Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

PHAN ĐÌNH QUYẾT

NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CAO BẰNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

PHAN ĐÌNH QUYẾT

NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 9.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt
2. PGS,TS. Nguyễn Văn Minh

Hà Nội, 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Thương mại cùng
các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã cung cấp những kiến thức chuyên môn và
giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên
cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới những người thầy hướng
dẫn khoa học là PGS. TS Nguyễn Hoàng Việt và PGS.TS Nguyễn Văn Minh đã tận
tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận án. Bên cạnh đó cũng xin gửi lời cảm ơn đến các quý doanh nghiệp, các
Sở ban ngành tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ cung cấp dữ liệu, trả lời phỏng vấn để giúp
nghiên cứu sinh có được kết quả xác thực nhất. Để có kết quả này nghiên cứu sinh
xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho cá nhân nghiên cứu sinh học tập và hoàn thành luận án này.
Trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

năm 2021



ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ..................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 4
2.1. Những vấn đề cơ bản về logistics, doanh nghiệp logistics, dịch vụ
logistics ............................................................................................................ 4
2.2. Các nghiên cứu về nguồn lực logistics và năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics ...................................................................................... 5
2.3. Các nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics ...................................................................................... 9
2.4. Các nghiên cứu về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp logistics ............................................................. 11
2.5. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án ................... 14
2.5.1. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................. 14
2.5.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ........................................................ 16
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 16
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 16
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 16
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 16
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 16
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 16
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 17
5.1. Tiếp cận nghiên cứu ................................................................................ 17
5.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 18

5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ...................................................... 19
5.4. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ....................................................... 21
5.4.1. Quan sát thực tiễn ............................................................................. 21
5.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn .............. 22
5.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát điều tra ..... 25
6. Kết quả nghiên cứu đạt được ...................................................................... 28
7. Kết cấu luận án ............................................................................................ 30


iii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CUNG
ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS ........................... 31
1.1. Các khái niệm cơ sở của đề tài ................................................................. 31
1.1.1. Logistics và dịch vụ logistics ................................................................ 31
1.1.2. Năng lực và năng lực cung ứng dịch vụ ................................................ 32
1.1.3. Doanh nghiệp logistics.......................................................................... 34
1.1.4. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp logistics ....................................... 35
1.2. Khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu năng lực cung ứng dịch
vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn một tỉnh, thành phố ................... 36
1.2.1. Khái niệm, bản chất năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics .......................................................................................................... 36
1.2.2. Các năng lực cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics .......................................................................................................... 37
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics ........................................................................................................... 46
1.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về tác động của năng lực cung
ứng dịch vụ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics................... 50
1.3.1. Mơ hình nghiên cứu .............................................................................. 51
1.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 53
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của một số

DN logistics và bài học rút ra cho các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng ........................................................................................................... 61
1.4.1. Công ty Cổ phần Kho vận Miền Nam (Sotrans) .................................... 61
1.4.2. Tập đoàn DHL Logistics ....................................................................... 62
1.4.3. Công ty Xinning Logistics .................................................................... 64
1.4.4. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng................................................................................................. 65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CAO BẰNG ......................................................................................................... 67
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh
nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ................................................... 67
2.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô quốc gia Việt Nam ................................... 67
2.1.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô tỉnh Cao Bằng ......................................... 68
2.1.3. Các yếu tố môi trường ngành logistics .................................................. 70


iv
2.1.4. Các yếu tố nội tại của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng .......... 76
2.2. Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ............................................................................. 79
2.2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ... 79
2.2.2. Thực trạng các năng lực cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của các
doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.......................................... 82
2.3. Phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics của một số
doanh nghiệp logistics điển hình trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ....................... 96
2.3.1. Công ty TNHH Thương mại Vận tải Phú Anh ...................................... 96
2.3.2. Công ty CP Thương mại Quốc tế Quang Anh ....................................... 99
2.3.3. Công ty CP giao nhận vận tải Con Ong - Bee Logistics Việt Nam ...... 102

2.4. Phân tích tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ............. 105
2.4.1. Kết quả phân tích hồi quy bội ............................................................. 105
2.4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................. 108
2.4.3. Phân tích sự khác biệt trong kết quả kinh doanh và năng lực cung ứng
dịch vụ theo một số đặc điểm của doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng ...... 112
2.5. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics của
các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng................................ 114
2.5.1. Những điểm đạt được ......................................................................... 114
2.5.2. Những hạn chế .................................................................................... 115
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 117
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ......................................... 120
3.1. Xu thế phát triển và dự báo một số thay đổi về tình hình XNK hàng
hóa và nhu cầu dịch vụ logistics của tỉnh Cao Bằng..................................... 120
3.1.1. Xu thế phát triển của thị trường và dịch vụ logistics ở Việt Nam ........ 120
3.1.2. Dự báo một số thay đổi về tình hình XNK hàng hóa và nhu cầu dịch
vụ logistics của tỉnh Cao Bằng...................................................................... 121
3.2. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các
doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ...................................... 123
3.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp
logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ............................................................. 123
3.2.2. Định hướng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh
nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2030. .......................... 124


v
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh
nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng ...................................................................... 127

3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thấu cảm thị trường ...................... 127
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ .. 129
3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phát triển quan hệ đối tác với các
bên liên quan ................................................................................................ 130
3.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực định vị cạnh tranh giá trị cung ứng
dịch vụ logistics............................................................................................ 132
3.3.5. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tích hợp logistics với các thành
viên trong chuỗi cung ứng ............................................................................ 134
3.3.6. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực ............... 136
3.3.7. Nhóm giải pháp hồn thiện quy trình kinh doanh và các hoạt động tác
nghiệp ........................................................................................................... 139
3.3.8. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của doanh nghiệp
logistics ......................................................................................................... 141
3.3.9. Nhóm giải pháp khác .......................................................................... 143
3.4. Một số kiến nghị ...................................................................................... 145
3.4.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Cao Bằng................................................... 145
3.4.2. Kiến nghị với Chính Phủ .................................................................... 155
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 157
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của Cao Bằng ............................ 70
Bảng 2.2: Tình hình thị trường lao động tỉnh Cao Bằng ......................................... 72
Bảng 2.3: Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .................. 73

Bảng 2.4: Hạ tầng viễn thông điện thoại, internet của tỉnh Cao Bằng ..................... 74
Bảng 2.5: Một số chỉ số về doanh thu dịch vụ logistics và khối lượng hàng hóa
vận chuyển, luân chuyển của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ... 77
Bảng 2.6: Một số chỉ số về doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ...... 80
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực thấu cảm thị trường của doanh
nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ........................................................... 83
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực tích hợp logistics trong chuỗi
cung ứng của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ........................... 85
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực định vị cạnh tranh của doanh
nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ........................................................... 86
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong các hoạt
động cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ...... 88
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng quy trình kinh doanh và các hoạt động
tác nghiệp của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ......................... 90
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá thực năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng
dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .............................. 91
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá thực trạng năng lực phát triển quan hệ đối tác với
các bên liên quan của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .............. 93
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá thực năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ................................................. 95
Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy bội tác động trực tiếp của các biến độc lập 105
Bảng 2.16: Kết quả phân tích hồi quy bội tác động trung gian điều tiết ................ 107
Bảng 2.17: Kết quả sự khác biệt trong kết quả kinh doanh và năng lực cung ứng
dịch vụ theo một số đặc điểm của doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng ............. 112
Bảng 2.18: Kết quả kiểm định sâu Anova Post-Hoc đối với đặc điểm loại hình
trong quan hệ với năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics tỉnh
Cao Bằng............................................................................................................. 113
Bảng 3.1: Dự báo năng lực khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu
Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2035 .......................................................................... 122
Bảng 3.2: Dự báo phát triển cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao

Bằng giai đoạn 2020 - 2035 ................................................................................. 125


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0.1: Mơ hình tác động của năng lực logistics ................................................ 13
Hình 0.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics ....... 13
Hình 0.3: Mơ hình yếu tố tác động đến kết quả logistics của Shang và Malow (2005) .. 14
Hình 0.4: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 18
Hình 1.1: Bậc thang xây dựng năng lực và lợi thế cạnh tranh ................................ 33
Hình 1.2: Các loại hình doanh nghiệp logistics ...................................................... 34
Hình 1.3: Phân loại các tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .... 35
Hình 1.4: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết ................................................................ 51
Hình 2.1: Đặc điểm của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng..... 81


viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
CNHT
CNTT
CP
DN
DNNN
DNNVV
HKD
KKTCK
KTCK

TNHH

TTg
THCS
UBND
XNK
XNK

Công nghiệp hỗ trợ
Công nghệ thông tin
Cổ phẩn
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hộ kinh doanh
Khu kinh tế cửa khẩu
Kinh tế cửa khẩu
Quyết định
Trách nhiệm hữu hạn
Thủ tướng
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

APEC
ASEAN
ASEM
CIEM
CPTPP


EVFTA
FDI
FTA
GDP
M&A
VLA
WTO

Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
– Thái Bình Dương)
The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á)
The Asia-Europe Meeting (Hội nghị Á – Âu)
Central Institute for Economic Management (Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương)
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương)
European-Vietnam Free Trade Agreement (Hiệp định tự do thương mại
Việt Nam – EU)
Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp)
Free Trade Agreement (Hiệp định tự do thương mại)
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
Mua bán và sáp nhập (Mergers & Acquisitions)
Vietnam Logistics Business Association (Hiệp hội Doanh nghiệp dịch
vụ Logistics Việt Nam)
World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
tham gia nhiều tổ chức kinh tế quan trọng như ASEAN (1995), ASEM (1996),
APEC (1998), WTO (2006, chính thức 2007); ký kết nhiều hiệp định song phương
và đa phương, điển hình gần đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 14/1/2019), Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA, ký ngày 30/6/2019 và chính thức có
hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020). Trong bối cảnh thực hiện các cam kết tự do thương
mại, một trong các định hướng chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối Việt Nam trên
trường trong nước và quốc tế, là phát triển hoàn thiện và tối ưu quan hệ hợp tác giữa
các thành tố trong chuỗi cung ứng nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho chuỗi. Một
trong những hoạt động cốt lõi cần phát triển là dịch vụ logistics.
Theo Báo cáo logistics 2019 của Bộ Công Thương (2019), dịch vụ logistics
ở Việt Nam có quy mơ 40-42 tỷ USD/năm, chi phí logistics theo ngân hàng thế giới
(2019) chiếm khoảng 20,9% GDP cả nước. Cả nước hiện có khoảng trên 3.000
doanh nghiệp logistics đang hoạt động, trên tất cả các tuyến đường bộ, sắt, biển,
thủy, nội địa, hàng không. Ngành dịch vụ logistics trong những năm qua đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân từ 14 - 16%/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, về
mức độ phát triển logistics, Việt Nam hiện đứng thứ 39 trong số 160 nước và đứng
thứ 4 trong khu vực ASEAN, chỉ sau 03 nước là Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Có thể nói, tại Việt Nam logistics thực sự là một ngành dịch vụ có sự tăng trưởng ấn
tượng và ổn định nhất trong thời gian qua.
Tuy nhiên, hiện nay ngành logistics cũng đang phải đối diện với rất nhiều
thách thức. Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt
Nam hầu hết là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa (DNNVV), tuy nhiên,
vẫn có một số lớn như: Cơng ty Transimex Saigon, Tổng cơng ty Tân Cảng Sài
Gịn, Gemadept, ... Tại Việt Nam, các doanh nghiệp logistics nội địa chiếm hơn

80%; tuy nhiên, đa phần các công ty này tập trung vào một số khâu nhỏ trong chuỗi
cung ứng tại Việt Nam như: dịch vụ cho thuê kho bãi, dịch vụ giao nhận, xử lý các
thủ tục hải quan, xếp dỡ, gom hàng … Trong khi đó, các hoạt động logistics lớn
hơn và mang tính liên vận quốc tế thường được đảm trách bởi một số ít các tổng
cơng ty, các tập đồn đa quốc gia.


2
Bên cạnh đó, qua q trình tổng quan các cơng trình nghiên cứu có thể thấy
rằng: liên quan đến năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics ở Việt
Nam chủ yếu là các cơng trình nghiên cứu ở góc độ vĩ và trung mơ, mang tính chất
khái quát, hoặc chỉ tập trung vào một khía cạnh nội dung nhất định của logistics. Một
số cơng trình nghiên cứu gần đây về năng lực cung ứng dịch vụ đang tiếp cận chủ
yếu dưới góc độ nguồn lực; các tiếp cận dưới góc độ năng lực thành phần về cơ bản
chưa có. Điều đó cho thấy sự cần thiết cần có một nghiên cứu cụ thể và đầy đủ, tồn
diện về năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại một địa phương
cụ thể.
Tại tỉnh Cao Bằng, các khu vực dịch vụ, bến bãi phục vụ hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới của Việt Nam với Trung Quốc đang
dần được hình thành và phát triển nhờ có hệ thống dịch vụ, thương mại được thúc
đẩy mạnh mẽ. Tỉnh Cao Bằng nói riêng và Chính phủ cũng đã xác định phát triển
hoạt động logistics phục vụ và thúc đẩy xuất nhập khẩu, trở thành một lĩnh vực
trọng điểm đầu tầu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Định hướng đúng đắn
này càng có tính thuyết phục trong bối cảnh Trung Quốc là đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam liên tục trong 15 năm qua; lượng hàng hóa trung chuyển qua các
cửa khẩu biên giới giữa 2 nước, trong giai đoạn 2015-2019, theo thống kê của Tổng
Cục thống kê, đạt trên 100 triệu USD, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 25% trong kim
ngạch thương mại song phương giữa 2 nước.
Thực tế, tỉnh Cao Bằng, với đường biên giới với Trung Quốc dài nhất so với
các tỉnh khác trong cả nước, hội tụ đầy đủ điều kiện, tiềm năng để phát triển dịch vụ

logistics trở thành lĩnh vực mũi nhọn chiến lược của tỉnh, phục vụ nhu cầu trung
chuyển hàng hóa XNK qua các cửa khẩu phía Bắc. Theo số liệu niên giám thống kê,
tốc độ tăng kim ngạch XNK qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng khá cao nhưng
thiếu ổn định. Đến 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh
ước đạt 779,92 triệu USD, tăng 12,55% so với năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu ước đạt 685,89 triệu USD, tăng 23,85% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu
ước đạt 94,03 triệu USD bằng 67,57% so với năm 2018. Những con số ấn tượng
này cho thấy cần thiết phải có sự đầu tư nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics để
đáp ứng nhu cầu XNK qua các cửa khẩu trên địa bản tỉnh, tạo đà phát triển bền
vững. Điều này càng cấp thiết khi trong kế hoạch phát triển của Tỉnh đã thông qua
mục tiêu kinh tế cửa khẩu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 17 - 20%/năm và đạt
mốc 3,16 tỷ USD vào năm 2025.


3
Bên cạnh những cơ hội, hoạt động của dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn và tồn tại nhiều vấn đề cần hoàn thiện.
Hiện nay các hoạt động logistics như kho bãi, vận tải hay phân phối … đều phổ
biến ở trình độ manh mún, phân tán và tự phát. Các điều kiện về cơ sở vật chất và
kết cấu hạ tầng của các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn còn yếu kém. Đáng
chú ý, năng lực vận chuyển của các doanh nghiệp còn thấp do hệ thống hạ tầng giao
thơng vận tải cịn hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù “dịch vụ logistics” được đưa vào
cũng khá sớm từ năm 2005, nhưng những văn bản, nghị định hướng dẫn, các luật có
liên quan như luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, Luật thương mại, … vẫn còn
thiếu, chưa cụ thể; các vấn đề liên quan đến hải quan còn nhiều bất cập; nguồn nhân
lực logistics có trình độ cao cịn thiếu trầm trọng đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ
tới chất lượng cung ứng dịch vụ logistics trên địa bản tỉnh Cao Bằng.
Hiện nay, phát triển cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng nói riêng đối mặt với nhiều thời cơ và thách thức mới. Đặc biệt, trong bối cảnh

Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, hoạt động này
đòi hỏi phải được nhận thức một cách rõ ràng về trên cả phương diện lý luận và thực
tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về
vấn đề này một cách đầy đủ, hệ thống; nhận thức về cung ứng dịch vụ logistics từ
người cung ứng cho đến người sử dụng tại Cao Bằng vẫn còn đơn giản, chưa thực sự
đầy đủ. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) tại các địa
phương, như tỉnh Cao Bằng cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu sự đầu tư đồng bộ về hạ
tầng Khu KTCK. Nguồn vốn được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hệ
thống giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ra các lối mở được phép thông quan
hàng hố) cịn hạn chế. Cùng với đó là thực trạng môi trường kinh doanh tại khu kinh
tế cửa khẩu vẫn cịn bất cập khi mà các khu KTCK nhìn chung đều xa trung tâm kinh
tế của vùng và của cả nước. Khả năng cạnh tranh so với các tỉnh khác cịn kém do
mạng lưới vận tải chỉ có đường bộ với mức cước phí vận tải cao.
Trong bối cảnh phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam nói chung và hoạt
động logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng, việc nhận thức rõ vai trò của
dịch vụ logistics cũng như năng lực cung ứng dịch vụ logistics là rất quan trọng. Do
đó, đề tài luận án của tác giả về “Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các
doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” đảm bảo hội tụ đầy đủ ý nghĩa
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.


4
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong phần này, các cơng trình nghiên cứu sẽ được tổng quan theo một số
khía cạnh như sau:
2.1. Những vấn đề cơ bản về logistics, doanh nghiệp logistics, dịch vụ logistics
Trong tác phẩm “Logistics - Những vấn đề cơ bản”, do GS. TS. Đoàn Thị
Hồng Vân chủ biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động - xã hội), tác giả
đã hoàn thiện các vấn đề lý luận cơ bản về logistics. Bên cạnh “Logistics – Những
vấn đề cơ bản” thì tác giả cịn xuất bản một cuốn sách khác là “Quản trị logistics”

(Nhà xuất bản Thống kê, 2006). Cuốn sách này đưa ra những tiếp cận dưới góc độ
quản trị; các khái niệm về quản trị logistics, vai trị quản trị logistics là gì và một số
nội dung của quản trị logistics như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận tải, kho
bãi và hệ thống thơng tin …
Giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” do TS. Nguyễn Thông Thái và
PGS. TS. An Thị Thanh Nhàn chủ biên (Nhà xuất bản Thống kê, 2011) của trường
Đại học Thương mại, đã làm rõ các nội dung liên quan đến quản trị logistics, bao
gồm: quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển, dịch vụ khách hàng, ... Tuy nhiên, cuốn
sách cũng mới chỉ tập trung phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết; các tình
huống, vấn đề thực tiễn cịn chưa được đi sâu khai thác phân tích cụ thể.
Nghiên cứu của Henriksson và Nyberg “Quản trị chuỗi cung ứng là nguồn của
lợi thế cạnh tranh – Nghiên cứu 3 công ty tăng trưởng nhanh” – Trường đại học
Goteborg, đã hệ thống hóa được lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung
ứng, trong đó nhóm tác giả đã đề cập quản trị logistics được xem là một phần của quản
trị chuỗi cung ứng giúp cho doanh nghiệp lên kế hoạch, triển khai cũng như kiểm sốt
dịng hàng hóa, lưu kho và dịch vụ một cách hiệu quả nhằm đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng. Logistics được xem là ngun nhân hàng đầu giúp cho ba cơng ty này
có được sự phát triển vơ cùng nhanh chóng trong một thời gian ngắn.
Nghiên cứu của Kakouris, Finos và Mihiotis (2015) với chủ đề “Leading
logistics dynamics to cost – efficient management - Hướng tới logistics năng động
để quản trị hiệu quả chi phí” đã nêu chi tiết việc đánh giá những hoạt động đổi mới
sáng tạo cả logistics trong và logistics ngoài – những hoạt động được xem là tạo ra
giá trị và lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu này xem xét lại mười nguyên tắc logistics
của Alling và Tyndall (1990) về những đóng góp của logistics trong việc tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp. và khẳng định lợi nhuận doanh nghiệp và logistics có mối
quan hệ rất bền vững với nhau.


5
Nghiên cứu của Scriosteanu và Popescu (2014) “Logistics – source of

competitive advantage – Logistics – Nguồn của lợi thế cạnh tranh” cho rằng
logistics là nguồn lợi thế cạnh tranh. Mặc dù hoạt động logistics tương tự nhau có
thể được thực hiện bằng nhiều cách, với chi phí và hiệu quả khác nhau, nhưng việc
đánh giá các hoạt động và mối liên kết giữa các hoạt động này là rất cần thiết để
hiểu được ảnh hưởng của logistics đối với lợi thế cạnh tranh.
Nghiên cứu của Fowlkes (1999) về chủ đề “Gaining a Competitive
Advantage through New Developments in International Logistics Management –
Đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua những phát triển mới trong quản trị
logistics quốc tế” đưa ra khái niệm logistics quốc tế và nhấn mạnh quản trị
logistics quốc tế trở thành một chủ đề phổ biến ở hầu hết các cơng ty vì các nghiên
cứu cho rằng logistics quốc tế giúp doanh nghiệp tạo lập cũng như cải tiến vị thế
cạnh tranh. Nghiên cứu này chỉ ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
logistics tập trung vào hai nguồn chính là chi phí và sự khác biệt.
Nghiên cứu của Li (2014) với chủ đề “Quản trị tổ chức logistics và chuỗi cung
ứng: các vấn đề và định hướng – Operations management of logistics and supply chain:
issues and directions” trên tạp chí Discrete dynamics in nature and society, tác giả cho
rằng logistics là quản lý lưu lượng hàng hóa giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ nhằm
đáp ứng được các nhu cầu của tổ chức và khách hàng. Hoạt động logistics bao hàm nhiều
hoạt động khác nhau như tích hợp thơng tin, xử lý ngun liệu, sản xuất, đóng gói thành
phẩm, ... Trong nghiên cứu này, logistics được mơ hình hóa, phân tích, trực quan hóa và
tối ưu hóa bằng phần mềm mơ phỏng chun dụng.
Nghiên cứu của Maack (2012) với đề tài “Quản trị môi trường của các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics” – Logistics Service providers’
environmental management”, tác giả đã đưa ra một số quan điểm tiếp cận về các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp logistics có những
nguồn lực khác nhau, có thể nhiều hoặc ít, tuy nhiên, đều có một số loại hình nguồn
lực cơ bản như: nguồn lực vật lý, thông tin, con người, tri thức, mối quan hệ và
nguồn lực tổ chức.
2.2. Các nghiên cứu về nguồn lực logistics và năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics

Các báo cáo “Connecting to Compete: Trade Logistics in global economy Kết nối để cạnh tranh: logistics thương mại trong kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng
Thế giới (WB) được công bố vào các năm 2007, 2010 và 2012 đã tiến hành xây


6
dựng và đưa ra bộ chỉ số năng lực logistics của một quốc gia (LPI). Có thể nói từ
khi ra đời được bộ chỉ số này, tình hình logistics tồn cầu đã được đánh giá một
cách tổng quan.
Cơng trình nghiên cứu khoa học quy mô nhất cho đến nay về hoạt động logistics ở
Việt Nam là Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta
trong điều kiện hội nhập quốc tế” của GS. TS. Đặng Đình Đào (2010, 2011). Kết quả
nghiên cứu của đề tài được trình bày trong hai cuốn sách chuyên khảo. Cuốn thứ nhất là
“Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” (Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, 2012). Đề tài đã thành cơng khi trình bày rất rõ ràng cơ sở lý luận cung như thực
trạng phát triển các dịch vụ logistics tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tuy
nhiên, đề tài vẫn tồn tại một số các giới hạn trong nghiên cứu như: nghiên cứu này chưa
tập trung phân tích và đánh giá được năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp
logistics và chưa bám được vào điều kiện cụ thể của từng khu vực. Cuốn thứ hai là
“Logistics – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
quốc dân, 2011) bao gồm hơn 26 bài báo khoa học được viết và trình bày tại hội thảo bởi
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà logistics thực tiễn ở Việt Nam. Các bài báo
này đề cập đến một số nội dung qua trọng như: cơ hội và thách thức trong phát triển dịch
vụ logistics ở Việt Nam, các chính sách phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, …
Không chỉ những nghiên cứu gần đây mà đã từ rất lâu các nhà nghiên cứu
cũng đã nhấn mạnh vào mức độ quan trọng của logistics. Nghiên cứu của
Olavarrieta và Ellinger (1997) về Lý thuyết dựa trên nguồn lực và nghiên cứu
logistics chiến lược - Resource based theory and strategic logistics research cho
rằng logistics là một nguồn lực, một năng lực vô cùng quan trọng giúp doanh
nghiệp đạt được các lợi thế cạnh tranh bền vững với mức hiệu quả vượt trội. Năng
lực logistics có thể là cơng cụ trong việc tạo ra thời gian, địa điểm, số lượng, hình

thức và các phương thức sở hữu trong và giữa các công ty và các cá nhân thông qua
quản trị chiến lược, quản lý cơ sở hạ tầng và quản lý nguồn lực với mục tiêu tạo ra
các sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng thông qua việc tạo lập giá trị.
Nghiên cứu của Kotonen và Suomaki (2012) về “Phát triển năng lực của
trung tâm logistics – Competence development of logistics centers” đã chỉ ra rằng
quy trình kinh doanh là vơ cùng quan trọng khi nó sẽ tạo ra những giá trị cho khách
hàng, bởi vậy, các doanh nghiệp trong đó bao gồm các doanh nghiệp logistics sẽ
phải tập trung vào quy trình kinh doanh hơn là tập trung và quản trị chức năng. Và
nghiên cứu này cũng chỉ ra quy trình kinh doanh đang có những bước dịch chuyển


7
quan trọng ví dụ như tập trung vào khách hàng thay vì tập trung vào các nhà cung
ứng, từ đẩy chuyển sang kéo, từ dự trữ sang thông tin, từ trao đổi sang mối quan hệ.
Nghiên cứu của Su, Ke và Cui (2014) về “Đánh giá năng lực đổi mới của
nhà cung cấp dịch vụ logistics: Tiếp cận điều tra - Assessing the Innovation
competence of a third – party logistics service provider: a survey approach” đã chỉ
ra rằng để có thể cung ứng tốt dịch vụ logistics thì các doanh nghiệp logistics cần
thường xuyên đổi mới. Đổi mới được xem là nguồn lực quan trọng trong logistics
giúp cho khả năng cung ứng dịch vụ được tốt hơn.
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến năng lực
logistics và chuỗi cung ứng – bằng chứng từ thị trường dịch vụ logistics Trung
Quốc – Effects of human resource management practices on logistics and supply
chain competencies – evidence from China logistics service market” của Ding và
cộng sự (2015) trên tạp chí International Journal of Production research đã chỉ ra
rằng nguồn nhân lực là một nguồn lực của logistics, đặc biệt là thực tiễn quản trị
nguồn nhân lực được xem là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới năng lực cung ứng dịch
vụ của doanh nghiệp logistics.
Nghiên cứu “Nguồn lực trong logistics – một thách thức đa ngành –
Resources in logistics – a multidisciplinary challenge” của Lloyd và cộng sự (2013)

đã chỉ ra những nguồn lực logistics bao gồm nguồn nguyên liệu, cảm biến, mạng
lưới truyền thông, hệ thống cảng container, thời gian.
Nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ ra một số quan điểm tiếp cận về năng lực
cung ứng dịch vụ. Trong đó nổi bật lên có ba góc độ tiếp cận năng lực cung ứng
dịch vụ về mặt lý thuyết:
Thứ nhất: Lý thuyết về năng lực cốt lõi (competency-based view). Quan điểm
này cho rằng năng lực cốt lõi là các năng lực được phát triển thông qua việc sử
dụng các nguồn lực vơ hình - kỹ năng, kiến thức, bí quyết cơng nghệ và quy trình
kinh doanh (Prahalad và Hamel, 1990; Teece, Pisano và Shuen, 1987) - rất khó để
các đối thủ cạnh tranh bắt chước hoặc thay thế. Năng lực cung ứng dịch vụ là một
năng lực cốt lõi của doanh nghiệp logistics. Năng lực cung ứng dịch vụ là nguồn lực
quan trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp logistics. Nó cho phép
doanh nghiệp tham gia nhiều thị trường khác nhau, tạo ra những ưu thế mà đối thủ
khó có thể theo kịp đồng thời tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng thông qua sản
phẩm. Năng lực cung ứng dịch vụ logistics còn là động lực để phát triển các lĩnh
vực kinh doanh mới, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ.


8
Thứ hai: Lý thuyết về năng lực động (dynamic capabilities-based view). Góc
độ tiếp cận này cho rằng năng lực động là một loại năng lực thể hiện “khả năng tích
hợp, xây dựng và tái tổ chức các năng lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp
trong khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh”
(Teece, Pisano và Shuen, 1997). Bản chất của năng lực động gắn liền với vai trò của
quản trị chiến lược trong thích nghi, tích hợp, tái tổ chức các nguồn lực, năng lực,
kỹ năng trong doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của thị trường biến động đồng
thời duy trì lợi thế cạnh tranh. Lý thuyết năng lực động cho rằng thành công của
doanh nghiệp nhờ vào khả năng thích ứng với mơi trường biến động nhằm đảm bảo
tiềm năng tạo ra giá trị và do đó đạt được lợi thế cạnh tranh.
Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics có thể coi là một năng

lực động; thể hiện khả năng thích ứng, tích hợp, tái cấu trúc và tái tạo các nguồn lực
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường biến động. Thông qua việc cơ cấu lại các nguồn
lực và quy trình hoạt động, năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics
cho thấy khả năng phối hợp và định dạng lại các nguồn lực của doanh nghiệp một
cách nhanh chóng để đáp ứng các thay đổi của môi trường. Năng lực cung ứng dịch
vụ giúp doanh nghiệp logistics quản lý và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có
(nguyên liệu, nhân lực…) một cách hiệu quả, từ đó cải thiện giá trị kinh tế, tạo nên
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Thứ ba: Lý thuyết năng lực quan hệ (Relational View). Dưới góc độ này,
năng lực quan hệ là năng lực giữ vững quan hệ lâu dài với các đối tác kinh doanh
nhằm đảm bảo mạng lưới hệ thống huy động các nguồn lực bên ngoài. Học thuyết
năng lực quan hệ cho rằng các nguồn lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ từ
nguồn lực bên trong sẵn có mà cịn dựa vào nguồn lực bên ngoài trong mạng lưới quan
hệ (Dyer và Singh, 1998). Ding (2011) chỉ rõ thật khó để bỏ qua những ảnh hưởng
của các mối quan hệ, mà họ gọi là Guanxi. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại
Trung Quốc, Guanxi là một nguồn tài ngun vơ hình có giá trị.
Như vậy, có thể thấy năng lực quan hệ là một năng lực cung ứng của doanh
nghiệp logistics, đòi hỏi doanh nghiệp phải có mạng lưới khách hàng lớn, lâu dài và tin
tưởng. Bên cạnh đó việc thúc đẩy mối quan hệ với các đơn vị vận tải không những tạo
thuận lợi trong cơng tác vận chuyển hàng hóa mà cịn giúp giảm chi phí đầu vào mang
lại lợi ích cho doanh nghiệp logistics và khách hàng. Năng lực cung ứng dịch vụ đòi
hỏi khả năng giữ vững quan hệ lâu dài của doanh nghiệp logistics với các đối tác nhằm
chủ động về nguồn nguyên liệu, giá cả giúp tăng hiệu quả kinh doanh.


9
2.3. Các nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics
Nghiên cứu của tác giả Mai Thanh Lan (2012) về “Nâng cao năng lực cung ứng
dịch vụ tư vấn quản lý của các doanh nghiệp tư vấn Việt Nam trong giai đoạn hiện

nay”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các nhân tố cấu thành năng lực cung ứng
dịch vụ tư vấn quản lý bao gồm nhiều nhân tố dưới các góc độ tiếp cận khác nhau.
Nghiên cứu của Ding (2011) với chủ đề “Factors affecting logistics service
competencies: An empirical study of logistics service providers in China – Những nhân
tố ảnh hưởng đến năng lực dịch vụ logistics: nghiên cứu thực nghiệm trường hợp các
nhà cung cấp dịch vụ logistics Trung Quốc” đã chỉ ra được năng lực cung ứng dịch vụ
của doanh nghiệp logistics với 3 khía cạnh cơ bản: (1) năng lực định vị là việc lựa chọn
cách tiếp cận chiến lược và định hướng cấu trúc đối với các hoạt động logistics, (2)
năng lực tích hợp liên quan đến các kỹ thuật được sử dụng để đạt được hoạt động
logistics nội bộ xuất sắc, và (3) năng lực nhanh đề cập đến khả năng đáp ứng yêu cầu
thay đổi nhanh chóng, khơng có kế hoạch và phản hồi các tình huống bất ngờ.
Nghiên cứu của Shang và Marlow (2007) “The effects of logistics
competency on performance – Ảnh hưởng của năng lực logistics đến hoạt động kinh
doanh”. Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận năng lực để khám phá logistics tại
Đài Loan. Một cuộc khảo sát 1.200 doanh nghiệp sản xuất đã được thực hiện để
kiểm tra mối quan hệ giữa năng lực logistics, kết quả logistics và kết quả tài chính,
sử dụng phân tích nhân tố khám phá và kỹ thuật mơ hình phương trình cấu trúc.
Bốn năng lực logistics được xác định cụ thể là, năng lực tích hợp và kiến thức, năng
lực logistics tập trung vào khách hàng, năng lực đo lường và năng lực “nhanh”.
Nghiên cứu của Shang và Marlow (2005 về chủ đề “Logistics capability and
performance in Taiwan’s major manufacturing firms – Năng lực logistics và kết
quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất chính Đài Loan” chỉ ra rằng khả
năng dựa trên thông tin bao gồm công nghệ thông tin (CNTT) và chia sẻ thông tin.
CNTT là khả năng cải thiện hiệu suất phân phối, tạo điều kiện tích hợp logistics và
góp phần vào thành cơng của doanh nghiệp. Chia sẻ thông tin đề cập đến việc một
doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ thơng tin quan trọng kịp thời, chính xác, nhanh nhạy
và hữu ích, là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Ju và các cộng sự (2019) với chủ đề “Investigating the Impact
Factors of the Logistics Service Supply Chain for Sustainable Performance: Focused on
Integrators – Nghiên cứu các yếu tố tác động của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics đến



10
hiệu quả bền vững: tập trung vào các yếu tố tích hợp” khẳng định sự tăng lên nhanh
chóng về quy mô tổng thể và sự cải thiện môi trường của ngành logistics Trung Quốc đặt
nền tảng vững chắc để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của ngành này. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các nhà tích hợp có hành vi cơ hội ức chế hành vi chia sẻ thông tin của các
thành viên chuỗi cung ứng. Do đó, khả năng tích hợp và tính linh hoạt của các chuỗi
cung ứng dịch vụ logistics bị giảm, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất chung của chuỗi.
Nghiên cứu của Gligor và Holcomb (2014) về “Antecedents and
Consequences of Integrating Logistics Capabilities across the Supply Chain - Tiền
đề và kết quả của tích hợp năng lực logistics trong chuỗi cung ứng” phân tích cách
thức phát triển năng lực logistics tích hợp của các doanh nghiệp và tác động của
năng lực này đến hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả ba
yếu tố hành vi đều đóng góp trực tiếp vào việc tích hợp các năng lực logistics giữa
các thành viên trong chuỗi cung ứng.
Những năm đầu thập niên 90, Bower và Hout (1992); Daugherty và Pittman
(1995) cho rằng đẩy nhanh chu kỳ là năng lực cung ứng dịch vụ của logistics.
MSUGLRT (1995), Bowersox, Closs và Stank (1999); Goldsby và Stank (2000) nhận
định năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics gồm: năng lực định vị,
tích hợp, đẩy nhanh tốc độ, đo lường. MSUGLRT (1995) là một trong những nhóm
nghiên cứu đầu tiên phát triển mơ hình bốn năng lực logistics (định vị, hội nhập,
nhanh, đo lường) để đạt được lợi thế cạnh tranh. Trong nghiên cứu của mình, Morash
và cộng sự (1996) xác định 8 năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics,
trong đó các năng lực về tốc độ phân phối, độ tin cậy, sự đáp ứng và phân phối chi
phí thấp có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Stank và
Lackey (1997) đã áp dụng mơ hình của MSUGLRT (1995) để nghiên cứu tác động
của bốn năng lực logistics được đề xuất đến hoạt động của các doanh nghiệp Mexico.
Kết quả cho thấy năng lực tích hợp và năng lực nhanh có vai trị đặc biệt quan trọng
trong cung ứng dịch vụ đối với doanh nghiệp logistics. Năng lực cung ứng dịch vụ

ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp logistics hoạt động trên thị trường.
Gần đây có nghiên cứu “Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp logistics Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” của Lâm Tuấn Hưng
(2020) đã có những đóng góp về mặt lý luận liên quan đến năng lực cung ứng dịch
vụ của doanh nghiệp logistics; kế thừa và có điều chỉnh từ các học giả quốc tế về
các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics tại vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.


11
2.4. Các nghiên cứu về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp logistics
Nghiên cứu “So sánh các chỉ số logistics là một cách để nâng cao hiệu quả
của chuỗi cung ứng” – Comparison of logistics indicators as a way of improving
efficiency of supply chains của tác giả Kolinska và Cudzilo (2014) đã chỉ ra các
doanh nghiệp ngày nay càng chú trọng hơn vào việc tối ưu hóa các quy trình
logistics. Các doanh nghiệp ngày càng triển khai các mơ hình quản lý mới về quy
trình logistics, dựa trên các thơng tin đáng tin cậy, mơ tả tình trạng logistics hiện tại
nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Các doanh nghiệp cố gắng xây dựng các
chỉ số logistics cho phép đánh giá tình trạng logistics hiện tại của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này nêu rõ phân tích chỉ số nên bắt đầu bằng việc lựa chọn các tiêu chí
phù hợp và xác định các lĩnh vực logistics cần được đo lường.
Nghiên cứu của Domingues và Macario (2015) với chủ đề “Mô hình đo
lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics 3PL – A Comprehensive
Framework for Measuring Performance in a Third-party Logistics Provider” làm rõ
3 khía cạnh của logistics đó chính là cấp độ quyết định, những hoạt động và thành
viên logistics. Để đánh giá được kết quả hoạt động của các doanh nghiệp logistics
tác giả đã phân tích một doanh nghiệp logistics loại hình 3PL – một cơng ty
logistics lớn với nhiều hoạt động đa dạng khác nhau, từ kho và vận tải đến quản trị
tổng thể logistics và xây dựng thang đo gồm 25 tiêu chí khác nhau phân tích riêng

đối với vấn đề về vận tải.
Bài viết “Tháo gỡ khó khăn để phát triển khu kinh tế cửa khẩu” trên Tạp chí
Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016 của tác giả Trần Báu Hà đã chỉ rõ: Các chủ trương
hội nhập kinh tế thế giới của Nhà nước đã tạo động lực cho sự ra đời của các khu
kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam. Sự ra đời của các khu kinh tế cửa khẩu đã thúc đẩy
phát triển kinh tế địa phương; theo đó khn khổ pháp lý, hệ thống chính sách ưu
đãi thuế và phi thuế đã và đang được hoàn thiện để hỗ trợ các địa phương phát triển
các khu kinh tế cửa khẩu này.
Nghiên cứu “Cross-Border Logistics Performance In SriLanka: The Way
Forward - Kết quả logistics biên giới tại SriLanka: định hướng tương lai” của tác
giả Lalith Edirisinghe (2013) chỉ ra rằng dịch vụ logistics có tác động lớn đến hoạt
động kinh tế của mọi quốc gia. Tác giả xác định những nguyên nhân chính trong
hạn chế của dịch vụ thực hiện giao hàng hiện nay và những đổi mới trong quy định
chính sách hiện hành. Theo đó, các cơng ty tham gia vào các hoạt động logistics đã


12
sử dụng không hiệu quả các hệ thống công nghệ hiện đại cơ sở hạ tầng tiên tiến.
Bên cạnh đó, tại một số cửa khẩu, cảng biển mối quan hệ giữa hải quan và các cơ
quan quản lý biên giới khác vẫn không đạt được sự liên kết chặt chẽ trong việc quản
lí xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất nhập
khẩu cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ logistics tại các cửa khẩu, cảng biển của
các quốc gia.
Bài viết “Phát triển logistics cửa khẩu: Khâu quan trọng trong xây dựng khu
hợp tác kinh tế xuyên biên giới” của tác giả Hồng Tín trên Nhật Báo Quảng Tây
năm 2013. Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng, và chỉ ra tầm quan trọng
của logistics trong việc hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt trong bối cảnh
khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc -–Asean được hình thành. Nghiên cứu nhấn
mạnh, logistics cửa khẩu là hạt nhân trong quá trình phát triển các khu hợp tác kinh
tế xuyên biên giới và logistics cửa khẩu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ gia công xuất nhập

khẩu và thương mại.
Năm 2000, Lynch và cộng sự đã nghiên cứu “ảnh hưởng của năng lực logistics
đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”. Theo đó, năng lực cung ứng dịch vụ là
những năng lực thiết yếu hỗ trợ các chức năng logistics của doanh nghiệp logistics được
thực hiện đúng. Zhao, Droge và Stank (2001) nghiên cứu mơ hình quan hệ giữa các năng
lực tập trung khách hàng, năng lực tập trung thông tin và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp logistics. Họ thấy rằng các năng lực tập trung vào khách hàng có liên quan đáng
kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các năng lực tập trung vào
thông tin không có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng
đóng một vai trị quan trọng khi góp phần tạo ra các năng lực cụ thể và khó bắt chước.
Shang và Sun (2004) tìm ra kết quả tương đồng trong nghiên cứu 1.200 doanh nghiệp
sản xuất Đài Loan để kiểm định mối quan hệ giữa năng lực cung ứng dịch vụ và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp logistics.
Bowersox, Closs và Stank (1999) khái niệm hóa năng lực tập trung khách hàng
là “tích hợp khách hàng”. Tích hợp khách hàng là năng lực cấu thành năng lực cung
ứng dịch vụ logistics; nó cho phép doanh nghiệp xây dựng tính khác biệt lâu dài với
khách hàng trọng điểm và liên quan đến việc “nhận dạng các yêu cầu dài hạn, kỳ vọng
và sở thích của khách hàng hoặc thị trường hiện tại/tiềm năng và tập trung vào việc
sáng tạo giá trị khách hàng” (Bowersox, Closs và Stank, 1999). Tích hợp khách hàng
bao gồm bốn năng lực: tập trung vào phân khúc, mức độ phù hợp, khả năng đáp ứng và
tính linh hoạt. Quan điểm này cũng được Leifu Chen (2015) làm rõ tác động mạnh của


13
năng lực cung ứng dịch vụ đến năng lực đổi mới cũng như kết quả hoạt động, kết quả
tài chính của doanh nghiệp logistics, thể hiện qua mơ hình dưới đây.
Năng lực
Logistics

Liên kết chuỗi


Kết quả hoạt

cung ứng

động

Kết quả tài chính

Năng lực đổi
mới
Nguồn: Leifu Chen (2015)
Hình 0.1: Mơ hình tác động của năng lực logistics
Các năng lực cung ứng dịch vụ tác động đến kết quả hoạt động bền vững của
doanh nghiệp logistics theo những cách trực tiếp hay gián tiếp được Ju và cộng sự
(2019) làm rõ trong nghiên cứu của mình. Theo đó, tác động trực tiếp phải kể đến
năng lực tích hợp logistics và tính linh hoạt trong cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp logistics. Chia sẻ thông tin và hành vi cơ hội của đối tác cũng có tác động
gián tiếp đến kết quả logistics bền vững của doanh nghiệp thơng qua năng lực tích
hợp logistics và tính linh hoạt trong cung ứng dịch vụ logistics.
Hành vi cơ hội
của đối tác tích
hợp

Tính linh hoạt
trong cung ứng
dịch vụ logistics
Kết quả
logistics bền
vững


Chia sẻ thơng

Năng lực tích

tin

hợp logistics
Nguồn: Ju và cộng sự (2019)

Hình 0.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics
Zhao và cộng sự (2001) nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của năng lực tập
trung vào khách hàng và năng lực tập trung vào thông tin đối với kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực tập trung vào khách hàng


14
được liên kết tích cực với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; năng lực tập trung vào
thông tin không liên quan đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; năng lực
tập trung vào thông tin và năng lực tập trung vào khách hàng ảnh hưởng tích cực lẫn
nhau. Shang và Marlow (2005) kiểm định mối quan hệ giữa năng lực dựa trên thông
tin, năng lực điểm chuẩn, năng lực logistics động đối với kết quả logistics và kết
quả tài chính bằng cách khảo sát 1200 cơng ty sản xuất ở Đài Loan. Kết quả cho
thấy năng lực cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng rất tích cực đến kết quả logistics.
Năng lực điểm
chuẩn
(benchmarking
capability)
Công nghệ


Kết quả

Kết quả tài

thông tin

logistics

chính

Năng lực
logistics
động

Hình 0.3: Mơ hình yếu tố tác động đến kết quả logistics của Shang và Malow (2005)
Nguồn: Shang và Malow (2005)
Các nghiên cứu này đều cho rằng năng lực cung ứng dịch vụ có tác động đến
năng lực tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics. Các năng lực
thành phần đã đóng góp hình thành nên năng lực cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp logistics. Tuy nhiên, tác động của các năng lực thành phần này đến kết quả
cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp logistics là khác nhau giữa chúng, vì
vậy cần nghiên cứu phân tích chi tiết về các năng lực thành phần này tùy theo các
bối cảnh nghiên cứu khác nhau.
2.5. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.5.1. Khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tổng quan trên đây, cho phép tác giả xác định khoảng
trống nghiên cứu quan trọng cần nghiên cứu. Cụ thể, mặc dù các nghiên cứu về
doanh nghiệp logistics ngày càng nhiều, tuy nhiên, những nghiên cứu phân tích về
năng lực cung ứng logistics, các yếu tố cấu thành và tác động đến năng lực cung
ứng dịch vụ, cũng như ảnh hưởng của năng lực cung ứng dịch vụ (chi tiết đến cả



15
các cấu thành của nó) đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics vẫn còn
rất hạn chế. Selviaridis và Spring (2007), trong một nghiên cứu toàn diện về doanh
nghiệp logistics, đã tổng hợp rằng khoảng 67% các nghiên cứu được thực hiện ở
cấp độ doanh nghiệp, thường đánh giá các vấn đề liên quan đến vận chuyển, hơn là
dịch vụ logistics tổng thể và năng lực cung ứng logistics của doanh nghiệp. Có
khoảng một phần tư những nghiên cứu cịn lại (chiếm 27%) đánh giá các khía cạnh
khác nhau của mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và các chủ
hàng (ví dụ hợp đồng). Có rất ít những nghiên cứu (6%) ở cấp độ mạng lưới (ví dụ
bộ ba logistics). Selviaridis và Spring (2007) kết luận rằng các nghiên cứu về năng
lực cung ứng dịch vụ logistics đang có cơ sở lý thuyết yếu, với minh chứng khoảng
69% các nghiên cứu khơng có nền tảng lý thuyết. Sự phát triển của lĩnh vực
logistics đòi hỏi cần phải có tập trung nhiều hơn nữa vào việc phát triển lý thuyết,
mơ hình cấu trúc và mơ hình khái niệm để xây dựng một nền tảng cơ bản cho các
nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo.
Ngoài ra, mặc dù ngày càng nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực marketing và
quản trị cho rằng logistics là nguồn lực chiến lược vô cùng quan trọng cho các
doanh nghiệp, thì vẫn cịn tồn tại một số vấn đề. Nhiều doanh nghiệp vẫn coi các
hoạt động logistics là một phần riêng biệt trong hoạt động kinh doanh, hoạt động
khác biệt so với các hoạt động khác. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã khơng có sự
quan tâm phù hợp đến vai trò chiến lược của logistics, cũng như phát triển năng lực
cung ứng dịch vụ logistics. Olavarrieta và cộng sự (1997) chỉ ra rằng năng lực
logistics của doanh nghiệp có thể có giá trị, hiếm và khó sao chép; do đó có thể trở
thành nguồn lực chiến lược của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Đồng thời,
Olavarrieta và cộng sự (1997) thảo luận về những vấn đề mà các nhà quản lý
logistics có thể phải đối mặt khi xác định những khả năng hoặc lĩnh vực hoạt động
dịch vụ nào họ nên tập trung hoặc phát triển trước. Khi tạo ra giá trị của khách hàng
thông qua logistics, họ cần phản ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng trên thế

giới, nhu cầu của khách hàng và sự thay đổi liên tục các kỳ vọng. Các đối thủ cạnh
tranh, công nghệ, pháp luật và các quy định là những lĩnh vực khác nhau có thể ảnh
hưởng đến Logistics và cách thức một công ty phục vụ khách hàng. Olavarrieta et
al. (1997) cho rằng các nhà quản lý Logistics phải được phép tham gia vào các
quyết định và các vấn đề liên quan như nhu cầu của khách hàng, xử lý thông tin, sản
xuất và công nghệ.


×