Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.21 KB, 9 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, thị trường càng phát triển với nhu cầu nông
sản đang tăng lên về cả chủng loại, số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng cho đời sống nhân
dân . Trong tiến trình phát triển này, ngành sản xuất rau an tồn (RAT) đang dần dần khẳng
định vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Từ đây, đặt ra cho ngành hàng RAT một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự quan tâm một cách
thỏa đáng, đặc biệt là ở thành phố lớn như Hà Nội. Hiện nay, đời sống của người dân Hà Nội
đã phát triển cao bởi vậy xu hướng tiêu dùng RAT tại thành phố ngày càng tăng về số lượng
và chất lượng.
Tuy nhiên, việc sản xuất rau an toàn hiện nay tại thành phố Hà Nội vẫn cịn nhiều
khó khăn về quy mơ diện tích trồng rau an toàn, chất lượng, số lượng sản xuất rau an toàn
cũng như khả năng tiêu thụ rau an toàn của thành phố Hà Nội trên thị trường trong và
ngoài thành phố. Nhìn nhận thấy cần từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo
động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trong những năm tới, đưa công tác
quản lý ngành rau của Thành phố Hà Nội dần đi vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu về sản
phẩm RAT cho nhân dân Thủ đô, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển sản xuất rau an
toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội ” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Trong khuôn
khổ luận văn, cao học viên muốn tìm hiểu tình hình sản xuất rau an tồn, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, tiến hành phân
tích q trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của thành phố, trên cơ sở đó đưa ra những
định hướng, kiến nghị cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố đạt
hiệu quả.
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau an toàn.
Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục phát triển sản xuất RAT trên địa bàn
thành phố Hà Nội.


Luận văn với đề tài “ Phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà


Nội ” là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả. Qua 3 chương chính của luận văn đã làm
rõ được một số vấn đề như sau:
 Thứ nhất, luận văn đã giới thiệu khái quát cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau
an toàn, điều này thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Một là,tác giả giới thiệu khái quát về rau an toàn (RAT), sản xuất rau an toàn và
phát triển sản xuất rau an toàn. Quan điểm của luận văn, dựa trên các khái niệm về phát
triển thì Phát triển sản xuất rau an tồn được hiểu là sự gia tăng về quy mô, chủng loại,
sự cải thiện về chất lượng và nâng cao hiệu quả của sản xuất rau an toàn.
Hai là,luận văn đã giới thiệu nội hàm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển sản
xuất RAT, trong đó:
Nội hàm phát triển sản xuất rau an tồn là sự gia tăng quy mơ sản xuất RAT bao
gồm sự gia tăng về diện tích sản xuất RAT, sản lượng RAT sản xuất ra và doanh thu đạt
được từ phát triển RAT; Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất rau an toàn, bao gồm sự thay
đổi cơ cấu theo chủng loại RAT sản xuất rasự gia tăng tỷ trọng rau đảm bảo tiêu chuẩn an
tồn so với tổng số rau được trồng theo cơng nghệ RAT, cải thiện theo hướng chuyển
dịch cơ cấu theo hướng trồng chủng loại rau an toàn nhằm đạt được năng suất cao sản
xuất rau an toàn, sự chuyển dịch cơ cấu được thể hiện qua sự thay đổi cơ cấu sản lượng
rau sản xuất và tiêu thụ; Nâng cao hiệu quả sản xuất RATthể hiện ở việc bảo đảm tính
đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ rau an tồn, nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuất
rau an toàn.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển sản xuất rau an toàn gồm: Chỉ tiêu phản ánh
sự gia tăng quy mơ sản xuất rau an tồn; Chỉ tiêu phản ánh thay đổi chủng loại RAT cơ
cấu theo hướng nâng cao; Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rau an toàn.

Ba là, luận văn giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an
toàn. Các nhân tố này bao gồm: Thể chế của nhà nước về sản xuất RAT (thể chế phát
triển sản xuất rau an toàn và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật); Các chính sách phát
triển RAT của địa phương (chính sách quy hoạch, chính sách khuyến nơng, hỗ trợ kỹ
thuật, khoa học cơng nghệ vào tạo, chính sách hỗ trợ tài chính); Nhân tố thị trường (hệ



thống phân phối, xây dựng thương hiệu và thông tin thị trường); Nhân tố liên quan
nănglực sản xuất RAT của địa phương ( nhân lực, kết cấu cơ sở hạ tầng); Nhân tố tổ
chức phát triển sản xuất RAT (loại hình tổ chức sản xuất RAT, liên kết sản xuất - tiêu
thụ RAT, bộ máy quản lý sản xuất RAT, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về RAT).
 Thứ hai,luận văn đi phân tích thực trạng phát triển sản xuất RAT trên địa bàn Hà
Nội trong những năm gần đây.

Một là, tác giả đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội đối với phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hai là, tác giả đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển sản xuất rau an toàn
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước hết là nhân tố thể chế chính sách của Nhà Nước
đã có nhiều tác động đến phát triển sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội. Tiếp theo là
nhân tố chính sách hỗ trợ của thành phố gồm có các chính sách quy hoạch, chính sách
đào tạo, chính sách khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật, khoa học và cơng nghệ trong sản
xuất, chính sách tài chính của thành phố Hà Nội. Tất cả các chính sách này đều có tác
động mạnh mẽ đến phát triển ngành rau nói chung và RAT nói riêng. Kết quả thu được
thành phố Hà Nội đã bước đầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; một số mơ hình sản xuất
- kinh doanh RAT đã được triển khai trong thời gian ngắn, tập huấn về kiến thức an
toàn vệ sinh thực phẩm ngành rau cho người sản xuất. Tiếp đến tác giả đánh giá nhân
tố thị trường tác động đến sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả đạt
được, trên địa bàn Hà Nội có 144 cửa hàng bán RAT thuộc các công ty, trung tâm
thương mại, HTX và các cửa hàng tư nhân và bước đầu xây dựng được thương hiệu RAT
Hà Nội để cạnh tranh với các vùng miền RAT khác. Đồng thời tác giả cũng đánh giá tác
động của năng lực sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội. Cuối cùng, tác giả đánh giá sự tác
động của nhân tố tổ chức phát triển RAT. Nhân tố tổ chức mà tác giả đánh giá ở đây
gồm các loại hình sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội (nơng hộ, nhóm liên kết, hợp tác
xã và doanh nghiệp), bộ máy tổ chức quản lý sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Hà
Nội, công tác thanh tra kiểm tra trên địa bàn Hà Nội. Tác giả đúc rút ra trong bốn loại
hình sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội thì loại hình doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

nhất bởi thế cần có nhiều chính sách và giải pháp để thúc đẩy loại hình doanh nghiệp


tham gia hơn nữa. Hệ thống chỉ đạo sản xuất RAT của thành phố Hà Nội là một hệ
thống xuyên suốt từ UBND Thành phố đến các UBND xã, phường. Các cơ quan chức
năng được giao thực hiện các nội dung cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà
nước của từng đơn vị. Tuy nhiên, hệ thống quản lý RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội
vẫn cịn sự chồng chéo. Cơng tác thanh tra kiểm tra đã được tiến hành nhưng còn thiếu
mức độ thường xuyên và chưa có hình thức xử phạt hợp lý để giảm thiểu những sai
phạm trong sản xuất.
 Thứ ba, tác giả tiến hành

phân tích thực trạng phát triển sản xuất rau an tồn theo tiêu

chí đánh giá. Qua phân tích này, tác giả đúc rút ra những mặt được, hạn chế và nguyên nhân của phát
triển sản xuất RAT hiện nay. Cụ thể như sau:

Một là, những mặt được tác giả rút ra là sản xuất RAT tại Hà Nội là sản xuất RAT
ðã phần nào đáp ứng được yêu cầu ATTP mà toàn xã hội quan tâm, bảo vệ môi trýờng, cân
bằng sinh thái do hạn chế sử dụng ít thuốc BVTV hóa học. Các vùng sản xuất rau, đặc biệt
các vùng rau tập trung đã được đầu tư. Diện tích, sản lượng RAT của Hà Nội có xu hướng
tăng qua các năm. Năng suất RAT tăng, tính ra năng suất trung bình 20,5 tấn/ ha. Cơ cấu,
chủng loại ngày càngphong phú, đa dạng, tại Hà Nội có hơn 40 chủng loại rau, đã có nhiều
vùng trồng rau đại trà sang trồng chuyên canh. Chất lýợng VSTP rau trong sản xuất RAT
cũng ðã có những dấu hiệu tốt.
Qua các chương trình phát triển sản xuất RAT đã nâng cao được hiệu quả kinh tế
cho người sản xuất: giá rau ở các vùng sản xuất RAT thường cao hơn giá rau thơng
thường 10 - 20% đã góp phần đảm bảo được quyền lợi chất lượng rau sạch cho người
tiêu dùng. Bước đầu đã cải thiện được ứng xử của người sản xuất và tiêu thụ RAT. Các
loại hình tổ chức sản xuất - tiêu thụ RAT ở Hà Nội gồm 4 loại hình chính là các nơng

hộ, nhóm nơng dân liên kết, các HTX, doanh nghiệp và đã có sự liên kết giữa các loại
hình sản xuất RAT. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, nhất là trong lĩnh vực tiêu thụ RAT
bước đầu có những chuyển biến tốt. Các đài phát thanh tại địa phương (huyện, xã) đã thể
hiện được vai trị tích cực. Hà Nội đã xây dựng chun mục tuyên truyền định kỳ “ RAT
với người tiêu dùng” phát vào 20h50 phút tối thứ 5 hàng tuần trên đài phát thanh truyền
hình Hà Nội - kênh H1. Mạng lưới tiêu thụ RAT đã bước đầu hình thành và phát triển,


từng bước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Hai là, tác giả đúc rút ra những mặt còn hạn chế, tồn tại của phát triển sản
xuất RAT hiện nay. Qua nghiên cứu thực trạng trên có thể thấy diện tích trồng rau an
tồn hiện nay cịn thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai về rau an
toàn.Sản lượng rau của Thành phố sản xuất chỉ mới đáp ứng được 60% nhu cầu, trong
đó rau sản xuất theo quy trình sản xuất rau an tồn đáp ứng được gần 20% nhu cầu. Giá
trị sản phẩm RAT sản xuất còn thấp, chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản
lượng RAT được tiêu thụ với giá cao hơn rau thường chỉ chiếm đến 30% còn lại 70%
sản lượng RAT được tiêu thụ tự do trên thị trường như những loại rau khác.So với yêu
cầu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất RAT mới chỉ đạt từ 5,61% đến 38,73%; Cơ sở hạ
tầng phục vụ tiêu thụ RAT chỉ đạt từ 3% đến dưới 20%. Mặc dù nhu cầu RAT trên địa
bàn Hà Nội cao song tỷ lệ tiêu thụ RAT trên tổng số RAT được sản xuất ra còn thấp.
 Thứ tư, tác giả đã tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến những hạn chế phát triển
sản xuất RAT hiện nay. Đó là sự thay đổi liên tục và thiếu nhất quán trong quy định về
quản lý sản xuất - tiêu thụ RAT đã gây khó khăn cho cơng tác cập nhật quy định, hướng
dẫn thực hiện các quy định ở cơ sở. Nhiều chính sách, quy định ban hành của Nhà nước
chưa phù hợp với điều kiện thực tế ứng dụng phát triển sản xuất RAT trên địa bàn Hà
Nội. Cơ chế, phương pháp triển khai công tác hỗ trợ kỹ thuật chưa phù hợp; ý thức tự
giác của người dân chưa cao. Các cơ quan chức năng có liên quan (Bộ Kế hoạch và đầu
tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn) chưa có sự thống nhất và cùng tham gia vào
vấn đề quy hoạch sản xuất rau an toàn, quy hoạch thành những vùng tập trung mới quản
lý và tổ chức được. Các cơ quan kiểm định chất lượng chưa có sự cơng bố rộng rãi cho

các đơn vị hay tổ chức (cá nhân) sản phẩm rau an toàn sau khi kiểm tra chất lượng. Điều
này làm hạn chế tính quảng bá sản phẩm RAT của người sản xuất. Thiếu cơ chế chính
sách khuyến khích từ thành phố Hà Nội và thực hiện chưa đồng bộ. Việc xây dựng, phát
triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh RAT gặp nhiều khó khăn, tiến độ chậm do chưa có
quy hoạch mạng lưới điểm bán RAT ở nội thành. Việc thực hiện đầu tư hoặc hỗ trợ phát
triển sản xuất; áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới hoặc phát triển sản xuất RAT còn
dàn trải, manh mún, dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện các chính sách và hiệu quả


hỗ trợ chưa cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới tiêu … cịn
hạn chế, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt
là cung ứng ổn định cho những thị trường địi hỏi tính ổn định cao như: siêu thị, khách
sạn, nhà hàng,... Nhận thức và tính tự giác của một bộ phận khơng nhỏ người sản xuất
trong sản xuất rau an tồn cịn thấp cho nên chưa coi trọng và thực hiện đầy đủ các biện
pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn, như : cịn lạm dụng thuốc BVTV, phân đạm vơ cơ,
chưa đảm bảo thời gian cách ly… nên chất lượng rau cịn chưa đảm bảo an tồn vệ sinh
thực phẩm. Chính quyền địa phương một số xã, phường chưa nhận thức được vai trị
trách nhiệm trong cơng tác quản lý sản xuất RAT. Thiếu chính sách để thu hút loại hình
doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất RAT. Trong q trình sản xuất RAT chưa
giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ giữa người sản xuất với các tổ chức kinh tế và các
cơ quan quản lý, cơ quan khoa học. Mối liên kết giữa sản xuất – tiêu thụ RAT chưa bền
chặt nên sản xuất RAT chưa được mở rộng và phát triển. Việc sử dụng các biện pháp kỹ
thuật để phân định và quản lý chất lượng rau gặp nhiều khó khăn và khơng phù hợp thực
tế. Hoạt động thông tin truyền tin về ngành hàng RAT vẫn mang tính chất rời rạc, thiếu tính chuyên nghiệp dẫn
đến giải quyết khâu tiêu thụ trên thị trường của ngành hàng RAT thấp làm cho hiệu quả sản xuất RAT chưa cao.

 Thứ năm, tác giả đề xuất bảy giải pháp tiếp tục phát triển sản xuất RAT trên địa
bàn thành phố Hà Nội, trong đó tác giả nhấn mạnh tới giải pháp thị trường RAT – vấn đề
mấu chốt tăng khả năng tiêu thụ RAT nhằm thúc đẩy phát triển RAT trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Cụ thể như sau:

Một là, hồn thiện các chính sách phát triển sản xuất RAT của thành phố Hà Nội.
Trước hết, cần kiện toàn các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến q trình tổ
chức sản xuất, lưu thơng, tiêu thụ rau an tồn như: Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, Chi
cục Quản lý chất lượng nơng lâm thuỷ sản Hà Nội…để có đủ năng lực, hoàn thành
được chức năng nhiệm vụ được giao, nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực.
Xây dựng hoàn chỉnh và áp dụng các Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, rau hữu cơ …
do sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Hà Nội, Sở Khoa học công nghệ Hà Nội hoặc
các cơ quan Nhà nước ở Trung Ương ban hành phù hợp với điều kiện địa bàn thành phố


Hà Nội trên cơ sở áp dụng Quy trình VietGAP và các quy chuẩn kỹ thuật khác của Bộ
Nông nghiệp & PTNT.Tiếp theo, Thành phố Hà Nội cần có các chính sách hỗ trợ khuyến
khích phát triển sản xuất, chính sách về đất đai hợp lý, chính sách về tín dụng, chính sách ứng
dụng Khoa học cơng nghệ.

Hai là, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. Cần có các chương trình đào tạo tập
huấn nhiều hơn nữa nhằm phát triển nguồn lao động phục vụ phát triển sản xuất RAT .
Cụ thể là đào tạo, tập huấn cho 3 nhóm sau: Nhóm cán bộ chỉ đạo bao gồm các cán bộ kỹ
thuật ở cơ sở sản xuất; Nhóm cán bộ đánh giá giám sát là cán bộ nhà nước có nhiệm vụ
đánh giá, giám sát q trình sản xuất rau an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn rau an tồn
đã được cơng bố; Nhóm người trực tiếp sản xuất đảm bảo 100% các hộ nông dân được
đào tạo về quy trình kỹ thuật sản xuất rau an tồn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp
tốt (GAP) và các tiêu chuẩn an toàn khác (HACCP...). Bên cạnh việc tập huấn thường
xuyên về kiến thức RAT cho người sản xuất thì cần có các chương trình khuyến khích
người sản xuất học hỏi kinh nghiệm sản xuất RAT của các tỉnh thành, địa phương khác
trong và ngoài nước để ứng dụng các mơ hình và nâng cao hiệu quả sản xuất RAT.

Ba là, đẩy mạnh giải pháp về thị trường bằng cách tổ chức mạng lưới lưu thông
và tiêu thụ sản phẩm (sản phẩm tươi, sản phẩm qua xử lý bảo quản). Xây dựng và phát
triển mạng lưới tiếp thị, Xây dựng thương hiệu, Website về RAT. Cụ thể như phát triển

website rau an toàn Hà Nội qua kênh: Tổ
chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm, xây dựng các quầy hàng rau an toàn tại nơi
sản xuất và các trung tâm thương mại trong và ngoài thành phố. Giới thiệu trên phương
tiện thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình). Cần đa dạng hố các mơ hình tiêu
thụ theo nhiều hình thức phù hợp (bán bn, bán lẻ, hợp đồng tiêu thụ... ), khuyến khích
các nhà đầu tư trong ngoài nước đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm, từng bước khai
thông thị trường xuất khẩu. Thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có thương hiệu,
có bao bì đóng gói, có bảo hành chất lượng đến người tiêu dùng, giá cả hợp lý, đảm bảo
lợi ích của cả người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Thực hiện quy chế kinh doanh
rau, quả (được cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành) và chịu sự giám sát về chất
lượng của các cơ quan chức năng. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến


thương mại nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất và người tiêu dùng, tạo
cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ để phát triển sản xuất
RAT.

Bốn là, giải pháp cho tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT . Cần có sự thay đổi căn
bản về tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo các hướng sau đây: thành lập và củng
cố các liên kết, hợp tác sản xuất - tiêu thụ rau an toàn giữa các cá nhân, tổ chức trồng rau
với các doanh nghiệp. Quy mô vùng sản xuất phải đủ lớn (từ 1 – 3 ha trở lên), có chế độ
chuyên canh, luân canh, xen canh, có cơ cấu chủng loại rau phù hợp để duy trì thường
xuyên việc cung cấp sản phẩm rau cho thị trường. Sử dụng thường xuyên có hiệu quả cơ
sở vật chất kỹ thuật, lao động trồng rau trên địa bàn. Hạch tốn có lãi để duy trì và mở
rộng sản xuất. Cần có sự đa dạng hóa về đầu mối tiêu thụ rau để đảm bảo việc lưu thơng
và tiêu thụ rau an tồn được đẩy mạnh, thuận lợi. Khuyến khích nhà sản xuất cũng như
người tiêu dùng tích cực tham gia vào các hội chợ trong thành phố, ngoài thành phố, khu
vực và quốc gia để hiểu rõ tầm quan trọng của RAT cũng như giới thiệu và quảng bá sản
phẩm rau an toàn thành phố Hà Nội.


Năm là, giải pháp hoàn thiện quy hoạch các vùng RAT của TP Hà Nội.
Để thực hiện quy hoạch có hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội thì cần thực
hiện các biện pháp sau: Xác định vùng trồng theo từng đối tượng, chủng loại rau an toàn
của từng tiểu vùng; Tìm hiểu các yếu tố đất đai, thời tiết, khí hậu, lượng mưa hàng năm ở
từng vùng làm cơ sở cho lựa chọn chủng loại rau an toàn phù hợp; Tiến hành phân bố cải
tạo vườn, ruộng hiệu quả kinh tế thấp thành đất trồng rau an toàn có hiệu quả kinh tế cao;
Chuyển đổi đất bồi bãi, đất chưa sử dụng khơng có hiệu quả sang trồng rau an toàn tập
trung; Xây dựng các vùng rau an tồn đẹp, tiên tiến điển hình, có chất lượng, cần gắn hiệu
quả kinh tế sản xuất rau an toàn với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

Sáu là, giải pháp về thanh tra, kiểm tra chất lượng rau an toàn. Cần thống nhất
phương pháp nhanh kiểm tra chất lượng rau an toàn để mọi thành phần đều áp dụng
được, tự kiểm tra, giám sát. Các cấp chính quyền, đồn thể cần có sự quản lý, kiểm tra
chặt chẽ về rau an tồn và có hệ thống kiểm tra chất lượng đồng bộ. Cần có sự kiểm tra
chất lượng rau an toàn thường xuyên, kịp thời để phát hiện các trường hợp rau không


đảm bảo chất lượng Cần có sự xác nhận cụ thể đối với từng chủng loại rau đảm bảo an
toàn.

Bảy là, tăng cường năng lực quản lý nhà nước nhằm phát triển sản xuất RAT
thông qua tổ chức thực hiện, phân cấp quản lý cho các đơn vị liên quan là: UBND thành
phố Hà Nội; Sở NN&PTNT Hà Nội Sở Lao động và TBXH Hà Nội; Cục Quản lý chất
lượng Nông Lâm sản và thủy sản; Các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân.

Đồng thời, tác giả cũng có một số kiến nghị liên quan đến vấn đề phát triển sản
xuất RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội dành cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn; Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản.




×