Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.96 KB, 14 trang )

“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

NGUYỄN ÁI QUỐC LỰA CHỌN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
ĐỂ XÁC LẬP HỆ TƯ TƯỞNG MỚI CHO DÂN TỘC
TS. Phạm Đức Tiến
Ban Tuyên giáo Trung ương
Tóm tắt
Trong bài viết, tác giả nghiên cứu, làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trên phương
diện: Nguyễn Ái Quốc là người suy nghiệm sâu sắc những bài học lịch sử, tìm
đường, phác thảo và đưa đường lịch sử dân tộc Việt Nam theo con đường cách
mạng tháng Mười Nga, con đường cách mạng vơ sản.
Từ khóa: Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng mới.

I. MỞ ĐẦU
Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác Lênin qua Sơ thảo lần thứ nhất luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin vào ngày 16 - 17/7/1920, đến nay
đã tròn 100 năm. Trong bài viết này, tác giả làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong
việc lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin để xác lập hệ tƣ tƣởng mới cho dân tộc, qua các
nội dung cơ bản: 1) Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng tƣ sản “là những cuộc
cách mạng không đến nơi”; 2) Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đƣờng cứu nƣớc, giải
phóng dân tộc là con đƣờng cách mạng tháng Mƣời Nga, con đƣờng cách mạng vô sản;
3) Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, xác lập cách nhìn mới, cách nghĩ
mới, hệ tƣ tƣởng mới cho dân tộc; 4) Nguyễn Ái Quốc phác thảo con đƣờng cứu nƣớc,
giải phóng dân tộc, định hƣớng phát triển cho cách mạng Việt Nam theo con đƣờng
cách mạng vô sản.
II. NỘI DUNG
Lớn lên trong cảnh nƣớc mất nhà tan, Nguyễn Tất Thành rất đau xót trƣớc cảnh
lầm than, cơ cực của đồng bào mình. Ngƣời sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải
phóng dân tộc. Với mong muốn giải phóng cho dân tộc mình, cho đồng bào mình,
Nguyễn Tất Thành đã tham gia nhiệt tình vào các phong trào đấu tranh yêu nƣớc, song
cũng sớm nhận ra hạn chế của các nhà yêu nƣớc đƣơng thời và đƣờng lối cứu nƣớc của


họ. Ngƣời đã có những nhận xét tinh tế: Con đƣờng cứu nƣớc của Hoàng Hoa Thám thì
mang nặng cốt cách phong kiến; Cụ Phan Bội Châu chống Pháp rất nhiệt tình nhƣng lại
muốn dựa vào Nhật để đuổi Pháp, điều đó chẳng khác nào "Đuổi hổ cửa trƣớc, rƣớc
beo cửa sau"; Cụ Phan Châu Trinh muốn dựa vào những cải cách tiến bộ của chính phủ
Pháp, thật chẳng khác nào "Xin giặc rủ lịng thƣơng"… Chính vì thế, ngày 5/6/1911,
117

|


Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc trên con tàu con tàu Latouche Tréville, Ngƣời hƣớng sang phƣơng Tây để tìm hiểu thực chất của những giá trị “tự do,
bình đẳng, bác ái”, để "xem nƣớc Pháp và các nƣớc làm cách mạng nhƣ thế nào, rồi sẽ
trở về giúp đồng bào mình".
2.1. Cách mạng tư sản "là những cuộc cách mạng không đến nơi"…
Một cuộc khảo sát có một khơng hai qua nhiều nƣớc thuộc Châu Âu, Châu Á,
châu Phi và châu Mỹ đã giúp Nguyễn Tất Thành nhận ra rằng "Dù màu ra có khác
nhau, trên đời này chỉ có hai giống ngƣời: giống ngƣời bóc lột và giống ngƣời bị bóc
lột...". Càng đi nhiều, tìm hiểu nhiều, Ngƣời càng hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa
đế quốc (CNĐQ) - chủ nghĩa tƣ bản (CNTB) là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ cho
ngƣời lao động.
Điểm đặt chân đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là nuớc Pháp hoa lệ, đất nƣớc mà
thực dân Pháp rêu rao là "nƣớc mẹ văn minh", là "Tự do, bình đẳng, bác ái"... Nhƣng
hình ảnh của những phụ nữ, ngƣời lao động nghèo ở cảng Mác-xây, những khu nhà ổ
chuột ở ngoại ô Pari,... buộc Nguyễn Tất Thành phải đặt câu hỏi "Tại sao ngƣời Pháp
không "khai hoá" đồng bào của họ trƣớc khi đi "khai hố" chúng ta?".
Làm th trên chiếc tàu đi vịng quanh châu Phi, tận mắt trông thấy những cảnh
khổ cực, chết chóc của ngƣời da đen dƣới làn roi vọt của bọn thực dân đế quốc, Nguyễn
Tất Thành đã khẳng định "Đối với bọn thực dân, tính mạng của ngƣời dân thuộc địa, dù

da vàng hay da đen đều không đáng một xu".
Giữa tháng 12/1912, Nguyễn Tất Thành tới nƣớc Mỹ. Ngoài thời gian lao động
để kiếm sống, Ngƣời dành phần lớn thời gian cho học tập, nghiên cứu. Khi tới thăm
tƣợng Nữ thần tự do - biểu tƣợng của nƣớc Mỹ, nếu nhƣ nhiều ngƣời chỉ nhìn thấy ánh
hào quang tỏa sáng trên cao thì Nguyễn Tất Thành lại đặt câu hỏi: Nữ thần tự do tỏa
ánh hào quang trên cao xa liệu có nhìn thấy những ngƣời nơ lệ da đen đói rách ở dƣới
chân...
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh, nơi nổi tiếng với khẩu hiệu
"Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nƣớc Anh", đất nƣớc đƣợc mệnh danh là "Công
xƣởng của thế giới", cái nôi của cách mạng tƣ sản Anh... Đến cuối năm 1917, Nguyễn
Tất Thành trở lại Pháp, Ngƣời đã cùng với những ngƣời yêu nƣớc Việt Nam lập ra
"Hội những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc ở Pháp"...
Sự trải nghiệm thực tiễn cùng quá trình nghiên cứu lý luận cách mạng đã giúp
Nguyễn Tất Thành học hỏi và phát hiện ra đƣợc nhiều điều. Ngƣời đƣa ra những nhận
định vô cùng chính xác:

|118


“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

- Cách mạng tƣ sản là những cuộc cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hịa
dân chủ nhƣng trong thì nó áp bức cơng nơng, ngồi thì bóc lột thuộc địa... cách mạng
ở các nƣớc này hoàn thành đƣợc nhiều năm rồi mà công nông vẫn muốn làm cách
mạng nữa...
- Nhân dân Việt Nam đã làm cách mạng thì phải làm cho đến nơi, nghĩa là làm
sao cách mạng rồi thì quyền lợi giao cho dân chúng số nhiều,... thế mới khỏi hy sinh
nhiều lần, dân chúng mới đƣợc hƣởng hạnh phúc...
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những “Hội những ngƣời Việt Nam yêu
nƣớc" gửi đến Hội nghị Véc-xây bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam. Bản yêu

sách với những yêu cầu tối thiểu của nhân dân An Nam khơng đƣợc hội nghị để mắt
tới. Điều đó thêm phần khẳng định bộ mặt giả dối của CNĐQ - CNTB nhƣ Ngƣời vạch
trần "Chủ nghĩa Uyn-xơn chỉ là trò bịp bợm" và "các dân tộc muốn đƣợc giải phóng thì
phải dựa vào sức mình là chính"...
2.2. Lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng
tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản
Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng có xu
hƣớng tiến bộ, chủ trƣơng chống lại những chính sách áp bức bóc lột của thực dân
Pháp đối với cơng nhân chính quốc và nhân dân thuộc địa. Mơi trƣờng đó giúp Nguyễn
Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cơng nhân, tìm hiểu thêm nhiều vấn đề và
có cơ hội tiếp xúc, hoạt động cùng nhiều nhà chính trị nổi tiếng nhƣ Mácxen Casanh,
Pơn Vâyăng, Longghê...
Khi đƣợc biết cách mạng tháng Mƣời Nga thắng lợi, Nguyễn Ái Quốc đã hƣớng
về nƣớc Nga, hƣớng tới Lênin với tấm lịng đầy kính phục. Ngƣời đã tham gia nhiều
cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga và bảo vệ thành quả cách mạng tháng Mƣời.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đƣợc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cƣơng đã giải đáp trúng những
vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở, tìm kiếm; nó giúp Ngƣời thấy rõ con đƣờng
tháng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Ngƣời đi đến quyết định dứt khốt "Muốn
cứu nƣớc và giải phóng dân tộc, khơng có con đƣờng nào khác ngồi con đƣờng cách
mạng vơ sản" và "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đƣợc
các dân tộc bị áp bức và những ngƣời lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".
Bác Hồ kể lại: Giữa mùa đông tuyết lạnh, sống trên một căn gác nhỏ, nhà số 9,
ngõ Công-poăng, Pari; sƣởi bằng một viên gạch hồng bọc giấy nhật trình, Nguyễn Ái
119

|


Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam


Quốc chăm chú đọc báo Nhân đạo, mê mải nghiên cứu từ đầu đến cuối bản Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Thế là từ trong
lòng phát ra một nguồn năng lƣợng vô tận, đi tới thay đổi tƣơng lai của cả một dân tộc.
Xúc động đến trào nƣớc mắt, Ngƣời nói to lên nhƣ đứng trƣớc đông đảo quần chúng
"Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đƣờng
giải phóng cho chúng ta!". Kể từ đây, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tƣởng và đi theo
chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo con đƣờng cách mạng vô sản.
Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, vấn
đề thành lập Đảng cộng sản và gia nhập Quốc tế cộng sản đƣợc đƣa ra tranh luận rất
gay gắt. Nguyễn Tất Thành bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và thành lập Đảng
Cộng sản Pháp.
Có nhiều ngƣời đã thắc mắc: Vì sao Nguyễn Ái Quốc. Ngƣời dân của một nƣớc
thuộc địa, lại bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế III và thành lập Đảng cộng sản Pháp?
Ngƣời đã giải thích hành động đầy ý nghĩa đó nhƣ sau: "Đệ tam quốc tế nói sẽ giúp đỡ
các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Cịn đệ nhị quốc tế khơng hề
nhắc đến vận mệnh của các dân tộc thuộc địa. Vì vậy tôi tán thành đệ tam quốc tế. Tự
do cho đồng bào tơi, độc lập cho tổ quốc tơi, đó là tất cả những điều tôi mong muốn."
Hành động bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế III và thành lập Đảng Cộng sản
Pháp đánh dấu bước nhảy vọt trong lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Từ lập
trường của chủ nghĩa yêu nước, từ một chiến sĩ yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển
sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản, trở thành người chiến sĩ cộng sản đầu tiên
của Việt Nam. Đây cũng là bước ngoặt quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc
ở Việt Nam, kể từ đây cách mạng Việt Nam đã gia nhập vào dịng chính của cách mạng
thời đại - cách mạng vơ sản - con đường duy nhất đúng đắn, mang lại độc lập, tự do
cho dân tộc.
2.3. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, xác lập cách nhìn mới, cách nghĩ mới, hệ
tư tưởng mới cho dân tộc
Sau khi trở thành ngƣời chiến sĩ cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm
vụ trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời

gian học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, bắt đầu xây dựng hệ thống lý luận
cách mạng giải phóng dân tộc truyền bá về nƣớc, tích cực vận động phong trào cách
mạng ở các nƣớc thuộc địa.
Từ năm 1921 đến tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp. Ngƣời viết
nhiều báo đăng trên các báo Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền, Tạp chí cộng sản,... tham

|120


“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, xuất bản báo Người cùng khổ; làm
trƣởng ban nghiên cứu vấn đề Đông Dƣơng trong "Ban nghiên cứu thuộc địa" của
Đảng cộng sản Pháp, viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp... Tƣ tƣởng của
Ngƣời thời kỳ này nổi bật lên một số luận điểm sau:
- Ngƣời đánh giá rất cao vấn đề thuộc địa, thấy ở đó một sức mạnh to lớn, một
lực lƣợng đông đảo,... cách mạng thuộc địa là một bộ phận quan trọng của cách mạng
thế giới và cách mạng thế giới muốn thắng lợi phải thiết lập sự liên minh chặt chẽ với
cách mạng thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc chỉ ra rằng: nền tảng của CNĐQ, sức sống chủ
yếu của CNĐQ là ở thuộc địa...
- Ngƣời phê phán sai lầm của một số Đảng cộng sản ở các nƣớc tƣ bản phát triển
"chƣa quan tâm đến vấn đề thuộc địa". Nguyễn Ái Quốc đã yêu cầu Đảng Cộng sản
Pháp cử cán bộ sang Đông Dƣơng nghiên cứu tình hình tại chỗ và đƣa ra những hành
động thiết thực.
- Đánh giá chính xác tình hình thực tế ở các nƣớc thuộc địa, để trả lời chủ nghĩa
cộng sản có áp dụng đƣợc ở châu Á nói chung và Đơng Dƣơng nói riêng? Nguyễn Ái
Quốc đã khẳng định: Sự đầu độc có hệ thống của bọn tƣ bản thực dân không thể làm tê
liệt sức sống, cũng không thể làm tê liệt tƣ tƣởng cách mạng của ngƣời Đông Dƣơng...
Ngƣời Đông Dƣơng không chết, đằng sau sự phục tùng tiêu cực ấy giấu một cái gì
đang sơi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ ghê gớm khi thời cơ đến... Sự tàn bạo của

chủ nghĩa tƣ bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa cộng sản chỉ cịn phải làm cái việc là
gieo hạt giống của cơng cuộc giải phóng nữa thơi..."...
Tiếng nói tố cáo tội ác, tiếng nói tuyên truyền cách mạng, tuyên truyền chủ nghĩa
Mác - Lênin, vận động cách mạng, thức tỉnh quần chúng,... của Nguyễn Ái Quốc đã
đến với nhân dân các nƣớc chính quốc, các dân tộc thuộc địa qua báo chí, qua những
hội viên của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, qua những ngƣời từng gặp, nói
chuyện với Nguyễn Ái Quốc.
Bằng phương pháp kết hợp nhuần nhuyễn giữa thực tiễn và lý luận, lấy thực tiễn
để chứng minh cho lý luận, lấy lý luận để soi rọi cho thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã thu
được kết quả to lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc
địa nói chung và Đơng Dương nói riêng, xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa
những người cộng sản và nhân dân lao động ở chính quốc với nhân dân các nước
thuộc địa và giữa các dân tộc thuộc địa với nhau.
Từ tháng 6/1923 đến cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô. Đây
là giai đoạn Nguyễn Ái Quốc có dịp đi sâu nghiên cứu có hệ thống chủ nghĩa Mác 121

|


Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Lênin, học tập kinh nghiệm cách mạng tháng Mƣời Nga, khảo nghiệm thực tiễn xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và tìm hiểu thực tiễn hoạt động của Quốc tế III, tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận cách mạng...
Khi rời Pháp để tới Liên Xô tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc đã gửi cho Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa và Ban biên tập báo
"Ngƣời cùng khổ" một bức thƣ tổng kết hoạt động của Hội, đồng thời nêu rõ mục tiêu
phấn đấu trƣớc mắt của Ngƣời là "Trở về nƣớc, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ
chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đƣa họ ra tranh đấu để giành độc lập, tự do". Mục
tiêu ấy tuy chƣa đƣợc thực hiện ngay nhƣng đến Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra

những khả năng chắc chắn hơn để thực hiện những mục tiêu ấy.
Đặt chân lên đất nƣớc Liên Xơ, Ngƣời đã tranh thủ khảo sát, tìm hiểu mọi mặt
của chế độ Xô Viết, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm cách mạng tháng
Mƣời Nga. "Tai nghe", giờ "mắt thấy" làm cho Nguyễn Ái Quốc càng hiểu sâu sắc hơn
chủ nghĩa Mác - Lênin...
Ngƣời tham dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng nhƣ: Đại hội quốc tế nông dân,
Đại hội quốc tế công hội đỏ, Đại hội quốc tế thanh niên, Đại hội quốc tế phụ nữ... Đặc
biệt, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản. Trong Đại hội
này, Ngƣời đã trình bày bản tham luận nhấn mạnh tầm quan trọng của cách mạng giải
phóng dân tộc và những kiến nghị nhằm đẩy mạnh cuộc cách mạng ấy...
Đối với các nƣớc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: cách mạng thuộc địa
chỉ có thể thành cơng dƣới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Ngƣời chỉ rõ: "Trong
tất cả các nƣớc thuộc địa của Pháp, nạn đói nghèo đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên
cao, sự nổi dậy của ngƣời dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nƣớc thuộc địa, họ đã
nhiều lần nổi dậy, nhƣng lần nào cũng bị tắm trong máu. Nếu hiện nay, nơng dân vẫn
cịn ở trong tình trạng tiêu cực, nguyên nhân là vì họ thiếu tổ chức, thiếu ngƣời lãnh
đạo. Quốc tế cộng sản cần giúp họ tổ chức nhau lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo
cho họ và hƣớng dẫn họ đi tới cách mạng, đi tới giải phóng". Nói một cách cụ thể, cách
mạng Việt Nam, Đông Dƣơng và cách mạng ở các nƣớc thuộc địa cần có sự lãnh đạo
của một Đảng cộng sản chân chính.
Kiến nghị của Nguyễn Ái Quốc đƣợc Quốc tế cộng sản ủng hộ, Ngƣời đƣợc giao
nhiệm vụ vận động thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dƣơng.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu. Đây là thời gian Nguyễn Ái
Quốc trực tiếp xác lập cách nhìn mới, cách nghĩ mới, hệ tư tưởng mới và phương châm
hành động đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

|122


“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)


Gần bốn tháng sau khi tới Quảng Châu, qua sự giới thiệu của cụ Phan Bội Châu,
Nguyễn Ái Quốc đã gặp và thảo luận với những thanh niên yêu nƣớc thuộc tổ chức
"Tâm tâm xã". Ngƣời tổ chức ra nhóm cách mạng đầu tiên - nhóm "Cộng sản đồn" gồm 9 ngƣời, trong đó có 5 ngƣời đƣợc kết nạp làm đảng viên dự bị nhƣ Lê Hồng
Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Hà Huy Tập... Những đầu mối liên lạc đầu tiên
cho sự chỉ đạo phong trào đã đƣợc thiết lập.
Với cách mạng Việt Nam, ngày 19/2/1925 (ngày thành lập nhóm "Cộng sản
đoàn" - theo nhƣ lá thƣ của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế cộng sản) đƣợc xem nhƣ một
mốc lịch sử đánh dấu "Sự khởi điểm cho mọi sự kỳ diệu: nhân tố của mọi nhân tố thắng
lợi đã bám rễ tƣơi rói vào lịng dân tộc và q hƣơng". Nhân tố ấy là nhóm "Cộng sản
đồn" - cái mầm đầu tiên của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Từ kinh nghiệm của "Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa", Nguyễn Ái Quốc đã
cùng nhiều nhà cách mạng ở Inđônêxia, Malaixia, Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên...
sáng lập ra "Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông". Ngay lập tức, Hội trở thành
trung tâm tập hợp, đoàn kết và lãnh đạo phong trào cách mạng ở Đơng Nam Châu Á.
Tháng 6/1925, từ nhóm cộng sản đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc thành lập "Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên" - trung tâm tập hợp những ngƣời yêu nƣớc Việt Nam.
Ngƣời cho ra tờ báo Thanh niên (21/6/1925), mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ cách
mạng. Từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc tổ chức đƣợc 10 khóa học, đào
tạo đƣợc khoảng 200 học viên. Sau khi kết thúc khóa học, một số học viên đƣợc gửi đi
đào tạo ở Trƣờng Đại học Phƣơng Đơng (Trần Phú, Lê Hồng Phong...), Trƣờng Qn
sự Hồng Phố (Phùng Chí Kiên, Trƣơng Văn Lệnh...); cịn phần lớn đƣợc cử về nƣớc
tham gia hoạt động và lãnh đạo phong trào cách mạng.
Kể từ đây, cách mạng Việt Nam đã có ngƣời lãnh đạo chân chính - Một tổ chức
u nƣớc, đứng trên lập trƣờng của chủ nghĩa cộng sản, hƣớng cách mạng nƣớc ta đi
theo con đƣờng cách mạng tháng Mƣời Nga, con đƣờng cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc đã xác lập ở thế hệ cách mạng đầu tiên và sau đó là cả dân tộc
một cách nhìn mới, một cách nghĩ mới, một hệ tư tưởng mới theo lập trường của chủ
nghĩa cộng sản.
Thực tế những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự khủng hoảng về đƣờng

lối cứu nƣớc và giai cấp lãnh đạo cách mạng đã kéo theo sự khủng hoảng tinh thần của
nhiều thế hệ và của cả dân tộc. Chính sách lừa bịp, mị dân của thực dân Pháp đã làm
biết bao ngƣời quên đƣờng tìm về với dân tộc. Nhiều thanh niên xác định lý tƣởng của
mình ở học tập để làm quan, lấy vợ con nhà giàu, có lƣơng cao, bổng lộc, đƣợc sung
123

|


Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

sƣớng, quyền chức địa vị hơn ngƣời... Bộ phận thanh niên bồng bột lại mải mê chơi bời
trong những thú vui đánh đu, leo cột mỡ, bài bạc... Họ bỏ sau lƣng cảnh lầm than của
dân tộc để: "Con gái thì sột soạt quần lụa trắng, sặc sỡ nƣớc hoa; con trai thì tóc chẻ
tăng gơ, đi giày Nhật Bản, miệng nhồm nhoàm bánh quy, áo quần súng sính xanh đỏ
ngày ngày trêu hoa nghẹo nguyệt hoặc để hết tâm trí xác định lý tƣởng của mình ở
những đơi bít tất kẻ sọc, những gậy batoong, những mũ "mốt xăng" hay cà vạt màu...
Nhiều ngƣời bi quan yếm thế, bế tắc trong chán trƣờng thì vùi đầu vào những thú vui
chơi trụy lạc (thuốc phiện, gái...), hoặc cùng vợ con, ngƣời yêu,... tìm đến cái chết ở Hồ
Tây, Hồ Gƣơm hay trên những căn gác nhỏ vắng lạnh... Cả dân tộc đang quay cuồng
trong cơn bế tắc, hoang mang cực độ...
Đứng trước một thực tế như vậy, Nguyễn Ái Quốc trăn trở "Để phát động được
một phong trào cách mạng mới, khơng phải chỉ có vấn đề định ra một đường lối, lập ra
một tổ chức, tính tốn đường đi nước bước mà có cả một vấn đề khó nhất là xác lập
một cách nhìn mới, một cách nghĩ mới, một hệ tư tưởng mới". Người quyết tâm làm
việc ấy mà trước hết ở những con người thuộc thế hệ cách mạng đầu tiên; để rồi thông
qua những con người này và hoạt động thực tiễn của họ sau này sẽ làm thay đổi nội
dung hệ tư tưởng của cả dân tộc, thay đổi hẳn nội dung phong trào cách mạng Việt
Nam, làm cho quần chúng cách mạng và cả dân tộc sáng mắt, sáng lòng đi mãi đến
chiến thắng...

Lịch sử đã chọn những con ngƣời nhƣ: Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng
Mậu, Hà Huy Tập, Vƣơng Thúc Oánh, Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Đỗ
Ngọc Du,... đi đầu trƣớc hết để làm ra nó. Đến với "Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên", đƣợc Nguyễn Ái Quốc huấn luyện, dìu dắt trong những lớp học ở Quảng Châu.
Họ nhận ra tâm bệnh của mình (Bệnh mẫn thời ƣu thế...) và họ thấm thía rằng: là ngƣời
cách mạng thì phải ln lạc quan tin tƣởng; tự mình phải cần kiệm, hịa mà khơng tƣ,
cả quyết sửa lỗi mình, cẩn thận mà khơng nhút nhát; phải hay hỏi, nhẫn lại, hay nghiên
cứu, xem xét, vị cơng vong tƣ, khơng hiếu danh kiêu ngạo, nói thì phải làm, phải giữ
chủ nghĩa cho vững, sẵn sàng hy sinh, ít lịng ham muốn về vật chất, phải giữ bí mật;
đối với từng ngƣời thì phải khoan thứ; với đồn thể phải nghiêm…; đối với cơng việc
thì phải ln xem xét hồn cảnh kỹ càng, quyết đốn, dũng cảm, phục tùng đồn thể...
Lớp học đặt ở Quảng Châu có một tác dụng to lớn về tƣ tƣởng. Nguyễn Ái Quốc
rèn luyện cho họ phƣơng pháp đấu tranh cách mạng, phƣơng pháp tuyên truyền, xây
dựng tổ chức phong trào, phƣơng pháp vận động từng đối tƣợng nhƣ công nhân, nông
dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, trí thức... Những năm 1925 - 1926, Quảng Châu là
căn cứ địa cách mạng của Trung Quốc. Đƣợc sự ủng hộ của chính phủ cách mạng

|124


“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

Quảng Châu, cuộc bãi công của công nhân Hƣơng Cảng kéo dài một năm rƣỡi, 13 vạn
công nhân rút về Quảng Châu, tràn ngập đƣờng phố với tiếng hát "Vùng lên" vang dậy
đƣờng hành quân lên Bắc; đƣờng phố Quảng Châu hừng hực khí thế cách mạng, thành
phố sôi nổi những cuộc đấu tranh quần chúng. Giữa một thực tế sống động vĩ đại về
cao trào cách mạng và đấu tranh giai cấp, đã bồi dƣỡng niềm tin ở sức mạnh của quần
chúng nhân dân và mài giũa giác quan chính trị của các đồng chí ta; nó nâng cao sức
mạnh ý thức và quyết tâm chung về xây dựng thực lực và đấu tranh cách mạng nƣớc
nhà. Họ hiểu rằng để phát động phong trào cách mạng phải có đƣờng lối đúng đắn, phải

có sự lãnh đạo - tổ chức chặt chẽ, có đƣờng đi nƣớc bƣớc,... phải đứng vững trên lập
trƣờng của giai cấp công nhân, chứ không đƣợc hành động mù quáng...
Đường Kách mệnh - Những phác thảo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc,
định hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc.
Đƣờng lối cứu nƣớc đã đƣợc Nguyễn Ái Quốc phác thảo từ năm 1921, nhƣng
đƣợc thể hiện tập trung nhất trong Tập bài giảng ở các lớp huấn luyện chính trị tại
Quảng Châu. Năm 1927, những bài giảng này đƣợc tập hợp lại in thành tác phẩm Đường
Kách mệnh với những nội dung cơ bản sau:
- Vạch trần bản chất của CNTD - CNĐQ, xác định chúng là kẻ thù trực tiếp và
nguy hiểm nhất của nhân dân Đông Dương, của các dân tộc thuộc địa và của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động trên thế giới.
Thực dân Pháp nói rằng đến Việt Nam để "khai hóa văn minh" nhƣng kỳ thực là
đi ăn cƣớp, áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam, biến nhân dân Việt Nam thành nơ lệ.
Điều đó vạch trần sự dối trá, lừa bịp của chúng và khẳng định chủ nghĩa thực dân Pháp
"Khai hóa văn minh" cho Việt Nam bằng lƣỡi lê, họng súng và đại bác...
Đi nhiều nơi đến nhiều nƣớc, chứng kiến sự đói khổ cùng cực của những ngƣời
lao động, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra rằng: ở đâu trên thế giới, những ngƣời lao động
cũng bị áp bức bóc lột, ở đâu CNTB - CNĐQ cũng tàn ác, dã man nhƣ nhau. Trên cuộc
đời này chỉ có hai giống ngƣời: giống ngƣời bị bóc lột và giống ngƣời đi bóc lột, kẻ bị
trị và bọn thống trị.
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết với các dân
tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở các nƣớc chính quốc để đánh đổ CNTB - CNĐQ,
đánh đổ kẻ áp bức bóc lột mình; đem lại độc lập tự do cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc
cho đồng bào.
- Chỉ có cách mạng vơ sản là triệt để nhất và vì lợi ích của đại đa số nhân dân
lao động.
125

|



Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc giới thiệu những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, từ cách
mạng tƣ sản Mỹ (1776) đến cách mạng tƣ sản Pháp (1789); từ Công xã Pari (1871) đến
cách mạng tháng Mƣời Nga (1917). Sau khi so sánh cách mạng tƣ sản với cách mạng
vô sản, Ngƣời khẳng định: "Cách mệnh Pháp cũng nhƣ cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách
mệnh tƣ bản, cách mệnh khơng đến nơi, tiếng là cộng hịa dân chủ, kỳ thực trong thì nó
tƣớc lục cơng nơng ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi mà nay cơng
nơng Pháp hẵng cịn phải mƣu cách mệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi vịng áp bức".
Ngƣời khẳng định "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là thành công
và thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng đƣợc hƣởng cái hạnh phúc, tự
do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng giả dối nhƣ đế quốc Pháp khoe
khoang bên Việt Nam".
Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: Việt Nam đã làm cách mạng thì phải làm cho đến
nơi, phải làm cách mạng giống nhƣ cách mạng Nga đã làm để "làm sao cách mạng rồi
thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít ngƣời. Thế mới
khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới đƣợc hạnh phúc".
Đây là điểm xuất phát và là điển khác nhau cơ bản giữa con đƣờng cứu nƣớc của
Nguyễn Ái Quốc với những con đƣờng cứu nƣớc trƣớc kia.
- Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng
giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Song trước hết phải giải phóng dân tộc,
đánh đuổi bọn đế quốc, giành lấy độc lập tự do.
Vấn đề thay đổi chế độ áp bức bóc lột bằng một chế độ cơng bằng bình đẳng
đƣợc làm rõ khi Nguyễn Ái Quốc chỉ ra rằng: từ xƣa đến nay, từ chiếm hữu nô lệ đến
phong kiến, từ phong kiến lên TBCN - đó chẳng qua chỉ là sự thay đổi chế độ áp bức
bóc lột này bằng một chế độ áp bức bóc lột khác mà thơi. Muốn xóa bỏ chế độ ngƣời
bóc lột ngƣời, muốn có tự do, hạnh phúc, bình đẳng thật sự thì Việt Nam phải qua hai
cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Hai cuộc cách
mạng này có mối quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng giải phóng dân tộc đi trƣớc

một bƣớc để mở đƣờng, tạo ra những tiền đề cần thiết để tiến hành cách mạng XHCN;
ngƣợc lại cách mạng XHCN là mục tiêu, là động lực thúc đẩy cách mạng giải phóng
dân tộc.
Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc ở chỗ xác định tính chất cách mạng thuộc địa
là "Dân tộc cách mệnh". Trong khi nhiều nhà cách mạng ở các nƣớc chính quốc và
Quốc tế cộng sản cịn đề cao và đặt vấn đề "giải phóng giai cấp" lên hàng đầu thì

|126


“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng
thuộc địa, thực tiễn cách mạng Việt Nam để rồi khẳng định: Đối với cách mạng các
nƣớc thuộc địa thì vấn đề giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu.
Đây là cơ sở chắn chắn nhất để Nguyễn Ái Quốc xác định đúng đắn những vấn
đề khác của cách mạng Việt Nam như: kẻ thù cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, về lực
lượng, phương pháp và đội tiên phong của cách mạng...
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trở thành nền tảng, tiêu chuẩn để Nguyễn Ái
Quốc, Đảng ta sau này hoạch định đƣờng lối cách mạng đúng đắn. Độc lập dân tộc gắn
liền CNXH trở thành mục tiêu phấn đấu, thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng
Việt Nam.
- Lực lượng cách mạng: Công nông là gốc cách mạng, là chủ cách mạng, giai
cấp công nhân là giai cấp nắm giữ vai trị lãnh đạo cách mạng. Học trị, nhà bn nhỏ,
điền chủ nhỏ,... là bầu bạn của công nông.
Công nhân và nơng dân là lực lƣợng bị áp bức bóc lột nặng nề nhất ở Việt Nam,
họ là những ngƣời căm thù sâu sắc thực dân Pháp, đế quốc, phong kiến. Hơn nữa, ai bị
áp bức càng nặng thì lịng cách mạng càng bền, chí cách mạng càng quyết... cho nên
cơng nhân và nông dân là hai lực lƣợng đông đảo nhất, là gốc, là chủ cách mạng. Chỉ
có giai cấp cơng nhân là có đầy đủ năng lực và phẩm chất để lãnh đạo cách mạng. Chỉ

có sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân với chính đảng của nó mới đảm bảo chắc chắn
cách mạng giải phóng dân tộc sẽ tiến lên cách mạng XHCN. Giai cấp nông dân tuy
đông đảo (trên 90% dân số) song không đại diện cho một phƣơng thức sản xuất tiến bộ,
khơng có một hệ tƣ tƣởng riêng, ý thức tổ chức kỷ luật non kém,... cho nên khơng thể
nắm giữ vai trị lãnh đạo cách mạng.
Nguyễn Ái Quốc phê phán những trào lƣu cơ hội chủ nghĩa nịnh dân, coi nông
dân là động lực duy nhất của cách mạng, là đội ngũ cách mạng nhất... Trào lƣu này sẽ
đi tới chủ nghĩa phiêu lƣu, cực đoan, vơ chính phủ và đi đến phản bội chủ nghĩa Lênin.
Vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh giá đúng "tình đồn kết
nghĩa đồng bào" và truyền thống yêu nƣớc chống quân xâm lƣợc của dân tộc Việt
Nam; mặt khác xuất phát từ sự phân tích địa vị kinh tế, chính trị và thái độ của các giai
tầng trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá
đúng khả năng cách mạng của học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ...
Khả năng phân tích khoa học, giúp Nguyễn Ái Quốc và những thế hệ cách mạng
đầu tiên xây dựng đƣợc một lực lƣợng cách mạng đông đảo, đồng thời có sách lƣợc
đúng đắn để cơ lập và phân hóa kẻ thù. Đây là điều kiện, là nhân tố quan trọng làm nên
thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
127

|


Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

- Phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng.
Giải phóng gơng cùm nơ lệ cho đồng bào là công việc "to tát". Cho nên, "phải
dùng hết sức", phải "quyết tâm làm thì chắc đƣợc", "thà chết tự do hơn sống làm nô
lệ"...
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy phải tuyên truyền giáo dục họ về
mục đích cách mạng, nhiệm vụ, phƣơng pháp, kẻ thù nguy hiểm của cách mạng; phải

tập duyệt, rèn luyện cho họ ý chí quyết tâm, bền gan chiến đấu lâu dài, sẵn sàng hy sinh
mọi thứ vì sự nghiệp cách mạng; làm cho họ ý thức đƣợc rằng: phải đồng tâm hiệp lực
thì mới mong "đánh đổ cái giai cấp áp bức mình", "giải phóng gơng cùm nơ lệ cho
đồng bào mình"...
Muốn cách mạng thắng lợi thì ngƣời cách mạng phải biết so sánh lực lƣợng, phải
hiểu biết tình thế, phải biết "mƣu trƣớc", dám bền gan, hy sinh,... phải "biết cách làm
thì mới chóng". Đồng thời cuộc cách mạng đó phải có tổ chức, có đƣờng lối đúng đắn,
phải có đƣờng đi nƣớc bƣớc,... chứ khơng phải là một cuộc nổi loạn, hành động mù
quáng... Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Một cuộc khởi nghĩa vũ trang có khả năng nổ ra
và thắng lợi ở Đông Dƣơng.
Nhƣ vậy, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về phƣơng pháp cách mạng là quan
điểm cách mạng bạo lực. Ngƣời phê phán thiếu sót của những ngƣời đi trƣớc nhƣ "xúi
dân bạo động mà không bày cách tổ chức" hoặc "làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên
tính tự cƣờng",... phải làm sao để "Dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng
khơng chống lại đƣợc".
- Đồn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng
thế giới, cho nên "ai làm cách mạng trên thế giới cũng đều là đồng chí của nhân dân
An Nam".
Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng nhƣ ở các nƣớc thuộc địa và
cách mạng chính quốc có chung một kẻ thù là CNTB - CNĐQ. Cịn CNTB - CNĐQ
nhƣ một con đỉa có hai cái vịi, một cái vịi bám lấy giai cấp vơ sản ở chính quốc, một
cái vịi hút máu của nhân dân thuộc địa. Cho nên cách mạng vơ sản ở chính quốc và
cách mạng giải phóng dân tộc phải có mối quan hệ khăng khít với nhau nhƣ hai cái
cánh của cách mạng thời đại, cùng phối hợp nhịp nhàng để giết con vật nguy hiểm ấy.
Nguyễn Ái Quốc đã phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin khi khẳng định tính
độc lập, chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc.
Trong khi chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế cộng sản còn cho rằng mối quan hệ
giữa cách mạng vơ sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa
mang tính thụ động một chiều diễn ra theo tuần tự: Cách mạng vô sản chính quốc thắng


|128


“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

lợi sẽ quyết định sự thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc,... thì Nguyễn Ái Quốc
đã vƣợt qua sự hạn chế của lịch sử để khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc có thể
nổ ra và thắng lợi trƣớc cách mạng vơ sản ở chính quốc, nó khơng lệ thuộc hồn tồn
mà cịn có tác dụng ngƣợc lại, thúc đẩy cách mạng vơ sản chính quốc tiến lên...
Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc phê phán thái độ trông chờ, ỉ lại vào sự giúp đỡ của
chính quốc; Ngƣời kêu gọi các dân tộc thuộc địa phải chủ động "đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta", "tự cứu lấy mình trƣớc khi ngƣời cứu"...
- Cách mạng muốn thành công, trước hết phải có đảng cách mạng.
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân,... là ngƣời tổ chức và lãng đạo
cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.
Ngay từ khi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững quy
luật "Đảng có vững cách mạng mới thành công cũng nhƣ ngƣời cầm lái có vững thì
thuyền mới chạy". Đảng muốn vững phải có lý luận soi đƣờng (Khơng có lý luận cách
mạng thì khơng có cách mạng vận động) Chỉ có theo lý luận cách mạng tiên phong,
đảng cách mạng mới làm trịn vai trị tiên phong của mình, lý luận ấy là lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Muốn cho Đảng vững, phải làm cho trong Đảng ai cũng hiểu, ai
cũng theo chủ nghĩa ấy...
Đƣờng lối cứu nƣớc theo lập trƣờng vô sản của Nguyễn Ái Quốc đã trở thành sự
lựa chọn của lịch sử dân tộc. Những ngƣời trí thức cộng sản đã góp phần làm cho
đƣờng lối ấy đi sâu, bám chắc vào quần chúng; loại bỏ sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa cải
lƣơng tƣ sản, làm cho quần chúng thấy đƣợc, phân biệt đƣợc đâu là cải lƣơng, không
triệt để, nửa vời,... đâu là cách mạng, triệt để, chân chính... Lý luận kết hợp với thực
tiễn làm thay đổi hẳn nội dung phong trào cách mạng Việt Nam. Sự thay đổi ấy buộc
thực dân Pháp phải thừa nhận và khiếp sợ. Le’Macty, trùm mật thám Pháp thừa nhận

"Cái kết quả đặc sắc nhất của những cố gắng của đảng trong những năm 1927 - 1928 là
ở chỗ thay đổi tâm trí đảng viên. Năm 1926 thì những đảng viên ƣu tú nhất của họ cịn
nghĩ rằng mình theo chủ nghĩa dân tộc. Tháng 5/1929, họ trở thành cộng sản và nóng
lịng tỏ ra mình là cộng sản". Đến cuối năm 1929, Paxkiê - tồn quyền Đơng Dƣơng,
tên sát nhân ở Yên Bái và Xô viết, Nghệ Tĩnh - cũng phải than thở "Chúng ta khơng
cịn đƣơng đầu với những sĩ phu tiếc nuối một quá khứ tàn tạ. Trƣớc mắt chúng ta bây
giờ là cả một tổ chức mới lấy cảm hứng từ phƣơng Tây". Nhƣng Paxkiê nhầm to vì đó
khơng phải là một "cảm hứng" nhƣ ông ta nghĩ mà đó là một tƣ duy khoa học và cách
mạng, một cách nghĩ chính xác bắt nguồn từ Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc.
129

|


Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

III. KẾT LUẬN
Trên hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc và giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã
lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin để xác lập một cách nhìn mới, một cách nghĩ mới, một
hệ tƣ tƣởng mới, một phƣơng châm hành động mới cho cách mạng Việt Nam. Không
những nắm vững thực chất của chủ nghĩa Mác - Lênin mà ngay từ đầu Ngƣời đã vận
dụng sáng tạo để vạch ra nhiệm vụ, phƣơng hƣớng phát triển đúng đắn cho cách mạng
nƣớc ta trong thời đại mới. Đây là yếu tố quyết định làm cho đƣờng lối cứu nƣớc của
Nguyễn Ái Quốc không chỉ phù hợp với xu thế thời đại, thực tiễn khách quan, mà đó
chính là nguyện vọng của quần chúng nhân dân Việt Nam. Con đƣờng ấy đã giải quyết
cuộc khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc ở nƣớc ta, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức
cộng sản vào nửa cuối năm 1929 và Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, mở
đƣờng cho những thắng lợi to lớn và vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Các tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu Tư

tưởng Hồ Chí Minh (Sách tham khảo).
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Trƣờng Chinh (1992), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cách mạng Việt Nam, Nxb
Thông tin lý luận, Hà Nội.
4. Phạm Văn Đồng (1976), Hồ Chủ tịch tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời
đại, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Thành Duy (2004), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (1999), Một số vấn đề về chủ nghĩa
Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa
học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đặng Xuân Kỳ (1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
10. Song Thành (2006), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận Chính
trị, Hà Nội.

|130



×