Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Biến đổi sinh kế của cư dân vùng đồng bằng sông cửu long từ năm 1986 đến nay (nghiên cứu trường hợp xã tân chánh, huyện cần đước, tỉnh long an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 190 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****************

TRẦN TẤN ĐĂNG LONG

BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA CƯ DÂN VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
(Nghiên cứu trường hợp xã Tân Chánh, huyện Cần
Đước, tỉnh Long An)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****************

TRẦN TẤN ĐĂNG LONG

BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA CƯ DÂN VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
(Nghiên cứu trường hợp xã Tân Chánh, huyện Cần
Đước, tỉnh Long An)
Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 60.31.03.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGƠ THỊ PHƯƠNG LAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS.
Ngô Thị Phương Lan, người Thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu của
luận văn và luôn đồng hành cùng tơi trong từng bước của q trình viết luận văn từ
giai đoạn hình thành đề cương, đến q trình viết bản thảo và để có một luận văn
hồn chỉnh. Dù bận rất nhiều cơng việc nhưng Cơ vẫn ln tận tình giúp đỡ, chia
sẽ, động viên và từng bước dìu dắt giúp tơi để đạt được thành quả này.
Thông qua luận văn này, tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành
đến BCN Khoa Nhân học, Qúi Thầy Cô đã tạo điều kiện tốt nhất về thời gian và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Ngọc Thu – Thầy đã ln tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn và hỗ trợ tơi trong suốt q trình viết luận văn này. Tôi cũng trân trọng gửi lời
cảm ơn đến Qúi Thầy Cô khoa Nhân học, Thầy Cô đã động viên, khích lệ và giúp
đỡ tơi trong suốt thời gian qua.
Ngồi ra, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chính quyền xã Tân Chánh và
những cá nhân ở địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình tôi
nghiên cứu điền dã tại đây.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã giúp
đỡ tơi trong những lúc khó khăn, ủng hộ về mặt tinh thần trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng luận văn chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè, những người quan
tâm đến vấn đề này để luận văn hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn.
TP.HCM, ngày 20/10/2015
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang

DẪN LUẬN
1. Lý do - Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................. 3
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 4
5. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Bố cục của đề tài .................................................................................................... 5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 7
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 9
1.1.4. Các cơng trình nghiên cứu liên quan............................................................... 12
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu................................................................... 19
1.2.1. Khái quát về xã Tân Chánh ............................................................................. 19
1.2.2. Chính sách chuyển đổi sinh kế ở xã Tân Chánh ............................................. 22

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ CỦA CƢ DÂN Ở XÃ TÂN CHÁNH
2.1. Các hoạt động sinh kế truyền thống ở xã Tân Chánh .................................. 25
2.1.1. Nghề trồng lúa ................................................................................................. 25

2.1.2. Nghề đi ghe ..................................................................................................... 30
2.1.3. Nghề đóng ghe ................................................................................................ 39


2.2. Các hoạt động sinh kế hiện nay ở xã Tân Chánh.......................................... 43
2.2.1. Nghề nuôi tôm ................................................................................................. 44
2.2.2. Nghề đi xà lan ................................................................................................. 52
2.2.3. Nghề đóng xà lan ............................................................................................ 59
2.2.4. Công nhân ....................................................................................................... 61
2.2.5. Nghề làm nhang .............................................................................................. 66
2.3. Ảnh hƣởng của chính sách phát triển kinh tế và sự lựa chọn của ngƣời
dân ............................................................................................................................ 68
2.3.1. Ảnh hưởng của chính sách phát triển kinh tế .................................................. 68
2.3.2. Sự lựa chọn của người dân trong chuyển đổi sinh kế ..................................... 76
Tiểu kết ..................................................................................................................... 80

Chƣơng 3 : HỆ QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ Ở XÃ TÂN CHÁNH
3.1. Đời sống vật chất .............................................................................................. 82
3.2. Văn hoá – xã hội ............................................................................................... 89
3.3. Môi trƣờng sinh thái ........................................................................................ 99
Tiểu kết ................................................................................................................... 108

KẾT LUẬN ................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 116
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................. 123
DANH SÁCH PHỎNG VẤN SÂU .............................................. 129
TRÍCH MỘT SỐ BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU ................... 131



1
DẪN LUẬN
1. Lý do - mục đích nghiên cứu
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng phù sa màu mỡ. Đây là vùng đồng bằng
kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước, góp phần đảm bảo an tồn lương
thực quốc gia và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đây là vùng kinh tế xuất siêu của
Việt Nam với thế mạnh là lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản. Với những đặc điểm
trên, đồng bằng sông Cửu Long được biết đến như là vùng kinh tế thuần nông với
cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm đến 40% và cơ cấu lao động trong nông
nghiệp chiếm 52%. Nông nghiệp và thủy sản, chiếm 33% giá trị sản xuất của cả
nước nên mỗi năm vùng ĐBSCL xuất siêu khá lớn1.
Trong xu thế phát triển chung của cả nước, vùng ĐBSCL có sự chuyển đổi
hoạt động sinh kế mạnh mẽ theo hướng kinh tế nông nghiệp đa dạng với nhiều loại
cây, con mới có năng suất, chất lượng và giá trị cao, góp phần tạo nên xu hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về
xuất khẩu. Tuy nhiên bức tranh sản xuất nơng nghiệp cũng cịn nhiều bất ổn, thể
hiện qua việc các hộ nông dân chưa an tâm với những ngành nghề họ đang theo
đuổi, thiếu vốn trong sản xuất, thu nhập chưa tương xứng với công sức đầu tư, và
thị trường thiếu ổn định…
Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu tính hiệu quả cũng như những hạn chế
của sự biến đổi sinh kế giúp cho những nhà hoạch định chính sách nhận diện được
những vấn đề xã hội mới nảy sinh để có những điều chỉnh hợp lý, góp phần phát
triển vững chắc kinh tế nông thôn ở ĐBSCL là vấn đề cấp thiết.
Chính vì lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Biến đổi sinh kế của cư dân vùng
đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1986 đến nay” (Nghiên cứu trường hợp xã Tân
Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) làm đề tài luận văn Thạc sĩ chun ngành
Nhân học.

1


. Ngơ Anh Tín – Đầu tư và tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 15
(25) – Tháng 03-04/2014. (Trang 5).


2
Thực hiện luận văn này, chúng tôi hướng đến các mục đích sau:
- Phân tích hiện trạng thay đổi phương thức sinh kế nhằm tìm hiểu q trình
thích ứng của người dân với các hoạt động sinh kế mới ở ĐBSCL nói chung và
vùng Tân Chánh nói riêng.
- Tìm hiểu sự tác động của quá trình biến đổi sinh kế của cư dân vùng đồng
bằng sông Cửu Long từ năm 1986 đến nay, cụ thể là cư dân xã Tân Chánh, huyện
Cần Đước, tỉnh Long An.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng khảo sát của luận văn là những cư dân,
hộ nông dân làm các hoạt động sinh kế khác nhau ở một xã có sự biến đổi mạnh
mẽ về phương thức sinh kế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do điều kiện và
khả năng có hạn, đề tài chủ yếu khảo sát kinh tế hộ gia đình qua các mơ hình sinh
kế tiêu biểu. Cụ thể, chúng tôi khảo sát các hộ gia đình nơng dân có những mơ
hình chuyển đổi sinh kế tiêu biểu như từ trồng lúa sang nuôi tôm; từ đi ghe sang đi
xà lan, và từ các ngành nghề truyền thống sang làm công nhân…
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh
Long An. Lý do chúng tơi chọn xã Tân Chánh để nghiên cứu vì qua kế thừa những
cơng trình nghiên cứu của các học giả đi trước và qua quá trình khảo sát ban đầu
chúng tơi thấy rằng đây là cộng đồng có sự chuyển đổi sinh kế đa dạng và mang
tính đại diện đối với khu vực ĐBSCL. Vì như chúng tơi đã trình bày, trong nhiều
năm trở lại đây ĐBSCL là khu vực năng động trong việc chuyển đổi hoạt động
sinh kế. Việc chuyển đổi hoạt động sinh kế đã tác động mạnh đến kinh tế khu vực
này, đời sống người dân không ngừng được nâng lên... Cụ thể, trước khi chuyển
đổi sinh kế, Tân Chánh được coi là một xã khó khăn của huyện Cần Đước, nhưng

nhờ vào việc chuyển đổi hoạt động sinh kế, trong thời gian qua đã làm cho bộ mặt
của xã ngày càng phát triển đi lên trên cả khía cạnh hộ gia đình và cộng đồng.
Ngồi ra, việc chuyển đổi hoạt động sinh kế mới tuy mang tính đa dạng và năng
động so với thời gian trước nhưng tính bấp bênh, mức độ rủi ro trong sinh kế của


3
người dân cịn cao, điều này sẽ được chúng tơi chứng minh cụ thể qua sinh kế ở xã
Tân Chánh.
- Về thời gian: Chúng tơi tìm hiểu biến đổi sinh kế của cư dân vùng đồng
bằng sông Cửu Long từ năm 1986 đến nay. Đây là giai đoạn Nhà nước tiến hành
công cuộc đổi mới trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hố... nên người
dân có nhiều cơ hội trong việc tham gia vào các hoạt động động sinh kế khác
nhau. Giai đoạn từ năm 1986 trở về trước, mặc dù Đất nước đã trải qua hơn một
thập niên hồ bình thống nhất, nhưng do bị ảnh hưởng bởi cơ chế kinh tế chỉ huy
bao cấp nên người dân trong vùng chưa có điều kiện để phát huy khả năng về tiềm
lực con người cũng như tài nguyên thiên nhiên mang lại. Trong nghiên cứu của
mình, chúng tơi chia các hoạt động sinh kế ở Tân Chánh làm hai giai đoạn, giai
đoạn trước năm 1993 và sau năm 1993. Do bởi trước 1993, người dân ở Tân
Chánh vẫn duy trì các hoạt động sinh kế truyền thống như trồng lúa, đi ghe, đóng
ghe… Nhưng từ năm 1993 trở về sau, hoạt động sinh kế ở Tân Chánh có nhiều
khởi sắc. Đây là kết quả của việc ở cấp độ vĩ mô những năm đầu 1990 là giai đoạn
các chính sách Đổi Mới đi vào thực tiễn, và ở cấp độ vi mơ, tại Tân Chánh nói
riêng và huyện Cần Đước và tỉnh Long An nói chung do thực hiện chính sách ni
tơm thí điểm và sau đó ngày càng được nhân rộng trên địa bàn xã. Kể từ giai đoạn
này hoạt động nuôi tôm trở thành hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân xã Tân
Chánh, và việc đi xà lan, đóng xà lan, làm cơng nhân, làm nhang diễn ra ngày một
nhiều nên sự chuyển dịch sinh kế của người dân diễn ra mạnh mẽ. Sự chuyển dịch
đó tiếp tục diễn ra cho đến hiện nay.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về sự chuyển
đổi sinh kế của người dân trong q trình thích ứng với các chính sách phát triển
của nhà nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nhằm cung cấp nguồn cứ liệu thực tiễn góp phần
làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách quản lý địa phương đưa ra những
chính sách hợp lý nhằm giúp người dân có hoạt động sinh kế bền vững.


4
4. C u h i nghiên cứu và giả thuy t nghiên cứu
Từ ý nghĩa thực tiễn nêu trên, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
mà chúng tôi đặt ra là:
-

u

n

n c u Sự chuyển đổi sinh kế của người dân ở xã Tân

Chánh nói riêng và cư dân vùng ĐBSCL trong thời gian qua đã diễn ra như thế
nào? Sự chuyển đổi đó đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội của
cư dân?
- G ả t uyết n

n c u Sự chuyển đổi sinh kế của người dân ở vùng Tân

Chánh chịu ảnh hưởng của các chính sách phát triển của địa phương? Và sự
chuyển đổi này sẽ làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần cũng như môi trường
sinh thái của người dân. Cụ thể việc chuyển đổi sinh kế đã tác động làm cho đời

sống cư dân sẽ trở nên khá giả hơn theo đúng với các chính sách phát triển đã
được vạch ra.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành 4 đợt điền dã: Đợt một vào
tháng 7 năm 2014, đợt hai tháng 9 năm 2014, đợt ba tháng 12 năm 2014 và đợt
bốn tháng 6 năm 2015. Trong q trình điền dã ở địa bàn, chúng tơi đã dùng các
phương pháp sau để thu thập dữ liệu.
- Quan sát tham dự: Để có được những thơng tin chính xác và khách quan
về những hoạt động của người dân diễn ra trong thời điểm nghiên cứu; hoạt động
lao động sản xuất, giao tiếp trong cộng đồng… Đây là phương pháp đặc trưng của
ngành Nhân học gắn liền với công tác điền dã tại cộng đồng. Thông qua phương
pháp này, chúng tôi quan sát những việc làm, hành vi của các đối tượng nghiên
cứu, điển hình là các hoạt động trong q trình ni tơm từ việc đào ao, cho tơm
ăn, thu hoạch tơm, tham dự các cuộc trị chuyện trao đổi của người dân nuôi tôm
tại các quán cà phê hay đám tiệc..; quan sát hoạt động đi ghe, đóng ghe, làm nhang
của một số ít hộ dân trên địa bàn, quan sát sự chuyển đổi phân công lao động trong


5
những gia đình có vợ làm cơng nhân như chồng chăm lo việc gia đình và đưa đón
vợ đi làm…
- Pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp giúp khai thác dữ liệu về những vấn đề
liên quan đến đời sống con người, đến nhận thức, quan niệm, tình cảm… Chúng
tơi đã tiến hành 37 cuộc phỏng vấn sâu. Chủ đề của các cuộc phỏng vấn xoay
quanh đến vấn đề sinh kế của các nghề như trồng lúa, đi ghe, đóng ghe, ni tơm,
đi xà lan, đóng xà lan làm cơng nhân, làm nhang... Đối tượng được phỏng vấn là
những người làm những nghề kể trên. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn phỏng vấn cán
bộ cấp xã đã về hưu, cán bộ đương nhiệm để hiểu về chính sách của chính quyền
địa phương về việc chuyển đổi sinh kế ở cộng đồng. Trong q trình tìm hiểu
chúng tơi ln có sự so sánh, đối chiếu giữa các đối tượng lẫn nhau nhằm tìm ra

những thơng tin có độ tin cậy cao.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin
thư tịch bằng các nguồn tư liệu khác nhau như tài liệu thống kê, báo cáo, các cơng
trình nghiên cứu,… để phục vụ cho việc viết luận văn.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài được chia thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Trong chương
này chúng tơi trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài như nơng dân, sinh kế,
thích ứng sinh kế; lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài và lý thuyết nghiên cứu
nền tảng tiếp cận cho đề tài. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn trình bày về tổng quan địa
bàn nghiên cứu và chính sách chuyển đổi hoạt động sinh kế của địa phương để làm
cơ sở phân tích cho các chương tiếp theo.
Chương 2: Thực trạng chuyển đổi sinh kế của cư dân ở xã Tân Chánh. Nội
dung chương này trình bày sự chuyển đổi các hoạt động sinh kế của cư dân ở xã


6
Tân Chánh; cụ thể là từ trồng lúa, đi ghe, đóng ghe sang các hoạt động ni tơm,
đi xà lan, đóng xà lan, cơng nhân, làm nhang.
Chương 3: Hệ quả của việc chuyển đổi sinh kế của cư dân ở xã Tân Chánh.
Trong chương này, chúng tơi trình bày hệ quả của sự chuyển đổi sinh kế đến đời
sống của cư dân ở xã Tân Chánh trên các phương diện kinh tế, văn hố – xã hội và
mơi trường sinh thái. Sự thay đổi hoạt động sinh kế không những làm thay đổi đời
sống vật chất của người dân xã Tân Chánh, mà cịn thay đổi những sinh hoạt văn
hố trong gia đình, cộng đồng và đưa đến cho người dân những thách thức về môi
trường sinh thái.


7

Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm
Các khái niệm liên quan đến luận văn gồm nông dân, sinh kế, thích ứng
sinh kế. Đây là những khái niệm cần được làm rõ để vận dụng, phân tích các vấn
đề nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận văn.
* Nông dân
Nông dân là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong nhiều ngành khoa học
xã hội trong đó có ngành Dân tộc học, Nhân học do vậy khái niệm này đã được
nhiều cơng trình đề cập đến. Eric Wolf, nhà nhân học nổi tiếng trong lĩnh vực
nghiên cứu về nông dân đã đưa ra cách hiểu về khái niệm nông dân theo nghĩa
peasants trong sự phân biệt với khái niệm cư dân “nguyên thủy” (primitives), đối
tượng truyền thống của ngành Nhân học và khái niệm nông dân theo nghĩa
farmers. Theo đó, cả ba đối tượng đều là người trồng trọt. Tuy nhiên, nông dân
(peasants) khác với cư dân “nguyên thủy” ở chỗ là trong các xã hội “nguyên thủy”
thặng dư được trao đổi trực tiếp giữa các nhóm hay giữa các thành viên trong các
nhóm. Trong khi đó, các xã hội nông dân, các nông dân (peasants) sản xuất nhiều
hơn mức cần thiết để cung cấp cho “một nhóm thống trị sử dụng thặng dư để sống
và phân phối lại cho các nhóm trong xã hội mà khơng canh tác nhưng phải được
nuôi để đổi lấy những loại hàng hóa và dịch vụ” [78, tr.4].
Nơng dân là người coi “nông nghiệp như một phương thức sinh nhai và như
một lối sống, chứ không phải như một doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận”
[71, tr.55]. Nói đến sinh kế của nông dân cần phải đề cập đến cấp độ hộ, bởi lẽ
người nông dân không tồn tại đơn lập mà luôn vận động với tư cách là một thành
viên. Cũng vì vậy, người nơng dân khơng thể nêu cụ thể, chính xác phần thu nhập
của riêng họ, vì trong hộ nơng dân thì khơng thực hiện hoạch định giá thành như
các dạng lao động khác. Do đó, nơng dân cũng khơng biết được giá lao động của
mình cụ thể bao nhiêu. Đối với họ, lao động không phải là hàng hố và họ khơng



8
bán sức lao động trong gia đình. Vì vậy, ước lượng thu nhập và lợi nhuận từ nơng
dân sẽ có sự sai lệch và rất khó tránh khỏi [70, tr.761].
Trong cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi tiếp cận quan điểm xem nông
dân như những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, sống chủ yếu bằng
hình thức canh tác nông nghiệp, diễn ra ở quy mô hộ gia đình và tham gia một
phần vào sản xuất thị trường.
* S n kế
Khái niệm sinh kế được sử dụng dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers
và Conway (1992), theo đó, sinh kế hiểu đơn giản nhất, là phương tiện để sống;
nghĩa đầy đủ hơn là “bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm
phương tiện sống của con người” [65. tr 6].
Năm 2001, cơ quan phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra
khái niệm sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó “Một
sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con
người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để
kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” [66, tr.26].
Theo Ngơ Thị Phương Lan (2013), sinh kế, hay cịn gọi là phương thức
mưu sinh, là khái niệm được dùng để chỉ tất cả các cách con người có được những
sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh tồn của mình [28, tr.13].
Trong luận văn này chúng tôi xem hoạt động sinh kế như là một phương
thức mưu sinh để sinh tồn. Cụ thể các hoạt động sinh kế của cư dân ở xã Tân
Chánh là trồng lúa, đi ghe, đóng ghe, nuôi tôm, đi xà lan, công nhân, làm nhang...
Về căn bản, các hoạt động này là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định
lựa chọn dựa vào năng lực, khả năng của họ, đồng thời chịu tác động bởi các thể
chế, chính sách, yếu tố tự nhiên và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia
đình đã thiết lập trong cộng đồng.
* T íc


n s n kế

Thích ứng sinh kế là quá trình của sự linh động hoặc thay đổi trong các hoạt
động sinh kế để tạo thu nhập. Thích ứng sinh kế tích cực mang lại sự phồn thịnh


9
nhưng sự thích ứng tiêu cực thường diễn ra khi người dân buộc phải đối phó với
những cú sốc để tồn tại, [75, tr.5].
Thích ứng sinh kế có thể diễn ra với các hình thức như:
- Thích ứng tự phát (autonomous adaptation): là những hoạt động thích ứng
được thực hiện mang tính phản xạ nhằm đối phó với các tác động thực tế của bối
cảnh đang diễn ra mà không có sự can thiệp của chính sách. Đó thường là điều
chỉnh mang tính tạm thời và thường diễn ra trong ngắn hạn [62, web].
- Thích ứng có kế hoạch (Planned adaptation): là những hoạt động thích
ứng được lập kế hoạch và có sự cân nhắc thận trọng về nguồn lực trong bối cảnh
đã dự đốn trước. Thích ứng có kế hoạch, thường là điều chỉnh mang tính chiến
lược, chủ động để giải quyết các rủi ro theo cách đáp ứng tốt nhất các mục tiêu của
xã hội và thường diễn ra dài hạn [62, web].
Như vậy, với hai hình thức này sẽ là cơ sở giúp chúng tơi tìm hiểu rõ hơn
về vấn đề chuyển đổi sinh kế của cư dân ở xã Tân Chánh.
1.1.2. Lý thuy t nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng hai lý thuyết để giải thích q trình
biến đổi sinh kế của cư dân xã Tân Chánh đó là: Lý thuyết kinh tế chính trị và lý
thuyết sự lựa chọn duy lý.
- Lý thuy t kinh t chính trị
Đây là lý thuyết có nguồn gốc từ học thuyết Lao động về giá trị ra đời vào
thế kỷ XVIII, khi đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở mỗi quốc gia
hoặc giữa các quốc gia với nhau.
Nội dung của lý thuyết này đề cập đến các mối quan hệ giữa hệ thống sản

xuất với hệ thống pháp luật, giữa hải quan với chính phủ, giữa nhà sản xuất với
người tiêu dùng… hoặc giải thích làm thế nào để các tổ chức chính trị, mơi trường
chính trị, và các hệ thống tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa có khả năng tương
tác lẫn nhau trong quá trình phát triển xã hội2. Trong ngành Nhân học, lý thuyết

2

Allan Drazen 2008. "political business cycles," The New Palgrave Dictionary of Economics, 2nd Edition


10
này được vận dụng để nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử, văn hố, xã hội và thể chế
chính trị của tộc người, vì những hành vi của con người đều phản ảnh bởi yếu tố
lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị của tộc người đó. Do đó để hiểu được sự hình
thành, phát triển và các đặc điểm của các hoạt động của con người, cần phải đặt
chúng trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Đó khơng chỉ là bối
cảnh của từng địa phương mà còn phải gắn chúng trong những bước phát triển
kinh tế và chính trị quan trọng của đất nước… 3
Chúng tôi vận dụng lý thuyết này để xem xét sự chuyển đổi sinh kế của cư
dân ở xã Tân Chánh trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội nhất định mà địa
phương đó chịu ảnh hưởng tác động để từ đó đưa ra những nhận định, phân tích cụ
thể về các nội dung nghiên cứu trong luận văn.
- Lý t uyết sự lựa c ọn duy lý
Trong hệ thống lý thuyết đồ sộ của Xã hội học thì lý thuyết Trao đổi và lựa
chọn hợp lý được coi là lý thuyết có nguồn gốc đa dạng nhất. Cơ sở cho sự xuất
hiện quan điểm này bắt nguồn từ những quan điểm của các nhà Kinh tế, Nhân học,
Tâm lí học. Dù vậy, nguồn gốc kinh tế với những khái niệm chi phí – lợi nhuận là
một trong những luận điểm gốc của quan điểm này. Thuyết lựa chọn hợp lý gắn
với tên tuổi của các nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans, Peter Blau,
James Coleman. Thuyết lựa chọn duy lí dựa vào tiền đề cho rằng con người hoạch

định hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các
nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tức
là trước khi quyết định một hành động nào đó con người luôn luôn đặt lên bàn cân
để cân đo, đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng
hoặc nhỏ hơn lợi nhuận dẫn đến thực hiện hành động và ngược lại nếu chi phí lớn
hơn hành động thì họ khơng hành động.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính
tốn để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những

3

Stanley Jevons (1879, 2nd ed.) The Theory of Political Economy, p. xiv.


11
điều kiện hay cách thực hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm
các nguồn lực trên cơ sở xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế của từng cách lựa chọn”
[21, tr.534].
Tác phẩm “Tiếp cận kinh tế đối với hành vi con người (The Economic
Approach to Human Behavior) của Gary Stanley Becker4 là một tuyển tập những
nghiên cứu mà tác giả sử dụng cách tiếp cận kinh tế trong khi giải thích hành vi
của những cá thể trong xã hội. Bắt đầu bằng việc nghiên cứu sự phân biệt chủng
tộc, Gary S Becker đi đến kết luận rằng cách tiếp cận kinh tế có thể được xem như
một khuôn khổ chung để hiểu về mọi hành vi của con người. Từ đó ơng áp dụng
cách tiếp cận này để nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nữa của hành vi, bao gồm
các tương tác xã hội; tội phạm và hình phạt; hơn nhân, khả năng sinh sản, gia đình;
kể cả những hành vi phi duy lý.
“Lý thuyết lựa chọn hợp lý” (Rational choice theory) của John Scott trong
tuyển tập các lý thuyết xã hội học “Understanding Contemporary Society:
Theories of The Present”, do G. Browning, A. Halcli, và F. Webster biên tập5.

Trong bài viết này, John Scott cho rằng: bắt nguồn từ những ý tưởng trong kinh tế
học rằng con người bị thúc đẩy bởi những động cơ tiền bạc và lợi nhuận, các lý
thuyết gia về lựa chọn hợp lý đã cho ra đời những lý thuyết xoay quanh các ý
tưởng mọi hành động của con người về cơ bản là mang tính hợp lý. Con người
ln có những tính tốn về chi phí và lợi ích có thể có của bất kỳ hành động nào
trước khi quyết định thực hiện nó.
Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý của James S. Coleman có những yếu tố chính
như sau: Lý thuyết lựa chọn hợp lý xem cá nhân là trung tâm phân tích. Hành
động của cá nhân được định hình bởi hệ thống xã hội ở cấp độ vĩ mơ và khi tập
hợp những hành động đó lại thì sẽ có những tác động đến kết quả xã hội mang tính
hệ thống.

4

Gary Stanley Becker, 1976, The Economic Approach to Human Behavior. University of Chicago Press.
G. Browning, A. Halcli, và F. Webster, 2000, “Understanding Contemporary Society: Theories of The Present”, Sage
Publications.
5


12
Để lý giải cho việc người nông dân ở xã Tân Chánh có sự chuyển đổi hoạt
động sinh kế trong nhiều năm qua dựa trên lợi ích kinh tế mang lại. Sự chuyển đổi
này mang tính duy lý với hi vọng sẽ làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở Tân
Chánh trong bối cảnh các hoạt động sinh kế truyền thống không mạng lại sự ổn
định về thu nhập. Trong quá trình lựa chọn một định hướng để thay đổi đời sống
kinh tế cho phù hợp với hoàn cảnh, các hộ nông dân phải cân nhắc, suy nghĩ, tính
tốn những điều kiện, nguồn lực của gia đình để đưa ra quyết định nhưng họ cũng
bị tác động bởi các nhóm và các cá nhân khác, trong đó khơng loại trừ tác động từ
phía chính sách nhà nước, cộng đồng, họ hàng. Các hoạt động sinh kế truyền

thống không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế dẫn đến việc người dân xã Tân
Chánh đã lựa chọn cho mình những phương thức sinh kế mới phù hợp và mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó được thể hiện qua việc họ chuyển từ các hoạt
động sinh kế như trồng lúa, đi ghe sang nuôi tôm và đi xà lan, cơng nhân, làm
nhang...
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan
Đối với chủ đề nghiên cứu của luận văn, có bốn nhóm cơng trình có liên
quan. Đó là:
* ác cơn trìn n

n c u về vấn đề b ến đổ , c uyển dịc cơ cấu k n

tế nôn t ơn
Những cơng trình này có thể kể đến như cơng trình nghiên cứu của Lương
Văn Hy (1992) có tiêu đề Cuộc cách mạng trong làng: Truyền thống và biến đổi
của một xã hội đang chuyển đổi ở Bắc Việt Nam, từ 1925-19886, với nội về sự
biến đổi các cộng đồng nơng thơn, phù hợp với đặc điểm văn hố và lịch sử phát
triển của Việt Nam. Cơng trình của Đào Thế Tuấn (1989) về Nghiên cứu hệ thống
nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã hội ở nông thôn7 đã cho việc nghiên cứu xã
hội học nông thôn phải gắn với hoạt động của hệ thống nông nghiệp bao gồm các
6

. Lương Văn Hy (Bản dịch tóm tắt của Lương Hồng Quang) 1992, Cuộc cách mạng trong làng: Truyền thống và biến
đổi của một xã hội đang chuyển đổi ở Bắc Việt Nam, từ 1925-1988, University of Hawaii Press.
7
. Đào Thế Tuấn. 1989. Hệ thống nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã hội ở nơng thơn. Tạp chí khoa học xã hội. Số 1
(25), 1989.


13

khía cạnh xã hội của phương thức khai thác các nguồn lợi tự nhiên, ứng dụng khoa
học kỹ thuật và đầu tư phát triển các ngành nghề và phân công lại lao động ở nông
thông theo định hướng thị trường. Nghiên cứu của Bùi Thế Cường (1990) về Vấn
đề tổ chức lại hệ thống đảm bảo xã hội ở nông thơn trong q trình đổi mới kinh
tế8, và nghiên cứu của Đào Thế Tuấn (1993) về Kinh tế hộ gia đình nơng dân và
sự thay đổi xã hội ở Việt Nam9 đều cho rằng, những chuyển biến của xã hội nông
thôn trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế này được nghiên cứu ở góc độ cơ cấu xã
hội và định hướng giá trị. Sự phân hoá xã hội đã diễn ra ở nơng thơn địi hỏi cần
có sự tổ chức lại hệ thống đảm bảo xã hội ở nông thôn.
Công trình của tập thể tác giả do Nguyễn Cơng Bình chủ biên (1995) về
Đồng bằng sông Cửu Long: nghiên cứu và phát triển10 đề cập khá toàn diện về tài
nguyên thiên nhiên, dân số, môi trường, phát triển kinh tế, đơ thị hóa văn hóa và
phát triển. Trong đó, các tác giả đã quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp, vai trò
và sự phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng trưởng kinh tế và những vấn đề xã hội
nảy sinh. Trong cơng trình này cũng khảo sát những vấn đề xã hội như mạng lưới
xã hội, quan hệ xã hội, vốn xã hội để nhận diện đặc điểm của mối quan hệ xã hội
trong quá trình hoạt động sản xuất.
Trần Thị Lan Hương (2000) Tác động của phân tầng mức sống vào q
trình phát triển văn hóa nơng thôn 11 nghiên cứu một vùng nông thôn miền Bắc đề
cập đến q trình tiếp nhận văn hóa và thụ hưởng văn hóa của các nhóm kinh tế
khác nhau. Những hộ có kinh tế khá giả có khả năng chuyển đổi nghề nhanh hơn
so với hộ có mức sống thấp, và chủ yếu vẫn làm nghề nơng nghiệp là chính. Sự
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tư duy kinh tế của gia đình,
đồng thời cũng phụ thuộc vào những quan điểm về giá trị nghề nghiệp.
8

. Bùi Thế Cường, 1990, Vấn đề tổ chức lại hệ thống đảm bảo xã hội ở nông thôn trong q trình đổi mới kinh tế. Tạp
chí khoa học xã hội. Số 4 (42), 1990.
9
. Đào Thế Tuấn. 1993. Kinh tế hộ gia đình nơng dân và sự thay đổi xã hội ở Việt Nam. Tạp chí khoa học xã hội. Số 4

(44), 1993.
10
. Nguyễn Cơng Bình Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh và Nguyễn Quới, 1995, Đồng bằng sông Cửu Long:
nghiên cứu và phát triển. NXB Khoa học xã hội.
11
. Trần Thị Lan Hương, 2000, Tác động của phân tầng mức sống vào q trình phát triển văn hóa nông thôn, NXB
VHTT.


14
Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp (2005) với bài viết Biến đổi kinh tế - xã
hội ở vùng ven đô Hà Nội trong q trình đơ thị hóa 12, bàn về chuyển đổi nghề
nghiệp, cơ cấu nguồn thu nhập, và mức sống của cư dân. Theo tác giả, thu nhập
của hộ gia đình có quan hệ chặt chẽ với nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập cũng thay
đổi theo cơ cấu nghề nghiệp. Đối với sự phát triển này, tác giả cho rằng các ngành
nghề phi nơng nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là phát triển các
ngành nghề mang tính dịch vụ. Sự phát triển của các khu cơng nghiệp quanh Hà
Nội rõ ràng có ảnh hưởng đến vấn đề này.
Nghiên cứu của Phan Đăng Phương, Vũ Đình Tơn và Marc Dufumier
(2008) về Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các hệ thống nông nghiệp trong giai đoạn
chuyển đổi nông nghiệp hiện tại của một xã thuộc vùng đồng bằng sông Hồng13,
đã tiếp cận nghiên cứu hộ gia đình nơng thơn và đi đến kết luận rằng tính chủ động
của người nơng dân là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững nơng nghiệp.
Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiệp (2008) về Nghiên cứu biến
đổi xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế14 đã tiếp cận dưới gốc độ
sinh thái văn hoá, đặc thù luận lịch sử và tính duy lý của người nông dân trong bối
cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tác giả cho rằng, sự phát triển kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dẫn đến hình
thành các mơ hình kinh tế khác nhau do sự lựa chọn khác nhau của người dân dựa
trên nguồn lực cho sản xuất không giống nhau ở các điều kiện sinh thái khác nhau;

bản chất của người nông dân thể hiện xu hướng tư lợi trong các quyết định mang
tính kinh tế; trong bối cảnh kinh tế thị trường thì thị trường, mơi trường ơ nhiễm
và cả cơ chế chính sách cũng tác động đến hoạt động mưu sinh của người dân tạo
nên rủi ro ở các mức độ khác nhau của các mơ hình kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu

12

. Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp, Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đơ Hà Nội trong q trình đơ thị hóa. Tạp
chí XHH, số 1-2005. (trang 56)
13
. Phan Đăng Phương, Vũ Đình Tơn, Marc Dufumier, 2008. Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các hệ thống nông nghiệp
trong giai đoạn chuyển đổi nông nghiệp hiện tại của một xã thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng. Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế. Số 12 (367)-2008.
14
. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp, 2008, Nghiên cứu biến đổi xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đề tài
Khoa học cấp Đại học Quốc gia TP.HCM.


15
kinh tế trong nông nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa thị trường đã dẫn đến sự
phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc.
* ác cơn trìn n

n c u về s n kế, b ến đổ s n kế và rủ ro

Nhắc đến rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, James C. Scott (1976), trong
nghiên cứu kinh tế đạo lý của người nông dân15 đã đề cập đến nông thôn Việt Nam
và cho rằng vấn đề cốt lõi của hộ nông dân là vấn đề sinh tồn. Những người ở tầng
lớp thấp, sống cận ngưỡng sinh tồn có khả năng sẽ thích ứng sinh kế theo chiều
hướng né tránh rủi ro. Bởi lẽ tình trạng bấp bênh của sinh kế trong q trình sản

xuất nên nơng dân Việt Nam muốn giảm thiểu tối đa nguy cơ mất mùa. Điều này
dẫn đến tâm lý e ngại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngại cải tiến và bứt phá
trong đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu (2008) về Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và
biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội”16, đã tiếp cận khung sinh kế bền vững để phân
tích q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và biến đổi sinh kế, những cơ hội và
thách thức đối với sinh kế ở ven đơ Hà Nội trong q trình chuyển đổi. Kết quả
cho thấy q trình chuyển đổi sinh kế khơng dễ dàng với nhiều lao động xuất thân
là nông dân, với vốn con người và vốn xã hội kém trong bối cảnh khơng có nhiều
cơ hội việc làm khiến họ cảm thấy cuộc sống tiềm ẩn rủi ro và thiếu ổn định.
Nguyễn Thị Phương Châm (2011) nghiên cứu về Biến đổi văn hoá ở các
làng quê hiện nay 17 đã cho rằng, sự biến đổi đầu tiên và quan trọng nhất làm nên
diện mạo mới ở nông thôn hiện nay là do biến đổi nghề nghiệp. Từ sự chuyển đổi
nghề nghiệp đến những tác động của q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố đã làm
cho đời sống xã hội của dân cư ba làng có những thay đổi nhanh chóng.
Ngồi ra cịn phải kể đến những nghiên cứu về sinh kế trong các dự án phát
triển nông thôn với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (World Bank, Care,
Oxfam) và một số cá nhân liên quan. Trong đó, nổi bật là các dự án: “Giám sát tác
15

. James C. Scott, 1976. The moral Economy of the Peasant. Rebellion and Subsistence In Southeast Asia, Yale
University Press, New Haven & London.
16
. Nguyễn Văn Sửu, 2008, “Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội”. NXB Tri thức.
17
. Nguyễn Thị Phương Châm, 2011, Biến đổi văn hoá ở các làng quê hiện nay (Trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt
và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, NXB Văn hoá Thông tin Hà Nội.


16

động xã hội và đánh giá khả năng bị tổn thương của các hoạt động sinh kế phụ
thuộc vào tài nguyên đất ngập nước khu vực vườn quốc gia Xuân Thùy, tỉnh Nam
Định” của Nguyễn Viết Cách và cộng sự (2009); dự án “Xây dựng khả năng phục
hồi: các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do biến
đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam” của Trương Mạnh Tiến (2010)… Các phân
tích chỉ ra rằng, các biến đổi về tự nhiên, khí hậu làm ảnh hưởng tới sự thích nghi
với mơi trường sống mới cũng như khả năng xây dựng các chiến lược sinh kế phù
hợp với đặc trưng từng vùng, miền của từng nhóm dân cư cụ thể.
Ngơ Thị Phương Lan (2011) đã viết luận án Tiến sĩ về Hành vi giảm thiểu
rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở đồng bằng Sông
Cửu Long trong q trình chuyển dịch từ trồng lúa sang ni tơm 18. Tác giả tiếp
cận dưới góc độ chấp nhận rủi ro, giảm thiểu và phân tán rủi ro để phân tích.
Ngồi ra, tác giả cịn tiếp cận dưới góc độ cấu trúc – chức năng để tìm hiểu các
mối quan hệ xã hội trong bối cảnh chuyển đổi hoạt động sinh kế. Tác giả đi đến
kết luận, ngoài tư duy duy lý thị trường khiến người nông dân trong mọi điều kiện
đều sẵn sàng chuyển đổi phương thức sinh kế của mình bất cứ khi nào, trong mọi
điều kiện và hồn cảnh, thì người nơng dân ĐBSCL cịn thể hiện tư duy phân tán
và giảm thiểu rủi ro. Tác giả bàn về hành vi chấp nhận rủi ro của người nông dân
khi chuyển từ cây lúa sang nuôi tôm và vai trò của vốn xã hội trong việc chấp
nhận rủi ro. Xét về vốn xã hội và xu thế phát triển, quan hệ xã hội trong hoạt động
kinh tế có những chuyển biến rõ rệt, đa chiều, nhưng quan hệ gia đình thân tộc và
láng giềng trong cộng đồng thơn ấp vẫn là quan hệ nền tảng. Vốn xã hội chỉ hoạt
động ở quy mô quan hệ xã hội nhỏ, thân thuộc và mức độ phát huy nguồn vốn xã
hội này không cao. Tuy nhiên, do quy mô sản xuất của các nơng hộ là khác nhau
thuộc các mơ hình kinh tế khác nhau, nên sự mở rộng vốn xã hội cũng có sự khác
biệt theo mối quan hệ cùng lợi ích chi phối trong cùng nhóm và khác nhóm. Kết
quả nghiên cứu cho thấy do môi trường sản xuất có nhiều bất trắc, nên hành vi lựa
18

. Ngơ Thị Phương Lan, 2011, Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở

đồng bằng Sơng Cửu Long trong q trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm. Luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên
ngành Dân tộc hoc, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM.


17
chọn sinh kế của người nông dân luôn hướng đến việc giảm thiểu và phân tán rủi
ro. Đây là công trình nghiên cứu cơng phu và đã có những gợi ý quan trọng cho
định hướng nghiên cứu của đề tài này.
*

ác cơn trìn n

n c u về s n kế n ư là sự t íc n

vớ mơ

trườn
Nguyễn Cơng Bình chủ biên cơng trình nghiên cứu về Văn hóa và cư dân
ĐBSCL19, đã xem nghề trồng lúa nước như sự thích nghi sinh thái với mơi trường
địa lý tự nhiên. Trần Xuân Kiêm (1992) nghiên cứu về Nghề nông Nam Bộ là cơng
trình miêu tả tồn bộ hoạt động nơng nghiệp truyền thống về các phương diện
công cụ, kỹ thuật của nghề nông trồng lúa nước, cây ăn trái, cây cơng nghiệp, chăn
ni.
Cũng tiếp cận trên bình diện Xã hội học và Nhân học, nhóm tác giả Nguyễn
Quới và Phan Văn Dốp (1999) nghiên cứu về Đồng Tháp Mười nghiên cứu phát
triển đề cập đến điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, quá trình di dân
khẩn hoang của cộng đồng, sự hình thành mơi trường xã hội nhân văn và các khía
cạnh kinh tế-xã hội của cộng đồng cũng như phân tích các yếu tố phát triển nhìn từ
góc độ cộng đồng. Cơng trình này có nhiều nhận xét và gợi ý quan trọng để chúng
tôi tiếp thu trong việc nghiên cứu tiếp theo về một tiểu vùng sinh thái nhân văn của

ĐBSCL.
Nhằm bàn thảo những giải pháp góp phần xử lý, khắc phục tình trạng ơ
nhiễm và bảo vệ mơi trường ở vùng ĐBSCL, Tạp chí Cộng sản tổ chức hội thảo
khoa học với chủ đề “Bảo vệ môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long trong q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố” tháng 9/2008. Hội thảo có 50 báo cáo, tham
gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đi sâu
phân tích những vấn đề như ơ nhiễm mơi trường và hệ quả của nó; ngun nhân và
những kinh nghiệm ngăn chặn tác hại của ô nhiễm mơi trường; những kiến nghị,
giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ơ nhiễm, bảo vệ mơi trường...
19

. Nguyễn Cơng Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường - Văn hóa và dân cư Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.


18
Một số bài viết về nông nghiệp và biến đổi sinh thái được đăng tải trên các
tạp chí, trong đó có thể kể đến như: “Ứng xử của con người với môi trường sinh
thái ở đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Lê Thảo (Tạp chí cộng sản số
794/2008). Tác giả nêu lên tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở đồng bằng sơng Cửu
Long đang ở tình trạng báo động. Qúa trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố ở các
địa phương kéo theo sự ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng. Bên cạnh những lý
do khách quan do biến đổi thời tiết gây ra, nguyên nhân chủ yếu của sự ô nhiễm
môi trường ở ĐBSCL là do ý thức của con người. Trong bài viết “Nuôi trồng thủy
sản “giết” mơi trường”, tác giả Hồ Hùng (tạp chí báo kinh tế Sài Gịn số 02/2010)
cho biết, tình trạng ô nhiễm do nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đã ở mức báo
động. Việc xả nước thải vào các dịng sơng trong một thời gian dài đã khiến khả
năng tự làm sạch của sông bị suy giảm, nguồn nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên, dù
nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng nhưng các nhà chức trách vẫn chưa có biện
pháp giải quyết để ngăn ngừa tình trạng ơ nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng.

* ác cơn trìn n

n c u l n quan đến địa bàn n

nc u

Công trình của tập thể tác giả do Sở Văn hố – Thông tin tỉnh Long An
xuất bản 1988 về “Cần Đước: Đất và người” là cơng trình đề cập khá cụ thể về
những đặc điểm tự nhiên, lịch sử quá trình khai phá vùng đất Cần Đước; những
đặc điểm dân số và dân cư; tín ngưỡng, tơn giáo; các ngành nghề truyền thống như
trồng lúa, đi ghe, đóng ghe, dệt chiếu... Mặc dù đây là cơng trình nghiên cứu mang
tính lịch sử nhưng là tài liệu quan trọng cho những nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu
về vùng đất, con người cũng như các ngành nghề truyền thống trước đây và hiện
nay ở Cần Đước.
Cơng trình “Tân Chánh 35 năm xây dựng và phát triển 1975-2010” do
Đảng bộ xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An biên soạn. Đây là cơng
trình miêu tả khá cụ thể về q trình khơi phục hậu quả chiến tranh sau ngày đất
nước thống nhất 1975 và các chính sách phát triển kinh tế, bước đầu xây dựng cơ
sở hạ tầng, phát triển các hình thức tập đoàn sản xuất, kinh tế tập thể, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế mà cụ thể là từ trồng lúa sang nuôi tôm đã đưa lại bước ngoặt lớn


19
trong đời sống người dân. Cơng trình này góp phần quan trọng làm tài liệu tham
khảo cho chúng tôi trong q trình tìm hiểu và khảo sát ở địa bàn.
Tóm lại, thơng qua các cơng trình nghiên cứu trên đã giúp chúng tơi có cái
nhìn tổng thể về bức tranh chuyển đổi sinh kế ở vùng ĐBSCL nói chung và khu
vực xã Tân Chánh nói riêng. Chúng tơi nhận thấy, các cơng trình nghiên cứu này
đều đề cập đến các hoạt kinh tế, văn hoá, xã hội của các cộng đồng cư dân, đặc
biệt là vấn đề sinh kế đã giúp chúng tơi có thêm ý tưởng trong nghiên cứu của

mình. Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành cơng nghiệp hố nơng thơn, q
trình cơng nghiệp hố đã làm cho hoạt động sinh kế ở nơng thơn có nhiều thay đổi.
Vì vậy, việc tìm hiểu biến đổi sinh kế từ truyền thống sang hiện tại cần được đi sâu
nghiên cứu nhằm làm nổi bật bức tranh tổng thể nghề nghiệp ở cộng đồng địa
phương, giúp cho các nhà hoạch định chính và quản lý địa phương đưa ra những
chính sách hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng như giúp
người dân có hoạt động sinh kế bền vững hơn. Chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ góp
phần làm tư liệu cho những ai quan tâm, nghiên cứu về vấn đề biến đổi sinh kế sau
này.
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khái quát về xã T n Chánh
* Đặc đ ểm địa lý – tự n

n

Tân Chánh là xã vùng hạ của huyện Cần Đước, cách thị trấn Cần Đước 6
km về phía nam, có diện tích tự nhiên là 1.747ha. Trong đó diện tích đất nơng
nghiệp 1.118,32ha, đất ni tơm chiếm khoảng 890ha20.
Xã Tân Chánh hiện tại được phân chia thành 7 ấp: Đơng Trung, Đơng
Nhất, Hịa Quới, Bà Nghĩa, Đơng Nhì, Đình và ấp Lăng. Địa giới hành chính của
xã Tân Chánh được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Tân Ân.
+ Phía Nam giáp sơng Vàm Cỏ và đối diện xã Bình Xn (Gị Cơng,
20

“Lịch sử truyền thống xã Tân Chánh”, Đảng ủy xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, xuất bản
năm 2003


20

Tiền Giang).
+ Phía Tây giáp sơng Vàm Cỏ
và xã Thuận Mỹ.
+ Phía Đơng Bắc giáp Vàm
Mương Cống Huỳnh và xã Phước
Đông.
Xã Tân Chánh được xem là xã
vùng sâu của huyện Cần Đước. Hầu
hết diện tích đất tự nhiên bị ngập mặn
nên mỗi năm chỉ canh tác được một
vụ lúa. Tuy nhiên, xã Tân Chánh có hệ thống sơng rạch chằng chịt nên thuận lợi
cho việc đi lại bằng đường thuỷ, tạo điều kiện cho nghề đi ghe phát triển từ rất
sớm ở Tân Chánh.
Trước đây, cư dân ở xã này sống tập trung dọc theo các sông rạch như: rạch
Thông Lưu, rạch Ơng Nhu, rạch Mương Bần, sơng Cây Mắm, vàm Bà Nghĩa đến
rạch Ông Thuộc. Ngày nay, cư dân sống phân tán rộng khắp trên địa bàn xã.
Khí hậu ở xã Tân Chánh nằm chung trong vùng khí hạu của ĐBSCL, thuộc
vùng nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao đều quanh năm, và ổn định theo thời gian.
Nhiệt độ trung bình trên địa bàn xấp xỉ 270C, độ ẩm bình qn 79% và chênh lệch
cao giữa mùa khơ và mùa mưa (20% - 90%). Tổng số giờ nắng trung bình năm là
2.700 giờ/năm. Lượng mưa bình quân khoảng 1600mm/năm, trong tháng 9 và 10
lượng mưa rất lớn, trùng với thời điểm lũ cao gây ra hiện tượng ngập lụt trong
vùng. Giữa mùa mưa có hiện tượng hạn kéo dài khoảng 15 ngày trong tháng 7
hoặc tháng 8.
Nơi đây cũng chịu hưởng gió mùa, thay đổi theo hai mùa rõ rệt. Gió mùa
Đơng Bắc vào mùa khơ, với tốc độ trung bình 5-7m/s. Gió mùa Tây Nam vào mùa
mưa, tốc độ trung bình 3,2m/s. Xã Tân Chánh ít có gió bão, đơi khi có ảnh hưởng
của bão hoặc áp thấp nhiệt đới có mưa lớn xảy ra.



×