng các cá thể trong mỗi loài càng giảm và
ngược lại)



+ Quan sát về quần xã rừng mưa nhiệt đới và
quần xã rừng thơng phương bắc có sự sai khác
cơ bản nào giữa 2 quần xã này?


(Quần xã rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao
nhưng số lượng cá thể của mỗi loài trong quần


<b>I- THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN XÃ SINH</b>
<b>VẬT.</b>


- Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các
loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng
khơng gian xác định và chúng có mối quan hệ
mật thiết gắn bó với nhau.


<b>II- NHỮNG DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA</b>
<b>MỘT QUẦN XÃ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

xã rất ít, ở quần xã rừng thơng phương bắc thì
ngược lại)


+ Loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau ở đặc
điểm căn bản nào?


+ Trên thảo nguyên, trong số các lồi cỏ thấp,
động vật móng guốc, các lồi chim ăn thịt, sư
tử, linh mưu loài nào là loài ưu thế, loài nào là
loài đặc trưng?


(Loài ưu thế: Động vật móng guốc; lồi đặc


trưng cỏ thấp)


- GV đặt vấn đề bằng cách yêu cầu HS nghiên
cứu ví dụ trong sgk và rút ra nhận xét về mối
quan hệ giữa quần xã với ngoại cảnh và vai trò
của mối quan hệ giữa các quần thể trong quần
xã?


<b>2. Đặc trưng về thành phần loài trong quần</b>
<b>xã.</b>


- Loài ưu thế là loài chiếm số lượng lớn trong
quần xã và có ảnh hưởng nhiều đến quần xã.
- Lồi đặc trưng là lồi chỉ có ở quần xã này mà
khơng có ở quần xã khác.


<b>III- QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ</b>
<b>QUẦN XÃ.</b>


- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần
xã luôn được khống chế ở mức độ cân bằng phù
hợp với khẳ năng của môi trường tạo nên sự
cân bằng sinh học trong quần xã.


<b>IV- CỦNG CỐ.</b>


- Khi nào quần xã đạt được trạng thái cân bằng sinh học?
a) Khi môi trường sống ổn định


b) Khi số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của lồi kia kìm hãm.


c) Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng
d) Khi có sự hỗ trợ giữa các lồi.


<b>V- DẶN DỊ.</b>


- Học bài theo nội dung sgk.
- Đọc và tìm hiểu bài mới


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>TIẾT 52: BÀI 50: HỆ SINH THÁI</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Học sinh trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, lấy ví
dụ về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.


- Giải thích được các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử
dụng rộng dãi ngày nay.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Liên hệ thực tế.


<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Yêu thích thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>



- Tranh hình 50.1,2 sgk phóng to.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


- Tập hợp sinh vật nào sau đây có thể tạo nên quần xã sinh vật?


a) Lim xanh b) Lan


c) Sáo mỏ vàng d) Vooc quần đùi trắng. Đ.án: b.
- Loài nào là đặc trưng trong quần xã sinh vật ở vùng xa van?


a) Linh dương b) Ngựa vằn e) Voi


c) Tê giác d) Hươu cao cổ f) Sư tử Đ.án: c.


<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 50.1
sgk, nghiên cứu thong tin mục Isg, hoạt động
nhóm và hoàn thành.


+ Thế nào là hệ sinh thái?


+ Nêu các thành phần của hệ sinh thái?



- GV hướng dẫn học sinh quan sát H50.2,
nghiên cứu thơng tin trong sgk hồn thành bài
tập tr.152.


+ tế nào là chuỗi thức ăn?


- GV hướng dẫn học sinh quan sát H50.2.
+ Sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn
nào?


+ Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành
phần chủ yếu của hệ sinh thái?


+ Thế nào là lưới thức ăn?


+ Một lưới thưc ăn hoàn chỉnh gồm những
thành phần chủ yếu nào? Cho ví dụ?


- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ Sgk?


<b>I- THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI</b>
<b>1. Khái niệm:</b>


- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi
trường sống của quần xã(sinh cảnh). Hệ sinh
thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn
định


<b>2. Các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.</b>
- Thành phần vô sinh: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh


sáng…


- Sinh vật sản xuất: Thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ:


+ Bậc 1: Động vật ăn thực vật.
+ Bậc 2: Động vật ăn thịt.


- Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm…


<b>II- CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC</b>
<b>ĂN.</b>


<b>1. Thế nào là một chuỗi thức ăn.</b>


- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều lồi sinh vật
có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau.


<b>2. Thế nào là lưới thức ăn.</b>


- Lưới thức ăn lbao gồm nhiều chuỗi thức ăn có
mắt xích chung.


- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm:
+ Sinh vật sản xuất


+ Sinh vật tiêu thụ.
+ Sinh vật phân giải.
- Ghi nhớ: Sgk
<b>IV- CỦNG CỐ.</b>



- Nhắc lại kiến thức của bài.
<b>V- DẶN DỊ.</b>


- Học bài theo nội dung sgk.
- Tìm hiểu bài mới


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>TUẦN 28</b>


<b>TIẾT 53-54: BÀI 51-52: THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI</b>
<b>I- MỤC TIÊU:</b>


- Nêu được các thành phần của hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ mơi trường.


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC</b>


- Tranh phóng to về hệ sinh thái vườn, trường
- Vợt, kính lúp, túi nilon, dao con.


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.</b>


<b>TIẾT 53- GIÁO VIÊN NÊU MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA TIẾT THỰC HÀNH VÀ</b>
<b>NHIỆM VỊ CỦA TIẾT HỌC NHƯ SGK.</b>


 Nhiệm vụ của tiết học:


- Điều tra các thành phần của hệ sinh thái trong khu vực trường.
+ Đếm số lượng cá thể từng lồi sinh vật( Chia ơ nhỏ để đếm).
+ Hồn thành các bảng 51.1- 4(4 bảng).



- Lưu ý: HS phải có ý thức bảo vệ mơi trường, khơng bắt giết các sinh vật có lợi trong khu
vực thực hành.


<b>TIÊT 54- GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT BÁO CÁO THU HOẠCH THEO</b>
<b>MẪU SAU.</b>


1) Kiến thức lý thuyết.


- Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng.
- Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.


2) Cảm tưởng của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái? Cần làm gì để bảo
vệ tốt mơi trường?


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 29</b>


<b>TIẾT 55: KIỂM TRA 1 TIẾT.</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


- Kiểm tra những kiến thức cơ bản của chương I, II phần sinh vật và môi trường.
- Rèn luyện kỷ năng nhận biết, ghi nhớ kiến thức và cách trình bày bài.


<b>II- YÊU CẦU CỦA ĐỀ.</b>


- Đảm bảo chính xác, khoa học, đưa hình thức trắc nghiệm khách quan để các em làm
quen


- Kiểm tra được các mức độ TB, Khá, Giỏi của học sinh.


<b>Đề và đáp án trường ra.</b>


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =


<b>CHƯƠNG III- CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG</b>


<b>TIẾT 56- BÀI 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG</b>
Ngày soạn:


Ngày dạy:


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>I- MỤC TIÊU.</b>
<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên


- Ý thức được trách nhiệm cần phải bảo vệ mơi trường sống cho chính mình và cho
các thế hệ mai sau.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Liên hệ thực tiễn.
- Hoạt động nhóm.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Bảo vệ mơi trường sống.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Tranh phóng to H.53.1,2 sgk.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>



<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


Phương pháp <b>Nội dung</b>


- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh,
nghiên cứu sgk hoàn thành bảng sau:


<b>I- TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI</b>
<b>MÔI TRƯỜNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN</b>
<b>PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI</b>


<b>Các thời kỳ</b> <b>Tác động của con người</b> <b>Kết quả</b>


<b>Thời nguyên thuy</b> - Săn bắn, hái lượm


- Biết dùng lửa - Hầu như không ảnh hưởng- Cháy rừng làm giảm số lượng
lồi.


<b>Xã hội nơng</b>
<b>nghiệp</b>


- Biết ni trồng, chăn ni do đó tích
luỹ nhiều giống vật ni, cây trồng…


- Nhiều vùng đất bị khô cằn và suy
giảm độ màu mỡ.



<b>Xã hội công nghiệp</b> - Phát triển đô thị và nền công nghiệp
- Nền nông nghiệp bị cơ giới hoá tạo
ra nhiều vùng đất trồng trọt lớn


- Suy giảm hệ sinh thái rừng và tài
nguyên sinh vật, gây mất cân băng
hệ sinh thái.


- GV yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sgk <b>II- TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM</b>
<b>SUY THỐI MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.</b>
<b>Bảng 53.1- Những hoạt động của con người phá huy môi trường tự nhiên</b>


<b>Hoạt động của con người</b> <b>Kết quả</b> <b>Hậu quả phá huy môi trường tự nhiên</b>


1. Hái lượm a a) Mất nhiều loài sinh vật


2. Săn bắn động vật hoang dã a, h b) Mất nơi ở của sinh vật
3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt Tất cả c) Xói mịn và thái hố đất
4. Chăn thả gia súc Trừ e d) Ơ nhiễm mơi trường
5. Khai thác khoáng sản Trừ e e) Cháy rừng


6. Phát triển nhiều khu dân cư Trừ e g) Hạn hán


7. Chiến tranh Tất cả h) Mất cân bằng hệ sinh thái.
- GV yêu cầu học sinh trả lời:


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

- GV đặt vấn đề:


+ Hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi
trường?



<b>III- VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI</b>
<b>TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO</b>
<b>MÔI TRƯỜNG</b>


- Nhiều hoạt động của con người gây hậu
quả xấu, làm mất các loài sinh vật, làm
suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, gây
mất cân bằng hệ sinh thái. Tác động lớn
nhất của con người tới môi trường tự
nhiên là, phá huỷ thảm thực vật từ đó gây
ra hậu quả xấu như xói mịn và thối hố
đất , ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ
lụt…


- Ngày nay con người đã và đang nỗ lực
cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo
vệ mơi trường sống của mình.


<b>IV- CU ̃NG CỐ:</b>


- Nhắc lại kiến thức của bài
<b>V- DẶN DÒ:</b>


- Làm bài tập 1, 2 sgk


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 30</b>



<b>TIẾT 57: BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Nêu được các nguyên nhân gây ơ nhiễm mơi trường, từ đó ý thức bảo vệ môi
trường sống.


- Hiểu được tác dụng của việc phát triển mơi trường bền vững, qua đó ý thức bảo vệ
mơi trường.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


- Hoạt động nhóm.
- Liên hệ thực tế.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>
<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV giới thiệu khái niệm bằng cách:


+ Khái niệm mơi trường là những gì bao quanh <b>I- Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ1. Khái niệm:</b>


<i>Ngày soạn:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

sinh vât…Như vậy những gì bao quanh sinh vật
bị ô nhiễm gọi là ô nhiễm môi trương!


+ Ô nhiễm mơi trường là gì?


+ Cho biết ngun nhân chủ yếu gây ô nhiêm
môi trường?


- GV hướng dẫn học sinh quan sát H54.1 sgk
đặt vấn đề:


+ Hãy kể những hoạt động cháy nhiên liệu tại
gia đình và hàng xóm gây ơ nhiễm mơi trường
khơng khí?


+ Hãy kể những hoạt động sản xuất công
nghiệp làm ô nhiễm mơi trường khơng khí?
+ Vai trị và tác hại của thuốc bảo vệ thực vật
và các hoá chất độc hại?


+ Quan sát H.54.2 cho biết các chất bảo vệ thực
vật và các hố chất độc hại thường tích tụ ở
những loại môi tường nào?


+ Mô tả con đường phát tán của các chất độc
hoá học và thuốc bảo vệ thực vật? Tác hại gì
cho mơi trường?



- GV hướng dẫn học sinh quan sát H.54.3 đặt
vấn đề:


+ Các chất phóng xạ ô nhiễm như thế nào? Gây
hại như thế nào?


- GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng 54.2
sgk.


- GV hướng dẫn học sinh quan sát H.54.5.6 đặt
vấn đề:


+ Nguốn gốc gây ô nhiễm sinh học?
+ Nguyên nhân của bệnh giun sán?
+ Các cách phòng chống bệnh sốt rét?
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả lị?
- GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk?


- Là hiện tượng oii trường tự nhiên bị bẩn, đồng
thời các tính chất vật lý, hố học, sinh học bị
thay đổi gây hại cho người và các sinh vật
khác.


2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
- Do các hoạt động của con người:


+ Sản xuất: Công nghiệp, khai thác khoáng
sản…


+ Sinh hoạt của con người: Nấu nướng, phương


tiện giao thông…


- Do tự nhiên: Chấy rừng, lũ lụt, núi lửa…
<b>II- CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ơ</b>
<b>NHIỄM.</b>


<b>1. Ơ nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt</b>
<b>động công nhiệp và sinh hoạt.</b>


- Công nghiệp: Luyện kim, lò gạch, gốm sứ…
- Sinh hoạt: Nấu nướng, đốt dác sinh hoạt…
<b>2. Ơ nhiễm do hố chất bảo vệ thực vật và</b>
<b>các chất độc hại.</b>


- Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số hoá
chất độc hại khác gây ra ô nhiễm môi trường
đất, nước và khơng khí…


<b>3. Ơ nhiễm do các tác động của chất phóng</b>
<b>xạ.</b>


- Nhà máy điện nguyên tử…gây đột biến ảnh
hưởng đến con người và sinh vật khác…


<b>4. Ô nhiễm do chất thải rắn.</b>


- Nhựa, cao su, nilon, ve chai, gạch ngói, đất
đá…


<b>5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.</b>



- Muỗi truyền bệnh sốt rét, giun sán kí sinh…
<i><b>- Ghi nhớ: Sgk</b></i>


<b>IV- CU ̃NG CỐ:</b>


- Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
- Tác hại của ô nhiễm mơi trường là gi?


<b>V- DẶN DỊ:</b>


- Bài tập: 1,2,3,4 sgk.


- Học bài theo nội dung sgk.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>TIẾT 58: BÀI 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (TIẾT 2)</b>


<b>I- MỤC TIÊU.</b>
<i><b>1. Kiên thức:</b></i>


- Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường, từ đó ý thức bảo vệ mơi
trường sống.


- Hiểu được tác dụng của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó ý thức bảo vệ
mơi trường.


- Các biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường. Và cách khắc phục môi trường ô
nhiễm.


<i><b>2. Kỷ năng:</b></i>


<i><b>3. Thái độ:</b></i>


<b>II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC</b>


- Tranh phóng to sgk bài 55.
<b>III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.</b>


<i><b>1. Ổn định lớp học: </b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


- Ơ nhiễm mơi trường là gì? Nguyên nhân? Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi
trường?


<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<b>Phương pháp</b> <b>Nội dung</b>


- GV hướng dẫn học sinh quan sát H.55.1- 4
sgk và đặt vấn đề:


+ Qua hình ảnh vừa quan sát kết hợp với việc
liên hệ thực tế cho biết con người đã có những
biện pháp gì để hạn chế sự ô nhiễm mỗi
trường?


+ GV cho học sinh thảo luận nhóm để hồn
thành bảng 55sgk.


- Các nhóm hồn thành và đại diện nhóm trình
bày



- GV đưa ra đáp án đúng để học sinh tự hồn
thành kiến thức.


- Sau khi có đáp án chính xác giáo viên đặt vấn
đề:


+ Hậu quả của ơ nhiễm mơi trường là gì?


+ Cho biết con người đã và đang có những hoạt


<b>III- HẠN CHẾ GÂY Ô NHIỄM MÔI</b>
<b>TRƯỜNG.</b>


- Bảng các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm
(sgk)


+ Đáp án:


1. a, b, d, e, g, i, k, l, m, o.
2. c, d, e, g, i, k, l, m, o.
3. g, k, l, n.


4. d, e, g, h, k,l.
5. g, k, l.


6. c, d, e, g, k, l, m, n.
7. g, h.


8. a, b, d, e, g, i, k, l, m, o.


9. c, d, e, g, i, k, l, m, o.
10. g, k, l, n.


11. d, e, g, h, k,l.
12. g, k, l.


13. c, d, e, g, k, l, m, n.
14. g, h.


15. g, i, k, o, p.


- Hậu quả của ô nhiễm môi trường:


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

động gì để bảo vệ mơi trường?


- GV mở rộng: 1s có 4 đứa trẻ được sinh ra, 4
trẻ em chết đói bệnh tật hoặc uống nước không
vệ sinh, 1,6 tỉ tấn nguyên liệu bị đốt cháy, 2000
tấn CO2 được thải vào khơng khí...Biết được sự


nguy hiểm của ô nhiễm môi trường sống con
người ngày nay đã và đang có những chiến
lược lâu dài để bảo vệ môi trường sống... Vấn
đề môi trường đã trở thành vấnđề tồn cầu
khơng phải của riêng quốc gia nào, điển hình
như chương trình 60 giờ trái đất...là một trong
những chương trình mang tính tồn cầu về bảo
vệ mơi trường....Liên vệ với Việt Nam và tại
địa phương chúng ta sinh sống...



- Biện pháp phòng chống:


+ Tăng cường hoạt động xanh hố mơi trường:
Trồng cây xanh nơi công sở, trường học, đường
phố...


+ Sử dụng các loại khơng gây hoạc ít gây ơ
nhiễm mơi trường: Năng lượng gió, năng lượng
ánh sáng mặt trời...


+ Tăng cường tuyên truyền giáo dục để mọi
người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.


<i><b>- Ghi nhớ: Sgk.</b></i>
<b>IV- CU ̃NG CỐ</b>


- Cho học sinh liên hệ về sự ô nhiễm môi trường tại địa phương và những hoạt động
bảo vệ môi trường sống ở địa phương, vai trò của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống ở
địa phương?


<b>V- DẶN DỊ:</b>


- Làm bài tập 1,2 sgk.
- Tìm hiểu bài mới.


<b>= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =</b>
<b>TUẦN 31</b>


<b>TIẾT 59- 60: BÀI 56- 57: THỰC HÀNH</b>



<b>TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MƠI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG</b>
<b>I- MỤC TIÊU.</b>


- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất
được các biện pháp khắc phục.


- Nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
<b>II- CHUẨN BỊ.</b>


- Giấy bút.


- Kẻ sẵn các bảng theo mẫu sgk bài 56-57.
<b>III- CÁCH TIẾN HÀNH.</b>


<b>1. Điều tra tình hình ơ nhiễm mơi trường.</b>


- Tổ chức cho học sinh điều tra tại khu vực xung quanh trường học và sơng ven chợ
Ea Rốc.


- Hồn thành các thông tin trong bảng 56.1 và 56.2 sgk.


<b>Bảng 56.1- Các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm</b>
Ngày soạn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i><b>Nhân tố vô sinh</b></i> <i><b>Nhân tố hữu sinh</b></i> <i><b>Hoạt động của con người trong</b></i>
<i><b>môi trường</b></i>


-...


-... -...-... -...-...



<b>Bảng 56.2 – Điều tra tình hình và mức độ ơ nhiễm</b>
<i><b>Cacs tác nhân gây</b></i>


<i><b>ơ nhiễm</b></i> <i><b>(ít/nhiều/rất ơ nhiễm)</b><b>Mức độ ô nhiễm</b></i> <i><b>Nguyên nhân gây ô</b><b>nhiễm</b></i> <i><b>Đề xuất biện pháp khắc</b><b>phục</b></i>


<b>2. Điều tra tác động của con người tới môi trường</b>


- Bước 1: Điều tra thành phần hệ sinh thái trong khu vực thực hành (sông Ea Rốc)
- Bước 2 : Quan sát những khu vực gần kề chưa bị tác động để so sánh với khu vực
bị con người tác động mạnh.


- Bước 3 : Phân tích hiện trạng của mơi trường.


- Bước 4 : Ghi tóm tắt kết quả trên vào bảng 56.3 sgk.


<b>Bảng 56.3- Điều tra tác động của con người tới môi trường.</b>
<i><b>Các thành phần</b></i>


<i><b>của hệ sinh thái</b></i>
<i><b>hiện tại</b></i>


<i><b>Xu hướng biến đổi thành</b></i>
<i><b>phần của hệ sinh thái</b></i>


<i><b>trong thời gian tới</b></i>


<i><b>Những hoạt động của con</b></i>
<i><b>người đã gây nên sự biến</b></i>



<i><b>động của hệ sinh thái</b></i>


<i><b>Đề xuất biện</b></i>
<i><b>pháp khắc</b></i>
<i><b>phục, bảo vệ</b></i>


<b>IV- THU HOẠCH</b>


- GV yêu cầu học sinh viết thu hoạch vào vở theo mẫ sau:
<i>+ Tên bài thực hành</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

+ Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc
phục được không?


+ Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó?
+ Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu hay tốt lên? Theo em chúng ta cần
làm gì để khắc phục những biến đổi xấu đó của hệ sinh thái đó?


<i><b>2) Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về “Tìm hiểu tình hình mơi </b></i>
<i><b>trường ở địa phương” là gì? Nhiệm cụ của học sinh đối với cơng tác phịng chống ô nhiễm môi </b></i>
trường?


= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
<b>TUẦN 32</b>


<b>Chương IV</b>

<i>: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG</i>



Tiết: 62

<i><b> </b></i>

<i>SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN </i>



<b> KHƠI PHỤC MƠI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG </b>



<b>DÃ</b>



<b>I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :</b>


- Phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên. Nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc
sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.


<i><b>- Giải thích được vì sao cần khơi phục mơi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã, hiểu</b></i>
<i><b>được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã </b></i>


- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức và kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tế.


- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tái nguyên thiên nhiên.
<b>II. Đồ dùng dạy học : </b>


- Tư liệu về tài nguyên thiên nhiên.


- Tư liệu về công việc bảo tồn gen động vật, tranh ảnh phóng to tranh phù hợp nội dung bài
học : "Bảo vệ khu rừng già, rừng đầu nguồn", "Trồng cây gây rừng"...


- Tranh ảnh có nội dung như : Trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn...
- Bảng phụ (kẻ BT về các dạng tài nguyên)


<i>III. Tiến trình lên lớp:</i>


<b>1. Kiểm tra bài cũ : (Khơng kiểm tra)</b>
<i> </i><b>2. Tìm hiểu bài mới:</b>


<i> * ĐVĐ nhận thức: <b> (H) Tài nguyên thiên nhiên là gì?</b></i>



<i><b> Tài nguyên thiên nhiên không phải vơ tận, nên sử dụng phải hợp lí và</b></i>
<i><b>tiết kiệm.</b></i>


<i><b>Hoạt động 1: </b></i>



<b>TÌM HIỂU CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU</b>



<b> * Mục tiêu: HS phân biệt được dạng tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và dạng tài</b>
nguyên năng lượng vĩnh cửu


<b>Nội dung kiến thức</b> <b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<i><b>I. Các dạng TNTN chủ yếu: Có 3</b></i>


<i>dạng tài nguyên thiên nhiên.</i>


<i>+ Tài nguyên tái sinh : Có khả năng</i>
<i>phục hồi khi sử dụng hợp lí.</i>


<i>+ Tài ngun khơng tái sinh : là dạng</i>


(H) Có mấy dạng TNTN? Nêu
đặc điểm của từng dạng?


- Yêu cầu HS làm BT 58.1
SGK


(H) Tài nguyên không tái sinh


- Dựa vào SGK trả lời câu


hỏi của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<i>tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ</i>
<i>bị cạn kiệt.</i>


<i>+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : là</i>
<i>tài nguyên sử dụng mãi mãi, không</i>
<i>gây ô nhiễm môi trường.</i>


ở Việt Nam có những loại nào?
(H) Tài nguyên rừng là loại tài
nguyên gì ? Vì sao ?


- Giới thiệu tác dụng của các
tài nguyên năng lương vĩnh
cửu


mở thiếc...


+ Rừng là loại tài ngun
tái sinh vì có thể phục hồi.


<i><b>Hoạt động 2:</b></i>



<b>SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN</b>



<b> * Mục tiêu: HS chỉ ra các biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước và rừng.</b>
Liên hệ thực tế ở Việt Nam.


<b>Nội dung kiến thức</b> <b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>



<i><b>II. Sử dụng hợp lí TNTN:</b></i>
<b>- TNTN không phải vô</b>
<b>tận, cần phải sử dụng tiết</b>
<b>kiệm và hợp lí.</b>


<b>- Bảo vệ rừng và cây</b>
<b>xanh trên mặt đất có vai</b>
<b>trị rất quan trọng trong</b>
<b>việc bảo vệ các TNTN</b>
<b>khác.</b>


- Treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo
luận nhóm hồn thành BT


- Gọi HS lên bảng làm BT


(H) TV có vai trị gì trong bảo vệ đất
(H) Tác dụng của ruộng bậc thang?
(H) Trồng rừng có vai trị gì trong
bảo vệ TN nước?


Kể tên của một số khu rừng ở VN
đang được bảo vệ tốt?


- Dựa vào thơng tin trong SGK
hồn thành BT, cử đại diện trình
bày.ư


+ Rừng chống xói mịn, sạt lở


đất, giữ nước và tăng độ màu
mở cho đất.


+ Nêu tên các khu rừng được
bảo vệ: Cúc Phương, Cát
Tiên, ...


<i><b>Bảng phụ : Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên</b></i>
Loại TN


<b>Nội dung</b>


<b>Tài nguyên đất</b> <b>Tài nguyên nước</b> <b>Tài nguyên rừng</b>


<i>1. Đặc điểm</i> <i>- Đất là nơi ở, nơi sản</i>
<i>xuất lương thực, thực</i>
<i>phẩm nuôi sống con</i>
<i>người, sinh vật khác.</i>


<i>- Nước là nhu cấu không</i>
<i>thể thiếu của tất cả các</i>
<i>sinh vật trên trái đất.</i>


<i>- Rừng là nguồn cung</i>
<i>cấp lâm sản, thuốc,</i>
<i>gỗ</i>


<i>- Rừng điều hòa khí</i>
<i>hậu...</i>



<i>2. Cách sử dụng</i>


<i>hợp lí</i> <i>- Cải tạo đất, bón phânhợp lí.</i>
<i>- Chống xói mịn đất,</i>
<i>chống khơ cạn, chống</i>
<i>nhiễm mặn.</i>


<i>- Khơi thơng dịng chảy.</i>
<i>- Khơng xả rác, chất thải</i>
<i>công nghiệp và sinh hoạt</i>
<i>xuống sông, hồ, biển.</i>
<i>- Tiết kiệm ngu nước</i>
<i>ngọt.</i>


<i>- Khai thác hợp lí kết</i>
<i>hợp trồng bổ sung.</i>
<i>- Thành lập khu bảo</i>
<i>tồn thiên nhiên.</i>


<i><b>Hoạt động 3:</b></i>



<b>TÌM HIỂU BIỆN PHÁP KHƠI PHỤC MƠI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ </b>


<b>THIÊN NHIÊN HOANG DÃ</b>



<b> * Mục tiêu: - Chỉ ra được các biện pháp chính để bảo vệ thiên nhiên.</b>
- Liên hệ thực tế về vấn đề bảo vệ thiên nhiên.


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


(H) Ý nghĩa của việc bảo vệ TN hoang dã?



</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

và cải tạo các HST đã thối hóa?
(H) Vai trị của HS?


- Giáo dục ý thức BVMT


<i><b>- Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và</b></i>
<i><b>mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng</b></i>


<i><b>đồng.</b></i>


- Có nhi u bi n pháp b o v TN nh ng ph i nângề ệ ả ệ ư ả
cao ý th c v trách nhi m c a m i HS v v n ứ à ệ ủ ỗ ề ấ đề
n y.à


<b>3. Tổng kết bài: </b>


- Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
- Mỗi HS cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ?


4. Hướng dẫn về nhà:


- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/179.
- Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái.
<i>IV. Rút kinh nghiệm :</i>


Ngày dạy: Sáng Thứ Ba, ngày 20/04/2010 (Tiết 4: 9A6)


<i><b> Sáng Thứ Bảy, ngày 24/04/2010 (Tiết 1: 9A4; Tiết 3: 9A5)</b></i>



<i><b> Tiết: 63</b></i>

<b>BẢO VỆ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI</b>



<b>I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :</b>


- Đưa ra được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.


- Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất
được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.


- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng khái quát kiến thức.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.


<b>II. Đồ dùng dạy học : </b>
- Tranh ảnh về hệ sinh thái.


- Tư liệu về mơi trường và hệ sinh thái.
<i>III. Tiến trình lên lớp:</i>


<b>2.</b> <i><b>Kiểm tra bài cũ</b><b> : </b></i>


<b>Câu hỏi</b> <b>HS dự kiến kiểm tra</b>


1. Nêu những biện biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên
nhiên hoang dã.


2. Mỗi HS cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ?


Phốp, Tuấn Phú, Cẩm Phú(9A4);


Trung, Trúc, Thái(9A5)



Tân, Sơn, Trầm (9A6)


<i> </i><b>2. Tìm hiểu bài mới:</b>


<i> * ĐVĐ nhận thức: <b> Trong BVMT, việc bảo vệ đa dạng các HST là rất quan trọng.</b></i>


<i><b>Hoạt động 1: </b></i>



<b>SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI</b>



<b> * Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm nổi bật của hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh họa.</b>


<b>Nội dung kiến thức</b> <b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


<i><b>I. Sự đa dạng các hệ</b></i>
<i><b>sinh thái: Có 3 hệ</b></i>
<i>sinh thái chủ yếu :</i>
<i>- Hệ sinh thái trên </i>
<i>- Hệ sinh thái nước</i>
<i>mặn </i>


<i>- Hệ sinh thái nước</i>
<i>ngọt </i>


- Cho HS nghiên cứu SGK.
- GV nêu câu hỏi :


+ Trình bày đặc điểm của các hệ sinh thái trên
cạn, nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt ?


+ Cho ví dụ về hệ sinh thái.


- GV đánh giá phần trình bày của HS và bổ
sung thêm :


+ Mỗi hệ sinh thái đều đặc trưng bởi các đặc


- HS nghiên cứu SGK ghi
nhớ kiến thức.


- Quan sát tranh hình về
các hệ sinh thái đã sưu
tầm.  Thảo luận theo
nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

điểm : Khí hậu, động vật, thực vật.


+ Mỗi hệ sinh thái có đặc điểm riêng như : hệ
động vật, thực vật, độ phân tầng chiếu sáng...


hệ sinh thái.


 Một vài HS trình bày 
HS khác bổ sung.


<i><b>Hoạt động 2:</b></i>



<b>BẢO VỆ CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG</b>



<b> * Mục tiêu: Chỉ ra được các biện pháp và hiệu quả của các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái.</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


- Cho HS nghiện cứu SGK, thảo luận
theo nhóm để thực hiện  SGK.


- GV nhận xét ý kiến thảo luận của
nhóm, đưa đáp án đúng để HS bổ sung.
- GV liên hệ :


+ Nhà nước đầu tư xây dựng khu vực
tái định cư cho người dân tộc.


+ Nhiều địa phương tham gia trồng
rừng.


+ Phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rừng.


- Cá nhân HS nghiên cứu SGK và bảng 60.2 ghi nhớ kiến
thức  Thảo luận nhóm để thống nhất nội dung trả lời và
điền phiếu học tập.(Nội dung bảng 60.2 SGK)


- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.


<b>* Đáp án : - Ở những vùng có rừng che phủ thì sau những</b>
trận mưa lớn, cây rừng cản nước mưa, làm cho nước ngấm
vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô. Khi
chảy trên mặt đất, nước bị các gốc cây cản, nên chảy chậm
lại. Như vậy, rừng có vai trị quan trọng trong hạn chế xói
mịn đất, chống sự bồi lấp lịng sơng, lịng hồ, các cơng


trình thủy lợi, thủy điện.


- Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái :


<i><b>Hoạt động 3:</b></i>



<b>BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- Yêu cầu HS tìm hiểu mục III SGK và dựa
vào hiểu biết đã có, thảo luận theo nhóm để
điền, hồn thành phiếu học tập (nội dung
bảng 60.3 SGK)


- GV chữa bằng cách cho các nhóm ghi kết
quả lên bảng để cả lớp theo dõi.


- GV nhận xét đánh giá kết quả.


- HS tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm để đưa ra
các nội dung phù hợp điền vào phiếu học tập.


- 1- 4 nhóm ghi kết quả lên bảng  các nhóm khác
theo dõi và bổ sung vào bên cạnh bảng.


<b>* Đáp án : Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái biển.</b>


<i><b>Hoạt động 4:</b></i>




<b>BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN</b>



<b>Nội dung kiến thức</b> <b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<i><b>IV. Bảo vệ các HST nông nghiệp: </b></i>


<i>- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp</i>
<i>lương thực, thực phẩm nuôi sống con</i>
<i>người.</i>


<i>- Bảo vệ hệ sinh thái nơng nghiệp :</i>
<i>+ Duy trì hệ sinh thái nơng nghiệp</i>
<i>chủ yếu như : lúa nước, cây công</i>
<i>nghiệp, lâm nghiệp...</i>


<i>+ Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới</i>
<i>để có năng suất cao.</i>


- Cho HS đọc mục IV SGK thảo
luận theo nhóm để nêu lên được
các hệ sinh thái nông nghiệp (ở
nước ta) và các loại cây trồng
chủ yếu trên các vùng đó.


- GV đưa ra câu hỏi :


+ Tại sao phải bảo vệ các hệ
sinh thái nơng nghiệp ?


+ Có biện pháp nào để bảo vệ
các hệ sinh thái nông nghiệp ?



- HS đọc SGK, thảo luận
nhóm trả lời câu hỏi.


- Đại diện nhóm trình bày,
nhóm khác bổ sung  HS
khái quát kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>3. Tổng kết bài: </b>


Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái ? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái ?
<i> 4. Hướng dẫn về nhà:</i>


- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và 4 SGK/183.
- Tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường


<i>IV. Rút kinh nghiệm :</i>


Ngày dạy: Sáng Thứ Tư, ngày 21/04/2010 (Tiết 1: 9A6)
<i> Sáng Thứ Ba, ngày 27/04/2010 (Tiết 5: 9A5)</i>
<i> Sáng Thứ Tư, ngày 28/03/2010 (Tiết 4: 9A4)</i>


<i><b> Tiết: 64</b></i>

<b>LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG</b>



<b>I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :</b>


- Nêu được các nội dung chủ yếu trong chương II và chương III của luật.
- Thấy được tầm quan trọng của Luật bảo vệ mơi trường.


- Rèn kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.


- Có ý thức chấp hành Luật bảo vệ môi trường.


<b>II. Đồ dùng dạy học : </b>
- Bảng phụ


- Luật bảo vệ môi trường
<i>III. Tiến trình lên lớp:</i>


<b>3.</b> <i><b>Kiểm tra bài cũ</b><b> : </b></i>


<b>Câu hỏi</b> <b>HS dự kiến kiểm tra</b>


1. Vì sao phải bảo vệ HST rừng? Biện pháp?
2. Vì sao phải bảo vệ HST biển ? Biện pháp?


Trí, Tuân(9A4); Tuân, Trung(9A5)


Hằng, Hương (9A6)


<i> </i><b>2. Tìm hiểu bài mới:</b>


<i> * ĐVĐ nhận thức: <b> Trong thực tế, do quá ham lợi nhuận, thiếu ý thức, mọi người đã có</b></i>
<i><b>nhiều hành vi gây ơ nhiễm mơi trường. Do đó, luật BVMT ra đời.</b></i>


<i><b>Hoạt động 1: </b></i>



<b>SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT</b>



<b> * Mục tiêu: HS thấy được tầm quan trọng của luật BVMT, nêu cao ý thức chấp hành</b>



<b>Nội dung kiến thức</b> <b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<i><b>I. Sự cần thiết ban hành luật: </b></i>


<i>- Luật BVMT ban hành nhằm</i>
<i>ngăn chặn và hạn chế các hậu</i>
<i>quả xấu do con người gây ra cho</i>
<i>môi trường.</i>


<i>- Luật BVMT điều chỉnh việc khai</i>
<i>thác, sử dụng các thành phần môi</i>
<i>trường, đảm bảo cho sự phát</i>


- GV cho HS đọc mục I
SGK, thảo luận theo nhóm
để thực hiện  SGK.
- GV theo dõi bổ sung và
công bố đáp án (Bảng phụ
có ghi đáp án).


- HS đọc SGK, thảo luận theo
nhóm để thống nhất nội dung điền
vào phiếu học tập (bảng 61 SGK).
- Một vài HS báo cáo kết quả điền
vào phiếu học tập của nhóm, các
nhóm khác bổ sung và cùng xây
dựng đáp án đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<i>triển bền vững của đát nước.</i> Luật Bảo vệ môi trường.


<i><b>Hoạt động 2:</b></i>




<b>MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA </b>


<b>LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM</b>



<b> * Mục tiêu: Nắm được nội dung cơ bản của chương II và III luật BVMT ở VN.</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV yêu cầu HS nghiên
cứu mục II SGK, thảo luận
theo nhóm để nêu lên
những nội dung cơ bản của
Luật Bảo vệ môi trường.
- GV theo dõi bổ sung và
khẳng định các nội dung
chủ yếu cần nêu.


- HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để thống nhất nội dung
cơ bản xác định.


- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, HS cả lớp theo dõi
bổ sung. Cuối cùng cả lớp thống nhất nêu lên :


* Chương II :


+ Phịng chống suy thối, ơ nhiễm và sự cố mơi trường : Quy định
về phịng chống suy thối, ơ nhiễm mơi trường, sự cố mơi trường
có liên quan tới việc sử dụng các thành phần mơi trường (đất, nước,
khơng khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan).
+ Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.



* Chương III :


+ Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng
cơng nghệ thích hợp.


+ Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố mơi trường có trách nhiệm
bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.


<i><b>Hoạt động 3:</b></i>



<b>TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC CHẤP HÀNH </b>


<b>LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời 2
câu hỏi :


+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện và
động viên mọi người cùng thực hiện Luật Bảo
vệ môi trường ?


+ Hãy kể những hành động, sự việc mà em biết
đã vi phạm Luật Bảo vệ mơi trường. Cần làm
gì để khắc phục những vi phạm đó.


- GV phân tích sự đúng sai và hồn thiện câu
trả lời.



- HS thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả
lời và cử đại diện trình bày trước lớp.


Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận
và nêu lên được :


+ Cần phải nắm vững Luật bảo vệ môi trường
và nghiêm túc thực hiện, cũng như tuyên
truyền vận động người khác thực hiện.


+ HS kể lại những sự việc vi phạm môi trường
của cá nhân và tập thể. Nêu cách khắc phục
những vi phạm đó.


<b>3. Tổng kết bài: </b>


- HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
- GV cho HS làm bài tập sau :


Đánh dấu + vào ô chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Một số nội dung cơ bản
của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam là gì ?


<b>1. Quy định về phịng chống suy thối môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có</b>
liên quan đến việc sử dụng các thành phần của mơi trường (đất, nước, khơng khí...)


<b>2. Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>4. Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng cơng nghệ thích hợp.</b>


<b>5. Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố mơi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục</b>


hậu quả về mặt môi trường.


a. 1, 2 ,3, 4 c. 1, 2, 4, 5
b. 2, 3, 4, 5 d. 1, 3, 4, 5
<i> 4. Hướng dẫn về nhà:</i>


- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.


- Chuẩn bị trước bài thực hành : “Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào bảo vệ môi trường
<b>địa phương”.</b>


<i>IV. Rút kinh nghiệm :</i>


Ngày dạy: Sáng Thứ Tư, ngày 27/04/2010 (Tiết 1: 9A6)
<i> Sáng Thứ Ba, ngày 04/05/2010 (Tiết 5: 9A5)</i>
<i> Sáng Thứ Tư, ngày 05/05/2010 (Tiết 4: 9A4)</i>


<i><b>Tiết: 65</b></i>

<i><b>Thực hành:</b></i>

<b>VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG</b>



<b> VÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG</b>


<b>I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :</b>


- Nêu được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.


- Thấy được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
- Đề xuất được những biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái phù hợp.
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác theo nhóm.


- Nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường.
<b>II. Đồ dùng dạy học : </b>



- Bảng phụ


<i>III. Tiến trình lên lớp:</i>


<b>4. Kiểm tra bài cũ : (Khơng kiểm tra)</b>
<i> </i><b>2. Tìm hiểu bài mới:</b>


<i> * ĐVĐ nhận thức: <b> Trong thực tế, do quá ham lợi nhuận, thiếu ý thức, mọi người đã có</b></i>
<i><b>nhiều hành vi gây ô nhiễm môi trường. Do đó, luật BVMT ra đời.</b></i>


<b>Hoạt động 1</b>



<b>ÔN LẠI KIẾN THỨC CŨ LIÊN QUAN VỚI KIẾN THỨC MỚI</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV nêu câu hỏi : Trình bày
một số nội dung cơ bản (ở
chương II, III) của Luật Bảo vệ
môi trường.


- GV nhận xét đánh giá và nêu
đáp án.


- Một số HS (được chỉ định) lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác
bổ sung.


<i><b>* Đáp án :</b></i>



- Luật bảo vệ mơi trường quy định về phịng chống suy thối
mơi trường, sự cố mơi trường khi sử dụng các thành phần mơi
trường như đất, nước, khơng khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa
dạng sinh học, cảnh quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

bằng cơng nghệ thích hợp.


- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố mơi trường có trách
nhiệm bồi thường và khắc phụ hậu quả về mặt môi trường.


<b>Hoạt động 2</b>



THẢO LUẬN NHÓM THEO CHỦ ĐỀ


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm và phân cơng
mỗi nhóm HS thảo luận 1 trong 5 chủ đề sau :
+ Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp.
+ Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh.
+ Không lấn đất cơng.


+ Tích cực trồng nhiều cây xanh.


+ Khơng sử dụng phương tiện giao thông quá cũ
nát.


- GV giúp HS bằng cách tập trung vào liên hệ
thức tế ở địa phương. Trên cơ sở đó, đề xuất
phương pháp thực hiện luật ở địa phương một


cách phù hợp.


- GV nhấn mạnh : Nhiệm vụ của mỗi HS là phải
nắm vững luật, nghiêm chỉnh thực hiện và vận
động người khác cùng thực hiện Luật bảo vệ môi
trường.


- Mỗi nhóm HS thảo luận chủ đề được phân
cơng.


Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm dựa vào các
câu hỏi gợi ý sau đây... để thảo luận :


+ Những hành động nào đang vi phạm Luật bảo
vệ môi trường. Nhận thức của dân địa phương về
vấn đề đó đã đúng như luật quy định chưa ?
+ Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm
gì để thực hiện tốt luật ?


+ Những khó khăn trong việc thực hiện luật là
gì ? Có cách nào khắc phục ?


+ Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện
tốt Luật bảo vệ môi trường là gì ?


Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào tờ giấy ta và
sau 15 phút mang lên bảng trình bày trước lớp.
Các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra kết quả
phù hợp.



<b>3. Tổng kết bài: </b>


GV yêu cầu HS viết báo cáo về các vấn đề sau : (Vở thực hành sinh học 9)
+ Báo cáo về những nội dung đã được các nhóm thảo luận và nhất trí.
+ Những điểm cịn chưa nhất trí cần phải thảo luận thêm.


+ Nhiệm vụ của mỗi HS trong việc thực hiện và động viên người khác thực hiện tốt Luật bảo
vệ môi trường.


+ Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành.
<i> 4. Hướng dẫn về nhà:</i>


- Hoàn thành báo cáo thực hành ở vở thực hành Sinh 9 trang 50 & 51.
- Chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong bài 64 SGK.


<i>IV. Rút kinh nghiệm :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<i>---Kiểm tra 15 phút: (Bài số 2)</i>


<i>Đề: <b> 1. So sánh tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? (6 đ)</b></i>


<i><b> 2. Sử dụng howph lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đến các tài nguyên khác?</b></i>
<i><b>(chủ yếu là tài nguyên đất và nước). (4đ)</b></i>


<i><b>Tiết: 66</b></i>

<b>TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TỒN CẤP</b>



<b>I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :</b>
- Hệ thống hóa các kiến thức sinh học cơ bản đã học.
- Rèn kĩ năng trình bày kiến thức đã học.



- Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống được nêu ra.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.


<b>II. Đồ dùng dạy học : Các bảng phụ ghi sẵn đáp án điền bảng.</b>
<i>III. Tiến trình lên lớp:</i>


<b>5. Kiểm tra bài cũ : (Khơng kiểm tra)</b>
<b>6. Tìm hiểu bài mới :</b>


<i><b>Hoạt động 1.</b></i>

<b> CÁC NHÓM SINH VẬT</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV yêu cầu HS tìm các nội dung phù hợp
điền vào ơ trống để hồn thành bảng 64.1
SGK.


- GV nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp án
(treo bảng phụ ghi đáp án).


- HS trao đổi theo nhóm để thống nhất nội dung
điền bảng và cử đại diện báo cáo kết quả.


- Hai HS đại diện hai nhím lên bảng : Một HS điền
vào cột “Đặc điểm chung”, một HS điền vào cột vai
trò.


- HS cả lớp theo dõi, bổ sung để cùng xây dựng đáp
án đúng.



<b>Các nhóm</b>


<b>sinh vật</b> <b>Đặc điểm chung</b> <b>Vai trị</b>


<b>Virut</b> - Kích thước rất nhỏ (15-50 phần triệu
milimet.


- Chưa có cấu tạo tế bào, chưa phải là
dạng cơ thể điển hình, kí sinh bắt buộc.


- Kí sinh, thường gây bệnh cho sinh vật
khác.


<b>Vi khuẩn</b> - Kích thước nhỏ bé (1 đến vài phần
nghìn milimet).


- Có cấu tạo tế bào, nhưng chưa có nhân
hồn chỉnh.


- Sống hoại sinh hoặc kí sinh (trừ một số


- Phân giải chất hữu cơ, được ứng dụng
trong nơng nghiệp, cơng nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

ít tự dưỡng).


<b>Nấm</b> - Cơ thể gồm những sợi khơng màu, một
số ít là đơn bào (nấm men), có cơ quan
sinh sản là mũ nấm, sinh sản chủ yếu


bằng bào tử.


- Sống dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh)


- Phân giải chất hữu cơ, dùng làm thuốc,
làm thức ăn.


- Gây bệnh hay độc hại cho sinh vật
khác.


<b>Thực vật</b> - Cơ thể gồm cơ quan sinh dưỡng và cơ
quan sinh sản.


- Sống tự dưỡng.


- Phần lớn khơng có khả năng di
chuyển.


- Phản ứng chậm với các kích thích bên
ngồi.


- Cân bằng khí ơ xi và cacbơnic, điều
hịa khí hậu.


- Cung cấp nguồn dinh dưỡng và nơi ở...
và bảo vệ môi trường sống của các sinh
vật khác .


<b>Động vật</b> - Cơ thể gồm nhiều cơ quan, hệ cơ
quan...



- Sống dị dưỡng.


- Có khả năng di chuyển.


- Phản ứng nhanh với các kích thích.


- Cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguyên
liệu và được dùng vào nghiên cứu và hỗ
trợ con người.


- Gây bệnh hay truyền bệnh cho người.


<i><b>Hoạt động 2.</b></i>

<b> CÁC NHÓM THỰC VẬT</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền
vào ơ trống để hồn thành bảng 64.2 SGK.
- GV nhận xét và công bố đáp án (treo bảng
phụ ghi đáp án).


- HS trao đổi theo nhóm để xác định các nội dung
điền bảng và cử đại diện trình bày kết quả.


- Một vài HS trình bày trước lớp, các HS khác theo
dõi, bổ sung để cùng đưa ra đáp án đúng.


<b>Các nhóm</b>



<b>thực vật</b> <b>Đặc điểm</b>


<b>Tảo</b> - Là thực vật bậc thấp, gồm các thể đơn bào và đa bào, tế bào có diệp lục, chưa có
rễ, thân, lá thật.


- Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính, hầu hết sống ở nước.


<b>Rêu</b> - Là thực vật bậc cao, có thân, lá cấu tạo đơn giản, có rễ giả, chưa có hoa.


- Sinh sản bằng bào tử, là thực vật sống ở cạn đầu tiên, phát triển ở môi trường ẩm
ướt.


<b>Quyết</b> - Quyết có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng bào tử.


<b>Hạt trần</b> - Có cấu tạo phức tạp (Thơng) : thân gỗ, có mạch dẫn.


- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá nỗn hở (chưa có hoa và quả).
<b>Hạt kín</b> - Cơ quan sinh dưỡng có nhiều dạng : rễ, thân, lá, có mạch dẫn phát triển.


- Có nhiều dạng hoa, quả (có chứa hạt).


<i><b>Hoạt động 3.</b></i>

<b> PHÂN LOẠI CÂY HẠT KÍN</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền
vào ơ trống để hồn thành bảng 64.3 SGK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

- GV nhận xét và công bố đáp án (treo bảng



phụ ghi đáp án). - Hai HS lên bảng trình bày : Một HS điền vào cột“Cây một lá mầm”, một HS điền vào cột “Cây hai
lá mầm”.


- HS cả lớp theo dõi góp ý kiến bổ sung để cùng
đưa ra đáp án đúng.


<b>Đặc điểm</b> <b>Cây một lá mầm</b> <b>Cây hai lá mầm</b>


Số lá mầm Một Hai


Kiểu rễ Rễ chùm Rễ cọc


Kiểu gân lá Hình cung hoặc song song Hình mạng


Số cánh hoa 6 hoặc 3 5 hoặc 4


Kiểu thân Chủ yếu là thân cỏ Thân gỗ, thân cỏ, thân leo


<i><b>Hoạt động 4. </b></i>

<b>CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV yêu cầu HS tìm các nội dung phù hợp
điền vào ơ trống để hồn thành bảng 64.4
SGK.


- Gv theo dõi, chỉnh sửa, bổ sung và treo
bảng phụ ghi đáp án.



- HS độc lập suy nghĩ rồi trao đổi theo nhóm để
thống nhất nội dung cần điền.


- Một vài HS lên bảng để điền kết quả thảo luận của
nhóm về bảng 64.4 SGK. Các HS khác góp ý kiến
bổ sung và cùng xây dựng đáp án chung.


<b>Ngành</b> <b>Đặc điểm</b>


<b>Động vật nguyên</b>


<b>sinh</b> - Cơ thể đơn bào, phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lơng hay roibơi.
- Sinh sản vơ tính theo kiểu phân đơi, sống tự do hoặc kí sinh.


<b>Ruột khoang</b> Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào, có tế
bào gai để tự vệ và tấn cơng, có nhiầu dạng sống ở biển nhiệt đới.


<b>Giun dẹp</b> Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân
nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu mơn. Sống tự do hoặc kí sinh.


<b>Giun trịn</b> Cơ thể hình trụ thn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan
tiêu hóa dài từ miệng đến hậu mơn nằm ở đi. Phần lớn sống kí sinh, một
số ít sống tự do.


<b>Giun đốt</b> Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần
hồn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ, hô hấp qua da hay mang.


<b>Thân mềm</b> Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vơi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa
và có cơ quan di chuyển thường đơn giản.



<b>Chân khớp</b> Có số lồi lớn, chiếm 2/3 số lồi động vật, có 3 lớp lớn : giáp xác hình nhện,
sâu bọ. Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau, có bộ xương ngồi bằng
kitin.


<b>Động vật có</b>
<b>xương sống</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<i><b>Hoạt động 5. </b></i>

<b>CÁC LỚP ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV cho HS điền các nội dung phù hợp vào
ơ trống để hồn thành bảng 64.5 SGK.


- GV nhận xét, đánh giá và công nhận đáp án
đúng (treo bảng phụ ghi đáp án).


- HS trao đổi theo nhóm để thống nhất các nội
dung cần điền và cử đại diện báo cáo kết quả thảo
luận.


- Một vài HS đại diện cho nhóm, trình bày kết quả
của nhóm, các nhóm khác bổ sung và đưa ra đáp
án đúng.


<b>Lớp</b> <b>Đặc điểm</b>


<b>Cá</b> Sống hịa tồn dưới nước, hơ hấp bằng mang, bơi bằng vây, có 1 vịng tuần hoàn,
tim hai ngăn chứa máu đỏ thẫm, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt.



<b>Lưỡng cư</b> Sống nửa dưới nước nửa trên cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hơ hấp
bằng phổi và da, có 2 vịng tuần hồn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, thụ tinh
ngồi, sinh sản trong nước, có hình thái trung gian là nòng nọc, sinh trưởng và phát
triển thơng qua q trình biến thái, là động vật biến nhiệt.


<b>Bò sát</b> Chủ yếu sống ở cạn, da và vảy sừng khơ, cổ dài,phổi có nhiều vách ngăn, tim có
vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể là máu pha, có cơ quan giao
phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hay có vỏ đá vơi bao bọc, giàu nỗn hồng,
là động vật biến nhiệt.


<b>Chim</b> Có lơng vũ, chi trước biến thành cánh, phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia
vào hơ hấp, tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, trứng lớn có vỏ đá vơi, được ấp
nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, là động vật hằng nhiệt.


<b>Thú</b> Có lơng mao, răng phân hóa (nanh, cửa, hàm), tim 4 ngăn, não phát triển (đặc biệt
là bán cầu não, tiểu não), có hiện tượng thai sinh và ni con bằng sữa, là động vật
hằng nhiệt.


<i><b>Hoạt động 6. </b></i>

<b>TIẾN HÓA CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT</b>



<b>1/ Phát sinh và phát triển của thực vật</b>


- GV yêu cầu HS : Điền các từ, cụm từ phù hợp thay cho các số 1, 2, 3... trong Sơ đồ cây phát
sinh TV


<i><b>Đáp án : 1.Cơ thể sống đầu tiên ; 2.Tảo nguyên thủy ; 3.Các thực vật ở cạn đầu tiên ; 4.Dương </b></i>
<i>xỉ cổ ; 5.Tảo ; 6.Rêu ; 7.Dương xỉ ; 8.Hạt trần ; 9.Hạt kín.</i>


<b>2/ Sự tiên hóa của giới động vật.</b>



- GV yêu cầu HS : Hãy ghép các chữ a, b, c, d, e, g, h, i với các số 1, 2, 3, 4, 5, 5, 7, 8 theo trật tự
tiến hóa của giới Động vật.


<i><b>Đáp án : 1d, 2b, 3a, 4e, 5c, 6i, 7g, 8h</b></i>
<b>3. Kiểm tra đánh giá :</b>


- Cho 2 HS lên bảng : Một HS điền và hoàn thiện sơ đồ câm cây phát sinh thực vật, một HS
hoàn thiện sơ đồ câm về cây phát sinh động vật.


<b>4. Dặn dò : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<i><b>Tiết: 67</b></i>

<b>TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP </b>

<i>(Tiếp theo)</i>



<b>I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :</b>
- Hệ thống hóa các kiến thức sinh học cơ bản đã học.
- Rèn kĩ năng trình bày kiến thức đã học.


- Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống được nêu ra.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.


<b>II. Đồ dùng dạy học : Các bảng phụ ghi sẵn đáp án điền bảng.</b>
<i>III. Tiến trình lên lớp:</i>


<b>7. Kiểm tra bài cũ : (Khơng kiểm tra)</b>
<b>8. Tìm hiểu bài mới :</b>


<b>III/ SINH HỌC CƠ THỂ</b>


<i><b>Hoạt động 1.</b></i>

CÂY CÓ HOA


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV cho HS tìm các từ, cụm từ điền vào ơ
trống để hồn thành bảng 65.1 SGK.


- GV nhận xét, chỉnh sửa và chính xác hóa
đáp án (treo bảng phụ ghi đáp án).


- HS thảo luận theo nhóm để thống nhất hội dung
điền bảng và cử đại diện báo cáo kết quả trước
lớp.


- Một vài HS trình bày kết quả điền bảng của
nhóm mình, các nhóm khác bổ sung để xây dựng
đáp án chung cho cả lớp.


<b>Cơ quan</b> <b>Chức năng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Thân Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận
khác của cây.


Lá Thu nhận ánh sáng để quang hợp tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với mơi
trường ngồi và thốt hơi nước.


Hoa Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
Quả Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.


Hạt Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nịi giống.



<i><b>Hoạt động 2.</b></i>

<b> CƠ THỂ NGƯỜI</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV cho HS lựa chọn các nội dung phù hợp
điền vào ơ trống để hồn thành bảng 65.2
SGK.


- GV xác nhận đáp án đúng và treo bảng phụ
(ghi đáp án)


- HS tái hiện lại kiến thức, thảo luận theo nhóm để
thống nhất các nội dung cần điền và cử đại diện
báo cáo kết quả điền bảng của nhóm.


- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận
để cùng xây dựng đáp án đúng.


<b>Các cơ quan và</b>


<b>hệ cơ quan</b> <b>Chức năng</b>


Vận động Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể cử động và di chuyển.


Tuần hồn Vận chuyển chất dinh dưỡng, ơxi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ
tế bào tới hệ bài tiết.


Hơ hấp Thực hiện trao đổi khí với mơi trường ngồi nhận ơxi và thải cacbơnic.
Tiêu hóa Phân giải chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản.



Bài tiết Thải ra ngồi cơ thể các chất khơng cần thiết hay độc hại cho cơ thể.
Da Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể.


Thần kinh và


giác quan Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơthể là một khối thống nhất toàn vẹn.
Tuyến nội tiết Điều hịa các q trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là các quá trình trao đổi


chất, chuyển hóa vật và năng lượng bằng con đường thể dịch.
Sinh sản Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống.


<b>IV/ SINH HỌC TẾ BÀO</b>


<i><b>Hoạt động 3.</b></i>

<b> CẤU TRÚC TẾ BÀO</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV yêu cầu HS tìm các cụm từ phù hợp điền
vào ơ trống để hồn thành bảng 65.3 SGK.
- GV nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp ná
(treo bảng phụ ghi đáp án).


- HS thảo luận theo nhóm để thống nhất nội
dung điền bảng và cử đại diện trình bày kết quả
điền bảng của nhóm.


- Đại diện một vài nhóm HS phát biểu ý kiến,
các nhóm khác bổ sung và cúng xây dựng đáp
án.



<b>Các bộ phận</b> <b>Chức năng</b>


Thành tế bào Bảo vệ tế bào


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Chất tế bào Thực hiện các hoạt động sống của tế bào


Ti thể Thực hiện sự chuyển hóa năng lượng của tế bào
Lạp thể Tổng hợp chất hữu cơ


Ribôxôm Tổng hợp prôtêin
Không bào Chứa dịch tế bào


Nhân Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào


<i><b>Hoạt động 4.</b></i>

<b> HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV cho HS tìm các nội dung phù hợp điền
vào ơ trống để hồn thành bảng 65.4 SGK.
- GV nhận xét, bổ sung và công bố đáp án
(treo bảng phụ ghi đáp án)


- HS trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày
kết quả điền bảng của nhóm.


- Dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp thảo luận để
đưa ra đáp án chung của lớp.


<b>Các quá trình</b> <b>Vai trị</b>



Trao đổi chất qua màng Đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của tế bào
Quang hợp Tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng


Hơ hấp Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
Tổng hợp prôtêin Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào


<i><b>Hoạt động 5.</b></i>

<b> PHÂN BÀO</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV u cầu HS trao đổi nhóm tìm các
cụm từ phù hợp điền vào ơ trống để hồn
thành bảng 65.5 SGK.


- GV theo dõi, nhận xét và treo bảng phụ có
ghi đáp án.


- HS trao đổi theo nhóm để thống nhất các nội dung
điền bảng và cử đại diện trình bày kết quả tháo
luận.


- Một vài HS trình bày kết quả điền bảng của nhóm,
các nhóm khác bổ sung để cùng xây dựng đáp án.


<b>Các kì</b> <b>Nguyên phân</b> <b>Giảm phân I</b> <b>Giảm phân II</b>


<b>Kì đầu</b> NST co ngắn, đóng xoắn và
đính vào thoi phân bào ở
tâm động



NST kép co ngắn, đóng
xoắn. Cặp NST tương
đống tiếp hợp theo chiều
dọc và bắt chéo


NST co ngắn (thấy rõ số
lượng NST kép) đơn bội
<b>Kì giữa</b> Các NST kép co ngắn cực


đại và xếp thành 1 hàng ở
mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào


Từng cặp NST kép xếp
thành 2 hàng ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào


Các NST kép xếp thành 1
hàng ở mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào
<b>Kì sau</b> Từng NST kép tách nhau ở


tâm động thành 2 NST đơn
phân li về 2 cực tế bào


Các cặp NST kép tương
đồng phân li độc lập về 2
cực của tế bào



Từng NST kép tách nhau
ở tâm động thành 2 NST
đơn phân li về 2 cực tế
bào


<b>Kì cuối</b> Các NST nằm trong nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

mẹ = ½ ở tế bào mẹ (NST đơn)


<b>3. Kiểm tra đánh giá : GV cho HS nêu lại những nội dung chính (một cách khái quát) của</b>
phần sinh học cơ thể và sinh học tế bào.


<b>4. Dặn dò : Chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong bài 66</b>
<i>IV. Rút kinh nghiệm :</i>


<b> </b>


<i><b>Tiết: 68</b></i>

<b>TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TỒN CẤP </b>

<i>(Tiếp theo)</i>



<b>I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :</b>
- Hệ thống hóa các kiến thức sinh học cơ bản đã học.
- Rèn kĩ năng trình bày kiến thức đã học.


- Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống được nêu ra.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.


<b>II. Đồ dùng dạy học : Các bảng phụ ghi sẵn đáp án điền bảng.</b>
<i>III. Tiến trình lên lớp:</i>



<b>9. Kiểm tra bài cũ : (Khơng kiểm tra)</b>
<b>10. Tìm hiểu bài mới :</b>


<b>V. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ</b>


<i><b>Hoạt động 1</b></i>



CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV yêu cầu HS tìm các nội dung phù hợp
điền vào ơ trống để hồn thành bảng 66.1
SGK.


- GV theo dõi, bổ sung và công bố đáp án
(treo bảng phụ ghi đáp án).


- HS thảo luận theo nhóm để thống nhất nội dung
điền bảng và cử đại diện báo cáo kết quả điến
bnảg của nhóm.


- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và
đưa ra đáp án chung.


<b>Cơ sở vật chất</b> <b>Cơ chế</b> <b>Hiện tượng</b>


Các phân tử : ADN ADN  ARN  Prơtêin Tính đặc thù của prơtêin
NST



Tế bào


- Nhân đơi - phân li - tổ hợp


- Nguyên phân - giảm phân -thụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

tinh


<i><b>Hoạt động 2.</b></i>

<b> CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV theo dõi HS trả lời, nhận xét, bổ sung
và xác nhận đáp án đúng (treo bảng phụ ghi
đáp án).


- HS thảo luận theo nhóm, tìm các nội dung phù
hợp điền vào ơ trống để hồn thành bảng 66.2 SGK.
- Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả điền bảng,
các nhóm khác bổ sung và cùng nêu đáp án.


<b>Quy luật di truyền</b> <b>Nội dung</b> <b>Giải thích</b> <b>Ý nghĩa</b>


Phân li F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 :


1 Phân li và tổ hợp củacặp gen tương ứng Xác định tính trội(thường là tốt)
Phân li độc lập F2 có tỉ lệ kiểu hình


bằng tích tỉ lệ của các
tính trạng hợp thành



Phân li độc lập, tổ hợp
tự do của các cặp gen
tương ứng


Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền giới tính Ở các lồi giao phối tỉ


lệ đực cái là 1 : 1


Phân li và tổ hợp của
các NST giới tính


Điều khiển tỉ lệ đực :
cái


Di truyền liên kết Các tính trạng do nhóm
gen liên kết quy định
được di truyền cùng
nhau


Các gen liên kết cùng
phân li với NST trong
phân bào


Tạo sự di truyền ổn
định của cả nhóm tính
trạng có lợi


<i><b>Hoạt động 3.</b></i>

<b> BIẾN DỊ</b>




<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào
ơ trống để hoàn thành bảng 66.3 SGK.


- GV theo dõi, nhận xét và nêu đáp án (treo
bảng phụ ghi đáp án).


- HS tự ôn kiến thức cũ, trao đổi theo nhóm để
đưa ra những nội dung điền bảng.


- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thảo luận để
thống nhất đáp số.


<b>Biến dị tổ hợp</b> <b>Đột biến</b> <b>Thường biến</b>


Khái niệm Sự tổ hợp các loại gen của
P tạo ra ở thế hệ lai những
kiểu hình khác P


Những biến đổi về cấu trúc,
số lượng của ADN và NST,
khi biểu hiện thành kiểu
hình là thể đột biến


Những biến đổi ở kiểu
hình của một kiểu gen,
phát sinh trong quá trình
phát triển cá thể dưới ảnh


hưởng của môi trường.
Nguyên nhân Phân li độc lập và tổ hợp


tự do của các cặp gen
trong giảm phân và thụ
tinh


Tác động của các nhân tố ở
môi trường trong và ngồi
cơ thể của ADN và NST.


Ảnh hưởng của điều kiện
mơi trường, khơng do sự
biến đổi trong kiểu gen
Tính chất và


vai trị


Xuất hiện với tỉ lệ khơng
nhỏ, di truyền được, là
nguyên liệu cho chọn
giống và tiến hóa


Mang tính cá biệt, ngẫu
nhiên, có lợi hoặc có hại, di
truyền được là nguyên liệu
cho tiến hóa và chọn giống


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<i><b>Hoạt động 4.</b></i>

<b> ĐỘT BIẾN</b>




<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV cho HS tìm nội dung điền vào bảng
66.4 SGK sao cho phù hợp.


- GV nhận xét và xác định đáp án.


- HS thảo luận theo nhóm, thống nhất nội dung,
điền vào bảng và cử đại diện báo cáo kết quả điền
bảng của nhóm.


- Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, các
nhóm khác bổ sung.


<b>ĐB gen</b> <b>ĐB cấu trúc NST</b> <b>ĐB số lượng NST</b>


Khái niệm Những biến đổi trong
cấu trúc của ADN
thường tại một điểm
nào đó


Những biến đổi trong


cấu trúc của NST Những biến đổi về sốlượng trong bộ NST
Các dạng đột biến Mất, thêm, chuyển,


thay thế 1 cặp nuclêôtit


Mất, lặp, đảo, chuyển
đoạn



Dị bội thể và đa bội
thể


<b>VI. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG</b>


<i><b>Hoạt động 5</b></i>



<b>MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG VÀ MƠI TRƯỜNG</b>



GV cho HS giải thích sơ đồ (hình 66.SGK) : Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và
môi trường. Theo chiều mũi tên


<i><b>Hoạt động 6. </b></i>

<b>HỆ SINH THÁI</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- GV yêu cầu HS tìm các nội dung phù hợp
điền vào ơ trống để hồn thành bảng 66.5
SGK.


- GV nhận xét và treo bảng phụ công bố
đáp án.


- HS thảo luận theo nhóm thống nhất nội dung điền
bảng và cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của
nhóm.


- Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, các
nhóm khác bổ sung và cũng đưa ra đáp án chung


của lớp.


<b>Quần thể</b> <b>Quần xã</b> <b>Hệ sinh thái</b>


Khái niệm


Bao gồm những cá thể
cùng loài, cùng sống
trong một khu vực nhất
định, ở một thời điểm
nhất định, giao phối tự
do với nhau tạo ra thế hệ
mới.


Bao gồm những quần
thể thuộc các loài khác
nhau, cùng sống trong
một không gian xác
định, có mối quan hệ
sinh thái mật thiết với
nhau


Bao gồm quần xã và khu vực
sống của nó, trong đó các sinh
vật ln có sự tươg tác lẫn
nhau và với các nhân tố vô
sinh tạo thành một hệ thống
hoàn chỉnh và tương đối ổn
định



</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Đặc điểm độ, tỉ lệ giới tính, thànhphần tuổi... Các cá thể có
mối quan hệ sinh thái hỗ
trợ hoặc cạnh tranh. Số
lượng cá thể có thể biến
động có hoặc khơng theo
chu kì, thường được điều
chỉnh ở mức cân bằng


về số lượng và thành
phần các lồi, ln có
sự khống chế tạo nên sự
cân bằng sinh học về số
lượng cá thể.


quan trọng là về mặt dinh
dưỡng thông qua chuỗi và lưới
thức ăn. Dòng năng lượng
sinh học được vận chuyển qua
các bậc dinh dưỡng của các
của các chuỗi thức ăn. Sinh
vật sản xuất  sinh vật tiêu thụ
 sinh vật phân giải


<b>3. Kiểm tra đánh giá : GV cho một HS lên bảng điền và hoàn thiện sơ đồ câm về mối quan</b>
hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và mơi trường.


<b>4. Dặn dị : Học và nắm chắc các nội dung sinh học cơ bản ở trường THCS.</b>
<i>IV. Rút kinh nghiệm :</i>


<i> </i>



<i><b>Tiết: 69</b></i>

<b>ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG</b>



<b>I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :</b>


- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và mơi trường.
- HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát hóa.


- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục lịng u thiên nhiên.


- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.


<b>II. Đồ dùng dạy học : Các bảng phụ ghi sẵn đáp án điền bảng.</b>
<i>III. Tiến trình lên lớp:</i>


<b>11. Kiểm tra bài cũ : (Khơng kiểm tra)</b>
<b>12. Tìm hiểu bài mới :</b>


<i><b>Hoạt động 1</b></i>



<b>HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC THỨC</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động học sinh</b>


- Cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm 2 HS cùng
bàn).


- GV phát phiếu học tập (phim trong) có ghi nội dung ở


các bảng bất kỳ SGK  Yêu cầu HS hoàn thành.


- GV chữa bài :


+ Gọi bất kỳ nhóm nào, GV chiếu kết quả của các
nhóm lên máy chiếu.


+ GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hồn thiện


- Các nhóm nhận phiếu học tập để thảo luận
và hoàn thành nội dung  thống nhất nội
dung cần điền.


- HS lưu ý tìm ví dụ minh họa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

kiến thức nếu cần.


- GV thông báo nội dung đầy đủ trên máy chiếu để cả
lớp theo dõi.


thống nhất đáp án.


- HS theo dõi và sữa sai nếu cần.
<b>Nội dung kiến thức ở các bảng :</b>


<i><b>Môi trường</b></i> <i><b>Nhân tố sinh thái</b></i>


<i><b>(vô sinh và hữu sinh)</b></i> <i><b>Ví dụ minh họa</b></i>
Mơi trường nước - NTST vô sinh.



- NTST hữu sinh.


- Ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật
Môi trường trong đất - NTST vô sinh.


- NTST hữu sinh. - Độ ẩm, nhiệt độ.- Động vật, thực vật.
Môi trường trên mặt


đất - khơng khí. - NTST vơ sinh.- NTST hữu sinh. - Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ- Động vật, thực vật, người.
Môi trường sinh vật - NTST vô sinh.


- NTST hữu sinh - Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.- Động vật, thực vật, người
<i><b>Nhân tố sinh thái</b></i> <i><b>Nhóm thực vật</b></i> <i><b>Nhóm động vật</b></i>


Ánh sáng Nhóm cây ưa sáng.


Nhóm cây ưa bóng.


Nhóm động vật ưa sáng.
Nhóm động vật ưa tối.


Nhiệt độ Thực vật biến nhiệt. Động vật biến nhiệt.


Động vật hằng nhiệt.


Độ ẩm Thực vật ưa ẩm.


Thực vật chịu hạn.



Động vật ưa ẩm.
Động vật ưa khơ.


<i><b>Quan hệ</b></i> <i><b>Cùng lồi</b></i> <i><b>Khác loài</b></i>


Hỗ trợ Quần tụ cá thể


Cách li cá thể Cộng sinhHội sinh
Cạnh tranh


(hay đối địch) Cạnh tranh thức ăn, nơi ở, con đực cáitrong mùa sinh sản. Cạnh tranh. Kí sinh, nửa kí sinh.
Sinh vật ăn sinh vật khác.


<i><b>Khái niệm</b></i> <i><b>Định nghĩa</b></i> <i><b>Ví dụ minh họa</b></i>


Quần thể Là tập hợp những cá thể cùng lồi, sống trong
một khơng gian nhất định, ở một thời điểm
nhất định, có khả năng sinh sản.


Quần thể thông Đà Lạt, cọ
Phú Thọ, voi Châu Phi


Quần xã Là tập hợp những thể sinh vật khác lồi cùng
sống trong một khơng gian xác định, có mối
quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có
cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong
quần xã thích nghi với mơi trường sống.


Quần xã ao, quần xã rừng Cúc
Phương.



Cân bằng sinh học Là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể
trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng
nhờ khống chế sinh học.


Thực vật phát triển  sâu ăn
thực vật tăng  chim ăn sâu
tăng  sâu ăn thực vật giảm.
Hệ sinh thái Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống.


Trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau
và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của
môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh
và tương đối ổn định.


Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ
sinh thái biển.


Chuỗi thức ăn - Chuỗi thức ăn : là 1 dãy nhiều lồi sinh vật


có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là 1 Rau


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Lưới thức ăn


mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ vừa là sinh
vật bị tiêu thụ.


- Lưới thức ăn : là các chuỗi thức ăn có mắt
xích chung.



Rau  sâu  chim ăn sâu
Thỏ  Đại bàng
<i><b>Các đặc trưng</b></i> <i><b>Nội dung cơ bản</b></i> <i><b>Ý nghĩa sinh thái</b></i>
Tỉ llệ đực/cái Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực/


cái là 1:1 Cho thấy tìm năng sinh sản củaquần thể
Thành phần nhóm tuổi - Nhóm trước sinh sản


- Nhóm sinh sản
- Nhóm sau sinh sản


- Tăng trưởng khối lượng và kích
thước quần thể.


- Quyết định mức sinh sản của
quần thể.


- Không ảnh hưởng tới phát triển
của quần thể.


Mật độ quần thể Là số lượng sinh vật có trong một


đơn vị diện tích hay thể tích. Phản ánh các mối quan hệ trongquần thể có ảnh hưởng tới các đặc
trưng khác của quần thể.


<i><b>Các dấu hiệu</b></i> <i><b>Các chỉ số</b></i> <i><b>Thể hiện</b></i>


Số lượng các
loài trong quần



Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.


Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài, trong tổng số
địa điểm quan sát.


Thành phần lồi
trong quần xã


Lồi ưu thế Lồi đóng vai trị quan trọng trong quần xã.


Lồi đặc trưng Lồi chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn
các lồi khác.


<i><b>Hoạt động 2</b></i>



<b>MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HKII</b>



<b>PHẦN 1. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC</b>


1. Thế nào là hiện tượng thoái hóa? Ngun nhân?


2. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Nêu các phương pháp tạo ưu
thế lai ở cây trồng và vật nuôi?


3. Thế nào là lai kinh tế ? Ở nước ta, phương pháp lai kinh tế phổ biến là gì ?
4. Cách tiến hành, ưu-nhược điểm của các phướng pháp chọn lọc


<b>PHẦN 2. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG</b>



5. Thế nào là mơi trường sống của sinh vật ? Có các nhóm nhân tố sinh thái nào và vì sao nhân
tố con người lại được tách thành các nhân tố sinh thái riêng?


6. Nêu ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật? Dựa vào khả năng thích
nghi với các yếu tố trên của mơi trường, sinh vật được chia thành những nhóm nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

8. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện
nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?


9. Thế nào là một quần thể sinh vật? Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể
sinh vật khác khơng có?


10. Thế nào là một quần xã sinh vật ? Khống chế sinh học là gì? Ý nghĩa của hiện tượng này?
11. Thế nào là một hệ sinh thái? Một hệ sinh thái hồn chỉnh gồm các thành phần nào? Nêu ví
dụ.


13. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn là gì? Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của một hệ sinh thái.


14. Ô nhiễm mơi trường là gì? Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
14. Nêu các biện pháp hạn chế ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước, do thuốc bảo vệ thực
vật, do chất thải rắn.


15. Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nghiên chủ yếu? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí
nguồn tài nguyên thiên nghiên? Nêu vai trò và cách sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn tài
nguyên đất, nước và rừng?


<i>IV. Rút kinh nghiệm :</i>



<b>THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II</b>
<b>(Năm học 2009-2010)</b>


<b>Môn: SINH HỌC 9 </b>
<b>Thời gian: 45 phút</b>
<b>* Chuẩn đánh giá:</b>


<b> 1. Kiến thức:</b>


- Trình bày được khái niệm và ngun nhân của thối hóa, ưu thế lai. Nêu được phương pháp
tạo ưu thế lai và khắc phục thối hóa


- Trình bày được khái niệm lai kinh tế, biết phương pháp lai kinh tế phổ biến trong nước.
- Nêu được khái niệm của môi trường và ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật
- Nêu được sự phân chia các nhóm sinh vật dựa trên các nhân tố sinh thái. Hiểu rõ bản chất
của các mối quan hệ cùng loài, khác loài.


- Phân biệt được các khái niệm: quần thể SV, quần thể người, quần xã SV, Hệ sinh thái.
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường


- Phân biệt được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, biết cách sử dụng chúng một cách
hợp lí. Thấy được sự cần thiết phải khơi phục và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.


2. Kỹ năng:


<b>- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra có trắc nghiệm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

- Rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái qt hóa, ...


- Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết các vấn đề thực tế về giống cây trồng, vật nuôi


hoặc về thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương


- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong làm bài kiểm tra.
<b> Mức độ</b>


<b>Nội dung</b> <b>TNNhận biếtTL</b> <b>TNThông hiểuTL</b> <b>TNvận dụngTL</b> <b>T. Cộng</b>


<i>1. Ứng dụng di tuyền học</i> <i>C1</i>


<i>1.5đ</i> <i>1.5đ</i>


<i>2. Sinh vật và môi trường</i> <i>C1</i>


<i>0.5đ</i> <i>C20.5đ</i> <i>C23.0đ</i> <i>4.0đ</i>


<i>3. Hệ sinh thái</i> <i>C3</i>


<i>0.5đ</i>


<i>C3</i>


<i>1.5đ</i> <i>2.0đ</i>
<i>4. Con người, dân số và môi</i>


<i>trường</i> <i>C4;51.0đ</i> <i>1.0đ</i>


<i>5. Bảo vệ môi trường</i> <i>C6;7</i>
<i>1.0đ</i>


<i>C8</i>



<i>0.5đ</i> <i>1.5đ</i>


<b>Tổng cộng</b> <i>2.5đ</i> <i>1.5đ</i> <i>1.0đ</i> <i>3.0đ</i> <i>0.5đ</i> <i>1.5đ</i> <i> 10 đ</i>


<i>4.0đ</i> <i>4.0đ</i> <i>2.0đ</i>


<b>PHÒNG GD-ĐT ĐỨC PHỔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2009-2010)</b>
TRƯỜNG THCS PHỔ CƯỜNG Môn: SINH HỌC 9


--- Thời gian làm bài: 45 phút


<b>I. TRẮC NGHIỆM: Ở mỗi câu, chọn một phương án trả lời đúng ghi vào bài làm ( 4 điểm)</b>
<b>1. Cây chịu hạn thường có:</b>


A. Phiến lá dày, mơ dậu phát triển C. Phiến lá rộng, có nhiều lỗ khí.
B. Phiến lá mỏng có nhiều lỗ khí D. Phiến lá tiêu giảm, biến thành gai.
<b>2. Nguyên nhân chủ yếu đấu tranh cùng loài là: </b>


A. Do có cùng nhu cầu sống C. Do mật độ cao


B. Do điều kiện sống thay đổi D. Do đối phó với kẻ thù
<b>3. Trong quần xã rừng U Minh, cây tràm được coi là loài : </b>


A. Ưu thế B. Đặc trưng C. Tiên phong D. Ổn định


<b>4. Vào thời kì xã hội nơng nghiệp, tác động chủ yếu của con người đối với môi trường là:</b>
A. Dùng lửa để duổi thú dữ và để săn bắt động vật.


B. Phát cây rừng để lấy đất ở , canh tác, trồng trọt và chăn thả gia súc.


C. Xây dựng nhà máy, khai thác khoáng sản.


D. Hái lượm và săn bắt thú rừng.


<b>5. Một trong những tác động của con người tới môi trường tự nhiên gây hậu quả xấu nhất là: </b>


A. Khai thác khống sản B. Đơ thị hố


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<b>6. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?</b>
A. Trồng cây xanh B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải
C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hố chất bảo vệ thực vật


D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về việc bảo vệ mơi trường
<b>7. Nguồn tài ngun kkơng tái sinh là:</b>


A. Khống sản nguyên liệu B. Rừng và đất nơng nghiệp
C. Khống sản nhiên liệu D. Cả A và C đúng


<b>8. Nguồn tài nguyên nào sau đây có vai trị quyết định đến các nguồn tài nguyên còn lại?</b>


A. Tài nguyên đất B. Tài nguyên rừng


C. Tài nguyên nước D. Tài nguyên sinh vật


<b>II. TỰ LUẬN: (6 điểm)</b>


1. Thế nào là lai kinh tế ? Ở nước ta, phương pháp lai kinh tế phổ biến là gì ?
Nêu ví dụ minh họa. (1.5đ)


2. Giải thích đặc điểm và nêu ví dụ về các mối quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác lồi. <i>(3.0</i>


<i>đ) </i>


3. Hãy nêu ví dụ về một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cho biết các thành phần của hệ sinh thái đó?
<i>(1.5 đ) </i>


<i></i>
<i>---(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)</i>


<b>ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2009-2010)</b>
<b>Môn: SINH HỌC 9 /Thời gian: 45 phút</b>
<b>I. Trắc nghiệm: (8 câu x 0,5đ)</b>


<b>Câu hỏi</b> <b>1</b> <b>2</b> <b>3</b> <b>4</b> <b>5</b> <b>6</b> <b>7</b> <b>8</b>


<b>Đáp án</b> <b>D</b> <b>A</b> <b>B</b> <b>B</b> <b>C</b> <b>D</b> <b>D</b> <b>B</b>


<b>II. Tự luận: </b>


<b>Câu 1: Phương pháp lai kinh tế: (1,5 điểm)</b>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<i><b>* Lai kinh tế: là ứng dụng của ưu thế lai vào sản xuất được ứng dụng đối với vật nuôi.</b></i>
<i>Phép lai kinh tế được tiến hành như sau: Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc</i>
<i>hai dòng thuần khác nhau thu được con lai F1 rồi đưa ngay con lai F1 vào sản xuất để</i>
<i>thu sản phẩm và không dùng làm giống.</i>


<i>0.5 đ</i>



<i><b>* Phương pháp lai kinh tế phổ biến ở nứơc ta: cách phổ biến trong lai kinh tế ở nước</b></i>
<i>ta là dùng con cái thuộc giống tốt nhất trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc</i>
<i>giống nhập nội. Con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn ni ở nước ta giống</i>
<i>mẹ nó và có sức tăng sản của bố.</i>


<i>0.5 đ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Câu 2: Các mối quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật: (3.0 điểm)


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<i><b>1. Cạnh tranh khác loài: Các sinh vật khác loài cạnh trnh nhau về thức ăn, nơi ở và</b></i>
<i>các điều kiện sống khác của môi trường. Chúng kìm hãm sự phát triển của nhau.</i>


<i><b>* Ví dụ : ...</b></i>


<i>0.5 đ</i>
<i>0.5 đ</i>
<i><b>2. Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật lồi này sống nhờ trên cơ thể, lấy máu và các</b></i>


<i>chất dinh dưỡng của sinh vật lồi khác.</i>
<i><b>* Ví dụ : ...</b></i>


<i>0.5 đ</i>
<i>0.5 đ</i>
<i><b>3. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: Là hiện tượng sinh vật loài này sử dụng sinh vật</b></i>


<i>loài khác làm thức ăn. Gồm các trường hợp: Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt và</i>
<i>con mồi, thực vật ăn động vật</i>



<i><b>* Ví dụ : ...</b></i>


<i>0.5 đ</i>


<i>0.5 đ</i>


<i><b> Câu 3: Ví dụ về hệ sinh thái: (1.5 điểm)</b></i>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<i><b>* Ví dụ được 1 hệ sinh thái:...</b></i> <i>0.5 đ</i>


<i> * Các thành phần của HST: - Thành phần vô sinh (đất, đá,...)</i>
<i>- Sinh vật sản xuất (thực vật)</i>


<i>- Sinh vật tiêu thụ (gồm ĐV ăn TV và ĐV ăn thịt)</i>
<i> - Sinh vật phân giải (nấm, vi khuẩn)</i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×