Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh gia lai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG TRUNG KIÊN

MỐI QUAN HỆ GIỮA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO Ở TỈNH GIA LAI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG TRUNG KIÊN

MỐI QUAN HỆ GIỮA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO Ở TỈNH GIA LAI HIỆN NAY

Chuyên ngành : CNXHKH
Mã số

: 602285

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên của cá
nhân tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Nguyễn Thế Nghĩa. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn này trung thực và và không trùng lặp với các
cơng trình khác.
Học viên

Dương Trung Kiên


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ESCAP

Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương

HDI

Chỉ số phát triển con người

WB

Ngân hàng thế giới


IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

BLĐTB&XH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

DTTS

Dân tộc thiểu số

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo



Quyết định
TTCN


Tiểu thủ cơng nghiệp


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO................................................................. .. 9
1.1. Quan niệm về tăng trưởng kinh tế và các tiêu chí đánh giá
tăng trưởng kinh tế................................................................................. …9
1.1.1. Quan niệm về tăng trưởng kinh tế ................................................ 9
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế .................................... 18
1.2. Quan niệm về đói nghèo và các tiêu chí xác định chuẩn đói
nghèo............................................................................................ 25
1.2.1. Quan niệm về đói nghèo ............................................................... 25
1.2.2. Tiêu chí xác định và chuẩn đói nghèo .......................................... 36
1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm
nghèo…………………………………………………………………… 41
1.3.1. Quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và xố đói
giảm nghèo ............................................................................................ 41
1.3.2. Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và xố đói giảm nghèo ........................................................................... 48
Chương 2 : THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI
PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH GIA LAI HIỆN NAY .............. 59
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai hiện nay………………………. 59
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Gia Lai .................................................... 59
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai ........................................... 65



2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xố đói giảm
nghèo ở tỉnh Gia Lai và những vấn đề đặt ra……………………… . . . . 72
2.2.1. Thực trạng của tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo
ở tỉnh Gia Lai ........................................................................................ 72
2.2.2. Những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai ............. 90
2.3. Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai................. … 99
2.3.1. Quan điểm và phương hướng giải quyết tăng trưởng kinh
tế
với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai hiện nay ..................................... 99
2.3.2. Những giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai hiện
nay ......................................................................................................... 101
KẾT LUẬN ................................................................................................. 125
PHỤ LỤC .................................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 134


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo khơng chỉ là mục tiêu mà cịn
là khát vọng của tồn nhân loại, điều này được thể hiện trong mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục tiêu này là hết sức
khó khăn và trong thực tiễn còn tồn tại nhiều mâu thuẩn, và nghịch lý. Nếu chỉ
tập trung tăng trưởng kinh tế nhanh mà không quan tâm đến các vấn đề xã hội

có thể phải trả giá rất đắt, nảy sinh tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, về cơ
hội học hành, về tiếp cận các dịch vụ xã hội và nghèo đói gia tăng. Ngược lại,
nếu chỉ thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà không chăm lo thúc đẩy
phát triển kinh tế sẽ làm triệt tiêu các động lực kích thích tăng trưởng kinh tế.
Làm thế nào để có thể vừa tận dụng những cơ hội mới do tăng trưởng kinh tế
mang lại, đồng thời có thể bảo vệ và giúp đỡ những người nghèo thoát nghèo?
Đây là một vấn đề rất khó khăn và ln là mối quan tâm của các nhà khoa học
và các quốc gia trên thế giới.
Tăng trưởng kinh tế thường kéo theo tăng thu nhập trung bình của nhóm
nghèo nhất xã hội, nhưng có một thực tế là dù thu nhập của nhóm nghèo có
được cải thiện thì vẫn có một khoảng cách ngày càng xa giữa thu nhập của
nhóm nghèo và nhóm giàu khi nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh. Ngồi ra,
khi nghiên cứu vấn đề đói nghèo, người ta thường chỉ loay hoay tìm kiếm một
chuẩn nghèo chung để đánh giá mức độ nghèo của từng nhóm dân cư mà
khơng hề đi sâu lý giải những căn nguyên sâu xa, bản chất bên trong, cái cơ
chế nội tại của nền kinh tế đang hàng ngày đẩy những nhóm dân cư vào tình
trạng đói nghèo như một cơ chế tất yếu do chính cơ chế ấy sinh ra. Do đó, các
biện pháp tấn cơng đói nghèo thường thiếu triệt để, khơng giúp người nghèo
tự vươn lên để xố đói giảm nghèo. Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và xóa đói giảm nghèo là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia.


2

Trong chiến lược phát triển toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
được Thủ tướng chính phủ Việt Nam thơng qua 5/2002 và được trình lên Ban
Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới 2/7/2002 như một văn bản Chiến lược
Giảm nghèo, đã nhấn mạnh Việt Nam lựa chọn mơ hình phát triển tồn diện, trong
đó tăng trưởng kinh tế nhanh đồng thời phải xóa đói giảm nghèo, nền kinh tế

chúng ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, tăng trưởng
kinh tế mà Việt Nam xác định là tăng trưởng bền vững, tăng trưởng vì con người.
Qua hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai
đoạn thay đổi sâu sắc, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam đã gia
nhập hàng ngũ các nước Đơng Á có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc đó, q trình chuyển sang kinh tế thị
trường theo những xu hướng tự phát, chứa đựng những yếu tố độc quyền lũng
đoạn, mặc dù giúp kích thích hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường,
nhưng đồng thời tạo nên nhiều vấn đề xã hội bức xúc, làm cho cơng tác xố đói
giảm nghèo ở Việt Nam ngày càng khó giải quyết, hiện tượng tái nghèo trong
thời gian qua vẫn khá phổ biến, những đối tượng đói nghèo ln trong tình
trạng trì trệ, rất khó đáp ứng những u cầu mới của sự phát triển. Do đó, cùng
với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, những thách thức mà Việt Nam phải
đương đầu nhằm bảo đảm sự hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm
nghèo ngày càng lớn hơn.
Gia Lai là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấu đấu của Đảng
bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế - xã hội đã có bước phát triển
khá tồn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 13%/năm, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng cơng nghiệp - xây dựng, dịch vụ
và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân
dân tỉnh đã có nhiều chủ chương, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của cơng tác xố đói giảm nghèo bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể.


3

Các Chương trình 134,135 giai đoạn II và các dự án của Chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo. Do vậy, cơng tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm.

Tuy nhiên, việc phân phối những thành quả của tăng trưởng kinh tế đến
với từng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, sự phân hoá giàu nghèo
ngày càng lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của cả nước, tồn
tỉnh có 288.141 hộ, trong đó có 79.417 hộ nghèo (chiếm 27,56%), và 17.038 hộ
cận nghèo (chiếm 5,91%) [65, tr.1]. Công tác giảm nghèo chưa bền vững, kết
quả giảm nghèo hàng năm thấp so với kế hoạch đề ra trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu nhập của bộ phận lớn dân cư vẫn nằm
giáp ranh mức nghèo đói và dễ bị tác động bởi các biến động do thiên tai,
mất việc làm, ốm đau và giá nông sản bấp bênh, làm cho người nghèo khó
vươn lên lên thốt nghèo.
Từ cách đặt vấn đề như vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai hiện nay” để làm
luận văn thạc sĩ, chuyên nghành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
xóa đói giảm nghèo là vấn đề được đề cập nghiên cứu ở những phương diện
khác nhau. Nhiều cơng trình đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, về phát triển kinh tế nhanh và
bền vững, về xóa đói giảm nghèo, đáng chú ý là những cơng trình sau:
Cơng trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế và tốc độ
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam (TS. Cù Chí Lợi, Nhà xuất bản từ điển bách
khoa, 2009); Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Những rào cản phải vượt qua
(Nguyễn Văn Thưởng, Nhà xuất bản chính trị, Hà Nội, năm 2005); Huy động các
nguồn lực chủ yếu nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Võ Văn Đức,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2009); Tốc độ và chất lượng tăng


4

trưởng kinh tế ở Việt Nam (Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt, Nhà xuất bản Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007); Kinh tế Việt Nam - hội nhập và phát triển
bền vững (GS.TS. Hồ Đức Hùng, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2007); Phát
triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam (thời kỳ 2011- 2020) (PGS.TS. Bùi
Tất Thắng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008)…Nhìn chung các cơng
trình tập trung vào ba vấn đề chính: một là, lý luận chung về tăng trưởng kinh tế
và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc giải quyết vấn đề tăng
trưởng kinh tế; hai là, đánh giá những thành tựu và hạn chế về tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam, đồng thời vạch ra nguyên nhân và hạn chế; ba là, đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Cơng trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo:
Nguyễn Thị Hằng với tác phẩm: “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn
nước hiện nay” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 1997). Đây là tác phẩm
trình bày khá rõ nét về cơ sở lý luận của vấn đề đói nghèo, đặc biệt tác giã đã
nêu lên được bức tranh chung về thực trạng và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trên cở sở đó đề ra phương
hướng và biện pháp chủ yếu để xóa đói giảm nghèo cho người dân ở nơng thơn.
Cũng nghiên cứu về cơng tác xóa đói giảm nghèo cịn tác phẩm: “Thực
trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với các dân tộc
thiểu số tại chỗ Tây Nguyên” ( Bùi Minh Đạo và Bùi Thị Bích, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, năm 2005). Trong tác phẩm này tác giả nghiên cứu thực trạng
và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của những người dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cơng tác xóa đói
giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Ngun.
Về phía cơng trình nghiên cứu khoa học phải kể đến luận án tiến sĩ của
Nguyễn Hồng Sơn với đề tài: “Q trình thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo của Đảng và Nhà nước trong cộng đồng người Khmer tại Đồng bằng
sông Cửu Long 1992-2002”. Trong đó tác giả đã trình bày khá rõ nét về đặc


5


điểm kinh tế - xã hội của đồng bào Khmer tại Đồng bằng sơng Cửu Long, hiện
trạng đói nghèo trong cộng đồng người Khmer. Qua đó, tác giả cũng đề xuất
một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng nơi đây.
Cơng trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo:
Cùng Người nghèo Hồn thiện Chính sách, Tham vấn cộng đồng về Bản
Dự thảo Chiến Lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xố Ðói Giảm Nghèo của Việt
Nam (Tập I: Cách tiếp cận, Phương Pháp và ảnh hưởng), do Edwin Shanks (Nhà
nghiên cứu) và Carrie Turk (Ngân hàng Thế giới) biên soạn. Các tác giả đã dựa
chủ yếu vào các cuộc tiếp xúc bằng văn bản và trao đổi với thành viên của từng
nhóm nghiên cứu tham gia tiến hành các cuộc tham vấn tại địa phương. Tập này
phản ánh cách tiếp cận và phương pháp sử dụng trong quá trình tham vấn. Mục
đích của tập này là đưa ra kinh nghiệm thực tế hữu ích để giám sát q trình thực
hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo trong tương lai cũng như cho những ai sẽ
thực hiện công việc tương tự ở các nước khác. Báo cáo trình bày khái quát q
trình thực hiện từ giai đoạn xây dựng khn khổ nghiên cứu và câu hỏi trên cơ sở
Dự thảo Chiến lược đến giai đoạn tổng hợp và phân tích số liệu để xác định
những thông điệp và đề xuất về chính sách chính của người tham gia đóng góp ý
kiến. Báo cáo cũng phân tích ảnh hưởng và tác động của các cuộc tham vấn tại
địa phương đối với chiến lược xóa đói giảm nghèo.
Những Kiến nghị của Người nghèo về Chính sách, Các cuộc tham vấn tại
địa phương về Dự thảo Chiến lược toàn diện về Giảm nghèo và Tăng trưởng
của Việt nam (Tập II : Tổng hợp các Kết quả và Phát hiện) . Bản báo cáo này do
hai tác giả Carrie Turk (Ngân hàng Thế giới) và Edwin Shanks (chuyên gia
nghiên cứu) tổng hợp và soạn thảo. Tập này tổng hợp các thông điệp và đề xuất
về chính sách chính trong q trình tham vấn tại sáu địa điểm nghiên cứu. Kết
quả và phát hiện được trình bày theo năm chủ đề liên quan tới các phần chính
của Chiến lược gồm xu hướng nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo và hỗ trợ đời
sống, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng, giảm nguy cơ dễ bị tổn



6

thương và các sắp xếp về thể chế để thực hiện chiến lược tăng trưởng và xóa
đói giảm nghèo. Mỗi phần đều có tóm tắt các thơng điệp chính sách chính và
các hành động cơng được đại biểu tham gia đóng góp ý kiến đề xuất là cần thiết
nếu muốn đạt các mục tiêu quốc gia đề ra trong Chiến lược về giảm nghèo và
thúc đẩy công bằng xã hội.
Các Quan điểm của Cộng đồng về Chiến lược Giảm nghèo, Các cuộc
tham vấn tại địa phương về Dự thảo Chiến lược toàn diện về Giảm nghèo và
Tăng trưởng của Việt nam (Tập III : Báo cáo từ sáu địa bàn tham vấn). Tập này
gồm sáu báo cáo hiện trường từ các tỉnh Lào Cao (vùng núi phía Bắc), tỉnh Hà
Tĩnh và tỉnh Quảng Trị (vùng ven biển miền Trung), tỉnh Vĩnh Long và tỉnh
Trà Vinh (đồng bằng sông Cửu Long) và thành phố Hồ Chí Minh. Các báo cáo
hiện trường trình bày các quan điểm, ý tưởng và ý kiến của người dân địa
phương về Dự thảo Chiến lược Giảm nghèo. Mỗi báo cáo bắt đầu bằng phần giới
thiệu chung về địa phương và các nhóm đại diện tham gia đóng góp ý kiến sau đó
là phần tổng hợp ý kiến của người dân về các xu hướng nghèo và dự báo nói
chung. Phần này dựa trên các câu trả lời chi tiết cho các phần và hành động công
cụ thể được đề xuất trong Chiến lược được thảo luận trong nhiều nhóm trọng tâm
và các buổi họp tổ chức ở cấp cộng đồng.
“Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xố đói giảm nghèo” đã được
Thủ tướng Chính phủ Việt nam thơng qua tháng 5/2002 và được trình lên Ban
Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới ngày 2/7/2002 như một Văn bản
Chiến lược Giảm nghèo. Đây là kết quả của các đánh giá về xu hướng và
nguyên nhân nghèo đói, có sử dụng các phương pháp thu thập số liệu chính
thức và phi chính thức (có sự tham gia của người dân) và đặt ra các mục tiêu
phát triển cho 5 năm tới, các chỉ số xác định mức độ tiến bộ trong thời gian thực
hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, những thay đổi cần
thiết trong chính sách để thực hiện được các mục tiêu này, và các biện pháp về

nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu này.


7

Trên địa bàn tỉnh, có một số quyết định như: Quyết định 1752/QĐ-LĐTB&XH ngày 20.5.1997 của Bộ trưởng bộ LĐ-TB&XH về việc phê duyệt chuẩn
mực đói nghèo. Quyết định 1143/QĐ-LĐ-TB&XH ngày 1.11.2000 của Bộ
trưởng bộ LĐ-TB&XH về việc phê duyệt chuẩn mực đói nghèo mới. Quyết định
133/TTg ngày 23.7.1998 của Thủ tướng chính phủ về việc phê chuẩn chương
trình mục tiêu quốc về xố đói giảm nghèo.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến nhiều nội dung
của vấn đề tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, nhưng vẫn chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia lai hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các
cơng trình trên là nguồn tài liệu phong phú để tác giả tham khảo và hồn thành
luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là làm sáng rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải
pháp cơ bản để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói
giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai hiện nay.
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích các quan niệm khác nhau về tăng trưởng kinh tế và
xóa đói giảm nghèo, làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa
đói giảm nghèo.
Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế và
xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai hiện nay.
Thứ ba, luận chứng một cách khoa học về những quan điểm và giải pháp
cơ bản nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói
giảm nghèo ở Gia Lai hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và


8

xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung
về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, kinh nghiệm một
số nước trên thế giới và một số địa phương trong việc kết hợp giữa tăng trưởng
kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước
ta về vấn đề tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Đồng thời tham khảo
những chủ trương, chính sách của Đảng bộ và ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai...
về các vấn đề liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời sử dụng
phương pháp lơgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội
học, đối chiếu và so sánh, khái quát hóa...để nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng
trưởng và xóa đói giảm nghèo.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn quan
niệm về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Do vậy, luận văn có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy một số vấn đề của
chủ nghĩa xã hội, như tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo... ở các trường
đại học và cao đẳng.
Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả đạt được của luận văn có thể là cơ sở
khoa học để các cấp lãnh đạo, các ngành của tỉnh tham khảo trong quá trình

hoạch định chính sách phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Gia Lai.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu gồm 2 chương với 6 tiết.


9

Chương 1
LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.1. Quan niệm về tăng trưởng kinh tế và các tiêu chí đánh giá tăng
trưởng kinh tế
1.1.1. Quan niệm về tăng trưởng kinh tế
Khái niệm tăng trưởng kinh tế lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm Của
cải của các dân tộc của Adam Smith xuất bản năm 1776. Nhưng mãi đến năm
1956, trong bài viết “Một đóng góp cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế” của nhà
kinh tế học Robert Solow mới lý giải đầy đủ khái niệm này. Hiện khái niệm
đang được phát triển, ngày càng được bổ sung và hồn thiện hơn.
Khái niệm tăng trưởng nói chung được dùng để chỉ sự tăng thêm, sự lớn
lên, sự mở rộng về quy mô của hệ thống nào đó. Với ý nghĩa như vậy, tăng
trưởng kinh tế là khái niệm diễn tả động thái của kinh tế phát triển. Nó nói lên sự
tăng lên về sản lượng hàng hóa, sự mở rộng về quy mơ sản xuất, sự tăng lên của
thu nhập quốc dân và sự tăng lên của thu nhập quốc dân đầu người. Qui mô của
một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập
bình quân đầu người (PCI). Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc
GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng
trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số

quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình
quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự gia tăng về quy mơ sản
lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Đó là
kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của nền kinh tế tạo
ra. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta sử dụng mức tăng thêm


10

của tổng sản lượng của nền kinh tế (tính tồn bộ hay tính bình qn đầu người)
của thời kì sau so với thời kì trước. Như vậy tăng trưởng kinh tế được xem xét
trên hai mặt biểu hiện: đó là tăng tuyệt đối hay mức tăng phần trăm(%) hàng
năm, hoặc bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng được so sánh theo các
thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng
trưởng. Đó là sự gia tăng sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô và tốc độ. Qui mô tăng trưởng phản
ánh sự gia tăng nhiều hay ít, cịn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so
sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu
nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập
bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GNP, GNI (Tổng thu nhập quốc gia) và
được tính cho tồn thể nền kinh tế hoặc tính bình qn trên đầu người.
Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng đối với
nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền
vững hay việc bảo đảm chất lượng của sự tăng trưởng, “Chất lượng phát triển
kinh tế là sự phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể
hiện qua năng suất, nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn
định, múc sống của người dân được nâng cao, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch
phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh
cao, tăng trưởng đi đơi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản

lý kinh tế nhà nước có hiệu quả” [37, tr.9]. Theo khía cạnh này, điều được nhấn
mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu qui mơ và tốc độ
tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên
bởi nhân tố đóng vai trị quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực
trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.
Có ý kiến cho rằng, tăng trưởng kinh tế đồng nhất với phát triển kinh tế.
Thực ra, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai thuật ngữ khác nhau
nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. “Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng


11

kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất
lượng cuộc sống” [7, tr.42]. Các chuyên gia WB cho rằng: tăng trưởng chưa
phải là phát triển, song tăng trưởng lại là một cách cơ bản để có phát triển và
khơng thể nói phát triển kinh tế mà trong đó lại khơng có tăng trưởng kinh tế,
nhưng trong bản thân, nó là một đại diện khơng tồn vẹn của sự tiến bộ. Theo
cách hiểu đơn giản, phát triển là nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cơ hội
cho mọi người để có thể quyết định tương lai của chính mình. Trong khi đó,
tăng trưởng hay tăng thu nhập trên đầu người là một chỉ số quan trọng nhất của
phát triển. Tuy nhiên, có tăng trưởng kinh tế về lượng khơng có nghĩa là các chỉ
số khác của phát triển tự động được cải thiện. Vì vậy, tăng trưởng về lượng nếu
khơng được duy trì và khơng đi đơi cải thiện về mặt phúc lợi hay các nội dung
khác của phát triển như xóa đói giảm nghèo thì mục tiêu của phát triển cũng
khơng đạt được.
Tư tưởng về tăng trưởng kinh tế đã được bàn đến ngay từ thời cổ đại và ở
mỗi giai đoạn lịch sử đều được các nhà kinh tế nghiên cứu, bổ sung và phát triển.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi không nằm ở thuật ngữ “tăng trưởng kinh tế” mà nằm ở
nguồn gốc của sự tăng trưởng.
Quan điểm của Adam Smith về tăng trưởng kinh tế: Trong tác phẩm

“Nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của của cải các dân tộc” (xuất bản
1776) A. Smith cho rằng, tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra theo đầu người,
hoặc tăng sản phẩm lao động. Chính lao động được sử dụng trong những cơng
việc có ích và hiệu quả là nguyên nhân tạo ra giá trị xã hội. Theo ông, nguồn
gốc của tăng trưởng kinh tế là tích lũy tư bản bao gồm lao động, vốn, đất đai và
tiến bộ kỹ thuật, trong đó lao động là yếu tố căn bản. Để tăng tư bản dành cho
sản xuất, ông cho rằng cần phải cắt giảm bổng lộc của giới quý tộc, đánh thuế
vảo tầng lớp địa chủ, bãi bỏ chế độ độc quyền thương mại của thương nhân,
mặt khác bãi bỏ những quy định về thuế cho các nhà tư bản.
Ơng cho rằng, Nhà nước khơng có vai trị thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và


12

không nên can thiệp vào thị trường mà hãy để “Bàn tay vơ hình” của thị trường
điều tiết, túc là “sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan” [46, tr.77],
mặc dù chính sách kinh tế của nhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự hoạt
động của các quy luật kinh tế. A. Smith viết: “Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho
hệ thống kinh tế bằng những quản lí đầy ý định tốt đẹp và bằng những hoạt động
can thiệp của mình. Khơng phải như vậy đâu. Hãy để mặc, hãy để mọi sự việc
diễn ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho bánh xe
kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu. Không ai cần kế hoạch, không cần
quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả” [46, tr.52].
Quan điểm về tăng trưởng kinh tế của David Ricardo: Với tác phấm nổi
tiếng “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa” Năm 1817, David
Ricardo (1772 - 1823) đã nêu bật lý thuyết về giới hạn nguồn lực đối với tăng
trưởng kinh tế. Theo ông, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, các
yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, và vốn, trong từng
ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp
với nhau theo một tỷ lệ cố định, khơng thay đổi, trong đó đất đai là yếu tố quan

trọng nhất, là giới hạn của sự tăng trưởng.
D.Ricardo đã cố gắng xây dựng và phân tích quy luật phân phối trong nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa: Tiền lương cho công nhân, lợi nhuận cho tư bản, và tô
tức cho chủ đất. Ông dự báo rằng, với nguồn tài nguyên cho trước, cụ thể là với
diện tích đất đai có hạn, nhu cầu lương thực thực phẩm tăng lên do dân số tăng
sẽ đẩy nền kinh tế tới một “trạng thái dừng”, ở đó, tỷ xuất lợi nhuận quá thấp đến
mức nhà tư bản khơng cịn động cơ để đầu tư thêm và mức lương của người lao
động cũng vẫn duy trì ở mức đủ sống, chỉ duy có giới địa chủ là nhận được phần
địa tô rất lớn. Ơng viết: “Nếu tiền cơng hạ xuống thì lợi nhuận tăng lên chứ
không phải địa tô tăng lên; nếu địa tơ và tiền cơng tăng lên thì lợi nhuận giảm
xuống…” [48, tr. 99].
Nếu A. Smith được coi là người sáng lập ra kinh tế học thì D. Ricardo được


13

coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất, D. Ricardo kế thừa các tư tưởng của A. Smith
đồng thời nhấn mạnh tích lũy tư bản là nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng
kinh tế. Ông cùng với các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường được một bàn
tay vơ hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Với quan điểm
“cung tạo nên cầu”, ông cho rằng giá cả và tiền cơng có khả năng tự điều chỉnh
trong thị trường, từ chổ mất cân đối của nền kinh tế tạo nên cân đối mới, nên các
chính sách kinh tế khơng có tác động quan trọng nào vào hoạt động của nền kinh
tế, mà đơi khi cịn hạn chế khả năng phát triển kinh tế.
Quan điểm về tăng trưởng kinh tế của C. Mác (1818 – 1883): Vào giữa
thế kỷ XIX lý thuyết về tăng trưởng của C. Mác ra đời đã đưa ra cách giải thích
tăng trưởng khá giống với lý thuyết cổ điển về tăng trưởng. C. Mác đã đóng góp
rất lớn vào lý thuyết tăng trưởng kinh tế với bộ Tư Bản nổi tiếng. Theo Mác,
nguồn lực của tăng trưởng kinh tế là sự tích luỹ tư bản, trong đó các yếu tố tác
động đến q trình này là đất đai, lao động, vốn và kỹ thuật.

Xét trên quy mơ tồn xã hội, nguồn gốc của tích luỹ là giá trị thặng dư do
lao động làm thuê tạo ra. Ông cho rằng, sức lao động đối với nhà tư bản là một
loại hàng hóa đặc biệt. Cũng như các loại hàng hóa khác, nó được các nhà tư bản
bán mua trên thị trường và tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Nhưng trong quá
trình tiêu thụ, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khơng giống với giá trị
sử dụng của các loại hàng hóa khác. Nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của
bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
Về yếu tố vốn kỹ thuật Mác phân tích: mục đích của nhà tư bản là tăng giá
trị thặng dư, cho nên họ tìm mọi cách tăng thời gian làm việc của cơng nhân,
giảm tiền công của công nhân, hoặc nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kỹ
thuật. Hai phương pháp trên là có giới hạn, cho nên tăng giá trị thặng dư nhà tư
bản chủ yếu dựa vào cải tiến kỹ thuật. Mác cho rằng, tiến bộ kỹ thuật làm tăng số
máy móc và cơng cụ lao động dành cho người thợ. Do đó, các nhà tư bản cần
nhiều vốn hơn để khai thác sự tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động của


14

công nhân. Cách duy nhất để tăng vốn là tiết kiệm, các nhà tư bản không được
tiêu dùng hết giá trị thặng dư. Do vậy, các nhà tư bản phải chia giá trị thặng dư
làm hai phần: một phần để tiêu dùng cho nhà tư bản; một phần để tích lũy phát
triển sản xuất. Đó là ngun lý tích lũy tư bản.
Mác dự báo trong dài hạn tăng trưởng là khơng bền vững do tích luỹ tư bản
đến một độ nào đó thì khơng tăng thêm. Đồng thời phân tích của ông cũng dựa
trên lập luận về phân phối, đặc biệt là sự suy giảm của tỷ suất lợi tức trên vốn.
Quan điểm về tăng trưởng kinh tế của J. M. Keynes: Người đại diện tiêu
biểu nhất cho sự chuyển biến từ tư duy kinh tế thị trường tự do sang tư duy kinh
tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Năm 1936, nhà kinh tế học người Anh
John Maynard Keynes (1883 – 1946) đã xuất bản cuốn sách rất nổi tiếng “Lý
thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, trong đó ơng trình bày những

quan điểm mới về nền kinh tế và vai trò của nhà nước trong xã hội. Theo J.
Keynes nền kinh tế khó đặt được mức sản lượng hàng năm nhờ vào cơ chế tự
điều chỉnh của thị trường, mà chỉ có thể tiến tới một trạng thái cân bằng ở một
mức sản lượng nào đó dưới mức tồn dụng lao động.
J. Keynes nhận định, khi vốn đầu tư tăng lên, hiệu quả giới hạn của tư bản sẽ
giảm dần. Bởi lẽ, khối lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường tăng lên, do đó giá
cả hàng hóa giảm xuống, kéo theo lợi nhuận giảm sút, mặt khác hàng hóa tăng lên
làm gia tăng chi phí tư bản thay thế. Ngồi ra, các nhà kinh doanh còn là người đi
vay tư bản để sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút,
còn lãi xuất tư bản cho vay lại có tính ổn định cao, điều đó tạo ra giới hạn chật hẹp
cho đầu tư mới, từ đó sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
Để thốt khỏi tình trạng trên Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các
chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng nhu cầu tiêu dùng. Thứ
nhất, chương trình đầu tư của nhà nước qua các đơn đặt hàng hay trợ cấp vốn
cho doanh nghiệp; thứ hai, chính sách tài chính, tín dụng và lưu thơng tiền tệ có
tác dụng làm tăng lợi nhuận, giảm lãi suất và kích thích đầu tư của các nhà đầu


15

tư, cịn hệ thống thuế khóa và cơng trái nhà nước góp phần bổ sung cho ngân
sách; thứ ba, mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư; thứ tư, khuyến khích
tiêu dùng cá nhân. Theo J. Keynes sự tham gia của nhà nước vào kinh tế giữ một
vai trị quan trọng trong việc kích thích các nhà kinh doanh mở rộng đầu tư.
Như vậy, lý thuyết của J. Keynes được coi là cơ sở cho sự ra đời của dòng
lý thuyết tăng trưởng hiện đại. Điểm hạn chế nhất trong học thuyết của J. Keynes
là nghiên cứu của ông xuất phát từ trạng thái tĩnh của nền kinh tế, bỏ qua tác
động của những biến đổi của kỹ thuật và những biến đổi khác nên không phù
hợp với điều kiện của cuộc cách mạng kỹ thuật hiện nay.
Quan điểm về tăng trưởng kinh tế của Harrod – Domar: Trong những năm

40 của thế kỷ XX, hai nhà kinh tế học Roy Harrod (Anh) và Evsay Domar (Mỹ)
đã đưa ra mơ hình về tăng trưởng kinh tế xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và
các nhu cầu về vốn đảm bảo sự tăng trưởng ổn định trong thời gian dài.
Mơ hình Harrod - Domar, chỉ ra vai trị của tiết kiệm và tích lũy vốn đối với
tăng trưởng và chứng minh sự tồn tại của trạng thái cân bằng tăng trưởng. Nếu
gọi tổng sản lượng quốc gia (GNP) là Y, quy mô tổng số vốn tư bản là K, giả
thiết tỷ lệ vốn / sản lượng bằng k, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia là s và tổng đầu tư mới
được xác định bằng tổng tiết kiệm, công thức đơn giản của mơ hình tăng trưởng
kinh tế Harrod - Domar như sau:
S = s.Y
Trong đó :

S : Là tiết kiệm
Y : Là thu nhập quốc gia
s : Tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập quốc gia

Biểu hiện tỷ suất tăng trưởng của GNP được xác định bởi tỷ lệ tiết kiệm
quốc gia s và tỷ lệ vốn/sản lượng quốc gia k. Hay nói cách khác, tỷ xuất tăng
trưởng quốc gia GNP có quan hệ trực tiếp với tỷ lệ tiết kiệm. Nền kinh tế càng
có khả năng tiết kiệm và đầu tư GNP càng nhiều thì tăng trưởng của GNP càng
lớn và ngược lại.


16

Tuy nhiên, mơ hình tăng trưởng này khơng bền vững, bởi để duy trì quá
trình sản xuất, các nhân tố vốn và lao động phải được đưa vào quá trình với tỷ lệ
khơng đổi. Vì vây, sự can thiệp của nhà nước là khơng thể thiếu đối với q trình
tăng trưởng. Mơ hình này có ý nghĩa cho tăng trưởng ngắn hạn và trung hạn, là
cơ sở để đề ra một kế hoạch ưu tiên tăng trưởng một ngành hay một lĩnh vực nào

đó, của một chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế khi xét tới tương quan giữa
nguồn tài chính và một nguồn lực hiện có. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là, quá
đơn giản khi coi tốc độ tăng trưởng chỉ được xác định bởi tỉ lệ tiết kiệm. Đúng
như Robert Solow đã nói theo mơ hình Harrod - Domar “một nền kinh tế có thể
thúc đẩy tốc độ tăng trưởng công nghiệp đơn thuần chỉ bằng cách tăng tỷ lệ đầu
tư. Nhưng một vấn đề khác nảy sinh là: nếu có thể tăng trưởng kinh tế dễ dàng
như thế, vậy tại sao ngày càng có nhiều quốc gia khơng đi theo con đường tăng
trưởng nhanh đó? Ngay cả những nước giàu chắc đôi lúc cũng muốn tận dụng
khẳ năng tăng trưởng thông qua tỉ lệ đầu tư. Dường như có điều gì đó sai lầm
trong cách xem xét tăng trưởng kinh tế dài hạn này” [20, tr.64]
Quan niệm tăng trưởng kinh tế của Robert Solow: Đến cuối những năm
50 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại bắt đầu phát
triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng. Nhà kinh tế học người Mỹ Robert Solow
đã xây dựng mơ hình tăng trưởng Tân cổ điển, cịn goi là mơ hình tăng trưởng
Solow. Mơ hình Solow chỉ ra rằng, trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế
là yếu tố quyết định khối lượng tư bản và quy mô sản xuất. Tỷ lệ tiết kiệm càng
cao, khối lượng tư bản càng lớn và sản lượng càng cao. Mơ hình này nhấn mạnh
vai trị quyết định của tiến bộ khoa học cơng nghệ đối với tăng trưởng kinh tế
hiện đại. Bên cạnh đó, R. Solow khẳng định rằng việc mở cửa nền kinh tế sẽ
mạng lại sự tăng trưởng kinh tế về đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời thúc
đẩy việc tích lũy vốn. Ơng đã bổ sung một thực tế đã được thực nghiệm rằng,
việc hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ làm cho khả năng tăng trưởng kinh tế của các
nước đang phát triển chậm lại.


17

Trong lý thuyết của R. Solow, tốc độ tăng trưởng gia tăng gây ra những chi
phí được tính bằng tiêu dùng hiện tại, cho nên chúng ta cần tìm kiếm một tốc độ
kinh tế tối ưu chứ không phải tối đa, tức một tốc độ tăng trưởng cân đối giữa

những lợi ích mà thế hệ tương lai thu được, với những tổn thất mà thế hệ hiện tại
phải gánh chịu. Tuy nhiên, mơ hình này cịn tồn tại nhiều hạn chế, đã xem nhẹ
nhân tố lao động, các giả định của mơ hình cịn mang tính đơn giản chưa phản
ánh được thực tế phức tạp của nền kinh tế.
Quan niệm tăng trưởng kinh tế trong mơ hình tăng trưởng nội sinh:
Những hạn chế của mơ hình Tân cổ điển là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời
của một loạt lý thuyết tăng trưởng được gọi là các mơ hình tăng trưởng nội sinh.
Kể từ cuối những năm 1980 đến nay, mơ hình đã được xây dựng với mục đích
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Nếu như trong mơ hình Tân cổ điển, tiết kiệm dẫn
tới tăng trưởng tức thời, song lợi tức giảm dần trên vốn đã buộc nền kinh tế đi
trên con đường tăng trưởng trạng thái dừng; thì ngược lại, tăng trưởng nội sinh
đầu tư có thể dẫn tới tăng trưởng liên tục” [53, tr.23].
Trong mơ hình Tân cổ điển, chính phủ khơng ảnh hưởng gì đến tốc độ tăng
trưởng dài hạn. Nhưng trong mơ hình tăng trưởng nội sinh, chính sách của chính
phủ có thể tác động tới tốc độ tăng trưởng dài hạn, vì trong chính sách của chính
phủ (đánh thuế, bảo hộ sở hữu trí tuệ, điều chỉnh, duy trì pháp luật và trật tự…)
có thể tác động tới hoạt động sáng chế phát minh. Vì thế, trong mơ hình này,
chính phủ có thể ảnh hưởng lớn dù tốt hay xấu.
Có thể phân biệt hai nhánh chủ yếu trong các lý thuyết và mơ hình tăng
trưởng nội sinh. Nhánh thứ nhất ra đời từ những bài viết của Arrow (1962) và
Romer (1990)…trong mơ hình này, các nhà kinh tế đưa ra quan điểm cho rằng
lực lượng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là sự tích lũy kiến thức. Nhánh thứ hai,
tiêu biểu có các nhà kinh tế như Lucas (1988), Robelo (1991), Mankiw, Romer
và Weil (1992)…lại có cái nhìn rộng hơn về vốn, cho rằng vốn bao gồm cả vốn
con người. Các nhà kinh tế cho rằng, vốn con người bao gồm khả năng, kỹ năng,


18

kiến thức của mỗi người lao động, các yếu tố này thông qua giáo dục trở thành

yếu tố quan trọng của q trình sản xuất chứ khơng phải vốn vật chất.
Theo mơ hình tăng trưởng nội sinh, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào thời
gian dành cho giáo dục và do đó các thành viên trong nền kinh tế có thể tự chọn
tốc độ cho tăng trưởng kinh tế. Ưu điểm của mơ hình này đã chỉ ra con đường
thốt khỏi đói nghèo ở các nước chậm phát triển là đầu tư nhiều vào nhân lực
sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như quá
nhấn mạnh vào đầu tư giáo dục.
Tóm lại, từ những ý niệm, tư tưởng của các nhà kinh tế cổ điển đến mơ
hình kinh tế Tân cổ điển, mơ hình tăng trưởng Nội sinh vơ cùng đa dạng và
phong phú, lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã trải qua những bước tiến lớn lao,
từ luận điểm tích lũy vốn đến cơ chế tiết kiệm và đầu tư, từ lý luận tăng trưởng
thơng qua đầu vào và cách tính tốn tăng trưởng do Solow khởi xướng đến mơ
hình tăng trưởng nội sinh mà tăng năng xuất có được từ tích lũy vốn con người,
hay các hoạt động phát minh, sáng chế và nó là thứ tạo nên tăng trưởng dài hạn
của thu nhập bình qn đầu người. Đó là yếu tố thiết yếu của tăng trưởng kinh tế
nói chung. Tuy nhiên, trong tất cả các lý thuyết trên vẫn chưa đề cập tới những
nhân tố phi kinh tế trong mối tương tác với quá trình phát triển, như những vấn
đề về tài ngun, mơi trường, nghèo đói, an sinh xã hội…đang trở thành những
vấn đề nóng bỏng đối với tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy
của một quốc gia. Bởi thế, chính phủ nước nào cũng ưu tiên các nguồn lực của
mình cho sự tăng trưởng kinh tế, coi đó là cái gốc, là nền tảng để giải quyết mọi
vấn đề khác. Trên cơ sở giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều của cải
mới, người ta mới có thể giải quyết hàng loạt vấn đề khác như cân bằng ngân
sách, đầu tư chiều sâu, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, chống lại các loại tội
phạm, đảm bảo ngân sách cho quốc phòng an ninh... Ngược lại nếu không đạt


19


được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì trong xã hội sẽ có khả năng nảy
sinh hàng loạt vấn đề rất nan giải. Do đó, việc đánh giá đúng mức độ tăng trưởng
kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Để phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế thường dùng các
tiêu chí dưới đây:
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP) là một chỉ
tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước, nó được tính là tổng
giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một
nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thơng thường là một năm tài
chính, khơng kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước). Sản phẩm cuối cùng là
hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu dùng chứ không phải là
những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian trong sản xuất những
sản phẩm khác. Người ta chỉ tính những sản phẩm được sản xuất mới. Việc kinh
doanh những hàng hóa đã tồn tại trước đó, khơng được tính, do những mặt hàng
như vậy không tham gia vào việc sản xuất của các sản phẩm mới. Như vậy, Tăng
trưởng kinh tế là mức tăng GNP năm sau so với năm trước.

Thu nhập được tính như là một phần của GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở
hữu các yếu tố sản xuất chứ không phải là việc sản xuất diễn ra ở đâu. Còn một
chỉ số khác hay được nhắc kèm với GNP đó là chỉ số GNI. Giá trị của nó tương
đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên, người ta phân biệt chúng, do cách thức
tiếp cận vấn đề là dựa trên các cơ sở khác nhau. GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra
sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập của công dân. Điều này là quan
trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI. Khi đó phải tính đến khấu hao và
các loại thuế gián tiếp, và NNI sẽ luôn luôn nhỏ hơn NNP một lượng bằng giá
trị của thuế gián tiếp.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) đo lường sản
lượng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất nằm bên trong kinh tế quốc nội,
bất kể ai là người chủ sở hữu các yếu tố đó. Có ba cách tính GDP: GDP danh



×