Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi thử kì thi Olympic môn Văn lớp 10 năm 2018 THPT Lê Duẩn - Lần 3 có đáp án | Ngữ văn, Lớp 10 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.55 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK</b>
<b>TRƯỜNG THPT LÊ DUẨN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM MÔN: NGỮ VĂN 10</b>




<b>Câu 1 (8 điểm) </b>


<i>Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.</i>


Bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên.


<b>Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.</b>


Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt
được những yêu cầu cơ bản sau:


<b>I. Về kĩ năng</b>


- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác giải thích, phân tích, chúng
minh, bình luận.


- Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.


- Diễn đạt lưu loát, có chất văn, bài viết vừa phải có sắc thái lý luận vừa thể hiện rõ khả năng cảm
nhận kiến thức cuộc sống tinh tế, sâu sắc.


<b>II. Về kiến thức</b>
<i><b>Mở bài: (0,5diểm)</b></i>



Câu nói miêu tả hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi nhiều suy tưởng
đẹp.


Là biểu tượng của nghị lực, và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khốc liệt, khó
khăn.


<i><b>Thân bài( 7 điểm)</b></i>


1. Giải thích:


- Hình ảnh "vùng sỏi đá khô cằn" gợi liên tưởng, suy nghĩ về điều kiện sống khắc nghiệt, đầy
khó khăn. Nói cách khác là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển.


- Hình ảnh "cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp": cây hoa dại sống giữa tự
nhiên lặng lẽ mà kiên cường, nó tự thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để
sống và nở hoa.


- Câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi suy nghĩ về thái độ sớng của con người: cho dù
hồn cảnh có khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý
chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.


2. Phân tích, chứng minh:


Trong thế giới tự nhiên, cây cối, cỏ hoa luôn ẩn chứa sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, sẵn sàng thích
nghi với điều kiện sống khắc nghiệt.


+ Nơi sa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa nép mình xù xì
gai nhọn.


+ Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi thấy dưới lớp băng dày vẫn lấm


tấm những đám địa y...


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Nhà văn Nga vĩ đại M.Go-rơ-ki – một cuộc đời sớm chịu những nỗi đắng cay, nghiệt ngã, đã
không ngừng học tập, tự học để vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công.


+ "Hiệp sĩ công nghệ" Ngũn Cơng Hồng sớng trong hồn cảnh nghiệt ngã: khơng thể tự mình
di chuyển, khả năng ngôn ngữ hạn chế. Vậy mà người thanh niên đó đã sống bằng nghị lực, quyết
tâm học tập và nghiên cứu phần mềm tin học, cuối cùng anh đã thành công.


3. Bình luận


Khẳng định sự sâu sắc của một bài học về thái độ sống tích cực.


Phê phán một bộ phận người trong xã hội chỉ vì khơng vượt qua được hồn cảnh khó khăn mà tự
đánh mất mình.


4. Liên hệ bản thân:


Bài học rất có ý nghĩa với người trẻ tuổi, nhắc nhở quan niệm sống không đầu hàng sớ phận, hãy
sớng như lồi hoa kia vượt lên sỏi đá để tồn tại.


Nhìn tấm gương của những bạn học sinh cùng kiệt vượt khó tự soi lại chính mình.


<i><b>Kết bài: (0,5 điểm)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 2 (12 điểm)</b>


<i>Nhận xét về ca dao Việt Nam, có ý kiến cho rằng: Học ca dao chính là học cách sống, học cách </i>


<i>làm người.</i>



Bằng những hiểu biết của mình về ca dao, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt
được những yêu cầu cơ bản sau:


<b>I. Về kĩ năng</b>


- Biết cách làm bài nghị luận văn học, sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác giải thích, phân tích,
chúng minh, bình luận.


- Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.


- Diễn đạt lưu loát, có chất văn, bài viết vừa phải có sắc thái lý luận vừa thể hiện rõ khả năng cảm
thụ văn học tinh tế, sâu sắc.


<b>II. Về kiến thức</b>


1. Giới thiệu : vấn đề cần nghị luận ( 1,0 điểm)
2. Giải thích ý kiến (2,5 điểm)


- Ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của người bình dân ta xưa. Ca
dao là nơi người lao động gửi gắm những yêu thương, sướng vui, đau khổ, hoài bão, ước mơ, niềm
mong mỏi…


Ca dao được coi là thơ của vạn nhà, là tấm gương soi tâm hồn và đời sống dân tộc.
- Học ca dao là học cách sống, cách làm người :


+ Đọc, học ca dao ta thường gặp được những cách sống rất đẹp của người bình dân ta xưa…
+ Đọc, học ca dao ta còn bắt gặp những phẩm chất vô cùng tốt đẹp truyền thống của người Việt


Nam được thể hiện sinh động thông qua các mối quan hệ ứng xử …


Vì thế, học ca dao là ta được giáo dục về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, cách sống giúp ta sống tốt
hơn, đẹp hơn, tinh tế hơn, nhân ái hơn, nhân cách phát triển toàn diện.


Như vậy, ý kiến trên đã khẳng định một trong những chức năng quan trọng nhất của ca dao, đó là
chức năng giáo dục, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ.


3. Chứng minh : (7 điểm)


Qua việc phân tích một số bài ca dao đã học và đọc trong chùm ca dao yêu thương tình nghĩa,
than thân, hài hước châm biếm, học sinh làm rõ một số ý chính sau:


- Học ca dao, ta học được lối sống nhân hậu, thủy chung, coi trọng tình nghĩa (trong đó đề cao
nghĩa hơn tình).


+ Tình yêu, tình vợ chồng.


+ Tình cảm gia đình, bạn bè, quê hương.


- Học ca dao, ta biết đồng cảm với những nỗi khổ của con người, biết trân trọng đề cao những vẻ
đẹp và phẩm giá của con người.


- Học ca dao, ta học được lối sống lạc quan, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả nhưng vẫn
cười vui yêu đời, vẫn không ngừng tin tưởng và mơ ước về tương lai.


- Học ca dao, ta học được tinh thần phê phán hiện thực sắc sảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4. Đánh giá chung( 1,5 điểm)



- Giáo dục là chức năng quan trọng khẳng định giá trị của những tác phẩm văn học chân chính.
Không riêng gì ca dao mà các thể loại khác của văn học dân gian và văn học viết sau này cũng có
chức năng giáo dục. Tuy nhiên, ở ca dao, chức năng này dễ thực hiện hơn có lẽ bởi ca dao là tiếng
nói tình cảm, là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nên dễ dàng tìm đến những tâm hồn đồng điệu. Ca
dao dễ đi vào lòng người nên có khả năng giáo dục con người một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thấm
thía hơn bất kì thể loại nào khác của văn học dân gian.


- Riêng đối với các nhà thơ: họ không chỉ học máu và mồ hôi, nước mắt và nụ cười (…) các nhà
thơ học được thơ ở trong ca dao nữa.


</div>

<!--links-->

×