Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Ngôn ngữ của giới trẻ trên các mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 118 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ XIV NĂM 2012

TÊN CƠNG TRÌNH :

NGƠN NGỮ CỦA GIỚI TRẺ TRÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI

Sinh viên thực hiện: Vũ Nguyễn Nam Khuê
Người hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:Lĩnh vực Xã hội và Nhân văn
CHUYÊN NGÀNH : Văn học, Ngữ văn

Mã số cơng trình : …………………………….


MỤC LỤC

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 7
1.1 Về khái niệm ngôn ngữ giới trẻ................................................................ 7
1.2 Về mạng xã hội .......................................................................................... 8
1.3 Các hình thức văn bản trong các mạng xã hội ....................................... 11
1.4 Cách tổ chức văn bản .............................................................................. 12
1.5 Các đơn vị ngôn ngữ trong văn bản ....................................................... 13
1. 6 Một số khái niệm ngơn ngữ học có liên quan đến đề tài ..................... 14


1. 7 Cách thức khảo sát, lấy mẫu ................................................................ 18
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TRÊN ............................ 19
CÁC MẠNG XÃ HỘI ....................................................................................... 19
2. 1. Kết quả khảo sát .................................................................................... 19
2. 2. Nguyên nhân hình thành ngơn ngữ giới trẻ trên các mạng xã hội ...... 21
2. 3 Đặc điểm văn tự ...................................................................................... 23
2. 4 Đặc điểm ngữ âm .................................................................................... 28
2. 5. Đặc điểm từ vựng .................................................................................. 48
2. 6 Đặc điểm ngữ pháp................................................................................. 63
2. 7 Đặc điểm tổ chức văn bản ...................................................................... 70
CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HÌNH CỦA
NGƠN NGỮ GIỚI TRẺ HIỆN NAY ............................................................... 76
3.1 Xu hướng phát triển của ngôn ngữ trên mạng xã hội ........................... 76
3.2 Xu hướng phát triển của ngôn ngữ hiện đại .......................................... 80
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 91


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Ngơn ngữ giới trẻ trên các mạng xã hội
Cơng trình đã tìm hiểu những biến đổi cơ bản của ngôn ngữ nhằm thỏa mãn
nhu cầu giao tiếp mới của một bộ phận giới trẻ hiện nay trên các mạng xã hội
Yahoo! 360Plus và Facebook. Trong cơng trình, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc định
nghĩa, miêu tả những hiện tượng phổ biến, thường gặp nhất của ngôn ngữ giới trẻ
trên mạng xã hội qua nguồn ngữ liệu thu thập được trên các bình diện (chữ viết,
ngữ âm, từ vựng. . . ). Qua đó, có thể thấy đây là một hiện tượng rất tự nhiên, nằm
trong quy luật phát triển chung của ngôn ngữ. Bài viết hướng tới việc bước đầu

tìm hiểu xu thế định hình, phát triển của hiện tượng ngôn ngữ này trong tương lai.

SUMMARY:

Studying about the youth’s language on Social network
This article studies about some basic changes of the language to meet the
communication demands of a large group of youth on Yahoo! 360Plus and
Facebook nowadays. Some of the most popular phenomena of the youth’s
language on social networks are only defined and described by means of collected
linguistic data, and then are analyzed into groups of different aspects such as
handwriting, phonetic symbols, and lexicons. Owing to this, we can evaluate that
this is a very natural phenomenon of common development rules of the language
and initially learn about its tend and development in the future.


2
MỞ ĐẦU
0.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của xã hội đã hình thành nên những khái niệm mới, những
mối quan hệ mới và những thói quen mới. Chưa bao giờ như thời điểm hiện tại,
Internet lại có ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống con người như vậy. Chẳng
những thế, nhiều hoạt động cơ bản của con người đang được số hóa bởi những tiện
ích, ứng dụng khổng lồ từ Internet. Hoạt động giao tiếp của con người là một trong
những hoạt động đang tồn tại, phát triển song song giữa xã hội thực và xã hội ảo.
Điều đó có nghĩa là ngơn ngữ của từng quốc gia cũng đang tồn tại và phát triển
song song giữa đời sống xã hội thực tế và đời sống xã hội được xây dựng bằng
những đoạn mã nguồn và những cú “click” chuột. Ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ chat
đã hình thành như vậy.
Nghiên cứu về ngơn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội để thấy rõ những
hiện tượng ngôn ngữ đã và đang tồn tại trong đời sống mà chúng ta hồn tồn

khơng thể phủ nhận. Việc nghiên cứu đề tài hướng đến mục đích xây dựng một
cách đánh giá khách quan dựa trên nền tảng kiến thức khoa học về ngôn ngữ của
giới trẻ đồng thời hiểu được nguyên nhân ra đời, cơ sở tồn tại cũng như những xu
hướng phát triển của hiện tượng này trong tương lai. Tính cấp thiết của đề tài thể
hiện ở chỗ hiện nay việc sử dụng ngôn ngữ mạng theo cách riêng đã trở thành một
thói quen hằng ngày của giới trẻ và sự ảnh hưởng về nhiều mặt của ngôn ngữ ấy
đối với cộng đồng xã hội là không nhỏ. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định
chọn đề tài “NGÔN NGỮ CỦA GIỚI TRẺ TRÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI” để
nghiên cứu.
0.2

Tình hình nghiên cứu đề tài
Mọi vấn đề liên quan đến ngôn ngữ giao tiếp trong mọi lĩnh vực của xã hội

đều thuộc phạm vi nghiên cứu của ngành Ngôn ngữ học. Ngôn ngữ trên mạng xã
hội (một mảng rất lớn của ngôn ngữ Internet- ngôn ngữ chat) khơng phải là một
ngoại lệ. Những cơng trình nghiên cứu về loại ngôn ngữ được giới trẻ sử dụng trên


3
mạng Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng là một trong những đề tài mới mẻ
chỉ được đề cập đến trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trong thời điểm hiện tại, đề
tài này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như những ý kiến trái chiều
của các nhà nghiên cứu và dư luận xã hội. Nguyên nhân là do hiện tượng sử dụng
ngôn ngữ của giới trẻ với những biến tướng của nó đang trở nên quá phổ biến.
Gần đây, ý kiến của Nguyễn Đức Dân về việc đưa ngôn ngữ Chat vào từ điển
tiếng Việt và việc cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” (tái hiện những thành ngữ cải biên
được giới trẻ sử dụng bằng hình ảnh minh họa) của tác giả Thành Phong bị thu
hồi, ngưng xuất bản đã một lần nữa thu hút sự quan tâm của xã hội về vấn đề ngôn
ngữ của giới trẻ hiện nay.

Vấn đề này cũng thu hút sự quan tâm và đã được đề cập đến trên trên nhiều
trang báo in cũng như báo điện tử. Bài “Xã hội thay đổi thì ngơn ngữ cũng thay
đổi” (bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Đức Dân đăng trên An ninh thế giới giữa
tháng, số 46, tháng 11. 2011), “Ngôn ngữ thời @: chấp nhận đến đâu?” (bài của
Phạm Văn Tình - Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam trên báo Sài Gòn
tiếp thị Việt Nam), là những bài viết gần đây có liên quan đến vấn đề ngơn ngữ
chat, ngơn ngữ tuổi teen. Ngồi ra, trên tạp chí “Ngơn ngữ và đời sống”, một trong
hai tạp chí chun ngành ngơn ngữ, tại mục Diễn đàn và khuyến nghị có các bài
viết liên quan như “Số phận của những “từ lạ”” của Nguyễn Đức Dân; “Ngôn ngữ
tuổi teen” của Đặng Ngọc Ly trong số thứ 6 (2011). Trong quý IV năm 2011, nhà
xuất bản Trẻ đã cho phát hành cuốn sách “chữ Việt nh@nh” do Trần Tư Bình (chủ
biên) cùng hai tác giả Ngơ Đình Học và Nguyễn Vĩnh Tráng.
Trong số các nghiên cứu chuyên sâu hơn, chúng tơi tìm thấy rất ít những
cơng trình có liên quan đến vấn đề. Thống kê trong tổng danh mục luận văn thạc sĩ
bảo vệ tại Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà
Nội (1996 - 2007), chúng tơi thấy chỉ có một luận văn có đề cập sơ lược đến vấn
đề sử dụng ngơn ngữ của giới trẻ ít nhiều có liên quan đến đề tài là: “Khảo sát
cách dùng từ ngữ của thanh thiếu niên hiện nay (qua báo Hoa học trò 2000 2002)” của Lương Quang Vũ (khoảng thời gian đó ngơn ngữ mạng chưa phát triển


4
như hiện nay). Từ năm 2008 cho đến thời điểm thực hiện cơng trình nghiên cứu
khoa học sinh viên này, chúng tơi có tham khảo thêm đề tài sinh viên nghiên cứu
khoa học cấp trường (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh): “Hiện tượng dị thường tiếng Việt qua 100 văn bản
ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ chat trên mạng Internet hiện nay” của Nguyễn Tấn
Thu Tâm (chủ nhiệm), Nguyễn Thùy Nương, Đỗ Lan Phương (2008) và luận văn
thạc sĩ “Ngôn ngữ Chat: tiếng Việt và tiếng Anh” (2009) của Nguyễn Thị Khánh
Dương (Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Trong các bài báo, hay trong những tạp chí chun ngành ta thấy vấn đề về

“ngơn ngữ của giới trẻ trên các mạng xã hội” chỉ mới được đề cập trên phương
diện biểu hiện của ngôn ngữ giới trẻ, cùng những ý kiến nhận xét, đánh giá sơ bộ
về cách thức sử dụng, nguyên nhân sử dụng, những ảnh hưởng của nó mà chưa đặt
vấn đề khảo sát một cách hệ thống và chi tiết.
0.3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài này hướng tới mục tiêu tìm hiểu sự biến đổi của ngơn ngữ nhằm thỏa
mãn nhu cầu giao tiếp theo một cách mới mẻ hơn của một bộ phận giới trẻ hiện
nay trên các mạng xã hội.
Nhiệm vụ của bài nghiên cứu là miêu tả hiện tượng “ngôn ngữ mới” của
giới trẻ trên các mạng xã hội để làm rõ quy luật sử dụng, xu hướng định hình và
phát triển của ngơn ngữ ấy.
0. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, ngoài việc vận dụng hệ thống quan điểm của ngôn ngữ
học hiện đại, chúng tơi cịn áp dụng một số cơ sở lý luận của các ngành khoa học
xã hội có liên quan như: ký hiệu học, tâm lý học, xã hội học, địa lý học…
Trong quá trình thực hiện đề tài, một mặt chúng tôi thu thập 70 văn bản ngữ
liệu cụ thể để phục vụ cho việc thống kê, phân tích, mặt khác, chúng tôi kế thừa và
tiếp thu các nguồn ngữ liệu có trong các tài liệu tham khảo. Trong đó, chúng tơi sử
dụng 3 phương pháp chính: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích và
phương pháp so sánh- đối chiếu. Cùng với 3 phương pháp này là những thao tác


5
(thủ pháp) thường sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ như: khảo sát, thống kê,
phân loại.
0. 5 Giới hạn của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Các ngữ liệu (ở dạng văn bản) có liên quan đến
ngơn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành khảo sát các văn bản ngữ liệu lấy
từ nguồn của hai mạng xã hội : Yahoo! 360plus và Facebook. Trong bài viết này,

chúng tôi tập trung miêu tả và phân tích trong phạm vi 90 ngữ liệu được lấy ngẫu
nhiên từ hai mạng xã hội này (Yahoo! 360Plus: 25 ngữ liệu, Facebook: 65 ngữ
liệu). Trong đó có 5 ngữ liệu thuộc về mạng xã hội Yahoo! 360Plus được lấy từ
các tài liệu tham khảo để bổ sung, góp phần hồn thiện vấn đề.
Về giới hạn bình diện nghiên cứu, các ngữ liệu sẽ được khảo sát, miêu tả và
phân tích trên các bình diện: ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp.
0. 6 Đóng góp mới của đề tài
Trong các bài viết và các đề tài nghiên cứu khoa học cùng nghiên cứu về
những nội dung hữu quan, ta thấy những người nghiên cứu đã đối chiếu so sánh,
phân tích ngơn ngữ chat nói chung trên một diện rộng. Đề tài này tiếp tục đi sâu
nghiên cứu về ngôn ngữ chat trong một phạm vi cụ thể hơn - mạng xã hội - cũng
như bước đầu tìm hiểu về các vấn đề như đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm tổ chức
văn bản… mà những nghiên cứu của các tác giả khác chưa đề cập đến.
0. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu về một hiện tượng ngôn ngữ được xã
hội quan tâm và bước đầu đưa ra những giải pháp cho các vấn đề có liên quan đến
sử dụng ngơn ngữ giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ý nghĩa thực tiễn: Tìm ra những xu hướng trong việc sử dụng ngôn ngữ
của giới trẻ hiện nay, từ đó có cách đánh giá khách quan hơn về hiện tượng này.
Đề tài hướng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để tiếng Việt vừa giữ
được sự giàu đẹp vốn có của mình, vừa có thể phát triển một cách tự nhiên theo
quy luật vận động, phát triển nội tại của bản thân nó.


6
0. 8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài nghiên cứu được kết cấu thành 3
chương:
- Chương 1 trình bày những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đặc điểm
ngôn ngữ của giới trẻ tạo nền tảng cho việc giải quyết những vấn đề được đặt ra

trong chương sau.
- Chương 2 miêu tả đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ trên các mạng xã hội ở các
bình diện : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đặc điểm tổ chức văn bản.
- Chương 3 nhận định về xu hướng biến đổi, phát triển, định hình của ngơn
ngữ giới trẻ hiện nay.


7
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Về khái niệm ngôn ngữ giới trẻ
Ngôn ngữ giới trẻ mà chúng tôi đề cập đến trong báo cáo này là những từ
ngữ, những cách diễn đạt của những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, những
người có thừa sự sáng tạo, thích đổi mới, ưa trải nghiệm, nhiệt huyết, năng động,
thích thể hiện bản thân nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống (vốn sống, văn hóa, sự
sàng lọc, chọn lựa…) và có thể cịn thiếu chín chắn.
Ở đây đã hình thành nên sự phân biệt giữa “ngôn ngữ của giới trẻ” và ngôn
ngữ toàn dân. Đây là sự phân tách để làm rõ một bộ phận của ngôn ngữ theo
hướng nghiên cứu dựa trên tiêu chí về nhóm tuổi của những người sử dụng chúng.
Ngôn ngữ của giới trẻ mang những đặc điểm vừa khác, vừa giống với ngơn ngữ
chung, ngơn ngữ tồn dân. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ngôn ngữ của
giới trẻ được nghiên cứu chủ yếu dưới dạng chữ viết - hệ thống kí hiệu được sử
dụng để ghi lại ngơn ngữ - thơng qua những gì mà những người trẻ đăng tải (post)
lên mạng xã hội. Mặc dù không nghiên cứu trong phạm vi các diễn đàn, các văn
bản chat (yahoo là phần mềm phổ biến nhất), đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên
các mạng xã hội nhưng cũng có thể thấy “ngơn ngữ của giới trẻ” thể hiện trên các
mạng xã hội đã bao hàm đầy đủ những đặc điểm cơ bản, phổ biến của ngơn ngữ
giới trẻ trên Internet nói chung.

Một vấn đề khác cần được làm rõ ngay từ đầu và đây là một trong những
vấn đề quan trọng chi phối toàn bộ q trình nghiên cứu đó là đặc điểm phong
cách ngơn ngữ trên các mạng xã hội.
Hiện nay, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, ngôn ngữ trên các mạng xã
hội tồn tại ở 2 dạng phong cách:
+ Phong cách ngôn ngữ văn chương: Ngôn ngữ này được thể hiện trong các
văn bản nghệ thuật (như những tác phẩm văn học trên mạng được viết bởi những


8
tác giả trẻ với bút danh như Hà Kin, Gào, Trang Hạ…. ). Đây là một vấn đề thuộc
địa hạt khác, cần những đề tài khác nghiên cứu sâu hơn, người thực hiện đề tài xin
không đi sâu nghiên cứu, phân tích dạng phong cách ngơn ngữ này.
+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Được sử dụng phổ biến nhất, chiếm số
lượng nhiều nhất và trở thành tiêu biểu nhất cho bất cứ ai tiếp xúc với ngôn ngữ
giới trẻ trên mạng xã hội.
Trong báo cáo khoa học này, chúng tôi chỉ khảo sát các văn bản thuộc
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mang màu sắc khẩu ngữ, được sử dụng làm
phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng mạng.
1.2 Về mạng xã hội
Mạng xã hội là một khái niệm đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến đối với
những ai đang sử dụng mạng toàn cầu Internet. Mạng xã hội đã được manh nha
hình thành cách đây hơn 20 năm. Vào năm 1994, một trong những mạng xã hội
đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là Geocities. Từ những bước chập chững
ban đầu đó, mạng xã hội đã phát triển với tốc độ cao và lan rộng khắp tòan cầu.
Vào khoảng giữa năm 2005, trào lưu sử dụng Blog phát triển rất mạnh, đặc biệt ở
Việt Nam. Tháng 7 năm 2005, Yahoo 360o ra đời với những ưu điểm của một
mạng xã hội đơn giản dưới hình thức nhật ký cá nhân đã thực sự chiếm lĩnh thị
trường mạng xã hội Việt Nam. Với nền tảng là hệ thống blog, Yahoo 360o đã từng
là mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam với cái tên quen thuộc Blog Yahoo 360o.

Sau đó là giai đoạn đóng cửa và chuyển hẳn từ Yahoo 360o sang Yahoo!360 plus.
Tiến triển cùng với thời gian, ngày càng có nhiều mạng xã hội thế giới được giới
thiệu và tiếp cận đối với cộng đồng sử dụng mạng ở Việt Nam. Tại thời điểm đó,
mạng xã hội vẫn còn bị nhầm lẫn với blog, nhật ký điện tử, diễn đàn… Phải đến
đầu năm 2009, khi mạng xã hội Facebook bắt đầu được sử dụng và trong giai đoạn
gia tăng số lượng thành viên đăng ký tài khoản ở Việt Nam thì thuật ngữ “mạng xã
hội” dường như đã tự khẳng định vị trí trong tư duy của người sử dụng.
Có một thực tế “mạng xã hội” là một trong những thuật ngữ được biết đến
nhiều nhất trong thời điểm hiện tại (đối với cộng đồng người sử dụng Internet)


9
nhưng để đưa ra một khái niệm rõ ràng về đối tượng này không phải là điều dễ
dàng.
Từ điển Bách khoa tòan thư mở Wikipedia định nghĩa1 :
“Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là
dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều
mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat,
chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết
với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành
viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm
kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố),
dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên
sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan
tâm: kinh doanh, mua bán. .
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace
và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại
Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội
khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc,

CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các
mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay. . . ”
Đặc điểm nổi bật của Social Network – mạng xã hội là tính kết nối và chia
sẻ rất mạnh mẽ. Mọi ngăn cách về không gian, thời gian, mọi rào cản về ngơn ngữ,
giới tính, lứa tuổi đều có thể vượt qua được chỉ bằng vài cú “click” chuột hay vài
dòng chia sẻ, vài đường dẫn… Nếu được sự cho phép của người sử dụng thì mọi
sự chia sẻ đều có thể đến được với tất cả những người sử dụng khác dù ở bất cứ
đâu. Mạng xã hội làm cho tất cả những gì tồn tại thuộc về hữu hình và vật chất
dường như “phẳng” hơn. Ta cịn có thể thấy rằng, mạng xã hội là một website mở,
tích hợp nhiều ứng dụng, liên kết bên trong, mọi liên kết đều được xây dựng bởi
1

/>

10
những thành viên tham gia, mỗi thành viên đều tự tạo ra những nội dung (dưới
những hình thức nhất định) rồi lan truyền những nội dung ấy đi khắp nơi. Mạng xã
hội là nơi để những con người thực trong xã hội tham gia vào, chia sẻ những suy
nghĩ, tình cảm, sở thích, trao đổi mọi vấn đề với nhau thông qua ngôn ngữ viết
(phổ biến nhất) để tạo thành một cộng đồng xã hội ảo (được xây dựng bởi những
con người thật). Một điều hiển nhiên cần thấy rõ là sự tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau
giữa các mạng xã hội đều dựa vào số lượng thành viên tham gia và hoạt động trên
mạng xã hội ấy.
Cần phải hiểu rõ rằng, blog và mạng xã hội là hai tên gọi khác nhau nhưng
lại có mối liên quan với nhau. Blog là một phần của mạng xã hội, là một trong
những chức năng phổ biến của mạng xã hội. Đây là ý kiến của những người trực
tiếp làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin khi phân biệt giữa blog và mạng
xã hội2 :
- Vũ Kiêm Văn, thành viên sáng lập mạng thehetre. vn định nghĩa đơn giản:
"Mạng xã hội (MXH) như một đồ thị trong đó các nút có thể là một cá thể hoặc là

một tổ chức, cịn các liên kết là mơ phỏng các quan hệ trong xã hội thực. MXH là
khác rất nhiều so với blog vì MXH là một khái niệm rộng lớn hơn. Blog là một
dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong MXH. Có những MXH dựa trên nền tảng
chính là blog, có những MXH khơng có blog"
- Trong khi đó bà Nguyễn Thị Bình, giám đốc Marketing của Cyworld Việt
Nam có góc nhìn khác để định nghĩa MXH: "MXH có rất nhiều chức năng trong
đó blog là một chức năng trong một MXH. Blog có phải là MXH hay khơng thì
câu trả lời của tơi là khơng. Vì blog giống như các bạn đã thấy, từ blog đã nói lên
chức năng của nó. Blog nghiêng về viết về text nhiều hơn".
Từ những kiến thức chun mơn đó, để thực hiện đề tài này, người nghiên
cứu có thể sử dụng những ngữ liệu thu thập được trên những văn bản trong Blog,
đặc biệt là Yahoo 360o Blog (một dịch vụ mạng xã hội của Yahoo) và mạng xã hội

2

/>

11
phổ biến nhất hiện nay là Facebook để phục vụ cho đề tài “Ngôn ngữ của giới trẻ
trên các mạng xã hội”.
1.3 Các hình thức văn bản trong các mạng xã hội
Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ. Văn bản do nhiều câu liên kết với nhau mà tạo thành. Mỗi một văn bản
dù hồn chỉnh (hay khơng hồn chỉnh) đều hướng tới những mục đích giao tiếp
khác nhau. Văn bản có thể ngắn dài khác nhau, có khi chỉ một câu đủ hình thành
nên văn bản (tục ngữ, khẩu hiệu, bảng hiệu quảng cáo…), hay có các văn bản rất
dài do rất nhiều câu tạo nên (truyện ngắn, tiểu thuyết…).
Văn bản trên các mạng xã hội là những ghi chép bằng ngôn ngữ (ở dạng
viết) của giới trẻ được đăng tải, lưu trữ trên các trang mạng xã hội cá nhân. Hình
thức văn bản ở đây thuộc về các thể loại văn bản nhật dụng, với phương thức biểu

đạt khá phong phú, đa dạng (kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong cùng một
văn bản). Đề tài của các văn bản này rất rộng, bao gồm tất cả mọi vấn đề trong
cuộc sống hằng ngày. Các văn bản trong các mạng xã hội có tính cập nhật rất cao
và liên tục. Xem những bài viết của giới trẻ trên mạng xã hội thuộc về nhóm văn
bản nhật dụng là để phân biệt những văn bản này với các văn bản nghệ thuật (thơ,
truyện ngắn, tiểu thuyết…) và các văn bản hành chính (bản viết thành văn có tính
pháp lý để làm bằng, là một dạng văn kiện ghi bằng giấy tờ: công văn, nghị quyết,
báo cáo, thông tư, chỉ thị, thông báo, hiệp định, nghị định thư, biên bản, khế
ước…. )
Các văn bản mà chúng tôi nghiên cứu thường đề cập đến những nội dung
cơ bản sau:
 Suy nghĩ, cảm nhận về một vấn đề trong cuộc sống
 Thông báo, chia sẻ một nội dung
 Hội thoại.
Từ đó, văn bản trên mạng xã hội bao gồm những đặc trưng cơ bản như:


12
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp hằng ngày bằng ngôn ngữ
thể hiện qua hệ thống chữ viết, ký hiệu.
- Văn bản từ một câu trở lên, có thể là hai hay nhiều câu, hai hay nhiều
đoạn văn.
- Văn bản dù ngắn hay dài, hoàn chỉnh hay khơng hồn chỉnh đều có một
mục đích giao tiếp nhất định. Mục đích này chi phối bản thân hoạt động giao tiếp
và sự tổ chức văn bản.
- Văn bản có tính độc lập và liên kết cao. 3
1.4 Cách tổ chức văn bản
Theo “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang Ban, ta có
những khái niệm cơ bản về cách tổ chức văn bản như sau:
Kết cấu của văn bản là kết quả của việc sắp xếp, tổ chức các bộ phận ngơn

từ có nghĩa của văn bản theo một hình thức nhất định (một cấu trúc nhất định).
- Về mặt khn hình, các văn bản được phân loại đại thể thành hai loại lớn:
+ Văn bản có khn hình cố định cứng nhắc đã được định sẵn, loại như các
văn bản quy thức dùng trong cơng vụ hành chính, ngoại giao, qn sự, kinh tế…,
cụ thể là các công văn, đơn từ, tờ khai, công hàm, điều lệnh.
+ Văn bản có khn hình linh hoạt. Loại này được chia thành hai loại nhỏ:
 Văn bản có khn hình thường dùng, tức là tuy khơng có quy
định bắt buộc, nhưng những văn bản này thường được tổ chức
theo cách như vậy; đó là các bài luận thuyết, bài miêu tả
 Văn bản có khn hình tùy chọn, ví dụ cho loại nhỏ này dễ gặp
nhất là các văn bản văn học nghệ thuật.

3

Tính liên kết cao được khẳng định trong các siêu văn bản. Song song với những văn bản chữ

viết thông thường (text), nhiều văn bản trên mạng xã hội còn là các siêu văn bản (hypertext) - văn bản của
một tài liệu có thể được truy tìm khơng theo tuần tự. Người đọc có thể tự do di chuyển qua lại giữa những
nội dung liên quan qua suốt tài liệu đó bằng các mối liên kết xác định sẵn do người sử dụng tự lập nên.


13
Các văn bản trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc vào các văn bản có
khn hình linh hoạt.
- Kết cấu của văn bản có khn hình thường dùng gồm có ba phần : phần
mở, phần thân (hay phần luận giải) và phần kết. Ngoài ba phần trên,văn bản thuộc
lồi khn hình này cịn bao gồm yếu tố “đầu đề” (tuy quan trọng nhưng yếu tố
này khơng có tính chất bắt buộc một cách tuyệt đối và nó khơng làm thành một
phần đích thực). Vậy nên có thể nói: Kết cấu của văn bản có khn hình thường
dùng gồm có bốn thành tố- đó là ĐẦU ĐỀ, PHẦN MỞ, PHẦN THÂN, PHẦN

KẾT.
 Đầu đề: Mục đích sử dụng văn bản chi phối tới việc đầu đề của văn bản
được đặt như thế nào. Về mặt cấu tạo ngữ pháp, đầu đề nên đặt bằng một
danh từ, cụm danh từ hoặc những cụm từ khác, cố gắng tránh dùng một câu
có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ.
 Phần mở: Có sự khác nhau giữa phần mở của văn bản miêu tả và phần mở
của văn bản nghị luận. Với mục đích chung là nêu đề tài, chủ đề của văn
bản, văn bản miêu tả ở phần mở thường có kèm những yếu tố thuộc hồn
cảnh khơng gian, thời gian, còn văn bản nghị luận thường kèm những yếu
tố khác nữa, phức tạp hơn.
 Phần thân: Là phần quan trọng nhất trong kết cấu văn bản. Nhiệm vụ trung
tâm của phần thân là triển khai đầy đủ đề tài- chủ đề theo hướng đã được
xác định ở phần mở đầu văn bản.
 Phần kết: Có tác dụng tạo cho văn bản có tính chất kết thúc, tính chất
“đóng” về cả phương diện nội dung và phương diện hình thức.
1.5 Các đơn vị ngôn ngữ trong văn bản
Theo từ điển Bách khoa tồn thư Việt Nam, ta có khái niệm như sau về đơn
vị ngôn ngữ4:

4


14
“Đơn vị ngôn ngữ là bộ phận không thể chia cắt nhỏ hơn ở một bậc trong
hệ thống ngôn ngữ, được xác lập bởi tính thống nhất giữa nội dung, hình thức và
các quy luật hoạt động thống nhất trong hệ thống ngơn ngữ. Trong lời nói, các đơn
vị ngơn ngữ được hiện thực hoá qua các khúc đoạn của phát ngơn nhờ tính ổn định
cao trong hành chức và tính đều đặn (thường xuyên trong tương quan giữa thuộc
tính cấu trúc và thuộc tính chức năng). Ngơn ngữ là một cấu trúc nhiều tầng bậc
cho nên các đơn vị của nó khơng thuần nhất mà mỗi cấp độ của nó có một loại đơn

vị riêng. Ở cấp độ ngữ âm có đơn vị cơ sở là âm vị: các yếu tố âm thanh có chức
năng khu biệt nghĩa. Ở cấp độ cấu tạo từ có đơn vị cơ sở là hình vị, từ. Ở cấp độ
cú pháp có đơn vị cơ sở là cụm từ, câu. . . ”
Đơn vị của ngôn ngữ là các yếu tố trong hệ thống ngơn ngữ. Có bốn loại
đơn vị chủ yếu như đã nêu trên là: âm vị, hình vị, từ, câu. Hiện nay, người ta còn
quan niệm văn bản là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất.
1. 6

Một số khái niệm ngôn ngữ học có liên quan đến đề tài
- Âm vị (phoneme)
Là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu

tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngơn ngữ. Nó cịn được
định nghĩa là một chùm hoặc một tổng thể các đặc trưng khu biệt được thể hiện
đồng thời.
- Quán ngữ
“Đó là những lối nói do sử dụng lâu ngày mà quen dần và trở nên ổn định
về tổ chức hình thức và nghĩa. Khác với thành ngữ, trong qn ngữ, các từ vẫn cịn
giữ được tính độc lập tương đối của chúng, vì thế thường ta có thể suy ra nghĩa
của qn ngữ bằng cách tìm hiểu ý nghĩa của các từ hợp thành. Nói chung, ta đều
có thể giải thích lý do cấu tạo của quán ngữ. Chẳng hạn, quán ngữ “đẹp như tiên”

/>2luZD1leGFjdCZrZXl3b3JkPSVjNCU5MSVjNiVhMW4rdiVlMSViYiU4YituZyVjMyViNG4rbmclZTEl
YmIlYWY=&page=1


15
là quán ngữ so sánh. Dựa vào ý nghĩa của các từ trong quán ngữ này, ta có thể
hiểu ngay được ý nghĩa của nó”
Trong “Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng Việt”, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức

Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến có đưa ra định nghĩa như sau:
Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn ngôn
(discourse) thuộc phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào
đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết trong diễn ngôn.
Thật ra, tính thành ngữ và tính ổn định cấu trúc của quán ngữ không được
như thành ngữ. Dạng vẻ của cụm từ tự do còn in đậm trong các cụm từ cố định
thuộc loại này. Chỉ có điều, do nội dung biểu thị của chúng được người ta thường
xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định
dần lại và rồi người ta quen dùng như một đơn vị có sẵn.
Khó lịng có thể phân tích, phân loại quán ngữ theo cơ chế cấu tạo hoặc cấu
trúc nội tại của chúng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những đơn vị gọi là quán ngữ
không thể bỏ qua được, và chức năng của chúng có thể được chứng minh khơng
q khó khăn. Tình trạng phức tạp và đầy biến động của các quán ngữ cũng như
những đặc trưng cơ bản của chúng, khiến cho ta nếu nghiêm ngặt thì phải nghĩ
rằng chúng đứng ở vị trí trung gian giữa cụm từ tự do với cụm từ cố định chứ
khơng hồn tồn nghiêng hẳn về một bên nào, mặc dù ở từng quán ngữ cụ thể, có
thể thiên về bên này hoặc bên kia một chút.
- Tiếng lóng (slang)
Là một trong những hiện tượng biến đổi đặc biệt của ngơn ngữ. Tiếng lóng
là loại khẩu ngữ đặc thù dùng để giao tiếp phi chính thức trong một phạm vi xã hội
hạn chế, nó thuộc về lĩnh vực từ vựng và có tính chất lâm thời, bất ổn định. Nói
như giáo sư Nguyễn Thiện Giáp: “tiếng lóng là những từ ngữ dùng hạn chế về mặt
xã hội, tức là những từ ngữ khơng phải tồn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã
hội nào đó sử dụng”.


16
Theo định nghĩa của Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia ta có khái
niệm về tiếng lóng như sau:
“Tiếng lóng hay từ lóng trong tiếng Việt là các từ vựng hạn chế về mặt

thành phần và tầng lớp sử dụng. Trong từng trường hợp khác nhau thì tiếng lóng
được sử dụng song song với ngơn ngữ tồn dân nhưng hạn chế về số lượng sử
dụng đồng thời, tiếng lóng có khả năng thay đổi về theo thời gian.
Đây là những từ mà các tầng lớp người sáng tạo ra nó muốn thơng qua nó
để bộc lộ cái riêng của tập thể mình, khơng muốn cho người ngồi biết. ” 5
Theo Phạm Văn Tình,“tiếng lóng là một ngơn ngữ thuộc một nhóm người
dùng để giao tiếp, mục tiêu: hạn chế phạm vi trao đổi. Vì vậy ban đầu mang tính
chất là ngơn ngữ bí mật. Từ lóng có thể xuất phát từ mong muốn mang lại sự vui
vẻ, điểm xuyết cho cuộc nói chuyện vui. Tiếng lóng xưa nay được xem là gắn với
đối tượng khơng đàng hồng, mờ ám nhưng thực tế khơng vậy: tiếng lóng được sử
dụng trong bộ đội, lực lượng điều tra, công an,…nhằm không lộ bí mật hoặc dùng
trong một số nghành nghề nhất định mang tính đặc thù. Từ lóng càng bí mật càng
giá trị. Khi từ lóng được xã hội hố thì trở thành “từ lạ”. Từ lóng dễ bị đào thải.
Chỉ có một số từ lóng tồn tại lâu dài và trở thành ngơn ngữ tồn dân đến nay”.
- Từ vay mượn
Trong ngơn ngữ nào cũng có hiện tượng vay mượn từ ngữ hoặc vay mượn
yếu tố tạo từ từ một ngôn ngữ khác.
+ Người ta có thể vay mượn các từ, ví dụ như trong tiếng Việt: mít tinh,
bốc, ten nít. . . (gốc Anh); ga, xăng, sơ mi, xà phòng. . . (gốc Pháp); bôn-sê-vich,
côm-xô-môn. . . (gốc Nga); thương mại, ngân phiếu, mậu dịch. . . (gốc Hán); si,
lượn, bản. . . (gốc Tày- Nùng).

5

/>7t


17
+ Cũng có khi người ta vay mượn yếu tố cấu tạo từ hoặc lấy từ của một
ngôn ngữ khác làm yếu tố cấu tạo từ trong ngôn ngữ của mình. Chẳng hạn, tiếng

Việt mượn các yếu tố: sĩ, giả, viên, hoá, sinh. . . (gốc Hán) hoặc mượn hẳn một từ
trong ngôn ngữ khác, đem kết hợp với một yếu tố có sẵn trong tiếng Việt để tạo ra
từ mới.
Canh + gác (garde – gốc Pháp) → canh gác
khăn + piêu (gốc Thái)

→ khăn piêu

Làng + bản (gốc Tày-Nùng)

→ làng bản

+ Sao phỏng ngữ nghĩa của từ ngữ trong ngôn ngữ khác cũng là một hiện
tượng vay mượn ngôn ngữ. Kết quả của hiện tượng này là vốn từ tiếng Việt có
thêm từ mới, được tạo nên bằng cách trực dịch từng yếu tố cấu tạo trong từ của
ngôn ngữ khác. Ví dụ tiếng Việt có các từ “ngơi sao” (bóng đá, ca nhạc), “siêu”
(mỏng, gầy, cầu thủ), “vua” (bóng đá, dầu lửa)…. (sao phỏng từ star, super,
king…trong tiếng Anh).
Đối với các từ ngữ vay mượn, mỗi ngôn ngữ đều có cách xử lí khác nhau
bên cạnh những đường nét chung. Người Việt khi vay mượn từ ngữ và đưa vào sử
dụng trong ngơn ngữ của mình, thường có những điều chỉnh như sau:
+ Cải tổ cấu trúc ngữ âm của từ cho phù hợp với ngữ âm tiếng Việt và đồng
thời có thể rút ngắn từ lại. Nói chung, từ nào có dị biệt với ngữ âm tiếng Việt cũng
được cải biến ít nhiều. Ví dụ: beton – bê tông; garde – gác; boulon – bu lông/ bù
loong; essence – xăng; enveloppe – lốp; meeting – mít tinh; cowboy – cao bồi;
tennis – ten nít, thục địa – thục (củ thục); lạc hoa sinh – lạc (củ lạc), tiểu tiện –
tiểu (đi tiểu); tri huyện – huyện (ông huyện). . .
+ Thay đổi nghĩa của từ. Vay mượn từ nhưng lại cấp cho nó một nghĩa khác
với nghĩa vốn có của nó. Ví dụ: “tử tế” là từ gốc Hán vốn có nghĩa là cặn kẽ, chu
đáo, nhưng vào tiếng Việt, nó được cấp cho nghĩa tốt bụng. Tương tự như vậy, các



18
nghĩa: lên mặt, hợm hĩnh, tỏ thái độ kiêu ngạo đã được cấp cho từ hãnh diện, trong
khi từng yếu tố một vốn có những ý nghĩa hồn tồn khác: hãnh = may mắn; diện
= mặt.
+ Vay mượn từ ngữ, nhưng không sử dụng tất cả các nghĩa của chúng mà
chỉ dùng một số trong các nghĩa đó. Các từ: nhất, hạ, hủ hoá. . . của tiếng Việt vay
mượn từ tiếng Hán là những ví dụ chứng minh cho trường hợp này. 6

1. 7

Cách thức khảo sát, lấy mẫu
- Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 90 ngữ liệu ngẫu nhiên lấy từ hai nguồn

chính là:
+ 25 ngữ liệu trên mạng xã hội Yahoo! 360Plus (trong đó có 20 ngữ liệu
lấy ngẫu nhiên trên mạng internet và 5 ngữ liệu chúng tôi lấy bổ sung từ các tài
liệu tham khảo).
+ 65 ngữ liệu ngẫu nhiên trên mạng xã hội Facebook (trong đó có 60 ngữ
liệu là bài đăng trên tường (wall) và 5 ngữ liệu là bài đăng kèm theo lời bình luận).
- Chúng tơi sử dụng tiện ích đếm từ của Microsoft Word phục vụ cho việc
khảo sát. Trong tiếng Việt, mỗi hình vị thường có hình thức là 1 âm tiết (tiếng),
những từ viết tắt đều được viết lại đầy đủ và được tính như những từ thơng thường
và khơng đếm các kí hiệu - hí tượng, biểu tượng cảm xúc. Chúng tôi sẽ phân loại
câu đơn, câu phức dựa theo cách sử dụng dấu câu của người viết theo đúng
nguyên bản với quy tắc chung về dấu câu và dựa theo mối quan hệ về nghĩa.
- Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện việc phát phiếu điều tra xã hội
học bằng cách gửi 100 phiếu khảo sát điện tử để thu thập ý kiến tới 100 người
ngẫu nhiên, sau đó tiến hành thống kê, tính tỉ lệ các kết quả để phục vụ cho mục

đích nghiên cứu. 7

6

Dẫn theo Mai Ngọc Chừ- Vũ Đức Nghiệu - Hồng Trọng Phiến (1997). Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng
Việt. Nxb Giáo dục, tr. 208-210
7
Số liệu thống kê cụ thể được chúng tơi trình bày trong phần phụ lục kèm theo.


19

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TRÊN
CÁC MẠNG XÃ HỘI

2. 1. Kết quả khảo sát
2. 1. 1 Bảng khảo sát:
Bảng 1

Mạng xã hội
Yahoo! 360Plus

Facebook

25 văn bản

65 văn bản

Câu


312 câu

185 câu

Câu đơn

175 câu

144 câu

Từ

3326 từ

1770 từ

Từ gốc Hán Việt

32 từ

15 từ

Từ gốc Ấn- Âu

54 từ

116 từ

Viết tắt


277 từ

39 từ

Các tiêu chí
Văn bản

Kết quả trên khơng đảm bảo tính chính xác tuyệt đối vì những lý do như:


Nhiều trường hợp viết tắt gây khó khăn cho việc phân tách.



Cơng cụ đếm từ của Word có những hạn chế nhất định.



Một vài trường hợp không tạo lập được một câu văn rõ ràng,hồn chỉnh.



Khơng có dấu câu để kết thúc đoạn văn hay nhiều trường hợp sử dụng dấu

câu sai mục đích.


20



Xuống hàng, viết hoa tùy tiện.
Ví dụ: “MOn mEn đã được 1 tuần rồi. . . . ko có thời gian đẽ tung tăng. . .

^^. . . học bài cho kỳ thi. . . . . . . . . CHán nÃn_nhứC ĐầU. . . . . . . . Ngày nào cũng
học bài,học riếc mà chữ gặp mình còn chạy nữa. . . . . . . . . tối học bài
xong. . . . . . . NGŨ. . . . . . . sáng Dậy quên mất tiêu. . . . . . . . . . . . vơ phịng thi
phát cái đề ra là nhìn mặt ai cũng ngu. . . . . . . . dạo này tình trang copi. . . . . . .
Tràng lang tùm lum. . . . . . . . . . tiểu xảo tè le. . . . ^^. . . . . đang chờ kết quả thi
sao đây. . . . . cầu trời cho mỗi môn trên 5đ là ok. . . . . . . đưới 5đ nghe chử là khổi
chê lun. . . . . . cứ tối ngày ôm cái máy tín. . . . nói chuyện gì ko. . . . . ^^. . . . . . áh”
2. 1. 2 Số liệu cụ thể
2. 1. 2. 1. Số liệu khảo sát trên Yahoo! Blog 360 Plus
- Văn bản khảo sát: 25 văn bản.
- Có 312 câu. Trong đó có 175 câu đơn (chiếm 56,1%).
- Có 3326 hình vị. Trong đó, hình vị khơng bị biến dị về chữ viết (đúng với chuẩn
chính tả hiện hành): 1517 (45,6%); hình vị bị biến dị về chữ viết (khác với chuẩn
chính tả hiện hành): 1809 hình vị (54,4%).
- Có 277 chữ viết tắt (8,3%).
- Từ mượn: 86 từ (2,6%). Trong đó, từ Hán Việt: 1%; từ gốc Ấn- Âu: 1,6%.
2.1.2.2 Số liệu khảo sát trên Facebook
- Văn bản khảo sát: 65 văn bản (65 bài đăng trong đó có 5 bài có cả phần bình
luận).
- Có 185 câu. Trong đó có 144 câu đơn (chiếm 7,8%).
- Có 1770 hình vị. Trong đó hình vị khơng bị biến dị về chữ viết (đúng với chuẩn
chính tả hiện hành): 1072 (60,6%); hình vị bị biến dị về chữ viết (khác với chuẩn
chính tả hiện hành): 698 hình vị (39,4%).
- Có 39 chữ viết tắt (2,2 %).
- Từ mượn: 131 từ (7,5%). Trong đó, từ Hán Việt: 1%; từ gốc Ấn- Âu: 6,5%.



21
2. 2. Ngun nhân hình thành ngơn ngữ giới trẻ trên các mạng xã hội
Ngôn ngữ của giới trẻ trên các mạng xã hội bao gồm đầy đủ các dạng thể
hiện của phong cách khẩu ngữ, ngơn ngữ đó được dùng như một cách thức giao
tiếp (giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp): chuyện trị, nhật kí, thư từ. Trong đó
chuyện trị thuộc hình thức hội thoại, nhật kí thuộc hình thức văn bản tự thoại và
thư từ thuộc hình thức văn bản cách thoại. Nhìn chung, trong phần lớn những văn
bản thể hiện ngôn ngữ của giới trẻ trên các mạng xã hội ở cả dạng nói và dạng
viết. Dạng nhật ký là dạng giao tiếp chủ yếu; dạng thư từ vẫn tồn tại nhưng vì tính
chất bảo mật cá nhân (nội dung thường được giữ kín giữa cá nhân này với cá nhân
khác) nên rất khó để có thể có sự thống kê, nghiên cứu chuyên sâu.
Ngun nhân hình thành ngơn ngữ giới trẻ trên các mạng xã hội bao gồm
các nguyên nhân khách quan và chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan
+ Sự phát triển của xã hội hiện đại địi hỏi ngơn ngữ phải có sự phát triển
tương ứng. Từ đó phát sinh ra những từ mới, cách nói mới để diễn tả, thể hiện
những sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất… mới đang phát sinh và phát triển
trong cuộc sống hàng ngày. Mạng xã hội là nơi lưu trữ quá trình vận động, biến
đổi của ngôn ngữ một cách tự nhiên và mang tính chất cập nhật thường xuyên.
+ Sự phụ thuộc của hình thức thể hiện ngơn ngữ vào các thiết bị, ứng dụng
công nghệ. Ngôn ngữ được sử dụng trên mạng là chữ viết, được soạn thảo bởi thao
tác đánh máy chữ trên bàn phím của máy tính cá nhân. Và để soạn thảo được văn
bản tiếng Việt hoàn chỉnh cần phải có sự hỗ trợ từ các bộ gõ tiếng Việt như
Vietkey, Vnikey. Vì vậy nếu khơng có phần mềm hỗ trợ, người soạn thảo văn bản
sẽ không thể viết được tiếng Việt có thanh điệu- từ đây hình thành những đoạn văn
viết tắt, không thanh điệu, sử dụng các ký hiệu sẵn có trên bàn phím vi tính để
thay cho thanh điệu chính thức.
+ Sự xây dựng văn bản, sử dụng ngôn ngữ trên nền tảng dịch vụ, tiện ích
của những nhà cung cấp mạng xã hội khác nhau… Điều này ảnh hưởng đến vấn đề
về trình bày văn bản, bố cục của đoạn văn.



22
- Nguyên nhân chủ quan
+Yếu tố trình độ học vấn: Những người sử dụng ngôn ngữ chưa đạt tới kỹ
năng sử dụng ngơn ngữ sao cho chính xác (đúng chính tả) sẽ dẫn tới hiện tượng
biến dị trong ngôn ngữ ngồi ý muốn (viết sai chính tả). Theo khảo sát sơ bộ của
chúng tôi (khảo sát từ những thông tin về trình độ học vấn, học lực, mơi trường
sống, học tập…) từ những nguồn đăng các ngữ liệu, chúng tôi tạm kết luận rằng ở
những đối tượng có học lực từ khá trở lên, được đào tạo trong những môi trường
tốt (chẳng hạn là học sinh trường chuyên) các hiện tượng biến đổi, dị thường trong
ngôn ngữ xuất hiện không nhiều và ở một mức độ có thể chấp nhận.
+Yếu tố phương ngữ, vùng miền (Bắc, Trung, Nam): Yếu tố này ảnh hưởng tới
vốn từ được sử dụng của mỗi vùng miền có sự khác nhau, cách ghi lại ngơn ngữ
theo lối nói sao viết vậy (ngơn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội hiển thị những
đặc trưng phát âm của mỗi vùng miền). Từ đó chúng ta nhận thấy được yếu tố
phương ngữ thông qua chữ viết.
+Yếu tố tâm lý: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm thao tác là lý do đầu tiên phù
hợp với quy luật chung của ngơn ngữ: tính tiết kiệm. Xu hướng viết tắt làm cho
quá trình giao tiếp trở nên nhanh hơn, trong khoảng thời gian ngắn có thể trao đổi
được nhiều nội dung hơn, làm đơn giản hóa q trình giao tiếp. Thể hiện cảm xúc,
thể hiện phong cách cá nhân, làm cho chữ viết của mình trở nên đặc biệt để gây ấn
tượng trong quá trình giao tiếp là một nhu cầu luôn tồn tại trong tâm lý những
người trẻ tuổi, thích thể hiện mình. Ngơn ngữ mạng cịn được hình thành bởi tâm
lý số đông, vấn đề này được giải thích khi những người trẻ thấy bạn bè, những
người cũng lứa tuổi mình sử dụng ngơn ngữ chat- ngơn ngữ @ và có tâm lý muốn
sử dụng để giống với những người khác, không trở nên lạc lõng.
Bên trên là những nguyên nhân cơ bản lý giải tại sao ngôn ngữ trên các
mạng xã hội lại có những điểm khác so với ngơn ngữ tồn dân. Sau đây, chúng ta
sẽ tìm hiểu về những đặc điểm đó.



23
2. 3 Đặc điểm văn tự
2. 3. 1 Chữ viết
Chữ viết là hệ thống ký hiệu của ký hiệu được dùng để ghi lại ngôn ngữ.
Chữ viết trên mạng xã hội thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài là chữ Quốc ngữ
của người Việt - loại chữ ghi âm theo nguyên tắc ngữ âm học. Chữ Quốc ngữ
dùng một số ký hiệu nhất định lấy từ hệ thống chữ cái Latinh, bổ sung thêm một
số dấu phụ để ghi thêm các âm vị, thanh điệu trong tiếng Việt. Chữ viết giúp kéo
dài hoạt động giao tiếp trong một khoảng thời gian dài hơn so với lời nói. Cùng
một chủ đề được nêu ra, bắt đầu cho một hoạt động giao tiếp (một bài viết Blog
trên Yahoo360!plus, một câu trạng thái (status) được đăng trên “tường” của
Facebook) có thể gợi ra một cuộc trò chuyện giữa hàng chục người với hàng trăm
bình luận (comment) trở lên trong một khoảng thời gian không giới hạn, kéo dài
cho tới khi đề tài đó khơng cịn được sự quan tâm của mọi người. Chữ viết trên các
trang mạng xã hội không chỉ kéo dài hoạt động giao tiếp mà nó cịn làm cho hoạt
động giao tiếp đó được diễn ra trong một khơng gian xã hội rộng lớn hơn.
Bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 chữ cái, theo thứ tự:
Chữ viết hoa:
A

Ă

Â

B

C


D

Đ

E

Ê

G

H

I

K

L

M

N

O

Ơ

Ơ

P


Q

R

S

T

U

Ư

V

X

Y

Chữ viết thường:


â

b

c

d

đ


e

ê

g

h

i

k

l

m

n

o

ơ

ơ

p

q

r


s

t

u

ư

v

x

y

Ngồi ra, có 9 chữ ghép đơi và 1 chữ ghép ba (CH GH GI KH NG NGH NH
PH TH TR).
Các chữ cái “F-J-W-Z” khơng có trong hệ thống chữ Quốc ngữ nhưng vẫn
thường xuyên được sử dụng để ghi lại những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài hay
được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.


×