145
Phần III
THAM LUẬN CẤP HUYỆN
146
BÁO CÁO THAM LUẬN
Kết quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội của Ban đại diện HĐQT
NHCSXH huyện Mèo Vạc giai đoạn 2015-2020
Ông Nguyễn Cao Cường
Chủ tịch UBND, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH
huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Mèo Vạc là huyện nghèo vùng cao biên giới phía Bắc tỉnh Hà Giang, có
diện tích đất tự nhiên là 537,84 km2, dân số 85.515 người với 16 dân tộc, trong đó
dân tộc là người thiểu số chiếm 95,5%. Huyện có 17 xã và 01 thị trấn với 199
thôn, bản, tổ dân phố, trong đó cả 18 xã, thị trấn thuộc xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ
hộ nghèo chiếm 43,66%.
Tín dụng chính sách xã hội là một “mắt xích” khơng thể thiếu trong hệ
thống các chính sách về phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh
xã hội, góp phần quan trọng vào thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững. Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện bám sát
Nghị quyết và chương trình kế hoạch của HĐQT, Ban đại diện HĐQT cấp trên,
của cấp ủy, chính quyền địa phương, duy trì các cuộc họp theo định kỳ để đánh
giá kết quả cơng việc đã làm được và những việc cịn tồn tại của kỳ trước, đề ra
nghị quyết, kết luận cụ thể cho kỳ tiếp theo. Hàng năm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch
và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội
trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy định để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó
khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị của cơ sở và người dân, góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách. Chủ động tham mưu, đề xuất Huyện
ủy, HĐND bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH huyện
(số tiền trong 5 năm qua là 2.450 triệu đồng) để cùng với nguồn vốn Trung ương
đáp ứng nhu cầu nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; lồng ghép nguồn vốn tín
dụng chính sách xã hội với các nguồn vốn chương trình, dự án phát triển kinh tế
- xã hội tại địa phương, thực hiện đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo các
tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó có
hoạt động ủy thác với NHCSXH, mở rộng màng lưới hoạt động, củng cố, nâng
cao chất lượng hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, Tổ Tiết kiệm
và vay vốn. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền,
lồng ghép, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật và nhân rộng
các điển hình, nhiều mơ hình của các chi hội giúp nhau làm kinh tế, vượt khó
vươn lên làm giàu; chú trọng cơng tác giám sát, hướng dẫn các cấp hội cơ sở tổ
147
chức bình xét đối tượng đảm bảo cơng khai minh bạch, dân chủ, đúng chủ trương
và đúng đối tượng giúp các hộ vay tiếp cận với vốn tín dụng chính sách kịp thời,
có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn
Từ những chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, trong giai đoạn
từ 2015-2020, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã đạt được những kết quả
tích cực, góp phần quan trọng giúp cho 11.526 lượt hộ nghèo, cận nghèo, đối
tượng chính sách vay vốn với tổng số tiền là 376.087 triệu đồng; doanh số thu nợ
để tạo lập vốn cho vay quay vòng đạt là 270.261 triệu đồng; tổng dư nợ
(31/8/2020) đạt 280.162 triệu đồng/7.620 hộ còn dư nợ, tăng 102.456 triệu đồng
(157,6%) so với cuối năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10%; nợ
quá hạn là 444 triệu đồng, chiếm 0,16%/tổng dư nợ, giảm 2,5% (số tiền 4.289
triệu đồng) so với cuối năm 2015. Toàn huyện hiện có 18/18 điểm giao dịch tại
18 xã, thị trấn; có 18/18 xã, thị trấn có đủ 04 tổ chức tổ chức chính trị - xã hội
nhận uỷ thác quản lý 230 Tổ TK&VV.
Có thể khẳng định rằng: Cùng với các nguồn lực tài chính được đầu tư tại
địa phương, vốn tín dụng chính sách xã hội và hoạt động nhận ủy thác cho vay
của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển, tạo việc làm, tỷ lệ người dân được thụ hưởng tín dụng chính sách an
sinh xã hội ngày một tăng, nâng cao thu nhập cho nhân dân và đặc biệt là công
tác giảm nghèo tại địa phương. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 từ 66,01%
giảm xuống còn 43,66% đầu năm 2020 (tổng số hộ nghèo giảm từ 2015-2020 là
3.699 hộ); y tế giáo dục được nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời
sống nhân dân trên địa bàn được cải thiện....
Mặc dù, đã đạt được những kết quả tích cực nhưng với đặc thù là huyện
nghèo, biên giới nên hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói chung và hoạt động
ủy thác nói riêng vẫn cịn tồn tại, hạn chế đó là: (1) Một số cấp uỷ, chính quyền,
tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, chưa thực sự vào cuộc, quan tâm chỉ đạo đến
hoạt động tín dụng chính sách xã hội; (2) Việc đào tạo nghề, định hướng phát triển
sản xuất kinh doanh cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng
chính sách khác chưa được chính quyền cơ sở và các ban, ngành, đồn thể triển
khai thường xun, do đó một số đối tượng được tiếp cận nguồn vốn để sản xuất
kinh doanh nhưng chưa đem lại hiệu quả; (3) Cơng tác tổng kết, đánh giá, nhận
diện các mơ hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả vẫn còn hạn chế; (4) Một số Tổ
TK&VV chất lượng hoạt động chưa cao.
Nguyên nhân tồn tại, hạn chế: Mèo Vạc là một huyện nghèo (tỷ lệ hộ nghèo
chiếm gần 45%); hệ thống giao thơng cịn nhiều khó khăn, thường xun bị chia
cắt; trình độ dân trí khơng đồng đều, nhận thức của nhiều người dân còn hạn chế
nên việc triển các cơ chế, chủ chương chính sách mới của Chính phủ gặp nhiều khó
148
khăn; phong tục tập quán còn lạc hậu, chậm đổi mới,… do đó đã ảnh hưởng khơng
nhỏ đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
Từ thực tiễn công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả đạt được trong thời gian
qua, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Mèo Vạc rút ra một số bài học kinh
nghiệm và giải pháp tổ chức thực hiện trong thời gian tới:
Một là: Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người
nghèo và các đối tượng chính sách khác biết để thực hiện có hiệu quả.
Hai là: Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ
quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày
22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với tín dụng chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và
xây dựng nông thôn mới. Đề xuất Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện hàng năm
quan tâm trích một phần ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để thực
hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện.
Ba là: Bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện uỷ, HĐND UBND huyện; chấp hành nghiêm túc Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của HĐQT
và Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp trên; tuân thủ cơ chế, nghiệp vụ của NHCSXH;
đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn
thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Bốn là: Đề nghị Mặt trận Tổ quốc huyện tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận
động vì người nghèo để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh
nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, đồng thời
thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về
tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
Năm là: Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, cấp ủy, chính quyền cơ sở cần xác định
nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong
những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên; các tổ chức
chính trị - xã hội phối hợp với NHCSXH thực hiện tốt hoạt động ủy thác về cho vay
hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.
Sáu là: Chỉ đạo NHCSXH huyện chủ động tổ chức huy động nguồn vốn
theo kế hoạch giao nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác trên địa bàn; tiếp tục tham mưu cho UBND huyện chỉ
đạo củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy thác của các tổ chức
chính trị - xã hội trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nguồn
vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy tối đa hiệu quả.
149
Trong thời gian tới, để phục vụ tốt mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn, thay mặt Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Mèo Vạc
tôi xin có một số đề xuất, kiến nghị sau:
Một là: Đề nghị cho phép tiếp tục thực hiện chương trình cho vay hộ mới
thốt nghèo, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường khi hết thời hạn quy định
(31/12/2020); nâng thời hạn cho vay tối đa của chương trình cho vay hộ mới thoát
nghèo lên tối đa 10 năm để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của các loại
cây trồng, vật ni có thời gian sinh trưởng dài.
Hai là: Đề nghị nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ
gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn lên mức 100 triệu đồng không
phải bảo đảm tiền vay./.
150
BÁO CÁO THAM LUẬN
Triển khai có hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thị xã Duy Tiên
Ông Trương Quốc Việt,
Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH
thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với tổng diện tích đất tự nhiên 12.100,35 ha;
dân số tồn Thị xã có 138.370 khẩu, với 42.983 hộ dân đang sinh sống tại 104
thôn, tổ dân phố. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã hàng năm được giảm dần, từ
5,09% năm 2015, đến cuối năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 2% với
869 hộ (theo tiêu chí mới giai đoạn 2016-2020).
Trong những năm qua, Thị ủy, HĐND, UBND thị xã đã tập trung chỉ đạo
các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống của nhân dân. Trong đó, triển khai có hiệu quả các nguồn vốn vay
từ Ngân hàng Chính sách xã hội đóng vai trị quan trọng. Thị xã Duy Tiên luôn
nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam trong phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chính sách về giảm nghèo bền vững và bảo đảm an
sinh xã hội. Cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm,
tạo điều kiện thuận lợi, chủ động xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị trong
hoạt động ủy thác cho vay của NHCSXH đối với các tổ chức chính trị - xã hội để
tạo điều kiện nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên
địa bàn.
Trong giai đoạn 2015-2020. Ban đại diện HĐQT NHCSXH thị xã, đã chỉ
đạo Phòng giao dịch NHCSXH thị xã phối hợp với các Hội, đoàn thể nhận ủy thác
thị xã triển khai thực hiện, đạt được thành tích đáng khích lệ trong hoạt động tín
dụng chính sách xã hội, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động chung và kế
hoạch giảm nghèo bền vững, xây dựng nơng thơn mới của thị xã.
Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác nguồn vốn của NHCSXH đã có
kinh nghiệm trong cơng tác tun truyền, quy tụ hội viên, đồn viên, có mạng lưới
rộng khắp các thơn, tổ dân phố và là những người có đạo đức tốt, có uy tín trong
cộng đồng dân cư, do đó có điều kiện để tuyên truyền và triển khai thực hiện các
chương trình tín dụng của Chính phủ thơng qua NHCSXH một cách thuận lợi,
nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bên cạnh các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cịn có sự tham gia lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban đại diện HĐQT NHCSXH thị xã, đồng chí Chủ tịch
UBND cấp xã với vai trị là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện
151
trong hoạt động tín dụng chính sách tại cấp xã, đồng chí Trưởng thơn/tổ trưởng tổ
dân phố đại diện cho chính quyền địa phương tham gia quản lý nguồn vốn tín dụng
chính sách, phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiện toàn thành
viên Ban quản lý Tổ TK&VV, giám sát bình xét cho vay đảm bảo công khai, đúng
đối tượng, tham gia các hoạt động kiểm tra, đôn đốc sử dụng tiền vay,....
Giai đoạn 2015-2020, NHCSXH và các Hội, đoàn thể nhận ủy thác tại thị xã
đã giải ngân cho 17.160 lượt khách hàng với số tiền 493,067 tỷ đồng. Dư nợ nhận
ủy thác của các Hội, đoàn thể liên tục tăng cả về dư nợ tín dụng và số lượng các
chương trình tín dụng. Tại thời điểm 31/12/2014, dư nợ đạt 198,014 tỷ đồng với
07 chương trình, nhưng đến 31/12/2019 dư nợ đạt 324,241 tỷ đồng, tăng 126,227
tỷ đồng (tăng 38,9% so với cuối năm 2014) với 09 chương trình tín dụng, chiếm
tỷ trọng 99,68% tổng dư nợ NHCSXH. Mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt
7,78%/năm, tương ứng số tiền dư nợ tăng bình qn hàng năm là 25 tỷ đồng/năm.
Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân 100,761 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 32%),
tăng 35,412 tỷ đồng; Hội Phụ nữ 113,259 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 36%), tăng
39,355 tỷ đồng; Hội CCB 54,493 tỷ đồng (chiếm 17%), tăng 22,654 tỷ đồng; Đoàn
Thanh niên 55,728 tỷ đồng (chiếm 16%), tăng 28,806 tỷ đồng.
Nhìn chung, các Tổ TK&VV đã làm tốt các khâu bình xét hộ vay, tuyên truyền
hộ vay gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, đôn đốc hộ vay trả lãi, trả gốc và thực hiện thu
lãi theo đúng hợp đồng đã ký, tỷ lệ trả lãi đúng kỳ hạn hàng tháng đạt tỷ lệ cao (trên
99%). Đến 31/08/2020, các Hội đoàn thể quản lý 226 tổ TK&VV, dư nợ 340.023 triệu
đồng, với 8.230 hộ vay. Trong đó: Hội ND quản lý 69 tổ; Hội PN: 76 tổ; Hội CCB:
40 tổ; Đồn TN: 41 tổ. Quy mơ Tổ TK&VV ngày càng được nâng lên hợp lý
hơn, bình quân một tổ quản lý 34 hộ, dư nợ 1.504,5 triệu đồng/tổ, so với 31/12/2014
số dư nợ quản lý bình quân tăng 666,9 triệu đồng /tổ.
Các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo đã được triển khai
thực hiện tốt, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát
triển sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Kết
quả đạt được là rất quan trọng, khẳng định phương thức ủy thác một số nội dung
cơng việc trong quy trình cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác mà NHCSXH và các đồn thể chính trị - xã hội đang thực hiện là cách
làm năng động, sáng tạo; một mơ hình hiệu quả, đặc trưng và mang tính ưu việt
của Việt Nam. Cách làm đó đã giúp cho vốn tín dụng chính sách đến đúng đối
tượng được thụ hưởng, hộ nghèo, các đối tượng chính sách được vay vốn thuận
lợi, an tồn, nhanh chóng, tiết giảm thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí đi lại của
hộ vay.
Bên cạnh đó, hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác cịn có một số hạn chế như sau:
152
- Cơng tác tun truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của
Chính phủ, quy định của NHCSXH ở một số nơi còn chưa kịp thời;
- Khâu chỉ đạo, quản lý hoạt động của Tổ TK&VV ở một số địa phương còn
xem nhẹ, chất lượng cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV cịn chưa đồng đều.
- Cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác của Hội, đoàn thể cấp trên
đối với cấp dưới, nhất là việc kiểm tra của Ban Thường vụ Hội cơ sở đối với các
Tổ TK&VV, kiểm tra việc hộ vay sử dụng vốn đơi khi cịn hình thức, chất lượng chưa
cao.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong công tác uỷ thác cho vay thơng
qua các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn vừa qua, UBND thị xã, Ban đại diện thị
xã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động uỷ thác.
Nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước, bảo đảm
an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới bền vững, tôi trân trọng đề nghị
NHCSXH trung ương một số nội dung sau:
Một là: Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh các nội dung cơng việc trong quy
trình cho vay uỷ thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng phát huy những
ưu điểm và khắc phục được những hạn chế trong giai đoạn vừa qua, nâng cao chất
lượng công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội.
Hai là: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế gắn trách nhiệm, tăng cường vai trị của
Trưởng thơn/tổ trưởng tổ dân phố nhưng đi đơi với quyền lợi theo hướng cân đối
kinh phí chi trả cho Trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố gắn với quy mơ và chất lượng
tín dụng.
Ba là: Trình cấp có thẩm quyền sớm sửa đổi chính sách xử lý nợ bị rủi ro do
nguyên nhân khách quan phù hợp với đặc điểm, điều kiện đặc thù của hộ nghèo và
đối tượng chính sách trong tình hình mới nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng này
có cơ hội phục hồi sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững./.
153
BÁO CÁO THAM LUẬN
Hoạt động ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội
góp phần thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn
Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Gio Linh,
tỉnh Quảng Trị
Chúng tơi xin bắt đầu tham luận của mình bằng một nhận xét của chị Trần
Thị Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Gio Quang, huyện Gio Linh trong
buổi làm việc với Đồn cơng tác của NHCSXH Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước
và 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác Trung ương ngày 27/5/2020 như sau:
“Với một hệ thống chính trị vững vàng và sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính
quyền các cấp trong các hoạt động của tín dụng chính sách xã hội, tôi nghĩ
NHCSXH cứ yên tâm mà cho vay, nguồn vốn hợp lịng dân sẽ được đảm bảo an
tồn và phát triển”. Đó có lẽ là câu nói ngắn gọn nhất mà chúng tôi muốn báo cáo
kết quả tại Hội nghị Tổng kết hoạt động ủy thác giai đoạn 2015-2020.
Với hơn 98% dư nợ cho vay ủy thác qua 04 tổ chức chính trị - xã hội (Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đồn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh), đến lúc này có thể khẳng định rằng cơng tác ủy thác theo văn
bản thỏa thuận số 3948/VBTT ngày 03/12/2014 giữa NHCSXH các tổ chức chính
trị - xã hội về thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác tại huyện Gio Linh trong giai đoạn 2015-2020 đã thành công, cụ thể:
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Xác định Gio Linh là một huyện đang còn gặp nhiều khó khăn, những năm
qua, Huyện Ủy, HĐND&UBND huyện ln xem nguồn vốn tín dụng chính sách
xã hội là đầu tàu, là cứu cánh cho người dân huyện nhà có đủ tư liệu và các yếu
tố cần thiết để phát triển kinh tế. Ngay sau khi có văn bản thỏa thuận số
3948/VBTT, Ban đại diện huyện đã chỉ đạo NHCSXH tổ chức ký Văn bản liên
tịch, Hợp đồng ủy thác với tất cả các tổ chức cơ sở Hội, đoàn thể từ huyện đến xã
nhằm triển khai thực hiện kịp thời.
Để triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban
bí thư về tăng cường sự lãnh của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ban
đại diện huyện đã tham mưu Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 19-KH/HU, UBND
huyện ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời vì vậy hoạt động tín dụng chính sách
xã hội đã được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
2. Kết quả đạt được
- Trong 5 năm qua, doanh số cho vay 585.261 triệu đồng, với hơn 20 nghìn
lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt 440.977 triệu đồng. Đến ngày
31/8/2020, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 370.306 triệu đồng,
154
chiếm tỷ trọng 98% tổng dư nợ, tăng 147.553 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ
tăng trưởng là 66,2%, với 9.505 hộ vay vốn tại 257 Tổ TK&VV ở 97 thơn, khu
phố trong tồn huyện. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp trên 20.000 lượt hộ
nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp gần 5.609 hộ thoát
nghèo, thoát cận nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 11,72% năm 2015 xuống
5,8% năm 2019 (chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020); thu hút và tạo việc làm mới
cho hơn 6.000 lao động, hơn 600 học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn được
vay vốn học tập; hỗ trợ hơn 8.700 lượt hộ gia đình xây dựng 16.000 cơng trình nước
sạch và vệ sinh, hỗ trợ xây dựng gần 500 căn nhà cho hộ nghèo; giúp 2.992 lượt hộ
sinh sống ở vùng khó khăn được vay vốn sản xuất, kinh doanh.
- Đến 31/8/2020, nợ quá hạn 123 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,03%, giảm
485 triệu đồng và tỷ lệ giảm 0,24% so với năm 2015. Chất lượng hoạt động của
các Tổ TK&VV ngày một tốt hơn, đáp ứng được các yêu cầu công việc hiện tại
cũng như các nghiệp vụ mới phát sinh. Đến 31/8/2020, tổng số Tổ TK&VV là 257
Tổ, giảm 26 Tổ so với năm 2015. Dư nợ bình quân tổ đạt 1.467 triệu đồng, tăng
673 triệu đồng/tổ so với năm 2015. Với việc tăng dư nợ và giảm về số lượng Tổ đã
góp phần nâng cao hoa hồng cho Tổ trưởng, tạo điều kiện cho tổ chức chính trị xã hội dễ dàng quản lý các Tổ, giảm khối lượng và thời gian giao dịch tại xã, kiểm
tra, giám sát, tham dự sinh hoạt Tổ,… từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đến 31/8/2020, tồn huyện có 255/257 tổ xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 99,22%, 02/257
tổ xếp loại khá, chiếm tỷ lệ 0,78%, không có tổ xếp loại trung bình, yếu kém.
- Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong xây dựng nơng
thơn mới và các chương trình đề án của địa phương như xây dựng nông thôn mới,
Đề án Giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, Đề án tái cơ cấu ngành nơng
nghiệp, Chương trình phát triển kinh tế vùng gò đồi miền núi giai đoạn 20162020. Cụ thể với chương trình xây dựng nơng thơn mới, NHCSXH đã bổ sung
nguồn vốn giúp người dân ở các xã chính sách đủ nguồn vốn phát triển sản xuất
nâng cao thu nhập; nguồn vốn hỗ trợ cho người nghèo thực hiện theo QĐ 167,
QĐ 33, QĐ 48 của Chính phủ, nhờ vậy đến nay Gio Linh là đơn vị về đích các đề
án nhà ở hộ nghèo của UBND tỉnh Quảng Trị; nguồn vốn cũng đã hỗ trợ người
dân xây dựng các nhà vệ sinh đảm bảo, xây dựng các cơng trình nước sạch đạt
tiêu chuẩn. Đây là 3 trong 19 triêu chí quan trọng trong xây dựng nơng thơn mới.
- Vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ có hiệu quả cho các mơ hình
kinh tế trang trại, gia trại, mơ hình khởi nghiệp... Thơng qua các tổ chức chính trị
- xã hội, cơ sở rà sốt các mơ hình, các cơ sở kinh tế làm ăn có hiệu quả, Ban đại
diện đã chỉ đạo NHCSXH tập trung nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
Trường hợp thiếu vốn có thể cho vay các chương trình cho vay khác như nước
sạch nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó
khăn... nhờ vậy các mơ hình cơ bản đủ nguồn vốn để phát triển, mang lại thu nhập
155
và việc làm cho xã hội. Bình quân hằng năm, NHCSXH và các tổ chức chính trị
- xã hội cho vay từ 80-100 mơ hình, riêng năm 2020 qua khảo sát có 125 mơ hình
trong tồn huyện đang được lập hồ sơ và giải ngân kịp thời.
3. Kiến nghị, đề xuất
- Đề nghị có cơ chế phụ cấp cho Trưởng thôn, đồng thời giao nhiệm vụ phối
hợp với các tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của hộ
vay sau khi giải ngân cũng như đôn đốc hộ vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi
đầy đủ đúng quy định.
- Đề nghị nâng mức cho vay chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó
khăn lên mức 100 triệu đồng/hộ. Nâng thời hạn cho vay tối đa đối với chương
trình hộ mới thoát nghèo lên 10 năm.
4. Về giải pháp thực hiện trong thời gian tới
- Tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục, quan tâm bố trí
nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hơn nữa đối với hoạt động
tín dụng chính sách tại cơ sở, hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội,
hoạt động của Tổ TK&VV, tình hình sử dụng vốn của người vay.
- Chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tăng cường
công tác chỉ đạo tổ chức hội các cấp phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc
nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát,
đôn đốc hoạt động của cấp dưới, đặc biệt trong nhiệm vụ quản lý Tổ TK&VV.
Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ của tổ hội, đoàn thể trong việc
nâng cao chất lượng tín dụng, kỹ năng kiểm tra, giám sát, theo dõi quản lý vốn
vay.
- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện chỉ đạo hội cơ sở
phân cấp quản lý rõ ràng trong Ban thường vụ nhằm phân công nhân sự quản lý
nguồn vốn hiệu quả.
- Có cơ chế giám sát chặt chẽ sử dụng phí ủy thác nhằm phát huy tối đa
nguồn lực này vào trong hoạt động ủy thác./.
156
BÁO CÁO THAM LUẬN
Một số kinh nghiệm trong thực hiện hoạt động ủy thác
trên địa bàn huyện Chơn Thành giai đoạn 2015-2020
Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Chơn Thành,
tỉnh Bình Phước
Huyện Chơn Thành là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, nơi
giao giữa đường Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, đường liên tỉnh đi qua. Đây là những
con đường giao, huyết mạch nối liền Chơn Thành với Tây Nguyên, thành phố Hồ
Chí Minh và nước bạn Cam-pu-chia. Hiện nay, Chơn Thành là huyện nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 04 khu cơng nghiệp, có thế mạnh về đất
đai, tài chính, nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế đã và đang được khơi dậy, hứa
hẹn sẽ có những thành tựu đáng kể trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Năm 2020, Chơn Thành phấn đấu là một trong hai huyện đạt
chuẩn nơng thơn mới đầu tiên của tỉnh.
Có thể khẳng định tín dụng chính sách xã hội là một trong những công cụ
hữu hiệu để địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội
và xây dựng nông thôn mới. Ban đại diện NHCSXH huyện thường xuyên chỉ đạo
cơ quan thường trực, Phòng giao dịch NHCSXH huyện, UBND các xã, thị trấn,
các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các cơ quan, ban ngành có liên quan
bám sát kế hoạch, chỉ tiêu Nghị quyết Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH
đề ra để triển khai thực hiện. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 11 chương trình tín
dụng chính sách đang được NHCSXH phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội
nhận ủy thác triển khai. Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực hiện kịp
thời, đúng chính sách và đúng chế độ; vốn vay được giải ngân trực tiếp đến người
thụ hưởng ngay tại xã, trước sự chứng kiến của các tổ chức chính trị - xã hội nhận
ủy thác, của chính quyền và nhân dân đảm bảo nguyên tắc quản lý công khai, dân
chủ.
Trong giai đoạn 2015-2020, tổng doanh số cho vay đạt 373.179 triệu đồng,
với 15.597 lượt khách hàng được vay vốn; tổng doanh số thu nợ đạt 298.989 triệu
đồng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện
đạt 208.907 triệu đồng, với 7.979 khách hàng còn dư nợ, tăng so với năm 2014 là
73.988 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2%/năm, tỷ lệ thu lãi hằng
năm đạt trên 98%. Mức dư nợ bình quân một hộ vay được nâng lên từ 22,5 triệu
đồng/hộ (năm 2014) lên gần 40 triệu đồng/hộ (năm 2020), tăng 14 triệu đồng. Với
việc nâng mức dư nợ của hộ vay đã giúp hộ nghèo có vốn sản xuất kinh doanh
dịch vụ, nâng cao mức sống giảm tình trạng vay nặng lãi, góp phần giảm tỷ lệ hộ
nghèo theo chỉ tiêu huyện đặt ra. Chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn
157
huyện ngày càng được nâng lên, cụ thể là đến 31/8/2020, tổng dư nợ quá hạn của
phòng giao dịch là 93 triệu đồng (chiếm 0,04% trên tổng dư nợ) giảm 10 triệu đồng
so với năm 2014.
Giai đoạn 2015-2020, hoạt động ủy thác cho vay thơng qua các tổ chức
chính - trị xã hội tiếp tục phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng
vào cuộc chung tay giúp đỡ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, củng
cố thêm lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Nhờ đó,
việc triển khai thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên
địa bàn huyện đã thực sự có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả hơn. Tín dụng chính
sách xã hội đã giúp cho gần 850 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm
cho 960 lao động; giúp 416 học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn được vay
vốn học tập; xây dựng 13.605 cơng trình nước sạch, vệ sinh mơi trường nơng thơn;
hỗ trợ hộ nghèo xây dựng 92 căn nhà....
Từ thực tiễn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Ban đại diện Hội
đồng quản trị NHCSXH huyện Chơn Thành rút ra được bài học kinh nghiệm như
sau:
Một là, tranh thủ sự lãnh đạo của chi nhánh NHCSXH tỉnh, Thường trực
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH
huyện, sự tham gia trách nhiệm của chính quyền cấp xã, sự vào cuộc của chính
quyền cấp thơn và sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn
thể là yếu tố quan trọng nhất, tạo nên thành công và kết quả của công tác ủy thác
tín dụng chính sách xã hội.
Hai là, phát huy vai trò của Chủ tịch UBND cấp xã trong tổ chức vận hành
hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, trong đó có nội dung chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã, là
nhân tố nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác và hoạt động tín dụng chính sách xã
hội.
Ba là, tổ chức Hội, đồn thể các cấp đã tích cực vào cuộc, chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc, đặc biệt là cấp xã nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong thực
hiện hoạt động nhận ủy thác với NHCSXH và làm tốt các nội dung công việc ủy
thác. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của NHCSXH, của tổ chức Hội đoàn
thể các cấp trong triển khai hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác tại cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, ngăn ngừa tiêu
cực phát sinh.
Bốn là, coi trọng công tác tập huấn cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội làm
công tác ủy thác, đồng thời làm tốt công tác hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và trao đổi kinh
nghiệm sử dụng vốn hiệu quả.
158
Năm là, phát huy vai trị của Trưởng thơn trong phối hợp thực hiện hoạt
động ủy thác tại cơ sở, nhất là cơng tác tham gia họp bình xét tại Tổ TK&VV,
kiểm tra sau khi cho vay, đôn đốc xử lý thu hồi nợ khó địi góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động ủy thác.
Sáu là, làm tốt công tác thơng tin tun truyền ở các cấp về các chính sách
tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến với người dân để người dân hiểu và thực hiện
đúng, nhất là thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình.
Bảy là, tuân thủ nghiêm túc quy trình thành lập, củng cố Tổ TK&VV, duy
trì mơ hình tổ theo địa bàn cụm dân cư liền kề, bình chọn Tổ trưởng và Ban quản
lý Tổ có năng lực, nhiệt tình và uy tín. Duy trì sinh hoạt Tổ thường xun, phát
huy vai trị trách nhiệm của Ban quản lý Tổ và các tổ viên trong việc bình xét cho
vay, giám sát sử dụng vốn vay.
Kết quả đạt được trong hoạt động ủy thác với các tổ chức chính trị - xã hội
giai đoạn 2015-2020 cho thấy, tín dụng chính sách xã hội là một chính sách thiết
thực, hiệu quả, được các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, cán bộ và nhân dân
trong huyện đồng tình ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Điều đó một lần nữa khẳng định chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi của
chính phủ về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là đúng đắn, phù
hợp với nguyện vọng của nhân dân. Đây là chương trình tín dụng chính sách có
tính nhân văn sâu sắc, tạo sự gắn kết giữa sự phát triển kinh tế - xã hội và cơng
tác xố đói giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách trong thời gian tiếp theo, thay mặt Ban đại diện HĐQT
NHCSXH huyện Chơn Thành, tơi có một số kiến nghị đối với Chính phủ và các
Bộ, Ngành như sau:
Thứ nhất: Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW
của Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cân đối, bố
trí đủ nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong
năm 2020 và giai đoạn tiếp theo.
Thứ hai: Cho phép tiếp tục thực hiện Chương trình tín dụng cho vay hộ mới
thốt nghèo và Chương trình tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn khi hết thời hạn quy định (31/12/2020); đồng
thời nâng thời hạn cho vay tối đa của chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo
lên 10 năm.
Thứ ba: Mở rộng đối tượng cho vay: (1) chương trình cho vay học sinh sinh
viên có hồn cảnh khó khăn với đối tượng là hộ có mức sống trung bình. (2) Mở
rộng đối tượng cho vay, bổ sung thêm chương trình tín dụng đối những hộ gia
đình thuộc diện khó khăn (khơng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát
159
nghèo) được vay vốn để mở rộng, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần
đẩy lùi và từng bước xóa bỏ tín dụng đen tại địa phương.
Thứ tư: Cho phép thực hiện chế độ chi trả phụ cấp cho Trưởng thơn tham gia
quản lý vốn tín dụng chính sách trên địa bàn theo chỉ đạo và phân công nhiệm vụ
của Chủ tịch UBND cấp xã - thành viên, trong đó có nhiệm vụ phối hợp với các
tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện kiểm tra 100% các món vay mới
trong vịng 30 ngày sau khi NHCSXH giải ngân.
Thứ năm: Hiện nay, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thường lồng
ghép các tiêu chí của hoạt động tín dụng chính sách và hoạt động của tổ chức
chính trị - xã hội để thực hiện đánh giá thi đua nên chưa thể hiện rõ vai trị của tín
dụng chính sách đối với cá nhân hay tập thể được đánh giá, khen thưởng. Chính
vì vậy, đề nghị có bộ tiêu chí chấm điểm đánh giá chất lượng hoạt động ủy thác
của các tổ chức chính trị - xã hội. Từ đó, tạo động lực mãnh mẽ cho các đơn vị
nhận ủy thác trong từng tổ chức chính trị - xã hội cũng như giữa các tổ chức chính
trị - xã hội khác nhau trên cùng địa bàn thi đua phấn đấu hoàn thành tốt các nội
dung công việc được ủy thác./.
160
BÁO CÁO THAM LUẬN
Tập trung thực hiện các giải pháp phát huy vai trị của tín dụng chính sách xã hội
và hoạt động ủy thác cho vay góp phần xây dựng nơng thơn nâng cao, kiểu mẫu
Ơng Nguyễn Văn Diệp
Chủ tịch UBND, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Tiểu Cần là huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, diện tích tự nhiên 22.723 ha, có 09
xã, 02 thị trấn với 80 ấp, khóm. Dân số chung là 107.846 người với 29.572 hộ,
trong đó hộ dân tộc Khmer 9.049 hộ, với 33.191 người, chiếm 30,77%; dân tộc
Hoa 260 hộ với 998 khẩu chiếm 0,92%. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của
huyện đã có bước phát triển vượt trội, được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là
huyện nơng thơn mới vào cuối năm 2018.
Đến nay, chúng ta có thể khẳng định: tín dụng chính sách xã hội do
NHCSXH thực hiện là giải pháp sáng tạo và có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với
thực tiễn nước ta. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên
địa bàn đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương,
chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra về giảm nghèo, tạo
việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và
phát triển kinh tế. Với mơ hình tổ chức hoạt động đặc thù của NHCSXH, cùng
phương thức ủy thác cho vay thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội đã huy động
được nhiều cán bộ có tâm huyết từ các cơ quan chính quyền, Hội, đồn thể các cấp
tham gia quản trị và nhận uỷ thác quản lý vốn vay. Hiện có hàng trăm cán bộ của
các tổ chức chính trị - xã hội đang tham gia thực hiện cơng tác uỷ thác cho
NHCSXH. Ngồi ra, việc tổ chức giao dịch công khai tại xã đã tạo điều kiện để
mọi người dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH.
Kết quả triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn
huyện đến ngày 31/8/2020 đã đạt được một số kết quả sau: tổng dư nợ 299 tỷ đồng,
với 13.544 hộ dư nợ, nợ quá hạn 648 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,22%; trong đó dư
nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội 288 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96% tổng
dư nợ NHCSXH cho vay trên địa bàn, với 12.982 hộ dư nợ, nợ quá hạn 631 triệu
đồng, tỷ lệ 0,22%, riêng Hội Cựu chiến binh huyện năm 2017, 2018, 2019 và đến
31/8/2020 khơng có nợ q hạn. Đơn vị có quản lý dư nợ ủy thác cao nhất là Hội
phụ nữ 177 tỷ đồng, Hội nông dân 80 tỷ đồng, Hội Cựu chiến binh 17 tỷ đồng và
Đồn thanh niên 14 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày
22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, đến nay ngân sách huyện
đã ủy thác sang NHCSXH huyện được 4,6 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho
161
vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại 02 thị trấn Tiểu Cần và Cầu
Quan.
Các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện đã tích cực phối hợp với
NHCSXH huyện thực hiện tốt nội dung cơng việc được ủy thác, chuyển tải vốn tín
dụng chính sách xã hội đến đúng đối tượng thụ hưởng, nhanh chóng, thuận lợi,
được chính quyền và nhân dân trong huyện đánh giá cao. Hiệu quả của vốn tín
dụng chính sách đã góp phần quan trọng để huyện Tiểu Cần hồn thành chương
trình xây dựng nơng thơn mới.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay thơng qua các tổ
chức chính trị - xã hội trong thời gian tới, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH
huyện Tiểu Cần chỉ đạo thực hiện tốt những giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục triển khai tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban
Bí thư, Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 14/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ, đưa
nhiệm vụ chỉ đạo tín dụng chính sách xã hội vào nhiệm vụ thường xuyên của cấp
ủy, chính quyền địa phương, chúng trọng cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín
dụng chính sách; xác định vai trị, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc
thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm
bảo an sinh xã hội của địa phương. Hàng năm, UBND huyện sẽ cân đối bố trí nguồn
vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH để mở rộng cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đồng thời, thu từ các dự án tài trợ của nước
ngoài hết hạn chuyển sang NHCSXH tiếp tục cho vay.
Hai là, chỉ đạo NHCSXH cùng với các cấp Hội, đồn thể nhận ủy thác,
chính quyền địa phương tổ chức tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các
chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính
sách khác nhằm giúp cho họ nắm rõ hơn nữa các ưu đãi của Đảng và Nhà nước
trong việc vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế tự vươn lên thoát nghèo, ổn
định cuộc sống và khơng cịn trơng chờ, ỷ lại.
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện vốn vay đặc biệt là kiểm tra
sử dụng vốn sau cho vay của các Hội, đoàn thể nhận ủy thác và chính quyền địa
phương nhằm giúp hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Ba là, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác từ NHCSXH phải có trách
nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác; phối hợp chặt chẽ với chính quyền
địa phương trong việc cũng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách
xã hội; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả;
lồng ghép vào các chương trình, dự án của các tổ chức chính trị - xã hội; làm tốt
công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mơ hình sản xuất, kinh
doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thốt nghèo và làm giàu.
162
Bốn là, chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành của huyện trong việc tập huấn,
chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho các hộ nghèo, cận nghèo và các
đối tượng chính sách khác vay vốn. Hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi dựa trên lợi thế của từng vùng, tập trung truyên truyền và hướng dẫn, hỗ trợ
cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác chuyển đổi nghề
cho phù hợp với vùng đất tại địa phương, tận dụng mặt nước để phát triển nuôi
trồng thủy sản.
Năm là, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thường xuyên rà soát nhu cầu vốn
của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để đáp ứng đầy đủ và
kịp thời nhu cầu vay vốn cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay nhằm giúp cho
các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách có nguồn vốn đầu tư kịp thời
vụ để quá trình sản xuất kinh doanh đạt kết qủa tốt nhất tạo ra thu nhập cao cho hộ
vay từng bước tiến tới thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
Về đề xuất kiến nghị: Huyện Tiểu Cần đã thực hiện xong chương trình nơng
thơn mới, do đó nhu cầu vốn để đầu tư phát triển sản xuất và giải quyết việc làm
cho các đối tượng là rất lớn. Đề nghị cấp trên tiếp tục quan tâm, bổ sung nguồn vốn
cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội cho huyện Tiểu Cần, đặc biệt
nguồn vốn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và nguồn vốn giải quyết
việc làm để tiếp tục góp phần hỗ trợ địa phương xây dựng các xã đạt nông thôn
mới nâng cao và kiểu mẫu./.
163
BÁO CÁO THAM LUẬN
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Phú Bình tích cực triển
khai hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Đồn TNCS Hồ Chí Minh huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên
1. Đặc điểm tình hình chung
Huyện Phú Bình nằm ở phía Đơng nam của tỉnh Thái Ngun, có 19 xã và
01 thị trấn, với dân số trên 15 vạn người, trong đó thanh niên chiếm khoảng trên
3 vạn người. Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Phú Bình đang quản
lý 75 đầu mối tổ chức Đoàn, Đội cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách
cấp huyện có 04 người, cấp cơ sở 20 người. Trong những năm qua cơng tác Đồn
và phong trào Thanh thiếu nhi huyện có những bước phát triển mới, bên cạnh thực
hiện nhiệm vụ chính trị của mình, Đồn thanh niên huyện cịn ln quan tâm đến
phát triển kinh tế - xã hội và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình
cơng tác của mình.
Cùng với sự phát triển, đi lên về mọi mặt của đất nước, trong những năm
qua kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình đã có những bước phát triển mang tính
đột phá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nângcao, tỷ
lệ hộnghèo của huyện hằng năm đều giảm với tỷ lệ cao; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được nâng lên, đời sống của người dân ngày một nâng cao. Hiện
nay 19/19 xã của huyện Phú Bình đã về đích nơng thơn mới, một số xã của huyện
đã đăng ký xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Có được những thành quả trên là
do sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy Đảng, sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của
chính quyền các cấp trong huyện, sự tham gia của cả hệ thống chính trị các cấp,
ý chí vươn lên vượt khó thốt nghèo của người dân, đặc biệt là sự đồng hành của
NHCSXH huyện Phú Bình với những chương trình cho vay hướng đến các đối
tượng chính sách xã hộitrên địa bàn huyện đều được tiếp cận các nguồn vốn vay
ưu đãi. Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Bình đang triển khai 15 chương trình tín
dụng với số dư nợ gần 500 tỷ đồng, trong đó dư nợ ủy thác thơng qua các tổ chức
chính trị - xã hội chiếm 99,99% với trên 12 nghìn hộ vay vốn. Đây thực sự là
nguồn vốn q báu giúp cho người dân Phú Bình nói chung và người dân thuộc
các nhóm đối tượng chính sách xã hội của huyện nói riêng, có được nguồn tín
dụng ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
2. Kết quả đạt được
Đồn Thanh niên Cơng sản Hồ Chí Minh huyện Phú Bình hiện nay đang
được ủy thác trên 112 tỷ đồng, với 15 chương trình cho vay, thơng qua 84 Tổ
164
TK&VV với gần 3.000 hộ vay, chiếm tỷ trọng 23,35% tổng dư nợ ủy thác của
huyện. Đây là số dư nợ ủy thác cao so với mặt bằng chung của Đoàn thanh niên
các huyện, thành thị trong toàn tỉnh Thái Nguyên. Do vậy, Ban Thường vụ Huyện
đoàn xác định đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình cơng
tác, nên ln chủ động phối hợp với NHCSXH huyện Phú Bình thực hiện các nội
dung trong Văn bản liên tịch đã ký kết. Từ đó, q trình phối hợp triển khai thực
hiện các chương trình tín dụng ln đạt kết quả cao. Tỷ lệ dư nợ ủy thác của Đoàn
thanh niên huyện năm sau cao hơn năm trước: Dư nợ năm 2015 đạt 78,5 tỷ đồng,
đến 31/8/2020 dư nợ đạt 112,6 tỷ đồng; tăng 34,1 tỷ đồng so với năm 2015, tỷ lệ
tăng 43,4%. Trong dư nợ ủy thác của Đồn thanh niên huyện hiện nay khơng có
nợ quá hạn.
Để có được những kết quả như vậy, trong quá trình nhận ủy thác với
NHCSXH, Ban Thường vụ Huyện đồn Phú Bình đã tập trung làm tốt một số nội
dung sau:
Một là, cơng tác tun truyền phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính
phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác: Đồn thanh niên huyện đã
làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, đoàn viên và nhân dân, nhất
là hộ nghèo nắm được chủ trương, chính sách, sử dụng nguồn vốn vay đảm bảo
đúng mục đích và phát huy được hiệu quả của nguồn vốn vay.
Hai là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nguồn vốn: Đoàn Thanh niên
huyện đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH huyện, cấp ủy, chính quyền các xã, thị
trấn thường xuyên củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ
chức Đoàn cấp dưới và các Tổ TK&VV. Chỉ đạo các Tổ TK&VV ở cơ sở làm tốt
các khâu bình xét cho vay, đôn đốc người vay trả lãi, trả gốc và thực hiện thu lãi,
huy động tiền gửi theo quy định. Phân công cán bộ phụ trách, theo dõi thường
xuyên, giữ mối liên hệ với NHCSXH huyện để kịp thời tham mưu, đề xuất giải
quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện ủy thác các nguồn vốn
vay.
Ba là, cơng tác kiểm tra, giám sát: Đồn Thanh niên huyện đã chủ động xây
dựng kế hoạch phối hợp với Ngân hàng tiến hành kiểm tra hoạt động đối với Đoàn
các xã, thị trấn, các Tổ TK&VV và các đối tượng vay vốn. Đồng thời tổ chức
kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, công tác lưu giữ hồ sơ, sổ sách của Đoàn các
xã, thị trấn và các Tổ TK&VV…
Bốn là, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn, Ban quản
lý Tổ TK&VV: Hằng năm, Đoàn Thanh niên huyện đã phối hợp chặt chẽ với
Ngân hàng làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ
năng quản lý cho 100% cán bộ Đoàn cấp cơ sở và Ban quản lý Tổ TK&VV.
* Khó khăn
165
Phú Bình vẫn là một huyện có thu nhập bình quân đầu người thấp so với
bình quân chung của tỉnh Thái Nguyên.Tỷ lệ dân cư sinh sống ở nông thôn và sản
xuất nông nghiệp vẫn ở tỷ lệ cao, trên 70% dân số huyện. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay
giảm còn 2,92% dân số nên nhu cầu vốn vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm là
rất lớn, trong khi nguồn vốn không đáp ứng đủ.
3. Đề xuất, kiến nghị
- Để thốt nghèo bền vững, đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện
chương trình tín dụnghộ mới thốt nghèo (vì theo Quyết định số 28/2015/QĐTTg ngày 21/7/2015 thì tín dụng đối với hộ mới thốt nghèo chỉ thực hiện đến
31/12/2020) và thời hạn cho vay tối đa nâng lên 10 năm (hiện nay là 5 năm); cho
vay chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường sau năm 2020.
- Đề nghị NHCSXH tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện bổ sung thêm nguồn
vốn đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên và người dân trên
địa bàn huyệnthực hiện các chương trình tín dụng: giải quyết việc làm, nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn…
- Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh tăng định mức cho vay ở một số chương
trình tín dụng như: cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn lên mức 100
triệu đồng/hộ; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nơng thơn lên mức 20 triệu
đồng/cơng trình.../.
166
BÁO CÁO THAM LUẬN
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Kinh Mơn triển khai có hiệu quả
hoạt động ủy thác giai đoạn 2015-2020
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Kinh Mơn,
tỉnh Hải Dương
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học
tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và các nhiệm vụ trọng tâm
công tác Hội, việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ "Vận động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo,
khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường" luôn được Hội Liên hiệp Phụ
nữ (LHPN) thị xã Kinh Môn xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu
tiên, trong đó hoạt động ủy thác với NHCSXH được xác định là giải pháp quan
trọng trong hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống.
Trong nhiều năm qua, đặc biệt giai đoạn 2015-2020, xác định rõ vai trò
trách nhiệm của tổ chức Hội và sự tác động tích cực của hoạt động ủy thác
NHCSXH đối với tổ chức Hội, cán bộ, hội viên, phụ nữ nghèo và các đối tượng
chính sách khác. Chính vì vậy, ngay trong cơng tác chỉ đạo đã được Ban Thường
vụ Hội LHPN thị xã quan tâm chú trọng, cụ thể:
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hội cơ sở thành lập, duy trì tốt hoạt động của
các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), thực hiện nghiêm quy ước hoạt động của
Tổ, bình xét cơng khai các hộ đủ điều kiện vay vốn trình UBND xã, phường xác
nhận, đề nghị Ngân hàng cho vay.
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng ủy thác cho vay của Hội cấp
xã và Hợp đồng ủy nhiệm của Tổ TK&VV đã ký với NHCSXH. Hàng tháng, phối
hợp cùng NHCSXH đánh giá phân loại Tổ TK&VV, có giải pháp củng cố nâng
cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV yếu kém.
- Chỉ đạo Hội cấp xã, Tổ TK&VV thường xuyên kiểm tra, giám sát q trình
sử dụng vốn vay, đơn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận.
- Hàng năm, phối hợp với NHCSXH thị xã tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy
thác cho cán bộ Hội LHPN, Ban quản lý Tổ TK&VV. Đồng thời, phối hợp cùng
các cơ quan chức năng phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan
đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn cơng tác khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Từ sự sát sao trong cơng tác chỉ đạo, hoạt động ủy thác NHCSXH tại thị xã
Kinh Môn thông qua tổ chức Hội LHPN đã đạt được những kết quả rất đáng khích
lệ, trong đó:
Xuất phát từ định hướng hoạt động, kế hoạch được xây dựng, căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ, chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội với NHCSXH,
167
Ban thường vụ Hội LHPN thị xã đã thực hiện tổ chức triển khai đến 100% cơ sở
hội. Trong đó, nội dung được quan tâm đầu tiên trong kế hoạch thực hiện cơng
tác ủy thác hàng năm đó là cho vay đúng đối tượng, giúp hộ vay sử dụng vốn vay
với hiệu quả cao nhất. Hội LHPN thị xã đã chỉ đạo Hội cấp xã phối hợp với Ban
chỉ đạo giảm nghèo các xã, phường rà soát, thống kê những hộ nghèo và đối tượng
chính sách đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện điều
kiện sống; lập danh sách cụ thể và xây dựng kế hoạch giúp đỡ họ được tiếp cận
với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ. Cùng với đó, Hội đã chỉ
đạo thực hiện sâu rộng cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi
đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đặc biệt Hội LHPN thị xã thường
xuyên sát sao chỉ đạo bình xét cho vay cơng khai, dân chủ, khơng bình xét cho
vay đối với người vay khơng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi; đây được
coi là điều kiện tiên quyết trong việc cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng
mục đích và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ. Để chuyển tải nguồn vốn của
Chính phủ đến đối tượng thụ hưởng, Hội đã tham mưu UBND các cấp xây dựng
hệ thống 120 Tổ TK&VV hoạt động tại 23/23 xã, phường trên địa bàn thị xã, các
Tổ đã ổn định và đi vào hoạt động có nề nếp, chất lượng tốt; 100% tổ trưởng Tổ
TK&VV không là uỷ viên Ban thường vụ Hội LHPN các xã, phường.
Công tác kiểm tra cũng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Hàng năm, Ban thường vụ Hội LHPN thị xã xây dựng kế hoạch kiểm tra theo định
kỳ, kiểm tra đột xuất theo chuyên đề vay vốn. Lãnh đạo và cán bộ phụ trách công
tác ủy thác của Hội trực tiếp thực hiện kiểm tra các nội dung ủy thác của hội cơ
sở, hoạt động của Tổ TK&VV và kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn của hộ vay.
Bên cạnh đó, Hội LHPN thị xã thường xuyên chỉ đạo hội cơ sở tăng cường công
tác tự kiểm tra, tham mưu cho Ban giảm nghèo địa phương tổ chức các đợt kiểm
tra công tác quản lý nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở các thơn, hoạt động sử dụng vốn
vay của hộ vay vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định về tín dụng ưu đãi vừa nắm
bắt tình hình thực tế tại cơ sở. Qua kiểm tra 100% Hội LHPN xã, phường đều thực
hiện tốt các nội dung quy định trong Hợp đồng uỷ thác đã ký kết, 100% Tổ
TK&VV thực hiện tốt quy trình cho vay, hội viên được vay sử dụng vốn đúng
mục đích, có hiệu quả, việc trả nợ, trả lãi thực hiện đúng thời hạn. Phí uỷ thác và
hoa hồng đều được các cơ sở sử dụng đúng mục đích. Thơng qua công tác kiểm
tra, Hội đã kịp thời nắm bắt những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và sử
dụng vốn vay, đồng thời phản ánh về NHCSXH thị xã với tinh thần hợp tác tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, tìm những giải pháp
phù hợp nhất nhằm thực hiện tốt các nội dung mà Hội LHPN và NHCSXH đã
thoả thuận.
Nhằm mục đích hỗ trợ tồn diện về vốn cũng như kiến thức sản xuất, kinh
doanh, Hội LHPN đã phối hợp với ngành nông nghiệp, trung tâm khuyến nông và
168
các ngành chức năng hàng năm tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ
thuật, chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh cho cây vải, cây ăn quả các loại, kiến thức
chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, các giống mới có năng suất và
giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để tổ chức thực hiện tốt công tác ủy thác, hàng
năm Hội đều phối hợp cùng NHCSXH tổ chức các lớp tập huấn kiến thức nghiệp
vụ uỷ thác cho vay đến 100% cán bộ thực hiện công tác ủy thác và tại các cơ sở
và Ban quản lý Tổ TK&VV.
Trong 05 năm (giai đoạn 2015-2020) thực hiện công tác uỷ thác cho vay,
Hội LHPN thị xã đã phối hợp với NHCSXH thị xã giải ngân cho trên 4.000 lượt
hộ nghèo và đối tượng chính sách khác với số tiền 217.560 triệu đồng. Nguồn vốn
ủy thác do Hội đảm nhận tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2014, tổng dư nợ ủy
thác của hội là 84.019 triệu đồng cho 4.572 hộ vay. Đến nay dư nợ do Hội phụ
nữ nhận uỷ thác là 151.427 triệu đồng cho 4.385 hộ vay, tăng 1,8 lần so với năm
2014. Dư nợ ủy thác của Hội chiếm 47,2% tổng dư nợ cho vay uỷ thác của
NHCSXH thị xã.
Nguồn vốn ưu đãi đã đem lại hiệu quả thiết thực cho hộ nghèo và đối tượng
chính sách, đã giúp nhiều hộ có sức lao động nhưng thiếu vốn có cơ hội mạnh dạn
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.
Nguồn vốn cho vay do Hội LHPN trực tiếp quản lý tại các cơ sở khơng những
được bảo tồn và sử dụng đúng mục đích mà cịn được sử dụng có hiệu quả giúp
hộ vay cải thiện được đời sống, vươn lên thốt nghèo làm giàu bền vững. Đến nay
đã có những hộ mua ô tô để phục vụ công việc kinh doanh. Nhiều hộ chăn ni
lợn nái, bị sinh sản, trồng cây ăn quả theo mơ hình Vietgap và tham gia liên kết
trong sản xuất kinh doanh: như mơ hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng cam đường
canh” của phường Thất Hùng; “Tổ phụ nữ liên kết trồng hành, mủa sạch”, “Tổ
phụ nữ trồng rau an toàn” của phường Hiến Thành; “Tổ phụ nữ sản suất mỳ sạch”,
“Tổ phụ nữ sản xuất giò, chả đảm bảo vệ sinh ATTP” của phường Thái Thịnh; Tổ
hợp tác “Trồng dưa chuột sạch” của xã Lê Ninh và mơ hình “Hợp tác xã sản xuất
và kinh doanh nông sản sạch” của xã Bạch Đằng... Những mơ hình sản xuất này
thể hiện sự thành cơng trong cơng tác ủy thác của Hội với vai trị là cầu nối chuyển
tải nguồn vốn ưu đãi và kiến thức khoa học - kỹ thuật.
Không chỉ giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách về nguồn vốn, kiến thức
sản xuất kinh doanh, Hội LHPN các cấp trên địa bàn thị xã còn tuyên truyền, vận
động, giúp hộ vay thực hành tiết kiệm. Cho đến nay, 100% Tổ TK&VV do Hội
LHPN quản lý có hoạt động tiết kiệm với 100% tổ viên tham gia, số dư tiền gửi
tiết kiệm là 8.925 triệu đồng. Công tác ủy thác của Hội đã giúp nhiều chị em phụ
nữ nghèo khơng có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động phát triển kinh tế nay có
điều kiện tiếp cận với kiến thức, với nguồn vốn ưu đãi, được hỗ trợ mọi mặt để
169
vươn lên xố đói giảm nghèo, cải thiện đời sống từng bước xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hoạt động uỷ thác của Hội LHPN thị xã ln được các cấp ủy Đảng, chính
quyền và NHCSXH thị xã Kinh Môn đánh giá cao, là tổ chức hoạt động đáng tin
cậy. Với công tác ủy thác cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, Hội đã
đóng góp tích cực vào hoạt động xố đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của
địa phương. Bên cạnh đó, cơng tác ủy thác đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp
Hội LHPN phát huy, nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội; giúp cho đội
ngũ cán bộ Hội được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, năng lực
trong lĩnh vực làm kinh tế, quản lý điều hành nguồn vốn vay và tạo điều kiện cho
các cấp hội tăng thêm nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động phong trào của
Hội.
Trong q trình thực hiện, để có được những kết quả trên, Hội LHPN thị
xã Kinh Môn đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
- Trước hết phải có sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền; sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt là sự
quan tâm, tạo điều kiện về nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
- Cùng với việc chỉ đạo, thực hiện cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh
giá, rút kinh nghiệm kịp thời, lập sổ sách theo dõi chặt chẽ, khoa học. Hàng năm,
tổ chức sơ tổng kết, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân tiêu biểu,
nhất là những hộ nghèo sử dụng vốn hiệu quả cao, có ý chí vươn lên thốt nghèo.
- Coi trọng cơng tác tập huấn cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội và Ban
quản lý Tổ TK&VV; làm tốt công tác hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh, trao đổi kinh nghiệm sử dụng vốn hiệu quả cho hộ vay.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của NHCSXH, của tổ chức chính
trị - xã hội các cấp, nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, sai sót.
Để hoạt động ủy thác trong thời gian tới tiếp tục phát huy được vai trị của
các tổ chức chính trị xã hội và có tác động tích cực đến các đối tượng chính sách
được tiếp cận nguồn vốn, Hội LHPN thị xã Kinh Môn xin được đề xuất một số ý
kiến, cụ thể như sau:
- Đề nghị bổ sung thêm nguồn vốn chương trình cho vay giải quyết việc
làm đáp ứng nhu cầu vay vốn tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn.
- Sau năm 2020, tiếp tục cho phép thực hiện chương trình cho vay hộ mới
thốt nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thơn; mở rộng đối
tượng cho vay là hộ gia đình nông dân tại địa bàn phường, thị trấn nhưng chưa có
nước sạch hoặc đã có nhưng chưa đạt quy chuẩn, chưa bảo đảm vệ sinh được vay
vốn để xây dựng cơng trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thôn.