Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Trao duyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.16 KB, 3 trang )

Tuần: 29
Tiết: 85
TRAO DUYÊN
(Trích “Truyện Kiều”)
~Nguyễn Du~
A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kòch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống
nhất chặt chẽ.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích.
B/. Tiến trình tổ chức dạy học:
I/. Ổn đònh: + Só số, vệ sinh, ánh sáng lớp học.
+ Nhắc học sinh gấp tập lại để kiểm tra.
II/. Kiểm tra bài: Gọi 1, 2 HS:
1/. Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?
2/. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng cơ bản nào? Kể ra?
III/. Bài mới:
Gia đình Thuý Kiều gặp tai biến: Cha và em bò bắt Thuý Kiều đành phải bán mình chuộc cha và
em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh. Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình giữ lời
thề với Kim Trọng và tâm trạng Thuý Kiều đã được thể hiện rất rõ trong đoạn trích “Trao duyên”.
Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung cần đạt
? Văn bản “Trao duyên”nằm ở vò trí nào trong
Truyện Kiều?
? Gọi HS đọc văn bản? Nêu đại ý?
Đoạn trích thể hiện tâm trạng quá đau khổ của
Kiều khi đứng trước bi kòch của tình yêu  đọc
với giọng khẩn khoản, van nài và tha thiết.
? Văn bản đã thuật lại sự việc gì?
? Qua cảnh trao duyên cho ta biết được điều gì
về Thuý Kiều? (Nhân cách cao đẹp của Thuý
Kiều)


? Bố cục? Văn bản chia mấy phần?
- Từ đầu  thơm lây  cảnh trao duyên.
- Còn lại  tâm trạng của Kiều khi trao duyên.
? Các em hiểu như thế nào về từ “cậy;chòu lời”
- Cậy: chứ không phải là “ nhờ”  có thể tuỳ ý
không ép buộc thiên về ý tin chắc là người khác
nhất đònh sẽ nghe và làm theo mình. Thanh
trắc. Nếu thay bằng thanh bằng làm giảm phần
nào cái quằn quại, đau đớn, khó nói của Kiều.
- Chòu lời khác nhận lời: có vẻ giống nhau
nhưng “chòu lời”là nhận lời làm một việc không
do mình tự nguyện hoặc một việc khó từ chối.
=> Chữ “cậy”rất ứng với “chòu lời” trong trường
hợp này.
I/. Văn bản:
1/. Vò trí: Từ câu 723-756 trong “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du.
2/. Đại ý:
Qua cảnh trao duyên đã cho thấy được bi
kòch tình yêu và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều.
II/. Đọc –hiểu văn bản:
1/. Cảnh trao duyên: (1  12)
a/. Không khí trao duyên: (2 câu đầu)
- Cậy
- Chòu lời
 Dùng từ chọn lọc => tạo sự thuyết phục.
? Với cách chon lọc từ như thế nhằm nói lên
điều gì?
? Chỉ ra những chi tiết miêu tả về không khí trao
duyên?

? Hãy nhận xét về hành động này?
- Em: ngồi lên
- Chò: Lạy … thưa
? Lời lẽ mang sắc thái như thế nào?
? Kiều đã tạo một không khí trao duyên ra sao?
Không khí trang nghiêm mở đầu cho một tình
huống tâm lí hết sức phức tạp. Điều này thể hiện
rất rõ qua tâm sự trao duyên.
? Kiều đã tâm sự như thế nào với Thuý Vân?
Kiều ngỏ ý với Thuý Vân điều gì?
Lời trao duyên chưa chính thức nhưng đã có ý
ràng buộc mặc em, tuỳ em đònh liệu.
? Tiếp theo Kiều đã kể về cuộc tình của mình
như thế nào?
? Mối tình ấy tưởng chừng như sẽ được vẹn tròn
nhưng giờ đây đã bò tan vỡ. Vậy lí do nào đã làm
cho cuộc tình như thế?
? Trước tình thế đó Kiều đã dùng lời lẽ để
thuyết phục Thuý Vân như thế nào?
? Và còn tha thiết hơn là Kiều đã lấy cả linh hồn
của người bạc phận để biết ơn Thuý Vân. Nếu
như Thuý Vân nhận lời Thuý Kiều? Cụ thể?
Tóm lại Kiều đã nhập chuyện bằng cách
kể lại cảnh ngộ khó xử của mình rồi trần thuật
gói gọn trong ba chữ: sự – lí - tình.
Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành vừa
thuyết phục vừa tha thiết vừa ràng buộc đưa Vân
đến tình thế mặc nhiên phải chấp nhận. Vậy giờ
đây, khi trao duyên diễn biến tâm trạng của Kiều
ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 2.

? Trước hết Kiều trao kỉ vật? Kỉ vật gồm những
gì?
? Suy nghó gì về chi tiết “của chung”? Có vô lí
không? Nhận xét về lí trí và tình cảm của Kiều?
? Chính sự mâu thuẫn ấy đã nói lên điều gì về
tình cảm của Kiều đối với Kim Trọng?
? Tại sao Kiều lại nghó đến tình huống này?
Bởi vì đối với Kiều tình yêu là toàn bộ cuộc sống
tình mất Kiều cũng chết. Hồn oan là cái chết
tinh thần là ác mộng của kẻ tuyệt vọng chính vì
thế mà ngôn ngữ của Kiều đã có sự thay đổi.
Kiều đang nói với Vân nhưng thực ra Kiều đã
- Ngồi lên
- Lạy … thưa
 Động từ => Sự thành khẩn trang nghiêm.
b/. Tâm sự khi trao duyên: (10 câu tiếp)
- … đứt gánh  ẩn dụ => Bi kòch tình yêu.
- … chắp mối … mặc em  Tuỳ em đònh liệu.
- Khi:
+ Gặp chàng Kim
+ Ngày quạt ước
+ Đêm chén thề
 Điệp từ + cách kể vắn tắt
 Mối tình thắm thiết giữa Kim –Kiều
- “Sự đâu sóng gió bất kì”  Lí do khách quan.
- Thuyết phục:
+ “Hiếu tình khôn lẽ…ven hai”  Lí trí
+ Xót tình máu mủ  Tình cảm
+ Thòt nát >< ngậm cười
Xương mòn >< chín suối

 Sức thuyết phục cao
2/. Tâm trạng Kiều khi trao duyên (còn lại)
- Kỉ vật: chiếc vành, tờ mây
Duyên: Thuý Vân giữ
Vật: của chung (Thuý Vân + Thuý Kiều)
 Lí trí >< tình cảm  Tình cảm sâu đậm của
Thuý Kiều đối với Kim Trọng.
- “Mai sau dù có bao giờ
… Rưới xin giọt nước cho người thác oan”
 Lời độc thoại  Nỗi đau của chính mình
quên dần sự có mặt của em chuyển sang nói với
chính mình.
? Trở về thực tại Kiều đã nhận thấy cuộc tình
của mình như thế nào? Tâm trạng như thế nào?
Kiều bò giằng xé bởi một bên là nỗi mất mát
không gì cứu vãn nổi, một bên là dòng thác
tình yêu càng thêm cuộn xiết  bi kòch tình yêu
đẩy tới đỉnh điểm và rồi hình bóng Kim Trọng đã
bao trùm choáng ngợp tâm hồn Kiều khiến Kiều
phải thốt lên?
Hiện tại Quá khứ
- Trâm gãy, gương tan >< muôn vàn
- Tơ duyên ngắn ngủi >< ái ân
 Rất đau khổ
- Ôi Kim lang  Điệp từ+phụ  nhân cách cao
đẹp của Kiều.
* Ghi nhớ: SGK
IV/. Củng cố: Gọi HS:
1/. Đọc diễn cảm đoạn trích “Trao duyên”?
2/. Tâm trạng của Kiều khi trao duyên?

V/. Dặn dò: Học bài
Chuẩn bò bài “Nỗi thương mình”
Giáo viên nhận xét và xếp loại tiết học.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×