1
LỜI NÓI ĐẦU
Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học công nghệ. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung, quan liêu bao
cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì vấn đề cạnh tranh
trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, tạo động lực để phát triển xã hội.
Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ
cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài. Cạnh tranh luôn xoay quanh vấn đề chất lượng và
giá cả sản phẩm.
Thông qua các công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các
nhà quản trị có thể biết được chi phí sản xuất của loại sản phẩm mà doanh
nghiệp đang sản xuất để từ đó tìm ra biện pháp quản lý tốt hơn các nguồn lực
của doanh nghiệp như: tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động. Đồng thời còn là cơ
sở cho việc dự toán chi phí sản xuất và hướng phấn đấu hạ giá thành sản
phẩm.
Như vậy, có thể thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc dự toán chi phí sản xuất và đề ra
hướng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm nói riêng, công tác kế toán của Việt Nam nói chung
cũng đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất. Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở
Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu được sự giúp đỡ của các cô chú ở
Phòng Tài vụ của Công ty và sự hướng dẫn chỉ bảo của GS-TS. Nguyễn
2
Quang Quynh, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu Đề tài: "Hoàn thiện
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu ."
Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3 phần chính;
Phần 1: Đặc điểm tình hình chung của Công ty với kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
Phần 2 :Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm;
Phần 3 : Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
3
PHẦN I:
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY VỚI KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Cao
su Kỹ thuật Hoàn Cầu.
Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu được thành lập vào ngày
06/05/2001
Với Đăng Kí Kinh doanh Số 0102002767 do Sở kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 05 / 06/ 2001.
Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu là một doanh nghiệp tư
nhân hoạch toán kinh tế độc lập, quản lý, sử dụng, thu nhập và chi phí sản
xuất kinh doanh, các quỹ tập trung của công ty.
Hiện nay ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và mua
bán các sản phẩm từ cao su, sản xuất và mua bán các sản phẩm từ nhựa.
Từ khi được thành lập Công ty đã không ngừng nghiên cứu áp dụng
tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đã đạt được những thành tựu đáng
tự hào. Hiện nay Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu là doanh nghiệp
đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam áp dụng thành công công nghệ dán lốp ôtô,
lốp xe công trình và đã đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn hảo. Công ty
đã nghiên cứu thành công việc tận dụng nguồn lốp phế thải tái tạo trở thành
nguồn hàng mới, một mặt thay thế cho các sản phẩm cùng loại có giá thành
hợp lý mang lại lợi ích cao cho khách hàng, mặt khác còn giải quyết đựơc
một phần nhức nhối của xã hội về vấn đề rác thải phát sinh từ lốp ôtô đã qua
sử dụng
4
Lốp ôtô đắp lại của Công ty về chất lượng được đánh giá bằng 98% so
với lốp mới của các hãng sản xuất lốp ôtô trong nước như: Đà Nẵng, Sao
Vàng, CASUMINA… Với giá cả chỉ bằng 45% so với lốp mới, vì vậy đã
mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người sử dụng.
Là một sản phẩm mới đưa ra thị trường nên từ khi thành lập Công ty đã
gặp rất nhiều khó khăn. Do sự cố gắng của đội ngũ lãnh đạo nên đến nay
Công ty đã đứng vững trên thị trường và sản phẩm đã có mặt ở nhiều nơi
như: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái, Lao Cai, Hà Nam, Sơn la,
Sài Gòn, Phú thọ... và nhiều nơi trong cả nước.
Công ty đã đạt được chỉ tiêu năm 2006, 2007, và dự kiến 2008 là:
Bảng 01:
Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty:
TT
Chỉ tiêu Đơn vị tính
2006 2007
Dự kiến
2008
1
Doanh thu Triệu đồng
12.750 13.570 15.960
2
Lợi nhuận Triệu đồng
115,244 237,57 301,29
3
Nộp ngân sách Nhà Nước Triệu đồng
15,21 18,85 22,10
4
Thu nhập Bình quân/ Tháng Nghìn đồng
1.100 1.450 1.700
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của Công ty có triển vọng tốt, với sự
đa dạng về sản phẩm sản xuất, công ty đã tận dụng được mọi nguồn lực của
mình để mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường. Uy tín của công ty đang được thiết lập, thị trường của công
5
ty ngày càng được mở rộng, tạo đầy đủ công ăn việc làm cho cán bộ công
nhân viên trong công ty.
Qua đây nhận thấy Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu ngày
càng lớn mạnh, hoạt động ngày càng hiệu quả. Đây là sự nỗ lực của toàn
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.1. Đặc điểm sản xuất:
-Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu là một đơn vị chuyên sản
xuất lốp dán, lốp đắp ôtô, lốp lu láng các cỡ.
-Sản xuất các loại bánh xe chuyên dùng để lắp ráp, thay thế cho các
loại xe đẩy, xe môi trường xe chở containers trong sân bay.
-Sản xuất các lọai băng tải đặc chủng và thông thường, quả lô cao su,
các loại zoăng phít và các chi tiết cao su kỹ thuật khác theo đơn đặt hàng
- Sản xuất bột cao su
- Dán nối, sửa chữa băng tải tại chân công trình
Do vậy đặc điểm sản xuất của Công ty như sau:
Thời gian hoàn thành sản phẩm nhanh hay chậm là phụ thuộc vào đơn
đặt hàng của khách hàng gửi tới, quá trình sấy khô lốp mất khá nhiều thời
gian nên thời tiết cũng quyết định đến việc hoàn thành sản phẩm sớm hay
chậm.
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
6
Sơ đồ 01( Mục 1.2.1)
-Tổ bào: Có nhiệm vụ nạp phôi (hay lốp cũ) vào lò, khoảng 2 ngày thì
mang phôi ra bào,và sửa những lỗi trên bề mặt của phôi, kiểm tra và vá
những vết thủng trên mặt phôi
Yêu cầu kỹ thuật khi bào là bề mặt của phôi phải nhẵn, bóng, không
còn vết rạn, nứt.
- Tổ đắp: Có nhiệm vụ chở Sơmi (phôi vừa bào) cho vào lò sấy khoảng
15phút cho khô bề mặt phôi rồi chuyển ra phun keo, cắt mặt lốp rồi cho vào
lưu hoá.
- Tổ Lưu hóa: Có nhiệm vụ làm nóng khuôn,
Cho phôi dắp vào lò để lưu hoá
Bật nhiệt độ trong khoangkhoảng 4h, Khi đủ thời gian nhiệt thì ra lốp
- Tổ nghiền: Khi bào lốp có những via cao su tổ nghiền có nhiệm vụ
cho vai ao su vào máy nghiền, để tạo thành bột cao su nhá.
Phân xưởng
Sản xuất
Tổ bào Tổ đắp Tổ lưu hóa Tổ nghiền
7
1.2.2. Quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm của Công ty.
* Quá trình sản xuất lốp ôtô đắp lại.
Sơ đồ 02(Mục 1.2.2): Quá trình sản xuất lốp ôtô đắp lại
*Quy trình tiến hành sản xuất với các bước sau:
-Bước 1: Chọn phôi
Yêu cầu: Thân lốp không biến dạng (phình, dãn), không mòn đứt, vòng
tanh không hở thép, không có hiện tượng rỉ từ trong vòng tanh ra ngoài.
-Bước 2: Bào cao su mặt lốp và biên lốp
Cao su mặt lốp và biên lốp được bào đến thân lốp (mành) gần tới lớp
mành, về Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu dứt khoát, cao su không
có hiện tượng đứt dở dang.
-Bước 3: Đắp và lưu hoá mặt lốp ôtô:
Sau khi đắp xong mặt lốp ôtô thì sẽ cho vào lưu hoá trong khoảng thời
gian nhất định thì hoàn thiện xong quy trình đắp lại lốp.
- Bước 4: Xuất ra thị trường
Sản phẩm được hoàn thành xong thì xuất ra thị trường, khi xuất ra thị
trường sản phẩm đạt chỉ tiêu đảm bảo của lốp cao su dắp lại như:
Độ bền kéo đứt, độ giãn, độ cứng lượng mài mòn, độ bền đính giữa
mành, độ biến hình khi kéo đứt, tất cả các thông số đều đạt tiêu chuẩn chất
lượng đề ra. Cao su mặt lốp một màu và có màu đen đồng đều trên toàn bộ
phần cao su đắp, lốp ôtô đắp có các loại hoa nguyên thuỷ.
Chọn
phôi
Bào
cao su
Đắp và
lưu hoá
Xuất ra
thị trưêng
8
Lốp ôtô đắp lại được thị trường chấp nhận nhờ có chất lượng cao và
giá thành rẻ, thay thế các sản phẩm tương đương mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người sử dụng.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy của Công ty.
Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu là một công ty có tổ chức
có tư cách pháp nhân độc lập, bộ máy quản lý của công ty có tính tổ chức và
mang tính xã hội hoá cao, đảm bảo được tính sáng tạo và tự tin trong công
việc của mỗi thành viên, mỗi tổ sản xuất, cơ cấu tổ chức của công ty bao
gồm: Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, các phòng ban, các tổ sản xuất.
Tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn cầu được
thể hiện qua sơ đồ 03 (mục 1.3).
Sơ đồ 03 ( Mục 1.3)
Giám đốc
Công ty
Phó giám đốc
Phòng Tổ
chức Hành
chính
Phòng Kế
Toán tài vụ
Phòng Kỹ
thuật
9
-Giám đốc công ty: Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Công
ty, Giám đốc Công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm, là
người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty, là người chịu trách
nhiệm cao nhất trước Nhà nước cũng như với tập thể trong lĩnh vực kinh
doanh.
-Phó giám đốc công ty: Chịu sự phân công của Giám đốc trong việc
điều hành sản xuất kinh doanh, phụ trách về mặt sản xuất kỹ thuật của Công
ty.
-Phòng Tổ chức- Hành chính: Có nhiệm vụ duyệt và quản lys quỹ
lương nhân sự chính sách đối với cán bộ công nhân viên.
-Phòng Kế toán Tài vụ: Tổ chức huy động vốn, quản lý phân phối vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh;
Tổ chức hạch toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phản ánh
một cách chính xác, kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, làm tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính.
- Phòng Kỹ thuật:Có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra giám sát về kỹ thuật,
chất lượng của các sản phẩm sau khi hoàn thành, để có thể đưa ra các biện
pháp sáng kiến kỹ thuật cải tiến sản phẩm để sản phẩm có thể đạt chất lượng
tốt nhất
1.4. Khái quát về tổ chức công tác kế toán tại Công ty
TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu.
1.4.1.Hình thức tổ chức sổ kế toán.
Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu hạch toán trên máy vi tính.
Để phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý và đặc điểm kinh doanh của mình.
Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- sổ cái. Đặc trưng cơ bản
10
của hình thức này là các ngiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp
ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế
toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký- sổ cái.
Theo hình thức Nhật ký- sổ cái thì hàng ngày kế toán căn cứ vào các
chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được
kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào nhật ký- sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ
được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Chứng từ kế
toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Sổ Nhật
ký- Sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối
tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng
vào sổ kế toán tiến hành cộng số của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các
cột Nợ, cột Có. Của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát
sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và phát sinh cuối
tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này.
-Căn cứ vào chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
hợp lệ, kế toán ghi sổ các ngiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự sau:
11
Sơ đồ trình tự ghi sổ số 04:
Sơ đồ 04 ( mục1.4.1)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Quan hệ đối chiếu:
Ghi cuối tháng cuối quý:
Sổ quỹ
Sổ thẻ, kế toán
chi tiết
NHẬT KÝ- SỔ CÁI
Bảng tổng
hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chứng từ kế toán
12
1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để phát huy được vai trò của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, công ty đã tổ chức một hệ thống công tác kế toán khoa
học và hợp lý đảm bảo cho kễ toán có thể thực hiện tốt chức năng của mình.
Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu thực hiện chế độ kế toán kinh
tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật định, thực hiện chế độ hạch
toán theo quy định chung của nhà nước, Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật
Hoàn Cầu hạch toán theo mô hình kế toán tập trung, năm tài chính bắt đầu từ
năm ngày 01/01 dến ngày 31/12, đơn vị sử dụng tiền tệ là VND.
Để tạo điều kiện cho bộ máy tổ chức công tác kế toán hoạt động có hiệu
quả công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác họat động kế toán tập trung.
Tạo điều kiện cho bộ máy kế toán hoạt động thuận lợi và có hiệu quả. Phòng
kế toán có 07 người được phân công nhiệm vụ cụ thể, tạo thành một bộ máy
kế toán hoàn chỉnh, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện
các công việc kế toán trong phạm vi của công ty thực hiện đầy đủ công việc
ghi chép, hạch toán theo chế độ và chuẩn mực kế toán.
Bộ máy kế toán Công ty được tổ chức theo Sơ đồ 05 ( Mục 1.4.2):
13
Sơ đồ 05 (mục 1.4.2)
-Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng tài vụ của công ty có trách
nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, và chế độ báo
cáo kiểm kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ đồng thời theo dõi các phần kế
toán khác, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo phân công công
việc cụ thể cho các thành viên trong phòng, Lập báo cáo tài chính của công
ty.
- Phòng kế toán: Thay mặt kế toán trưởng điều hành và ghi chép, phản
ánh, tổng hợp số liệu, đôn đốc các phòng báo cáo kế toán và báo cáo quản trị
theo đúng thời gian quy định,tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán và các tài liệu
khác có liên quan.
Kế toán trưỏng
Kế toán tổng hợp Thủ quỹ
Kế toán
NVL
Kế toán
thanh toán
Kế toán
Thuế
Kế toán
ngân hàng
14
-Thủ quỹ: Đảm nhận việc thu tiền bán hàng hàng ngày và quản lý quỹ
của công ty, tiến hành thu chi kết hợp với kế toán thanh toán theo dõi các
khoản thu chi tồn quỹ tiền mặt.
-Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu tình hình mua,
vận chuyển, quản lý ý xuất nhập tồn kho vật liệu, tính giá thành thực tế vật
liệu xuất kho.
-Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, thủ tục chi tiền
mặt và thanh toán các chứng từ tạm ứng các khoản công nợ, tiền lương ... rồi
lập định khoản và ghi vào sổ chi tiết.
-Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm theo giõi kê khai tính các khoản thuế
Như thuế GTGT, Thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế TNDN.... mà công ty
phải nộp.
-Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ căn cứ vào giấy báo nợ, giấy báo có
để quản lysý tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình vay vốn tại các ngân
hàng.
Với hình thức này các tổ tiến hành hạch toán ban đầu sau đó chuyển
lên phòng kế toán- tài chính công ty, kế toán của công ty có nhiệm vụ phản
ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp báo cáo toàn công
ty.
- Công ty khóa sổ vào ngày cuối cùng hàng tháng và niên độ kế toán là
từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
15
PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH CAO SU KỸ THUẬT HOÀN CẦU
I- TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Hạch toán chi phí sản xuất
1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chi phí cơ bản và là cơ sở vật
chất để hình thành nên sản phẩm mới. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao
gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng
trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Khác với tư liệu lao động, nguyên vật
liệu chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định dưới tác
dụng của lao động, nó sẽ tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình dạng vật chất để
tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
thường được xây dựng thành các định mức và được quản lý theo định mức chi
phí đó.
Để phản ánh nội dung kinh tế tập hợp và phân bổ của chi phí Nguyên vật
liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
16
Sơ đồ 06 ( Mục 1.1- Phần II) : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
TK 151, 152, 331,111
Vật liệu dùng trực tiếp
chế tạo sản phẩm
TK 154
TK 152
TK621
Vật liệu dùng không
hết nhập kho
Kết chuyển chi phí
TK 133
Thuế GTGT
được khấu trừ
Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay
không qua nhập kho
TK 111,112,331
17
1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao
gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương
(phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm thêm giờ …). Ngoài ra chi phí
nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH,
BHYT, KPCĐ do chủ sở hữu lao động chịu và được tính vào chi phí kinh
doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sản
xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp cũng tập hợp giống như đối với chi phí
NVLTT. Trường hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là tiền
công, giờ công định mức, giờ công thực tế.
Các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn) tính vào chi phí nhân công trực tiếp dựa trên lương nhân công trực
tiếp nhân với tỷ lệ trích theo quy chế tài chính của từng thời kỳ. Theo quy
định hiện nay tỷ lệ trích theo lương tính vào chi phí nhân công được áp dụng
như sau:
- Tỷ lệ trích Bảo hiểm xã hội là 20% trên lương cơ bản và các khoản phụ
cấp, trong đó tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 15%, trích trên lương cơ
bản 5%.
- Tỷ lệ trích Bảo hiểm y tế là 3% trên lương cơ bản và các khoản phụ
cấp, trong đó tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 2%, trích trên lương cơ
bản 1%.
- Tỷ lệ trích Kinh phí công đoàn là 2% trên lương thực lĩnh của người
lao động và được tính vào chi phí nhân công trực tiếp.
18
- Tài khoản kế toán sử dụng để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp sản
xuất là tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” . Tài khoản này cuối kỳ
không có số dư và được mở mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí
giống như tài khoản 621.
Sơ đồ 07 ( Mục 1.2- Phần II) : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi
phí nhân công trực tiếp:
TK622
TK154
Kết chuyển
chi phí
Nhân Công trực
tiếp
Tiền lương và phụ cấp
trả cho công nhân sản xuất
TK335
Trích trước tiền lương
nghỉ phép của CNSX
TK338
Trích BHXH
BHYT,KPCĐ
TK111, 112
Thanh toán
lương
Nộp BHYT
BHYT, KPCĐ
TK334
TL thực tế
của công
nhân viên
nghỉ phép
19
1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sau
chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Nó là các chi
phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ,
đội sản xuất như chi phí về tiền lương và các khoản cho nhân viên quản lý
phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, chi phí dịch
vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh
chi phí, cuối tháng tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đã tập hợp được
kết chuyển để tính giá thành. Chi phí sản xuất chung của phân xưởng hoặc tổ
đội sản xuất đó. Nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ
chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm liên quan theo tiêu thức phân bổ hợp
lý. Tiêu thức phân bổ có thể chọn là chi phí nhân công trực tiếp, định mức sản
xuất chung.
Theo chuẩn mực hàng tồn kho, chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm
những chi phí có liên quan trực tiếp đến chi phí sản xuất như: chi phí nhân
công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung cố định và Chi phí sản xuất chung biến
đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành
phẩm.
- Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp,
thường không thay đổi theo lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao,
chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng…và chi phí quản lý hành
chính ở các phân xưởng sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí gián tiếp thường thay
đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi
phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
20
Chi phí SXC biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi
đơn vị SP theo chi phí thực tế phát sinh.
- TK sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử
dụng TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”.
Tài khoản này bao gồm các tài khoản cấp hai:
- TK 627.1- Chi phí nhân viên phân xưởng
- TK 627.2- Chi phí nguyên vật liệu.
- TK 627.3- Chi phí dụng cụ sản xuất.
- TK 627.4- Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 627.7- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 627.8- Chi phí khác bằng tiền.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khoản mục và cuối kỳ không có
số dư do đã kết chuyển phân bổ hết cho các loại sản phẩm dịch vụ, lao vụ.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu công cụ,
bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định và các chứng từ liên quan, kế toán tập
hợp chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 627.
21
Sơ đồ 08( Mục 1.3- Phần II) : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí
sản xuất chung.
TK 331,111
Chi phí nhân viên
TK334,(338)
Các khoản giảm chi
phí sản xuất chung
TK152
TK 627
Kết chuyển
chi phí sản xuất chung
TK154
Chi phí theo dự toán
TK242
Chi phí trích khấu hao
Tài sản cố định
TK214
Chi phí Sản xuất chung khác
Thuế GTGT được
khấu trừ
TK1331
TK112,111
Thanh toán lương
công nhân sản xuất
Chi phí vật liệu
TK152
Mua nguyên vật
liệu nhập kho
22
Riêng với chi phí SXC cố định khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định
ghi:
Nợ TK 627 CFSXC (chi tiết CFSXC cố định)
Có TK 152, 153, 214, 331, 334…
Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi
phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo định mức công suất bình thường,
ghi:
Nợ TK 154: CF sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627: CFSXC (chi tiết CFSXC cố định)
1.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
1.4.1.Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bá ra có liên
quan đến hoạt động tiêu thụ trong kỳ như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, đóng
gói...
TK 641: Chi phí bán hàng
Bên nợ : Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hànhoá,
cung
cấp dịch vụ.
Bên có: Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào tài khoản 911- Xác định
kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 641 có 7 TK cấp 2:
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6415: Chi phí bảo hành
23
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ 09( Mục 1.4.1- Phần II): Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
Chi phí vật liệu, công cụ
Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 911
TK111, 112
TK 641
TK111, 112, 152, 153...
TK334, 338
TK214
TKl42, 242, 335
TK 512
TK111, 112, 141, 331...
Các khoản thu giảm chi
TK133
TK333 (3331)
Chi phí tiền lương và các
khoản
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí phân bổ dần
Chi phí trích trước
Thành phẩm, hàng hoá, dịch
vụ tiêu dùng nội bộ trong kỳ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
TK 133
Thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ
nếu được tính vào
chi phí bán hàng
Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi
phí
TK 352
bảo hành sản phẩm, hàng hoá
trích theo lương
24
1.4.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chi ra để quản lý kinh doanh,
quản lý hành chính trên phạm vi toàn doanh nghiệp như : chi phí nhân viên
quản lý, chi phí văn phòng....
Toàn bộ chi phí quản lý văn phòng phát sinh trong kỳ được tính và phân
bổ hết cho sản phẩm, hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trong kỳ, riêng đối với hoạt
động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có hoặc ít có sản phẩm hàng
hóa tiêu thụ cuối kỳ kế toán kết chuyển một phần hoặc toàn bộ chi phí quản
lý doanh nghiệp vào tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nội dung và kết cấu của tài khoản:
Bên nợ:
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
- Số dự phòng phải thu khó dòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự
phòng phải nộp kỳ này nhá hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Bên có:
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhá hơn số dự phòng đã lập kỳ trước
chưa sử dụng hết)
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ vào TK 911- xác định
kết quả kinh doanh.
Tài khoản này không có số dư
TK 642 - Có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
25
TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425: Thuế, phí và lệ phí
TK 6426: Chi phí dự phòng
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
Tuỳ theo yêu cầu của từng ngành, từng doanh nghiệp mà tài khoản 642
có thể mở thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3 để phản ánh một số nội dung
của chi phí quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp.