Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.03 KB, 2 trang )

Đề cương giáo dục cơng dân 8 học kì II
Năm học 2017-2018
Phần I: Lí thuyết
Câu1: Quyền sở hữu tài sản của cơng dân là gì?
Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân ( chủ sở hữu) đối với tài
sản thuộc sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm:
- quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ tài sản.
- quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi các
giá trị sử dụng tài sản đó.
- Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng, cho để
lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ….
Cơng dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu
sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ
chức kinh tế
Câu2: Cơng dân có nghĩa vụ gì trong việc tơn trọng tài sản của người khác. Học
sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác như thế nào?
Hãy chứng minh bản thân em là người biết tơn trọng tài sản của người khác.
- Cơng dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm
phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức. của tập thể và của Nhà nước. Nhặt được của
rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo
quy định của pháp luật. Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. Khi mượn phải giữ gìn
cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng , phải sửa chữa hoặc
bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
- Hs tự liên hệ bản thân.
Câu3: Tài sản của Nhà nước là gì? Thế nào là lợi ích cơng cộng?
-Tài sản của Nhà nước gồm đất đai rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong
lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà
nước đầu tư vào các xí nghiệp, cơng trình thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội….
cùng các tài sản mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân,
do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.


- Lợi ích cơng cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Tài sản nhà
nước và lợi ích cơng cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất
nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Câu4: Cơng dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích cơng
cộng như thế nào?
- Khơng được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại sử dụng vào mục đích cá nhân)
tài sản của nhà nước và lợi ích cơng cộng)
- Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ
gìn sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, khơng tham ơ, lãng phí.
Câu5: Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước
và lợi ích cơng cộng bằng cách nào? Hãy chúng minh bản thân em là người biết
tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng.
- hs tự liên hệ
Câu8:Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân thực hiện quyền tự do ngơn
luận của mình bằng cách nào?
-Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận,
đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.


-Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở ( tổ dân phố,
trường lớp,…); trên các phương tiện thông tin đại chúng( qua quyền tự do báo chí);
kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử
tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ
luật quan trọng,…
Câu9: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?Nhà nước tạo điều
kiện thuận lợi gì để cơng dân thực hiện quyền tự do ngơn luận? Hãy lấy một vài ví
dụ .
-Cơng dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để
phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của cơng dân, góp phần xây dựng nhà nước,
quản lí xã hội

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí để phát huy vai trị của mình.
- quản lí xã hội
II.Phần bài tập
- Xem lại các dạng bài tập
+ bài tập trắc nghiệm đúng sai, nối cột, điền vào chỗ trống...
+ bài tập tình huống giải thích vì sao ?



×