Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi vào lớp 10 chuyên Văn sở Quảng Ngãi năm 2015 - 2016 có đáp án | Ngữ văn, Đề thi vào lớp 10 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.18 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT </b>
<b> QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2015 - 2016</b>


<b>Ngày thi: 12/6/2015</b>


<b>Môn thi: Ngữ văn (Hệ chuyên)</b>


<b> </b> <b>Thời gian làm bài: 150 phút </b>



<b>Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)</b>


<i>Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng</i>
<i>Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.</i>
<i>Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn ma</i>
<i>Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.</i>
<i>Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng</i>
<i>Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…</i>


(Tế Hanh, <i>Quê hương</i>)


<i> </i>


<i><b>Câu 1.</b></i> Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ trên là biểu cảm hay miêu tả?
Giải thích vì sao em xác định như vậy? (0,5 điểm)


<i><b>Câu 2.</b></i> Nêu ngắn gọn nội dung và đặt tiêu đề cho đoạn thơ. (1,0 điểm)


<i><b>Câu 3.</b></i> Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ. <i>(1,0</i>
<i>điểm)</i>



<i><b>Câu 4.</b></i> Bút pháp miêu tả trong đoạn thơ là bút pháp gì? (0,5 điểm)
<b>Phần II. Làm văn (7,0 điểm) </b>


<i><b>Câu 1 </b>(2,0 điểm)</i>


<i>...mỗi chúng ta hay học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc</i>
<i>ghi những ân nghĩa lên đá.</i>


(Trích “Lỗi lầm và sự biết ơn”, <i>Hạt giống tâm hồn</i>,
NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2004)


Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.


<i><b>Câu 2</b></i> (5,0 điểm)


Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Thị Thiết trong truyện Chuyện người con gái
<i>Nam Xương của Nguyễn Dữ và nhân vật Blăng-sốt trong đoạn trích Bố của Xi-mông</i>
của Mô-pa-xăng.


………HẾT……….
<b>Ghi chú: Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT </b>


<b>QUẢNG NGÃI Năm học 2015 - 2016</b>



<b> </b>


<b> </b>



<b>HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ CHÍNH THỨC)</b>


<b>MƠN NGỮ VĂN (Hệ chun)</b>




<b>Phần I. Đọc- hiểu (3,0 điểm)</b>


<b> Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm, vì những hình ảnh miêu tả chỉ là</b>
tái hiện phong cảnh, cuộc sống ở làng chài quê hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ
tình.


- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.


- Điểm 0,25: Chỉ trả lời đúng phương thức biểu cảm mà không giải thích hoặc
giải thích sai.


- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.


<b>Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá. Co</b>
thể đặt tiêu đề là Cảnh ra khơi


- Điểm 1,0: Trả lời đúng như trên. Co thể diễn đạt khác, đặt tiêu đề khác nhưng
phù hợp.


- Điểm 0,5: Chỉ trả lời đúng nội dung hoặc đặt tiêu đề phù hợp.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.


<b>Câu 3. </b>


<b>- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh:</b>
+ Chiếc thuyền…như con tuấn ma


+ Cánh buồm…như mảnh hồn làng
- Tác dụng:



+ Diễn tả ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát
lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. Cánh buồm căng gio
trở nên lớn lao, thiêng liêng, thành biểu tượng của linh hồn làng chài.


+ Thể hiện cảm nhận tinh tế và tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Điểm 1,0: Trả lời đúng và đầy đủ các ý trên.


- Điểm 0,5: Chỉ ra được biện pháp tu từ nhưng chưa phân tích tác dụng/ nêu
được một hình ảnh so sánh và phân tích được tác dụng nhưng còn sơ sài.


- Điểm 0,25: Chỉ nêu được một hình ảnh so sánh.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.


<b>Câu 4. Bút pháp miêu tả trong đoạn thơ là bút pháp lãng mạn hoa.</b>
- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên hoặc lang mạn.


- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
<b>Phần II. Làm văn (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1. (2,0 điểm)</b>


<b>* Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng kiến thức đời sống và kĩ năng về</b>
dạng văn nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài văn phải co kết cấu ba phần rõ ràng,
viết đúng trọng tâm; đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức; diễn đạt trôi chảy,
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


<b>* Yêu cầu cụ thể: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề nghị luận.


- Điểm 0: Xác định không đúng vấn đề nghị luận.


<i>b. Triển khai luận điểm một cách hợp lí, đúng với kiểu văn bản nghị luận (1.0</i>
điểm): Co thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả các cách đều phải đảm
bảo tính liên kết về nội dung và hình thức; cần thực hiện được các ý theo định hướng
sau:


- Giải thích ý kiến:


+ Cát: mau chong xoa nhòa do sự biến đổi của thiên nhiên; <i>đá: biểu tượng cho</i>
sự trường tồn, vĩnh cửu…


+ Thông điệp gửi gắm: nên quên đi những thù hận, đau buồn và khắc ghi những
ân nghĩa người khác làm cho mình.


- Trình bày suy nghĩ về vấn đề:


+ Khẳng định sự đúng đắn của quan niệm trên:


Nếu giữ mãi thù hận hay tìm cách đối pho, trả thù, cuộc sống sẽ nặng nề và co
thể kéo theo những việc làm tội lỗi. Nếu biết tha thứ thì sẽ tốt cho mình và tốt cho mọi
người.


Trong quan hệ giữa con người, tình nghĩa là quan trọng. Nhận được sự giúp đơ
của người khác lúc kho khăn, hoạn nạn…thì phải nhớ ơn. Biết ơn, khắc ghi ân nghĩa
cũng là một triết lí sống đẹp.


+ Mở rộng: lòng vị tha, độ lượng phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể; biết ơn, trả
ơn phải được thể hiện bằng cách ứng xử co văn hoa.



- Liên hệ bản thân: sống bao dung, vị tha, trọng ân nghĩa...


- Điểm 1,0: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, đồng thời khuyến khích những ý
co sáng tạo nhưng phải hợp lí.


- Điểm 0,75: Đảm bảo được các ý cơ bản nhưng còn mắc lỗi liên kết.
- Điểm 0,5: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên.


- Điểm 0,25: Co được một vài ý đúng nhưng chưa biết cách triển khai luận điểm
và còn mắc lỗi liên kết.


- Điểm 0: Không đạt được yêu cầu nào.


<i>c. Diễn đạt trôi chảy, khơng mắc lỡi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,25 điểm)</i>
- Điểm 0,25: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.


- Điểm 0: Mắc một trong các lỗi: diễn đạt, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
<i>d. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. (0,25 điểm) </i>


- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề.


- Điểm 0: Cả bài chỉ co một đoạn văn.
<b>Câu 2. (5,0 điểm)</b>


<b>* Yêu cầu chung: </b>


Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo
lập văn bản. Bài viết co bố cục đầy đủ, rõ ràng; luận điểm chính xác; văn viết co cảm
xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;


không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; trình bày đẹp.


<b>* Yêu cầu cụ thể:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài
biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.


- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng các
phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu nêu trên; phần Thân bài chỉ co một đoạn văn.


- Điểm 0: Thiếu phần Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài hoặc cả bài chỉ co một
đoạn văn.


<i>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)</i>


Cảm nhận về nhân vật Vũ Thị Thiết trong truyện <i>Chuyện người con gái Nam</i>
<i>Xương của Nguyễn Dữ và nhân vật Blăng-sốt trong đoạn trích Bố của Xi-mông của</i>
Mô-pa-xăng.


- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề nghị luận


- Điểm 0,25:Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0:Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.


<i>c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được</i>
<i>triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập</i>
<i>luận phân tích, so sánh để triển khai các luận điểm. (3,0 điểm)</i>



Co thể trình bày theo định hướng sau:


- Giới thiệu đề tài người phụ nữ trong văn học; giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết
trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và nhân vật Blăng-sốt
trong đoạn trích Bố của Xi-mông của Mô-pa-xăng.


- Cảm nhận về nhân vật Vũ Thị Thiết:
+ Tư dung tốt đẹp


+ Đảm đang, hiếu thảo, thủy chung...


+ Bất hạnh: phải chấp nhận cuộc hôn nhân không bình đẳng, phải gánh vác gia
đình, một mình phụng dương mẹ chồng, nuôi dạy con trẻ; bị chồng nghi oan phải tìm
đến cái chết, vĩnh viễn không thể đoàn tụ với gia đình...


Nguyên nhân: do chế độ phong kiến bất công, do chiến tranh...


+ Đánh giá: nhân vật thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ (ca ngợi vẻ
đẹp, thương cảm trước những nỗi đau của người phụ nữ, đồng thời tố cáo xã hội bất
công...).


- Cảm nhận về nhân vật Blăng-sốt:


+ Là một trong những cô gái đẹp nhất vùng
+ Bản chất tốt đẹp


+ Bất hạnh: bị lừa dối, sinh ra đứa con không co bố, một mình nuôi dạy con,
sống trong tủi hổ vì sự lầm lơ một thời...


+ Đánh giá: nhân vật thể hiện lòng thương yêu con người của Mô-pa-xăng.


- So sánh hai nhân vật:


+ Giống nhau: hai nhân vật đều xinh đẹp, co nhân phẩm nhưng số phận bất
hạnh, bi kịch. Điều đo cho thấy co sự gặp gơ về tinh thần nhân đạo của hai nhà văn.


+ Khác nhau: cách xây dựng nhân vật khác nhau, số phận của mỗi nhân vật co
nét riêng, cách kết thúc cũng khác,...


- Kết luận chung: Khẳng định sức sống của hai nhân vật, giá trị nhân đạo của
hai văn bản và tài năng của hai nhà văn...


- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên.


- Điểm 2,0 – 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các
luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực
sự chặt chẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Điểm 0,25 – 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0: Không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
<i>d. Sáng tạo. (0,5 điểm)</i>


<b> </b> - Điểm 0,5: Co cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.
<b> </b> - Điểm 0,25: Diễn đạt hay; co so sánh nhưng còn hạn chế.


- Điểm 0: Không co cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không so sánh.
<i> e. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,5 điểm)</i>


- Điểm 0,5 : Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


- Điểm 0,25 : Mắc một số lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Điểm 0 : Mắc nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.




</div>

<!--links-->

×