Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Goi y xay dung KH chien luoc KH nam hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.17 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THAM KHẢO</b>


<b>(trích trong Điều hành các hoạt động trong trường học)</b>


<b>---Xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường</b>


Xây dựng KH chiến lược là xác định mục tiêu và các kết quả mà nhà trường
cần phải đạt được trong một giai đoạn 5 năm, 10 năm và các hoạt động cần tiến
hành để đạt được mục tiêu ấy.


<b>Các nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục</b>
<i><b>A. Phân tích thực trạng: </b></i>


Phân tích những thành cơng, thất bại mà nhà trường đã trải qua để tìm ra
những điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường trong các mặt hoạt động. Việc phân
tích chiến lược cịn đặt nhà trường trong khung cảnh mơi trường kinh tế – xã hội
để đánh giá những cơ hội và thách thức, nguy cơ, xác định những vấn đề gay cấn
mà nhà trường phải giải quyết trong quá trình xây dựng và thực thi kế hoạch. Để
xác định các mục tiêu chiến lược khả thi phải căn cứ vào sứ mạng chính trị của
nhà trường, căn cứ vào điều kiện năng lực hiện có, khả năng huy động các lực
lượng lien quan vào việc xây dựng và phát triển nhà trường.


<i><b>B. Xác định tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường: </b></i>


Tầm nhìn là ước vọng hiện thực về tương lai của nhà trường. Sứ mạng là
tuyên bố các quan điểm cơ bản, lý do tồn tại của nhà trường, giới hạn nhiệm vụ và
chức năng trong phạm vi tương đối tổng quát (Xin tham khảo thêm Quyển 4 của
Bộ tài liệu này).


<i><b>C. Kế hoạch tổng thể</b></i>



- Mục tiêu chung: được xác định dựa trên sứ mạng và những kết quả phân
tích theo những định hướng tăng cường phạm vi, nâng cao hiệu quả, đa dạng hoá
các loại hình hoạt động. Mục tiêu của nhà trường được xác định ở nhiều cấp độ và
trên nhiều mặt.


- Các kết quả cần đạt: chính là các hoạt động được tách ra trong kế hoạch
cùng với sự mô tả về phạm vi, qui mô, thời gian, các nội dung cụ thể, các nguồn
lực được huy động và các kết quả (định lượng, định tính cần đạt được)


- Dự tốn tài chính sơ bộ: dự tốn tài chính cho từng hoạt động, từng chương
trình, dự án có trong kế hoạch tổng thể.


<i><b>1. Qui trình thực hiện.</b></i>


- HT phân tích thực trạng từ các thơng tin nhiều nguồn do bộ phận văn phịng
cung cấp hoặc của các cấp quản lý có liên quan (sở/phòng, địa phương).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- HT xác định các chỉ số theo dõi và đánh giá.
- HT hoàn chỉnh kế hoạch.


- HT báo cáo kế hoạch cho cấp ủy địa phương (huyện) để xin ý kiến và họp
liên tịch thơng qua kế hoạch (nếu cần thiết).


- HT trình duyệt KH tại cơ quan quản lý cấp trên (và/hoặc trình duyệt KH tại
UBND địa phương theo phân cấp quản lý).


- Lưu trữ bản gốc KH và triển khai (phổ biến cho các bộ phận, trang tin điện
tử) theo dõi thực hiện.



<i><b>2. Chú ý:</b></i>


- Nội dung kế hoạch tổng thể phải đầy đủ, cân đối giữa các phần nội dung
(hoạt động, dự toán ngân sách, kết quả đầu ra, nguồn lực thực hiện), nhiệm vụ
trọng tâm được xác định rõ và phản ánh mục tiêu chiến lược của nhà trường, cùng
với các nhiệm vụ ưu tiên.


- Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, việc xây dựng kế hoạch hoạt
động từng năm được thực hiện sau kế hoạch tổng thể (kế hoạch chiến lược) được
thông qua.


<i><b>3. Văn bản tham khảo:</b></i>


- Các văn bản quy phạm pháp luật về:
+ Điều lệ, quy chế.


+ Tiêu chuẩn trường đạt chuẩn.
+ Mức chất lượng tối thiểu.
+ Đánh giá chất lượng.


+ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch.


+ Chỉ thị nhiệm vụ năm học (Bộ GD&ĐT, UBND địa phương)
- Các văn bản tham khảo thêm:


+ Công văn hướng dẫn của các cấp.
+ Nghị quyết của cấp ủy địa phương.


+ Kế hoạch phát triển giáo dục của sở/phòng, KH phát triển của địa phương.
- Địa chỉ trang web nói về cách viết KH chiến lược của Viện Nghiên cứu giáo



dục Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Xây dựng Kế hoạch năm học</b>


Kế hoạch năm học đi sâu vào các mặt dạy-học và giáo dục cùng các biện
pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với các chủ trương chỉ đạo hàng năm
của Bộ. Nội dung kế hoạch năm học phụ thuộc vào các mục tiêu của nhà trường
trong năm học đó và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó. Để xác định nội
dung kế hoạch năm học cần căn cứ vào kế hoạch hoạt động tổng thể và nhiệm vụ
cụ thể của năm học đó. Như vậy, kế hoạch năm học phải bao gồm cả những hoạt
động thường xuyên và không thường xuyên.


Kế hoạch năm học cũng phải được cụ thể hoá thành các kế hoạch tháng, tuần,
theo các hoạt động chính và theo phạm vi trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân
với các nguồn lực được xác định/phân bổ chi tiết cho từng hoạt động. Gợi ý cấu
trúc nội dung kế hoạch năm học:


Các căn cứ xây dựng kế hoạch và bối cảnh năm học.
A. Tình hình nhà trường đầu năm học


B. Nhiệm vụ và các chỉ tiêu của năm học


- Phương hướng phấn đấu chung: những chuyển biến, kết quả cần đạt,
những danh hiệu thi đua cần phấn đấu.


- Các yêu cầu và chỉ tiêu cụ thể:
+ Chỉ tiêu phát triển số lượng.


+ Chỉ tiêu đảm bảo chất lượng: giáo dục đạo đức, dạy và học các bộ mơn


văn hố, các mặt giáo dục khác.


C. Nội dung hoạt động và những biện pháp chính:
- Hoạt động dạy học trên lớp và ngoài giờ lên lớp
- Xây dựng đội ngũ


- Xây dựng môi trường giáo dục


- Xây dựng các điều kiện vật chất-kỹ thuật
- Công tác kiểm tra


- Cải tiến tổ chức quản lý
- Các hoạt động khác


D. Chương trình hoạt động trong năm học (Tháng, nội dung, phân công)
<i><b>1. Các bước thực hiện.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

điều kiện cụ thể của nhà trường, …) để xây dựng kế hoạch; tiếp tục phân tích,
đánh giá thực trạng nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực); phân tích các
biến động, thay đổi của các chính sách cho giáo dục để biết các cơ hội cần tận
dụng và các nguy cơ, thách thức cần khắc phục; dự báo chiều hướng phát triển của
những chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch tổng thể.


- HT dự thảo kế hoạch năm học: xác định mục tiêu trọng điểm của năm học,
các chỉ tiêu cần đạt; xây dựng các điều kiện cần thiết thực hiện kế hoạch; dự thảo
các phương án tổ chức thực hiện kế hoạch.


- Thông qua dự thảo kế hoạch:
+ Trước chi bộ.



+ Thảo luận ở các bộ phận để góp ý. Lập KH cá nhân.
+ Lấy ý kiến đóng góp của các lực lượng giáo dục.


+ Lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của cán bộ-giáo viên-nhân viên trong trường.
(Hội nghị cán bộ công chức). Hội đồng trường quyết nghị.


- HT hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch, báo cáo cấp trên.
<i><b>2. Chú ý:</b></i>


- Kế hoạch phải được sự đồng thuận của mọi thành viên trong trường.
- Chống chạy theo thành tích, ra những chỉ tiêu vượt quá khả năng.
<i><b>3. Văn bản tham khảo: </b></i>


- KH chiến lược nhà trường, Chỉ thị nhiệm vụ năm học.
- Phương hướng, nhiệm vụ năm học của Sở/Phịng GDĐT
- Cơng văn hướng dẫn của các cấp.


</div>

<!--links-->

×