Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De cung co quan he thay trodoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.88 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Để củng cố quan hệ thầy - trị, hãy củng cố chính nền giáo dục!</b>



<i>Thưa Giáo sư, trong nền giáo dục truyền thống, người thầy đóng vai trị quan trọng trong việc giúp HS hồn thiện</i>
<i>nhân cách và trau dồi kiến thức. Với xu hướng đào tạo từ xa, học tập theo tín chỉ và HS tự học... như hiện nay thì </i>
<i>vai trị người thầy có gì thay đổi khơng?</i>


- Đối với xã hội ta hiện nay, hình thức học tập từ xa và tự học rất phù hợp vì HS khơng cần tới lớp nghe giảng mà
vẫn có thể hồn tất chương trình học bằng cách tự học theo hướng dẫn của sách vở, tài liệu. Tuy là tự học, song
khơng vì thế mà khơng cần đến vai trị người thầy.


Người thầy thể hiện cái Tâm và cái Tầm ở chỗ: khi biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học, phải tiên liệu được những
thắc mắc của trò để sự hướng dẫn thực sự phát huy tác dụng. Mối dây liên hệ thầy trị vẫn có, khơng lộ ra bằng lời,
bằng cử chỉ mà ẩn trong tài liệu hướng dẫn được viết rất công phu.


Nhiều người lầm tưởng: cứ dạy giỏi ở hệ tập trung là dạy giỏi ở hệ từ xa. Tâm lý người học từ xa một mình ngồi
học trước giáo trình khác nhiều so với tâm lý người ngồi trên lớp nghe thầy giảng. Chẳng hạn, người học từ xa hay
cảm thấy "đơn côi", dễ dẫn tới tâm lý tự ti hoặc dễ tự thỏa mãn. Vì vậy, khoa học Sư phạm từ xa khác với Khoa
học Sư phạm tập trung.


Cái khó nhất là HS ở xa thầy, phân tán trong dân, thầy làm thế nào mà như "đi guốc trong bụng trị" thì hướng dẫn
tự học mới có tác dụng tích cực. Nước ta muốn phát triển GD từ xa có chất lượng thì bên cạnh việc sử dụng cơng
nghệ thơng tin, phải có Khoa Sư phạm từ xa thật tinh.


Muốn vậy, các thầy hướng dẫn học từ xa phải vừa có năng lực, vừa có tâm. Thiếu một trong hai điều này thì khó
đi vào chiều sâu của khoa học Sư phạm từ xa.


Ngoài ra, học viên từ xa vẫn có dịp tập trung ngắn hạn trong thời gian học. Qua những đợt học tập trung ngắn hạn
đó, nhiều người thấy: HS từ xa rất quý sách và quý thầy. Tâm lý chung là như vậy, bởi cả năm họ mới có cơ hội
gặp thầy cơ và tiếp xúc với thư viện trường ĐH một lần. Họ tận dụng hết cơ hội để hy vọng giải tỏa hết những
thắc mắc, những điều đã trăn trở từ lâu trong quá trình tự học, làm cho vấn đề đã ngấm mà chưa sáng hẳn. Đó là
cơ sở của tình cảm u kính giữa học trị với thầy cơ và sách vở. Thầy cơ giáo nào có thể khơng hết lịng với


những học trị như vậy?


Tơi tin rằng với lòng ham học hỏi của dân ta, thì dù với bất cứ hình thức học tập nào, thời đại nào, vai trò người
thầy và truyền thống tôn sư trọng đạo cũng luôn được coi trọng.


<i>Thưa Giáo sư, hiện nay, xu hướng "thương mại hóa " đã lan tới tận nhà trường, khiến xã hội lo lắng về những biểu </i>
<i>hiện xuống cấp trong quan hệ thầy - trò. Nhiều ý kiến cho rằng "đạo đức GV hiện đang có nguy cơ báo động" - theo</i>
<i>ơng điều đó có đúng khơng?</i>


- Gần đây, báo chí có đưa tin về những biểu hiện: thầy cô giáo xỉ nhục HS, hoặc HS và người nhà chặn đường uy
hiếp, thậm chí xúc phạm thầy cơ giáo.


Điều này hết sức đáng buồn, thể hiện sự xuống cấp trong đạo đức học đường. Có nhiều ngun nhân dẫn tới tình
trạng này, trong đó khơng thể phủ nhận ngun nhân chính là tình trạng thương mại hóa quan hệ thầy trị, mà biểu
hiện rõ rệt nhất là nạn dạy thêm học thêm tràn lan và tình trạng tiêu cực trong việc chạy cho con vào trường điểm,
lớp chọn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nhưng hãy đặt câu hỏi: Tại sao HS phải học thêm tới mức căng thẳng và tại sao cha mẹ phải chạy vạy khổ sở như
vậy?


Tất cả là do áp lực của thi cử. Vì lo cho kỳ thi vào ĐH 12 năm sau mà ngay cả HS lớp 1 cũng đã phải tính tới nước
đi học thêm, và khiến các bậc phụ huynh phải lo lót để con em mình được "vào trường điểm". Từ chỗ tiền nong
đến sự suy đồi quan hệ là khơng xa lắm.


<i>Với thực trạng này, theo Giáo sư, có thể áp dụng biện pháp nào để giữ gìn hình ảnh đẹp của các thầy cô và bảo </i>
<i>vệ truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc?</i>


- Thật khó ép buộc lịng tin và tình u thương. Một khi niềm tin đã mất đi thì khó lấy lại. Muốn như vậy, cần phải
làm một cách đồng bộ và phải biết lấy quy luật để trị quy luật chứ biện pháp hành chính khơng ăn thua.



HS của ta học thêm vì sợ thi. Như vậy, cần phải có cuộc "cách mạng" thực sự trong thi cử, trước hết là trong tuyển
sinh vào ĐH.


Hiện nay, ta vẫn loay hoay tìm cách cải tiến các phương án tuyển sinh ĐH mà chưa bắt mạch đúng xem mâu thuẫn
cốt lõi của vấn đề tuyển sinh ĐH là gì nên cứ quanh quẩn như con kiến leo cành cụt (hết Bộ rồi trường, rồi lại Bộ
ra đề).


Theo tôi, để củng cố quan hệ thầy trò trong nhà trường, cần củng cố lại chính nền giáo dục. Phải xem lại cách
quản lý, xem lại chế độ của các thầy cô. Và cần nhất là xem lại cách tuyển sinh ĐH.


Gần đây, chủ trương của Bộ là "không ra đề đánh đố" là đã loại trừ học tủ và do đó đẩy lùi luyện thi. Nhưng, hiệu
quả hơn cả là hãy để việc thi cử được nhẹ nhàng hơn, hãy lỏng đầu vào và chặt đầu ra - như vậy áp lực thi cử sẽ
giảm. Hãy để cho HS có cơ hội được học tập suốt đời, và học tập với động cơ hoàn toàn trong sáng.


Lâu nay, chúng ta vẫn bóp chặt đầu vào với hai lý lẽ: Một là các trường không đủ cơ sở vật chất để đào tạo thêm,
hai là ta cho là đã "thừa thầy".


Cách giải quyết lý lẽ thứ nhất là phát triển hình thức đào tạo từ xa. Với hình thức này, thí sinh có thể chỉ cần nộp
đơn, mua tài liệu, giáo trình và tự nghiên cứu ở nhà. Lý lẽ "thừa thầy" chỉ thích hợp với một nền kinh tế kế hoạch
hóa, trình độ khoa học công nghệ không cao.


<i>Xin chân thành cảm ơn Giáo sư.</i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×