Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng VƯỢT LÊN SỐ PHẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.29 KB, 2 trang )

MỘT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI VƯỢT LÊN SỐ PHẬN
Chị Nguyệt, cái tên thật gần gũi mà hầu hết giáo viên Hương Khê đều biết mỗi khi
nhắc đến. Tên đầy đủ của chị là Lê Thị Nguyệt- giáo viên trường TH Thị Trấn Hương
Khê; một người luôn vượt lên số phận; một người tận tâm với nghề, yêu mến học sinh; một
người hăng hái, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp trong mọi bài giảng; một giáo viên dạy giỏi
được các thế hệ học sinh, phụ huynh kính trọng và cũng là một người đang hàng ngày chịu
nhiều đau đớn, chung sống với bệnh tật.
Ra trường năm 1989, Chị nhận công tác tại trường PTCS Hương Trạch và dạy học
sinh cấp 1 tại phân hiệu La Khê- nơi xa nhất của huyện Hương Khê, điểm trường ngày đó
thuộc khu vực mỏ đá xây dựng Phú Lễ (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Hai năm gắn bó với
con em vùng xa đến ngày cuối tháng 8 năm 1991 những giọt nước mắt đã lăn dài trên gò
má của trẻ thơ và phụ huynh công nhân mỏ đá khi phải chia tay để cô về quê Hương Đô
công tác.
Năm 1994, trúng tuyển qua đợt thi tuyển giáo viên vào dạy lớp Tiểu học tại trường
Năng khiếu huyện, chị về Thị Trấn gần nhà và có điều kiện để phát guy năng lực chuyên
môn của mình, nhưng thời gian với “vách phên- nền đất- nằm gường nhìn sao” nơi nội trú
La Khê đã giúp chị có thêm bạn gắn bó suốt đời là: Viêm đa khớp.
Non hai thập niên với bệnh viêm đa khớp, người bạn đồng hành bất đắc dĩ quái ác
này đã lấy đi của chị gần như tất cả; sức lực- gần đến tàn; tiền của- suy kiệt; gia đình- li
tán; chỉ còn lại trong chị là nghị lực, là các thế hệ trò, là 2 đứa con chăm ngoan học giỏi. Di
chứng của bệnh đa khớp làm chị khó khăn trong vận động, các ngón tay và cánh tay bất
bình thường, các khớp xương luôn sưng tấy nhưng không ngăn được đam mê nghề nghiệp
và sự sáng tạo của chị. Năm 1996 đạt danh hiệu “Viên phấn hồng” GV dạy giỏi cấp tỉnh;
năm 2000 là Giáo viên xuất sắc toàn tỉnh được nhận giải thưởng Nụ cười Việt Nam của
hãng PS và nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT – Bộ Lao động trao tặng. Từ năm 1995 đến
năm 2005 chị được công nhận danh hiệu giáo viên “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” tỉnh Hà
Tĩnh. Năm 2005 đạt giải 3 tại hội thi Sáng tạo khoa học tỉnh Hà Tĩnh với sản phẩm “Lược
đồ chiến thắng Điện Biên Phủ”. Chị có nhiều đề tài SKKN và là người hướng dẫn cho
nhiều đề tài SKKN khác được công nhận cấp tỉnh.
Nhìn vào thành tích và sự suy tôn của tập thể thì đó phải là một người khỏe mạnh,
hạnh phúc; có ai ngờ rằng chị đang hàng ngày vật lộn với bệnh tật và sống gió của cuộc


đời. Thời kì in vi tính khổ lớn chưa phát triển như bây giờ, ngoài việc chăm lo nghiên cứu
tài liệu và dạy học chị phải cắn răng quên đi nỗi đau bệnh tật, tranh thủ ngày đêm viết, vẽ,
cắt dán làm các biểu- bảng pano cho các cá nhân, đơn vị để có thêm tiền lo thuốc thang.
Nhiều người cứ nói sao chị phải ráng làm thế; nhưng không làm thế lấy đâu mà nuôi 2 con
ăn học, khi chồng không có việc làm lại còn kinh phí thuốc thang hàng ngày và một năm ít
nhất 2 tháng hè nằm viện. Đến khi vợ chồng chị chia tay- ba miệng ăn, hai người học, một
người bệnh, không mái nhà để ở; bộ khớp đau nhức hàng ngày lại phải gánh chịu thêm sức
nặng của tinh thần, công việc mưu sinh, nuôi dạy con cái.
Các con chị học giỏi, chăm ngoan và thương mẹ vô bờ bến, trước đây khi cháu đầu
đang học trường PTTH Năng khiếu tỉnh cứ đến hè chị lại khăn gói xuống bệnh viện Đa
khoa hoặc Y học cổ truyền tỉnh điều trị để con vừa học vừa phục vụ ăn uống và giặt giũ
cho mẹ (do viêm khớp nhiều năm nên bị dị khớp xương không giặt giũ được). Đến khi
cháu vào học khoa Tiếng Nhật của Đại học Ngoại ngữ thì chị lại xin chuyển các lần điều
trị ra Hà Nội để có con phục vụ mẹ, ăn ở cùng nhau tiết kiệm kinh phí. Cháu thứ 2 hiện
đang học lớp 10 cũng là một HSG của trường PTTH Hương Khê.
Được sự giúp đỡ của UBND huyện, UBND Thị Trấn, ngành Giáo dục và bà con
lối xóm chị cũng lấy lại được mảnh đất của mình. Đặc biệt là vượt lên đau đớn để cố gắng
làm thêm, dạy kèm, chắc chiu dành dụm, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, các bậc phụ huynh,
tiền vay mượn chị cũng làm được ngôi nhà cho mẹ con sum vầy.
Tháng 9/2010 hai đầu gối đã được mổ nội soi cắt dính khớp nhưng vẫn “trục cúi
to hơn trập vá”, định kì hàng tháng lại khăn gói lên đường ra Bạch Mai lấy thuốc. Với 3
chân hiện tại (thêm một nạng gỗ) nhưng chị không vì thế mà bỏ buổi, bỏ tiết, vẫn say sưa
với các cuốn sách, với giáo án, với từng bài giảng trong sự mến phục của đồng nghiệp,
kính trọng của các em học sinh, các bậc phụ huynh.
Cầu mong và chúc cho chị một năm mới, một thập niên mới vui - khỏe - an lành;
các cháu học giỏi, thành đạt.
01/01/2011
Lê Hữu Tân – Phòng GD&ĐT Hương Khê

×