Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.63 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Khát vọng lớn lao của Kiều là xây dựng tình yêu và hạnh phúc vơiù Kim Trọng. Song
thực tế xã hội phong kiến đã không để nàng thực hiện khát vọng ấy. Nó như một trở lực,
một thế lực đè nặng lên khát vọng của nàng mà kéo xuống thành bi kịch, buộc nàng phải
từ bỏ mối tình đầu.
Vì thế cơ sở của bi kịch tình yêu ấy là sự hi sinh. Trong tác phẩm, Kiều đã hai lần hi sinh
tình yêu của mình. Lần thứ nhất nàng chọn chữ “hiếu” “làm con quyết phải đền ơn sinh
thành”. Lần thứ hai nàng cũng tự hi sinh để mang lại hạnh phúc cho người yêu. Sự hi sinh
ấy làm cho nhân phẩm của Thúy Kiều càng thêm cao thượng. Mặt khác, ta nhận ra sự đau
đớn xót xa của sự hi sinh. Nỗi mất mát nào chẳng mang đến sự thức tỉnh về hạnh phúc,
quyền sống cá nhân con người. Từ đây, đọan trích “Trao Duyên” thể hiện sâu sắc tư
tưởng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du.
Trao duyên rồi, ngỡ như khỏi phụ và “nợ tình” đành là trả
được ít nhiều...Thế mà mãn cuộc trao dun lại khóc “phụ
chàng từ đây” là nghĩa làm sao? Thế mới thật sự là giằng
xé, thật sự là bi kịch. Và con mắt tinh đời của Nguyễn Du
mới đúng là “nhìn thấu sáu cõi”, lịng đau của Nguyễn Du
mới đúng là “nghĩ suốt ngàn đời”.Quả như Chế Lan Viên
đã nói: “ Đây chính là những vần thơ siêu thực” bởi vì lần
đầu tiên trong lịch sử văn chương dân tộc, cái nghịch lí
trong tâm trạng được phát hiện và sử dụng để phân tích
nội tâm nhân vật tiểu thuyết, phải chăng đó chính là nét
độc đáo, là lí do vì sao Truyện Kiều trở thành bất hủ!
Lần đọc: 8414
<b>colennha</b>
Junior Member
Tham gia ngày: Apr 2009
Đến từ: ViệtNam
Bài gửi: 14
Thanks: 0
Thanked 17 Times in 5 Posts
Tạo trang in