Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu HSG Tam Duong - Vinh Phuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.76 KB, 5 trang )

UBND HUYN TAM DNG
PHềNG GIO DC V O TO
---------------
CHNH THC
THI HC SINH GII VềNG 1
Mụn: Ng vn 9
Thi gian lm bi: 150 phỳt
(Khụng k thi gian giao )
Câu 1 ( 2điểm )
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng Ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.
Cả công trờng đang say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.
Quang Huy
( Trích theo: Tiếng Việt 4, tập hai, NXBGD1999, trang 45,46)
Em hóy cm th on th trờn?
Câu 2 ( 2 điểm):
Hãy trình bày
a) Cảm nhận của em về tình yêu thơng con ngời trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng


của nhà văn O Hen ri.
b) ý kiến của em về lời nhận xét của nhân vật Xiu đối với bức tranh vẽ chiếc lá của cụ Bơ-
men:
Đó chính là tác phẩm kiệt tác của cụ Bơ - men đấy.
Câu 3 ( 6 điểm )
Với hiểu biết về Truyện Kiều ( qua các đoạn trích đã học và đọc thêm), em hãy trình
bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của : Thuý Vân, Thuý Kiều, Kim Trọng và nhận xét nghệ
thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
--------------------o0o------------------------
Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm
SBD:..H v tờn thớ sinh:.
UBND HUYN TAM DNG
PHềNG GIO DC V O TO
---------------
CHNH THC
Hớng dẫn chấm thi HSG
Mụn: Ng vn 9
Thi gian lm bi: 150 phỳt
(Khụng k thi gian giao )
Câu 1: ( 2 điểm)
1/ Yêu cầu:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm thụ
riêng nhng cần nêu đợc một số ý cơ bản nh sau:
a/ Nội dung :
Đây là một trích đoạn trong bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà của nhà thơ
Quang Huy. Bài thơ ghi lại những rung động của tác giả trớc tiếng đàn Ba-la-lai-ca ngân vang
của một cô gái Nga trên công trờng thuỷ điện, trong một đêm trăng đẹp, yên tĩnh.
Cảnh tợng cả công trờng sông Đà sau một ngày làm việc về đêm thật yên tĩnh, cả công tr-
ờng nh đang say trong giấc ngủ : Cả công trờng say ngủ cạnh dòng sông, Những tháp khoan
nhô lên trời ngẫm nghĩ, những xe ủi , xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ và trong cái ánh trăng

chơi vơi, ngời nghệ sĩ thấy Chỉ còn tiếng đàn ngân nga. Đó là tiếng đàn của một cô gái Nga
xinh đẹp với mái tóc màu hạt dẻ và ngời con gái ấy đàn thật say sa ngón tay đan trên những
sợi dây đồng. Khúc nhạc thật hay , thật bay bổng khiến nhà thơ cảm nhận đợc âm thanh ấy nh
chơi vơi , nh xao động, nh lấp loáng cùng dòng trăng sông Đà.
Trong cảnh đẹp ấy , nhà thơ hình dung thấy viễn cảnh ngày mai của sông Đà với : Chiếc
đập lớn nối liền hai khối núi, Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên, Sông Đà chia ánh sáng đi
muôn ngả. Đó là một tơng lai thật đẹp , thật thơ mộng, đầy tự hào.
b/ Về nghệ thuật :
- Đoạn thơ rất thành công trong việc sử dụng những từ , câu thơ đầy sức gợi tả và biện pháp
nghệ thuật nhân hóa nh : đêm trăng chơi vơi, ngón tay đan trên những sợi dây đồng, công trờng
say ngủ, tháp khoan nhô lên trơì ngẫm nghĩ, sánh vai nhau nằm nghỉ , tiếng đàn ngân nga, dòng
sông lấp loángTất cả những hình ảnh ấy đều mang trong mình một cảm giác xao xuyến , khác
lạ . Đó phải chăng là niềm vui giữa ngày hội xây dựng thuỷ điện sông Đà.
Tác giả sử dụng hàng loạt các từ láy: Chơi vơi, ngân nga,Lấp loáng, tạo nên một
không gian đẹp lãng mạng của đêm trăng trên sông đà.
- Thơ là tiếng nói của tâm hồn con ngời trớc cái đẹp của cuộc sống, cái đẹp của thiênnhiên
qua ngôn ngữ nghệ thuật . Nhà thơ Quang Huy đã chuyển đợc tình cảm say sa , yêu mến của
mình với công trờng thuỷ điện, với thiên nhiên và con ngời nơi đây qua Tiếng đàn Ba-la-lai-ca
trên sông Đà. Đó là xúc cảm từ trái tim anh , từ tâm hồn anh trớc cái đẹp kỳ diệu của thiên
nhiên , của con ngời , của đất nớc này đem lại.
2/ Thang điểm :
- Cho 2 điểm : Đáp ứng đợc những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng.
- Cho 1 điểm : Đáp ứng đợc 1/2 yêu cầu trên, hoặc hiểu ý mà diễn đạt cha thật lu loát.
Câu 2: 2(điểm)
Trình bày rõ , mạch lạc các ý sau đây:
1/ ấn tợng sâu sắc về tình yêu thơng con ngời trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O
Hen ri:
- ấn tựợng chung : tình yêu thơng giữa những ngời nghèo thật, thắm thiết nh ruột thịt , vị
tha quên mình , cao cả.
- Biểu hiên:

+ Tình bạn thắm thiết của Xiu.
+ Tình đồng loại cao cả của cụ Bơ - men.
2/ Nhận xét của nhân vật Xiu là hoàn toàn xác đáng, vì:
- Về mặt hội hoạ bức tranh của cụ Bơ -men rất bình thờng.
- Nhng vẽ bức tranh xứng đáng là kiệt tác bởi vì ý nghĩa nhân đạo lớn lao của nó:
+ Động cơ sáng tác là vì sự sống của đồng loại .
+ Hành động sáng tác âm thầm , bất chấp mọi gian khổ.
+ Giá trị của sáng tác là : đổi cả sức lực, tính mạng, giành lại sự sống , sự nghiệp cho
Giôn - xi
Cho điểm :
Thí sinh hiểu và trình bày đợc nh trên cho 2 điểm.
- Phần 1 cho 1 điểm ; mỗi ý đúng cho 0.5 điểm .
- Phần 2 cho 1điểm : ý 1 cho 0.5điểm .
Câu 3: (6điểm )
A/ Về kỹ năng:
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận văn học bố cục rõ ràng, kết cấu
hợp lí, diễn đạt tốt , không mắc các lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp.
B/ Về nội dung :
I/ Yêu cầu chung :
Chủ yếu sử dụng các đoạn trích đã học , đã đọc trong chơng trình Ngữ văn 9 , tập 1 và
trong chừng mực cụ thể có thể sử dụng vốn hiểu biết về Truyện Kiều để :
1/ Cảm nhận đợc vẻ đẹp của các nhân vật
2/ Phân tích , bình giá đợc nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.Học sinh có thể sắp
xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng miễn là phải
bám sát các tác phẩm . Với đề bài này học sinh có thể trình bày theo hai cách:
*Cách một : giải quyết từng ý cụ thể
+ Cảm nhận đợc vẻ đẹp của các nhân vật Thuý Vân , Thuý Kiều , Kim Trọng .
+ Phân tích , bình giá đợc nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
*Cách hai : kết hợp giải quyết cả hai ý (trong khi cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật có thể kết
hợp trình bày luôn về nghệ thuật miêu tả nhân vật ) .

Trong hớng dẫn này chúng tôi chọn cách trình bày một để các bạn tiện theo dõi .
II/ Yêu cầu cụ thể
1/ Đặt vấn đề (0,5đ)
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm
- Nêu cảm nhận chủ đạo khái quát nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
2/ Giải quyết vấn đề (5đ)
a/ Cảm nhận đựợc vẻ đẹp của các nhân vật (3đ)
Học sinh có thể có những cảm xúc , suy nghĩ và cách sắp xếp trình bày diễn đạt theo nhiều
cách khác nhau, song cần thể hiện đợc cảm nhận của mình thông qua việc chọn dẫn những chi
tiết , dẫn chứng tiêu biểu, phân tích , bình luận làm nổi bật những ý chính sau:
- Thuý Vân : Vẻ đẹp đoan trang , phúc hậu , sang trọng , tơi tắn. Vẻ đẹp nh báo trớc số
phận yên ổn , may mắn của nàng . (0.5đ)
- Thuý Kiều : Vẻ đẹp sắc sảo , mặn mà không chỉ đẹp mà Kiều còn có tài : tài làm thơ,
tài vễ tranh, tài ca hát, tài đánh đàn, tài nào cũng đến mức điêu luyện , thành nghề. Ngoài vẻ
đẹp hình thức của thiếu nữ nghiêng nớc, nghiêng thành, nàng là một ngời đa cảm , mang vẻ
đẹp nội tâm sâu sắc , phong phú : dám hy sinh mối tình riêng đẹp đẽ của mình để cứu nạn cho
cả gia đình, chung tình với Kim Trọng , luôn vơn lên vợt qua hoàn cảnh để hớng thiện ; mặc dù
thân phận bị đày đoạ , nhng phẩm hạnh và sắc đẹp của nàng đã khiến cho Từ Hải say mê Tấm
lòng nhi nữ cũng siêu anh hùng. (2đ)
- Kim Trọng : Là con ngời hào hoa, phong nhã , đa tình nhng cũng rất chung tình. Chàng là
hình mẫu về vẻ đẹp của một văn nhân . Phong t, thông minh , tài hoa, lịch sự vào trong phong
nhã , ra ngoài hào hoa, vẻ đẹp của chàng nh bừng sáng cả cảnh vật . (0.5đ)
Lu ý : Bài làm của HS phải có những dẫn chứng cụ thể và phân tích làm sáng tỏ vẻ đẹp cuả
các nhân vật.
b/ Phân tích , bình giá đợc nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.(2đ)
- Nguyễn Du sử dụng bút pháp ớc lệ trong thơ cổ , kết hơp với việc chọn lọc chi tiết trong
miêu tả , tả thực nên mỗi nhân vật đều có gơng mặt riêng, hết sức sinh động . (0.5đ)
- Chú ý hoản cảnh xuất hiện của nhân vật , kết hợp miêu tả ngoại hình với miêu tả hành vi
và ngôn ngữ để bộc lộ rõ hơn về nhân vật. đặc biệt thành công trong việc miêu tả , phân tích tâm
lý nhân vật , chính những phân tích đó giúp ngời đọc hình dung rõ hơn về nhân vật . (0.5đ)

- Trong khi miêu tả nhân vật ngoài những nhận xét trực tiếp , Nguyễn Du còn dự báo số
phận nhân vật ngay trong ngôn ngữ miêu tả và trong cách miêu tả. (Thuý Vân : Vẻ đẹp đoan
trang , phúc hậu , sang trọng , tơi tắn. Vẻ đẹp nh báo trớc số phận yên ổn , may mắn của nàng .
Thuý Kiều : Vẻ đẹp sắc sảo , mặn mà vẻ đẹp và tài năng của nàng dờng nh đố kỵ với cả thiên
nhiên, tạo hoá, đố kỵ với cả đất trời làm cho : Hoa ghen vì thua thắm , liễu hờn vì kém xanh .
Nó nh báo trớc một điều không may mắn ) . (0.25đ)
- Cách miêu tả của Nguyễn Du cũng rất linh hoạt , biến hoá , đa dạng tạo nên đợc hàng loạt
những nhân vật sống động trở thành điển hình của cuộc sống , đi vào đời sống : đẹp nh Kiều,
ngang tàng nh Từ Hải, ghen nh Hoạn Th tráo trở nh Sở Khanh. (0.75đ)
3/ Kết thức vấn đề : . (0,5đ)
- Khái quát cảm nhận về vẻ đẹp của Thuý Vân , Thuý Kiều, Kim Trọng và nghệ thuật miêu
tả nhân vật .
- Liên hệ thực tế và bài học cho bản thân
III/ Thang điểm:
Điểm 6 : Đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc
phong phú, diễn đạt trong sáng . Có thể còn có một vài sai sót nhỏ
Điểm 5: Cơ bản đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên , dẫn chứng cha thật phong phú nh-
ng phải làm nổi bật đợc trọng tâm , diễn đạt tơng đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 3: Đáp ứng đợc khoảng 1/2 yêu cầu nêu trên , dẫn chứng cha thật đầy đủ , phong
phú nhng rõ đợc các ý , diễn đạt có thể cha hay nhng thoát ý, dễ hiểu. Có thể mắc một vài sai sót
nhỏ.
Điểm 2: Cha nắm đợc nội dung yêu cầu của đề bài, hầu nh chỉ bàn luận chung chung
hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế.
Bố cục lộn xộn , mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ , ngữ pháp.
Điểm 0, : Không hiểu đề , sai lạc cả về nội dung và phơng pháp.
Trên đây là một vài gợi ý về thang mức điểm, Các giám khảo cân nhắc từng trờng hợp
cụ thể để cho điểm phù hợp.
L u ý chung : Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ điểm 0 đến
điểm 10 . Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5 .
------------------------

×