Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.9 KB, 13 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 . Lý do chọn sáng kiến
Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống
văn hóa xã hội. Tập luyện TDTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn
và tăng cường sức khỏe, đồng thời có tác dụng rèn luyện con người một cách toàn
diện cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt TDTT đem lại cho con người sức khỏe tốt
đạt được hiệu quả trong lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hiện nay Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của nước ta, giữ vai
trò chủ đạo trong chương trình Giáo Dục Thể Chất ở trường học cũng như trong
chương trình thể thao cho mọi người.Tập luyện Điền kinh có hệ thống và khoa học
từ lâu đã khẳng định có tác dụng tốt trong việc cũng cố và tăng cường sức khỏe cho
con người cùng với việc phát triển toàn diện về thể lực tạo điều kiện cho việc phát
triển nâng cao thành tích mơn thể thao. Điền kinh là một môn thể thao phong phú và
đa dạng không những có tác dụng tăng cường sức khoẻ cho người tập mà còn là cơ
sở để phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và
khéo léo. Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và Điền kinh nói riêng thì
ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể.
Nội dung chạy cự ly ngắn là một môn học đặc biệt. Chạy cự lý ngắn bao gồm các
cự ly từ 20m - 400m, trong đó chạy 100m, 200m, 400m là các nội dung thi chính
thức trong các cuộc thi đấu lớn như Hội khỏe phủ đổng, Đại hội thể dục thể thao và
các cuộc thi đấu quốc tế lớn. Môn chạy cự ly ngắn đơn giản, cần ít thiết bị, dụng cụ
để tiến hành và mở rộng phạm vi tập luyện. Chạy ngắn là nội dung được học sinh ưa
thích, nhất là các em ở lứa tuổi học sinh THCS, nó phù hợp với đặc điểm tâm, sinh
lý lứa tuổi, giới tính học sinh. Việc tìm ra học sinh có tố chất chạy ngắn rất đơn giản
bởi nó là tố chất bẩm sinh của con người. Tuy nhiên việc huấn luyện thì rất vất vả để
các em có thể phát triển tố chất sức nhanh của mình một cách triệt để nhất, đem lại
thành tích cao, địi hỏi bản thân huấn luyện viên phải là người đam mê và có kinh
nghiệm trong huấn luyện chạy ngắn.

1



Để các em học sinh trong trường Tiểu học rèn luyện và phát huy được các yếu
tố thể lực trên, chúng ta phải có phương pháp huấn luyện như thế nào cho hợp lý.
Là một giáo viên dạy chuyên biệt môn Thể dục trong nhà trường, được Ban
giám hiệu giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh tham gia Hội khoẻ Phù Đổng và giải
Điền kinh các cấp, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để nâng cao thành tích tập
luyện cũng như thi đấu cho học sinh, Vì vậy, tơi đã tìm hiểu và đưa ra sáng kiến:
“Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh”.
1.2 . Điểm mới của sáng kiến
Để huấn luyện đạt kết quả cao, bản thân tôi trước tiên đã phải suy nghĩ tìm
hiểu rất nhiều để có cách huấn luyện hiệu quả nhất. Nghiên cứu kỹ về các dạng bài
tập nâng cao kỹ thuật huấn luyện sức nhanh, tốc độ. Trước khi huấn luyện tôi đã
vạch ra các bước sau:
- Bước 1: Tuyển chọn vận động viên.
- Bước 2: Huấn luyện kỹ thuật.
- Bước 3: Huấn luyện về thể lực

2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng thành tích chạy cự ly ngắn của học sinh trường tôi trong
năm qua.
Tập luyện chạy cự ly ngắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục thể chất
và bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong nhà trường. Qua đó, hình thành các phẩm
chất ý chí và đạo đức con người, góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục
lao động và giáo dục thẩm mỹ cho các em.
Chạy cự ly ngắn gồm các cự ly sau: 60m, 100m, 200m, 400m. Trong đó,
chạy 60m là nội dung mà giải điền kinh và Hội khỏe Phù Đổng các cấp dành cho
học sinh tiểu học thi đấu.

Ngay từ đầu năm học, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Thể dục
và bồi dưỡng đội tuyển điền kinh. Để chuẩn bị cho các cuộc thi trong năm, đặc biệt
là Hội khoẻ Phù Đổng, ngay từ lúc nhận nhiệm vụ, tôi đã bắt đầu khẩn trương cho
công tác tuyển chọn vận động viên. Để nắm bắt được tâm sinh lý và thể trạng của
học sinh, tôi tiến hành khảo sát bằng cách tổ chức thi đấu chạy 60m cho học sinh
khối lớp 4,5. Qua khảo sát, tôi nhận thấy thể lực học sinh còn hạn chế, tần số đánh
tay và độ dài bước chạy còn ngắn. Các em chỉ chạy theo kiểu bản năng, chưa có kỹ
thuật chạy ngắn thực thụ. Các thành tích ban đầu cho thấy các em khó có thể đạt
được thành tích tốt.
Học sinh trường tơi phần lớn con nhà nơng, ngồi việc đến trường, các em
cịn bận giúp ba mẹ làm việc. Một số em bố mẹ đi làm ăn xa, phải ở với ông bà nên
việc chăm sóc, quan tâm tới con em cịn hạn chế. Do vậy cơng tác phối hợp với gia
đình cũng như động lực và khả năng tạo hứng thú tập luyện cho học sinh gặp nhiều
khó khăn. Thậm chí có một số phụ huynh cịn khơng cho con họ tham gia vì lí do
muốn tập trung để học các mơn văn hóa,…
Về phía nhà trường, trường gồm hai khu vực cách xa nhau nên việc tập luyện
tập trung đội tuyển gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do đường chạy thấp, nhỏ mùa
mưa thường bị đọng nướ, điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất còn hạn chế nên cũng ảnh
hưởng tới quá trình tập luyện.
3


Sau đây là danh sách và thành tích của học sinh trước khi huấn luyện là:
STT
1
2
3
4

Họ và tên

Hoàng Vắn Khánh
Phan Lê Anh Dũng
Lê Thị Tuyết
Lê Thị Giang

Giới tính

Thành tích chạy 60m

Nam
Nam
Nữ
Nữ

9s85
9s90
10s15
10s05

Nhìn vào bảng khảo sát trên so với thành tích các năm trước thì việc đạt kết
quả cao trong thi đấu sẽ là một thách thức lớn.
Trước bộn bề khó khăn trên, bản thân vừa là giáo viên, vừa giảng dạy, vừa
trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển, tôi luôn trăn trở tìm tịi và đưa ra các giải pháp nhằm
quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà trường đã tin tưởng giao cho.
2.2 . Các giải pháp
2.2.1. Giải pháp thứ nhất: Tuyển chọn vận động viên
Đây được coi là công việc hết sức quan trọng nên phải làm việc cơng phu, chính
xác. Trước hết phải chọn những em có thành tích tốt và ổn định. Ngồi ra chúng tơi
cịn căn cứ những đặc điểm sau:
- Thể hình, thể lực:

Phải cân đối khoẻ mạnh, có chiều cao, sải chân dài, khơng mắc bệnh truyền
nhiểm, tim mạch.
+ Hình thái: cơ thể cân xứng, rắn chắc, cơ bắp có tính đàn hồi cao, chân dài
bước biên độ bước chạy tương đối lớn, vòng cổ chân nhỏ gân asin dài.
+ Chức năng: căn cứ vào tình trạng sức khỏe của học sinh có khả năng chịu
đựng lượng vận động tương đối lớn.
+ Tần số bước: Là nhân tố quan trọng tạo thành tốc độ. Tần số bước chịu ảnh
hưởng độ di truyền khá lớn. Tần số bước có thể dùng để phản ánh tiềm lực tốc độ
bẩm sinh của học sinh.
+ Sự phát triển cơ:
Cơ bắp chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt cơ đùi, cơ bắp chân tròn đều đang trên đà
phát triển (Nếu được tập luyện sẽ phát triển nhanh).
4


2.2.2. Giải pháp thứ 2: Huấn luyện về thể lực, tốc độ
Giải pháp này chủ yếu nhằm rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực, tập phản
xạ, tăng cường sức mạnh, sức nhanh cho từng học sinh.
+ Các bài tập phát triển thể lực, sức mạnh:
Gồm có các bài tập:
-Chạy lên dốc, chạy lên bậc cầu thang.
-Bài tập đứng lên, ngồi xuống: nam 30 lần ; nữ 20 lần.
-Bài tập bật nhảy đổi chân: Nam 30 lần, nữ 20 lần
-Bài tập phát triển cơ lưng cơ bụng:
+ Tập cơ bụng: Nam 30 lần, nữ 20 lần.
+ Tập cơ lưng: Nam 30 lần, nữ 20 lần
-Bật cóc Nam 30m /3lần, nữ 20m /3lần.
-Nhảy dây :Nam 1 phut/3 lần ,nữ 1 phút /2 lần.
+ Các bài tập phát triển sức nhanh tốc độ: mục đích tập luyện là để phát
triển tốc độ tức là nâng cao thành tích cho người tập. Mà tốc độ = Tần số bước chạy

x độ dài bước chạy.Trong đó: độ dài bước chạy là số đo của một bước chạy. Tần số
bước chạy là số lần bước chạy trong một thời gian nhất định.
Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức nhanh nên sử dụng các bài tập:
- Chạy trong các điều kiện khó khăn như chạy lên dốc (20 – 30 vòng).
- Chạy trong các điều kiện dễ dàng hơn (chạy xuống dốc, chạy có sử dụng sức kéo
nhân tạo ).
- Chạy trên cát.
- Chạy tăng tốc 30m

:

Nam: 5’’10 – 5’’35
Nữ : 5’’35 – 5’’40

- Chạy tốc độ 50m

:

Nam : 7’’40 – 7’’45
Nữ: 8’’35 – 8’’40

- Chạy xuất phát thấp : 02 lần.
- Chạy xuất phát thấp có dây chun 30m : 05 lần.
- Chạy xuất phát thấp 80m : Nam : 14’’3 – 14’’5
5


Nữ : 15’’5 – 15’’8
2.2.3. Giải pháp thứ 3: Huấn luyện kỹ thuật
Giai đoạn tập luyện năng cao các giai đoạn trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn. Trước

khi tập luyện giai đoạn này giáo viên cần phân tích đánh giá cụ thể tỉ mỉ và khoa học
một loạt các vấn đề sau:
+ Phân tích Tỉ mỉ học sinh của mình (những tiến bộ, thành tích trong năm qua;
những điểm mạnh cần khai thác; các chỉ tiêu về lượng vận động mà học sinh đã thực
hiện; những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của học sinh; những tiềm năng có
thể phát huy được; đối chiếu năng lực của học sinh với cấu trúc thành tích cần phải
đạt về mặt thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, trí tuệ).
+ Phân tích các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho cơng tác huấn luyện.
+ Phân tích điều kiện khí hậu, thời tiết.
+ Kế hoạch về thời gian tập (giờ nào , ngày nào)
+ Xác định mục đích cần phải đạt được cho từng học sinh.
1. Luyện tập giai đoạn giữa quãng:
Với các nội dung như sau: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong chạy ngắn nên:
- Tiếp tục sử dụng các bài tập tăng độ dài và tần số bước chạy:Chạy đạp sau, chạy
nâng cao đùi, chạy bước tới
- Sử dụng các trò chơi phát triển sức nhanh: Trò chơi chạy nhanh tiếp sức tạo khơng
khí thi đua sơi nổi trong học tập.
- Học sinh tập chạy 3/4 sức trên đường thẳng để giáo viên sửa chữa kỹ thuật điều
chỉnh lại hướng chạy, góc độ thân trên, điểm tiếp đất của bàn chân
2. Phương pháp tập luyện giai đoạn xuất phát chạy lao:
Sau khi giai đoan kỹ thuật giai đoạn giữa quãng tương đối ổn định cho học sinh tập
luyện giai đoạn xuất phát và chạy lao: Từ 3-5 tiết với các nội dung như sau:
- Tập xuất phát theo khẩu lệnh “ Vào chỗ” , “ Sẵng sàng” để khi chuẩn bị tốt mới
xuất phát.
- Cho học sinh xuất phát có người giữ vai.
- Xuất phát vào hố cát: tập cảm giác đạp thẳng chân vào bàn đạp.
6


- Cho Hs xuất phát với xà chếch: HS tự kiểm tra góc độ thân người khi chạy.

3. Tập giai đoạn về đích:
ở giai đoạn này cũng hết sức quan trọng vì đây là một kỹ thuật hay cịn gọi
là giai đoạn bảo vệ thành tích của các giai đoạn trước. Về mặt kỹ thuật còn cạnh
tranh nhau về kỹ thuật đánh đích để được xếp hạng cao hơn.
Thơng thường chúng ta cho học sinh thực hiện kỹ thuật đánh đích bằng đầu,
ngực và vai là chủ yếu.
2.2.4. Giải pháp thứ 4: Huấn luyện về chiến thuật
Nhiệm vụ của giai đoạn này là hoàn thiện về thể lực cũng như kỹ thuật trong
chạy cự ly ngắn để chuẩn bị cho người tập đi thi đấu.
Đặc điểm của giải pháp huấn luyện này là trình độ chun mơn của các vận
động viên chạy ngắn càng cao, lượng vận động trong huấn luyện tương ứng với thi
đấu càng lớn. Vì vậy, mối quan hệ giữa cường độ và khối lượng của lượng vận động
trong huấn luyện luôn liên kết với nhau.
Khối lượng chủ yếu trong các bài tập ở giải pháp này là nhằm nâng cao tốc độ
chạy cực đại và hoàn thiện chạy lao sau xuất phát được thể hiện trong giai đoạn
huấn luyện chuyên môn.
Tiếp tục ôn giai đoạn chạy giữa quãng: Chạy tốc độ cao 30-50m.
Ôn xuất phát chạy lao. Xuất phát – chạy lao - chạy giữa quãng - về đích.
Tổ chức thi đấu kiểm tra, rèn luyện ý chí tâm lý cho người tập.
Quan trọng hơn hết là sau khi kết thúc đợt huấn luyện cho học sinh nghỉ 3-5
ngày trước ngày đi thi đấu.
Đây là giải pháp cũng hết sức quan trọng, ngoài việc tổ chức tập luyện để duy
trì tốc độ cao, học sinh biết vận dụng liên kết giữa các giải pháp để đạt thành tích
cao. Mặt khác, giáo viên thường tổ chức thi đấu, theo dõi thành tích hằng ngày của
học sinh. Trong các buổi tập, giáo viên ln bố trí thời gian thích hợp để học sinh
nghỉ ngơi. Sau khi thi đấu kiểm tra, giáo viên nên nhận xét tỉ mỉ kết quả của từng
học sinh và lưu vào sổ theo dõi (sổ nhật ký) để kịp thời điều chỉnh. Ngoài các bài
tập mà giáo viên đã truyền thụ và huấn luyện, giáo viên phải thường xuyên giao bài
7



tập về nhà để học sinh luyện tập, dặn dò chế độ ăn uống hợp lý để duy trì và đảm
bảo thành tích ln ở thời kỳ cao nhất.
2.2.5. Giải pháp thứ 5: Diễn biến quá trình huấn luyện
Giai đoạn huấn luyện ban đầu
Thời gian của giai đoạn huấn luyện ban đầu diễn ra trong 2 tuần liên tục.
Nhiệm vụ của giai đoạn này là chủ yếu huấn luyện để hình thành cho các em
kỹ năng, kỹ xảo chạy ngắn ( hình thành kỹ thuật) và bước đầu phát triển thể lực
chuyên môn cho các em.
Với nhiệm vụ như vậy nên các bài tập trong giai đoạn chủ yếu là bài tập huấn
luyện về kỹ thuật. Không cho các em tập nhiều thể lực sẽ dẫn đến mệt mỏi và ảnh
hưởng đến buổi sau. Các bài tập thể lực chỉ tập với một định lượng vừa sức để các
em dần thích nghi với các bài tập thể lực. Tránh tập nhiều dẫn đến tình trạng bị
chống q sức.
a. Giai đoạn chun mơn hố
Thời gian huấn luyện của giai đoạn này diễn ra trong thời gian 6 tuần liên tục,
hạn chế tối đa thời gian nghỉ.
Nhiệm vụ của giai đoạn này là tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thể
lực chuyên môn cho học sinh.
Ở giai đoạn này các em tập đi sâu vào khắc phục vào những sai lầm thường
mắc của bản thân, để khi kết thúc giai đoạn học sinh sẽ có 1 trình độ kỹ thuật tương
đối tốt. Trong giai đoạn này các bài tập phát triển thể lực được đưa vào nhiều sau tập
kỹ thuật, để phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền cho học sinh. Khi cho học sinh
tập thể lực luôn quan sát theo dõi để điều chỉnh lượng vận động cho hợp lý.
b. Giai đoạn hoàn thiện thể thao
Thời gian 3 tuần cuối của giai đoạn huấn luyện.
Nhiệm vụ của giai đoạn này là huấn luyện cho học sinh có một kỹ thuật hoàn
chỉnh và một thể lực sung mãn để có một thành tích tốt nhất khi tập luyện và thi đấu.
Trong giai đoạn này học sinh đã có một trình độ chun mơn tốt, lượng vận
động trong huấn luyện tương ứng với thi đấu càng lớn và việc tuân theo nguyên tắc

8


thích hợp phải nghiêm ngặt. Vào cuối giai đoạn cho các em làm quen với các bài tập
như thi đấu để rèn luyện yếu tố tâm lý của bản thân.
Khối lượng chủ yếu của các bài tập trong giai đoạn này là nhằm nâng cao giai
đoạn huấn luyện chuyên môn. Áp dụng các bài tập chạy đủ khối lượng với toàn bộ
kỹ thuật.
2.2.6. Giải pháp thứ 6: Những nguyên tắc tổ chức quá trình huấn luyện
Việc nâng cao khả năng tốc độ của vận động viên được tiến hành ở tất cả các
giai đoạn huấn luyện, song khi thực hiện với khối lượng lớn về sức mạnh, việc chạy
các đoạn ngắn với tốc độ cực đại được áp dụng không nhiều.
Khối lượng chủ yếu của các bài tập chạy nhằm nâng cao tốc độ chạy cực đại
và hoàn thiện chạy lao sau xuất phát được thực hiện trong các giai đoạn huấn luyện.
Trong lúc tập trung huấn luyện tốc độ, tất cả các bài tập không gắn với mục tiêu này
được thực hiện với khối lượng nhỏ và không gây ra mệt mỏi đáng kể cho cơ thể.
Điều rất quan trọng là trước khi thi đấu khoảng 1 tuần cần giảm lượng vận
động cho vận động viên để các em có thời gian hồi phục tốt nhất.

3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:
9


Môn thể dục được coi là môn năng khiếu, song khơng phải ai có năng khiếu thể
dục thể thao là có sức khỏe tốt mà địi hỏi phải có sự luyện tập hợp lý và thường
xuyên.
Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh học mà có kế hoạch tập
luyện hợp lý. Nếu giáo viên giảng dạy mà khơng chú ý thì kết quả sẽ ngược lại.
Mặc dù thời gian nghiên cứu đưa vào áp dụng thực tiển chưa dài nhưng được áp

dụng các phương pháp luyện chạy cự ly ngắn vừa qua của đội tuyển Điền kinh nhà
trường. Tôi thấy kết quả rất tốt đối với các em được thực nghiệm, các em có tinh
thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn. Kết quả
khảo sát đánh giá về áp dụng phương pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn mỗi tiết
luyện tập được các em lựa chọn, cũng như thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng
lên rõ rệt.
Đồng thời bản thân tơi nhận thấy sau q trình áp dụng sáng kiến này hiệu quả
mang lại rõ rệt trong việc phát triển thể lực và thành tích, giáo dục cho các em tinh
thần đồn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như tập luyện. Giúp cho
học sinh hứng thú hơn và chịu đựng được lượng vận động lớn hơn, khắc phục khó
khăn, chống lại mệt mỏi, hồi phục tốt hơn sau một giờ tập luyện làm cho các em tích
cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động phương pháp tập luyện của mỡi giờ
học, mỡi buổi tập. Nâng cao phát triển tồn diện về đức - trí - thể - mỹ trong nhà
trường phổ thông, theo đúng chủ trương đường lối của nhà nước trong việc giáo
dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay.
Hơn hết mỗi giáo viên chúng ta phải trau dồi kiến thức tự hồn thiện mình, ln
trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục khó
khăn để đưa chất lượng GDTC và thể thao thành tích cao ngày càng phát triển hơn
nữa.
Dưới đây là bảng khảo sát thành tích sau khi được huấn luyện:
STT
1
2

Họ và tên
Hồng Vắn Khánh
Phan Lê Anh Dũng

Giới tính
Nam

Nam

Thành tích chạy 60m
9s15
9s20
10


3
4

Lê Thị Tuyết
Lê Thị Giang

Nữ
Nữ

9s35
9s27

Như vậy thành tích sau khi vận dụng phương pháp tập mới đã được tăng lên
rõ rệt, khi kiểm tra cho thấy các chỉ số về kết quả, thể lực và thể hình đều tăng lên.
Nếu đem đối chứng với bảng thống kê quá trình tập luyện năm học trước thì kết quả
sau quá trình tập luyện năm học này hoàn toàn hơn hẳn ở mọi thơng số. Điều đó
khẳng định cùng khối lượng tập luyện là 40 tiết (khối lượng khơng thay đổi) nếu có
phương pháp tuyển chọn và huấn luyện hợp lý thì sẽ có kết quả cao hơn.
Qua q trình giảng dạy huấn luyện, áp dụng những sáng kiến trên tôi thấy
hiệu quả huấn luyện tăng lên rõ rệt. Học sinh nắm bắt tốt từng bài tập một cách
nhanh chóng, tăng hưng phấn, hứng thú trong luyện tập, thành tích của các em trong
quá trình tập luyện ngày càng cao. Cụ thể: Trong năm học 2019 – 2020, học sinh

tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện đạt giải Ba môn chạy 60m.
Trong lĩnh vực hoạt động Thể dục thể thao, muốn có thành tích cao, muốn có sức
khoẻ, muốn có kỹ chiến thuật tốt thì chỉ có một con đường đó là phải tăng cường tập
luyện. Nhưng tập luyện cũng có hai mặt của nó: đó là tích cực và tiêu cực. Vì vậy,
tơi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Xây dựng kế hoạch hợp lý.
- Các bài tập được tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Khối lượng vận động phải từ ít đến nhiều, từ chưa có đến có.
- Giữa buổi tập 1 và buổi tập 2 phải có thời gian nghỉ ngơi và được bắt đầu
trọng điểm cơ thể hồi phục vượt mức. Như vậy càng tập luyện thì biểu đồ biểu thị
kết quả tập luyện càng tăng lên.
- Tránh phương pháp tập luyện tiêu cực: Cũng là tập luyện song khơng mang
tính khoa học, thời gian tập luyện ngắn mà lượng vận động lại quá nhiều làm cho
người tập luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Như vậy việc tập luyện TDTT thường xun và có kế hoạch hợp lý thì sức
khoẻ và thành tích chắc chắn sẽ được nâng lên.
11


Mặt khác, qua kiểm tra đánh giá cho ta thấy: Những học sinh giỏi về nội
dung chạy cự ly ngắn đa phần học tốt các nội dung khác như: Chạy bền, Nhảy cao,
Nhảy xa và một số môn thể thao như Bóng đá, Đá cầu.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình huấn luyện mơn thể dục,
tơi mạnh dạng có một số kiến nghị, đề xuất sau:
Đầu tư tốt cơ sở vật chất và dụng cụ tập luyện cho học sinh.
Học sinh cần phải có trang phục thể thao để thuận tiện trong việc tập luyện.
Phụ huynh cần phải quan tâm hơn nữa trong việc bồi dưỡng học sinh năng
khiếu.
Muốn công tác giáo dục thể chất được phát triển và có chất lượng tốt thì phải

được sự quan tâm trực tiếp hơn nữa của các cấp, ban ngành.
Đối với học sinh tham gia tập luyện thì cần được sự quan tâm động viên hơn
nữa của nhà trường về vật chất cũng như tinh thần, để giúp các em tích cực, hứng
thú, ham thích môn học tạo thuận lợi cho việc nâng cao thành tích.
Trên đây là những kinh nghiệm của tơi về “Một số biện pháp huấn luyện chạy
cự ly ngắn cho học sinh”. Trong q trình áp dụng, tơi nhận thấy cịn rất nhiều thiếu
sót, rất mong được sự tham khảo và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng bộ
mơn thể dục nói chung cũng như nội dung chạy ngắn nói riêng.

12


13



×