Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng cho năng suất chất lượng của các dòng bưởi lai có triển vọng tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.78 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN CHIỀU

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG CHO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
CỦA CÁC DỊNG BƯỞI LAI CĨ TRIỂN VỌNG
TẠI THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khố học

:
:
:
:

CHÍNH QUY
NƠNG LÂM KẾT HỢP
LÂM NGHIỆP
2010 - 2014

THÁI NGUYÊN - 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN CHIỀU

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG CHO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
CỦA CÁC DỊNG BƯỞI LAI CĨ TRIỂN VỌNG
TẠI THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khố học

:
:
:
:

Chính quy
Nơng lâm kết hợp
Lâm nghiệp
2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN CÔNG QUÂN

Khoa Lâm nghiệp - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khố luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Trần Công Quân. Số liệu và kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực. Nội dung khố luận có tham khảo và sử
dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, trang web
theo danh mục tài liệu của khố luận. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
những lời cam đoan trên.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA

SINH VIÊN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học

TS. Trần Công Quân

Hà Văn Chiều

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN
PHẢN BIỆN



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, đồng thời giúp sinh viên làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường và Ban
chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc
điểm nông sinh học và khả năng cho năng suất, chất lượng của các dịng
Bưởi lai có triển vọng tại Thái Ngun”.
Qua thời gian thực tập với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo
trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của địa
phương nơi em thực hiện đề tài, đến nay em đã hoàn thành khóa luận của mình.
Lời đầu tiên, cho em xin được chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà
trường và Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã sắp xếp, bố trí và tạo điều kiện
tốt nhất cho tơi hồn thành khóa luận.
Qua đây em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Công Quân,
TS. Trần Đình Quang và đặc biệt là thầy giáo PGS TS. Ngơ Xn Bình cùng
các thầy cơ trong Nhà trường đã tận tình giúp đỡ để em có thể hồn thành tốt
quá trình thực tập. Nhân đây cho phép em cảm ơn cán bộ và người dân xã Tức
Tranh - Phú Lương - Thái Nguyên cùng các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ động viên em hoàn thành tốt khóa luận này.
Do trình độ và năng lực bản thân còn hạn chế, hơn nữa đây là lần đầu
tiên nghiên cứu khoa học nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy cô cùng bạn bè đồng
nghiệp để khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên


Hà Văn Chiều


iii

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích đề tài ........................................................................................................ 3
1.3. Mục tiêu của đề tài................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 4
2.1.2. Các vùng trồng cam quýt trên thế giới ................................................................ 4
2.1.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam ........................................................... 8
2.1.3.1. Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam.................................................... 8
2.1.3.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam............................................ 9
2.1.4. Các nhóm cây có múi và đặc tính thực vật học ................................................13
2.1.4.1. Các nhóm cây có múi......................................................................................13
2.1.4.2. Đặc tính thực vật học ......................................................................................17
2.1.4.3. Yêu cầu sinh thái .............................................................................................20
2.1.5. Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta ....................................21
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................22
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................22
2.2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................22
2.2.1.2. Địa hình đất đai................................................................................................23
2.2.1.3. Điều kiện khí hậu - thủy văn...........................................................................24
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................25

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .28
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................28
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................28
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................28
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................28


iv

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................................28
3.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ................................................................29
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................31
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................32
4.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của các dòng Bưởi lai ..........................32
4.1.1. Đặc điểm thân cành của các dịng Bưởi lai ......................................................32
4.1.2. Đặc điểm hình thái bộ lá của một số dòng Bưởi lai.............................. 34
4.1.3. Đặc điểm hoa của một số dòng Bưởi lai...........................................................36
4.1.4. Đặc điểm quả của một số dòng Bưởi lai...........................................................37
4.2. Đặc điểm sinh trưởng của một số dòng Bưởi lai.................................................38
4.2.1. Chu kỳ sinh trưởng trong năm của một số dòng Bưởi lai ...............................38
4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng lộc của một số dòng Bưởi lai .......................................39
4.3. Đặc điểm ra hoa, kết quả và chất lượng quả và khả năng cho quả không hạt của
một số dòng Bưởi lai ....................................................................................................45
4.3.1. Đặc điểm ra hoa của một số dòng Bưởi lai ..................................................45
Bảng 4.10. Đặc điểm ra hoa của một số dòng Bưởi lai..............................................45
4.3.2. Tỷ lệ đậu quả của một số dòng Bưởi lai ...........................................................46
4.3.3. Chất lượng quả và khả năng tạo hạt của một số dòng Bưởi lai.......................47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................51
5.1. Kết luận ..................................................................................................................51
5.1.1. Đặc điểm hình thái .............................................................................................51

5.1.2. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................ 51
5.1.3. Đặc điểm ra hoa, năng suất chất lượng quả .......................................... 52
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................53
I – TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ........................................................................................53
II – TÀI LIỆU TIẾNG ANH .......................................................................................53


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CV
LSD
VTM C
FAO

: Hệ số biến động
: Giá trị nhỏ nhất để phân biệt ranh giới khác nhau có ý nghĩa
và khác nhau khơng có ý nghĩa, giữa bất kỳ một cặp công thức nào
: Vitamin c
: (Food and Agriculture Organization of the United Nations)
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc

P

: Trọng lượng


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới ........................ 5
Bảng 2.2. Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2005-2012) ........ 9
Bảng 2.3. Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2010 - 2011) ............... 23
Bảng 4.1. Đặc điểm thân cành của một số dòng Bưởi lai ............................ 33
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái bộ lá của một số dòng Bưởi lai .................... 35
Bảng 4.3. Đặc điểm hoa của một số dòng Bưởi lai...................................... 36
Bảng 4.4. Đặc điểm quả của một số dòng Bưởi lai...................................... 37
Bảng 4.5. Chu kỳ sinh trưởng trong năm của một số dòng Bưởi lai .......... 38
Bảng 4.6. Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân của một số dòng Bưởi lai .......... 40
Bảng 4.7. Đặc điểm sinh trưởng lộc hè của một số dòng Bưởi lai .............. 42
Bảng 4.8. Đặc điểm sinh trưởng lộc thu của một số dòng Bưởi lai ............. 43
Bảng 4.9. Đặc điểm sinh trưởng lộc đơng của một số dịng Bưởi lai .......... 44
Bảng 4.10. Đặc điểm ra hoa của một số dòng Bưởi lai ................................. 45
Bảng 4.11. Tỷ lệ đậu quả của một số dòng Bưởi lai ...................................... 46
Bảng 4.12. Kết quả về một số chỉ tiêu cân, đo đếm quả của một số dòng
Bưởi lai ........................................................................................ 47
Bảng 4.13. Năng suất quả của các dòng Bưởi lai .......................................... 49
Bảng 4.14. Kết quả phân tích sinh hố quả của một số dịng Bưởi lai .......... 50


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam có điều kiện sinh thái đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm
và á nhiệt đới cùng với sự phân hoá về địa hình đã tạo nên những vùng khí

hậu đặc thù có thể phát triển được các lồi cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và
cây ăn quả ôn đới. Mặc dù có điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi cho cây ăn
quả phát triển nhưng do điều kiện kinh tế xã hội nghề trồng cây ăn quả Việt
Nam trước đây ở vào tình trạng kém phát triển và sản lượng hàng hố thấp.
Mặc dù chúng ta có nguồn tài nguyên cây ăn quả khá phong phú và đa
dạng nhưng theo các chuyên gia cây ăn quả (Viện khoa học kĩ thuật nông
nghiệp Miền nam) nhận định: Hiện nay, chúng ta phải lựa chọn một số chủng
loại cây ăn trái có ưu thế và khả năng cạnh tranh để đầu tư các khâu kĩ thuật,
xây dựng thương hiệu và chiến lược xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh và chiếm lấy thị trường thế giới. Theo các chuyên gia, hiện tại,
chúng ta cần chú ý đến một số chủng loại cây ăn trái như: Thanh long, Vú
sữa, Măng cụt, ổi, sơ ri và Bưởi.
Bưởi là một cây ăn quả đã góp phần tạo nên ý nghĩa tích cực kể trên và
là đối tượng phát triển chiến lược của ngành trồng cây ăn quả Việt Nam. Từ
lâu, bưởi rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Một số giống bưởi nước ta
đã trở thành thương hiệu uy tín khơng chỉ ở trong nước mà cịn cả trên thị
trường thế giới như: bưởi Da Xanh, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Năm
Roi,… hiện nay cam quýt trở thành một trong những cây ăn quả chủ lực ở
Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam với bộ giống gồm khoảng 70 giống
khác nhau (Mura, Đỗ Đình Cả - 1997) [9].


2

Trồng bưởi không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao mà cịn có giá trị dinh
dưỡng khá tốt. Theo Gs. Trần Thế Tục thành phần hố học có trong 100g quả
bưởi tươi phần ăn được: Đường 6-12%, Lipit 0,1g, protein 0,9g, vitamin C
90mg, P2O5 12mg, cellulose 0,2g, ngoài ra cịn có các loại vitamin B1, B2….,
caroten 0,2mg, các khống chất ở dạng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể con
người [13]. Trong 1kg bưởi phần ăn được cung cấp 530 - 600 calo nguồn năng

lượng dễ tiêu. Ngoài dùng ăn tươi bưởi còn được chế biến thành rất nhiều sản
phẩm có giá trị như: Nước quả, mứt… Trong công nghiệp chế biến vỏ, hạt để
lấy tinh dầu, bã tép để sảm xuất pectin có tác dụng bồi bổ cơ thể. đặc biệt bưởi
có tác dụng rất tốt để chữa các bệnh đường ruột, tim mạch, cũng như chống
ung thư.
Để phát huy mọi lợi thế về điều kiện tự nhiên, mở rộng diện tích thâm
canh, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường
trong nước và thế giới, chúng ta cần duy trì, mở rộng và phát triển những
vùng trồng bưởi đặc sản như: Bưởi năm roi (Vĩnh Long, Cần thơ, Sóc Trăng),
bưởi da xanh (Bến Tre, Tiền Giang), Thanh Trà (Huế), Phúc Trạch (Hà Tĩnh),
Đoan Hùng (Phú Thọ)… và đặc biệt cần lai tạo, để có thêm được những
giống phù hợp với điều kiện sinh thái của các vùng khác nhau hơn nữa[12].
Miền núi Phía Bắc - Việt nam là một vùng có truyền thống lâu đời trong
sản xuất cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, việc thâm canh các loại cây ăn quả có
múi (cam qt) ở đây cịn nhỏ lẻ tự phát và hiệu quả thấp do thiếu bộ giống
tốt. Để mở rộng quy mô sản xuất cây ăn quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội
và xuất khẩu, việc nghiên cứu và tạo ra bộ giống phù hợp có năng suất, chất
lượng cao là yêu cầu rất cần thiết hiện nay của vùng.
Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề về giống phù hợp với điều kiện
sinh thái tại Thái Ngun nói riêng và miền bắc nói chung, tơi tiến hành nghiên


3

cứu chuyên đề: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng cho năng
suất, chất lượng của các dòng Bưởi lai có triển vọng tại Thái Ngun”.
1.2. Mục đích đề tài
Dựa trên cơ sở đánh giá đặc điểm sinh học của một số dịng Bưởi lai
có triển vọng của vùng nghiên cứu nhằm tuyển chọn các giống, dòng Bưởi
lai phù hợp với tỉnh Thái Nguyên nói riêng và khu vực miền núi trung du

phía Bắc Bộ nói chung.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được đặc điểm hình thái của một số dòng dòng Bưởi lai
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của một số dòng Bưởi lai tham gia
thí nghiệm.
- Đánh giá đặc điểm ra hoa, kết quả, năng suất chất lượng quả của các
dòng Bưởi lai có triển vọng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Củng cố kiến thức đã được học và vận dụng một cách sáng tạo những
kiến thức đã học vào thực tế sản xuất; có cơ hội học hỏi thêm những kinh
nghiệm trong thực tiễn sản xuất; nâng cao năng lực nghiên cứu chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho bản thân.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để khuyến cáo cho nông dân và các
doanh nghiệp lựa chọn, đưa các dòng Bưởi lai vào cơ cấu cây trồng sản
xuất của mình.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho công tác chọn tạo giống.
- Góp phần tìm ra những dịng bưởi ưu tú phục vụ sản xuất tại vùng
nghiên cứu và một số vùng có điều kiện sinh thái tương tự.


4

Phần 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây họ cam quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh
trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền)
và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai và chế độ chăm sóc;

hay sự biểu hiện của kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và
môi trường (Đào Thanh Vân và cộng sự, (2000) [6]).
Tùy thuộc vào độ tuổi của cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt khác
nhau, giống có sự thích nghi là khác nhau. Vì thế việc đánh giá sinh trưởng là
rất cần thiết trong công tác chọn giống, nhất là với những giống cây mới được
tuyển chọn.
Cây họ cam qt có những nhu cầu nhất định về mơi trường và dinh
dưỡng. Mỗi một vùng nhất định, do tính phong phú, đa dạng của điều kiện
sinh thái khí hậu, biện pháp thâm canh…đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra
hoa đậu quả của cây bưởi. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản
lượng của cây ăn quả hàng năm.
Công tác điều tra thực trạng sản xuất, tìm hiểu sự ảnh hưởng của các
điều kiện tự nhiên trong đợt ra hoa đậu quả của giống giống bưởi việc áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng phân bón lá và chất
kích thích sinh trưởng để tăng năng suất, sản lượng của các giống bưởi.
2.1.2. Các vùng trồng cam quýt trên thế giới
Trong nhiều năm qua, năng suất, diện tích và sản lượng của cam quýt
không ngừng tăng nhanh. Vành đai trồng trọt trải dài từ 40o vĩ bắc xuống 40o
vĩ nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng trọt vùng nhiệt đới á nhiệt đới.


5

Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Cuba, Thái Lan, Malaysia
và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó khăn lớn về
phát triển cam quýt do một số bệnh hại điển hình của vùng nhiệt đới, như
bệnh greening gây nên. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện
tích cam quýt của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc
không tăng lên được.
Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại

bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis), chiếm 5,4 - 5,6% tổng
sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm chiếm 2,8 - 3,5 triệu
tấn, cịn lại bưởi chiếm một lượng rất ít khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Bưởi chủ
yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á và tập trung nhiều ở một số nước
như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines vv...
Các vùng trồng cam quý nổi tiếng trên thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở
những vùng khí hậu khá ơn hồ thuộc vùng á nhiệt đới, hoặc vùng khí hậu ơn hồ
ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương. Những vùng trồng cam
quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến là vùng Địa Trung Hải và châu Âu, như Tây.
Hiện nay cây bưởi được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các
vùng bưởi trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp
ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển cơng nghiệp thì nghề trồng bưởi cũng
sớm phát triển và ngược lại.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới

Diện tích (ha)

Năm
2003
260.639

Năm
2008
271.976

Năm
2010
256.547

Năm

2011
251.407

Năm
2012
253.971

Năng suất (tạ/ha)

208,068

148,470

251,713

267,754

268,507

Chỉ tiêu

Sản lượng (tấn)

5.423.070 4.308.029 6.547.337 6.276.219 6.565.351
(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [11]


6

Qua bảng 2.1 ta thấy năm 2012, diện tích trồng cây bưởi đạt 253.971 ha,

năng suất bình quân đạt 20,85 tấn/ha và sản lượng đạt 6.565.351 tấn. Trong
vòng gần 10 năm từ 2003 - 2012, diện tích bưởi mặc dù giảm nhưng sản
lượng tăng thêm 1,1 triệu tấn, nguyên nhân chủ yếu do năng suất được tăng
lên bởi áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất bưởi.
Phân vùng địa lý trên thế giới hiện nay có các vùng trồng cam quýt chính
như sau:
Vùng cam quýt châu Mỹ
Là vùng khá lớn và tập trung, gồm chủ yếu ở các nước Trung Mỹ kéo
lên phía bắc đến khoảng 40o vĩ bắc và xuống phía nam đến vĩ độ tương đương
bao gồm các nước như: Honduras, Mexico, Cuba, Dominica, Nicaragoa,
Panama, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Costarica, Brazil, Argentina, Equado,
Uruguay, Colombia. Ngoài ra cam qt cịn được trồng trong nhà kính và ở
những vùng ấm áp ven biển miền Nam Canada. Tuy không phải là nơi khởi
nguyên của cam quýt, nhưng lịch sử trồng cam quýt ở châu Mỹ gắn liền với
lịch sử khám phá ra châu lục này của các nhà thám hiểm châu Âu, đặc biệt là
của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Có nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử
du nhập cam quý vào châu Mỹ, phần lớn cho rằng nhà thám hiểm người Tây
Ban Nha, Phó vương Columbo đã mang cam quýt đến châu Mỹ trong chuyến
đi biển lần thứ hai vào năm 1483. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cam
quýt được đưa vào châu Mỹ từ những người đi biển Bồ Đào Nha trước năm
1483 [14]. Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi cũng như sự phát triển nhanh về
mọi mặt của lục địa châu Mỹ, cam quýt được phát triển mạnh cả về diện tích,
năng suất và sản lượng [10]. Ở châu Mỹ có một số giống cam quýt nổi tiếng,
cam Navel được chọn lọc ở đây. Các giống cam ngọt, bưởi chùm (Citrus
paradisis) cũng là sản phẩm chính thức của châu Mỹ, với đặc điểm vỏ mỏng,
cùi có vị thơm mềm, độ chua và ngọt vừa phải, bưởi chùm được đặc biệt ưa


7


chuộng làm món tráng miệng trên thế giới. Châu Mỹ là nơi sản xuất và xuất
khẩu chủ yếu bưởi chùm, cam Navel và các giống cam ngọt khác. Năm 1997
châu Mỹ sản xuất khoảng trên 30 triệu tấn cam, trên 2 triệu tấn quýt, trên 3
triệu tấn chanh, trên 4 triệu tấn bưởi các loại [4].
Vùng trồng cam Địa Trung Hải và Châu Âu
Vùng cam quýt Địa Trung Hải có lịch sử lâu đời hơn cam quýt châu Mỹ
được du nhập từ châu Á theo gót chân những người lính viễn chinh và các
thuỷ thủ Ấn Độ. Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương khá ơn hồ mát mẻ,
cộng với điều kiện đất đai phù hợp, nghề trồng cam quýt rất phát triển, nổi
tiếng với các giống có vị ngọt thuộc loài Citrus medica. Nhiều nước xuất
khẩu và chế biến cam quýt với số lượng lớn như Tây Ban Nha, Italia, Israel.
Vùng Địa Trung Hải có khí hậu và điều kiện sinh thái phù hợp đã giúp
cho các loài cam quýt được trồng trọt có tuổi thọ rất cao mà vẫn cho năng suất
khá. Những nước sản xuất cam quýt chủ yếu là Tây Ban Nha (gần 4 triệu tấn
cam quýt năm 1997), Italia (hơn 3 triệu tấn cam quýt các loại năm 1997), Hy
Lạp (hơn 1 triệu tấn cam quýt các loại) [4],[6].

Vùng Châu Á
Châu Á được mệnh danh là cái nơi của cam qt, tuy có sản lượng cao ở
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Nhưng do điều kiện kinh tế xã hội của các
nước Châu Á nên nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều. Công tác
chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất
nhiều hạn chế so với các vùng cam quýt khác trên thế giới. Tuy nhiên, nghề
trồng cam quýt ở Châu Á là sự pha trộn của kỹ thuật rất hiện đại (Nhật Bản,
Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin.
Các nước trồng nhiều cam quýt gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Ấn Độ. Sản lượng cam quýt năm 1997 của


8


châu Á và khoảng trên 10 triệu tấn cam, trên 10 triệu tấn quýt, trên 3 triệu tấn
bưởi và chanh.
Ngoài ra cam quýt còn được trồng ở châu Đại Dương như Autralia,
Newzilan. Hiện nay cam quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở các
nước có khí hậu lạnh như Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan. Tuy nhiên sản lượng ở
những nước này không nhiều, chủ yếu chế biến phục vụ nhu cầu trong nước.
2.1.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam
2.1.3.1. Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nơi khởi ngun của nhiều lồi cây trồng,
do điều kiện khí hậu và địa hình phức tạp, là một trong những nước có thể
trồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Kết quả điều tra cho
thấy ở nước ta có hàng ngàn giống cây ăn quả thuộc 130 loài của hơn 30 họ
thực vật [4],[2]. Nhiều loài cây ăn quả thích ứng với các vùng khác nhau
trong nước như chuối, dứa, cam quýt. Nhiều loại cây ăn quả được trồng theo
vùng sinh thái tạo thành các vùng đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên,
vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn (Bắc Giang). Các cây ăn quả đặc sản như sầu
riêng, măng cụt, chôm chôm ở miền Nam, …
Trong nhiều năm diện tích cây ăn quả khơng ngừng tăng nhanh ở Việt
Nam, số liệu ở bảng 2.2, cho thấy mặc dù có một số hạn chế về sinh thái, cam
quýt vẫn được quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam.
Cây ăn quả có múi có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta. Lê Quý Đôn đã
mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam sen, nhũ cam da sần vị rất ngon;
cam chanh da mỏng và mỡ, vừa ngọt thanh vừa có vị chua dịu; cam sành vỏ
dày, vị chua nhẹ, cam mật vỏ mỏng vị ngọt; cam giấy da rất mỏng, màu hồng
trông đẹp mắt, vị chua; cam động đĩnh quả to, vỏ dày, vị chua; cây quất ghi
trong một số sách cổ Trung Quốc là sản phẩm quý của phương Nam đem sang
Trung Quốc trước tiên [8]. Các báo cáo của tác giả Tanaka Nhật Bản trong
chuyến đi khảo sát châu Á đó nhắc đến loài cam quýt được trồng ở Việt Nam
từ đầu thế kỷ 20 [14]. Hiện nay ở Nhật Bản có một số giống bưởi khá nổi



9

tiếng, những giống bưởi này được Tanaka thu thập từ vườn thực vật Sài Gòn
(Việt Nam) mang về trồng và thuần dưỡng ở Nhật Bản.
Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2005
đến năm 2012 do Trung tâm thương mại quốc gia tổng hợp tại bảng:
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2005-2012)
Đơn vị: 1.000 USD
Loại Quả

Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

2012

Bưởi

0

17

0

0

26

195


699

1.291

Chanh

154

32

0

7

52

92

326

1.111

Quýt

24

44

126


148

21

44

25

98

Cam

0

3

11

4

12

22

74

15

Quả có múi khác


381

26

79

8

20

59

32

187

Tổng

559

122

216

167

131

412


1156

2.702

(Nguồn: FAOSAT, 2013)[11]
Cây có múi nói chung và bưởi nói riêng là loại cây ăn quả quan trọng
không chỉ về giá trị dinh dưỡng mà cả về hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so
với cây trồng khác. Việc phát triển trồng bưởi ở những vùng có điều kiện phát
triển cũng như bảo tồn và phát triển mở rộng hơn nữa ở các vùng bưởi truyền
thống là định hướng chiến lược của nhiều địa phương trong cả nước.
2.1.3.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam
- Vùng trồng cam quýt miền núi và trung du miền núi phía Bắc
Là vùng trồng cam quýt với diện tích nhỏ, nhưng lại có nhiều lợi thế về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt có nhiều chủng loại giống có thể sản xuất
hàng hóa đa dạng, gồm các tỉnh miền núi phía bắc như Tuyên Quang, Yên
Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn
La, Lai Châu. Khu vực này nằm ở dải vĩ độ 22-23 độ vĩ bắc, do nằm sát vùng


10

á nhiệt đới, lại chủ yếu là vùng núi cao có độ cao so với mặt biển trên 300 m,
cho nên khí hậu phân mùa rõ rệt, đơng lạnh, xn và thu mát, hè nóng. Nhiệt
độ trung bình tháng là 21-22oC, tháng lạnh nhất là 13-15oC, tháng nắng nhất
là 27-28 độ C, càng lên cao giáp biên giới Việt - Trung và Việt - Lào biên độ
nhiệt độ ngày đêm chênh lệch càng cao là một điều kiện khá thuận lợi để nâng
cao phẩm chất cam quýt. Với lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía
Bắc là 1800-3200 mm, lượng mưa chủ yếu tập chung từ tháng 5 đến tháng 10.
Các tháng cịn lại ít mưa, thời gian mưa có ảnh hưởng tốt đến việc trồng cam

qt vì đây là thời gian lớn của quả, cây cần hút nhiều nước. Các tỉnh miền
núi do điều kiện địa hình núi cao nên ít bị ảnh hưởng của các cơn bão lớn từ
biển Đơng đổ vào.
Đất ở vùng núi phía bắc cũng khá đa dạng, đất feralit đỏ vàng trên phiến
thạch là loại đất điển hình của vùng trung du đơng bắc. Đất mùn đá vơi là đất
khá điển hình ở các tỉnh miền núi cao như Sơn La, Hà Giang, n Bái, Lai
Châu. Ngồi ra cịn có các loại đất feralit phát triển trên đá biến chất như
gơnai, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, đất dốc trừ do q
trình rửa trơi và xói mịn, phù sa không được bồi ven sông, suối. Với điều
kiện địa hình phức tạp, độ cao khác nhau đó phân chia vùng núi trung du phía
bắc thành nhiều vùng tiểu sinh thái riêng biệt, phù hợp để trồng nhiều loài
cam quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung.
Theo kết quả đến năm 2005, diện tích đất trồng cam quýt ở các tỉnh
trung du miền núi phía bắc là 14,6 nghìn ha, năng suất được xếp vào loại
trung bình trong cả nước (6,2 tấn/ha). Những tỉnh trồng nhiều cam quýt phải
kể đến là Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn. Miền núi phía Bắc
cũng là một trong những chiếc nơi của cam quýt, các kết quả điều tra cho thấy
ở đây cịn tìm thấy nhiều lồi hoang dại thuộc họ cam quýt. Sự phân chia
thành nhiều tiểu vùng sinh thái đó góp phần tạo nên bộ giống cam quýt khá


11

phong phú. Kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu cho thấy hơn 70% các
giống cam quýt được trồng ở Việt Nam hiện nay cũng được trồng ở vùng núi
phía bắc, trong đó có nhiều giống qt như qt chùm, quýt sen, quýt đỏ,
quýt đường, quýt vàng Bắc Sơn, quýt vàng Bắc Quang, các giống cam ngọt.
Cũng tại vùng miền núi phía bắc đó có những vùng trồng cam quýt nổi tiếng
từ lâu đời như cam Mường Pồn (Lai Châu), cam sành Tuyên Quang, quýt
vàng Lạng Sơn, quýt đỏ Yên Bái. Do điều kiện sinh thái phù hợp nên vườn

cam qt ở miền núi phía bắc có tuổi thọ rất cao, nhiều cây trên 100 tuổi vẫn
đang ở thời kỳ cho năng suất cao [2], [3].
Nhìn chung, vùng miền núi phía bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đất
đai, ưu thế về khí hậu để có thể phát triển mạnh nghề trồng cam quýt. Khí hậu
vùng miền núi phía bắc ngồi việc phù hợp với sinh trưởng, ra hoa bình thường
ở cam qt cịn có ưu thế hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long là có mùa đơng lạnh, biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong
năm cũng khá lớn giúp nâng cao khả năng tổng hợp đường và các sắc tố mang
đúng đặc trưng của giống. Vì vậy mà quả cam quýt phía bắc bao giờ cũng đẹp
hơn vùng đồng bằng sơng Cửu Long, quả mọng nước, ngọt và ít xơ bỏ hơn.
Miền núi phía bắc có những hạn chế cơ bản về vùng cam quýt, như địa
hình đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất trồng trọt nhanh bị nghèo
kiệt dinh dưỡng do rửa trơi, xói mịn. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến cịn rất ít
do hạn chế về trình độ học vấn và nhận thức của người dân, chủ yếu vẫn là
độc canh một giống, canh tác theo các phương pháp truyền thống. Do vậy
chưa đi vào thâm canh tăng năng suất cây ăn quả. Việc tuyển chọn những
giống tốt còn chưa được quan tâm. Các giống hiện tại đó bị thối hố nhiều
do sử dụng các phương pháp nhân giống truyền thống mà chủ yếu là phương
pháp gieo hạt. Địa bàn rất phân tán, giao thơng đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở
nghèo nàn, rất khó khăn trong việc tiếp thị để tiêu thụ cũng như chế biến sản


12

phẩm. Nếu khắc phục được các trở ngại trên thì vùng sản xuất cam miền núi
phía bắc sẽ trở thành vùng sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và cây
ăn quả nói chung.
- Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung
Vùng ven biển miền Trung gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình trải dài từ 18 - 20030’ vĩ độ bắc. Tổng diện tích trồng cam quýt

của vùng năm 1998 là 7.743 ha. Do hạn chế về khí hậu và đất đai nên năng
suất bình quân đạt rất thấp, khoảng 5,8 tấn/ha (ngoại trừ vùng chuyên canh
cam quýt Phủ Quỳ), có hai vùng khá nổi tiếng về cam quýt, đó là bưởi Phúc
Trạch (Quảng Bình) và vùng cam quý Phủ Quỳ Nghệ An. Bưởi Phúc Trạch là
một sản phẩm đặc sản giống như bưởi Đoan Hùng của Phú Thọ đó có lịch sử
trồng bưởi từ lâu đời, bưởi Phúc Trạch có vị chua nhẹ rất dễ ăn và rất phù hợp
với khẩu vị người nước ngồi. Ở Phúc Trạch hầu như gia đình nào cũng trồng
bưởi. Tuy nhiên diện tích trồng ở đây khá phân tán, nhỏ lẻ ở từng gia đình.
Mặt khác bưởi Phúc Trạch có số lượng hạt rất lớn, bởi vậy hiện tại chưa thể
trở thành sản phẩm địa phương có khả năng xuất khẩu [5].
Phủ Quỳ nằm ở phía bắc của tỉnh Nghệ An từ vĩ độ 19009’ đến 19030’ vĩ
độ bắc và 1050 kinh đông thuộc huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, ở đây có các
loại đất như: Đất đỏ Bazan (hơn 40%) ngồi ra cịn có các loại đất khác như
đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến (gần 30%), đất đá vôi, đất phù sa
không được bồi hàng năm, đất bồi tụ ven song suối. Phủ Quỳ nằm ở độ cao
70-80m so với mặt nước biển. Nhiệt độ trung bình 26,90C. Mùa hè bị ảnh
hưởng bởi gió mùa Tây Nam nên rất khơ và nóng. Lượng mưa bình quân đjat
1.622, lượng bốc hơi 828mm/ năm, độ ẩm khơng khí 80-90%. Những giống
cam trồng phổ biến ở đây là Xã Đồi, Vân Du, Sơng Con và một số lượng ít
là cam sành Bố Hạ, Valenxia,..


13

- Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long
Bao gồm các tình như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh
Long, Cần Thơ, nằm trong khoảng 9015’ - 10013’ vĩ độ bắc, 1050 - 106045’ độ
kinh Đông với địa hình bằng phẳng, bằng độ cao hơn mực nước biển 3-5m, có
hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Sự phân bố này tương đối ổn định qua các năm với nhiệt độ

trung bình là 26-270C với tồng nhiệt độ hàng năm là 9.500-10.0000C, chênh
lệnh giữa nhiệt độ tháng thấp nhất và cao nhất là 3-40C nhưng dao động nhiệt
độ giữa ngày và đêm khoảng 7-80C.
Lượng mưa trung bình từ 1300 - 2000 mm, chủ yếu tập trung vào mùa
mưa ở tháng 5 đến tháng 11 (90%), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau lượng mưa chỉ vào khoảng 10 % cả năm. Năm 1998 diện tích trồng
cam quýt của vùng là 41.267 ha, với sản lượng 286.636 ngàn tấn và là vùng
sản xuất cam có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Người nơng dân ở
đây đã có những biện pháp trồng trọt thích hợp để tránh sự thay đổi khơng
ổn định của mực nước ngầm và những tháng mùa mưa lũ. Các vườn cam
vùng trũng được trồng trên luống cao hoặc xung quanh vườn được đắp bờ
nổi để tránh nước lũ tràn vào.
2.1.4. Các nhóm cây có múi và đặc tính thực vật học
2.1.4.1. Các nhóm cây có múi
Cây có múi thuộc nhiều chủng loại, ngồi chi Citrus chỉ có 2 chi khác
nhau đã được trồng là Poncirus (Cam ba lá) và Fortunella (quất).
+ Chi Poncirus (Cam ba lá)
Không trồng nhiều ở Việt Nam mà chỉ mới được nhập vào để dùng làm gốc
ghép vì ưu điểm: Chống rét rất tốt, chống chảy gôm, chịu được bệnh Tristeza,
chịu đất ẩm nhưng không chịu được đất hạn, đất mặn và rất mẫn cảm với bệnh
Exocortis là bệnh virus là cho vỏ ngoài nứt ra và rụng từng mảng.


14

+ Chi Fortunella (Quất)
Trồng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Quả giống quả cam
nhỏ, màu vàng như cam nhưng ít núi (3-7 múi), mỗi quả chỉ có 2 hạt. Quả
chua nên không dùng ăn tươi mà chủ yếu trồng làm cảnh hoặc lấy gia vị.
+ Chi Citrus

Gồm các giống dùng làm thực phẩm dưới dạng quả tươi hoặc chế biến.
Chi Citrus gồm nhiều nhóm với nhiều giống:
- Chanh Yên và Phật Thủ (Citrus Media): Quả to, vỏ rất dày và ở phật
thủ phía đi quả lá nỗn biến dạng hình thành những ngón tay có duỗi khác
nhau như một nắm tay phật. Trồng chủ yếu để bày ngày tết hoặc làm mứt.
- Chanh: Có hai loại chính là chanh núm, Lajim.
+ Chanh núm (Citrus limon) gốc ở miền Trung và tây bắc Ấn Độ, khơng
ưa các khí hậu nhiệt đới ẩm mà thích những nơi khí hậu khơng q nóng
nhưng khơng q lạnh và hơi khơ, ít trồng ở Việt Nam, giá trị kinh tế thua
kém so với chanh vỏ mỏng.
+ Chanh Lajim (Citrus Auratifolian) trồng ở miền Nam và Tây Á, gốc ở
những vùng nóng và mưa nhiều. Là giống chanh chịu nóng, khí hậu ẩm, mưa
nhiều. Cây nhỏ, nhiều cành nhỏ, nhiều gai, cuống lá gần như khơng có eo lá.
Quả thường nhỏ, vỏ mỏng, hình trịn hoặc trái xoan. Cũng có một núm nhỏ,
vỏ mỏng, nhiều nước, rất chua. Khi chín vỏ quả cịn xanh hoặc hơi vàng khi
cắt đôi thịt thường màu xanh nhạt, có khi giống thịt đỏ, vỏ đỏ, Trồng chủ yếu
ở các nước nhiệt đới hoặc á nhiệt đới ẩm.
- Quýt (Citrus Reticulata) theo Swingle, những đặc điểm chính của quýt
là nhiều múi (9-13), cuống lá có cánh hép, vỏ dễ bóc, hạt nhỏ, tử diệp xanh
lục. Quýt được chia thành các nhóm:


15

+ Quýt Satsuma chịu rét tốt, trồng tại Nam Nhật Bản, ở vĩ tuyến cao nhất
so với các cây có múi khác. Qt Satsuma chín sớm, thường khơng có hạt và
có nhiều loại phụ.
+ Quýt King: quả to, vỏ dày, hơi khó bóc giống cam nhưng đáy quả hơi
lõm xuống.
Cam sành ở Việt Nam thuộc loại này, nguồn gốc lai của giống này rất rõ

vì nhiều đặc tính giữa cam và quýt: quả tròn, quả dẹt, vỏ khi dày khi mỏng.
Trung bình có 15-20 hạt/quả nhưng có quả hồn tồn khơng có hạt, có quả có
tới 25-30 hạt/quả.
+ Qt Ponkan chỉ là một giống trong nhóm C.Aeticulata Blam (quýt
thường): Gồm nhiều loại quýt trồng ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam
tùy theo vùng có những tên gọi khác nhau như: Cam đường (quả to gọi là
cam nhưng đặc tính là qt), cam Giành Thanh Hóa, qt Bố Hạ. Các giống
này vỏ mỏng, dễ bóc, quả to, khi chín màu vàng hơi có sắc đỏ của gạch nung
già, thường ngọt khơng có vị chua trừ qt Bố Hạ chưa ngọt cân đối nhưng
quả lại hơi nhỏ.
- Cam đắng (Citrus Aurantium) rất giống cam về hình thù nhưng lá có
cánh to hơn và quả khơng trịn nhẵn như cam. Thịt chua và vỏ, múi đắng như
bưởi. Cam đắng hay được trồng dùng làm gốc ghép cho cam ngọt vì tăng sự
chống rét, chống ẩm, úng, chống bệnh chảy gôm Phytophtora nhưng lại mẫn
cảm với bệnh virus do Tristezaneen không được dùng nữa.
- Cam ngọt (Citrus inensis) loài này chiếm tới 2/3 sản lượng quả có
múi trên thế giới. Số lượng giống hết sức nhiều và có thể phân thành 3
nhóm chính:
+ Cam Navel: Gọi là cam có rốn vì ở đáy quả có một thứ quả phụ nằm
lọt trong quả chính, bổ quả làm đơi mới thấy rõ.
Cam Navel rất đặc biệt về chất lượng và hương vị, khơng có hạt, dễ tách
múi, chín sớm, chịu rét tốt nhất trong các giống cam; ở Việt Nam đã trồng thử


16

nhưng do giống này khơng chịu khí hậu nóng, ẩm nên vỏ dầy, ít nước, chưa
được trồng với quy mơ công nghiệp.
+ Cam vàng: Quả màu vàng mặt trời nên còn gọi là cam vàng da cam,
thịt cũng vàng. Đây cũng là giống được trồng phổ biến nhất so với hai nhóm

cam Navel và cam huyết, thích hợp với các khí hậu nóng hơn.
+ Cam huyết (hay cịn gọi là cam đỏ ruột): Có màu đỏ trong vỏ, trong thịt, do
có chất màu đỏ antoxian. Những giống này khơng trồng nhiều ở nhiệt đới.
- Bưởi Năm Roi (Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng)
Cây sinh trưởng khỏe, phân cành trung bình, góc phân cành nhỏ, tán cây
hình lá ơ van, ra hoa vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm, thu hoạch vào
tháng 11, tháng 12. Dạng quả hình quả lê, trọng lượng quả nặng trung bình từ
0,9- 1,45 kg/quả, vỏ vàng khi chín, cịn tép tróc khỏi vách múi và bó chặt
nhau, nước quả nhiều có vị ngọt chua. Nhìn chung đây là giống bưởi có quả
to đẹp mã, dễ bóc múi, dễ lột vỏ, hương vị ngon, đặc biệt rất ít hạt [1]. Hiện
nay đây là giống bưởi có triển vọng và đã có thương hiệu bưởi Năm Roi do
cơng ty Hồng Gia và tỉnh Vĩnh Long xuất khẩu [7].
- Bưởi Da Xanh (Bến Tre, Tiền Giang)
Dạng quả hình cầu nặng trung bình từ 1,2- 2,5 kg/quả, vỏ vẫn giữ màu
xanh khi chín, dễ tách vỏ, vỏ mỏng (14 - 18 mm), con tép màu hồng đỏ, bó chặt
và dễ tách khỏi múi, nước quả khá, vị ngọt không he đắng và khá nhiều hạt [7].
- Bưởi Phúc Trạch
Cây sinh trưởng trung bình, phân cành nhiều, góc phân cành nhỏ, tán cây
hình quạt, lá ơ van, xanh nhạt; quả có hình cầu, khi chín màu vàng rơm, tép
màu hồng nhạt, vị ngọt thanh, không đắng, trọng lượng quả trung bình đạt xấp
xỉ 900g, số hạt trên quả là 85,5 hạt, tỉ lệ phần trăm ăn được là 47,87% [7].
- Bưởi Đoan Hùng
Hiện được trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), được trồng trên
đất phù xa ven sông Lô và sơng Chảy. Có hai giống được cho là tốt nhất, đó


17

là bưởi Tộc Sửu và bưởi Bằng Luân. Bưởi Bằng Luân quả hình cầu hơi dẹt,
trọng lượng trung bình 0,7- 0,8 kg/quả. Vỏ quả màu vàng hơi xám nâu, tép

múi màu trắng xanh, mọng nước, vị ngọt, được thu hoạch vào tháng 10, tháng
11, có thể để được lâu sau khi thu hoạch. Bưởi Tộc Sửu quả lớn hơn, trọng
lượng trung bình 1-1,2 kg/quả, vị ngọt lạ và có màu trắng xanh, thu hoạch
sớm hơn bưởi Bằng Luân khoảng nửa tháng [7].
- Bưởi Diễn
Là giống bưởi ngọt có nguồn gốc từ Đoan Hùng (Phú Thọ), hiện được
trồng ở xã Phú Diễm, Từ Liêm, Hà Nội; cây sinh trưởng trung bình, phân
cành nhiều, góc phân cành nhỏ, tán hình bán cầu, lá hình ơ van, xanh nhạt, ra
hoa khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm, thu hoạch vào tháng 11, tháng 12.
Quả hình cầu, khi chín có màu vàng tươi, tép màu vàng nhạt, vị ngọt không
đắng, trọng lượng quả trung bình đạt xấp xỉ 900g/quả, số hạt trung bình 95,2
hạt, tỷ lệ phần trăm ăn được là 47,8% [7].
- Bưởi Phục Hịa
Đây là giống có nguồn gốc từ giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc) cây
sinh trưởng khỏe, năng suất ổn định, phân cành nhiều, góc phân cành nhỏ, tán
hình hơi trịn, lá hình ơ van, xanh đẫm, ra hoa vào tháng 2, tháng 3 hàng năm,
thu hoạch vào tháng 12, tháng 1, quả hình quả lê, dễ bóc, tép bó chặt, ngọt
không he đắng. Sau khi thu hoạch chọn những quả khơng dập nát, khơng sâu
bệnh để bảo quản, có thể để được 3- 4 tháng. Bưởi Phục Hịa có nguồn gốc từ
bưởi Sa Điền nhưng do quá trình chọn lọc tự nhiên đã có những đặc điểm tốt
hơn như vị ngọt thanh và có nhiều nước hơn, nên rất được ưa chuộng.
2.1.4.2. Đặc tính thực vật học
* Bộ rễ: Sự phân bố của rế cam, quýt phụ thuộc vào đặc tính của giống,
mực nước ngầm và chế độ canh tác, chăm bón nhưng nhìn chung rễ cam, qt


×