Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích tính chất cơ lí của cốt thép sử dụng tại một số công trình xây dựng tại nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 101 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM THANH KHIẾT

PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT CƠ LÍ
CỦA CỐT THÉP SỬ DỤNG TẠI MỘT SỐ
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI NHA TRANG

Chun ngành: Kỹ thuật Xây dựng cơng trình Dân dụng và Cơng nghiệp
Mã số:
60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN QUANG HƢNG

Đà Nẵng, Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng Tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.

Tác giả


Phạm Thanh Khiết


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TRANG TĨM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cần thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4. Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu ................................................................ 3
5. Kết quả dự kiến ...................................................................................................3
6. Kết cấu luận văn .................................................................................................4
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU CỐT THÉP CHO CÁC
CƠNG TRÌNH Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÕA ....................... 5
1.1. Khái niệm cơ bản về cốt thép ...................................................................................5
1.2. Cƣờng độ của cốt thép và các yếu tố ảnh hƣởng ...................................................... 7
1.2.1. Cƣờng độ của cốt thép ....................................................................................... 7
1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cƣờng độ cốt thép.................................................... 9
1.3. Sử dụng vật liệu cốt thép cho các cơng trình ở Nha Trang- Khánh Hịa ...............10
1.4. Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................14
CHƢƠNG 2. XÁC ĐỊNH CƢỜNG ĐỘ CỦA CỐT THÉP TẠI HIỆN TRƢỜNG .....15
2.1. Phƣơng pháp xác định cƣờng độ cốt thép tại hiện trƣờng......................................15
2.1.1. Mục đích xác định cƣờng độ cốt thép tại hiện trƣờng .....................................15
2.1.2. Nguyên tắc cơ bản về sử dụng vật liệu cốt thép ..............................................15
2.1.3. Quy trình kiểm tra lấy mẫu và thí nghiệm thép xây dựng ............................... 16

2.2. Xác định cƣờng độ của cốt thép theo các mẫu ở hiện trƣờng theo Tiêu chuẩn Xây
dựng Việt Nam (TCVN 1651-2008, TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008, TCVN
5574:2012) ..................................................................................................................... 22
2.2.1. Phân loại cốt thép và mục đích sử dụng .......................................................... 22
2.2.2. Tính tốn cƣờng độ cốt thép hiện trƣờng ........................................................ 23
2.2.3. Xác định cƣờng độ cốt thép hiện trƣờng ......................................................... 24
2.3. Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................29
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CƢỜNG ĐỘ CHỊU KÉO CỦA CỐT THÉP TẠI HIỆN
TRƢỜNG MỘT SỐ CƠNG TRÌNH TẠI NHA TRANG ............................................30
3.1. Thống kê số liệu .....................................................................................................30
3.1.1. Bảng tổng hợp số liệu cốt thép tại cơng trình: Khách sạn Park View .............30


3.1.2. Bảng tổng hợp số liệu cốt thép tại công trình: Siêu thị Điện máy và dịch vụ
Thƣơng mại Khách sạn 66 Quang Trung – Nha Trang .............................................31
3.1.3. Bảng tổng hợp số liệu cốt thép tại cơng trình: Trụ sở Bảo hiểm Xã hội tỉnh
Khánh Hòa .................................................................................................................33
3.1.4 Bảng tổng hợp số liệu cốt thép tại cơng trình: Khách sạn 19 Dã Tƣợng, thành
phố Nha Trang ...........................................................................................................35
3.1.5 Bảng tổng hợp số liệu cốt thép tại cơng trình: Khách sạn Sky Light, đƣờng
Biệt Thự, thành phố Nha Trang .................................................................................37
3.2. Quy đổi số liệu thu thập đƣợc từ thực tế về biến số kỳ vọng .................................45
3.2.1. Xác định ứng suất chảy ................................................................................... 45
3.2.2. Phân tích đánh giá độ giãn dài tƣơng đối Y=A5tt/A5 so với TCVN 16512:2008 ........................................................................................................................ 45
3.2.3. Phân tích đánh giá Mô đun đàn hồi thực tế (Ett) so với mô đun đàn hồi theo
TCVN 5574:2012 (Etc) ............................................................................................. 46
3.4. Tìm hàm phân phối xác suất phù hợp nhất bằng phần mềm BESTFIT .................53
3.4.1. Giới thiệu phần mềm BESTFIT .......................................................................53
3.4.2. Kết quả tìm hàm phân phối xác xuất phù hợp nhất. ........................................54
3.5. Tìm độ tin cậy bằng phần mềm VAP .....................................................................54

3.5.1. Giới thiệu phần mềm VAP ..............................................................................54
3.5.2. Xây dựng hàm tin cậy ...................................................................................... 56
3.5.3. Kết quả tính tốn độ tin cậy .............................................................................57
3.5.4. Kết quả xác định giá trị tính tốn ứng với độ tin cậy P=95% ......................... 61
3.5.5. Nhận xét, đánh giá kết quả...............................................................................64
3.6. Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


TRANG TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài:

“Phân tích tính chất cơ lí của cốt thép sử dụng
tại một số cơng trình xây dựng tại Nha Trang”

Học viên : Phạm Thanh Khiết
Chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08 Khóa: 33 Trƣờng Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt - Kết cấu bê tơng cốt thép đang giữ vai trị chủ đạo trong cơng trình xây dựng dân
dụng và công nghiệp. Kết cấu bê tông cốt thép đƣợc sử dụng rộng rãi bởi bê tông có khả năng
chịu nén cao, kết hợp với thép chịu kéo tốt làm cốt tạo nên những kết cấu vừa chịu kéo vừa
chịu nén tốt trong các kết cấu chịu uốn, nén lệch tâm là những kết cấu chịu lực chính trong
cơng trình. Các thơng số kỹ thuật cơ bản của cốt thép (giới hạn chảy, giới hạn bền và mô-đun
đàn hồi của cốt thép) là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chịu lực của nó. Nhằm
đƣa ra kết luận đánh giá về chất lƣợng thép sử dụng trong một số cơng trình xây dựng tại

thành phố Nha Trang, đề tài đã đề xuất việc thu thập số liệu thí nghiệm kéo cốt thép của các
cơng trình, dựa vào lý thuyết xác suất thống kê để phân tích đánh giá độ tin cậy của các chỉ
tiêu cơ lý của thép trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc so với yêu cầu thiết kế và các quy định
tƣơng ứng trong tiêu chuẩn.
Từ khóa- cốt thép trong bê tông; giới hạn chảy; giới hạn bền; mô-đun đàn hồi; thành phố Nha
Trang; độ tin cậy.

ASSESEMENT OF REINFORCED STEEL MECHANICAL PROPERTIES USED IN
SOME BUILDINGS IN NHA TRANG CITY
Student: Pham Thanh Khiet
Major: Civil Engineering
Code:
Course: 33 Polytechnic University – DHDN
Summary - Reinforced concrete structures are widely used because of the high compressive
strength of the concrete and the good tensile strength of the steel, making well-tensile and
well compressed bending structures. These structures, which have to withstand bending and
eccentric compression, are the main bearing structures in the building. The basic properties of
reinforced steel (yield limit, ultimate strength and modulus of elasticity) are important
indicators for assessing its bearing capacity. In order to make conclusions about the quality of
steel used in the construction works in Nha Trang city, the research proposes for the
collection of reinforced steel’ punch test data, then using statistical analysis to estimate
confidence level of mechanical properties of steel from said data against the design
requirements and corresponding provisions in the standard.
Keywords – reinforcing steel; yield limit; ultimate strength; elasticity modulus; Nha Trang
city; reliabitily.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1.

2.2.
2.3.
2.4.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.

Tên bảng
Tra bảng
Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm
Bảng tốc độ tăng ứng suất
Bảng giá trị đặc trƣng của Mác thép
Bảng tổng hợp số liệu thí nghiệm thép hiện trƣờng
Bảng tổng hợp kết quả tính tốn biến số kỳ vọng của
ứng suất chảy
Tổng hợp các hàm phân phối phù hợp và các tham số
thống kê
Tổng hợp kết quả tính tốn độ tin cậy
Kết quả tính tốn độ tin cậy P = 95%
Tổng hợp kết quả đánh giá các chỉ tiêu cơ lý của cốt
thép

Trang
24
24
26
26

39
46
54
60
64
65


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

1.
2.

Ví dụ minh chứng thƣơng hiệu của thép
Rỉ sét vị trí uốn 90°
Mặt đứng cơng trình Trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh
Khánh Hịa – Nha Trang
Mặt đứng cơng trình - Khách sạn Sky Light,TP Nha
Trang
Mặt đứng cơng trình - Khách sạn 19 Dã Tƣợng, TP Nha
Trang
Mặt đứng cơng trình - Khách sạn 66 Quang Trung, TP
Nha Trang
Mẫu thử
Đo kích thƣớc mẫu thử

Cân khối lƣợng mẫu thử
Lắp mẫu vào máy
Tăng lực đến khi mẫu đứt
Đo mẫu sau thí nghiệm
Biểu đồ ứng suất và biến dạng
Biểu đồ biểu thị độ giãn dài thép khi kéo đứt
Biểu đồ kéo thép
Cửa sổ làm việc của phần mềm BESTFIT
Cách nhập hàm tin cậy
Cách nhập hàm phân phối cho các biến ngẫu nhiên
Biểu diễn đồ thị hàm phân phối Lognormal theo X
Biểu diễn đồ thị hàm phân phối Lognormal theo Y
Biểu diễn đồ thị hàm phân phối Lognormal theo Z
Kết quả tính tốn độ tin cậy của X bằng phần mềm
VAP
Kết quả tính tốn độ tin cậy của Y bằng phần mềm
VAP
Kết quả tính tốn độ tin cậy của Z bằng phần mềm VAP
Kết quả tính tốn độ tin cậy của X với Tx=1.0443
Kết quả tính tốn độ tin cậy của Y với Ty=1.289

2
2

1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.1.
2.2.

2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.

10
11
12
13
19
20
20
21
21
22
25

28
28
53
55
56
57
57
58
58
59
59
62
63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Thành phố Nha Trang
nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hịa, phía Bắc giáp huyện Ninh Hịa, phía Nam giáp
thành phố Cam Ranh, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đơng tiếp giáp với biển.
Thành phố Nha Trang có tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6km2, với 27 đơn vị
hành chính cơ sở: 19 phƣờng và 08 xã với dân số trên 417.474 ngƣời (số liệu năm
2016). Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900m so với mặt
nƣớc biển. Nha Trang có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hƣởng của khí hậu đại dƣơng. Khí
hậu Nha Trang tƣơng đối ơn hịa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3oC. Sự phân mùa khá
rõ rệt (mùa mƣa và mùa khơ), mùa đơng ít lạnh và mùa khơ kéo dài và ít bị ảnh hƣởng
của bão.

Trong những năm qua, cùng với những chủ trƣơng phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Khánh Hịa, nhiều chƣơng trình đã đƣợc tỉnh thông qua và lập kế hoạch triển khai,
trong đó: “Chƣơng trình phát triển đơ thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định
hƣớng đến năm 2030”, “Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình Phát triển nhà ở đơ thị tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020” là một trong những chƣơng trình hàng đầu mà tỉnh
rất quan tâm, tập trung kêu gọi đầu tƣ. Theo đó, tỉnh Khánh Hịa sẽ đầu tƣ cho chƣơng
trình phát triển đơ thị, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ đơ thị hóa toàn tỉnh đạt 60%, và
đến năm 2030 đạt 70%, đƣa Khánh Hịa trở thành đơ thị loại I, trực thuộc Trung ƣơng.
Xuất phát từ những chủ trƣơng, kế hoạch chung của tỉnh Khánh Hịa, thành phố
Nha Trang đã có những bƣớc tiến đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính
trị, xã hội; tỷ lệ đơ thị hóa tăng khá nhanh, sự hình thành nhanh chóng các cơng trình
nhƣ khách sạn, căn hộ cao cấp hoặc tổ hợp cơng trình thƣơng mại – dịch vụ – căn hộ
cao cấp nhằm phục vụ cho các nhu cầu của xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo
của thành phố Nha Trang. Các cơng trình này tập trung ở khu vực trung tâm thành phố
Nha Trang và chủ yếu sử dụng vật liệu bê tơng cốt thép trong đó cốt thép đƣợc sử
dụng với nhiều chủng loại khác nhau.
Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Khánh Hịa chƣa có nhà
máy sản xuất thép, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều Đại lý cấp I của các công ty chuyên
về thép xây dựng: Thép Miền nam (VPĐD ở Nha Trang), thép Hòa Phát (VPĐD ở
Cam Ranh), thép Việt – Ý (Pomina Nha Trang), thép Việt - Nhật, thép Việt – Öc, …
với rất nhiều thƣơng hiệu nhƣ vậy, việc chọn lựa thép cho các cơng trình xây dựng gặp


2

khơng ít khó khăn. Đối với các cơng trình sử dụng vốn ngân sách, cốt thép phải đạt các
chỉ tiêu về cơ lý phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN 1651-2008. Nhƣng trong thực tế thi
công, mỗi thƣơng hiệu thép sẽ có những mức độ đáp ứng khác nhau.

Hình 1 – Ví dụ minh chứng thƣơng hiệu của thép


Hình 2 – Rỉ sét vị trí uốn 90°


3

Qua kiểm nghiệm thực tế, một số chủng loại thép chƣa thỏa mãn độ dẻo do hàm
lƣợng cacbon và các hợp chất pha tạp nhiều, khi gia cơng uốn góc 90° vài lần (nhất là
các cơng trình nhỏ, đội ngũ kỹ thuật khơng có, gia cơng thép thủ cơng, sai và sửa lại)
sẽ xảy ra hiện tƣợng răng chân chim trên thanh thép tại vị trí uốn, hoặc khi vận chuyển
để giảm giá thành không dùng xe chở thép chuyên dụng, một số cơng trình thƣờng gập
đơi thanh thép dài 11.7m, khi đó tại vị trí gập xảy ra hiện tƣợng rỉ sét nếu để thép
ngồi trời (Hình 2).
Ngồi ra, khi thiết kế ngƣời kỹ sƣ chỉ chú trọng đến yêu cầu về cƣờng độ của
thép, dẫn đến khi thí nghiệm kiểm tra chất lƣợng thép ngƣời ta chỉ chú ý đến việc
cƣờng độ có thỏa mãn hay khơng mà không quan tâm đến các chỉ tiêu quan trọng khác
nhƣ mô đun đàn hồi, độ dãn dài (độ dẻo)…Các chỉ tiêu này nếu khơng thỏa mãn thì sẽ
dẫn đến việc tính tốn kết cấu bê tơng cốt thép khơng cịn đúng nữa, đồng thời cơng
trình khơng đảm bảo độ dẻo cần thiết. Do vậy, đề tài “Phân tích tính chất cơ lí của
cốt thép sử dụng tại một số cơng trình xây dựng tại Nha Trang” góp phần làm rõ
hơn về mức độ đáp ứng các tiêu chí này ở cơng trình so với u cầu mà cốt thép phải
thỏa mãn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thu thập số liệu kéo cốt thép của một số cơng trình tại Nha Trang đánh giá xem
các chỉ tiêu cơ lý có đạt yêu cầu đối với cốt thép mà tiêu chuẩn đặt ra hay không, mức
độ đạt nhƣ thế nào.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Cốt thép trong một số cơng trình bê tơng cốt thép ở
thành phố Nha Trang.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chỉ tiêu cơ lí bao gồm giới hạn chảy (cƣờng độ chịu

kéo), độ giãn dài khi đứt, mô đun đàn hồi.
4. Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu
- Thu thập số liệu thực nghiệm.
- Phân tích so sánh kết quả để rút ra kết luận.
5. Kết quả dự kiến
Tổng hợp số liệu thu thập biểu đồ kéo của cốt thép của một số cơng trình đã xây
dựng. Bảng đánh giá chất lƣợng cốt thép tại thành phố Nha Trang.


4

6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo trong luận văn gồm có các
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU CỐT THÉP CHO
CÁC CƠNG TRÌNH Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÕA
Chƣơng 2. XÁC ĐỊNH CƢỜNG ĐỘ CỦA CỐT THÉP TẠI HIỆN TRƢỜNG
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ CƢỜNG ĐỘ CHỊU KÉO CỦA CỐT THÉP TẠI HIỆN
TRƢỜNG MỘT SỐ CƠNG TRÌNH TẠI NHA TRANG


5

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU CỐT THÉP CHO CÁC
CƠNG TRÌNH Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÕA
1.1. Khái niệm cơ bản về cốt thép
Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến
2,14% theo trọng lƣợng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng,
hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dƣới tác động của nhiều

nguyên nhân khác nhau. Số lƣợng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng
trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lƣợng nhƣ độ cứng, độ đàn hồi,
tính dễ uốn, và sức bền kéo đứt.
Ngày nay, thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành
phần chính trong xây dựng, đồ dùng, cơng nghiệp cơ khí. Thơng thƣờng thép đƣợc
phân thành nhiều loại tùy theo thành phần hóa học, mục đích sử dụng và cấp bậc và
đƣợc các tổ chức đánh giá xác nhận theo chuẩn riêng.
Thép cacbon thƣờng đƣợc dùng là CT3 và CT5 với tỉ lệ cac bon là 3% và 5%.
Khi tăng tỉ lệ cac bon thì cƣờng độ của thép tăng, độ dẻo giảm và thép trở nên khó hàn.
Thép hợp kim thấp có thêm một số nguyên tố nhƣ măng gan, crôm, silic,
titan,… nhằm nâng cao cƣờng độ, cải thiện một số tính chất của thép.
Cốt thép có Φ ≥ 10mm đƣợc sản xuất thành thanh có chiều dài thƣờng khơng
q 13m (thƣờng là 11,7m). Cốt thép có Φ < 10mm đƣợc sản xuất thành cuộn, mỗi
cuộn có trọng lƣợng dƣới 500kg.
Sau khi sản xuất cốt thép bằng phƣơng pháp cán nóng, cốt thép đƣợc đem dùng
để xây dựng cơng trình. Một số cốt thép cịn có thể đƣợc gia cơng nguội (kéo nguội,
dập nguội) hoặc gia công nhiệt (tôi).
Thép kéo nguội đƣợc thực hiện bằng cách kéo các cốt thép sao cho ứng suất
vƣợt quá giới hạn chảy của nó, làm nhƣ vậy sẽ tăng cƣờng độ của thép nhƣng làm
giảm độ dẻo. Dây thép kéo nguội cịn có thể đƣợc chuốt qua các khn có đƣờng kính
nhỏ dần để nâng cƣờng độ lên cao hơn nữa. Dây thép kéo nguội thƣờng có đƣờng kính
3 ÷ 8 mm.Thép đƣợc gia cơng nhiệt bằng cách nung nóng đến nhiệt độ 950oC trong
khoảng một phút rồi tơi nhanh vào nƣớc hoặc dầu, sau đó nung trở lại đến 400oC và
để nguội từ từ. Làm nhƣ vậy sẽ nâng cao cƣờng độ của cốt thép và giữ đƣợc độ dẻo
cần thiết.


6

Về hình thức cốt thép đƣợc sản xuất thành các thanh có tiết diện trịn, mặt ngồi

nhẵn (cốt thép trịn trơn) hoặc mặt ngồi có gờ (cốt thép có gờ hoặc cốt thép vằn). Các
gờ trên bề mặt cốt thép có tác dụng nâng cao khả năng dính bám của nó với bê tơng.
Để làm cốt cho bê tơng cũng có thể dùng các thanh thép hình nhƣ thép góc,
thép chữ U, chữ I. Đó là cốt thép cứng có khả năng chịu lực khi thi cơng.
Theo TCVN 1651:1985, có các loại cốt thép tròn trơn CI và cốt thép có gân (cốt
thép vằn) CII, CIII, CIV. Theo TCVN 3101:1979 có các loại dây thép các bon thấp
kéo nguội. Theo TCVN 3100:1979 có các loại thép sợi trịn dùng làm cốt thép bê tông
ứng lực trƣớc.
Theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 hiện hành và tiêu chuẩn 1651:2008 cốt thép
chia thành các loại sau:
a) Cốt thép thanh
- Cán nóng: trịn trơn nhóm A-I, có gờ nhóm A-II và Ac-II, A-III, A-IV, A-V,
A-VI;
- Gia cƣờng bằng nhiệt luyện và cơ nhiệt luyện: có gờ nhóm Aт-IIIC, Aт-IV,
Aт-IVC, Aт-IVK, Aт-VCK, Aт-VI, Aт-VIK và Aт-VII.
b) Cốt thép dạng sợi
- Thép sợi kéo nguội: Loại thƣờng, có gờ nhóm Bp-I; Loại cƣờng độ cao: Trịn
trơn B-II; có gờ nhóm Bp-II.
- Thép cáp: Loại 7 sợi K-7; loại 19 sợi K-19.
1.1.1. Biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo

Hình 1.1. Biến dạng dẻo của cốt thép
Khi kéo thép trong giai đoạn đàn hồi (chƣa đến điểm A) rồi giảm lực thì tồn bộ
biến dạng đƣợc khơi phục, đƣờng biến dạng σ – ε khi giảm lực trở về điểm O, gốc toạ
độ. Khi kéo thép đến điểm D nào đó vƣợt quá điểm A (quá giới hạn đàn hồi) rồi giảm
lực thì đồ thị σ – ε ứng với giảm lực là đƣờng thẳng DO’ song song với OA, không


7


trở về gốc mà vẫn còn một phần biến dạng khơng hồi phục, đó là biến dạng dẻo
εpl(hoặc biến dạng dƣ – xem hình 1.1). Khi điểm D càng xa điểm A thì εpl càng lớn.
Nếu kéo thép 1 lần nữa thì đƣờng σ – ε sẽ là đƣờng O’-D (hình 1.1a). Ngƣời ta
lợi dụng tính chất này để gia công nguội cốt thép nhằm tăng giới hạn đàn hồi của nó.
Thép đã đƣợc gia cơng kéo nguội sẽ có độ dãn dài khi đứt bé hơn thép ban đầu.
1.1.2. Hiện tượng cứng nguội
Lấy cốt thép đem đi kéo nguội cho qua giới hạn chảy (vƣợt quá điểm B) rồi giảm
tải lúc này cốt thép đã có biến dạng dẻo, tiếp tục kéo nguội biến dạng theo đƣờng GE.
Ban đầu thềm chảy là AB sau khi kéo nguội thềm chảy là EC và cứ tiếp tục kéo nguội
thì thềm chảy của thép giảm dần cho tới khi mất hẳn, lúc đó thép dẻo trở thành thép
rắn. Hiện tƣợng này gọi là hiện tƣợng cứng nguội.
1.2. Cƣờng độ của cốt thép và các yếu tố ảnh hƣởng

1.2.1. Cƣờng độ của cốt thép
Thép đƣợc chế tạo bằng nhiều các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo thành
phần hóa học của các nguyên tố cho vào mà cho ta các sản phẩm phù hợp với công
dụng riêng rẽ của chúng. Thép cacbon bao gồm hai nguyên tố chính là sắt và cacbon,
chiếm 90% tỷ trọng các sản phẩm thép làm ra. Thép hợp kim thấp có độ bền cao đƣợc
bổ sung thêm một vài nguyên tố khác, tiêu biểu 1,5% mangan, đồng thời cũng làm giá
thành thép tăng thêm. Thép hợp kim thấp đƣợc pha trộn với các nguyên tố khác, thông
thƣờng molypden, mangan, crom, hoặc niken, trong khoảng tổng cộng không quá 40%
trên tổng trọng lƣợng. Các loại thép không gỉ và thép khơng gỉ chun dùng có ít nhất
10% crom, trong nhiều trƣờng hợp có kết hợp với ít nhất 10% niken, nhằm mục đích
chống lại sự ăn mịn.
Độ bền của cốt thép là khả năng chịu đựng không bị nứt, gãy, phá hủy dƣới tác
động của ngoại lực lên vật thể. Độ bền có thể hiểu rộng hơn, vì vậy ngƣời ta chia ra
thành các đặc tính về độ bền theo cách tác động ngoại lực khác nhau: độ kéo, độ bền
nén, độ bền cắt, độ bền uốn, độ bền mỏi, độ bền va đập, giới hạn chảy...
1.2.1.1. Cường độ tiêu chuẩn của cốt thép Rsn
Cƣờng độ tiêu chuẩn của cốt thép Rsn đƣợc lấy bằng cƣờng độ giới hạn chảy với

xác suất bảo đảm không dƣới 95%


8

1.2.1.2. Cường độ tính tốn của cốt thép Rs, Rsc
Cƣờng độ tính tốn của thép đƣợc xác định:

1.2.1.3. Mơ đun đàn hồi của cốt thép Es
Mô đun đàn hồi của cốt thép Es đƣợc lấy bằng độ dốc của đoạn OA trên biểu
đồ σ – ε.Es = 180.000 – 210.000 MPa, tùy thuộc loại thép.
1.2.1.4. Cốt thép dẻo và cốt thép rắn
Cốt thép dẻo là những loại thép có thềm chảy khá rõ hay có biến dạng dƣ khá
lớn (CT3, CT5), suất giản dài (biến dạng cực hạn) khi đứt lớn (10÷25)%.
Cốt thép rắn (giịn) có giới hạn khơng rõ ràng gần bằng giới hạn bền
εch=3%÷4%
1.2.1.5. Độ dẻo của cốt thép
Độ dẻo của cốt thép đƣợc đặc trƣng bởi biến dạng dƣ tồn phần của mẫu thí
nghiệm kéo, hoặc đánh giá bằng cách uốn nguội quanh trục có đƣờng kính bằng 3 - 5
lần đƣờng kính của nó, nếu thép sợi có thể bẻ gập nhiều lần ...
Độ dẻo của thép ảnh hƣởng đến việc gia công và sự làm việc của nó trong kết
cấu bê tơng cốt thép. Nếu độ dẻo thấp, thép có thể bị kéo đứt hoặc gãy đột ngột.
1.2.1.6. Tính hàn được
Tính hàn đƣợc của cốt thép biểu thị bởi sự đảm bảo liên kết chắc chắn khi hàn
nối, khơng có vết nứt, khơng có khuyết tật của kim loại ở mối hàn và xung quanh.
Tính hàn đƣợc phụ thuộc vào thành phần của thép và cách chế tạo. Các thép cán nóng
bằng thép chứa ít cacbon và thép hợp kim thấp có tính hàn đƣợc khá tốt. Không đƣợc


9


phép hàn các cốt thép đã qua gia công nguội hoặc gia cơng nhiệt vì nhiệt độ cao ở mối
hàn làm giảm cƣờng độ của cốt thép.
Một số tính chất khác:
Hiện tƣợng gia cƣờng: với cốt thép dẻo nếu kéo vƣợt q giới hạn chảy rồi
bng thì biến dạng dƣ lớn, giới hạn đàn hồi và giới hạn chảy tăng, độ dẻo giảm. Do
vậy, ngƣời ta thƣờng kéo nguội để nâng cao cƣờng độ (khống chế ứng suất và biến
dạng < 4,5%). Từ biến và chùng ứng suất: xảy ra khi thép chịu ứng suất cao và nhiệt
độ cao trong thời gian dài.
Từ biến là hiện tƣợng tăng biến dạng do lực.
Chùng ứng suất là hiện tƣợng giảm ứng do biến dạng.
Từ biến và chùng ứng suất phụ thuộc vào tính chất cơ học và thành phần hóa
học của cốt thép, vào công nghệ chế tạo và điều kiện sử dụng. Với cốt thép thƣờng từ
biến và chùng ứng suất không đáng kể, chỉ xét tới đối với thép cƣờng độ cao.
Giới hạn mỏi: cƣờng độ và ứng suất của cốt thép giảm xuống khi nó chịu tải
trọng rung động lặp đi lặp lại nhiều lần.
Giới hạn mỏi phụ thuộc vào số chu kỳ tải trọng, đặc tính mỗi chu kỳ, lực dính
giữa bê tơng và cốt thép, vết nứt trong vùng bê tông chịu kéo, chất lƣợng mối nối hàn.
Thép gia cƣờng nhiệt có giới hạn mỏi thấp hơn thép cán nóng, do vậy khơng
dùng các cốt thép này trong các kết cấu cần kiểm tra về mỏi.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cƣờng độ cốt thép
Cốt thép bị nung nóng ở nhiệt độ cao sẽ bị thay đổi về cấu trúc kim loại, cƣờng
độ và modun đàn hồi đều giảm xuống, sau khi để nguội trở lại cƣờng độ đƣợc hồi phục
khơng hồn tồn. Khi chịu lạnh quá mức (dƣới -30oC) một số thép cán nóng trở nên
giịn, đó là hiện tƣợng giịn nguội. Thép kéo nguội và gia cơng nhiệt cũng bị giịn
nguội nhƣng ở nhiệt độ thấp hơn thép cán nóng.
Hệ số giãn nở vì nhiệt của thép vào khoảng 1x10-5/độ.
Cốt thép sau khi bị bẻ gập, vận chuyển từ nơi sản xuất đến công trƣờng, thi
công sai và sửa lại ảnh hƣởng rất nhiều đến tính chất cơ lý của thép, làm giảm cƣờng

độ của thép, thay đổi tính chất cơ học, độ giãn dài và cƣờng độ chịu lực của cốt thép.
Công tác bảo quản cốt thép tại công trƣờng trƣớc khi thi công đổ bê tông không
đảm bảo làm ảnh hƣởng đến cƣờng độ của cốt thép, nắng mƣa làm gỉ sét tại các vị trí


10

trong cốt thép, gây mất ổn định, dẫn đến hƣ hại và khơng đảm bảo tính chất cơ học của
thép nhƣ ban đầu.
1.3. Sử dụng vật liệu cốt thép cho các cơng trình ở Nha Trang- Khánh Hịa
Trong những năm gần đây, tốc độ đơ thị hóa của Nha Trang diễn ra khá nhanh
chóng, diện mạo đƣợc thay đổi đáng kể và hệ thống hạ tầng đô thị đƣợc triển khải tồn
diện, đặc biệt là hạ tầng giao thơng phát triển khá mạnh và nhanh chóng. Nhiều dự án
khu đơ thị mới nhƣ: Vĩnh Điềm Trung, VCN Phƣớc Hải, Phƣớc Long, Lê Hồng Phong
1, Lê Hồng Phong 2, Mỹ Gia, An Bình Tân… đã và đang triển khai với hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đồng bộ, góp phần vào sự tăng trƣởng của Nha Trang. Đến cuối năm
2015, TP. Nha Trang đã đƣợc phủ kín quy hoạch phân khu 1/2000; một số khu vực
thuộc các phƣờng nội thành đã đƣợc triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Các
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị, khu chức
năng đã và đang phát huy hiệu quả, đảm bảo định hƣớng phát triển của thành phố
trong tƣơng lai.

Hình 1.1- Mặt đứng cơng trình Trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa –
Nha Trang


11

Theo chƣơng trình phát triển đơ thị tỉnh Khánh Hịa đến năm 2020 và định hƣớng
đến năm 2030, đến năm 2025, tồn tỉnh Khánh Hịa là đơ thị loại I trực thuộc Trung

ƣơng, trong đó, thành phố Nha Trang đƣợc chia tách thành 3 quận nội thành. Còn Nghị
quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội thành phố
Nha Trang đến năm 2020 xác định xây dựng Nha Trang trở thành đô thị hạt nhân, đơ
thị trung tâm, góp phần vào sự phát triển của tỉnh.
Trong tƣơng lai, Nha Trang sẽ triển khai xây dựng các khu trung tâm thƣơng mại
– đô thị – dịch vụ – tài chính – du lịch và khu đơ thị hành chính tỉnh theo quy hoạch.
Thành phố hƣớng đến 2020 với 50% số dự án du lịch đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đi
vào hoạt động, bao gồm các dự án nổi bật nhƣ : khu vực đảo Tây Nam Hịn Tre, Hịn
Một, Trí Ngun, dọc đƣờng Trần Phú và đƣờng Phạm Văn Đồng….Bên cạnh đó,
nhằm phân bố dân cƣ nội thành hợp lý, hình thành các đô thị vệ tinh và phát triển ven
song các khu dân cƣ dọc bờ nam Sơng Cái và phía tây Nha Trang nhƣ khu dân cƣ
Hƣng Thịnh, khu đô thị Phúc Khánh đƣợc triển khai đầu tƣ xây dựng. Song song với
đó, cảng Nha Trang đƣợc đầu tƣ xây dựng thành cảng hành khách và tổ hợp dịch vụ để
nâng cao phát triển du lịch, mời gọi các nhà đầu tƣ trong và ngồi nƣớc.

Hình 1.2 - Mặt đứng cơng trình - Khách sạn Sky Light,TP Nha Trang


12

Với tình hình xã hội ngày càng phát triển, các cơng trình xây dựng tại Nha Trang
càng đƣợc đầu tƣ xây dựng nhiều hơn, từ các cơng trình nhà ở dân cƣ với sự đa dạng
về mẫu mã, từ nhà 1 tầng đến nhiều tầng, đến các cơng trình với quy mô lớn với quy
mô lên đến 40 tầng. Do vậy, việc sử dụng các loại thép với các cƣờng độ và mẫu mã
khác nhau càng đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ thơng hơn.

Hình 1.3 - Mặt đứng cơng trình - Khách sạn 19 Dã Tƣợng, TP Nha Trang


13


Hình 1.4 - Mặt đứng cơng trình - Khách sạn 66 Quang Trung, TP Nha Trang
Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trên địa bàn tồn tỉnh Khánh Hịa chƣa có nhà
máy sản xuất thép, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều Đại lý cấp I của các công ty chuyên
về thép xây dựng: Thép Miền nam (VPĐD ở Nha Trang), thép Hòa Phát (VPĐD ở


14

Cam Ranh), thép Việt – Ý (Pomina Nha Trang), thép Việt - Nhật, thép Việt – Öc, …
mẫu mã đa dạng hơn từ thép trơn đến thép vằn với đầy đủ các loại kích cỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho các chủ đầu tƣ, đơn vị thi công lựa chọn phục vụ cho công tác thi
công trên công trƣờng.
1.4. Kết luận chƣơng 1
Việc phân tích các tính chất cơ lý của thép tại địa bàn thành phố Nha Trang là
phƣơng thức để tìm ra hƣớng giải quyết cho các vấn đề xây dựng tại địa phƣơng nhằm
chống lại các tác động của thời tiết, điều kiện khí hậu gây ảnh hƣởng đến cƣờng độ
của thép, đồng thời tính tốn đến ứng dụng khi thi cơng cốt thép ngồi cơng trƣờng
nhằm đƣa ra phƣơng án, cách giải quyết tăng hệ số an toàn để xử lý các khiếm khuyết
khi đƣa thép từ nhà máy đến công trƣờng.


15

CHƢƠNG 2
XÁC ĐỊNH CƢỜNG ĐỘ CỦA CỐT THÉP TẠI HIỆN TRƢỜNG
2.1. Phƣơng pháp xác định cƣờng độ cốt thép tại hiện trƣờng

2.1.1. Mục đích xác định cƣờng độ cốt thép tại hiện trƣờng
Thép xây dựng là loại vật liệu đƣợc sử dụng phổ biến trong các cơng trình xây

dựng. Chất lƣợng của thép ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng các cơng trình, vì vậy, cần
xác định các chỉ tiêu cơ lý để sử dụng thép một cách hợp lý.

2.1.2. Nguyên tắc cơ bản về sử dụng vật liệu cốt thép
Vật liệu cốt thép cần đƣợc tính tốn và cấu tạo, lựa chọn vật liệu và kích thƣớc
sao cho trong các kết cấu đó khơng xuất hiện các trạng thái giới hạn với độ tin cậy
theo yêu cầu.
Việc lựa chọn các giải pháp kết cấu cần xuất phát từ tính hợp lý về mặt kinh tế kỹ thuật khi áp dụng chúng trong những điều kiện thi cơng cụ thể, có tính đến việc
giảm tối đa vật liệu, năng lƣợng, nhân công và giá thành xây dựng bằng cách: Sử dụng
các vật liệu và kết cấu có hiệu quả; giảm trọng lƣợng kết cấu; sử dụng tối đa đặc trƣng
cơ lý của vật liệu; sử dụng vật liệu tại chổ.
Chọn kích thƣớc tiết diện và bố trí cốt thép đảm bảo đƣợc độ bền, độ ổn định và
sự bất biến hình không gian xét trong tổng thể cũng nhƣ riêng từng bộ phận của kết
cấu trong các giai đoạn xây dựng và sử dụng. Đối với kết cấu đổ tại chổ, cần chú ý
thống nhất hóa các kích thƣớc để có thể sử dụng ván khuôn luân chuyển nhiều lần,
cũng nhƣ sử dụng các khung cốt thép không gian đã đƣợc sản xuất theo mô đun. Đối
với các kết cấu lắp ghép, cần đặc biệt chú ý đến độ bền và tuổi thọ của các mối nối.
Vật liệu cốt thép cần phải thỏa mãn những u cầu về tính tốn theo độ bền (các
trạng thái giới hạn thứ nhất) và đáp ứng điều kiện sử dụng bình thƣờng (các trạng thái
giới hạn thứ hai):
- Tính tốn theo các trạng thái giới hạn thứ nhất nhằm đảm bảo cho kết cấu:
Không bị phá hoại giòn, dẻo, hoặc theo dạng phá hoại khác; khơng bị mất ổn định về
hình dạng hoặc về vị trí; khơng bị phá hoại vì mỏi; khơng bị phá hoại do tác dụng
đồng thời của các yếu tố về lực và những ảnh hƣởng bất lợi của môi trƣờng.
- Tính tốn theo các trạng thái giới hạn thứ hai nhằm đảm bảo sự làm việc bình
thƣờng của kết cấu sao cho: Khơng cho hình thành cũng nhƣ mở rộng vết nứt quá mức
hoặc vết nứt dài hạn nếu điều kiện sử dụng khơng cho phép hình thành hoặc mở rộng


16


vết nứt dài hạn; khơng có những biến dạng vƣợt quá giới hạn cho phép (độ võng, góc
xoay, góc trƣợt, dao động).
Tính tốn kết cấu về tổng thể cũng nhƣ tính tốn từng cấu kiện của nó cần tiến
hành đối với mọi giai đoạn: chế tạo, vận chuyển, thi công, sử dụng và sửa chữa. Sơ đồ
tính tốn ứng với mỗi giai đoạn phải phù hợp với giải pháp cấu tạo đã chọn.
Khi tính tốn kết cấu, trị số tải trọng và tác động, hệ số độ tin cậy về tải trọng,
hệ số tổ hợp, hệ số giảm tải cũng nhƣ cách phân loại tải trọng thƣờng xuyên và tạm
thời cần lấy theo các tiêu chuẩn hiện hành về tải trọng và tác động. Khả năng chống
nứt của các kết cấu hay bộ phận kết cấu đƣợc phân thành ba cấp phụ thuộc vào điều
kiện làm việc của chúng và loại cốt thép đƣợc dùng. Độ võng và chuyển vị của các cấu
kiện, kết cấu không đƣợc vƣợt quá giới hạn cho phép.

2.1.3. Quy trình kiểm tra lấy mẫu và thí nghiệm thép xây dựng
Thép xây dựng có nhiều loại: thép trịn trơn, thép trịn đốt cán nóng, cán nguội,
thép hình, thép lá, thép tấm….Thép xây dựng đƣợc sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất có
nhãn hiệu trên cây thép đảm bảo chất lƣợng nhƣ: Thép Thái Nguyên: TISCO; thép
Việt-Úc: V-UC; thép Việt-Sinh: NSV; thép Hòa Phát: DANI; thép Việt-Ý: VIS; thép
Việt-Hàn:VSP….
2.1.3.1. Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng
Khi đƣa thép vào sử dụng cần kiểm tra đƣờng kính thực của cốt thép nhƣ sau:
cắt 01 đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lƣợng Q (gam), đƣờng kính thực của
cây thép đƣợc tính bằng cơng thức sau:
Dthực=0,43x√Q (mm)
2.1.3.2. Đo đường kính cốt thép vằn (phương pháp xác định đường kính danh nghĩa
của cốt thép vằn)
- Đƣờng kính danh nghĩa D của cốt thép vằn tƣơng đƣơng với đƣờng kính
danh nghĩa của cốt thép trịn trơn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau. Diện tích mặt
cắt ngang, khối lƣợng 1m chiều dài của thanh thép theo đƣờng kính danh nghĩa với
khối lƣợng riêng của thép bằng 7,85g/cm3.

- Lấy một mẫu thép dài đúng 1m đƣợc chọn trong lô thép cần kiểm tra, làm
sạch mẫu trƣớc khi cân và và xác định tiết diện. Sử dụng thiết bị đo cân có thang chia
nhỏ để xác định (đến 1/1000kg) để cân mẫu.


17

- Diện tích mặt cắt ngang F (tính bằng cm2) của cốt thép đƣợc xác định theo
khối lƣợng và chiều dài mẫu quy định tại TCVN 1651:1995 theo công thức:
F=Q/7,85L
(Trong đó: F là diện tích mặt cắt ngang của thanh thép tính bằng cm2. Q là khối lƣợng
của mẫu cốt thép vằn tính bằng g. L là chiều dài mẫu tính bằng cm. 7,85 là khối lƣợng
riêng của thép tính bằng g/cm3. So sánh kết quả với tiêu chuẩn thép).
- Xác định đƣờng kính danh nghĩa (có hai phƣơng pháp):
+ Xác định bằng phƣơng pháp tra bảng theo TCVN 1651-1985 từ F và Q đã xác
định đƣợc.
+ Xác định bằng cơng thức: D= √4F/3,142
2.1.3.3. Thí nghiệm thép
- Thƣờng thì khi nào có thép mới về hoặc thay bằng loại thép khác thì lấy mẫu
hoặc thép khối lƣợng lớn thì cứ khoảng 10, 20 tấn lấy 1 tổ mẫu - 1 tổ thƣờng gồm 4
đoạn thép cắt tại 4 cây thép bất kì, mỗi đoạn dài 0.9m, 3 đoạn đem thí nghiệm, 1 đoạn
để lƣu lại.
- Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép:
+ Giới hạn chảy, giới hạn bền;
+ Độ giãn dài;
+ Đƣờng kính thực đo;
Quy định thép khi thí nghiệm có đạt u cầu hay khơng đạt thì căn cứ vào các
tiêu chuẩn: TCVN 1651-2008, JIS G3112-2004, TCVN 197-2002, TCVN 198-85.
Kết quả thí nghiệm và kiểm tra thép là cơ sở để nghiệm thu thép xây dựng.
2.1.3.4. gu ên l th

Mẫu có mặt cắt ngang hình trịn, vng, chữ nhật hoặc đa giác đƣợc làm biến
dạng dẻo bằng uốn, mà không thay đổi hƣớng của tải (lực thử) cho đến khi đạt đƣợc
góc uốn xác định. Đƣờng tâm của hai chân mẫu sau khi thử nằm trong mặt phẳng
vng góc với trục uốn. Trƣờng hợp góc uốn 1800, phụ thuộc vào yêu cầu của tiêu
chuẩn sản phẩm, hai mặt bên có thể áp vào nhau hoặc có thể song song cách nhau một
khoảng xác định.
Thử uốn phải thực hiện trên máy thử hoặc thiết bị nén với các cơ cấu sau:
- Cơ cấu uốn với hai gối đỡ và một chày uốn;


18

- Cơ cấu uốn với một khối chữ V và một chày uốn;
- Cơ cấu uốn với một bộ k p.
Mẫu thử: Phải sử dụng mẫu có mặt cắt ngang hình trịn, vng, chữ nhật hoặc
đa giác để thử. Bất kỳ vùng nào có vật liệu bị ảnh hƣởng do cắt hoặc cắt bằng ngọn lửa
và hình thức gia cơng tƣơng tự trong khi chuẩn bị mẫu thử phải đƣợc loại bỏ. Tuy
nhiên vẫn chấp nhận thử mẫu mà phần bị ảnh hƣởng của nó chƣa đƣợc loại bỏ miễn là
kết quả thử đạt yêu cầu
Cạnh mẫu thử hình chữ nhật phải đƣợc vê trịn tới bán kính khơng vƣợt quá giá
trị sau:
- 3mm, khi chiều dày mẫu thử bằng hoặc lớn hơn 50mm;
- 1,5mm, khi chiều dày của mẫu thử nhỏ hơn 50mm và lớn hơn hoặc bằng
10mm;
- 1mm khi chiều dày mẫu thử nhỏ hơn 10mm;
- Vê tròn cạnh phải đƣợc thực hiện sao cho khơng có ba vết ngang, vết xƣớc
hoặc vết khn, có thể gây tác động xấu đến kết quả thử. Tuy nhiên, vẫn chấp nhận
mẫu thử mà các cạnh của nó chƣa đƣợc vê tròn miễn là kết quả thử đạt yêu cầu.
Chiều rộng của mẫu thử: Trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn liên quan,
chiều rộng của mẫu thử:

- Bằng chiều rộng của sản phẩm, nếu chiều rộng của sản phẩm bằng hoặc nhỏ
hơn 20 mm;
- Khi chiều rộng của sản phẩm lớn hơn 20mm;
- (20 ± 5)mm đối với sản phẩm có chiều dày nhỏ hơn 3mm;
- Từ 20mm đến 50mm đối với sản phẩm có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 3mm.
Chiều dày của mẫu thử:
- Chiều dày của mẫu thử từ tấm, dải và định hình phải bằng chiều dày của sản
phẩm đƣợc thử. Nếu chiều dày của sản phẩm lớn hơn 25mm thì có thể đƣợc làm giảm
bằng gia công trên một bề mặt để đạt đƣợc chiều dày không nhỏ hơn 25mm. Mặt
không đƣợc gia công của mẫu phải đặt ở phần chịu kéo khi uốn;
- Mẫu thử có mặt cắt ngang hình trịn hoặc đa giác phải bằng mặt cắt ngang
của sản phẩm, nếu đƣờng kính (đối với mặt cắt ngang hình trịn) hoặc đƣờng kính
vịng trịn nội tiếp (đối với mặt cắt ngang hình đa giác) không lớn hơn 30mm. Khi


×