Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ôn tập Văn 8 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.63 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ƠN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I</b>



<b>TT Tên bài</b> <b>Khái niệm</b> <b>Dấu hiệu, hình thức, chức năng</b> <b>Ví dụ</b>


1 Câu ghép Câu ghép là những câu
do hai hoặc nhiều cụm
C-V không bao chứa
nhau tạo thành. Mỗi
cụm C-V này được gọi
là một vế câu.


<b>*Có hai cách nối các vế câu:</b>


-Dùng những từ có tác dụng
<b>nối.Cụ thể:</b>


+Nối bằng một quan hệ từ;
+Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+Nối bằng một cặp phó từ, đại từ
hay chỉ từ thường đi đôi với nhau
(cặp từ hô ứng).


-Không dùng từ nối: Trong trường
hợp này, giữa các vế câu cần có dấu
phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai
chấm.


<b>*Các vế của câu ghép có quan hệ ý</b>
<b>nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những</b>
quan hệ thường gặp là: qh nguyên
nhân, qh điều kiện(giả thiết), qh


tương phản, qh tăng tiến, qh lựa
chọn, qh bổ sung, qh tiếp nối, qh
đồng thời, qh giải thích.


<b>*Mối quan hệ thường được đánh</b>
<b>dấu bằng cặp quan hệ từ, những</b>
quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất
định. Tuy nhiên, để nhận biết chính
xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu,
trong nhiều trường hợp ta phải đựa
vào văn cảnh hoặc hồn cảnh giao
tiếp.


+Giá trời khơng mưa
thì chúng tơi sẽ đi chơi.
+Vì mẹ ốm nên bạn
Nghĩa phải nghĩ học.


+Mây đen kéo kín bầu
trời, gió giật mạnh từng
cơn.


+Nắng ấm, sân rộng và
sạch.


3 Trường từ


vựng Trường từ vựng là tậphợp của những từ có ít
nhất một nét chung về
nghĩa.



+ Các từ: thầy giáo,
công nhân nông dân,
thầy thuốc, kỹ sư… đều
có một nét nghĩa chung
là: xét về nghề nghiệp.
4 Từ tượng


hình, từ tượng
thanh


*Từ tượng hình là từ
gợi tả hình ảnh, dáng
vẻ, trạng thái của sự
vật.


*Từ tượng thanh là từ
mô phỏng âm thanh của
tự nhiên của con người.


Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi
được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh
động, có giá trị biểu cảm cao;
thường được dùng trong văn miêu tả
và văn tự sự.


<b>+ Từ tượng hình: rón</b>
rén, lực điền, chỏng
queo.



<b>+Từ tượng thanh: soàn</b>
soạt, bịch, đánh bốp,
nham nhảm.


5 Từ ngữ địa
phương, biệt
ngữ xã hội


*Khác với từ ngữ toàn
dân, từ ngữ địa phương
là từ ngữ chỉ sử dụng ở
<b>một (hoặc một số) địa</b>
<b>phương nhất định.</b>
* Khác với từ ngữ toàn
dân, biệt ngữ xã hội chỉ
được dùng trong một
<b>tầng lớp xã hội nhất</b>
định.


*Việc sử dụng từ ngữ địa phương và
biệt ngữ xã hội phải phù hợp với
tình huống giao tiếp. Trong thơ văn
tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ
thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu
sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã
hội của ngơn ngữ, tính cách nhân
vật.


*Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa
phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm


hiểu các từ ngữ tồn dân có nghĩa
tương ứng để sử dụng khi cần thiết.


* heo-lợn.


*Mợ_mẹ,


trứng ngỗng_điểm 0


6 Trợ từ, thán
từ


<b>*Trợ từ là những từ</b>
chuyên đi kèm với một


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

từ ngữ trong câu để
nhấn mạnh hoặc biểu
thị thái độ đánh giá sự
vật, sự việc được nói
đến ở từ ngữ đó.


<b>*Thán từ là những từ</b>
dùng để bộc lộ tình
cảm, cảm xúc của
người nói hoặc dùng để
gọi đáp.


* Thán từ thường đứng ở đầu câu, có
khi được tách ra thành một câu đặc


biệt.


<b>* Thán từ gồm hai loại chính:</b>
+ Thán từ bộc lộ tình cảm cảm xúc:
+Thán từ gọi đáp:


A, ái, ơ, ôi, ô hay, than
ơi, trời ơi…


Này, ơi, vâng, dạ, ừ


7 Tình thái từ Tình thái từ là những từ
được thêm vào câu để
tạo câu nghi vấn, cầu
khiến, cảm thán và để
biệu thị sắc thái tình
cảm của người nói.


*Tình thái từ gồm một số loại đáng
chú ý như sau:


-Tình thái từ nghi vấn:
-Tình thái từ cầu khiến:
-Tình thái từ cảm thán:


-Tình thái từ biểu thị sắc thái tình
cảm:


*Khi nói khi viết cần chú ý sử dụng


tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh
giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc
xã hội, tình cảm…)


À, ư, hả, chứ, chăng…
Đi, nào, với…


Thay, sao…
Ạ, nhé, cơ, mà…


8 Nói quá Nói quá là biện pháp tu
từ phóng đại mức độ,
quy mô, tính chất của
sự vật, hiện tượng được
miêu tả để nhấn mạnh,
gây ấn tượng, tăng sức
biểu cảm.


<b>Sử dụng trong thơ văn:</b>


Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái
anh hùng!


<b>Sử dụng trong thành</b>
<b>ngữ:</b>


+Bọn giặc hoảng hồn


vắt chân lên cổ mà
chạy.


+Cô Nam tính tình xởi
lởi, ruột để ngồi da.
9 Nói giảm, nói


tránh Nói giảm nói tránh làmột biện pháp tu từ
dùng cách diễn đạt tế
nhị, uyển chuyển, tránh
gây cảm giá đau buồn,
ghê sợ, nặng nề; tránh
thô tục, thiếu lịch sự.


<b>Sử dụng trong thơ văn:</b>


Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời


+ "Chị ấy xấu." có thể
thay bằng "Chị ấy
không đẹp lắm.".


+"Anh ấy hát dở." có
thể thay bằng "Anh ấy
hát chưa hay."


10 Dấu ngoặc
đơn, dấu hai
chấm



<b>*Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu</b>
phần chú thích (giải thích, thuyết
minh, bổ sung thêm)


<b>*Dấu hai chấm dùng để:</b>


-Đánh dấu (báo trước) phần giải
thích, thuyết minh cho một phần
trước đó.


-Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực
tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay
lời đối thoại (dùng với dấu gạch
ngang).


+Lí Bạch (701-762) là
một nhà thơ nổi tiếng
của Trung Quốc.
+Vì chính lịng tơi đang
có sự thay đổi: hơm nay
tơi đi học.


+Người xưa có câu:
“Trúc dẫu cháy, đốt
ngay vẫn thẳng”.


11 Dấu ngoặc
kép



Dấu ngoặc kép dùng để:


-Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn
trực tiếp;


-Đánh dấu từ ngử được hiểu theo
nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa
mai;


-Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập
san,… được dẫn.


-“A, lão già tệ lắm”.
-Cầu Long Biên như
một “giải lụa”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Phần tập làm văn:</b></i>


<i><b>1. Lý thuyết:</b></i>


<i><b>Câu 1:</b> Nêu tính thống nhất về chủ đề của văn bản?</i>


-Chủ đề là đối tượng và vấn đè chinh mà văn bản muốn biểu đạt.


-Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không rời xa hay lạc sang chủ
đề khác.


<i><b>Câu 2:</b> Bố cục của văn bản?</i>


-Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường cá bố cục 3 phần:
mở bài, thân bài, kết bài.



+ Mở bài: giới thiệu nội dung sẽ triển khai, dẫn dắt người đọc nhập cuộc;


+ Thân bài: triển khai nội dung đã giới thiệu ở mở bài, giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra;
+ Kết bài: khẳng định và nâng cao vấn đề đã trình bày ở phần nội dung.


<i><b>Câu 3:</b> Thế nào là liên kết các đoạn văn trong văn bản?</i>


-Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan
hệ ý nhgĩa của chúng


<i><b>Câu 4:</b>Nêu khái niệm về đoạn văn trong văn bản, từ ngữ chủ đề và câu chủ đề?</i>


-Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng
dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu
tạo thành.


-Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì
đối tượng được biểu đạt.


-Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu
hoặc cuối đoạn văn.


<i><b>Câu 5:Tóm tắt văn bản tự sự và các bước tóm tắt?</b></i>


-Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn ngọn nội dung chính (bao gồm
sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.


-Các bước tóm tắt văn bản tự sự:



B1: Đọc kĩ văn bản gốc, chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc
đó.


B2:Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ
có thể kết hợp dẫn nguyên văn một số từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).


<b>Câu 6:Văn bản tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.</b>


-Trong văn bản tự sự rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc(kể chuyện) mà khi kể thường đan xen
các yếu tố miêu tả, biểu cảm.


-Các yếu tố miêu tả biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
<i><b>Câu 7:</b>Thế nào là văn thuyết minh?</i>


-Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức
(kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,...của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội
bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Để bài văn thuyết minh có súc thuyết phục, dễ hiểu,rõ ràng, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp thuyết minh như: nên định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân
tích, phân loại,...


<i><b>Câu 9:</b><b>Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh?</b></i>


-Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.


-Để làm bài văn thuyết minh cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối
tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thich hợp, ngơn ngữ chính xác, dễ hiểu.


-Bố cục bài văn thuyết minh gồm có ba phần;


MB:Giới thiệu đối tượng thuyết minh.


TB:Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,... của đối tượng.
KB:Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.


<b>I. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) : Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: </b>
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!


Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Cịn đâu bóng Bác đi hơm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...”


(Trích “Bác ơi”, Tố Hữu)


1. Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào, thể thơ gì?(0.5 điểm)


2. Hai khổ thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào mà em đã học ở năm lớp 8. (0.5 điểm)
3. Tìm câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ ấy và nêu tác dụng. (1.0 điểm)


4. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày sự hiểu biết của em về Bác Hồ. (2.0 điểm)
<b>II. LÀM VĂN: 6,0 (điểm)</b>


Thuyết minh một đồ dùng học tập đã gắn bó với em.


<b>Phần Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>



<b>I. ĐỌC HỂU</b> <b>4.0</b>


<b>1</b> - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
- Thể thơ: bảy chữ.


0.5đ


<b>2</b> - Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh 0,5đ


<b>3</b> - Câu thơ có sử dụng nói giảm nói tránh:
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!”


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

“Cịn đâu bóng Bác đi hơm sớm”


- Tác dụng của nói giảm nói tránh ở đoạn thơ: nhằm giảm sự xúc động,
đau thương khi Bác qua đời, thể hiện lịng kính trọng của tác giả đối

với vị cha già của dân tộc.



<b>4</b> Viết một đoạn văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ, khơng sai chính tả (khoảng
5-7 câu) thuyết minh về Bác Hồ đảm bảo các ý sau:


- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Sen, xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên khai sinh là Nguyễn Sinh
Cung. Mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Sinh thời Bác có rất
nhiều tên gọi, mỗi tên gọi lại gắn với khoảng thời gian hoạt động cách
mạng riêng và trong những hoàn cảnh riêng.


- Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của
Người là một cuộc đời trong sáng, cao đẹp của một vị anh hùng dân tộc,
một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc. Người đã dành cả cuộc đời mình để cống


hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân.


2.0đ


<b>II. TẬP LÀM VĂN</b> 6.0đ


<b>2</b> <b>A. Yêu cầu chung: Viết đúng phương thức thuyết minh, bố cục rõ ràng,</b>
trình bày sạch đẹp. Diễn đạt trơi chảy, lời văn trong sáng, ít sai lỗi chính tả.


<b>B. u cầu cụ thể: HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác</b>
nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:


<b>1. Mở bài: Giới thiệu về một dụng cụ quen thuộc gắn bó hàng ngày </b>


0.5đ


<b>2. Thân bài:</b>


- Thuyết minh: hình dáng, cấu tạo (cấu tạo bên trong và cấu tạo bên
ngồi) của đồ vật theo trình tự hợp lí.


- Thuyết minh về cơng dụng, ngun lí, cơ chế hoạt động của đồ vật.
- Thuyết minh về lợi ích của đồ vật.


- Thuyết minh về cách sử dụng và bảo quản đồ vật.


5.0đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) : Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: </b>



“Bữa trưa ấy, Mèo con lại nằm lim dim mắt sưởi nắng trên thềm nhà. Mẹ Bống đang xay cối
thóc ù ù, rào rào. Mấy chú gà con chiếp chiếp xúm xít đến nhặt những hạt thóc vãi. Bỗng trong
chuồng gà nghe quác một tiếng thật to. Quác quác, gà mẹ từ trong chuồng kêu thất thanh, xòa cánh
nhảy tót ra ngồi.


Mèo con bỗng lạnh người. Một con rắn đang bạnh to cổ, lắc lư cất cao đầu, trườn mình lên
ổ trứng gà đang ấp.”


(Trích “Cái Tết Của Mèo Con”, Nguyễn Đình Thi)
1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,5điểm)


2. Hãy nêu đặc điểm của từ tượng hình và từ tượng thanh. (0,5 điểm)


3. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các
từ tượng hình, từ tượng thanh ở đoạn văn ấy. (2,0 điểm)


<b>II. LÀM VĂN: 6,0 (điểm)</b>


<b>Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 4-5 câu) kể lại giây phút đầu tiên gặp lại người thân sau những ngày </b>
xa cách, có sử dụng một câu ghép. (xác định câu ghép đó).


<b>Câu 2:Thuyết minh một đồ dùng sinh hoạt trong gia đình em.</b>


<b>Phần</b> <b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>I. ĐỌC HỂU</b> <b>3.0</b>


<b>1</b> Phương thức biểu đạt: tự sự. 0.5


<b>2</b> - Từ tượng hình là những từ gợi tả dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.


- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.


0.5


<b>3</b> - Từ tượng hình: lim dim, xúm xít, lắc lư.


- Từ tượng thanh: ù ù, rào rào, chiếp chiếp, quác quác.


- Tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh ở đoạn văn: kể lại một
cách sinh động sự việc đàn gà và mèo con gặp con rắn; gợi nên cảm giác sợ
hãi, hồi hợp hấp dẫn người đọc.


0.75
1.0
0.25


<b>II. LÀM VĂN</b> <b>7.0</b>


<b>1</b> Viết một đoạn văn tự sự mạch lạc, liên kết chặt chẽ, khơng sai chính tả
(khoảng 4-5 câu) kể lại giây phút đầu tiên gặp lại người thân sau những
ngày xa cách, có sử dụng một câu ghép.


2.0


<b>2</b> <b> Yêu cầu chung: Viết đúng phương thức thuyết minh, bố cục rõ ràng, trình</b>
bày sạch đẹp. Diễn đạt trơi chảy, lời văn trong sáng, ít sai lỗi chính tả.


<b>1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh.</b>


0.5



<b>2. Thân bài:</b>


- Thuyết minh: hình dáng, cấu tạo (cấu tạo bên trong và cấu tạo bên ngồi)
của đồ vật theo trình tự hợp lí.


- Thuyết minh về cơng dụng, ngun lí, cơ chế hoạt động của đồ vật.
- Thuyết minh về lợi ích của đồ vật.


- Thuyết minh về cách sử dụng và bảo quản đồ vật.


4.0


<b>3. Kết bài: Nêu cảm nhận của mình về đối tượng cần thuyết minh.</b> <sub>0.5</sub>
<b>Giới thiệu về chiếc nón lá VN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trong đời sống của người VN tự bao đời,chiếc nón lá đã là người bạn thuỷ chung gần gũi ,gắn liền
với sinh hoạy hàng ngày. Chiếc nón che nắng che mưa cho người nơng dân lúc vất vả cầy cấy trên
đồng hay khi đi dưới trời nắng gắt.


<i><b>2. Thân bài:</b></i> Kết hợp phân tích, so sánh, nêu ví dụ ... để thuyết minh cho sinh động.
<b>a.Nguồn gốc chiếc nón</b>


-Loại nón đặc trưng của người dân Bắc kì xưa là nón thúng.


-Thời đại đổi thay ,nón lá cũng phải thay đổi để hợp với thời đại ,nón chóp nhọn ra đời .ở làng
Chng nón chóp nhọn có khung bằng 16 vành tre chuốt nhỏ ,mỏng ,dễ uốn .đây là kết quả của bao
sự nghiên cứu ,bàn luận lựa chọ để rồi trở thành một quy tắc bất di bất dịch .


<b>b. Đặc điểm cấu tạo của chiếc nón lá</b>


- Dáng nón: hình chóp, sườn phẳng


- Nguyên liệu và sự chuẩn bị: Để làm được một chiếc nón đẹp ,phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá ,sấy
lá,phơi sương ,là lá ,chọn chỉ cước nhỏ, khuôn ,độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ


- Cách làm: Đặt các vịng trịn theo kích cỡ vào khn nón, trải lá...


Nón bài thơ rất mỏng bởi nó chỉ có hai lớp lá ,lớp trong gồm 20 lá ,lớp ngòi gồm 30 lá và lớp bài
thơ,tranh ,được nằm ở giữa .Nón được chằm bằng sợi ni lơng dẻo dai ,săn chắc và có màu trắng
trong .


- Một bộ phận khơng thể thiếu ,giữ cho nón chắc trên đầu người đội là quai nón,quai nón được buộc
vào nón nhờ hai nhơi nón.


<b>d.Tác dụng, giá trị: </b>


Nón lá với cuộc sống của người Việt Nam:


-Nón lá vừa che nắng vừa che mưa là người bạn không thể thiếu của những người phụ nữ ,đặc biệt
là người bạn thuỷ chung của ngừời nông dân chân lấm tay bùn trên ruộng cạn ,dưới đồng sâu... trong
chiến đấu: đội qn nón lá ...


-Với các cơ thơn nữ nón lá không đơn thuần chỉ là vật che nắng che mưa mà cịn là món đồ trang
sức làm tơn thêm vẻ duyên dáng ,dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt .Món đồ trang sức này
khơng cầu kì đắt tiền mà ngược lại nó rất giản dị mộc mạc như chính con người Việt.


-Nón cịn đi vào đời sống văn hoá nghệ thuật ,trong nghệ thuật múa chiếc nón tạo nên một điểm
nhấn rất ấn tượng . Nón quai thao cùng các cơ gái Kinh Bắc góp vui trong các lễ hội :hội Lim ,hội
Chùa Dâu.



- Cùng với áo dài trở thành biểu tượng dân tộc.


- Ngày nay có rất nhiều kiểu mũ được biến tấu để phù hợp thời trang nhưng chiếc nón vẫn có vẻ đẹp
riêng đầy hấp dẫn


d)Bảo quản: Dùng xong nên treo, phơi ,giặt quai.


<i><b>3. Kết bài:</b></i> Cơng dụng và sự gắn bó của các đồ vật với con người trong hiện tại và tương lai.


-Ngày nay ở các đô thị ,không thấy học sinh đội nón đến trường mà chỉ thấy những chiếc mũ đủ
màu sắc .Nhưng ở trên những đường làng ,trong các chợ quê, chiếc nón trắng vẫn nhiều và thấy ưa
nhìn dễ mến .Các bà, các mẹ, các cơ thơn nữ ...làm sao rời được chiếc nón q hương


<b>Giới thiệu SGK NV8</b>
<b>Mở bài:</b>


- Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sống con người.
- Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 8, tập một.
<b>Thân bài:</b>


- Giới thiệu xuất sứ của sách:


+ SGK Ngữ văn 8, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản giáo dục Việt nam.


+ các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương Việt Nam.
- Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngồi của sách:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

kiểu chữ hoa mềm mại: "Ngữ văn" màu xanh da trời. Số 8 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ
nhìn, dễ nhận ra. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn.



+ Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế quen thuộc của
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối
trang là mã vạch và giá tiền.


- Giới thiệu bao quát bố cục của sách:


+ SGK Ngữ văn 8, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần.


+ mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài tiếng Việt và 1 bài tập làm văn.
+ Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6, lớp 7.


- Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách:


+ Ở phần văn học, HS sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu
thế kỷ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm
đặc sắc của Mỹ, tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga.


+ Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn,
vừa cung cấp trí thức, vừa giúp học sinh luyện tập.


+ Ở phần tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự. HS còn được học thêm một thể loại rất mới
là văn thuyết minh.


- Nêu cách sử dụng, bảo quản sách:


+ Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, khơng quăng quật, khơng
vo trịn, khơng gập đơi vuốn sách.


+ hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuốn sách một chiếc áo ni lông vừa bền, vừa đẹp để sách
sạch hơn, an toàn hơn.



<b>Kết bài:</b>


Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.


<i><b>Giới thiệu về một vật dụng trong gia đình.</b></i>


Bài làm


Đời sống của con người thì ngày càng tiến bộ.Các vật dụng trong gia đình đáp ứng cho cuộc sống
của con người cũng ngày một tiến bộ theo.Trong số đó,phích nước là một vật liệu thơng dụng trong
gia đình mà chắc hẳn gia đình nào cũng phải sử dụng đến..


Phích nước là một đồ dùng trong gia đình dùng để giữ cho nước được nóng lâu.Hiện nay trên thị
trường có rất nhiều loại phích có mẫu mã,kiểu dáng khác nhau,có loại phích điện hiệ đại mà chỉ có
các gia đình có kinh tế khá mới sử dụng.Nhưng loại phích dạng thơng thường vẫn được sử dụng
nhiếu hơn cả.


Phích nước có dạng hình trụ,cao khoảng 49 đến 50 cm.Cấu tạo gồm hai phần :vỏ phích và ruột
phích.Vỏ phích có thể được làm bằng nhựa hoặc nhơm.Bên ngồi vỏ phích người ta thường trang trí
hoa văn,hình vẽ trơng rất đẹp mắt.Dọc theo thân vỏ có một cái quai cầm để người sử dụnh dễ


cầm,mang,xách và thuận lợi cho việc chế nước từ trong phích ra ngồi.Ngồi ra,trên vỏ phích cịn có
một cái quai xách chắc chắn để thuận tiện cho việc di chuyển phích nước.Bên trong vỏ phích được
làm làm bằng thủy tinh có tráng thủy để giử độ nóng cho nước trong 1 thời gian nào đó.Nút phích là
một bộ phận dùng đậy ruột phích ,nút phích có thể là nhựa,gỗ hoặc bằng nút thủy tinh trịn.Nút
phích cịn được bao đậy bởi nắp phích.Nắp phích được làm bằng nhực hoặc làm bằng nhơm tùy theo
chất liệu của vỏ phích.


Cách sử dung phích nước thì rất đơn giản.Ta chỉ cần chế nước sôi vào ruột phích,sau đó đậy chặt


nuts phích và nắp phích lại,khi nào cần thì mới mở nắp phích ra để lấy nước.Thơng thường,các loại
phích dạng này chỉ giữ đươc nước nóng khơng q 6 tiếng.Khi mới mua về,chúng ta khơng nên sử
dụng ngay mà phải cho nước ấm hoặc một ít nước giấm khoảng từ 50-60 độ C vào ruột phích,tráng
đều để ruột có khả năng giữ nhiệt cao.Ruột phích là một bộ phận quan trọng nhất của phích nước,vì
thế khi mua,ta phải quan sát thử xem ruột phích có bị nứt hay khơng.Một kinh nghiệm để chọn
phích nước là áp tai vào miệng phích,nếu nghe tiêng"o..o"thì là phích tốt.Khi lựa mua phích
nước,người tiêu dùng cần phải lưạchọn thạt kĩ và chính xác thì mới có thể xài phích được lâu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

phải tốn nhiều thời gian đun nước.Mỗi lần như vậy không những mất nhiều thời gian của ta mà còn
hao tốn gas,điện..


Việc bảo quản phích nước thì cũng rất đơn giản.Sử dụng lâu,ruột phích sẽ bẩn và có nhiều cặn.Vì
thế chiúng ta nên lau rửa thường xuyên.Có thể cho một ít giấm hoặc chanh vào để rửa,sau đó rửa lại
bằng nước sạch.Đặc biệt khi sử dụng phải chú ý nhẹ nhàng cẩn thận khi đặt phích xuống.Hơn
nữa,phải đặt phích ở một vị trí thật an tồn,khơng nên đẻ quá thấp,tránh xa tầm tay trẻ em và cũng
không nên để quá cao khi lấy sẽ khó khăn và có thể gây ra tai nạn nước sơi.Tốt nhất là nên đặt ở một
độ cao nhất định và dễ lấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×