Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1.

Đề thi học kì 2 mơn Ngữ Văn lớp 9 năm 2018 có đáp án-


Trường THCS Bình An



2.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2018 có đáp án -


Trường THCS Hoàn Thiện



3.

Đề thi học kì 2 mơn Ngữ Văn lớp 9 năm 2018 có đáp án -


Trường THCS Mỹ Đức



4.

Đề thi học kì 2 mơn Ngữ Văn lớp 9 năm 2018 có đáp án - Phòng


GD&ĐT Vĩnh Tường



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2


<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II </b>
<b>Năm học 2017-2018 </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9 </b>


Thời gian làm bài: 90 phút


<i>(Không kể thời gian phát đề) </i>
<b>Câu 1. </b>(4.0 điểm)


<b> </b> Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


<i>“Mỗi một người đều có vai trị trong cuộc đời này và đều đáng được ghi </i>
<i>nhận. Đó là lý do để chúng ta khơng vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng </i>


<i>công việc bình thường khác. Cha mẹ ta phần đông đều làm những cơng việc rất </i>
<i>bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. </i>
<i>Khơng phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả </i>
<i>đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả </i>
<i>đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả </i>
<i>đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều </i>
<i>là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ là người gắn những con chíp vào máy tính?” </i>


<i>(</i>Trích <i>Nếu biết trăm năm là hữu hạn</i> - Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn)<i> </i>


- Cho biết nội dung chính của đoạn trích. (1 điểm)


- Xác định và gọi tên ít nhất 02 phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn
trích trên. (1 điểm)


- Theo em, chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với “những công việc rất
bình thường” trong cuộc sống? (nêu ngắn gọn, tối đa 5 câu) (2 điểm)


<b>Câu 2. (6.0 điểm) </b>


Hãy làm sáng tỏ khát vọng sống đẹp, sống có ích, sống cống hiến cho đời
qua một số văn bản mà em đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, từ đó xây dựng
thái độ sống đúng đắn của thanh niên ngày nay./.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 <b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>
<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO </b>


<b>TẠO </b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II </b>


<b>Năm học 2017-2018 </b>


<b>MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9 </b>


<b>Câu 1.</b> <i>(4điểm) </i>


- HS xác định vấn đề chính được nêu trong đoạn trích: mỗi người đều có giá
trị, cơng việc nào dù là bình thường cũng đều đáng quý, đáng trân trọng (1 điểm)


- HS xác định và gọi đúng tên ít nhất 02 phép liên kết câu được sử dụng trong
đoạn trích. (1 điểm)


VD: Phép thế “đó là”; phép nối “và”, “nếu…thì”; phép lặp “chúng ta”


- HS viết đoạn văn ngắn gọn, thể hiện quan điểm đúng đắn của bản thân về
thái độ đối với “những công việc rất bình thường”.


Văn viết cần mạch lạc, diễn đạt tốt, ý sâu sắc. (2 điểm)


G<i>V cân nhắc trên bài làm thực tế để quyết định số điểm phù hợp. </i>
<b>Câu 2. (6.0 điểm) </b>


<b>1.</b> <b>Yêu cầu chung</b>


Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. Bố cục và hệ thống ý sáng
rõ. Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Các phần có sự liên
kết. Khơng mắc lỗi diễn đạt; khơng sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày rõ ràng, dễ
hiểu.


<b>2. Yêu cầu cụ thể </b>



<b>2.1. Về cấu trúc </b>(0.5 điểm)


- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ và hợp lý các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu.


<b>2.2. Về nội dung nghị luận </b>(5 điểm)


2.2.1. HS chọn và làm sáng tỏ khát vọng sống đẹp, sống có ích, sống cống
hiến cho đời qua một số văn bản đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 9. (4điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và
khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.


“Những ngôi sao xa xôi”- lẽ sống cao đẹp được thể hiện qua tinh thần dũng
cảm, lạc quan giữa cuộc sống chiến đấu khắc nghiệt, đầy gian khổ, hy sinh. Đó
cũng chính là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ.


Hai bài thơ có những đặc sắc riêng về nội dung, nghệ thuật, hoàn cảnh sáng
tác… nhưng có nét chung là thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: sống cống hiến
không ngừng cho cuộc đời, cho đất nước.


2.2.2.Lựa chọn thái độ sống đúng đắn của thanh niên ngày nay. (1 điểm)


Từ lẽ sống cao đẹp của những thế hệ đi trước, xây dựng thái độ sống đúng
đắn của thanh niên ngày nay và phê phán những lối sống đi ngược lại vấn đề trên.


- Điểm 5: Bài viết có các luận điểm, luận cứ rõ ràng, đáp ứng tốt các yêu cầu


trên.


- Điểm 0.75 - 4.75: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên.


- Điểm 0.5: Bài làm chỉ có vài ý rời rạc; hoặc viết được một đoạn ngắn.
- Điểm 0: Khơng đáp ứng được bất kì u cầu nào trong các yêu cầu trên.


<i>HS có thể triển khai các luận điểm trên theo nhiều cách khác nhau. Giám </i>
<i>khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung tồn bài của Hs.</i>
<b>2.3. Về chính tả, dùng từ, đặt câu</b> (0.5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG


<b> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 </b>


Môn: NGỮ VĂN 9 - Năm học 2017 – 2018
Thời gian làm bài: 90 phút <i>(không kể thời gian giao đề) </i>
<b>A. Trắc nghiệm:</b> (2,0 điểm)


Chọn chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất.


<b>Câu 1:</b> Văn bản Bố của Xi - mông của tác giả Mô- pa- xăng thuộc thể loại:
A. Tùy bút. B. Kịch.


C. Tiểu thuyết. D. Truyện ngắn.


<b>Câu 2:</b> Bài thơ <i>"Nói với con" </i>được nhà thơ Y Phương sáng tác theo thể thơ
A. Bảy chữ. B. Tám chữ. C. Tự do D. Lục bát.


<b>Câu 3:</b> Bài thơ "Viếng lăng Bác" được viết vào năm:


A. 1974 B. 1975 C. 1976 D. 1977


<b>Câu 4:</b> Dòng thơ nào sau đây không mang hàm ý?
A. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.


B. Chỉ cần trong xe có một trái tim.
C. Đêm nay rừng hoang sương muối.


D. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.


<b>Câu 5:</b> Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã dùng các phép liên kết nào để liên kết
câu, liên kết đoạn văn?


<i>"Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi </i>


<i>một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu"</i> (Lão Hạc - Nam Cao)


A. Phép lặp, phép nối. B. Phép thế, phép nối.
C. Phép lặp, phép liên tưởng. D. Phép lặp, phép thế.


<b>Câu 6.</b> Câu: <i>"Con đường đi qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!"</i> (trích
Những ngơi sao xa xơi) được dùng với mục đích gì?


A. Bày tỏ ý nghi vấn. B. Trình bày một sự việc.
C. Bộc lộ cảm xúc. D. Thể hiện sự cầu khiến.


<b>Câu 7</b>. Xác định trong các câu dưới đây, câu nào đưa ra được đề văn yêu cầu xây
dựng một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống?


A. <i>"Đói cho sạch, rách cho thơm". </i>



B. Suy nghĩ về câu <i>"Uống nước nhớ nguồn</i>".


C. Suy nghĩ về cảnh "Ao tù nước đọng" ở một số làng quê nông thôn.
D. Suy nghĩ về câu <i>"Lá lành đùm lá rách</i>".


<b>Câu 8.</b> Trong câu văn: <i>"Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin </i>


<i>ở tiếng ta, khơng sợ nó thiếu giàu và đẹp</i>." (Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

A. Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, B. chúng ta


C. có thể tin ở tiếng ta, D. khơng sợ nó thiếu giàu và
đẹp.


<b>B. Tự luận </b>


Câu 9: Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan trong bài <b>Chuẩn bị hành trang vào thế </b>
<b>kỉ</b> <b>mới</b> đã viết: ”Có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”


Hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng một trang giấy thi), trong đó có
chứa thành phần phụ chú, trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.


Câu 10: Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm<b> Những </b>
<b>ngôi sao xa xôi </b>của<b> Lê Minh Khuê </b>


<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 </b>



Mơn: NGỮ VĂN 9


<b>Phần trắc nghiệm:</b> (2 điểm) - mỗi câu đúng được 0,25 điểm


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8


Đáp án A C B C D B C A


<b>Phần tự luận:</b>(8 điểm)


<b>Câu 9</b> (3 điểm):


Yêu cầu: Viết được đoạn văn theo 1 cách trình bày nhất định. Nội dung cần đảm
bảo các ý sau :


- Giới thiệu và khẳng định ý kiến của Vũ Khoan là hoàn tồn đúng. (0,5 điểm)
- Bởi vì: trong những hành trang chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị về
con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực
phát triển của lịch sử (dẫn chứng).Trong thế kỉ tới ( thế kỉ XXI), nền kinh tế thị
trường phát triển mạnh thì vai trị của con người lại càng nổi trội(dẫn chứng).
Máy móc và các yếu tố khác có tân tiến hiện đại đến bao nhiêu cũng không thể
thay thế được con người. (1,5 điểm)


-Liên hệ : Vì vậy, chúng ta - những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất
nước hiện đang ngồi trên ghế nhà trường cần học tập, rèn luyện, hơn nữa cả về đạo
đức lẫn tài năng để yên tâm, vững bước tiến vào thế kỉ XXI (0,5 điểm)


-Tóm lại ý kiến trên, khẳng định một hành trang quan trọng nhất là chuẩn bị con
người để bước vào thế kỉ mới. (0,5 điểm)



<b>Câu 10: </b>


<b>1. Mở bài</b>(0,25 điểm)


- Truyện " Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của
Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang
diễn ra ác liệt.


- Truyện đã xây dựng thành cơng hình ảnh những cơ giái thanh niên xung
phong với những phẩm chất tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả một thế hệ thời kì kháng
chiến chống Mĩ.


<b>2. Thân bài </b>


* Khái quát nội dung: (0,5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

* Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn. (1 điểm)


- Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng
đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là cơng việc nguy
hiểm mà cái chết ln rình rập.


- Họ đều là các cơ gái cịn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với cơng việc, u
thương gắn bó với đồng đội.


- Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc nên đều giàu tinh thần trách
nhiệm, coi thường gian khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ yêu
thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.



* Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong


+<i>) Nhân vật Phương Định.</i> (1 điểm)


- Đây là cô gái Hà Nội trẻ trung u đời. Phương Định thích ngắm mình
trong gương, là người có ý thức về nhan sắc của mình. Cơ có hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt màu nâu,
dài dài, hay nheo nheo như chói nắng...


- Phương Định là nhân vật kể chuyện xưng tơi đầy nữ tính.Cơ đẹp nhưng
khơng kiêu căng mà có sự thơng cảm, hồ nhập. Cơ thích hát dân ca quan họ Bắc
Ninh, dân ca ý, đặc biệt hát bài Ca Chiu Sa. Cơ có tài bịa lời cho những bài hát.
Những bài hát về cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc chiến tranh ác
liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cơ thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc
chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.


- Phương Định là cô gái dễ thương, hay xúc động. Chứng kiến cảnh trận
mưa đá cô nhớ về Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng
trường lung linh... Những hồi niệm; kí ức dội lên sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy
cảm trong tâm hồn cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu.


+<i>) Nhân vật Thao </i>(0,5 điểm)


Đây là cơ gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội trưởng tổ trinh sát mặt đường.
ở chị có những nét dễ nhớ ấn tượng. Chị cũng tỉa tót lơng mày nhỏ như cái tăm,
cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo. Chị không sợ bom đạn, chỉ đạo cơng việc dứt
khốt nhưng lại rất sợ máu và vắt.


- Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của người chị cả. Khi Nho bị



thương, chị rất lo lắng, săn sóc tận tình từng hớp nước, cốc sữa. Tình đồng đội sưởi
ấm tâm hồn những cơ gái lúc khó khăn nhất.


- Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc. Tiếng hát yêu đời, cất
lên từ cuộc chiến tranh để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tưởng
của thanh niên thời đại những năm chống Mĩ.


+<i>) Nhân vật Nho.</i> (0,5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

duyên dáng " <i>Trơng nó nhẹ mát mẻ như một que kem trắng" </i>nhưng<i>” lì </i>


<i>bướng”</i>dũng cảm khơng sợ hi sinh


*Tổng hợp: Ba cô gái tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả một thế hệ trẻ Việt Nam
thời chống Mĩ


<b>3.Kết luận</b>(0,25 điểm)


- Khẳng định tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên và tính cách dũng cảm, lạc
quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong.


- Suy nghĩ, liên hệ bản thân


* Lưu ý: <i>Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng. Thí sinh có thể </i>
<i>trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc kiến thức, kĩ năng đã </i>
<i>học, khơng suy diễn tuỳ tiện. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.</i>


TM/BGH


<i> (ký xác nhận) </i>



TỔ TRƯỞNG


<i> (ký duyệt) </i>


GVBM


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19></div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20></div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21></div>

<!--links-->

×