Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN: Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
GI¸O DƠC

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc
cho học sinh lớp 4
Lĩnh vực : Tiếng Việt
Cấp
: Tiểu học

Năm học: 2016 – 2017


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận
1. Mục tiêu dạy Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt 4
2. Nội dung chương trình dạy Tập đọc lớp 4


3. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học
II. Cơ sở thực tiễn
III.Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
3.1 Chuẩn bị kĩ giáo án
3.2 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà
3.3Hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc
3.4 Luyện đọc trong các giờ học khác
3.5 Giáo viên tích cực bồi dưỡng chuyên môn để dạy đọc tốt
IV.Kết quả thu được
4.1Đối với học sinh
4.2Đối với giáo viên
C. KẾT LUẬN
Kết luận và khuyến nghị
1.
2.
3.
4.
5.
6.

1/19

2
2
3
3
3
3
3
4

4
4
4
4
5
6
6
8
9
16
17
17
17
17
18
18


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Luận điểm chủ nghĩa Mác- Lê- Nin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất của loài người”.Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất mà cịn là phương tiện đặc trưng cho lồi người.
Khơng có ngơn ngữ, con người- xã hội khơng tồn tại và phát triển. Vì vậy
nhiệm vụ quan trọng nhất trong nhà trường Tiểu học là phát triển ngôn ngữ cho
học sinh, đặt nền móng cho sự phát triển về mọi mặt cho học sinh.
Thế hệ trẻ là những người chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi thế, mục
tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ
bản để học tiếp trung học hoặc tham gia lao động ở gia đình và xã hội.
Tiếng Việt trong chương trình tiểu học gồm nhiều phân mơn như: Tập đọc,
Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Trong đó, Tập đọc là phân
mơn có vai trị quan trọng. Bởi vì Tập đọc là phân mơn mang tính chất tổng hợp
có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh như phát âm, từ ngữ
tạo kiến thức bước đầu về văn học, về bố cục, hình ảnh, hình thành những kiến
thức về đời sống và giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh nhằm phát triển những
nền tảng cơ bản cho nhân cách của con người. Mục đích của việc dạy Tập đọc ở
tiểu học là nhằm hình thành những kĩ năng hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cho
học sinh. Nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy Tập đọc là hình thành năng
lực đọc cho học sinh như đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Việc
rèn cho học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm là khâu rất quan trọng. Bởi vì có đọc
diễn cảm tốt thì học sinh mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ,
cảm nhận được nét đẹp về nội dung, hình thức của bài văn, bài thơ…Đồng thời
tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Học sinh biết sử dụng
ngôn ngữ để thông tin, giao tiếp, tiếp thu những kiến thức của các phân môn và
môn học khác như: Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Đạo đức…Từ đó
giáo dục học sinh tình u q hương, đất nước, con người.
Tập đọc là phân môn không thể thiếu được trong nội dung chương trình
mơn Tiếng Việt nói riêng hay chương trình Tiểu học nói chung. Từ lớp 1, 2, 3
các em được hình thành và phát triển kĩ năng đọc trơn. Lên lớp 4 đòi hỏi các em
phải tăng cường tốc độ đọc, đọc lướt để chọn thông tin nhanh, bước đầu biết đọc
diễn cảm, hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các
bài văn, thơ… Do đó, các em gặp phải khơng ít khó khăn khi đọc. Ngun nhân
có thể là do khả năng hiểu văn bản, khả năng phát âm… song có một số nguyên
nhân xuất phát từ chính giáo viên. Bởi chính giáo viên là người hướng dẫn.
Là một giáo viên dạy lớp 4 tôi băn khoăn vì những vấn đề đó.
Vì vậy tơi quyết định tìm hiểu thực trạng và áp dụng một số giải pháp cho
q trình dạy học của mình. Đó cũng là lí do tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp

nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4”

2/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy họcTiếng Việt nói chung và dạy
học phân mơn Tập đọc lớp 4 nói riêng.
Đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này tôi đã nghiên cứu và thực hiện tại lớp 4 do tôi phụ trách giảng
dạy và chủ nhiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã kết hợp sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Tơi sử dụng phương pháp tổng hợp
lí thuyết để nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến việc rèn kĩ năng đọc cho
học sinh.
- Phương pháp quan sát: Tôi tiến hành quan sát học sinh và giáo viên trong quá
trình dạy tập đọc để thu thập thông tin nhằm bổ sung cho các phương pháp trên
- Phương pháp trị chuyện: Tơi tiến hành trị chuyện với giáo viên, học sinh khối
4 trường tơi để thu thập thông tin bổ sung cho các phương pháp trên.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: Tôi tiến hành tổng kết, rút kinh
nghiệm những kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Sách và các tài liệu giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, tài liệu liên
quan đến Tiếng Việt.
- Các biện pháp để hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng đọc theo hướng phát
huy tích cực

-Thực trạng học Tập đọc của học sinh lớp tôi.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
6. Thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017

3/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4

B.PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
1. Mục tiêu dạy Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt 4:
Phân môn Tập đọc giúp học sinh:
- Củng cố,phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở lớp 1, 2, 3;
tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc
diễn cảm.
- Phát triển kĩ năng đọc hiểu ở mức cao hơn: nắm và vận dụng một số khái niệm
như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách… để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện
một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ
- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành
nhân cách của con người mới.
2. Nội dung chương trình Tập đọc lớp 4:
Chương trình Tập đọc lớp 4 được thiết kế với chủ điểm phong phú, bài đọc
đa dạng, gồm 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí,
khoa học, trong đó có 45 bài văn xi, 1 vở kịch, 17 bài thơ(có hai bài thơ ngắn
được dạy trong cùng một tiết)
Nếu như ở lớp dưới, chủ điểm học tập được xoay quanh những lĩnh vực rất
gần gũi với học sinh như gia đình, trường học, tự nhiên và xã hội thì ở lớp 4, chủ
điểm là những vấn đề đời sống của con người như tính cách, đạo đức, năng lực,

sở thích… cụ thể như sau:
Học kì I
Học kì II
-Thương người như thể thương thân -Người ta là hoa đất
(Lịng nhân ái- tuần 1->3)
(Năng lực, tài trí- tuần 19-> 21)
-Măng mọc thẳng
-Vẻ đẹp muôn màu
(Trung thực, tự trọng – tuần 4-> 6)
(Ĩc thẩm mĩ – tuần 22-> 24)
-Trên đơi cánh ước mơ
-Những người quả cảm
(Ước mơ – tuần 7->9)
(Lòng dũng cảm – tuần 25 -> 27)
-Có chí thì nên
-Khám phá thế giới
(Nghị lực – tuần 11->13)
(Du lịch, thám hiểm – tuần 29 -> 31)
-Tiếng sáo diều
-Tình yêu cuộc sống
(Vui chơi – tuần 14->17)
(Lạc quan, yêu đời - tuần 32 -> 34)
Tuần 10,18, 28, 35 dành cho ôn tập giữa và cuối kì I, kì II.
Thời lượng dành cho mơn Tiếng Việt là 8 tiết/ tuần thì phân mơn Tập đọc
đã chiếm 2 tiết/tuần.
3.Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học:
Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tị mị, thích
hoạt động, khám phá, tự làm việc theo hứng thú của mình. Thầy cơ là hình
tượng mẫu mực nhất được trẻ tơn sung nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe
theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào q

trình dạy học và giáo dục của thầy cơ trong nhà trường.
Đọc, viết có được là nhờ tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy cho học sinh
đọc đúng, chính xác và hiểu được văn bản, địi hỏi người thầy phải có phương
4/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với
sự tiến bộ khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu
học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thuận lợi
Giáo dục Tiểu học đang tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng dạy và
học theo chương trình sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy được cung cấp đầy đủ.
Các chuyên đề được tổ chức thường kì. Sách giáo khoa Tiếng Việt như vậy là
vừa tầm với học sinh lớp 4.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân Quận, Phòng GD- ĐT,
mỗi lớp ở trường tôi đều được trang bị một máy tính và máy chiếu giúp giáo
viên thuận lợi rất nhiều trong dạy học nói chung và dạy Tập đọc nói riêng. Ban
giám hiệu ln chỉ đạo sát sao và giúp đỡ kịp thời khi giáo viên có vướng mắc
về chun mơn.
2. Khó khăn
Qua việc thực tế giảng dạy Tập đọc trong trường tiểu học nói chung hay
trường tơi nói riêng, tơi thấy học sinh cịn một số hạn chế sau:
- Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ trực quan nên
việc cảm thụ văn học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cảm thụ
văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao.
- Một số học sinh có ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kĩ thuật đọc chưa tốt
- Các em thường ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở một số câu dài, cấu trúc ngữ pháp
phức tạp, phản ánh cách hiểu sai nghĩa từ hoặc không để ý đến nghĩa của từ.

Ngoài ra, các em đọc chưa thể hiện được tình cảm của người đọc. Với bài kể
chuyện, ít học sinh phân biệt giọng nhân vật, đọc tốc độ đều đều, chưa biết nhấn
giọng vào một số từ gợi cảm, gợi tả…
- Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, nhút nhát, đây cũng là yếu tố làm
ảnh hưởng đến cách đọc của học sinh.
Xuất phát từ thực trạng đó nên ngay từ đầu năm học tơi đã tiến hành khảo
sát phân loại chất lượng học tập phân môn Tập đọc (đặc biệt là mức độ đọc diễn
cảm) của học sinh(61 HS lớp tơi ) để có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng
đối tượng học sinh. Cụ thể như sau:
NHĨM

CHẤT LƯỢNG ĐỌC

SỐ LƯỢNG

Nhóm 1

Học sinh đọc đúng, lưu lốt, diễn cảm

12 em

Nhóm 2

Học sinh đọc đúng, trơi chảy nhưng đọc nhỏ

30 em

Nhóm 3

Học sinh cịn ngọng


3 em

Nhóm 4

Học sinh đọc cịn chưa lưu lốt

16 em

III. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
3.1. Chuẩn bị kĩ giáo án.
5/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
Để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4, công việc vô cùng quan
trọng không thể thiếu đó chính là khâu chuẩn bị. Giờ dạy có đạt hiệu quả hay
khơng phần lớn là nhờ việc chuẩn bị của giáo viên có chu đáo khơng. Xác định
được tầm quan trọng đó, tơi đã tiến hành như sau:
- Soạn bài cụ thể, chi tiết, thể hiện từng hoạt động của thầy và trò. Xây
dựng các phương pháp giảng dạy kết hợp với các phương tiện dạy học một cách
linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng và đạt hiệu quả.
- Nắm chắc yêu cầu về rèn đọc của từng bài. Đọc kĩ bài Tập đọc sắp dạy,
trao đổi cách đọc cùng đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc
phải và cách xử lí những tình huống đó.
- Tìm hiểu kĩ nội dung văn bản để hiểu được các biện pháp nghệ thuật mà
tác giả dùng, từ đó xác định được cách đọc đối với từng đoạn, từng bài, thể hiện
đúng sắc thái tình cảm của bài và ghi nhớ cách đọc ấy.
- Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài Tập đọc, đưa ra thêm những câu
hỏi dẫn dắt để giúp học sinh phân tích và khai thác nội dung.

- Rèn đọc diễn cảm để phát huy tác dụng truyền cảm trực tiếp nội dung
bài văn, bài thơ đến học sinh.
- Các bài văn, bài thơ trong SGK của giáo viên được ghi vắn tắt những
lưu ý về giọng đọc, sắc thái tình cảm (câu, đoạn, toàn bài)
VD: Bài “ Mẹ ốm” (Tiếng việt 4- tập 1)

Bài: “ Trung thu độc lập” (TV4- Tập 1)
6/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4

- Ngoài ra, những từ nào đọc nhấn giọng phải được gạch chân. Những câu văn
nào khó đọc tôi sử dụng các ký hiệu để lưu ý học sinh khi đọc:
Ký hiệu ngắt hơi (/), nghỉ hơi (//),ngồi ra có thể sử dụng thêm các ký
hiệu đọc diễn cảm nếu thấy cần thiết như: lên giọng ( ), xuống giọng ( ), nhấn
giọng hoặc kéo dài giọng ( -> ) ở những từ ngữ quan trọng cần lưu ý khi đọc bài
văn, bài thơ.
VD: Khi đọc bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
(Tiếng Việt 4- Tập 2)
Câu thơ: “ Con mơ cho mẹ / hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn/ vung chày lún sân…//
Hay khi đọc bài: “Tre Việt Nam” (TV4 – Tập 1)
Đoạn thơ: “ Tre xanh /
Xanh tự bao giờ ? //
Chuyện ngày xưa ….. (-) / đã có bờ tre xanh…..// ”
- Trong giáo án tôi ghi rõ trọng tâm luyện đọc diễn cảm từng bài phù hợp với
đối tượng học sinh (chú ý kiểu câu nào, thể hiện tình cảm gì, đoạn nào cần luyện
kĩ…) và có dự kiến các đối tượng học sinh ở từng đoạn.
- Thiết kế, tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo để tạo khơng

khí sơi nổi, vui, nhẹ nhàng trong tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo để sử dụng có hiệu quả, tạo ấn tượng
sâu sắc tới học sinh.
7/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
- Hướng dẫn học sinh cách đọc bài:
+ Khi đọc cần tập trung vào bài đọc.
+ Đọc với niềm say mê có nghĩa là “sống” với nhân vật, biết vui, buồn,
sướng, khổ cùng nhân vật.
Tuy nhiên trong q trình lên lớp cịn nhiều tình huống sư phạm có thể
xảy ra, cần xử lí. Song theo tơi, sự chuẩn bị cho bài dạy càng chu đáo bao nhiêu
càng giúp cho người giáo viên chủ động sáng tạo trên lớp bấy nhiêu.
3.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà:
Để giúp các em học tốt một bài Tập đọc, tôi thường hướng dẫn các em
chuẩn bị bài một cách chu đáo. Cụ thể như sau:
- Trước tiên, các em cần đọc thành tiếng ít nhất 5 lần, sau đó đọc thầm.
Tìm hiểu xem bài Tập đọc đó có thể chia thành mấy đoạn (hoặc mấy khổ thơ) và
nội dung mỗi đoạn (mỗi khổ thơ) là gì.
- Học sinh đọc kĩ phần giải nghĩa các từ ngữ ở cuối bài. Dùng bút gạch
chân những từ ngữ mình thấy khó hiểu để buổi học tới nghe cơ giáo giảng hoặc
nhờ cô giải đáp.
- Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo
khoa bằng hiểu biết của mình (tránh đọc nguyên lời văn trong sách). Từ đó học
sinh có thể hiểu được ý chính của bài Tập đọc.
- Tìm hiểu bài tập đọc thuộc thể loại gì?(thơ hay văn xi). Học sinh có
thể nắm được cách đọc chung của từng loại văn bản.
- Để giúp học sinh đọc tốt, tôi cũng kết hợp với phụ huynh học sinh thống
nhất phương pháp hướng dẫn học sinh học phân mơn Tập đọc tại gia đình (ngay

buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm). Từ đó, phụ huynh học sinh có thể giúp
đỡ con em mình chuẩn bị tốt các bài Tập đọc của giờ học sau.
Ví dụ học sinh chuẩn bị bài “Đường đi Sa Pa” như sau:
- Đọc thành tiếng 5 lần.
- Đọc kĩ các từ chú thích ở cuối bài: Sa Pa, rừng cây âm âm, áp phiên,
Hmơng, Tu Dí, Phù Lá
- Tìm hiểu xem bài có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn cho
biết điều gì?
- Đọc thầm các đoạn và trả lời câu hỏi trong sách
Phần tìm hiểu này giúp học sinh nhớ nội dung bài. Với sự chuẩn bị kĩ như
vậy của học sinh nên buổi học ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh sẽ đọc lưu loát, tiến tới đọc hay,các em chủ động trong việc nắm bắt nội
dung bài đọc, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học.
Chính vì có sự chuẩn bị chu đáo như vậy nên trong những giờ tập đọc tôi
giúp cho học sinh đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu văn bản và đọc diễn cảm khi
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
3.3. Hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc
8/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
Theo tôi, để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh thì khơng chỉ đợi đến
bước luyện đọc lại của mỗi giờ Tập đọc mới rèn cho học sinh mà phải lồng ghép
vào tất cả các bước của một giờ Tập đọc thì hiệu quả mới cao. Bởi vì, học sinh
muốn đọc hay được thì trước hết học sinh phải phải đọc đúng, phải hiểu nội
dung bài, …Chính vì vậy để nâng cao kĩ năng đọc trong các giờ Tập đọc tôi
thường tiến hành như sau:
a.Khởi động:
Để đọc tốt, các em phải thích đọc, có hứng thú học Tập đọc. Chính vì vậy,
ngay từ đầu tiết học tôi chú trọng việc tạo hứng thú cho các em. Thay vì việc gọi

bất kì 1,2 học sinh đọc 1 đoạn do cô chỉ định trong bài cũ để kiểm tra kết quả
luyện đọc giờ trước của học sinh thì tơi cho một hoặc hai em đọc đoạn mình
thích và hỏi vì sao con thích đoạn đó.
Những bài Tập đọc bắt đầu một chủ điểm, tôi cũng không kiểm tra bài cũ
mà tôi giới thiệu chủ điểm rồi bắt vào bài mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
Ví dụ: Với chủ điểm “Măng mọc thẳng”, tôi cho học sinh quan sát tranh và
nêu nội dung bức tranh sau đó giới thiệu: Măng non là biểu tượng của thiếu nhi,
của đội Thiếu niên Tiền Phong, cũng là tượng trưng cho tính trung thực, vì bao
giờ măng cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước rất cần
trở thành những con người trung thực và trong lịch sử dân tộc ta có nhiều tấm
gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Một trong những tấm
gương đó chính là Tơ Hiến Thành mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài Tập đọc ngày
hơm nay.
Có bài tơi cho học sinh xem một đoạn clip, nghe một đoạn trong bài hát
hoặc cho chơi trò chơi liên quan đến bài đọc rồi bắt vào bài.
Ví dụ: Bài “Đơi giày ba ta màu xanh” – Sách T. Việt tập 1, tôi cho học
sinh xem clip về một cậu bé lang thang đánh giày trên đường phố rồi giới thiệu
vào bài.
Bài “Cánh diều tuổi thơ” – Sách T. Việt tập 1, tôi cho học sinh xem clip
về trẻ em nông thôn chơi thả diều -> giới thiệu bài mới.
Bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – sách T.Việt tập 2, tôi
cho học sinh nghe một đoạn bài hát có liên quan rồi giới thiệu bài.
Bài “Bốn anh tài” tơi tổ chức cho cả lớp chơi trị chơi vận động nghe nhạc
bài “Vũ điệu thần tiên” học sinh nhảy tại chỗ theo nhạc, sau đó người quản trị
dừng nhạc, học sinh phải đứng yên không động đậy, học sinh nào cử động sẽ
thua. Giáo viên sẽ khen những bạn nhanh và khéo sau đó bắt vào bài mới.
Có bài tôi dựa vào vốn hiểu biết của học sinh để vào bài như bài “Kéo co”,
tôi cho 1 đến 3 học sinh giới thiệu về trò chơi kéo co mà con biết rồi giới thiệu.
Với cách khởi động như vậy, tôi đã tạo được hứng thú cho các em khi bắt
đầu một tiết học.

b. Luyện đọc đúng
Để học sinh đọc diễn cảm tốt bài văn, bài thơ, đoạn văn, khâu đầu tiên tôi
thường quan tâm là kĩ năng đọc đúng của học sinh. Theo như việc khảo sát phân
loại chất lượng đọc của học sinh đầu năm thì học sinh lớp tơi cịn hạn chế là ba
9/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
em đọc còn ngọng phụ âm l/ n . Những em này thường rất e ngại khi đọc bài.
Chính vì vậy trước hết tơi rèn cho các em phát âm chính xác, rồi đọc đúng, đọc
thơng thạo, lưu loát rồi mới tiến đến rèn kĩ năng đọc diễn cảm.Trong phạm vi đề
tài này việc sửa ngọng cho học sinh tơi sẽ khơng đi sâu mà sẽ trình bày kĩ phần
trọng tâm của đề tài là nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh.
Muốn đọc hay được thì trước hết phải đọc đúng. Ngắt, nghỉ đúng là một
yêu cầu về kĩ thuật đọc, nó chính là một điều kiện quan trọng để đọc diễn cảm
và cảm thụ bài đọc. Chính vì vậy với mỗi bài dạy tơi chọn từ luyện đọc theo khả
năng phát âm của lớp, chọn từ học sinh phát âm chưa chuẩn để luyện. Chọn câu,
đoạn khó hoặc là từ“đắt” để luyện kĩ, lưu ý học sinh cách ngắt nghỉ khi khơng
có dấu câu (ngắt nghỉ tâm lí, ngắt theo sự biểu hiện ý nghĩa). Phân cơng nhóm
bàn đọc và phân vai hợp lí (ln phiên nhóm trưởng điều khiển). Sau đó tơi cho
đại diện một vài nhóm nhận xét mình, nhận xét bạn đọc rồi mới gọi một hoặc
hai nhóm đọc trước lớp. Với việc gọi học sinh nhận xét minh, nhận xét bạn như
vậy, tất cả các nhóm đều phải đọc một cách nghiêm túc tránh được tình trạng
học nhóm chỉ là hình thức mà học sinh lại được rèn thêm về kĩ năng đọc.
Dạy học sinh đọc diễn cảm trước hết phải dạy học sinh ngắt, nghỉ đúng
khi đọc, đặc biệt là với những câu văn dài khó đọc. Nếu học sinh ngắt, nghỉ hơi
không đúng, khi học sinh đọc bài, ta nghe khơng thốt ý, khơng thể hiện được
tình cảm, cảm xúc của câu, đoạn văn, bài đọc.
Ví dụ: Học sinh ngắt nghỉ như sau:
“Những đám mây trắng/ nhỏ sà xuống cửa kính ơ tơ tạo nên cảm giác

bồng bềnh huyền ảo.//”
(Bài: “Đường đi Sa Pa” - TV4- Tập 2)
Ta thấy học sinh ngắt, nghỉ chưa đúng. Chính vì vậy mà khơng thốt được
ý của câu văn. Đối với câu này cần sửa lại cho học sinh cách ngắt, nghỉ hơi bằng
cách:
Tơi gọi học sinh có khả năng đọc mẫu, bạn khác phát hiện cách ngắt, nghỉ
hơi của bạn, sau đó yêu cầu học sinh giải thích dựa vào đâu mà con có cách ngắt
hơi như thế. Học sinh hoặc cơ giáo giải thích dựa vào bộ phận chủ ngữ và vị ngữ
trong câu. “Những đám mây trắng nhỏ” là chủ ngữ cịn “sà xuống cửa kính ơ tơ
tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo” là vị ngữ.
Vậy cách đọc ngắt nghỉ hơi đúng là:
“Những đám mây trắng nhỏ /sà xuống cửa kính ơ tơ tạo nên cảm giác
bồng bềnh huyền ảo.//”
Để hướng dẫn học sinh xác định đúng cách ngắt, nghỉ trong câu dài, khi
đọc tôi căn cứ vào những đặc điểm sau:
- Ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của cả câu văn.
- Đặc điểm tính cách, thái độ, tình cảm, lời nói nhân vật.
- Diễn biến tâm lí, cảm xúc khi đọc.
Như vậy, ngồi việc ngắt nghỉ ở các dấu câu cịn có các trường hợp ngắt, nghỉ như:
- Ngắt, nghỉ tâm lí.
- Ngắt, nghỉ theo ý nghĩa.
10/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
Ví dụ: Khi đọc một số bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở
những câu văn dài. Các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tùy tiện như
sau:
- Đây, những bức tường buồng nhẵn / bóng như mặt ghế đá, hồn tồn
được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín/

khít như xây gạch vữa.
(Ăng Co Vát ,TV 4 tập 2 trang 123).
Ở đây học sinh đã mắc sai lầm khi ngắt giọng tách một từ ra làm đôi. Nếu
ngắt như trên ta thấy ''những bức tường buồng'' có nhẵn, có bóng song chưa thật
tới mức ''nhẵn bóng''. Những tảng đá lựa ghép vào nhau có “kín” có “khít”
nhưng chưa thật “kín khít”.
Trong trường hợp này, tôi cho học sinh nhận xét bạn đọc , phát hiện ra chỗ
bạn ngắt hơi chưa đúng, giải thích lí do. Nếu học sinh chưa giải thích được giáo
viên cho học sinh giải nghĩa từ “nhẵn bóng” và “kín khít” hoặc giáo viên là
người giải thích cho học sinh hiểu nghĩa từ. Từ việc hiểu đúng nghĩa từ các em
có cách ngắt nghỉ hơi đúng.
Vậy cách đọc đúng là:
- Đây/ những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn
được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vng vức/ và lựa ghép vào nhau kín
khít như xây gạch vữa.
Do không nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu văn mà học
sinh cũng dễ đọc sai chỗ ngắt giọng như:
- Nổi bật trên hoa văn/ trống đồng là hình ảnh con người hịa với thiên nhiên.
(Trống đồng Đông Sơn - TV4 tập 2 trang 17).
Với ví dụ trên, học sinh đã đọc sai chỗ ngắt giọng, tách cụm từ' ''hoa văn
trống đồng '' ra làm hai ; Do đó ''Nổi bật trên hoa văn'' trở thành trạng ngữ và
"trống đồng'' trở thành chủ ngữ, làm câu văn bị sai về nghĩa.
Các khảo sát cũng cho thấy, khi đọc thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do
khơng tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ.
Ví dụ:
- Mồ hơi/mẹ rơi má em nóng hổi.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - TV4, tập 2 trang 48).
Hai câu thơ trên học sinh đã ngắt sai, đã tách ''mồ hôi'' ra khỏi cụm từ ''mồ
hôi mẹ rơi '', làm cho nghĩa câu thơ trở nên khác ý của tác giả.
Để khắc phục những lỗi trên, tôi giúp học sinh nắm được các quan hệ nghĩa

của từ trong câu, tạo cho học sinh thói quen thường xuyên thay đổi nhịp thơ
tùy vào quan hệ giữa các từ trong câu bằng cách lưu ý học sinh trong khi đọc
phải hiểu ý nghĩa của từ, của câu thơ. Nếu chưa hiểu có thể tra từ điển hoặc cần
chủ động hỏi cô giáo.
Đối với các bài tập đọc là những bài thơ thì trước hết tôi chú ý dạy học
sinh cách ngắt nhịp các câu thơ cho đúng. Vì thường khi đọc thơ, học sinh mắc
11/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
lỗi ngắt nhịp là do khơng tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ.
Dường như một cách tự nhiên, nếu không được lưu ý về nghĩa, học sinh sẽ ngắt
nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ. Với thơ bốn tiếng,
các em sẽ ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng các em ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, thơ lục
bát ngắt nhịp 2/2/2…
Bên cạnh việc dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa –
ngữ pháp còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, là chỗ ngừng lâu hơn bình
thường hoặc chỗ ngừng khơng do lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc
nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, tập trung chú ý của người nghe vào những từ
ngữ sau chỗ ngừng, những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.
VD: Trong bài : “Gà Trống và Cáo” ( TV4 – Tập 1), tôi chú ý cách ngắt
giọng cho học sinh trong đoạn thơ sau:
“Nhác trông/ vắt vẻo trên cành
Anh chàng Gà Trống/ tinh ranh lõi đời,
Cáo kia, đon đả ngỏ lời:
“Kìa/ anh bạn quý/ xin mời xuống đây…”
c. Tìm hiểu bài:
Phần tìm hiểu bài trong giờ tập đọc cũng rất quan trọng. Vì tìm hiểu bài
tốt thì học sinh mới nắm được nội dung của văn bản, phát hiện được những giá
trị nghệ thuật của các bài văn, bài thơ từ đó các em sẽ đọc hay hơn.

Phần tìm hiểu bài tơi thường áp dụng hình thức dạy học như sau:
- Dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để xác định nội dung của bài.
- Bổ sung câu hỏi để học sinh trả lời theo lơgic, trình tự diễn biến nội dung
truyện, bài đọc giúp các em dễ dàng tiếp nhận bài học.
VD: Khi dạy bài: “Chị em tôi” TV4- Tập 1
Ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa:
1. Cơ chị nói dối ba để đi đâu?
2. Vì sao mỗi lần nói dối cơ chị lại thấy ân hận?
3. Cơ em đã làm gì để cơ chị thơi nói dối?
4. Vì sao cách làm của cơ em lại giúp cô chị tỉnh ngộ?
Tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài như sau:
? Cơ chị xin phép ba đi đâu?
?Cơ có đi học nhóm thật khơng? Con đốn xem cơ đi đâu?
? Cơ nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa?
? Vì sao cơ lại nói dối ba được nhiều lần như vậy?
? Vì sao cơ chị mỗi lần nói dối ba cô chị lại thấy ân hận?-> kết hợp giải nghĩa từ
“tặc lưỡi”
? Theo con đoạn 1 nói đến chuyện gì?
->Từ các câu hỏi dẫn dắt này, học sinh hiểu được cơ chị ham chơi, hay nói dối,
bởi vì người cha thì tin tưởng vào con mình.
? Theo con, lời người chị con đọc thế nào?(lễ phép)- 1,2 HS thể hiện lời chị.
? Lời của ba con đọc thế nào?(nhẹ nhàng) -> 1,2 HS thể hiện lời ba
? Cô em đã làm gì để cơ chị thơi nói dối?
12/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
? Theo con vì sao cách làm của cô em lại giúp cô chị nhận ra việc làm sai của
mình?
? Với cách làm đó cơ cho thấy cô em là người thế nào?

->Cô em là người thông minh, khéo léo, giúp cô chị nhận ra lỗi của mình bằng
cách bắt chước việc làm của cơ chị.
-> Rút ra giọng đọc của cô em(Khôn khéo)
? Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình nói dối?
Giải nghĩa từ “cuồng phong”
? Thái độ của ba ra sao? -> rút ra cách đọc giọng ba.(Buồn rầu)-> 2 học sinh đọc
? Sau khi được em giúp nhận ra thói xấu của mình, cơ chị đã thay đổi thế nào?
? Nội dung chính của đoạn 3 là gì?
? Câu chuyện khun chúng ta điều gì?
Với hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh dễ dàng hiểu tính cách của từng nhân
vật trong câu chuyện từ đó tự phát hiện ra giọng đọc phù hợp với tính cách của
nhân vật ấy.
- Ngồi ra, tơi cịn bổ sung câu hỏi về liên hệ, vận dụng thực tế để giáo dục ý
thức, hành động thực tiễn cho học sinh.
- Tìm từ “đắt” để giải nghĩa theo văn cảnh nhằm khái quát ý nghĩa tư tưởng của
bài đọc.
- Quan sát tranh, phân tích để khái qt ý nghĩa, nội dung bài học.
-Có bài tơi sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát nội dung
VD : Bài “Bốn anh tài” TV4 – tập 2
Để chốt lại nội dung bài tơi đưa ra sơ đồ sau:

Cẩu
Khây

quyết
chí

Nắm
Tay
Đóng

Cọc

sốt
sắng

Lấy Tai
Tát
Nước

hăm
hở

Móng
Tay
Đục
Máng

hăng
hái

diệt
trừ
yêu
tinh

10

Khi quê hương bị yêu tinh tàn phá, thương dân bản, Cẩu Khây đã quyết chi
lên đường diệt trừ yêu tinh. Trên đường đi, cậu gặp những người bạn. Khi biết
13/19



Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
được ý chí của anh, Nắm Tay Đóng Cọc đã sốt sắng, Lấy Tai Tát Nước hăm hở
và Móng Tay Đóng Cọc đã hăng hái xin đi theo. Bốn anh em họ có chung chí
hướng quyết diệt trừ yêu tinh để cứu dân bản.Thật đáng quý khi có sức khỏe và
tài năng nhưng đáng trân trọng và khâm phục hơn là họ biết đem sức khỏe và
tài năng để giúp dân, giúp nước. Chính vì vậy mà họ được nhân dân gọi là bốn
anh tài.
Trong khâu hướng dẫn tìm hiểu bài để giúp học sinh cảm thụ bài văn tôi
luôn lồng việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh (Luyện đọc theo đoạn)
VD : Khi dạy bài: “Đường đi Sa Pa” (TV4 – Tập 2)
+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh đẹp trên đường Sa Pa.
+ Em hãy miêu tả cảnh đẹp trên đường đi Sa Pa qua cách đọc của mình.
Việc luyện đọc diễn cảm cũng có lúc lồng được vào khâu tìm hiểu bài như
vậy nhưng cần có mức độ để đảm bảo việc tiếp thu những nét chính về nội
dung, nghệ thuật của văn bản một cách liên tục sẽ làm cho giờ học sinh động,
nhẹ nhàng, hào hứng.
d. Luyện đọc diễn cảm
Để dạy học sinh thể hiện kết quả hiểu, cảm nhận văn bản bằng giọng đọc
(biết sử dụng một số kĩ năng thông thường đã biết như: ngắt, nghỉ hơi ở câu
văn; ngắt nhịp câu thơ; nhấn giọng, kéo dài giọng ; lên - xuống giọng,…) Giáo
viên không chỉ hướng dẫn học sinh đọc đúng mà còn phải đọc cho hay (diễn
cảm) và hình thành ý thức học tốt. Ở mỗi bài dạy phần luyện đọc lại (luyện đọc
diễn cảm) tôi tổ chức theo hình thức sau:
- Nếu bài tập đọc nào q khó thì giáo viên có thể đọc mẫu đoạn diễn cảm
cho học sinh lắng nghe.
- Chọn những học sinh có giọng đọc phù hợp để đọc trình bày cho cả lớp
nghe. Cả lớp sẽ nhận xét để tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn , bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm ở mức độ phù hợp.

- Kiểm tra và rèn đọc nhiều cho đối tượng học sinh đọc chậm, đọc vấp
(đánh giá nhìn vào sự tiến bộ của từng cá nhân).
- Quan tâm đầu tư hướng dẫn nâng cao cho học sinh có khả năng phát
triển,…
Ở mỗi một bài tập đọc tôi sẽ định hướng cho học sinh chọn một đoạn
trọng tâm hoặc một đoạn hay nhất của bài để luyện đọc kĩ. Trên cơ sở học sinh
đã tìm hiểu kĩ nội dung của bài, phát hiện được những giá trị nghệ thuật trong
các bài văn bài thơ; biết ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài (đối với những
bài văn xuôi) hay ngắt nghỉ đúng nhịp thơ (đối với những bài thơ), tôi yêu cầu
các em sẽ tự đưa ra cách đọc phù hợp với nội dung từng đoạn, nội dung cả bài:
giọng đọc như thế nào? Nhấn giọng ở những từ ngữ nào ? Cụ thể ở mỗi bài tôi
sẽ chiếu đoạn văn cần luyện đọc kĩ lên màn hình rồi yêu cầu học sinh lên bảng
nêu giọng đọc và đánh dấu cách đọc (sử dụng các kí hiệu mà tơi đã quy định với
học sinh ). Sau đó, tơi cùng với học sinh cả lớp nhận xét để đa ra cách đọc phù
hợp nhất rồi cho học sinh luyện đọc.
14/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
Sau đây là ví dụ về cách đọc diễn cảm một số đoạn văn, thơ, mà tôi đã
hướng dẫn học sinh:
Bài “Người ăn xin” (TV4 – Tập 1)
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu khơng có gì để cho ơng cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt
nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ơng lão
nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tơi cũng vừa nhận được chút gì của
ơng lão.

Giọng đọc: Nhẹ nhàng, thương cảm, ngậm ngùi, xót xa. Lời cậu bé đọc
với giọng xót thương ơng lão, lời ơng lão xúc động trước tấm lòng của cậu bé.
Bài: “Chị em tôi” – TV4 – Tập 1

Hai chị em về đến nhà , tơi mắng em gái dám
nói dối ba bỏ học đi chơi, khơng chịu khó học
hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tơi, nó chỉ
thủng thẳng:
- Em đi tập văn nghệ.
- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?
Nó cười , giả bộ ngây thơ:
- Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học
nhóm mà!
Tơi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn
ba, tơi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi
chỉ buồn rầu bảo:
- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên
người.

Bài: “Truyện cổ nước mình” TV4 tập 1
15/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4

Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa .

.


Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền

. Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tơi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sơng chảy có rặng dừa nghiêng soi.
.

e. Củng cố:
Ở phần này trước khi cho học sinh khái quát lại nội dung ý nghĩa của bài
học, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi như: Thi đọc diễn cảm,
sắm vai nhân vật,…để tạo khơng khí học tập vui vẻ, thoải mái, tự nhiên; thường
xuyên thay đổi trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh.
3.4. Luyện đọc trong các giờ học khác.
Để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, tôi không chỉ rèn đọc cho học sinh
trong giờ Tập đọc mà còn rèn cho học sinh trong các giờ học khác.
- Trong giờ Chính tả : Tơi thường kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn
cách phát âm. Khi đọc chính tả tơi phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải tạo điều kiện
cho học sinh viết đúng => đọc đúng. Với các bài tập phân biệt phụ âm dễ lẫn
như: l/n, s/x, r/d/gi, sau khi học sinh làm bài xong, tôi cho các em đọc lại các từ
đó một cách chính xác. Tơi tập trung sửa ngọng cho học sinh
- Với những câu chuyện vui trong giờ Luyện từ và câu hay trong giờ
Tập làm văn, tôi chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh. Học sinh khơng chỉ
được mở rộng vốn từ vựng mà cịn được luyện nói rõ nghĩa, đủ ý qua tiết Tập
làm văn tập xây dựng đoạn văn hay lập dàn ý cho một bài văn…
- Đặc biệt trong giờ Kể chuyện, tơi u cầu học sinh ngồi việc kể đúng

nội dung câu chuyện cần phải kể sáng tạo kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, thể hiện
đúng giọng từng nhân vật trong truyện.
- Ngay trong tất cả các tiết học như Đạo đức, Khoa học, Lịch sử, Địa lí,
Hướng dẫn tự học, Sinh hoạt tập thể, tôi cũng quan tâm rèn đọc cho học sinh với
mục đích giúp các em đọc đúng, đọc hay.
3.5 Giáo viên tích cực bồi dưỡng chuyên môn để dạy tốt.
16/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
Tôi thiết nghĩ để học sinh đọc diễn cảm tốt thì trước hết giáo viên phải là
người đọc diễn cảm tốt. Với giáo viên đọc mẫu tốt cũng đã dạy cho họ sinh được
rất nhiều. Chính vì vậy mà bản thân tơi ln có ý thức rèn luyện cả giọng đọc
lẫn năng lực cảm thụ văn học bằng nhiều biện pháp sau:
- Đối với mỗi bài giảng tơi ln đọc kĩ nhiều lần, tìm hiểu kĩ nội dung để
giúp cho bài giảng đạt hiệu quả cao.
- Thiết kế, tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học sao cho giờ học nhẹ nhàng, thoải
mái, đạt hiệu quả cao.
- Tập phát âm chuẩn, đọc diễn cảm tạo hứng thú cho học sinh.
- Tăng cường dự giờ đồng nghiệp, dự các tiết chuyên đề của tổ, của
trường,… để học tập phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp
- Sưu tầm các bài thơ, bài văn hay để làm tài liệu cho bài giảng.
- Ngoài ra người giáo viên phải có lịng u nghề, mến trẻ, tâm huyết với
sự nghiệp giáo dục.
Tóm lại, để học sinh có khả năng đọc tốt, đọc diễn cảm, tôi đã vận dụng
những biện pháp giúp học sinh luyện đọc như trên. Đồng thời tơi ln kết hợp
linh hoạt sáng tạo việc tìm hiểu bài, luyện đọc trong từng tiết học.
IV. Kết quả thu được:
Do thực hiện những kinh nghiệm trên vào giảng dạy phân môn Tập đọc,

tôi đã đạt đợc một số kết quả như sau:
4.1. Đối với học sinh:
Tất cả học sinh trong lớp tơi đều u thích phân mơn Tập đọc. Các em
đều nắm vững bài đọc, có thói quen luyện đọc kĩ bài, đọc diễn cảm khi tiếp xúc
với bài văn, bài thơ,…Nhiều học sinh đã bộc lộ được khả năng đọc diễn cảm của
mình làm xúc động người nghe. Chất lượng đọc của lớp tơi có sự tiến bộ rõ rệt
so với đầu năm cụ thể như sau:
Chất lượng khảo sát cuối năm:
NHÓM

CHẤT LƯỢNG ĐỌC

SỐ LƯỢNG

Học sinh đọc đúng, lưu loát, diễn cảm

25 em

Học sinh đọc đúng, lưu loát, đọc to, rõ ràng

20 em

Nhóm 2

Học sinh đọc đúng, trơi chảy nhưng đọc cịn nhỏ

10 em

Nhóm 3


Học sinh cịn ngọng

1 em

Nhóm 1

Nhóm 4 Học sinh đọc cịn chưa lưu lốt
5 em
3. 2. Đối với giáo viên :
- Nắm vững thêm phương pháp bộ mơn.
- Có cách giảng bài truyền cảm hơn thu hút sự chú ý và tạo hứng thú học
tập cho học sinh.
- Có ý thức trách nhiệm bồi dưỡng học sinh cảm thụ bài tốt, đọc diễn cảm.

17/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4

C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh
lớp 4 năm học 2016- 2017 do tôi trực tiếp giảng dạy, đạt được kết quả khả quan.
Để thành công trong việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 theo tôi cần chú
ý một số điểm then chốt trong giảng dạy như sau:
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp bộ môn.
- Áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo để gây
khơng khí học tập sinh động, vui, nhẹ nhàng trong tiết học.
- Giáo viên phải rèn luyện giọng đọc để có giọng đọc diễn cảm.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với mỗi bài dạy để bồi dưỡng năng

lực cảm thụ văn học cho học sinh. Từ đó giúp học sinh đọc diễn cảm tốt, nâng
cao cảm xúc thẩm mĩ và khám phá ra cái hay cái đẹp của văn chương.
- Giáo viên cần phải kiên trì uốn sửa cách đọc cho học sinh .Bồi dưỡng
vốn sống, phát huy năng lực cảm thụ văn, tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc
chân thật , thơ ngây của học sinh. Đặc biệt là động viên khích lệ kịp thời khi học
sinh có sự tiến bộ.
- Giáo viên ln phải cập nhật, nâng cao trình độ về cơng nghệ thông tin
- Cần dành 20’->25’ trong tiết để luyện đọc. Tuỳ từng trình độ học sinh ,
giáo viên có thể luyện kĩ đoạn trọng tâm. Cho học sinh thi đọc diễn cảm ở phần
củng cố để giờ học thực sự là niềm mong đợi của học sinh.
2. Khuyến nghị :
Để giúp học sinh Tiểu học có điều kiện học tốt hơn mơn tiếng Tiếng Việt
nói chung cũng như phân mơn Tập đọc nói riêng, tơi có một số ý khuyến nghị
như sau:
- Đề nghị Phòng giáo dục, nhà trường tiếp tục tổ chức các chuyên đề dạy
Tập đọc để giáo viên học hỏi kinh nghiệm dạy.
- Tiếp tục tổ chức lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ của giáo viên về tin
học để giáo viên có thể tự thiết kế những bài giảng điện tử nhằm hỗ trợ cho
việc luyện đọc nói riêng và gây hứng thú trong tiết học Tập đọc nói chung.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong giờ Tập đọc và
đã đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế.
Tơi rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của đồng nghiệp để
tôi thực hiện tốt hơn công việc giảng dạy của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

18/19


Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4
Xác nhận của Ban giám hiệu


Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.

Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2017

19/19



×