Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Luật hình sự đề 04 tình huống: A lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội, kết bạn với nhiều nữ công nhân. Khi tạo được tình cảm, A hẹn các cô gái đến khu vực vắng người để tâm sự. Lợi dụng đêm tối, đường vắng, A đe dọa hoặc dùng vũ lực giao cấu với các nạn n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.27 KB, 11 trang )

ĐỀ SỐ 4:
A lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội, kết bạn với nhiều nữ công nhân. Khi
tạo được tình cảm, A hẹn các cơ gái đến khu vực vắng người để tâm sự. Lợi dụng
đêm tối, đường vắng, A đe dọa hoặc dùng vũ lực giao cấu với các nạn nhân. Khi bỏ
đi A còn lấy tiền, điện thoại, dây chuyền của các nạn nhân. Trong khoảng 03 tháng,
A đã thực hiện hành vi phạm tội với 03 cô gái và chiếm đoạt tài sản của các nạn
nhân (tổng tài sản trị giá 15 triệu đồng). A bị bắt và thừa nhận toàn bộ hành vi
phạm tội của mình.
Câu hỏi:
1.

Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A. (2,5 điểm)

2.

Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1,5 điểm)

3.

Giả sử, trong số 03 nạn nhân trong vụ án nêu trên có nạn nhân mới 15 tuổi 11
tháng, thì tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A có thay đổi
không? Tại sao? (1,5 điểm)

4.

Khi thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên, A mới ra tù được 03 tháng sau khi
chấp hành xong hình phạt 03 năm tù về tội đánh bạc (khoản 2 Điều 321 BLHS), thì
trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5 điểm)

1



BÀI LÀM
Câu 1: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội
của A?
Hành vi phạm tội của A được xác định tội danh là Cướp tài sản và Hiếp dâm.
Trước hết về tội danh Hiếp dâm:
Tội hiếp dâm là tội phạm xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của
người phụ nữ. Pháp luật cấm những hành vi giao cấu trái ý muốn với người nữ,
giao cấu với trẻ em và đưa ra mức hình phạt nghiêm khắc đối với loại tội phạm nà
Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015. Để hiểu rõ
hơn, cùng phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm của tội “Hiếp dâm” theo quy định
của BLHS như sau:
Mặt khách quan: Tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành hình thức (chỉ cần có
dấu hiệu về mặt hành vi). Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với
ý muốn của nạn nhân.
– Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh về thể chất, cơ thể như vật
ngã, đè, giữ tay, chân, trói, bóp cổ, bịt miệng, đấm đá, xé quần áo,… của nạn nhân
nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng phòng vệ, tự vệ, chống trả của nạn nhân.
– Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Là hành vi dùng lời nói, động tác, cử chỉ
nhưng chưa có hành động tác động trực tiếp vào người nạn nhân, tuy nhiên lại làm
cho nạn nhân tin rằng nếu kẻ tấn công khơng thực hiện được hành vi giao cấu thì
sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc đối với mình. Ví dụ như dọa giết, đe dọa gây
thương tích,…
– Lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân: Là những trường
hợp như nạn nhân đi một mình ở chỗ vắng, sức khỏe nạn nhân đang suy yếu, hoặc
2



đang trong tình trạng khác mà khơng thể tự vệ…Ví dụ: A lợi dụng B khi B đang bị
ngất do sức khỏe yếu để thực hiện hành vi giao cấu. Hành vi của A là hành vi lợi
dụng tình trạng không thể tự về được của nạn nhân.
– Dùng thủ đoạn khác:Là những trường hợp người phạm tội dùng thuốc mê,
thuốc kích dục, say rượu hoặc các chất kích thích khác làm cho nạn nhân hạn chế
hoặc mất khả năng chống cự. Ví dụ: A lợi dụng B đay say rượu để thực hiện hành
vi giao cấu
– Giao cấu trái ý muốn của nạn nhân: Là việc thực hiện hành vi giao cấu
nhưng không được sự đồng ý của nạn nhân, làm trái ý chí mong muốn của nạn
nhân hoặc hành vi giao cấu xảy ra khơng có ý muốn của nạn nhân vì họ đang trong
trạng khơng thể hiện và biểu lộ được ý chí của họ. Ví dụ: A cố tình giao cấu với B
trong khi B đã từ chối và khơng muốn giao cấu.1
–Tội phạm hồn thành kể từ thời điểm có các hành động nhằm giao cấu mà
khơng cần phải có căn cứ là đã giao cấu được hay chưa.
– Nếu người phạm tội mới thực hiện hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng bạo
lực hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân,
nhưng chưa kịp giao cấu vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội
như đã bị ngăn chặn thì phạm tội chưa đạt và họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội hiếp dâm.
– Nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm thì họ khơng bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm, nhưng có thể bị truy cứu về các tội khác
(nếu có đủ các yếu tố cấu thành) như: Làm nhục người khác, cố ý gây thương
tích,..
Mặt chủ quan: Hành vi phạm tội của người phạm tội là lỗi cố ý.

1 Bùi Thị Quyên, Bàn về một số dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm, Tạp chí Tịa án nhân dân. Số 23/2012, tr. 28 - 36.

3



Mặt khách thể: Tội hiếp dâm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người.
Chủ thể: Bất kỳ ai có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Xét vào trường hợp đề bài đề ra thì A đã có đủ có yếu tố cấu thành tội phạm
của tội “Hiếp dâm” theo qui định của Điều 141 BLHS.
A đã có hành vi đánh và đe dọa các cô gái. Hành vi đánh là hành vi dùng vũ
lực, dùng sức mạnh về thể chất, cơ thể. Ngoài ra A cịn có hành vi đe dọa dung vũ
lực. Các hành vi này nhằm để áp chế nạn nhân, làm cho nạn nhân mất ý chí phản
kháng.
A đã tiến hành hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của nạn nhân. Nạn nhân
không đồng ý với việc quan hệ tình dục nhưng A đã có hành vi áp chế lại ý chí nạn
nhân. Lúc này nạn nhân dù khơng mong muốn nhưng vẫn phải quan hệ tình dục
với A. A thực hiện hành vi này với lỗi cố ý và A đủ năng lực chịu trách nhiệm hình
sự.
Khung hình phạt của A sẽ nằm ở khoản 2 của Điều 141 do hành vi của A có
tình tiết nằm ở điểm d là “phạm tội 02 lần trở lên” do A đã tiến hành hành vi hiếp
dâm này đối với 3 người. Khung hình phạt đối với tội hiếp dâm của A sẽ là phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm.
Tiếp theo là về tội danh Cướp tài sản:
Trước hết xét về các yếu tố cấu thành của tội cướp tài sản qui định tại Điều
168 BLHS.
- Mặt khách quan của tội cướp tài sản:
Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài
sản bằng các thủ đoạn được mổ tả trong điều luật: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc; hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng
khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt là hành vi
4


mong muốn dịch chuyển tài sản của người khác thành tài sản của mình trái pháp

luật và trái ý chí của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.2
- Khách thể của tội cướp tài sản: Khách thể của tội cướp tài sản là quyền sở
hữu tài sản của Nhà Nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm
về tính mạng, sức khỏe của con người. Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là
tài được quy định trong Bộ luật Dân sự, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản.
- Chủ thể của tội cướp tài sản: Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường.
Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có
thể trở thành chủ thể của tội cướp tài sản.
- Mặt chủ quan của tội cướp tài sản: Tội cướp được thực hiện do lỗi cố ý trực
tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là yếu tố bắt buộc của cấu thành
tội cướp tài sản. Nếu thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực hoặc đe dọa
dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào
tình trạng khơng thể chống cự được, nhưng khơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản thì khơng phạm tội cướp tài sản.
Có thể thấy A đã có đủ các yếu tố cấu thành của tội cướp tài sản.
Về mặt hành vi, A đã tiến hành đầy đủ các hành vi được mô tả trong qui định
tại khoản 1 Điều 168. A đã có hành vi chiếm đoạt tài sản, dịch chuyển tài sản của
người khác thành tài sản của mình bằng việc áp chế ý chí của nạn nhân được thực
hiện bằng cách sử dụng vũ lực (đánh và đe dọa nạn nhân). Hành vi của A được tiến
hành với lỗi cố ý và mục đích được thể hiện rõ ràng là lấy đi tài sản của người
khác. A cũng đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Với những phân tích ở trên thì có thể thấy rõ ràng hành vi của A đã thuộc vào
tội danh Cướp tài sản. Với những dữ kiện đề bài đưa ra thì có thể thấy tội phạm của
2 Trần Thị Lịch, Tội cướp tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 2016, sửa đổi năm 2017 và một số giải pháp đấu tranh phịng,
chống tội phạm, Tạp chí Nghề Luật. Số 1/2016, tr. 56.

5



A khơng có những tình tiết nằm ở khoản 2, 3, 4 Điều 168 nên tội phạm Cướp tài
sản của A có khung hình phạt được qui định tại khoản 1 Điều 168 BLHS. Khung
hình phạt của A đối với tội danh cướp tài sản mà đề bài đưa ra là phạt tù từ 03 năm
đến 10 năm.
Câu 2: Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?
Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp khi xét
xử, Tòa án kết án bị cáo phạm từ hai tội trở lên và khi quyết định hình phạt Tịa án
phải quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó mới quyết định hình phạt chung
đối với các tội đó và buộc bị cáo phải chấp hành.
Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội chỉ được thực hiện
khi đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, bị cáo bị xét xử một lần về hai tội phạm trở lên.
Các tội này có thể được thực hiện cùng một lúc nhưng cũng có thể thực hiện ở
những thời điểm khác nhau.Thứ hai, các tội phạm đó và hình phạt được quy định ở
các điều luật khác nhau của phần các tội phạm; nhưng cũng có thể có trường hợp
các tội phạm này được quy định ở các khung hình phạt khác nhau của cùng một
điều luật. Thứ ba, trong một số tội phạm được đưa ra xét xử khơng có tội phạm nào
được xét xử trước (nếu có tội đưa ra xét xử trước đó thì phải áp dụng Điều 51
BLHS để tổng hợp). Thứ tư, các tội phạm đang còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự và chưa được đại xá.
Nguyên tắc và cách thức tổng hợp hình phạt là một vấn đề hết sức quan trọng
và không thể bỏ qua khi bàn về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều
tội.
Về cách thức tổng hợp, trong trường hợp phạm nhiều tội, trước khi tổng hợp
và quyết định hình phạt chung cho các tội thì Tịa án phải quyết định hình phạt cho
từng tội.

6


Sau khi tun hình phạt riêng cho từng tội, Tồ án sẽ quyết định và tuyên hình

phạt chung. Hình phạt chung không được vượt quá giới hạn luật quy định đối với
từng loại hình phạt. Hình phạt chung là sự đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất đối
với tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bị cáo đã thực hiện do đó mức phạt
phải tương xứng với toàn bộ các tội mà bị cáo đã phạm. Nếu hình phạt chung được
tổng hợp khơng đúng sẽ làm mất ý nghĩa của việc quyết định hình phạt đối với
từng tội và do vậy sẽ không đạt được mục đích của hình phạt. Việc tổng hợp hình
phạt phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Đó là nguyên tắc thu hút,
nguyên tắc cộng hình phạt và nguyên tắc cùng tồn tại.
Xét vào đề bài thì hành vi của A được xác định là phạm phải 2 tội danh:
-

Hiếp dâm với khung hình phạt nằm ở khoản 2 của Điều 141 là phạt tù từ 07 năm

-

đến 15 năm.
Cướp tài sản với khung hình phạt nằm ở khoản 1 Điều 168 BLHS là phạt tù từ 03
năm đến 10 năm.
Lại căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS thì nếu các hình phạt đã tuyên
cùng là cải tạo khơng giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó
được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung khơng được vượt q 03
năm đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời
hạn.
Như vậy nếu Tòa án quyết định A phải chịu 2 mức án cao nhất của 2 khung
hình phạt lần lượt là phạt tù 15 năm và 10 năm thì tổng hợp 2 hình phạt này lại thì
A phải chịu cao nhất là 25 năm tù giam.
Mức hình phạt 25 năm tù giam này không vượt quá mức 30 năm được xác
định tại điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS nên hình phạt nặng nhất mà A có thể phải
chịu là 25 năm tù.


7


Câu 3: Giả sử, trong số 03 nạn nhân trong vụ án nêu trên có nạn nhân
mới 15 tuổi 11 tháng, thì tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm
tội của A có thay đổi khơng? Tại sao?
Trước hết xác định sự khác nhau về cấu thành giữa tội hiếp dâm và tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi.
Thứ nhất là về đối tượng tác động. Đối tượng tác động của tội hiếp dâm phải
là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong khi đó đối tượng tác động của tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi phải là người từ dưới 16 tuổi trở lên.
Thứ hai là về yếu tố trái ý muốn của nạn nhân. Đối với tội hiếp dâm thì hành
vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác phải trái ý muốn của nạn nhân.
Trong khi đó đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì nhìn chung hành vi
giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác trong tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng
phải trái ý muốn của nạn nhân. Tuy nhiên trong trường hợp người bị hại là người
dưới 13 tuổi thì cho dù bị hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác khơng trái ý
muốn của họ thì vẫn cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Nếu trong số 03 nạn nhân trong vụ án nêu trên có nạn nhân mới 15 tuổi 11
tháng, thì tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A sẽ có thay
đổi.
Trong trường hợp này A sẽ phạm phải 3 tội danh là hiếp dâm (Điều 141, cướp
tài sản (Điều 168) và hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142).
Tội danh và khung hình phạt đối với tội hiếp dâm của A không thay đổi.
Tội danh cướp tài sản của A sẽ có sự thay đổi về khung hình phạt khi có
thêm tình tiết “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai,
người già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ” được qui định tại điểm e
khoản 2 Điều 168 do có nạn nhân mới chỉ 15 tuổi 11 tháng. Khung hình phạt của A

8



sẽ thay đổi từ khoản 1 là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm thành khoản 2 là phạt tù từ
07 năm đến 15 năm.
Tội danh hiếp dâm người dưới 16 tuổi của A được được xác định với tâm lý
chủ quan, những hành vi khác quan mà A thực hiện và đối tượng là nạn nhân mới
15 tuổi 11 tháng (dưới 16 tuổi). Về khung hình phạt đối với tội danh hiếp dâm
người dưới 16 tuổi của A thì khung hình phạt thuộc vào khoản 1 Điều 142 cụ thể là
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Câu 4: Khi thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên, A mới ra tù được 03
tháng sau khi chấp hành xong hình phạt 03 năm tù về tội đánh bạc (khoản 2
Điều 321 BLHS), thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm
nguy hiểm?
Trường hợp của A là tái phạm.
Theo qui định của Điều 53 BLHS thì:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do
cố ý.”
Theo đó, tội phạm mà A phạm phải trước đó là tội đánh bạc (khoản 2 Điều
321 BLHS) khơng phải là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng nên trường hợp tại điểm a khoản 2 bị loại trừ. Đề bài cũng không đưa ra dữ

9



kiện cho rằng tội phạm trước đó của A là tái phạm tại điểm b khoản 2. Như vậy có
thể xác định A không tái phạm nguy hiểm.
A được xác định là đã tái phạm bởi A đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà
lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Theo qui định tại điểm b khoản 2 Điều 70 về Đương nhiên xóa án tích thì thời
hạn để xóa án tích đối với tội phạm trước đó của A là 2 năm. Vì thế khi thực hiện
hành vi hiếp dâm, cướp tài sản thì A mới chỉ thực hiện xong hình phạt tù 3 tháng
nên khơng được xóa án tích. Lúc này A lại phạm tội hiếp dâm và cướp tài sản với
lỗi cố ý. Vì thế A đã thuộc vào qui định về trường hợp tái phạm.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đối 2017).

2.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, (tập I và tập II),
Nxb. CAND, Hà Nội, 2016.

3.

Đinh Văn Quế, Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015: Bình luận chun sâu, Nxb.
Thơng tin và Truyền thông, Hà Nội, 2018.

4.


Nguyễn Văn Hương, Lỗi và cấu thành tội phạm hình thức, Tạp chí Luật học, Số
4/2016.

5.

Phạm Văn Báu, Nội dung mới về khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm trong
Bộ luật hình sự năm 2015, Tạp chí Luật học. Số đặc biệt Về BLHS năm
2015/2016.

6.

Phạm Văn Tỉnh, Bàn thêm về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, Số 10/2016, tr. 42 - 46.

7.

Bùi Thị Quyên, Bàn về một số dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm, Tạp chí Tịa án
nhân dân. Số 23/2017, tr. 28 - 36.

8.

Trần Thị Lịch, Tội cướp tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 2016, sửa đổi năm
2017 và một số giải pháp đấu tranh phịng, chống tội phạm, Tạp chí Nghề Luật. Số
1/2018, tr. 56 - 58.

9.

/>
10.


/>
11.

/>
11



×