Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài giảng Đề thi thử TS ĐH môn sinh học số 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.93 KB, 5 trang )

Đề số 12
(Thời gian: 90 phút)
Câu 1: Cho số liệu thí nghiệm sau:
Vị trí Số bướm màu sáng Số bướm màu sẫm
Nông thôn
Thả 496 488
Bắt lại 62 34
Thành phố
Thả 137 493
Bắt lại 18 136
Khẳng định nào sau đây là chính xác?
a. Tỷ lệ bướm màu sáng bị bắt lại ở thành phố là cao hơn so với bướm màu sẫm bị bắt lại ở thành
phố.
b. Tỷ lệ bướm màu sáng bị bắt lại ở nông thôn cao hơn so với bướm màu sẫm bị bắt lại ở nông thôn.
c. Tỷ lệ bướm màu sáng và màu sẫm bị bắt lại ở nông thôn cao hơn so với bướm màu sáng và màu
sẫm bị bắt lại ở thành phố.
d. Tỷ lệ bướm màu sẫm bị bắt lại ở nông thôn là cao hơn so với bướm màu sẫm bị bắt lại ở thành
phố.
Câu 2: Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là
a. đào thải những cá thể sinh vật kém thích nghi.
b. phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
c. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
d. sự đấu tranh sinh tồn của ácc cá thể trong quần thể.
Câu 3: Theo quan điểm hiện đại, sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi là 1 quá trình lịch sử chịu
tác động của các nhân tố
a. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
b. đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhấp gen.
c. đột biến, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.
d. đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 4: Cánh của chim và cánh của ácc loài côn trùng đều có chức năng giúp sinh vật bay nhưng
không được tiến hóa từ 1 cơ quan chung, chúng là các cơ quan


a. tương tự. b. tương đồng. c. thoái hóa. d. giống nhau.
Câu 5: Nhân tố tiến hóa có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định là
a. yếu tố ngẫu nhiên (biến độnh di truyền).
b. di nhập gen.
c. chọn lọc tự nhiên.
d. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 6: Loài là 1 hoặc 1 nhóm ................... gồm các cá thể có khả năng giao phối trong tự nhiên sinh
ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản nhưng lại cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác
tương tự.
Cụm từ điền vào chỗ trống để câu trên trở thành khái niệm sinh học là
a. cá thể. b. quần thể. c. quần xã. d. sinh vật.
Câu 7: Hoạt động nào sau đây có khả năng dẫn đến tế bào bị ung thư?
a. Kích hoạt gen gây ung thư, ức chế gen đàn áp ung thư.
b. Kích hoạt cả 2 loại gen gây ung thư và gen đàn áp ung thư.
c. Ức chế gen gây ung thư, kích hoạt gen đàn áp ung thư.
d. Ức chế cả 2 loại gen gây ung thư và gen đàn áp ung thư.
Câu 8: Loài chuối nhà tam bội được hình thành từ chuối rừng lưỡng bội là nhờ cơ chế
a. lai xa và đa bội hóa. b. tự đa bội. c. cách li sinh sản. d. cách li sinh thái.
Câu 9: Khi thu mẫu trên 1 hòn đảo vừa trải qua 1 cơn bão lớn, các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ chim
có kích thước cánh trung bình bị chết ít hơn hẳn so với các con có cánh dài hoặc cánh ngắn cùng loài.
Nếu các đợt bão xảy ra 1 cách đều đặn theo chu kỳ sẽ dẫn tới hiện tượng nào sau đây?
a. Chọn lọc ổn định. b. Chọn lọc gián đoạn. c. Chọn lọc vận động. d. Hiệu ứng thắt cổ chai.
Câu 10: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các biến dị trung tính?
a. Sự đa hình các loài sẻ trên quând ssảo Galapagos
b. Các loại dấu vân tay của người.
c. Các màu sắc của loài bướm đêm.
d. Tình trạng đồng hợp tử của quần thể báo Nêpan.
Câu 11: Theo dõi phả hệ, thấy hiện tượng nhiều gia đình có bố mẹ bình thường sinh con bị mắc bệnh
bạch tạng, có thể kết luận
a. bệnh do gen trội quy định.

b. bệnh do gen lặn quy định.
c. bệnh di truyền chéo.
d. bệnh di truyền thẳng.
Câu 12: Trong quần thể sinh vật, giữa các cá thể không diễn ra mối quan hệ nào sau đây?
a. Cạnh tranh về thức ăn, nơi ở.
b. cạnh tranh về sinh sản.
c. Động vật ăn thịt lẫn nhau.
d. Hội sinh.
Câu 13: Việc tìm ra nguyên nhân gây hội chứng Claiphentơ ở người là kết quả của phương pháp
nghiên cứu
a. tế bào. b. phả hệ. c. trẻ đồng sinh. d. di truyền phân tử.
Câu 14: Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng, người ta đã phát hiện được
a. các tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
b. các tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
c. ảnh hưởng của môi trường đối với các kiểu gen giống nhau.
d. ảnh hưởng của môi trường đối với các kiểu gen khác nhau.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với đột biến gen?
a. Đột biến tiền phôi có thể được di truyền cho thế hệ sau.
b. Tế bào mang gen đột biến được nhân lên trong mô.
c. Đột biến xuất hiện trong tế bào xoma được di truyền qua sinh sản hữu tính.
d. Tác nhân đột biến có thể tác động vào tế bào sinh dưỡng.
Câu 16: Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong lai xa, người ta thường dùng phương pháp
a. đa bội hóa cơ thể lai xa, tạo thể song nhị bội.
b. thụ tinh nhân tạo ở động vật.
c. thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp ở thực vật.
d. nhân giống vô tính ở cả động vật và thực vật.
Câu 17: Tác nhân gây đột biến làm rối loạn sự phân li của 1 cặp nhiễm sắc thể trong giai đoạn giảm
phân 1 của 1 tế bào sinh giao tử sẽ tạo được những loại giao tử nào sau đây?
a. n và n + 1 b. n và n - 1 c. n + 1 và n - 1 d. n, n + 1 và n - 1
Câu 18: Sự gia tăng chất dinh dưỡng trong các hồ làm giảm hàm lượng oxi tới mức nguy hiểm. Lý

do chính dẫn đến làm giảm mạnh lương ôxi là
a. có sự tiêu thụ oxi của thực vật.
b. có sự tiêu thụ oxi của cá.
c. có sự oxi hóa nitrat và photphat.
d. có sự tiêu thụ oxi bởi các sinh vật phân hủy.
Câu 19: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời lai
a. thứ nhất. b. thứ 2 c. thứ 3 d. thứ tư.
Câu 20: Khi 1 enzim cắt giới hạn cắt 1 phân tử ADN, nó thường tạo ra các đầu dính so le gồm các
nucleotit không kết cặp (ở dạng sợi đơn). Điều này rất quan trọng vì
a. chỉ 1 sợi của ADN mang thông tin mã hóa cho protein
b. các đoạn nucleotit đso chính là điểm khởi đầu cho quá trình tái bản ADN
c. nó cho phép tế bào nhận các đoạn ADN được cắt bởi cùng loại enzim đó.
d. đầu dính đó có thể liên kết bổ sung với đầu dính khác được tạo bởi cùng 1 loại enzim.
Câu 21: Nếu trong quần thể có tỷ lệ các kiểu gen là 0,42AA : 0,46Aa : 0,12aa thì tần số alen a trong
quần thể đó sẽ là
a. 0,06 b. 0,12 c. 0,35 d. 0,58
Câu 22: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể của ruồi giấm, người ta thấy trật tự phân bố gen trên nhiễm
sắc thể số 2 của 3 dòng ruồi giấm thu được ơ 3 nơi khác nhau như sau:
Dòng 1: A B C G D I K D E F
Dòng 2: A B C D E F G H I K
Dòng 3: G C B A H I K D E F
Trật tự phát sinh các dòng sẽ là
a. 1

2

3
b. 2

3


1
c. 3

2

1 d. 2

1

3
Câu 23: Hình bên mô tả kỳ nào của hình thức phân bào nào?
a. Kỳ sau của nguyên phân.
b. Kỳ giữa của lần phân bào 2 phân bào giảm nhiễm.
c. Kỳ giữa của nguyên phân hoặc kỳ giữa của lần phân bào 2 giảm nhiễm.
d. Kỳ sau của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm.
Câu 24: 1 gen có 3000 nucleotit bị đột biến mất đi 1 đoạn gồm 2 mạch bằng
nhau và bằng 1/10 so với cả gen. Đoạn gen còn lại tự nhân đôi tạo thành 8 đoạn
mới. Số lượng nucleotit môi trường nội bào cung cấp giảm đi so với trường hợp
gen chưa bị đột biến là
a. 2100 nucleotit b. 2400 nucleotit c. 2700 nucleotit d. 3000nucleotit
Câu 25: Ung thư thường có nguyên nhân là do 1 số gen không thực hiện đúng chức năng của mình.
Vai trò của các gen này trong tế bào bình thường có thể là
a. kiểm soát quá trình phiên mã tạo thành ARN
b. xác định giới tính.
c. kiểm soát quá trình phân bào.
d. các gen này không có mặt trong các tế bào bình thường.
Câu 26: Tính trạng được quy định bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng trên
nhiễm sắc thể X ở tất cả các loài sinh vật được di truyền 100% cho số cá thể thuộc giới
a. đực. b. cái. c. dị hợp tử. d. đồng giao tử.

Câu 27: Ở vùng ôn đới, nhịp điệu sinh học của sinh vật chủ yếu xảy ra theo kiểu
a. nhịp điệu ngày đêm. b. nhịp điệu mùa. c. nhịp điệu tuần trăng. d. nhịp điệu thủy triều.
Câu 28: Ở người, bệnh máu khó đông được quy định bởi gen lặn trên X, không có alen tương ứng
trên Y. 1 phụ nữ bình thường có bố máu khó đông, lấy chồng bị máu khó đông, xác suất để chị sinh
con trai đầu lòng bị máu khó đông là
a. 0,20 b. 0,25 c. 0,50 d. 0,75
Câu 29: Lai ruồi giấm thuần chủng thân xám với ruôig thân đen, cánh cụt thu được F
1
toàn ruồi thân
xám, cánh dài. Cho F
1
giao phối với nhau trong trường hợp hoán vị gen xảy ra với tần số 20% sẽ thu
được ở F
2
ruồi thân đen cánh cụt chiếm tỷ lệ
a. 10% b. 20% c. 40% d. 50%
Câu 30: 1 quần thể giao phối có tỷ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ P là 0,3AA : 0,40Aa : 0,3aa. nếu
không có đột biến và các nhân tố tiến hóa khác tác động thì tần số tương đối của các alen này ở thế hệ
thứ 3 sẽ là
a. A = 0,65 và a = 0,35 b. A = 0,35 và a = 0,65 c. A = 0,50 và a = 0,50 d. A = 0,20 và a = 0,80
Câu 31: Ở cà chua gen A quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng
quả vàng. Lai cà chua quả đỏ với cà chua quả vàng thu được các cây lai phân li theo tỷ lệ 3 cây quả
đỏ : 1 cây quả vàng. Sơ đồ lai nào sau đây là phù hợp?
a. AAaa x Aa b. AAaa x Aaaa c. Aa x aa d. Aaaa x Aa
Câu 32: Tảo giáp tiết ra chất gây đỏ nước làm chết nhiều thực vật và động vật trên bề mặt hồ ao. Ví
dụ trên minh họa cho dạng quan hệ
a. ức chế - cảm nhiễm. b. đối địch. c. ký sinh. d. hội sinh.
Câu 33: Với phép lai AaBb x AaBb trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, trội
lặn hoàn toàn sẽ cho ra các cơ thể lai mang 2 tính trạng lặn chiếm tỷ lệ
a.

9
16
b.
3
16
c.
6
16
d.
1
16
Câu 34: Trong các phép lai sau đây, phép lai nào cho ra tối đa nhiều kiểu gen nhất ở thế hệ lai?
a. AaBb x AaBb b. AaX
B
X
b
x AaX
b
Y c. AaX
B
X
B
x AaX
b
Y d. AB/ab x AB/ab
Câu 35: Lai vẹt lông vàng thuần chủng với vẹt lông xanh thuần chủng thu được F
1
toàn vẹt lông màu
hoa thiên lí. Cho các vẹt F
1

ngẫu phối thu được F
2
có 4 loại kiểu hình theo tỷ lệ: 9/16 vẹt lông màu
hoa thiên lí, 3/16 vẹt lông màu vàng, 3/16 vẹt lông màu xanh, 1/16 vẹt lông màu trắng. Có thể kết
luận tính trạng màu sắc lông vẹt được chi phối bởi quy luật di truyền
a. phân li độc lập. b. hoán vị gen. c. tương tác bổ trợ. d. tương tác át chế.
Câu 36: Trên 1 nhiễm sắc thể của 1 loài có các gen theo trình tự ABCDEFG. Kiểm tra tế bào 1 cá thể
của loài này người ta thấy trình tự các gen trên nhiễm sắc thể đó là ABFEDCG. Hiện tượng nào sau
đây đểl ại âh ụaqủ đó?
a. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
b. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
c. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
d. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 37: Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học thường cảnh báo các bác sỹ không nên quá lạm
dụng thuốc khang sinh như penicilin hay streptomycin, ... Sự cảnh báo đó là có cơ sở vì
a. con người sẽ trở nên chống chịu được với 1 số thành phần của thuốc.
b. các sinh vật được sử dụng để sản xuất thuốc kháng sinh phải làm việc quá sức và sẽ chết dần.
c. các dòng vi sinh vật kháng thuốc sẽ được chọn lọc.
d. cơ thể chúng ta sẽ đồng hóa thuốc nhanh hơn và do đó sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Câu 38: Ruồi giấm có 2n = 8, số loại thể ba nhiễm đơn tối đa có thể được tạo ra trong quần thể là
a. 1 b. 4 c. 8 d. 16
Câu 39: Thể tứ bội có kiểu gen AAaa, khi phát sinh giao tử lưỡng bội có thể cho ra các loại giao tử
hữu thụ với tỷ lệ là
a. 1AA : 2Aa : 1aa b. 1AA : 4Aa : 1aa c. 4AA : 1Aa : 1aa d. 4AA : 2Aa : 2aa
Câu 40: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng, với phép
lai AAaa x Aa sẽ thu được F
1
như sau:
a. 3 cây quả đỉ : 1 cây quả vàng.
b. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

c. 1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng.
d. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 41: Gen bị đột biến thành alen mới có số nucleotit không đổi và số liên kết hidro giảm đi 1.
Dạng đột biến sinh ra alen trên là
a. mất 1 cặp nucleotit.
b. thay thế cặp G - X bằng cặp A - T
c. thay thế cặp A - T bằng cặp G - X
d. đảo vị trí 1 cặp nucleotit
Câu 42: Cơ thể có kiểu gen AAAA thuộc thể đột biến
a. dị bội (2n + 1) hoặc tứ bội (4n)
b. dị bội (2n + 2) hoặc lưỡng bội (2n)
c. dị bội (2n + 2) hoặc tứ bội (4n)
d. dị bội (2n - 2) hoặc lưỡng bội (2n)
Câu 43: Bằng phương pháp tứ bội hóa hợp tử lưỡng bội không thể tạo ra thể đột biến có kiểu gen
a. AAAA b. AAAa c. AAaa d. aaaa
Câu 44: Ở hệ thống giới tính XX, XY, quy luật di truyền thẳng của gen nằm trên vùng không tương
đồng của nhiễm sắc thể Y được thể hiện là
a. cá thể XY (bố) truyền gen cho toàn bộ con gái(XX)
b. cá thể XY (bố) chỉ truyền gen cho toàn bộ con trai (XY)
c. gen trên nhiễm sắc thể X của cơ thể mang XY luôn truyền cho cá thể khác giới ở thế hệ sau.
d. gen trên nhiễm sắc thể Y của cơ thể mang XY luôn truyền cho cá thể cùng giới ở thế hệ sau.
Câu 45: Gen B dài 3060A
0
bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào
đã cung cấp 1804 nucleotit. Đột biến trên thuộc dạng
a. mất 1 cặp nucleotit b. thêm 1 cặp nucleotit c. thêm 2 cặp nucleotit d. mất 2 cặp nucleotit.
Câu 46: Sử dụng đa bội hóa có thể khắc phục được tính bất thụ của cơ thể lai xa là do
a. giúp khôi phục lại các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
b. giúp cơ thể lai xa sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
c. giúp các nhiễm sắc thể dễ phân li về các cực của tế bào.

d. giúp cho quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường.
Câu 47: Số lượng axit amin có trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen chứa 150 chu kỳ xoắn và
có vùng mã hóa liên tục là
a 499 b. 498 c. 999 d. 998
Câu 48: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN - polimeraza có vai trò
a. tháo xoắn phân tử ADN mẹ.
b. bẻ gẫy các liên kết hidro giữa 2 mạch của ADN mẹ.
c. lắp ráp ácc nucleotit vào mạch mới của ADN con.
d. đóng xoắn phân tử ADN con.
Câu 49: 1 quần thể sóc là con mồi của các con chim ưng. Các con sóc nhỏ có thể trốn trong hang.
Các con sóc lớn có thể đánh gtrả lại chim ưng. Sau 1 vài thế hệ, sóc của vùng có xu hướng hoặc là rất
nhỏ, hoặc là rất to.Quá trình trên được gọi là
a. chọn lọc vận động. b. chọn lọc đứt đoạn. c. đấu tranh sinh tồn. d. chọn lọc kiểu hình.
Câu 50: Ở nhiều loài cây, lá thường rụng vào cuối thu sang đầu đông, hiện tượng này có ý nghĩa gì
đối với sự tồn tại của cây?
a. giúp cây đấu tranh tốt hơn với sâu hại.
b. giúp cây giảm chi phí năng lượng không cần thiết.
c. giúp cây giảm sự thoát hơi nước.
d. giúo cây giảm tiếp xúc với ácc điều kiện bất lợi của môi trường.
----------------- HẾT -----------------

×