Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề thi Olympic 10 - 3 môn Sinh lớp 10 năm 2019 THPT Nơ Trang Lơng có đáp án | Sinh học, Lớp 10 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.97 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK</b>


<b>ĐƠN VỊ: THPT DTNT NƠ TRANG LƠNG</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN</b>


<b>Câu 1: </b>Cho các sinh vật: vi khuẩn lam, trùng đế giày, tảo lục, nấm sợi, cây lúa, con người.
Mỗi sinh vật đó được xếp vào các giới nào? Nêu đặc điểm chung của mỗi giới đó.


<b>Đáp án và thang điểm câu 1:</b>


-Vi khuẩn lam: thuộc giới Khởi sinh.


Đặc điểm: Là sinh vật nhân sơ, đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, môi trường sống đa
dạng. (0,25 điểm)


-Trùng đế giày, tảo lục: thuộc giới Nguyên sinh.


Đặc điểm: Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
(0,25 điểm).


-Cây lúa: thuộc giới Thực vật.


Đặc điểm: Sinh vật nhân thực, đa bào, tế bào có thành xenlulozo, sống tự dưỡng (có khả năng
quang hợp), đời sống cố định khơng có cơ quan di chuyển. (0,25 điểm)


-Con người: thuộc giới Động vật.


Đặc điểm: Sinh vật nhân thực, đa bào, tế bào không có thành, sống dị dưỡng, đời sống di
chuyển. (0,25 điểm)


<b>Câu 2: </b>



1/ Trong tế bào, loại ARN nào đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất? Giải
thích.


2/ Trong trường hợp nào đột biến gen không được truyền lại cho đời sau?


3/ Tại sao phần lớn đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) và đột biến lệch bội thường gây hại
cho các thể đột biến? Ở người tại sao đột biến lệch bội ở NST giới tính thường ít gây hại hơn
NST thường?


<b>Đáp án và thang điểm câu 2:</b>


1/ Trong tế bào:


-mARN đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein. (0,25 điểm)
Mỗi loại mARN mang thong tin quy định một chuỗi polipeptit. (0,25 điểm)


-rARN chiếm tỉ lệ nhiều nhất vì trong tế bào nhân thực, gen mã hóa rARN thường được lặp
lại rất nhiều lần. (0,25 điểm)


Số lượng riboxom trong tế bào rất lớn và các riboxom được dùng để tổng hợp tất cả các loại
protein của tế bào. (0,5 điểm)


2/ Các trường hợp đột biến gen không truyền lại cho đời sau:


-Đối với những lồi sinh sản hữu tính, đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng thì khơng được
truyền lại cho đời sau vì đột biến đó khơng đi vào giao tử. (0,25 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-Đột biến gây chết hoặc làm cho cơ thể bị mất khả năng sinh sản thì cũng khơng di truyền lại
được cho đời sau. (0,25 điểm)



-Đột biến xảy ra ở tế bào chất của cơ thể đực thì khơng được truyền lại cho đời sau vì tế bào
chất của giao tử đực khơng đi vào hợp tử. (0,25 điểm)


3/ -Phần lớn đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) và đột biến lệch bội thường gây hại cho
các thể đột biến vì:


+ Mất đoạn, lặp đoạn thường dẫn đến mất cân bằng gen → gây hại cho các thể đột biến.
(0,25 điểm)


+ Đảo đoạn và chuyển đoạn làm thay đổi vị trí gen → làm thay đổi mức độ biểu hiện gen.
(0,25 điểm)


+ Vì mỗi NST chứa nhiều gen nên các đột biến lệch bội do thừa hoặc thiếu một vài NST →
mất cân bằng gen → thường gây chết thể đột biến. (0,25 điểm)


-Ở người đột biến lệch bội ở NST giới tính thường ít gây hại hơn NST thường là vì: NST Y
mang ít gen, nếu cơ thể XY mất NST Y thì vẫn có khả năng sống (hội chứng Claiphento).
Nếu cơ thể thừa NST X, các NST X dư thừa sẽ bị bất hoạt, cơ thể vẫn có khả năng sống (hội
chứng siêu nữ). (0,25 điểm)


<b>Câu 3: </b>


1/Nêu những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ. Tại sao các thức ăn nướng là một trong những
nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch?


2/Nhóm R của amino axit tham gia vào hình thành nên các liên kết nào, trong các bậc cấu trúc
nào của phân tử protein?


3/Cho hai ống nghiệm:



-Ống 1: Cho vào 1g bột gạo nghiền nhỏ, cho thêm nước cất, khuấy đều, đun sôi, để nguội.
-Ống 2: Cho 5g gan động vật đã nghiền nhỏ, lọc qua vải, đun sơi, để nguội sau đó cho thêm
1ml cồn 960<sub>.</sub>


Nhỏ vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch iot. So sánh màu ở hai ống nghiệm? Cho biết sự
giống nhau và khác nhau giữa tinh bột và glycogen?


4/Một giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện 3 tế bào ở 3 lồi khác nhau thơng qua các gợi ý
sau:


-Trong tế bào 1 có chứa polisaccarit mạch thẳng gồm các mono glucozo liên kết với nhau
theo liên kết 1-4β Glicozit.


-Trong tế bào 2 có chứa mạch polisaccarit gồm các mono glucozo liên kết với nhau, mỗi
glucozo có phần phụ chứa nitrogen.


-Trong tế bào 3 có chứa mạch polisaccarit gồm các mono liên kết với nhau theo liên kết 1 -4α
Glicozit, có phân thành nhiều nhánh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Đáp án và thang điểm câu 3:</b>


1/-Những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ:


+ Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, gồm có glixeron liên kết với axit béo. (0,25 điểm)


+ Là các lipit đơn giản không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Là nguồn năng
lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể. (0,25 điểm)


-Giải thích:



+ Các thức ăn nướng chứa nhiều các chất béo không no với các liên kết đôi trans. (0,25 điểm)
+ Ở các mạch máu bị tổn thương hoặc viêm, các chất béo không no với các liên kết đôi trans
dễ bị lắng đọng thành mảng tạo ra những chỗ lồi cản trở dịng máu, giảm tính đàn hồi của
thành mạch. (0,25 điểm)


2/ -Cấu trúc bậc 3 và bậc 4. (0,25 điểm)
-Các loại liên kết:


+ Liên kết kị nước: được hình thành giữa các nhóm R kị nước (khơng phân cực) thường quay
vào trong lõi protein để tránh tiếp xúc với nước. (0,25 điểm)


+ Liên kết Vande Van: Khi các nhóm R không phân cực của các axit amin nằm sát nhau thì
liên kết Vande Van liên kết chúng lại với nhau. (0,25 điểm)


+ Liên kết hidro: được hình thành giữa các nhóm R phân cực.


+ Liên kết ion: hình thành giữa các nhóm R tích điện âm và dương. (0,25 điểm)
+ Liên kết đisunphit: được hình thành giữa các axit amin Xistein.


3/-So sánh màu: Ống 1 màu xanh, ống 2 màu nâu đỏ. (0,25 điểm)
-Giải thích: (0,25 điểm)


+Ống 1: Tinh bột phản ứng với iot cho màu xanh.


+Ống 2: Dịch lọc gan lợn chứa nhiều glycogen nên cho màu nâu đỏ khi phản ứng với iot.
-So sánh tinh bột và glycogen:


+ Giống nhau: (0,25 điểm)



(1) Đều là các đại phân tử, đa phân, đơn phân là glucozo, các đơn phân liên kết với nhau
bởi liên kết glicozit.


(2) Đều khơng có tính khử.


(3) Đều khơng tan, khó khuếch tán.
+ Khác nhau: (0,25 điểm)


(1) Tinh bột là hỗn hợp chuỗi mạch thẳng amilozo amylopectin phân nhánh (24-30 đơn
phân thì có một nhánh).


(2) Glicozen mạch nhánh dày hơn (8-12 đơn phân thì phân nhánh).
4/Tế bào 1: tế bào thực vật. (thành xenlulozo) (0,25 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Câu 4: </b>


1/Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarozo và 0,04M
glucozo được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M saccarozo, 0,02M glucozo và 0,01M
fructozo.


-Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi khơng? Giải thích.
-Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?


2/Bạn A đã đặt 3 ống nghiệm sau:


Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% +1ml nước bọt pha lỗng đã đun sơi.
Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng.


Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% +1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M.
Tất cả các ống nghiệm trên đều đặt trong điều kiện 370<sub>C – 40</sub>0<sub>C.</sub>



a/ Theo em, bạn A làm thí nghiệm trên để chứng minh điều gì?


b/ Nếu bạn A quên đánh dấu các ống. Hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống
nghiệm trên.


3/Thế nào là hô hấp tế bào? Tại sao ở người khi vận động quá sức thường thấy mỏi cơ?
Nguyên nhân làm xuất hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người?


<b>Đáp án và thang điểm câu 4:</b>


1/-Theo đề ra ta thấy nồng độ các chất trong tế bào lớn hơn ngồi dung dịch do đó tế bào sẽ
hút nước. (0,25 điểm) Vì vậy kích thước tế bào sẽ tăng lên. (0,25 điểm)


-Các chất tan nói trên đều là các chất dinh dưỡng đối với tế bào mà màng có tính thấm chọn
lọc (0,25 điểm) nên vẫn sẽ tiếp tục nhận các chất tan từ ngoài vào tế bào theo con đường vận
chuyển chủ động. (0,25 điểm)


2/a/ Chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ (0,25 điểm) và pH (0,25 điểm) đến hoạt tính của
enzim.


b/ Dùng dung dịch iot lỗng và giấy quỳ tím để nhận biết.


+ Dùng iot nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống khơng có màu xanh tím là ống 2. Hai ống
cịn lại có màu xanh. (0,25 điểm)


+ Dùng quỳ tím để phân biệt ống 1 và 3. (0,25 điểm)


3/-Hô hấp tế bào: là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucozo) thành các
chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống. (0,25 điểm)



-Khi vận động thường thấy mỏi cơ vì: khi vận động q sức q trình hơ hấp ngồi khơng
cung cấp đủ oxi cho q trình hơ hấp tế bào nên các tế bào cơ phải sử dụng quá trình hơ hấp
kị khí để tạo năng lượng ATP. (0,25 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

-Nguyên nhân xuất hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người: Khi một enzim nào đó trong tế
bào không được tổng hợp hoặc được tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì khơng những sản
phẩm khơng được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích lũy lại gây độc cho tế
bào hoặc có thể được chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu
chứng bệnh lí. (0,25 điểm)


<b>Câu 5:</b>


1/ Nêu đặc điểm các pha trong kì trung gian của q trình phân bào? Em có nhận xét gì về kì
trung gian của các dạng tế bào sau: Tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư?


Tổng số tế bào con sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ một tế bào
2n của người là 62. Xác định số lượng NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng?


2/ Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm, giả sử từ nhân của hợp tử đã diễn
ra sự nhân đôi liên tiếp 7 lần, nhưng không phân chia tế bào chất. Kết quả thu được sẽ như thế
nào? Phơi có phát triển bình thường khơng? Tạisao?


<b>Đáp án và thang điểm câu 5:</b>


1/ -Đặc điểm các pha trong kì trung gian: (0,25 điểm)


+ Pha G1: Gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các
protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 khác nhau ở các loại
tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm sốt R tế bào nào vượt qua R thì khi đi vào pha S, tế bào


nào khơng vượt qua R thì đi vào q trình biệt hóa.


+ Pha S: AND, NST nhân đơi → hàm lượng ADN tăng gấp đôi, mỗi NST gồm 2 cromatit
giống nhau và dính với nhau ở tâm động. Trung tử tự nhân đôi.


+ Pha G2: Tổng hợp các chất cần thiết cịn lại cho q trình phân bào.
-Nhận xét về kì trung gian của các tế bào: (0,25 điểm)


+ Tế bào hồng cầu: Do tế bào hồng cầu khơng nhân, khơng có khả năng phân chia nên khơng
có kì trung gian.


+ Tế bào thần kinh: kì trung gian kéo dài suốt đời.


+ Tế bào ung thư: kì trung gian diễn ra trong thời gian ngắn.


-Lồi người có bộ NST 2n = 46. Gọi số lần nguyên phân là k (k thuộc N*)


Tổng số tế bào con sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ một tế bào là:
2.2k<sub> – 2 = 62 → k = 5. (0,25 điểm)</sub>


Số lượng NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng là:
2k<sub> . 2n = 2</sub>5<sub> . 46 = 1472 NST. (0,25 điểm)</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ruồi con sẽ phát triển bình thường, vì tế bào đa nhân nêu trên sẽ phân chia tế bào chất để hình
thành phơi nang, rồi phát triển thành ruồi trưởng thành. (0,5 điểm)


Câu 6: 1/ a/ Trong nước mắm và nước tương chứa rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc
từ đâu, do VSV nào tác động để tạo thành?


b/ Làm nước siro quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian bình sẽ căng phồng. Hãy giải


thích tại sao?


2/ Tại sao rượu nhẹ và bia để lâu ngày có váng trắng và có vị chua gắt? Có thể quan sát thấy
hiện tượng gì khi nhỏ lên một vài giọt oxy già?


3/ a/ Trình bày các bước chính sử dụng kĩ thuật cấy gen vào E. coli để sản xuất vacxin tái tổ
hợp phòng chống virut gây bệnh lở mồm long móng ở động vật móng guốc.Biết hệ gen của
loại virut này có bản chất ARN và vacxin phịng bệnh là protein kháng ngun (VP1) do
chính hệ gen của virut mã hóa.


b/ Theo em, tên virut gây bệnh cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 có ý nghĩa như thế nào?


<b>Đáp án và thang điểm câu 6:</b>


1/ a/ Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ protein của cá. VSV tác động để tạo thành
là: Vi khuẩn kị khí sống trong ruột cá. (0,25 điểm)


Axit amin có trong tương có nguồn gốc từ đậu tương. VSV tác động để tạo thành là nấm sợi
(nấm vàng hoa cau) ta cần phải cấy vào. (0,25 điểm)


b/ Giải thích:


-Trên vỏ quả có rất nhiều tế bào nấm men. Nấm men sẽ lên men đường thành rượu etylic và
CO2. (0,25 điểm)


-Khí CO2 được tạo thành khơng thể thốt ra khỏi bình kín nên làm cho bình căng phồng lên.


(0,25 điểm)


2/ Giải thích: Rượu và bia đều có rượu etylic nên khi để lâu ngày bị vi khuẩn axetic oxy hóa


thành axit axetic. (0,25 điểm)


PT: CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + H2O + Q (0,25 điểm)


Sau một thời gian lượng vi khuẩn này nhiều lên tạo thành lớp váng trắng trên bề mặt. (0,25
điểm)


Khi nhỏ lên một vài giọt oxy già thì sẽ xảy ra hiện tượng sủi bọt do enzim phân giải peroxit
như catalaza phân giải oxy già thành O2. (0,25 điểm)


3/ a/ Các bước chính:


-Tách ARN của virut mang gen kháng nguyên VP1. ( 0,25 điểm)
-Phiên mã ngược tạo cADN – VP1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

-Nối plasmit của E. coli với đoạn cADN – VP1 tạo ra plasmit tái tổ hợp. (0,25 điểm)
-Biến nạp plasmit tái tổ hợp vào E.coli.


-Nuôi E.coli có plasmit tái tổ hợp để vi khuẩn sản xuất vacxin.


b/ Bao hàm ý nghĩa đặc thù cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài của virut.


-Chữ H (chất ngưng kết hồng cầu), chữ N (enzim tan nhầy) là kí hiệu của hai kháng nguyên
gây nhiễm trên vỏ của hạt virut cúm A giúp virut gắn vào thành tế bào rồi sau đó đột nhập vào
tế bào. (0,25 điểm)


-Chữ sơ 1,2,3,5 là chỉ số thứ tự của kháng nguyên H, N đã biến đổi. (0,25 điểm)


Câu 7: 1/ Ở loài ong mật, 2n = 32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ
tùy điều kiện về dinh dưỡng, cịn trứng khơng được thụ tinh thì nở thành ong đực.



Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh,
nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ
tinh là nở thành ong đực, các trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở
thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng
2% số ong thợ con.


a/ Tìm số ong thợ con và số ong đực con.


b/ Tổng số trứng được ong thợ đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?


c/ Nếu số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số tinh
trùng hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao
nhiêu?


2/ Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết
thúc lần phân bào 3, trong số các tế bào con do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân
li xảy ra trên tất cả các cặp NST.


a/ Tìm số lượng tế bào con được hình thành.
b/ Tính tỉ lệ tế bào đột biến so với bình thường.


c/ Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra
bao nhiêu NST đơn mới?


<b>Đáp án và thang điểm câu 7:</b>


1/ Ở một loài ong mật 2n = 32, trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tức
là chứa bộ NST 2n, cịn trứng khơng được thụ tinh thì nở thành ong đực có bộ NST n.



(0,25 điểm)


a/ Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x (0,25 điểm)
Ta có 32x + 16*0,02x = 155136


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

-Số trứng thụ tinh đẻ ra: 4800 *100/80 = 6000. (0,25 điểm)
-Số tinh trùng không thụ tinh: (6000*100) – 6000 = 594000


-Số trứng không thụ tinh đẻ ra: 96*100/60 = 160 (0,25 điểm)
-Số trứng không thụ tinh không nở: 160 -96 = 64


-Số trứng thụ tinh không nở: 6000 – 4800 = 1200


Vậy tổng số NST bị tiêu biến: (32*1200) + 16*(64+594000) = 9543424 NST (0,25 điểm)
2/ a/ Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 23<sub> = 8 tế bào trong đó: 7 tế bào vẫn ngun phân bình</sub>


thường, cịn 1 tế bào bị rối loạn. 7 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7*23<sub> = 56</sub>


tế bào.


Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 (NST được nhân đôi nhưng không phân li) tạo ra bộ
NST 4n = 48 NST tồn tại trong 1 tế bào. Tế bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo
nên 22<sub> = 4 tế bào tứ bội.</sub>


Vậy tổng số tế bào con hình thành: 56+4 = 60 tế bào.


b/ Tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường bằng 4/56 = 1/14
c/ Tổng số NST đơn có trong các tế bào con là: 56*24 + 4*48 = 1536


</div>


<!--links-->

×