Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

BO CUC VIET SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.88 KB, 51 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>QUY CHẾ</b>



<b>Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông </b>


<i>(Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm</i>
<i>2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</i>


<b>Chương I </b>


<b>NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG </b>
<b>Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng </b>


1. Quy chế này quy định về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở
(THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) bao gồm đánh giá, xếp loại
hạnh kiểm; đánh giá, xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại; trách
nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.


2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh các trường THCS; trường THPT
(bao gồm cả trường THPT chuyên, khối THPT chuyên của cơ sở giáo dục đại
học); cấp THCS, cấp THPT trong trường phổ thông có nhiều cấp học.


<b>Điều 2. Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại </b>


1. Đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh sau mỗi học kỳ,
mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ.
2. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được dựa
trên cơ sở sau đây:


a) Mục tiêu giáo dục của cấp học;


b) Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học;


c) Điều lệ nhà trường;


d) Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.


3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực bảo đảm ngun tắc khách quan,
chính xác, cơng bằng, cơng khai, đúng chất lượng; tuy không căn cứ kết quả xếp
loại học lực để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hoặc ngược lại nhưng cần chú ý đến
tác động qua lại giữa hạnh kiểm và học lực.


<b>Chương II</b>


<b>ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM</b>
<b>Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại hạnh kiểm </b>


1. Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái
độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn
bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia
lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện
thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ mơi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

bình (viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp
loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.


<b>Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm </b>
1. Loại tốt:


a) Ln kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà
trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn
kết với các bạn, được các bạn tin yêu;



b) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung
thực, giản dị, khiêm tốn;


c) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập;
d) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy
định về trật tự, an toàn xã hội, an tồn giao thơng; tích cực tham gia đấu tranh,
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử;


đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo
dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các
hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đồn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.


2. Loại khá: thực hiện được những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng
chưa đạt đến mức của loại tốt; đơi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy
giáo, cơ giáo và các bạn góp ý.


3. Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy
định tại khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc
nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ cịn chậm.


4. Loại yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:


a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc
thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;


b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên,
nhân viên nhà trường;



c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử;


d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh
nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội;


đ) Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất
độc hại; lưu hành văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ hoặc tham gia tệ nạn xã hội.


<b>Chương III </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1. Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:


a) Hoàn thành chương trình các mơn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp
THCS, cấp THPT;


b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra;


2. Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt:
K), loại trung bình (viết tắt: Tb), loại yếu (viết tắt: Y), loại kém (viết là: Kém).


<b>Điều 6. Hình thức đánh giá, các điểm trung bình và thang điểm </b>
1. Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình:


a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra;


b) Tính điểm trung bình mơn học và tính điểm trung bình các mơn học sau
một học kỳ, một năm học.


2. Cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, nếu sử dụng thang
điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này khi ghi kết quả đánh giá, xếp loại.



<b>Điều 7. Hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra </b>
1. Hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra
viết và kiểm tra thực hành.


2. Các loại bài kiểm tra:


a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1


tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;


b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra


thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).


3. Hệ số điểm kiểm tra:


a) Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên;


b) Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên;
c) Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ.


<b>Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm </b>


1. Số lần KTđk được quy định trong phân phối chương trình từng mơn học,


bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.


2. Số lần KTtx: trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng



mơn học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, như sau:
a) Mơn học có từ 1 tiết trở xuống trong 1 tuần: ít nhất 2 lần;


b) Mơn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết trong 1 tuần: ít nhất 3 lần;
c) Mơn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần: ít nhất 4 lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thêm một số bài kiểm tra cho mơn chun.


4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm


KTtx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk được lấy


đến một chữ số thập phân sau khi đã làm trịn số.


5. Những học sinh khơng có đủ số bài kiểm tra theo quy định thì phải được
kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời
lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù thì
bị điểm 0. Thời điểm tiến hành kiểm tra bù được quy định như sau:


a) Nếu thiếu bài KTtx mơn nào thì giáo viên mơn học đó phải bố trí cho học


sinh kiểm tra bù kịp thời;


b) Nếu thiếu bài kiểm tra viết, bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên của
môn học ở học kỳ nào thì kiểm tra bù trước khi kiểm tra học kỳ mơn học đó;


c) Nếu thiếu bài KThk của học kỳ nào thì tiến hành kiểm tra bù ngay sau


khi kiểm tra học kỳ đó.



<b>Điều 9. Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các</b>
<b>mơn học kỳ và cả năm học </b>


1. Đối với THCS:


a) Hệ số 2: môn Tốn, mơn Ngữ Văn
b) Hệ số 1: các mơn cịn lại.


2. Đối với THPT:


a) Ban Khoa học tự nhiên (KHTN):


- Hệ số 2: các mơn Tốn, Vật lý, Hố học, Sinh học;
- Hệ số 1: các mơn cịn lại.


b) Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV):


- Hệ số 2: các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ thứ nhất;
- Hệ số 1: các mơn cịn lại.


c) Ban Cơ bản:


- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:


Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo sách giáo khoa nâng cao
hoặc theo sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự
chọn nâng cao của mơn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 mơn học nâng cao đó;


Nếu chỉ học 1 mơn nâng cao là Tốn hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho mơn
cịn lại trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn; nếu học 1 mơn nâng cao mà mơn đó khơng


phải là Tốn hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn;


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3. Đối với học sinh THPT chuyên:
a) Hệ số 3: môn chuyên;


b) Hệ số 2: nếu học ban KHTN và ban KHXH-NV thì tính cho các mơn
học nâng cao, trừ mơn chun; nếu học ban Cơ bản thì thực hiện theo quy định
tại điểm c khoản 2 Điều này, trừ mơn chun;


c) Hệ số 1: các mơn cịn lại.


4. Đối với học sinh THPT kỹ thuật, điểm hệ số 2: các mơn Tốn, Kỹ thuật
nghề; điểm hệ số 1: các mơn cịn lại.


<b>Điều 10. Kiểm tra, cho điểm môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc</b>
<b>các môn học </b>


1. Môn học tự chọn: việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình mơn
học và tham gia tính điểm trung bình các mơn học đối với môn học tự chọn thực
hiện như môn học khác.


2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:


a) Các loại chủ đề tự chọn của mơn nào thì kiểm tra và cho điểm trong q
trình học tập mơn đó;


b) Điểm kiểm tra các loại chủ đề tự chọn của mơn học nào thì tham gia
tính điểm trung bình của mơn học đó.


<b>Điều 11. Điểm trung bình mơn học </b>



1. Điểm trung bình mơn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các


bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điều 7 của Quy chế này:


ĐTBmhk =


ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk


–––––––––––––––––––––––––––
Tổng các hệ số


2. Điểm trung bình mơn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của


ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:


ĐTBmcn =


ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII


––––––––––––––––––––
3


<b>Điều 12. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học </b>


1. Điểm trung bình các mơn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm


trung bình mơn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b...) của từng môn học:
ĐTBhk =



a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật lí +...


–––––––––––––––––––––––––––––––––
Tổng các hệ số


2. Điểm trung bình các mơn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ĐTBcn =


a x ĐTBmcn Toán + b x ĐTBmcn Vật lí +...


–––––––––––––––––––––––––––––––––
Tổng các hệ số


3. Điểm trung bình các mơn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số
thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm trịn số.


4. Đối với các mơn chỉ dạy học trong 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp
loại của học kỳ đó làm kết qủa đánh giá, xếp loại cả năm học.


5. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ
thuật, phần thực hành mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh (GDQP-AN):


a) Học sinh trường THPT, trường THCS và trường phổ thơng có nhiều cấp
học được miễn học mơn Thể dục, học sinh THCS được miễn học môn Âm nhạc,
môn Mỹ thuật, học sinh THPT được miễn học phần thực hành môn GDQP-AN,
nếu thuộc 1 trong các trường hợp: mắc bệnh mạn tính, bị khuyết tật bẩm sinh; bị
tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị;


b) Hồ sơ xin miễn học gồm có: đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án


hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp;


c) Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai
nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mạn tính, khuyết tật bẩm
sinh hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học;


d) Hiệu trưởng cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, Âm nhạc,
Mỹ thuật, phần thực hành môn GDQP-AN trong 1 học kỳ hoặc cả năm học. Nếu
được miễn học cả năm học thì mơn học này khơng tham gia đánh giá, xếp loại
học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học 1 học kỳ thì lấy kết
quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá, xếp loại học lực cả năm;


đ) Đối với mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh: nếu học sinh được miễn
học phần thực hành thì điểm trung bình mơn học được tính căn cứ vào điểm kiểm
tra phần lý thuyết.


<b>Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm </b>
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:


a) Điểm trung bình các mơn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh
THPT chun thì điểm mơn chun từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và
THPT khơng chun thì có 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn từ 8,0 trở lên;


b) Khơng có mơn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:


a) Điểm trung bình các mơn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh
THPT chun thì điểm mơn chun từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và
THPT khơng chun thì có 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn từ 6,5 trở lên;



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:


a) Điểm trung bình các mơn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh
THPT chun thì điểm mơn chun từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và
THPT không chun thì có 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;


b) Khơng có mơn học nào điểm trung bình dưới 3,5.


4. Loại yếu: điểm trung bình các mơn học từ 3,5 trở lên và khơng có mơn
học nào điểm trung bình dưới 2,0.


5. Loại kém: các trường hợp còn lại.


6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các


khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này, nhưng do ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy
định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:


a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 mơn học


phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K;


b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học


phải xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb;


c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học


phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb;



d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 mơn học


phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
<b>Chương IV </b>


<b>SỬ DỤNG KẾT QUÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI </b>
<b>Điều 14. Xét cho lên lớp hoặc khơng được lên lớp </b>


1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;


b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc
khơng phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).


2. Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì khơng được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép,
nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);


b) Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới
5,0 để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn khơng đạt loại trung bình;


d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng khơng hồn thành nhiệm vụ rèn
luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm.


<b>Điều 15. Kiểm tra lại các môn học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

cả năm học loại yếu, được lựa chọn một số trong các mơn học có điểm trung bình
cả năm học dưới 5,0 để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho điểm trung bình
cả năm học của mơn học đó để tính lại điểm trung bình các mơn học cả năm học


và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.


<b>Điều 16. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè </b>


Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả
năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình
thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè
được thơng báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp
xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã cơng
nhận đã hồn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho
xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.


<b>Điều 17. Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến </b>


1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt
hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.


2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu
đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.


<b>Chương V</b>


<b>TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ</b>
<b>CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC</b>


<b>Điều 18. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn </b>


1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm, ghi nhận xét vào bài kiểm
tra từ 1 tiết trở lên và trực tiếp ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm.



2. Tính điểm trung bình mơn học theo học kỳ, cả năm của học sinh và trực
tiếp ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ.


<b>Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp </b>


1. Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp hiệu trưởng theo dõi việc
kiểm tra cho điểm theo quy định của Quy chế này.


2. Tính điểm trung bình các mơn học từng học kỳ, cả năm học; xác nhận
việc sửa chữa điểm của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm, trong học
bạ.


3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của
học sinh. Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học
sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại
các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi,
học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn
luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè;


c) Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh.


6. Phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đồn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các
hoạt động giáo dục học sinh.


<b>Điều 20. Trách nhiệm của hiệu trưởng </b>


1. Hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện và phổ biến đến gia


đình học sinh các quy định của Quy chế này; vận dụng quy định của Quy chế này
để đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật, tàn tật.


2. Kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra, cho điểm của giáo viên,
hàng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm của các lớp.


3. Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, ghi kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm,
vào học bạ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp; phê chuẩn việc sửa
chữa điểm của giáo viên bộ môn khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm lớp.
4. Xét duyệt danh sách học sinh được lên lớp, không được lên lớp, danh
hiệu thi đua, phải kiểm tra lại các môn học, rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ
hè. Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trong sổ gọi tên và ghi điểm và
học bạ sau khi tất cả giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp đã ghi nội
dung.


5. Tổ chức kiểm tra lại các môn học theo quy định tại Điều 15 Quy chế
này; phê duyệt và công bố danh sách học sinh được lên lớp sau khi có kết quả
kiểm tra lại các môn học, kết quả rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.


6. Quyết định xử lý theo thẩm quyền, đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết
định xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm; quyết định khen thưởng theo thẩm
quyền, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành
tích trong việc thực hiện Quy chế này.


<b>Điều 21. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo, trách nhiệm của</b>
<b>sở giáo dục và đào tạo </b>


1. Hướng dẫn các trường học thuộc quyền quản lý thực hiện Quy chế này.
2. Kiểm tra, yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện Quy chế này phải
khắc phục ngay sai sót trong những việc sau đây:



a) Thực hiện chế độ kiểm tra cho điểm, ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi
điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh;


b) Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh.
<b>Chương VI</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Điều 22. Khen thưởng </b>


Cá nhân và các tổ chức thực hiện tốt Quy chế này thì được khen thưởng
theo quy định về thi đua, khen thưởng.


<b>Điều 23. Xử lý vi phạm </b>


1. Học sinh vi phạm Quy chế này thì bị xử lý vi phạm theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


2. Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và các tổ chức vi phạm
Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.


<b>BỘ TRƯỞNG</b>
(Đã ký)


<b>Nguyễn Thiện Nhân </b>


<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b> <b> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT </b>
<b>NAM</b>


<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>



Số: <b>51</b>/2008/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm
<i>2008</i>


<b>QUYẾT ĐỊNH</b>


<b>Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh </b>
<b>trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo </b>


<b>Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 </b>
<b>của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo</b>


<b>BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,
cơ quan ngang Bộ;


Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;


Căn cứ Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học;


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>QUYẾT ĐỊNH:</b>


<b>Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học</b>
sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết


định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo như sau:


1. Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi như sau:


"1. Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình, nhận xét kết quả học tập:
a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra; nhận xét kết quả học tập:


Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn quyết định áp dụng một trong
hai hình thức đánh giá: bằng điểm hoặc bằng nhận xét kết quả học tập đối với các
môn học Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS, môn Thể dục cấp THCS và cấp THPT;
nếu đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì vẫn xếp thành 5 loại như quy định
tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này.


b) Tính điểm trung bình mơn học và tính điểm trung bình các mơn học;
nhận xét kết quả học tập sau một học kỳ, một năm học:


- Đối với các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS và Thể dục cả cấp
THCS và cấp THPT, trong trường hợp đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì
vẫn xếp loại trung bình mơn học và xếp thành 5 loại như quy định tại khoản 2
Điều 5 Quy chế này; kết quả xếp loại trung bình mơn học được lấy để tham gia
xếp loại học lực mỗi học kỳ và cả năm học;


- Các môn học cịn lại được đánh giá bằng điểm, tính điểm trung bình mơn
học và tham gia tính điểm trung bình các môn học sau một học kỳ, một năm
học".


2. Điều 9 được sửa đổi như sau:


<b>"Điều 9. Hệ số điểm mơn học khi tham gia tính điểm trung bình các</b>


<b>mơn học kỳ và cả năm học</b>


1. Đối với THCS:


a) Hệ số 2: mơn Tốn, mơn Ngữ văn;


b) Hệ số 1: các mơn cịn lại, trừ các mơn đánh giá bằng nhận xét kết quả học
tập nói tại Điều 6 Quy chế này.


2. Đối với THPT:


a) Ban Khoa học tự nhiên (KHTN):


- Hệ số 2: các mơn Tốn, Vật lí, Hố học, Sinh học;


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

b) Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV):


- Hệ số 2: các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ thứ nhất;


- Hệ số 1: các môn cịn lại, trừ mơn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết
quả học tập nói tại Điều 6 Quy chế này.


c) Ban Cơ bản:


- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:


Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo sách giáo khoa nâng cao hoặc
theo sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn
nâng cao của môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 mơn học nâng cao đó;



Nếu chỉ học 1 mơn nâng cao là Tốn hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho mơn
cịn lại trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn; nếu học 1 mơn nâng cao mà mơn đó khơng
phải là Tốn hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn;


Nếu khơng học mơn nâng cao nào thì tính cho 2 mơn Tốn và Ngữ văn.
- Hệ số 1: các mơn cịn lại, trừ mơn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết
quả học tập nói tại Điều 6 Quy chế này.


3. Đối với học sinh THPT chuyên:
a) Hệ số 3: môn chuyên;


b) Hệ số 2: nếu học ban KHTN và ban KHXH-NV thì tính cho các môn học
nâng cao, trừ môn chuyên; nếu học ban Cơ bản thì thực hiện theo quy định tại
điểm c khoản 2 Điều này, trừ môn chuyên;


c) Hệ số 1: các mơn cịn lại, trừ mơn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét
kết quả học tập nói tại Điều 6 Quy chế này.


4. Đối với học sinh THPT kỹ thuật, điểm hệ số 2: các mơn Tốn, Kỹ thuật
nghề; điểm hệ số 1: các mơn cịn lại, trừ mơn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận
xét kết quả học tập nói tại Điều 6 Quy chế này”.


3. Điều 11 được sửa đổi như sau:


<b>"Điều 11. Điểm trung bình mơn học, xếp loại trung bình mơn học</b>


1. Điểm trung bình mơn của học kỳ, cả năm học đối với các môn học đánh
giá bằng điểm:


a) Điểm trung bình mơn của học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm


các bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điều 7 của Quy chế này:


ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk
ĐTBmhk =


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

b) Điểm trung bình mơn của cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của
ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:


ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII
ĐTBmcn =


3


2. Xếp loại trung bình mơn học của học kỳ, cả năm học đối với các môn học
đánh giá bằng nhận xét:


Xếp loại trung bình mơn học của học kỳ, của cả năm học là mức đánh giá
chung kết quả của cả quá trình học tập, mức đánh giá chung được xác định từ kết
quả nhận xét các bài KTtx, KTđk, KThk và xem xét mức độ tiến bộ đạt được về
kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập của học sinh trong cả học kỳ hoặc cả năm
học".


4. Điều 13 được sửa đổi như sau:


<b>"Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm</b>
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:


a) Điểm trung bình các mơn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh
THPT chun thì điểm mơn chun từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và
THPT khơng chun thì có 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn từ 8,0 trở lên;



b) Khơng có mơn học nào điểm trung bình dưới 6,5 hoặc nhận xét dưới loại
K.


2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:


a) Điểm trung bình các mơn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh
THPT chun thì điểm mơn chun từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và
THPT không chun thì có 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn từ 6,5 trở lên;


b) Khơng có mơn học nào điểm trung bình dưới 5,0 hoặc nhận xét dưới loại
Tb.


3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:


a) Điểm trung bình các mơn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh
THPT chun thì điểm mơn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và
THPT khơng chun thì có 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;


b) Khơng có mơn học nào điểm trung bình dưới 3,5 hoặc nhận xét loại Y.
4. Loại yếu: điểm trung bình các mơn học từ 3,5 trở lên, khơng có mơn học
nào điểm trung bình dưới 2,0 hoặc nhận xét loại kém.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các
khoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học thấp hơn
mức quy định cho loại đó cho nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh
như sau:


a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB hoặc nhận xét
của 1 môn học phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K;



b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB hoặc nhận xét
của 1 môn học phải xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb;


c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB hoặc nhận xét
của 1 môn học phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb;


d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB hoặc nhận xét
của 1 môn học phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y;


đ) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Tb nhưng do ĐTB hoặc nhận xét
của 1 mơn học phải xuống loại kém thì xếp loại kém, không điều chỉnh xếp loại”.


5. Điểm c khoản 2 Điều 14 được sửa đổi như sau:


"c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới
5,0 hoặc nhận xét loại dưới trung bình để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn
khơng đạt loại trung bình."


6. Điều 15 được sửa đổi như sau:
<b>"Điều 15. Kiểm tra lại các môn học</b>


Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực
cả năm học xếp loại loại yếu, được chọn một số trong các môn học có điểm trung
bình cả năm học dưới 5,0 hoặc nhận xét dưới trung bình để kiểm tra lại. Điểm
kiểm tra lại hoặc nhận xét kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho điểm trung
bình cả năm học hoặc nhận xét kết quả cả năm học của môn học đó để tính lại
điểm trung bình các mơn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung
bình thì được lên lớp".



<b>Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.</b>
Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.


<b>Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị</b>
có liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thơng, trường phổ thơng có nhiều cấp học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- Văn phòng Chính phủ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Ban Tuyên giáo TƯ Đảng;


- UB VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Cơng báo;


- Website Chính phủ;


- Website Bộ GDĐT;
- Như Điều 3;


- Lưu: VT, Vụ GDTrH, Vụ PC.


<b>Nguyễn Thiện Nhân</b>


<b>BỘ GI O D</b>Á <b>ỤC V </b>À<b>Đ</b>À<b>O TẠO</b>



<b>––––––</b>


Số: <b>07</b>/2007/QĐ-BGD&ĐT


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b>–––––––––––––––––––––––</b>


<i>Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2007</i>

<b>QUYẾT ĐỊNH </b>



<b>VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ</b>


<b>Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng</b>
<b>có nhiều cấp học</b>


BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ,
cơ quan ngang bộ;


Căn cứ Nghị định số 85/2003/ NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;


Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;



Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
<b>QUYẾT ĐỊNH:</b>


<b>Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ trường trung học cơ sở,</b>
trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học.


<b>Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo</b>
và thay thế Quyết định số 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học. Các quy
định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.


<b>Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng</b>
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo,
Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng, trường phổ
thơng có nhiều cấp học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16></div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>BỘ GI O D</b>Á <b>ỤC V </b>À<b>Đ</b>À<b>O TẠO</b>


<b>––––––</b>


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b>–––––––––––––––––––––––</b>

<b>ĐIỀU LỆ</b>



<b>Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có</b>
<b>nhiều cấp học</b>



<i>(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ</i>
<i>trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</i>


<b>––––––</b>
<b>Chương I</b>


<b>NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG</b>


<b>Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng</b>


1. Điều lệ này quy định về trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học
phổ thơng (THPT) và trường phổ thơng có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là
trường trung học), bao gồm: những quy định chung; tổ chức và quản lý nhà trường;
chương trình và các hoạt động giáo dục; giáo viên; học sinh; tài sản của trường;
quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.


2. Điều lệ này áp dụng cho các trường trung học (kể cả trường chuyên biệt quy
định tại khoản 4 Điều 4 của Điều lệ này) và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
giáo dục ở trường trung học.


<b>Điều 2. Vị trí của trường trung học </b>


Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thơng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.


<b>Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học </b>
Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:


1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình
giáo dục phổ thơng.



2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo
viên, cán bộ, nhân viên.


3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học
sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.


5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp
với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.


6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của
Nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục
của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.


9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
<b>Điều 4. Hệ thống trường trung học </b>


1. Trường trung học có loại hình cơng lập và loại hình tư thục.


a) Trường cơng lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập
và Nhà nước trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí
cho chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm;


b) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là


nguồn ngồi ngân sách nhà nước.


2. Các trường có một cấp học gồm:
a) Trường trung học cơ sở;


b) Trường trung học phổ thơng.


3. Các trường phổ thơng có nhiều cấp học gồm:
a) Trường tiểu học và trung học cơ sở;


b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;


c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.


4. Các trường trung học chuyên biệt gồm các loại trường theo quy định tại Mục
3 Chương III của Luật Giáo dục.


<b>Điều 5. Tên trường, biển tên trường</b>


1. Việc đặt tên trường được quy định như sau:


Trường trung học cơ sở (hoặc: trung học phổ thông; tiểu học và trung học cơ
sở; trung học cơ sở và trung học phổ thông; tiểu học, trung học cơ sở và trung học
phổ thông; trung học phổ thông chun) + tên riêng của trường, khơng ghi loại hình
cơng lập, tư thục.


2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên trường và
giấy tờ giao dịch.


3. Biển tên trường ghi những nội dung sau:


a) Góc phía trên, bên trái:


- Đối với trường trung học có cấp học cao nhất là cấp THCS:


Dịng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố) trực thuộc tỉnh
và tên huyện (quận, thị xã, thành phố) thuộc tỉnh;


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và tên tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;


Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.


b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại Điều 5 của Điều lệ này;
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại.


4. Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có Quy chế về tổ chức
và hoạt động riêng thì thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của loại
trường chuyên biệt đó.


<b>Điều 6. Phân cấp quản lý</b>


1. Trường trung học có cấp học cao nhất là THCS do phòng giáo dục và đào tạo
quản lý.


2. Trường trung học có cấp THPT do sở giáo dục và đào tạo quản lý.


<b>Điều 7. Tổ chức và hoạt động của trường trung học có cấp tiểu học, trường</b>
<b>trung học chuyên biệt và trường trung học tư thục</b>


1. Trường trung học có cấp tiểu học phải tuân theo các quy định của Điều lệ


này và Điều lệ trường tiểu học.


2. Các trường trung học chuyên biệt, trường trung học tư thục quy định tại Điều
4 của Điều lệ này tuân theo các quy định của Điều lệ này và Quy chế về tổ chức và
hoạt động của trường chuyên biệt, trường tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.


<b>Điều 8. Nội quy trường trung học</b>


Các trường trung học căn cứ các quy định của Điều lệ này và các Quy chế,
Điều lệ nói tại Điều 7 của Điều lệ này (đối với trường trung học có cấp tiểu học,
trường trung học chuyên biệt, trường trung học tư thục) để xây dựng nội quy của
trường mình.


<b>Chương II</b>


<b>TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG</b>


<b>Điều 9. Thành lập trường trung học</b>


Điều kiện thành lập trường trung học bao gồm:


1. Việc mở trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học và yêu
cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.


2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mở trường có luận chứng khả thi bảo đảm:


a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ số lượng theo cơ cấu về loại hình
giáo viên, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện



Chương trình giáo dục phổ thông;


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>Điều 10. Thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập</b>
<b>trường trung học</b>


Thẩm quyền quyết định thành lập trường trung học công lập và cho phép thành
lập trường trung học tư thục được quy định như sau:


1. Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là cấp huyện) quyết định đối với trường trung học có cấp học cao nhất là
THCS, trường chuyên biệt (thuộc thẩm quyền theo quy định tại Quy chế tổ chức và
hoạt động của trường chuyên biệt).


2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh) quyết định đối với các trường trung học có cấp THPT, trường
chuyên biệt thuộc thẩm quyền (theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của
trường chuyên biệt).


<b>Điều 11. Hồ sơ và thủ tục thành lập trường trung học</b>
1. Hồ sơ xin thành lập trường gồm:


a) Đơn xin thành lập trường;


b) Luận chứng khả thi với những nội dung chủ yếu quy định tại Điều 9 của
Điều lệ này;


c) Đề án tổ chức và hoạt động;


d) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng.
2. Lập hồ sơ xin thành lập trường.



Hồ sơ xin thành lập trường được lập theo quy định tại khoản 1 Điều này. Các
cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ:


a) Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối
với trường trung học có cấp học cao nhất là THCS;


b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học có cấp THPT;
c) Tổ chức, cá nhân đối với các trường trung học tư thục.


3. Thủ tục xét duyệt thành lập trường.


a) Phòng giáo dục và đào tạo đối với trường trung học có cấp học cao nhất là
THCS tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp huyện tổ
chức thẩm định về mức độ phù hợp của việc mở trường với quy hoạch mạng lưới
trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; mức độ khả
thi của luận chứng quy định tại Điều 9 của Điều lệ này; trình Uỷ ban nhân dân cấp
huyện xem xét, quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học (theo
quy định tại Điều 10 của Điều lệ này).


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp có thẩm quyền
thành lập hoặc cho phép thành lập trường có trách nhiệm thơng báo kết quả bằng văn
bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân xin thành lập trường.


4. Hồ sơ, việc lập hồ sơ và thủ tục thành lập trường trung học chuyên biệt được
thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.


<b>Điều 12. Sáp nhập, chia, tách trường trung học </b>


1. Việc sáp nhập, chia, tách trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:


a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học;


b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bảo đảm quyền lợi nhà giáo và người học;


d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.


2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm
quyền quyết định sáp nhập, chia, tách trường. Trường hợp sáp nhập giữa các trường
không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn
quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm
quyền ngang nhau đó quyết định.


3. Hồ sơ, trình tự và thủ tục sáp nhập, chia tách trường để thành lập hoặc cho
phép thành lập trường mới tuân theo các quy định tại Điều 11 Điều lệ này.


<b>Điều 13. Đình chỉ hoạt động trường trung học </b>


1. Việc đình chỉ hoạt động của trường trung học được thực hiện khi xảy ra một
trong các trường hợp sau đây:


a) Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;


b) Vì lý do khách quan khơng bảo đảm hoạt động bình thường.


2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường
trung học thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động của nhà trường. Trong
quyết định đình chỉ hoạt động của nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt
động, quy định rõ thời gian đình chỉ; các biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên


và người học. Quyết định đình chỉ hoạt động của trường phải được công bố công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.


3. Sau thời gian đình chỉ, khi nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc
phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà
trường hoạt động trở lại.


4. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động hoặc cho phép hoạt động trở lại của
trường trung học


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

liên quan, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đình chỉ hoạt động hoặc cho
phép hoạt động trở lại của nhà trường.


b) Thanh tra sở giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập) tiến hành thanh tra và kiến nghị với sở giáo dục
và đào tạo. Sở giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định, lấy ý kiến các đơn vị có liên
quan, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động hoặc cho phép
hoạt động trở lại của nhà trường.


5. Việc cho học sinh toàn trường tạm thời nghỉ học trong trường hợp thiên tai,
thời tiết khắc nghiệt do giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định.


<b>Điều 14. Giải thể trường trung học</b>


1. Trường trung học bị giải thể khi xẩy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà
trường;


b) Hết thời gian đình chỉ mà khơng khắc phục được ngun nhân dẫn đến việc
đình chỉ;



c) Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép
thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;


d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.


2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm
quyền quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường.


3. Cơ quan quản lý trực tiếp của trường xây dựng phương án giải thể nhà
trường, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà
trường. Trong quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường phải xác định rõ
lý do giải thể; các biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên và người học. Quyết
định giải thể nhà trường phải được công bố công khai trên các phương tiện thơng tin
đại chúng cuả các cơ quan Trung ương.


4. Trình tự, thủ tục giải thể trường trung học


a) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân
dân cấp huyện ra quyết định thành lập) tổ chức thanh tra, lấy ý kiến các đơn vị có
liên quan, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể hoặc cho phép giải
thể nhà trường;


b) Thanh tra sở giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập) tiến hành thanh tra. Sở giáo dục và đào tạo tổ
chức thẩm định, lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường.


<b>Điều 15. Lớp, tổ học sinh, khối lớp</b>
1. Lớp



a) Học sinh được tổ chức theo lớp;


b) Mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT có khơng q 45 học sinh;


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

2. Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh.


3. Mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi
năm học; mỗi tổ có tổ trưởng, 1 tổ phó do tổ bầu ra vào đầu mỗi năm học.


4. Hiệu trưởng thành lập khối lớp và quy định tổ chức, nhiệm vụ của khối lớp.
<b>Điều 16. Tổ chun mơn</b>


1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức
thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo
mơn học hoặc nhóm mơn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chun mơn có
tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng
bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.


2. Tổ chun mơn có những nhiệm vụ sau:


a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý
kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mơn
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;


b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại
các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;


c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.


<b>Điều 17. Tổ văn phòng</b>


1. Mỗi trường trung học có một tổ văn phịng, gồm viên chức làm cơng tác văn
thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và nhân viên khác.


2. Tổ văn phịng có tổ trưởng và 1 tổ phó, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao
nhiệm vụ.


<b>Điều 18. Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng</b>


1. Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ
của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2
nhiệm kỳ ở một trường trung học.


2. Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:


a) Về trình độ đào tạo và thời gian cơng tác: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo
của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn ở
cấp học cao nhất đối với trường phổ thơng có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5
năm (hoặc 3 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;


b) Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chun mơn, nghiệp
vụ; có năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục;
có đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, nhân viên tín
nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

trưởng trường trung học cơng lập có cấp học cao nhất là THCS và ra quyết định
cơng nhận Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trường trung học tư thục có cấp học cao
nhất là THCS.



4. Theo đề nghị của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (khi nhà trường chưa có
Hội đồng trường) và của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo trên cơ sở giới thiệu của
Hội đồng trường (khi nhà trường đã có Hội đồng trường), Chủ tịch uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh hoặc người được uỷ quyền ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, phó Hiệu
trưởng các trường trung học cơng lập có cấp THPT và ra quyết định cơng nhận Hiệu
trưởng, phó Hiệu trưởng trường trung học tư thục có cấp THPT.


5. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền miễn nhiệm Hiệu trưởng, phó
Hiệu trưởng trường trung học.


<b>Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng</b>
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng


a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;


b) Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường được quy định
tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ này;


c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;


d) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,
kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ
luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển
dụng giáo viên, nhân viên;


đ) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét
duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hồn
thành chương trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ
thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định


của Bộ Giáo dục và Đào tạo;


e) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;


g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên,
học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực
hiện cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trường.


h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và hưởng
các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;


i) Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định
trong khoản 1 Điều này.


2. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó Hiệu trưởng


a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu
trưởng phân công;


b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được
giao;


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ và hưởng
các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.


<b>Điều 20. Hội đồng trường</b>


1. Hội đồng trường đối với trường trung học công lập, Hội đồng quản trị đối
với trường trung học tư thục được gọi chung là Hội đồng trường.



2. Hội đồng trường cơng lập có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:


a) Quyết nghị về mục tiêu, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của
nhà trường;


b) Quyết nghị về việc huy động nguồn lực cho nhà trường;


c) Quyết nghị những vấn đề về tài chính, tài sản của nhà trường;


d) Quyết định về tổ chức, nhân sự theo quy định và có quyền giới thiệu người
để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng;


đ) Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện
quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà
trường.


3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường công lập.
a) Thành phần của Hội đồng trường.


Nhiệm kì của Hội đồng trường là 5 năm. Hội đồng trường có chủ tịch và các
thành viên khác của hội đồng, trong đó có 1 thư ký. Các thành viên của Hội đồng
trường gồm: một đại diện của tổ chức Đảng do tổ chức Đảng cử, một đại diện của tổ
chức Cơng đồn do Ban chấp hành Cơng đồn cử, một đại diện của Ban giám hiệu
nhà trường do Ban giám hiệu nhà trường cử, đại diện giáo viên (từ 3 đến 7 người) do
hội nghị toàn thể giáo viên bầu chọn, một đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của
trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cử. Tổng số thành viên của Hội
đồng trường từ 7 đến là 11 người;


b) Người có thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng nhà trường (quy định tại các
khoản 3 và 4 Điều 18 của Điều lệ này) thì có thẩm quyền quyết định thành lập Hội


đồng trường (sau đây gọi làcấp có thẩm quyền);


c) Quy trình bầu cử các thành viên và thành lập Hội đồng trường như sau:


- Theo đề nghị của Hiệu trưởng (khi thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ đầu
tiên) và của Chủ tịch Hội đồng trường (khi nhà trường đã có Hội đồng trường, kể từ
nhiệm kỳ thứ 2 trở đi), cơ quan giáo dục quản lý trực tiếp của nhà trường (quy định
tại Điều 6 của Điều lệ này) trình cấp có thẩm quyền (nói tại điểm b khoản 3 của
Điều này) duyệt chủ trương, ra quyết định công nhận các thành viên và thành lập
Hội đồng trường;


- Khi thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên, Hiệu trưởng trình cơ quan
giáo dục quản lý trực tiếp của nhà trường theo các bước sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

+ Bước 2: Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Hiệu trưởng trao
đổi với các tổ chức liên quan nói tại khoản 3 của Điều này và họp toàn thể giáo viên
của trường để chuẩn bị nhân sự của Hội đồng trường;


+ Bước 3: Hiệu trưởng trình danh sách các thành viên Hội đồng trường.


+ Bước 4: Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cơng nhận các thành
viên Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổ chức các thành viên của Hội đồng trường họp
khoá đầu tiên để bầu Chủ tịch và Thư ký của Hội đồng trường;


+ Bước 5: Hiệu trưởng trình kết quả bầu chủ tịch và thư ký để cấp có thẩm
quyền ra quyết định thành lập Hội đồng trường;


- Khi nhà trường đã có Hội đồng trường (kể từ nhiệm kỳ thứ 2 trở đi), 6 tháng
trước khi hết nhiệm kỳ, Chủ tịch Hội đồng trường chịu trách nhiệm trình cơ quan
giáo dục quản lý trực tiếp của nhà trường theo quy trình và các bước 1, 2, 3, 4, 5


tương ứng như quy định đối với Hiệu trưởng (nói tại điểm c khoản 3 Điều này) để
thành lập Hội đồng trường cho nhiệm kỳ tiếp theo.


d) Trong nhiệm kỳ, nếu có yêu cầu đột xuất về việc thay đổi thành viên của Hội
đồng trường, thì Hội đồng trường ra Nghị quyết, Chủ tịch Hội đồng trường đề nghị
cơ quan giáo dục quản lý trực tiếp của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền ra
quyết định công nhận. Nếu thành viên cần thay đổi là Chủ tịch Hội đồng trường, thì
cấp có thẩm quyền lấy ý kiến của từng thành viên Hội đồng trường trước khi quyết
định công nhận.


4. Hoạt động của Hội đồng trường của trường công lập


a) Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất hai lần trong một năm. Các phiên họp
do Chủ tịch Hội đồng trường triệu tập để thảo luận, biểu quyết những vấn đề quy
định tại khoản 2 Điều này. Phiên họp của Hội đồng trường phải đảm bảo có mặt ít
nhất 3/4 số thành viên (trong đó có chủ tịch) mới hợp lệ. Các nghị quyết của Hội
đồng trường được thông qua bằng biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản tại cuộc
họp. Nghị quyết của Hội đồng trường chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 số thành
viên nhất trí, được cơng bố cơng khai trong toàn trường. Chủ tịch Hội đồng trường
triệu tập họp bất thường khi Hiệu trưởng đề nghị hoặc khi có ít nhất 1/3 số thành
viên Hội đồng đề nghị.


b) Hiệu trưởng có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường về
những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất
trí với quyết nghị của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan quản
lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cấp có
thẩm quyền nói tại khoản 3 Điều này, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết
nghị của Hội đồng trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>Điều 21. Các hội đồng khác trong nhà trường</b>


1. Hội đồng thi đua và khen thưởng


Hội đồng thi đua khen thưởng tư vấn về công tác thi đua khen thưởng trong nhà
trường và động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


2. Hội đồng kỷ luật


a) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh
theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ
tịch, gồm: Hiệu trưởng, Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có),
Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ
nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và
Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường;


b) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét và đề nghị xử lí kỉ luật đối với cán
bộ, giáo viên, viên chức khác theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt
động của Hội đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.


3. Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể
của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng
này do Hiệu trưởng quy định.


<b>Điều 22. Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong nhà trường </b>


1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và
hoạt động trong khn khổ Hiến pháp và pháp luật.


2. Các đồn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của
pháp luật và giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.



<b>Điều 23. Quản lý tài sản, tài chính</b>


1. Việc quản lý tài sản của nhà trường phải tuân theo các quy định của pháp
luật; mọi thành viên của trường có trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà trường.


2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà trường phải tuân theo
các quy định về kế toán, thống kê, báo cáo của Bộ Tài chính, của liên Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Bộ Tài chính.


<b>Chương III</b>


<b>CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC</b>


<b>Điều 24. Chương trình giáo dục</b>


1. Trường trung học thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình giáo
dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.


2. Trường trung học thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định.


3. Căn cứ chương trình giáo dục và biên chế năm học, nhà trường xây dựng kế
hoạch và thời khoá biểu để điều hành hoạt động dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

1. Sách giáo khoa cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy
định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ


thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông. Sách giáo khoa do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất
trong giảng dạy, học tập ở trường trung học.



2. Trường trung học sử dụng các thiết bị dạy học, sách bài tập và tài liệu tham
khảo theo các danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Mọi tổ chức, cá nhân
không được ép buộc học sinh mua tài liệu tham khảo.


<b>Điều 26. Các hoạt động giáo dục</b>


1. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn
học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.


2. Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà
trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể
dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo
dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui
chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hố, giáo dục mơi trường; các hoạt động xã
hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh.


<b>Điều 27. Hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục trong trường</b>
Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường gồm:
1. Đối với nhà trường:


- Sổ đăng bộ,


- Sổ gọi tên và ghi điểm,
- Sổ ghi đầu bài,


- Học bạ học sinh,



- Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ,
- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục,


- Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến,


- Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của hội đồng trường,
- Hồ sơ thi đua của nhà trường,


- Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên,
- Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh,


- Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn,
- Sổ quản lý tài sản,


- Sổ quản lý tài chính,


- Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm,
- Hồ sơ quản lý thư viện,


- Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.
2. Đối với giáo viên:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần,
- Sổ dự giờ thăm lớp,


- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
<b>Điều 28. Đánh giá kết quả học tập của học sinh</b>


1. Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế
đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.



2. Việc ra đề kiểm tra phải căn cứ vào các yêu cầu về nội dung và phương pháp
giáo dục theo chương trình giáo dục và sách giáo khoa.


3. Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm u cầu cơng khai, cơng bằng, khách
quan, chính xác và toàn diện. Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thơng
báo cho gia đình vào cuối học kỳ và cuối năm học.


4. Học sinh tiểu học trường phổ thơng có nhiều cấp học học hết chương trình
tiểu học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì
được Hiệu trưởng trường phổ thơng có nhiều cấp học xác nhận trong học bạ việc
hoàn thành chương trình tiểu học.


5. Học sinh học hết chương trình THCS, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phịng giáo dục và đào tạo cấp
huyện cấp bằng tốt nghiệp THCS.


6. Học sinh học hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì
được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THPT.


<b>Điều 29. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường</b>


1. Trường trung học có phịng truyền thống để giữ gìn những tài liệu, hiện vật
có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường, nhằm giáo dục truyền
thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh.


2. Mỗi trường có thể chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của
trường mình và lấy ngày đó để tổ chức hội trường hằng năm hoặc một số năm.



3. Học sinh cũ của trường được thành lập ban liên lạc để giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp của nhà trường, huy động các nguồn lực để giúp đỡ nhà trường
trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.


<b>Chương IV</b>
<b>GIÁO VIÊN</b>
<b>Điều 30. Giáo viên trường trung học </b>


Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong
nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ mơn, giáo viên làm
cơng tác Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý
thanh niên, cố vấn Đồn) đối với trường trung học có cấp THPT, giáo viên làm tổng
phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp
tiểu học hoặc cấp THCS).


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:


a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy
thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy
đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ
chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;


b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;


c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hố, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ để
nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;


d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự
kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;



đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh,
thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và
lợi ích chính đáng của học sinh, đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;


e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh,
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
trong dạy học và giáo dục học sinh.


g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.


2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này,
cịn có những nhiệm vụ sau đây:


a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ
chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;


b) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên
bộ mơn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học
sinh của lớp mình chủ nhiệm;


c) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị
khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng,
phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp,
hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;


d) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.


3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1
Điều này.



4. Giáo viên làm cơng tác Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên
THPT được bồi dưỡng về cơng tác Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, có
nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đoàn ở nhà trường và tham gia các hoạt động
với địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>Điều 32. Quyền của giáo viên</b>


1. Giáo viên có những quyền sau đây:


a) Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh;


b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ
sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;


c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để đào tạo nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;


đ) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở
giáo dục khác nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng và thực hiện đầy đủ những
nhiệm vụ quy định tại Điều 31 của Điều lệ này;


e) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;


g) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.


2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này,
cịn có những quyền sau đây:



a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi
giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;


c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày;
đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
3. Giáo viên làm công tác Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ
trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách
theo quy định hiện hành.


<b>Điều 33. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên</b>


1. Trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên trường trung học được quy định như
sau:


a) Đối với giáo viên tiểu học: có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm;


b) Đối với giáo viên THCS: có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng
tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành của
các khoa, trường sư phạm;


c) Đối với giáo viên THPT: có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng
tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên
ngành tại các khoa, trường đại học sư phạm.


2. Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được nhà
trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để đạt trình độ chuẩn.


3. Giáo viên có trình độ trên chuẩn được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục


tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.


<b>Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo
quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.


<b>Điều 35. Các hành vi giáo viên khơng được làm</b>
Giáo viên khơng được có các hành vi sau đây:


1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồng
nghiệp, người khác.


2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện của học sinh.


3. Xuyên tạc nội dung giáo dục.


4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.


5. Hút thuốc; uống rượu, bia; nghe, trả lời bằng điện thoại di động khi đang dạy
học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường.


<b>Điều 36. Khen thưởng và xử lý vi phạm</b>


1. Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi
đua và các danh hiệu cao quý khác.


2. Giáo viên có hành vi vi phạm quy định tại Điều lệ này thì bị xử lý theo quy
định của pháp luật.



<b>Chương V</b>


<b>HỌC SINH</b>


<b>Điều 37. Tuổi học sinh trường trung học </b>


1. Tuổi của học sinh vào lớp sáu THCS: từ 11 đến 13 tuổi.
2. Tuổi của học sinh vào lớp mười THPT: từ 15 đến 17 tuổi.


3. Các trường hợp sau đây được vào cấp học ở tuổi cao hơn tuổi quy định:
a) Được cao hơn 1 tuổi với học sinh nữ, học sinh từ nước ngoài về nước;
b) Được cao hơn 2 tuổi với học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng
kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật, kém phát triển thể lực và trí
tuệ, học sinh mồ cơi khơng nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo
quy định của Nhà nước;


Nếu thuộc nhiều trường hợp nêu tại các điểm a và b khoản 3 Điều này chỉ được
áp dụng 1 quy định cho 1 trong các trường hợp đó.


4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi
hoặc học vượt lớp nếu được nhà trường đề nghị và theo các quy định sau:


a) Việc cho học vượt lớp chỉ áp dụng trong phạm vi cấp học;


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

c) Trường hợp học vượt lớp và trường hợp học trước tuổi ngoài quy định tại
điểm a và điểm b khoản 4 Điều này, phải được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo đề
nghị và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.


<b>Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh </b>


Học sinh có những nhiệm vụ sau đây:


1. Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường;
chấp hành pháp luật của Nhà nước;


2. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục
của nhà trường;


3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường;
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giúp đỡ gia đình và
tham gia cơng tác xã hội.


5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi cơng cộng; góp phần xây dựng,
bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.


<b>Điều 39. Quyền của học sinh </b>
Học sinh có những quyền sau đây:


1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm
những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự
học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang
thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao, thể dục của
nhà trường theo quy định;


2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền
khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với
bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định
hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định nói


tại Điều 37 của Điều lệ này;


3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học,
thể dục, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện;


4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh
được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những
học sinh có năng lực đặc biệt;


5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
<b>Điều 40. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh</b>


1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải có văn hố, phù hợp
với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.


2. Trang phục của học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận
tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Tuỳ điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc
đồng phục một số buổi trong tuần nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học
sinh của trường đồng ý.


<b>Điều 41. Các hành vi học sinh khơng được làm</b>
Học sinh khơng được có các hành vi sau đây:


1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân
viên của nhà trường, người khác và học sinh khác;


2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;



3. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng;


4. Làm việc khác; nghe, trả lời bằng điện thoại di động; hút thuốc, uống rượu, bia
trong giờ học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.


5. Đánh bạc; vận chuyển, mang đến trường, tàng trữ, sử dụng ma tuý, hung khí,
vũ khí, chất nổ, chất độc; lưu hành, sử dụng văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ; tham
gia tệ nạn xã hội.


<b>Điều 42. Khen thưởng và kỷ luật</b>


1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các
cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:


- Khen trước lớp, trước trường;


- Khen thưởng cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi;


- Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đoạt giải trong các kỳ thi
chọn học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;


- Các hình thức khen thưởng khác.


2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong q trình học tập, rèn luyện có thể được
khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức sau đây:


- Phê bình trước lớp, trước trường;
- Khiển trách và thơng báo với gia đình;
- Cảnh cáo ghi học bạ;



- Buộc thơi học có thời hạn.


<b>Chương VI</b>
<b>TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG</b>
<b>Điều 43. Trường học</b>


1. Địa điểm:


a) Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo
dục. Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường và biển trường;


b) Tổng diện tích mặt bằng của trường tính theo đầu học sinh của trường ít nhất
phải đạt:


- Từ 6 m2<sub>/học sinh trở lên (đối với nội thành, nội thị);</sub>


- Từ 10 m2<sub>/học sinh trở lên (đối với các vùng còn lại).</sub>


2. Cơ cấu các khối cơng trình:


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Khối phịng hành chính;
- Khu sân chơi, bãi tập;
- Khu vệ sinh và khu để xe.


<b>Điều 44. Quy định cụ thể cho các khối cơng trình</b>
1. Phịng học, phịng học bộ mơn


a) Phịng học:


- Có đủ phịng học để học nhiều nhất là hai ca trong 1 ngày;



- Phòng học xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;


- Phòng học có đủ bàn ghế học sinh phù hợp với từng cấp học, bàn ghế của giáo
viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thống mát.


b) Phịng học bộ môn: Thực hiện theo Quy định về tiêu chuẩn phịng học bộ
mơn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.


2. Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đồn
- Đội, phịng truyền thống.


3. Khối hành chính - quản trị.


Gồm phịng làm việc của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, văn phịng, phịng họp
tồn thể cán bộ và viên chức nhà trường, phòng giáo viên, phòng y tế học đường,
nhà kho, phòng thường trực. Các phòng này phải được trang bị bàn, ghế, tủ, thiết bị
làm việc.


4. Khu sân chơi, bãi tập.


Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích mặt bằng của trường, khu sân chơi
có hoa, cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh, khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thể dục
thể thao và đảm bảo an toàn.


5. Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước.


a) Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo viên
và học sinh, có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm mơi trường;
b) Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo


quy định về vệ sinh mơi trường.


6. Khu để xe.


Bố trí hợp lý trong khn viên trường, đảm bảo an tồn, trật tự, vệ sinh.
<b>Chương VII</b>


<b>QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI</b>
<b>Điều 45. Trách nhiệm của nhà trường</b>


Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và
xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu,
nguyên lý giáo dục.


<b>Điều 46. Ban đại diện cha mẹ học sinh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

2. Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi
năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp bầu ra
để phối hợp với nhà trường thực hiện các quy định tại Điều 45 của Điều lệ này.


3. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học
sinh từng lớp, từng trường trung học thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học
sinh.


<b>Điều 47. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội</b>


Nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân
nhằm:


1. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia


đình và xã hội.


2. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây
dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ
sở vật chất nhà trường.


<b>BỘ TRƯỞNG</b>
(Đã ký)


<b>Nguyễn Thiện Nhân</b>


<b>MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC</b>


Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong
việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào q trình dạy học, kích thích tư duy,
sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực được
trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên
chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học tồn lớp
nhằm phát huy tính tích cực của HS. Các kỹ thuật được trình bày dưới đây cũng
được nhiều tài liệu gọi là các PPDH.


<b>* Động não </b>


<i><b>Khái niệm</b></i>


Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ,
độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ
vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc”
các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ
thuật truyền thống từ Ấn độ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>•</b> Khơng đánh giá và phê phán trong q trình thu thập ý tưởng của các thành


viên;


<b>•</b> Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
<b>•</b> Khuyến khích số lượng các ý tưởng;


<b>•</b> Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.


<i><b>Các bước tiến hành</b></i>


1. Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ mt vn ;


2. Các thành viên đa ra những ý kiÕn cđa mình: trong khi thu thập ý kiến, khơng


đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến;


4. Đánh giá:


<b>•</b> Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng


- Có thể ứng dụng trực tiếp;


- Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm;
- Khơng có khả năng ứng dụng.


<b>•</b> Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn
<b>•</b> Rút ra kết luận hành động.



<i><b>Ứng dụng</b></i>


<b>•</b> Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
<b>•</b> Tìm các phương án giải quyết vấn đề;


<b>•</b> Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.


<i><b>Ưu điểm</b></i>


<b>•</b> Dễ thực hiện;
<b>•</b> Khơng tốn kém;


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>•</b> Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.


<i><b>Nhược điểm</b></i>


<b>•</b> Có thể đi lạc đề, tản mạn;


<b>•</b> Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;
<b>•</b> Có thể có một số HS „q tích cực“, số khác thụ động.


Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật
khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.


<b>* Động não viết </b>


<i><b>Khái niệm </b></i>


Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì


những ý tưởng khơng được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình
bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề.


Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các em đặt
trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa
tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng
tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dịng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết
chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu
thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy
bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.


<i><b>Cách thực hiện </b></i>


<b>•</b> Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;
<b>•</b> Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó;


<b>•</b> Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để


tiếp tục phát triển ý nghĩ;


<b>•</b> Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm.


<i><b>Ưu điểm</b></i>


<b>•</b> Ưu điểm của phương pháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>•</b> Tạo sự yên tĩnh trong lớp học;


<b>•</b> Động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày



những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các
cuộc nói chuyện bình thường bằng miệng;


<b>•</b> Các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà khơng sử dụng lời nói. Bằng cách


đó, thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt;


<b>•</b> Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy


nghĩ đặc biệt kỹ.


<i><b>Nhược điểm </b></i>


<b>•</b> Có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề;


<b>•</b> Do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số HS ít có sự độc lập.


<b>* Động não khơng cơng khai</b>


<b>•</b> Động não khơng cơng khai cũng là một hình thức của động não viết. Mỗi một


thành viên viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa
cơng khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát
triển.


<b>•</b> Ưu điểm:mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà khơng


bị ảnh hưởng bởi các ý kiến khác.


<b>•</b> Nhược điểm: khơng nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác trong



việc viết ý kiến riêng.<i> </i>


<b>* Kỹ thuật XYZ</b>


Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm.
X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho
mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:


<b>•</b> Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút


về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;


<b>•</b> Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có


thể lặp lại vịng khác;


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>•</b> Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.


<b>* Kỹ thuật “bể cá”</b>


Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS
ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở
vịng ngồi theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra
những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.


Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí khơng có người ngồi. HS tham gia
nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ
đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị
chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”,


vì những người ngồi vịng ngồi có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như
xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan
sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.


<b>Bảng câu hỏi cho những người quan sát </b>


• Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình khơng ?
• Họ có nói một cách dễ hiểu khơng ?


• Họ có để những người khác nói hay khơng ?


• Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay khơng ?
• Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình khơng ?
• Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay khơng ?


• Họ có tơn trọng những quan điểm khác hay không ?
<b>* Kỹ thuật “ổ bi”</b>


Kỹ thuật “ổ bi” là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia
thành hai nhóm ngồi theo hai vịng trịn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối
diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm
khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>•</b> Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vịng ngồi,


đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;


<b>•</b> Sau một ít phút thì HS vịng ngồi ngồi n, HS vòng trong chuyển chỗ theo


chiều kim đồng hồ, tương tự như vịng bi quay, để ln hình thành các nhóm


đối tác mới.


<b>* Tranh luận ủng hộ – phản đối </b>


Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng
trong thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý
kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích
xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không phải
là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương
diện khác nhau.


Cách thực hiện:


<b>•</b> Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau


về một luận điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu
nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng
hộ hay phản đối.


<b>•</b> Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, cịn nhóm đối lập thu thập


những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.


<b>•</b> Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thơng qua đại diện


của hai nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa
ra một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và
cứ tiếp tục như vậy. Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì khơng cần đại diện
mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận.



<b>•</b> Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và


đánh giá, kết luận thảo luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét, đánh giá,
đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới q trình học tập nhằm
mục đích là điều chỉnh, hợp lí hố quá trình dạy và học.


Những đặc điểm của việc đưa ra thơng tin phản hồi tích cực là:


<b>•</b> Có sự cảm thơng;
<b>•</b> Có kiểm sốt;


<b>•</b> Được người nghe chờ đợi;
<b>•</b> Cụ thể;


<b>•</b> Khơng nhận xét về giá trị;
<b>•</b> Đúng lúc;


<b>•</b> Có thể biến thành hành động;
<b>•</b> Cùng thảo luận, khách quan.


Sau đây là những quy tắc trong việc đưa thơng tin phản hồi:


<b>•</b> Diễn đạt ý kiến của Ơng/Bà một cách đơn giản và có trình tự (khơng nói q


nhiều);


<b>•</b> Cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm (khơng vội vã);
<b>•</b> Tìm hiểu các vấn đề cũng như ngun nhân của chúng;


<b>•</b> Giải thích những quan điểm khơng đồng nhất;


<b>•</b> Chấp nhận cách thức đánh giá của người khác;


<b>•</b> Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực


tế;


<b>•</b> Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến;
<b>•</b> Chỉ ra các khả năng để lựa chọn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>* Kỹ thuật tia chớp</b>


Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối
với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng
giao tiếp và khơng khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt
nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc
tình trạng vấn đề.


Quy tắc thực hiện:


<b>•</b> Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề


nghị;


<b>•</b> Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, VD:


Hiện tại tơi có hứng thú với chủ đề thảo luận khơng?


<b>•</b> Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;


<b>•</b> Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.


<b>* Kỹ thuật “3 lần 3”</b>


Kỹ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự
tham gia tích cực của HS. Cách làm như sau:


<b>•</b> HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi


thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận...).


<b>•</b> Mỗi người cần viết ra:


- 3 điều tốt;
- 3 điều chưa tốt;
- 3 đề nghị cải tiến.


<b>•</b> Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.


<b>* Lược đồ tư duy </b>


<i><b>Khái niệm</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản
trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.


<i><b>Cách làm</b></i>


<b>•</b> Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề;



<b>•</b> Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái


niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh
và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối
với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các
nhánh.


<b>•</b> Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc


nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.


<b>•</b> Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.


<i><b>Ứng dụng của lược đồ tư duy</b></i>


Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khac nhau như:


<b>•</b> Tóm tắt nội dung, ơn tập một chủ đề;
<b>•</b> Trình bày tổng quan một chủ đề;


<b>•</b> Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
<b>•</b> Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;


<b>•</b> Ghi chép khi nghe bài giảng.


<i><b>Ưu điểm của lược đồ tư duy</b></i>


<b>•</b> Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;


<b>•</b> Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;


<b>•</b> Nội dung ln có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;


<b>•</b> Hoc sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Sau đây là ví dụ sử dụng lược đồ tư duy để hệ thống hoá các khái niệm trong
phạm trù PPDH. Các nhánh chính thể hiện các khái niệm lớn của phạm trù PPDH.
Trên mỗi nhánh đó là các khái niệm nhỏ hơn.


<b>TIN HỌC</b>


<b>Các tổ hợp phím hữu dụng trong PowerPoint</b>


Hầu hết các chương trình, phần mềm hay tiện ích đều hỗ trợ tác vụ phím tắt để giúp
bạn có thể truy cập nhanh hơn ngồi việc dùng chuột thơng thường. Đó là lý do tại
sao mà trong các chương trình hay phần mềm đều cho bạn hệ thống hotkey truy cập
nhanh. Chẳng hạn, trong PowerPoint, bạn có thể truy cập nhanh đến menu Edit >
Find chỉ với tổ hợp phím Ctrl + F.


Cách dùng phím tắt để truy cập thì thật là nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn ít dùng thì bạn cũng
khó mà nhớ hết được, bạn có thể nhớ một số ít phím tắt thường dùng để quá trình làm việc của
mình được nhanh chóng hơn.


Kỳ này, xin giới thiệu với bạn những tổ hợp phím nóng thơng dụng và hữu ích trong PowerPoint.
Ngồi ra, bạn có thể tham khảo thêm từ Office Assistant của PowerPoint để tìm thêm những tổ hợp
phím hữu ích cho nhu cầu sử dụng của mình.


Chèn một Slide Mới CTRL + M


Di chuyển nhanh vùng soạn thảo (switch pane) F6 hay Shift + F6
Tạo mới một file trùng tiêu đề CTRL + D



Trình chiếu Slide show F5


Promote a paragraph ALT + SHIFT + LEFT ARROW


Demote a paragraph ALT + SHIFT + RIGHT ARROW


Apply subscript formatting CTRL + EQUAL SIGN (=)
Apply superscript formatting CTRL + PLUS SIGN (+)


Mở hộp thoại Font CTRL + T


Lặp lại lần soạn thảo trước đó F4 hoặc CTRL + Y


Mở hộp thoại Find CTRL + F


Truy cập Hướng dẫn (view Guides) CTRL + G


Xóa một từ CTRL + BACKSPACE


Chuyển chữ in hoa SHIFT + F3


Đánh dấu đậm CTRL + B


Đánh dấu in nghiêng CTRL + I


Chèn siêu liên kết CTRL + K


Chọn tất cả CTRL + A



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Paste CTRL + V


Undo CTRL + Z


Save CTRL + S


Print CTRL + P


Open CTRL + O


<b>Bạn muốn tạo đồng hồ đếm ngược ?</b>
Quá đơn giản ! Xin bạn hãy làm đúng các bước sau:


Ví dụ sau đây tơi tạo đồng hồ đếm ngược 10 giây:
1/ Tạo 1 khung chữ (text box), điền chữ “Hết giờ”
(hoặc 0:0 - tuỳ bạn). Click vào khung chữ, ấn Ctr-C
rồi Ctr-V (10 lần - nếu muốn 10 giây,


n lần nếu muốn n giây).


2/ Trước khi điều chỉnh cho các khung sau lần
lượt chồng lên khung trước, bạn sửa lại các số lần
lượt là 01, 02, 03...10


3/ Ấn Ctr-A để chọn tất cả 11 khung
4/ Vào Slide Show >Custome Animiation>
Add>Effect>Exit>Disappear.


5/ Trong bảng Custome Animiation,
chọn After Previous trong ơ Start



6/ Kích giữ chuột trái để kéo các mục trong danh sách
theo thứ tự 10, 09, 08... “Hết giờ”.


7/ Chọn Ctr-A, trong hàng cuối cùng, chọn vào mũi tên,
chọn Timing. Trong hộp Disappear, gõ 1 vào ô Delay
Rồi bấm OK là xong. Bạn gõ F5 để xem thử


*Hãy kiên nhẫn. Tôi làm được, tất nhiên bạn cũng làm được


<b>CHỨC NĂNG PHÍM F</b>



Bàn phím tiêu chuẩn chỉ có các phím chữ số và các ký hiệu, bàn phím cải tiến đã ra
đời với 12 phím chức năng mới từ F1 đến F12 giúp cho các thao tác trong các ứng
dụng được nhanh chóng hơn (chữ F là viết tắt của Function - phím chức năng). Bạn
hãy nghĩ xem nếu như đang thao tác với bàn phím thì lại phải sờ đến chuột, hoặc tệ
hại hơn, chuột của bạn bị chết và không thể điều khiển được. Lúc này kỹ thuật bàn
phím sẽ giúp bạn qn đi cảm giác bị gị bó vào các chức năng tưởng chỉ dành cho
chuột. Dưới đây là một số tính năng thơng dụng nhất:


F1:


Bật menu Help


Shift + F1: Biến con trỏ thành mũi tên hình dấu hỏi để bật Help chi tiết.
F2:


Di chuyển văn bản hay đồ hoạ


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Ctrl + F2: Bật Print Preview (trong menu File)



Alt+Shift+F2: Save văn bản (trong menu File hoặc bằng Ctrl+S).
Ctrl+Alt+F2: Lệnh Open (trong menu File hoặc bằng Ctrl+O)
F3:


Chèn chữ tắt được tạo trong AutoText.
Shift+F3: Đổi chữ thường thành chữ in hoa.
Alt+F3: Tạo từ viết tắt trong Autotext.
F4:


Lặp lại thao tác cuối cùng gần nhất.
Ctrl+F4: Đóng văn bản đang mở.


Alt+F4: Đóng MS Word (áp dụng cho cả các ứng dụng khác).
F5:


Lệnh GoTo/Find/Replace (trong menu Edit)


Ctrl+F5: Thu nhỏ lại kích thước vùng văn bản mặc định bị thu nhỏ.
Alt+F5: Thu nhỏ lại kích cỡ vùng làm việc mặc định chương trình.
F6:


Ctrl+F6: Chuyển sang văn bản kế tiếp (trong trường hợp mở nhiều văn bản)
Ctrl+Shift+F6: Chuyển sang văn bản trước đó.


F7:


Lệnh Spelling_kiểm lỗi (trong menu Tool).


Shift+F7: Lệnh Thesaurus_từ điển đồng nghĩa (trong menu Tool/Language).


Ctrl+Shift+F7: Cập nhật thông tin nối kết trong một văn bản nguồn Word.
F8:


Mở rộng vùng đã chọn (đã bôi đen).
Alt+F8: Chạy một macro.


F9:


Cập nhật trường đang chọn.


Shift+F9: Chuyển đổi qua lại giữa việc xem mã trường và xem kết quả trường.
F10:


Bật thanh menu bằng bàn phím.


Shift+F10: Giống như chức năng nút chuột phải.


Ctrl+F10: Phục hồi cửa sổ văn bản bị thu nhỏ (ngược với lệnh Ctrl+F5).
Ctrl+Shift+F10: Phục hồi lại cửa sổ chương trình bị thu nhỏ (ngược Alt+F5).
F11:


Đi tới trường kế tiếp (nếu trong văn bản có nhiều trường)
Shift+F11: Đi tới trường trước đó.


Alt+F11: Bật mã Visual Basic (xem mã nguồn của macro).
F12:


Lệnh Save As (trong menu File).
Shift+F12: Lệnh Save.



Ctrl+F12: Lệnh Open.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>.</b>


<b>MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG DẠY</b>
<b>HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG.</b>


<b>-Thứ nhất, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các</b>
sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử đối với học sinh.


Cần phải kể đến sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của GV thông qua PP tường
thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.


<b>-Thứ hai, tổ chức có hiệu quả phương pháp hỏi, trả lời, trao đổi: GV đặc câu</b>
hỏi HS trả lời, thảo luận, tranh luận với nhau hoặc với GV, qua đó HS lĩnh hội nội
dung bài học.


Có 3 mức độ hỏi và trả lời: tái hiện, giải thích-minh hoạ và tìm tịi.


<b>-Thứ ba, tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề: là GV tạo một chuỗi</b>
những tình huống vấn đề, giúp các em tự giải quyết vấn đề đặt ra.


<b>-Thứ tư, tổ chức dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: PP nầy là mới đối với đa</b>
số GV, PP nầy giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, cùng nhau
xây dựng nhận thức mới.


<b>-Thứ năm, dạy học phải bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được qui định</b>
trong CTGDPT: Thực tế hiện nay có nhiều GV khơng quan tâm, khơng biết đến
chương trình, mà chỉ chú ý đến SGK, SGV chưa nắm được nhận thức hết sức quan
trọng, đó là chương trình mới là “pháp lệnh” cịn SGK chỉ là cụ thể hố của chương


trình và tài liệu cơ bản cho HS học tập. Trong khi đó, GV chỉ coi SGK là “pháp
lệnh” , cố dạy hết SGK dẫn đến quá tải trong giờ học. Trong thực tế giảng dạy hiện
nay nhiều GV thường “cháy giáo án” vì khơng xác định được đâu là kiến thức cơ
bản , đâu là kiến thức trọng tâm của bài học.


Một trong những yêu cầu quan trọng hiện nay là khi dạy GV phải bám sát
Chuẩn KT-KN được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thơng, thơng qua nơi
dung SGK để xác định và lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của bài
học giúp HS nắm vững với tinh thần “ít nhưng mà tinh, cịn hơn nhiều mà thơ”.


<b>U CẦU ĐỔI MỚI CƠNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN </b>
<b>KT-KN CỦA MÔN HỌC LỊCH SỬ</b>


-Đổi mới KTĐG phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói khơng với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

-Trong kiểm tra, đánh giá cần căn cứ vào Chuẩn KT-KN.


-Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận
dụng), rèn luyện kĩ năng và yêu cầu về thái độ dối với HS, hướng dẫn HS biết tự
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.


-Tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ hiểu và vân dụng để giải
quyết vấn đề.


-Coi trọng kĩ năng diễn đạt các sự kiện bằng lời nói, chữ viết, đọc, khai thác
sơ đồ, lược đồ, sa bàn, hiện vật, sử dụng máy tính, máy chiếu và các thiết bị nghe
nhìn...



* KT miệng có thể tiến hành vào đầu gìơ hoặc trong quá trình dạy học. Chú ý
rèn kĩ năng nói, kĩ năng diễn đạt trước tập thể.


* KT viết 15 phút, KT 1 tiết cần vận dụng linh hoạt câu hỏi trắc nghiệm và tự
luận.


* KT học kỳ cần chú trọng đánh giá kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái qt hố
kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong học tập
và thực tiễn, chú ý kĩ năng viết, kĩ năng trình bày một vấn đề.


* Khuyến khích vận dụng các hình thức KTĐG thơng qua các hoạt động học
tập ngoài lớp như bài tập nghiên cứu nhỏ dựa trên hoạt động sưu tầm, tham quan, lấy
điểm thay cho bài KT trong lớp.


<b> HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN</b>
<b>THỨC, KĨ NĂNG</b>


-Lựa chọn, thiết kế các câu hỏi kiểm tra, đánh giá: Các câu hỏi được thiết kế
trong Ma trận và mức độ khó, dễ của các câu hỏi tuỳ vào từng đối tượng HS, song
phải đảm bảo câu hỏi có độ tin cậy và tính giá trị theo bảng sau:

<b> </b>



<b>Bảng: Mơ hình kiểm tra kết quả học tập lịch sử của HS.</b>
Câu hỏi kiểm tra


(TNKQ)


Mức độ Mức độ Vận dụng kiến thức để
(ghi nhớ kiến thưc lịch sử) (Thông hiểu kiến thức) giải quyết vấn đề


<b>Xây dựng đáp án, biểu điểm</b>


*Đáp án phải chỉ ra được các ý đúng trong câu trả lời.


*Đáp án phải hướng dẫn cách cho điểm của từng câu, thang điểm của toàn bộ
đề kiểm tra.


*Thang điểm hiện nay là thang điểm 10, điểm lẽ đến 0,25.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

*Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần phải có 4 lựa chọn, trả lời đúng
thường được 0,25 điểm, sai 0 điểm.


<b>Tiến hành kiểm tra:</b>


*Đối với bài kiểm tra thường xuyên tăng cường hình thức KT miệng, KT 15
phút, nhưng không nhất thiết phải tiến hành đầu giờ, mà nên thay đổi linh hoạt theo
cấu trúc của giờ học, nên tăng cường KT bằng phiếu hỏi, phiếu học tập nhằm nhanh
chóng thu những thơng tin phản hồi bổ ích để điều chỉnh học tập của HS.


-Xử lí kết quả kiểm tra, đánh giá


Thống kê, phân tích kết quả KTĐG là một khâu không thể thiếu, sau khi chấm
bài GV phân loại các bài KT theo thứ tự từ cao xuống thấp. Theo đó GV có thể biết
được mảng kiến thức nào HS nắm chưa chắc, kĩ năng nào cịn yếu để có hướng bồi
dưỡng, củng cố thêm cho HS.


<b>Qui trình kiểm tra, đánh giá được biểu diễn bằng sơ đồ sau</b>
Mục đích kiểm tra đánh giá


Xây dựng Ma trận hai chiều


Lựa chọn thiết kế câu hỏi



Xây dựng đáp án và biểu điểm


Tiến hành kiểm tra


Xử lí kết quả kiểm tra
<b>Biên soạn một số đề kiểm tra:</b>


*Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Chú ý kiểm tra viết, vì KT được nhiều HS
hơn.


Có hai hình thức: KT viết tại lớp và bài tập cho HS làm tại nhà.
*Kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

+Đề kiểm tra học kì I và học kì II.


Đề KT 1 tiết và HK khác nhau về dung lượng kiến thức nhiều hay ít, cịn về
thời gian KT thì bằng nhau 45 phút.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×