Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở TỈNH BẮC NINH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.23 KB, 35 trang )

1
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH XUÂN

DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
XANH Ở TỈNH BẮC NINH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2020


2
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH XUÂN

DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
XANH Ở TỈNH BẮC NINH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 931 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS Mai Thế Hởn
2. TS Trần Hoa Phượng

HÀ NỘI - 2020




3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp xanh đã làm gia tăng nhu cầu
đối với nhiều ngành dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, như dịch vụ giống
cây, con chất lượng cao, thân thiện với môi trường, dịch vụ cung cấp phân bón hữu
cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, dịch vụ nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật sản
xuất nông nghiệp xanh và các dịch vụ liên quan đến thu hoạch, bảo quản sau thu
hoạch, dịch vụ chế biến và tiêu thụ nông sản xanh. Hệ thống các dịch vụ cho phát
triển nông nghiệp xanh càng đồng bộ, hiện đại thì các khâu, chuỗi của q trình sản
xuất nơng nghiệp xanh càng đáp ứng được các tiêu chuẩn của thực hành sản xuất
nông nghiệp xanh. Chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp tăng lên, thu
nhập của người dân nâng cao và môi trường sinh thái khu vực nơng thơn được bảo
vệ sẽ góp phần thúc đẩy nơng nghiệp, nơng thơn phát triển bền vững.
Vị trí địa lý, kinh tế thuận lợi là ưu thế để Bắc Ninh xác định mục tiêu phát
triển nền nông nghiệp xanh với hệ thống dịch vụ nông nghiệp đồng bộ, hiện đại.
Hệ thống dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh của Bắc Ninh ngoài các hoạt
động dịch vụ truyền thống như khuyến nông, dịch vụ hạ tầng cho phát triển nông
nghiệp, dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp... đã hình thành và phát triển,
hiện vẫn cịn thiếu các dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc nơng nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, dịch vụ cung ứng các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào (giống cây, con
chất lượng cao, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật) thân thiện với môi trường,
dịch vụ bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ liên kết với doanh nghiệp
theo chuỗi giá trị nông nghiệp xanh.
Do vậy, dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh đang trở thành một yêu cầu
bức thiết góp phần phát triển nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền
vững. Với ý nghĩa như vậy, vấn đề: “Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở
tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ chuyên

ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


4
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về
nông nghiệp xanh, dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, từ đó, phân tích thực
trạng, gợi ý những giải pháp đối với dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh tỉnh
Bắc Ninh nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh theo
hướng xanh, bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đặt ra gồm:
- Hệ thống hóa những cơng trình khoa học trong và ngồi nước có liên quan
đến dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp xanh, những kết quả nghiên cứu có thể kế
thừa cả về lý luận và thực tiễn, và những khoảng trống được nghiên cứu trong luận
án về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh theo hướng bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở
tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, chỉ ra
những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp đối với dịch vụ cho phát triển nông
nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp xanh,
trong đó tập trung vào nội dung của các loại hình dịch vụ cho nơng nghiệp xanh, cơ
chế chính sách của tỉnh Bắc Ninh với dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học Kinh tế chính
trị: Trừu tượng hố khoa học, lơgíc kết hợp với lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống
kê, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn,... để giải quyết các vấn đề đặt ra trong

nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Một là, nghiên cứu các cơng trình khoa học của các tác giả trong và ngoài
nước liên quan đến dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, luận án đã chỉ ra


5
những khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu về dịch vụ cho
phát triển nông nghiệp xanh.
Hai là, góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ cho
phát triển nơng nghiệp xanh như: Quan niệm, đặc điểm, vai trị, các nhân tố ảnh
hưởng và những kinh nghiệm trong cung cấp các loại hình dịch vụ cho phát triển
nơng nghiệp xanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển nơng nghiệp
theo hướng bền vững.
Ba là, phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan thực trạng dịch vụ
cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018, chỉ ra những
kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2030 có tính khả thi, phù
hợp với điều kiện địa phương để thúc đẩy dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở
tỉnh Bắc Ninh góp phần phát triển bền vững nơng nghiệp, nơng thơn Bắc Ninh.
6. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu gồm 4 chương 11 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI DỊCH
VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC LIÊN QUAN

ĐẾN NÔNG NGHIỆP XANH VÀ DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về nơng nghiệp xanh
Báo cáo của UNEP-UNCTAD (2010), Organic Agriculture: Opportunities for
Promoting Trade, Protecting the Environment and Reducing Poverty (Nông nghiệp
hữu cơ: cơ hội để thúc đẩy thương mại, bảo vệ môi trường và giảm nghèo),
Switzerland; OECD's Review of Agricultural Policies in Israel (Đánh giá của OECD về
chính sách nơng nghiệp ở Israel) của Gilad Shachar (2010); "Post-national Organic:
Globalization and the Field of Organic Food in Israel" (Bài viết về quốc gia hữu cơ:
Tồn cầu hóa và thực phẩm hữu cơ ở Israel), của Rafi Grosglik (2015); Indonesia’s
‘Green Agriculture’ Strategies and Policies: Closing the Gap between Aspirations and
Application (Các chiến lược và chính sách "Nông nghiệp xanh" của Indonesia: Rút
ngắn khoảng cách giữa những khát vọng và ứng dụng), của nhóm tác giả Beria
Leimona, Sacha Amaruzaman, Bustanul Arifin, Fitria Yasmin, Fadhil Hasan, Herdhata
Agusta, Peter Sprang, Steven Jaffee and Jaime Frias (2015); Organic farming,
sustainable agriculture and green marketing for fostering green economy (Nông nghiệp
hữu cơ, nông nghiệp bền vững và marketing xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh), của
A. N. Sarkar (2015); Organic agriculture in the twenty-first century (Nông nghiệp hữu
cơ trong thế kỷ XXI), John P. Reganold & Jonathan M. Wachter (2016); Organic
Agriculture in Uzbekistan: Status, practices and prospects (Nông nghiệp hữu cơ ở
Uzbekistan: Hiện trạng, thực tiễn và triển vọng). Aziz Nurbekov, Uygun Aksoy, Hafiz
Muminjanov and Alisher Shukurov (2018); The World of Organic Agriculture.
Statistics and Emerging Trends 2019 (Thế giới nông nghiệp hữu cơ. Thống kê và Xu
hướng mới nổi, 2019) của nhóm tác giả Helga Willer and Julia Lernoud, (2019);
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp


7
Influence of participation in agricultural support services on income from
agriculture: results from the multiple regression model - A case from rural northwest

Pakistan, (Ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp đến thu nhập của người dân từ
hoạt động nông nghiệp: kết quả nghiên cứu từ mơ hình hồi quy đa biến - Trường hợp
của khu vực nông thôn Tây Bắc Pakistan), của nhóm tác giả Inayatullah Jan and
Winfried Manig (2008); Báo cáo Overview of the development of agricultural
technology extension in China (Tổng quan về sự phát triển công nghệ nông nghiệp ở
Trung Quốc), National Agricultural Technology Extension and Service Center
(NATESC) (2012); "2015 Precision Agricultural Services Dealership Survey Results" (Kết quả khảo sát đại lý dịch vụ nơng nghiệp chính xác 2015), của nhóm tác giả Bruce
Erickson and David A. Widmar (2015); Supervision report about Agricultural Services
Support Project in Botswana (Báo cáo giám sát về Dự án hỗ trợ dịch vụ nơng nghiệp
tại Botswana), của nhóm tác giả Muleya Palani, Robson Mutandi (2018).
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
Ecosystem services and agriculture: Cultivating agricultural ecosystems for
diverse benefits (Dịch vụ hệ sinh thái và nơng nghiệp: Ni dưỡng hệ sinh thái nơng
nghiệp vì lợi ích đa dạng sinh thái) của nhóm tác giả Scott M. Swinton, Stephen
K. Hamilton, Frank Lupi, G. Philip Robertson (2007); Organic agriculture and
ecosystem services (Nông nghiệp hữu cơ và dịch vụ hệ sinh thái), của nhóm tác giả
Harpinder S. Sandhu, Stephen D. Wratten, Ross Cullen (2010); Effects of organic
farming on biodiversity and ecosystem services: taking landscape complexity into
account (Ảnh hưởng của canh tác hữu cơ đến đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh
thái: có tính đến yếu tố tác động của cảnh quan), của nhóm tác giả Camilla Winqvitst,
Johan Ahnstrom, Jan Bengtsson (2012); Ecosystem Services in Biologically
Diversified versus Conventional Farming Systems: Benefits, Externalities, and TradeOffs (Các dịch vụ hệ sinh thái trong các hệ thống canh tác đa dạng sinh học so với các
hệ thống canh tác thơng thường: Lợi ích, Ngoại tác và Sự đánh đổi), của nhóm tác giả
Claire Kremen, Albie Miles (2012); Farming for Ecosystem Services: An Ecological
Approach to Production Agriculture (Ươm mầm cho các dịch vụ hệ sinh thái: Cách tiếp


8
cận sinh thái đối với sản xuất nông nghiệp), của nhóm tác giả G. Philip Robertson,
Katherine L. Gross, Stephen K. Hamilton, Douglas A. Landis, Thomas M. Schmidt,

Sieglinde S. Snapp, and Scott M. Swinton (2014); Report about Innovative Distribution
Network of Organic Products in Latvia: Agricultural Service Cooperative Society
“Zaļais grozs” (Báo cáo về mạng lưới phân phối sáng tạo các sản phẩm hữu cơ ở
Latvia: Hiệp hội hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp “Zaļais grozs") của tác giả Kata Gocs
(2016); Finder insights series agritech report 2017 (Báo cáo phân tích sâu về công nghệ
cao trong nông nghiệp Israel 2017), của Fredrik Liljedahl (2017); Mobilizing Science,
Technology, and Innovation to Transform Japanese Agriculture (Huy động khoa học,
công nghệ và đổi mới để chuyển đổi nông nghiệp Nhật Bản), của Yuko Harayama
(2017); Ecosystem Services: Key Issues (Dịch vụ hệ sinh thái: Các vấn đề chính), của
Mark Everard (2017); Ecosystem Management Approach for Agricultural Growth In
Mountains: Farmers’ Perception of Ecosystem Services And Dis-Services in KashmirIndia (Phương pháp quản lý hệ sinh thái cho tăng trưởng nông nghiệp ở vùng núi:
Nông dân nhận thức về dịch vụ và dịch vụ hệ sinh thái ở Kashmir-Ấn Độ), của nhóm
tác giả S.H. Baba; S.A. Wani (2018) Organic farming for sustainable agriculture with
focus on agricultural extension strategies for motivating farmers towards organic
farming (Canh tác hữu cơ cho nông nghiệp bền vững, tập trung vào các chiến lược
khuyến nông để thúc đẩy nông dân hướng tới canh tác hữu cơ) của nhóm tác giả K.B.
Suneetha Devi, K. Mamatha and Dr P. Laxmi narayana (2018),
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG
NGHIỆP XANH VÀ DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP XANH

1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp và nông
nghiệp xanh
"Cách mạng xanh Châu Phi và những vấn đề đặt ra trong phát triển nông
nghiệp ở Châu Phi", của tác giả Trần Thị Lan Hương (2008), Tạp chí Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đơng; Giáo trình nơng nghiệp hữu cơ do GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
chủ biên (2012); Đề tài “Tác động kinh tế - xã hội và môi trường của sự phát triển
nông nghiệp xanh” do TS. Trần Ngọc Ngoạn làm chủ nhiệm; Tham luận "Tiếp cận


9

kinh tế xanh trong phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng xanh trong quy hoạch
vùng nông nghiệp chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020" của nhóm tác giả
Nguyễn Hùng Cường, Lê Thái Bạt, Bùi Sĩ Nam, Nguyễn Ngọc Tân (2013); Bài báo
“Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh: Tiếp cận hành vi sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Trọng Hoài
(2014); Bài báo"Về phát triển nơng nghiệp xanh, lợi ích, nhận thức và lựa chọn" của
PGS.TS Khuất Đăng Long (2016); "Hậu Giang: Ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp" của Huỳnh Trường Vĩnh (2018).
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về dịch vụ nơng nghiệp và dịch vụ cho
phát triển nông nghiệp xanh
Đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước “Nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ và kinh tế thị trường phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu
tại Việt Nam”, do TS Nguyễn Văn Nghiêm (2011) làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu
Rau Quả là cơ quan chủ trì; “Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp
nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ” của nhóm tác giả Mai Văn Nam và Hồng Phương
Đài (2012); Luận án “Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng
Đông Bắc Bắc bộ theo hướng phát triển bền vững" của Tạ Thị Thanh Huyền (2012);
"Hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp với kinh tế hộ nơng dân ở tỉnh Thái
Bình và Hịa Bình" của Nguyễn Trọng Đắc, Trần Mạnh Hải, Bạch Văn Thủy (2014);
Luận án “Ảnh hưởng của các chương trình khuyến nông chuyển giao ứng dụng kỹ
thuật nông nghiệp đối với thu nhập của nông dân trồng lúa ở Đồng bằng Sơng Cửu
Long” của Đồn Ngọc Phả (2014); "Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh
Quảng Nam” của Lê Văn Thu (2015); "Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO” của Lê Xn Tạo (2015); Cơng
trình“Nghiên cứu giải pháp phát triển Sở giao dịch hàng hóa nơng sản ở Việt Nam”,
do PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền (2016) làm chủ nhiệm; Cơng trình“Nghiên cứu
ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất một số loại rau phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở
các tỉnh phía Bắc do TS Đồn Xn Cảnh (2016) làm chủ nhiệm; Cơng trình“Xây
dựng mơ hình ứng dụng cơng nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất rau an toàn



10
tại xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội)”, Đề tài khoa học cấp Bộ do TS Nguyễn
Quốc Hùng (2016) làm chủ nhiệm; "Thực trạng và xu thế phát triển của hệ thống phân
phối nơng sản an tồn của Việt Nam hiện nay. Kinh nghiệm của Thái Lan và bài học
cho Việt Nam" của nhóm tác giả Đinh Thị Ninh Giang, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm
Thanh Hiền (2018); "Hiện trạng ứng dụng công nghệ gen ở các nước châu Âu (Anh,
Pháp, Đức) trong lĩnh vực y dược và nông nghiệp" của nhóm tác giả Lê Thị Thu Hiền,
Lê Thị Thu Hà, Phạm Lê Bích Hằng, Nguyễn Hải Hà (2018).
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.3.1. Những điểm kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu khoa học được
nêu trong luận án
Các nghiên cứu trong và ngồi nước về nơng nghiệp xanh và dịch vụ cho phát
triển nông nghiệp xanh đã làm rõ những vấn đề cơ bản sau:
Một là, phát triển nông nghiệp xanh là cách thức sản xuất nơng nghiệp địi hỏi
đảm bảo gắn kết chặt chẽ mục tiêu tăng trưởng và phát triển nông nghiệp với mục
tiêu nâng cao chất lượng môi trường và nguồn lực được dùng trong nông nghiệp, đảm
bảo khả thi về kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân.
Hai là, các công trình nghiên cứu đã làm rõ được vai trị và tầm quan trọng
của dịch vụ cho phát triển nông nghiệp và dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh.
Ba là, ở góc độ thực tiễn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra những ưu
điểm và hạn chế của các chính sách của Nhà nước ở trung ương và chính quyền các
địa phương về khuyến khích, hỗ trợ các loại hình dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp
xanh nhằm tập trung nguồn lực cơng và khuyến khích các khu vực tư nhân tham gia
chuỗi cung ứng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh cho người nông dân.
Bốn là, kết quả nghiên cứu, tổng hợp về các sáng kiến, mơ hình dịch vụ cho
phát triển nơng nghiệp xanh đã và đang được ứng dụng tại những nước phát triển;
kinh nghiệm của các địa phương về phát triển nông nghiệp xanh và dịch vụ cho phát
triển nông nghiệp xanh là bài học về xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy dịch vụ

cho phát triển nông nghiệp xanh đối với tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.


11
1.3.2. Những khoảng trống được luận án nghiên cứu
Khái quát những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về hoạt động dịch
vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, tác giả luận án cho rằng đây là mơ hình dịch vụ
cịn tương đối mới, đang được hình thành và phát triển cả về lý luận và thực tiễn.
Chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể về dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp xanh
góp phần phát triển nơng nghiệp xanh ở địa bàn cấp tỉnh, cụ thể là tỉnh Bắc Ninh và
cơ chế, chính sách của chính quyền cấp tỉnh thúc đẩy loại hình dịch vụ này phát
triển đồng bộ, hiện đại. Vì vậy, trên cơ sở tổng quan các vấn đề đã được đề cập, còn
những khoảng trống luận án phải tiếp tục làm rõ:
Về mặt lý luận, luận án hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về dịch vụ cho
phát triển nông nghiệp xanh ở địa bàn cấp tỉnh, gồm các nội dung: làm rõ khái
niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh; nội dung và
các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn cấp
tỉnh dưới tác động của quá trình biến đổi khí hậu.
Về mặt thực tiễn, luận án khảo cứu kinh nghiệm thúc đẩy dịch vụ cho phát triển
nông nghiệp xanh của một số nước trên thế giới và một số tỉnh của Việt Nam để từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng
dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018. Trên
cơ sở khung lý thuyết và thực tiễn đã được làm rõ, luận án đề xuất phương hướng và
một số giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh đáp ứng yêu
cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp xanh cả nước
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP XANH
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRỊ CỦA DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP XANH
2.1.1. Khái niệm dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh


12
2.1.1.1. Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm
hàng hóa khơng tồn tại dưới hình thái vật thể, không tách biệt khỏi sản xuất, không
dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống của con
người. Dịch vụ khác với hàng hoá vì dịch vụ là hoạt động/lợi ích hỗ trợ cho q trình
sản xuất ra của cải vật chất, nó khơng có hình dáng, kích thước, màu sắc nên khơng
nhìn thấy được. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao
động xã hội và nền kinh tế thị trường, dịch vụ dần trở thành một ngành kinh tế quan
trọng trong cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong nền kinh tế quốc dân...
Trong phạm vi luận án, tác giả đưa ra quan điểm dịch vụ là lĩnh vực hỗ trợ cho
các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, cầu nối giữa giữa sản xuất với tiêu dùng,
thực hiện quá trình trao đổi giữa các vùng, giữa thành thị với nơng thơn. Trong q
trình sản x́t, dịch vụ có vai trị đáp ứng đầy đủ các nhu cầu “đầu vào” và khả năng
tiêu thụ sản phẩm, giải quyết “đầu ra” cho sản xuất.
2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp xanh
Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ địi hỏi những cơng nghệ cao để nâng
cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, cân bằng hệ sinh thái
tự nhiên, mà còn phải đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho người nơng dân.
Nơng nghiệp thế giới đang hướng đến tính xanh, bền vững, theo các tiêu chuẩn thực
hành nông nghiệp tốt để đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, ít tác
động đến mơi trường, góp phần làm chậm lại q trình biến đổi khí hậu.
Ở góc độ nghiên cứu của luận án, theo tác giả luận án, nông nghiệp xanh là
nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, cơng nghệ sử dụng hợp lý,
tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài

nguyên thiên nhiên. Nơng nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông
sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và
giúp cho người nơng dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài


13
nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp.… đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột
kinh tế, xã hội và mơi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.
2.1.1.3. Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
* Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp
Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp là hoạt động phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và địa bàn nông thôn được biểu hiện qua các hình thức cung ứng và tiếp nhận
các sản phẩm dịch vụ nông nghiệp, phản ánh mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân
trong quá trình cung ứng và tiếp nhận, sử dụng các phẩm dịch vụ nông nghiệp, đáp
ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư nông thôn.
* Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
Từ những quan niệm về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp và nông nghiệp
xanh, luận án đưa ra quan niệm về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh:
Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh là những hoạt động cung cấp quy
trình, cơng nghệ, thơng tin, tư vấn, thiết bị, vật tư nông nghiệp, thị trường... cho quá
trình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp xanh.
2.1.1.4. Phân loại dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp xanh
* Theo chủ thể thực hiện thì dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp xanh có thể
chia thành các loại như sau:
- Dịch vụ nông nghiệp công ích do Nhà nước thực hiện.
- Dịch vụ nông nghiệp xã hội do các tổ chức xã hội thực hiện.
- Dịch vụ nông nghiệp tư nhân do các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá
nhân cung cấp.
* Theo q trình mua bán hàng hóa nơng sản thì có thể chia dịch vụ cho
phát triển nông nghiệp xanh thành 3 hình thức:

- Dịch vụ nơng nghiệp trước khi bán hàng.
- Dịch vụ nông nghiệp trong bán hàng.
- Dịch vụ nông nghiệp sau bán hàng.


14
* Theo công dụng của dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp xanh có hai loại
dịch vụ đầu vào sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tiêu dùng của khu vực nông
nghiệp, nông thôn.
- Dịch vụ đầu vào sản xuất nông nghiệp.
- Dịch vụ tiêu dùng khu vực nông nghiệp, nông thôn
* Theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, dịch vụ cho phát triển
nông nghiệp xanh được phân chia thành các loại dịch vụ cung ứng các yếu tố phục
vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, gồm:
- Dịch vụ cung ứng yếu tố đầu vào cho nông nghiệp xanh như: Dịch vụ cung
ứng giống cây, con có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu; Dịch vụ cung ứng
phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường; Dịch vụ vật tư
nông nghiệp; Dịch vụ khuyến nông; Dịch vụ khoa học, công nghệ, nghiên cứu
chuyển giao công nghệ xanh.
- Dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu ra cho nông nghiệp xanh như: Dịch vụ chế
biến, bảo quản sau thu hoạch; Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu
sản phẩm nông nghiệp; Dịch vụ hỗ trợ và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
2.1.2.1. Dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp xanh mang tính chun
nghiệp và linh hoạt trong hoạt động cung ứng
Sản xuất nơng nghiệp xanh địi hỏi phải việc áp dụng đồng bộ các quy trình,
cơng nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng
hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự liên kết giữa hộ nông dân và doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp xanh với hình thức doanh nghiệp
cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, giải pháp kỹ thuật, công nghệ

cho người nông dân giúp cho hoạt động sản xuất của người nông dân được tiến hành
quy củ, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và hiệu quả mang lại cũng đảm bảo hơn.
2.1.2.2. Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ngày càng đa dạng,
phong phú và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường


15
Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh trong nền kinh tế thị trường hiện đại
hết sức đa dạng, phong phú. Từ những dịch vụ cung ứng cây, con giống có năng suất
cao, an tồn và đảm bảo tính cân bằng với môi trường sinh thái đến những dịch vụ tư
vấn, ứng dụng giải pháp công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên
nước. Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh hỗ trợ người nông dân xây dựng
thương hiệu và nhận dạng thương hiệu nông sản sạch, an toàn đối với người tiêu dùng
để hoàn tất chu trình "từ trang trại đến bàn ăn", giúp người tiêu dùng được sử dụng
thực phẩm an toàn thực sự trong bối cảnh thị trường nông sản chưa "xanh, sạch".
2.1.2.3. Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh chịu tác động mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
Thế giới hiện đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay là
"công nghiệp 4.0" với các thành tựu của Trí tuệ Nhân tạo, với máy móc tự động và
thông minh như ô-tô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học
và công nghệ nano,... khiến cho dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ngày càng
chịu phụ thuộc mạnh mẽ vào những tiến bộ khoa học công nghệ. Sự phát triển của
công nghệ sinh học cho phép chọn tạo ra những giống cây trồng, vật ni mới có
khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật ni, từ đó tăng giá trị gia
tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp. Các tiến bộ khoa học cơng nghệ khác như
thuỷ lợi hố, cơ giới hóa, điện khí hố, hố học hố, cải tạo đất, hệ thống tưới tiêu...
giúp cho việc canh tác và chăn nuôi sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất,
nước, năng lượng hóa thạch. Đồng thời, giảm thiểu những tác hại của q trình sản
xuất đối với mơi trường sống và sức khỏe của người sản xuất.

2.1.2.4. Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh đáp ứng nhu cầu riêng
lẻ của các doanh nghiệp, hộ sản xuất nhưng đòi hỏi quy mơ cung cấp và chi phí
giao dịch cao
Do đặc thù của thị trường nơng nghiệp mang tính rủi ro cao nên dịch vụ cho
phát triển nông nghiệp xanh cũng chịu tác động từ thị trường nông nghiệp. Giá cả
của các sản phẩm nơng nghiệp xanh có sự biến động mạnh, phụ thuộc theo mùa vụ


16
và nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng tác động mạnh đến nhu cầu đầu tư cho sản xuất nông
nghiệp xanh, khiến nhu cầu về các dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp xanh có sự
biến động. Mặt khác, hiện nay sản xuất nơng nghiệp xanh ở Việt Nam nói chung và
ở Bắc Ninh chủ yếu có quy mơ nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết ở cấp vùng, miền nên nhu
cầu về dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp xanh tuy đa dạng song lại nhỏ lẻ,
phân tán. Sản lượng nông sản thu được thấp hơn so với năng lực phục vụ của các
dịch vụ đầu ra. Sự bất đối xứng về cung - cầu của các dịch vụ cho phát triển nơng
nghiệp xanh, chi phí sản xuất cao, phải đáp ứng các tiêu chuẩn về công nghệ, nhân
lực, khả năng cung ứng hạn chế khiến cho giá cả của các dịch vụ này cao hơn so với
khả năng chi trả của người sản xuất so với các dịch vụ nơng nghiệp thơng thường.
2.1.3. Vai trị của dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
Đối với khu vực nông nghiệp, nơng thơn, dịch vụ đóng vai trị đặc biệt quan
trọng không chỉ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nơng nghiệp,
làm thay đổi mơ hình sản xuất nơng nghiệp, mà cịn giúp mở rộng thị trường nơng
sản, đa dạng hóa cơ cấu ngành, nghề ở nơng thơn, nâng cao đời sống của người dân.
Vai trị của dịch vụ cho phát triển nơng nghiệp nói chung và cho nơng nghiệp xanh
nói riêng được thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Thứ hai, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp
nơng thơn và xây dựng nơng thơn mới
Thứ ba, dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ứng dụng công nghệ cao tạo

khâu đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ tư, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chun mơn hóa, đa dạng hóa
lao động trong nông nghiệp
Thứ năm, giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao chất lượng sống của
người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn


17
2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ CHO PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH

2.2.1. Nội dung dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
2.2.1.1. Dịch vụ đầu vào cho phát triển nông nghiệp xanh
Để phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, các dịch vụ phải
cung cấp các yếu tố đầu vào được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ. Chúng bao gồm
những loại hình dịch vụ sau:
- Dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật ni có khả năng chống chọi với
biến đổi khí hậu.
- Dịch vụ cung ứng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với
môi trường.
- Dịch vụ khuyến nông
- Dịch vụ khoa học, công nghệ, nghiên cứu chuyển giao công nghệ xanh.

2.2.1.2. Dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu ra cho phát triển nông nghiệp xanh
* Dịch vụ chế biến, bảo quản sau thu hoạch
Dịch vụ chế biến, bảo quản sau thu hoạch bao gồm những hoạt động sau:
- Dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ chế chế biến,
bảo quản sau thu hoạch;
- Dịch vụ sau hoạch với lương thực

- Dịch vụ sau hoạch với rau quả
- Dịch vụ sau thu hoạch với thủy sản, gia súc, gia cầm.
* Dịch vụ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp
- Dịch vụ thiết kế mẫu mã, nhãn mác, nhận diện thương hiệu sản phẩm nông nghiệp
- Dịch vụ tư vấn đăng ký sở hữu nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể,
chỉ dẫn địa lý, bảo hộ pháp lý, mã truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông nghiệp...
- Dịch vụ marketing thương hiệu sản phẩm
* Dịch vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ và phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp xanh


18
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện
công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, hỗ trơ, tư vấn phát triển kinh
doanh nông sản;
- Dịch vụ nghiên cứu, khảo sát, dự báo nhu cầu thị trường trong và ngoài
nước về sản phẩm nông nghiệp;
- Các dịch vụ liên quan đến tổ chức, mơi giới về các thủ tục hành chính trong
các hoạt động thương mại (hội chợ, triển lãm, quảng cáo, đại lý và giới thiệu sản
phẩm nông nghiệp).
- Dịch vụ vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm: dịch vụ vận tải, dịch vụ kết nối
cung cầu sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ bán hàng ủy thác, dịch vụ logistics...
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
- Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông nghiệp, nông thôn
- Tác động của quá trình hội nhập quốc tế
- Tác động của q trình biến đổi khí hậu
- Chính sách của Đảng và Nhà nước
- Các nguồn lực để phát triển dịch vụ cho nông nghiệp xanh
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ
DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH


2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ cho nông
nghiệp xanh
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Một là, phát triển dịch vụ khoa học - kỹ thuật, khuyến nông trong nông nghiệp
Hai là, phát triển các hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hợp tác xã cung ứng
dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp
2.3.1.3. Kinh nghiệm của Israel
Thứ nhất, dịch vụ khoa học - kỹ thuật cho nông nghiệp
Thứ hai, dịch vụ đầu ra cho sản phẩm nơng nghiệp
Thứ ba, hình thành các mơ hình nơng nghiệp theo chuỗi giá trị vừa sản xuất
vừa cung ứng dịch vụ


19
2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nuớc về phát triển dịch
vụ cho nông nghiệp xanh
2.3.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
* Về cơ chế, chính sách thúc đẩy dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
* Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông
nghiệp xanh
* Về ứng dụng khoa học, công nghệ cho phát triển nông nghiệp xanh
* Dịch vụ chế biến sản phẩm nông nghiệp xanh
* Dịch vụ tiêu thụ và xúc tiến thương mại nông sản xanh
2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam
Một là, ban hành cơ chế, chính sách phát triển nơng nghiệp xanh và nâng cao
nhận thức của người dân về phát triển nông nghiệp xanh
Hai là, liên kết với các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông
sản xanh cho nông dân.
Ba là, huy động nguồn tín dụng cho các dự án nông nghiệp xanh

Bốn là, xây dựng hạ tầng nông thôn mới phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Năm là, hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp xanh
2.3.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
* Về quy hoạch nơng nghiệp xanh
* Về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh và dịch vụ cho phát triển
nông nghiệp xanh
* Chính sách tín dụng
* Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại
* Ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động dịch vụ cho phát triển
nông nghiệp xanh
2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Ninh về dịch vụ
cho phát triển nông nghiệp xanh


20
Thứ nhất, về cơ chế chính sách hỗ trợ dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
Thứ hai, phát triển dịch vụ khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp
Thứ ba, nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn đối với dịch vụ cho phát
triển nông nghiệp xanh
Thứ tư, đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ cho phát
triển nông nghiệp xanh
Thứ năm, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ
hoạt động cung ứng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh

Chương 3
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH
Ở TỈNH BẮC NINH
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH

VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở TỈNH BẮC NINH
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác
kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cầu nối giữa Hà Nội và các
tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà
Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Bắc Ninh có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế cơng
nghiệp và dịch vụ, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phịng trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc.
3.1.1.2. Về phát triển kinh tế
Giai đoạn 2011 - 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
(GRDP) tăng cao, bình quân đạt 15,7%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt
17%/năm, giai đoạn 2016-2019 đạt 9,23%/năm (giai đoạn 2016-2018 đạt bình qn
11,8%). Quy mơ nền kinh tế của tỉnh mở rộng qua các năm. Tổng sản phẩm trên địa


21
bàn (GRDP) theo giá hiện hành tăng từ 38.703 tỷ đồng (năm 2010) lên 197.888 tỷ
đồng (năm 2019), tăng gấp hơn 5 lần. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển
dịch tích cực với tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2019, chiếm 75,72%;
dịch vụ chiếm 21,64%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,64%.
Thu ngân sách nhà nước ổn định trong giai đoạn vừa qua, tốc độ tăng trưởng
thu ngân sách tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt xấp xỉ 20%/năm, giai đoạn 2016-2019
khoảng 19,22%/năm. Bắc Ninh thuộc nhóm các tỉnh có mức thu ngân sách nhà nước
cao và điều tiết ngân sách về Trung ương. Đây là yếu tố quan trọng để Bắc Ninh đầu
tư vào hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh và các ngành dịch vụ
cho phát triển nông nghiệp xanh.
3.1.1.3. Về các lĩnh vực xã hội
Trong những năm gần đây, với chính sách tạo việc làm và thu hút lao động
từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nơng nghiệp, cơ cấu lao động Bắc Ninh đã

có sự chuyển dịch mạnh mẽ, giảm áp lực việc làm đối với khu vực nông nghiệp,
nông thôn, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Năm 2018, tồn tỉnh có 683.950 người trong độ tuổi lao động, chiếm 54,83% dân
số, trong đó có 670.520 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chiếm 98% lao
động trong độ tuổi. Điều này cho thấy khả năng huy động và sử dụng lao động của
tỉnh Bắc Ninh rất cao.
Mạng lưới y tế được củng cố, phát triển và hoạt động hiệu quả hơn, chất
lượng công tác khám và điều trị bệnh được nâng lên; thái độ, tác phong phục vụ
người bệnh có chuyển biến tích cực. Triển khai có hiệu quả chương trình "Sữa học
đường" từ 2013, trong đó, 100% trường mầm non, các cơ sở giáo dục mầm non có
50 trẻ trở lên, học sinh tiểu học khối 1,2 được uống sữa từ năm học 2016 - 2017;
năm học 2019-2020, 100% học sinh tiểu học trên địa bàn tồn tỉnh được uống sữa
theo chương trình "Sữa học đường".
3.1.2. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến dịch
vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh


22
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển
nơng nghiệp xanh của Bắc Ninh, dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh đã từng
bước hình thành từ khâu dịch vụ đầu vào cho đến đầu ra của nông sản, nhằm xây
dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp xanh, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông
nghiệp xanh của tỉnh Bắc Ninh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nơng nghiệp
bền vững. Tuy nhiên, dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh vẫn cịn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế.
3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP XANH VÀ THỰC TRẠNG DỊCH VỤ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2010-2018

3.2.1. Cơ chế, chính sách phát triển nơng nghiệp xanh và dịch vụ cho
phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Bắc Ninh

3.2.1.1. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển nơng nghiệp xanh và dịch vụ cho
phát triển nông nghiệp xanh
Bắc Ninh hiện là tỉnh công nghiệp với các chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp
và dịch vụ luôn nằm trong tốp đầu cả nước, song luôn xác định đầu tư phát triển
nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn theo hướng bền vững, có chiều sâu, coi đó là cơ
sở để xây dựng nơng thơn mới bền vững. Hệ thống cơ chế, chính sách cho phát triển
nông nghiệp xanh và dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh được tỉnh ban hành
đã kịp thời cụ thể hóa các quy định của Trung ương, phù hợp với điều kiện thực tế
của tỉnh, trong đó, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công
nghệ cao, chất lượng, hiệu quả, chú trọng giá trị gia tăng, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho nông dân; hỗ trợ đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nơng thơn để
triển khai các mơ hình nơng nghiệp xanh.
3.2.1.2. Hỗ trợ tín dụng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp xanh
và cung ứng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp xanh và cung ứng dịch vụ cho phát triển
nơng nghiệp xanh địi hỏi cần nhiều vốn hơn so với nông nghiệp truyền thống. Mặt
khác, đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp xanh rủi ro cao hơn các ngành khác do


23
bản thân sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, thiên
nhiên, tính mùa vụ, vào sự thành bại trong việc ứng dụng các công nghệ này. Vì
vậy, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành và triển khai các hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn
trong và ngoài ngân sách đầu tư vào lĩnh vực này.
3.2.1.3. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu nông nghiệp
xanh của tỉnh Bắc Ninh
Nhằm thúc đẩy nhanh các mơ hình sản xuất, liên kết tiêu thụ nơng sản an
tồn có xác nhận theo chủ trương của Bộ Nơng nghiệp & PTNT, tỉnh Bắc Ninh đã
thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu nơng
nghiệp xanh của tỉnh như: chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu;

chính sách hỗ trợ xây dựng, bảo hộ sở hữu trí tuệ, khai thác, quản lý và phát triển tài
sản trí tuệ của các làng nghề, các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh; chính
sách dồn điền đổi thửa, cơ cấu lại cây trồng vật ni; hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy
chứng nhận VietGAP đối với các nông sản nằm trong vùng quy hoạch, hỗ trợ các
doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm sạch, thành lập cửa hàng đại lý bán sản
phẩm sạch; hỗ trợ tuyên truyền quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp, HTX,
trang trại có sản phẩm nơng nghiệp xanh trên kênh VOV giao thông quốc gia và Đài
PTTH Bắc Ninh; Xây dựng các chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm và nông sản
tại các khu công nghiệp.
3.2.1.4. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng cho nhu cầu sản
xuất và cung ứng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh
Cùng với thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới và Đề án phát triển sản
xuất nông nghiệp xanh, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành và triển khai nhiều chương trình
phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn để khuyến khích, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp xanh và các dịch vụ cho phát triển sản xuất nơng nghiệp xanh, góp phần xây
dựng nền tảng cho nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê điều, tưới tiêu, giao
thông nội đồng... được cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới theo hướng hiện đại, đảm bảo


24
mục tiêu phịng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và tạo điều kiện thuận lợi
cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện các mục tiêu về phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ liên
kết từ các tuyến đường giao thông nông thôn đến đường tỉnh lộ, đường quốc lộ và
liên kết với các tỉnh lân cận cũng như khu vực.
Hệ thống thủy lợi nội đồng được đầu tư, nâng cấp đồng bộ, đảm bảo tưới, tiêu
chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
3.2.2. Kết quả phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn 2010 - 2018
Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên
kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trong lĩnh vực trồng trọt: tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch được 87 vùng lúa
năng suất cao; 61 vùng lúa chất lượng cao (trong đó, quy hoạch 14 vùng lúa sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP); 56 vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung theo
hướng an tồn (trong đó, quy hoạch 14 vùng rau sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP). Đến hết 2018, toàn tỉnh có 263 vùng sản xuất lúa tập trung, trong đó 5
cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAP tổng diện tích 110ha; 71 vùng rau màu
chuyên canh, 7 cơ sở sản xuất rau an toàn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
an toàn thực phẩm, 7 cơ sở sản xuất rau và 1 cơ sở sản xuất cây ăn quả được cấp
Giấy chứng nhận VietGAP với tổng diện tích 57,65ha.
Trong lĩnh vực chăn ni: Bắc Ninh đã hình thành các vùng chăn nuôi tập
trung trên địa bàn tỉnh, gồm: 08 vùng chăn nuôi lợn ở các xã Lạc Vệ, Tân Chi, Cảnh
Hưng (Tiên Du), Gia Đông, Nghĩa Đạo, Đình Tổ (Thuận Thành), Văn Mơn (n
Phong), Lai Hạ (Lương Tài); 06 vùng chăn nuôi gia cầm ở các xã Hòa Tiến (Yên
Phong), Tương Giang, Tân Hồng (Từ Sơn), Lạc Vệ (Tiên Du), Phú Hòa (Lương Tài),
Ninh Xá (Thuận Thành); 05 vùng chăn ni bị sữa, bị thịt ở các xã: Cảnh Hưng
(Tiên Du), Đình Tổ, Gia Đơng (Thuận Thành), Chi Lăng, Đào Viên (Quế Võ).[46]


25
Trong lĩnh vực thủy sản: hình thành 165 vùng ni cá trong ao đất tập trung
(quy mô 10ha trở lên) với tổng diện tích 3.229ha, trong đó diện tích có sử dụng máy
quạt nước, chế phẩm sinh học xử lý môi trường là 1.875ha; bước đầu đưa công nghệ
nuôi cá sơng trong ao, Biofloc vào sản xuất có hiệu quả; hình thành 22 vùng ni cá
lồng trên sơng với tổng số lồng nuôi đạt khoảng 1.628 lồng, năng suất đạt 4-6 tấn/
lồng; có 11 cơ sở ni trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP, cho thu nhập
khoảng 250 triệu/ha/năm.
3.2.3. Thực trạng dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp

xanh ở tỉnh Bắc Ninh
3.2.3.1. Về dịch vụ cung ứng giống cây, con có khả năng chống chọi với
biến đổi khí hậu
Hoạt động cung ứng giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp xanh trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh chủ yếu được thực hiện bởi những công ty có thương hiệu lớn.
Giai đoạn 2010- 2018, các đơn vị sản xuất và cung ứng cho thị trường tỉnh Bắc Ninh
trên 7.200 tấn hạt giống các loại, trong đó có trên 3.000 tấn hạt giống rau, đáp ứng
nhu cầu gieo trồng trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất, cung ứng lợn giống ra thị
trường với những giống thuần như lợn Landrace, Yorshire, Duroc... hoặc giống lợn
bản địa như lợn Móng Cái, lợn Ỷ, tạo ra đàn giống đa dạng về chủng loại, năng
suất, chất lượng cao. Với sản phẩm giống gia cầm, tồn tỉnh có 40 cơ sở cung cấp
giống chất lượng cao gồm các giống như JA 57, gà Mía, gà Nịi, gà Hồ, gà trứng
xanh, gà lơng màu, vịt trời, vịt siêu đẻ, ngan, ngỗng... có sản lượng trên 50 triệu con
giống thương phẩm/năm. Với sản phẩm cá giống, tồn tỉnh có 22 đơn vị sản xuất,
kinh doanh cá giống, năm 2018 lượng cung cấp ra thị trường 1.039 triệu con với các
loại giống cá trắm, cá chép thương phẩm, cá trôi, cá mè, cá rô phi.... Có 5 trang trại
sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất cá giống bằng phương
pháp đẻ vuốt, ấp trứng bằng bình vây hoặc cơng nghệ sử dụng hcmơn để sản xuất
giống cá rơ phi đơn tính.
Dịch vụ cung ứng giống được thiết lập ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh với các kênh truyền thống là các Trạm Khuyến nơng, Phịng NN & PTNT các


×