Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Nghi Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.55 KB, 24 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC
BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC NGHI THUẬN

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
-----------LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt nam là vấn
đề đƣợc xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những ngƣời thầy trong
sự nghiệp giáo dục, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân
vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con
người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn
luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ
nghĩa”.
Công tác bồi dƣỡng chun mơn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan
trọng chiến lƣợc, có tính chất quyết định chất lƣợng giáo dục và dạy học trong
nhà trƣờng, bởi lẽ lao động sƣ phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi ngƣời giáo
viên phải có kiến thức sâu và tồn diện, ln bổ sung cái mới nhằm hồn thiện
nghệ thuật sƣ phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục
đòi hỏi ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng phải thƣờng xuyên chú ý đến việc bồi dƣỡng
nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên.
Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên chƣa đồng đều về trình độ chun
mơn, chƣa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhận thức của giáo
viên tiểu học về cơng tác bồi dƣỡng chun mơn cịn hạn chế, chƣa đúng, chƣa
đủ về vị trí, vai trị của công tác này trong nhà trƣờng; hoặc việc tổ chức triển


khai công tác này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của
công tác bồi dƣỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chƣa đầy đủ, thiếu kế
hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chƣa khoa học, khơng thƣờng
xun… Đó là ngun nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dƣỡng
chuyên môn cho giáo viên trong các trƣờng tiểu học còn hạn chế.
Trong thời gian qua, các trƣờng tiểu học nói chung và trƣờng trƣờng
Tiểu học Nghi Thuận nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy
- học. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công
2


nghiệp hoá - hiện đạo hoá đất nƣớc ngang tầm với các nƣớc phát triển trong
khu vực thì chất lƣợng đội ngũ giáo viên của trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc.
Là cán bộ quản lý của nhà trƣờng, tôi rất băn khoăn với công tác quản lý.
Chúng tôi xác định rằng: công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý.
Công tác này đƣợc cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự
chuyển biến cao về chất lƣợng dạy học và giáo dục của nhà trƣờng.Vì vậy tơi
chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên
nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy ở trƣờng Tiểu học Nghi Thuận".
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢC TỄN ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ
TÀI
------------------------

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC BỒI
DƢỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1. Cơ sở lý luận của đề tài::
* Yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Tiểu học:
Trong thời đại công nghệ thông tin và sinh học phát triển nhƣ vũ bão,

cùng với xu thế tồn cầu hố và cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nƣớc, Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những
động lực thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, là điều kiện phát
huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cƣờng kinh
tế nhanh, bền vững" (Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam): Yêu
cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải đƣợc bồi dƣỡng thƣờng
xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn.
Theo đƣờng lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ giáo dục và
đào tạo đã triển khai đổi mới chƣơng trình giáo dục các bậc học, các cấp học,
trong đó có cấp tiểu học để tiến kịp xu thế phát triển của các nƣớc trong khu
3


vực và trên thế giới. Với mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ
cách đánh giá. Xét ở cấp tiểu học, chúng ta thấy:
Nội dung sách giáo khoa mới của bậc tiểu học đã đƣợc tinh giản, tập
trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản, mang tính thiết thực tích hợp đƣợc
nhiều mặt giáo dục, nhiều mơn học.
Phương pháp dạy học hƣớng vào ngƣời học, lấy ngƣời học làm trung
tâm; nghĩa là dạy học phải xuất phát từ ngƣời học, vì ngƣời học, nhằm giúp họ
có đủ kiến thức đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của xã hội trên cơ sở phát huy tối đa
tính tích cực và sáng tạo của ngƣời học. Vì vậy, đổi mới phƣơng pháp dạy học
là lựa chọn và kết hợp các phƣơng pháp dạy học cổ truyền với phƣơng pháp
dạy học hiện đại, phù hợp với từng đối tƣợng, nhằm phát huy tối đa tính tích
cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Hình thức tổ chức và phương tiện dạy học cũng cần đổi mới cho phù hợp
với phƣơng pháp và nội dung dạy học (dạy theo lớp, theo nhóm và cho từng cá
nhân học sinh…).
Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập ở các mơn học nhƣ Tốn, Tiếng
Việt theo định lƣợng thang điểm 10, các môn học còn lai đƣợc đánh giá bằng

nhận xét của giáo viên theo các mức: Hoàn thành tốt (A+), hoàn thành (A) và
chƣa hoàn thành (B).
Trƣớc yêu cầu đổi mới của chƣơng trình và sách giáo khoa, đội ngũ giáo
viên cần có trình độ chun mơn và nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng. Vì vậy, cải
tiến việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn trong nhà trƣờng là công tác thiết thực,
cấp bách. Điều này góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác giáo dục
của nhà trƣờng.
Đặc biệt Quyết định số 14/2007/BGD&ĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 Bộ
Giáo dục và đào tạo đã ban hành “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”.
Theo điều 3 của quyết định:
“Mục đích ban hành Chuẩn

4


1. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi
dƣỡng giáo viên tiểu học ở các khoa, trƣờng cao đẳng, đại học sƣ phạm.
2. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây
dựng
kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chính
trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm theo Quy chế đánh
giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm
theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ
trƣởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ
giáo viên tiểu học.
4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học
đƣợc đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhƣng chƣa đáp ứng điều kiện về
văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.”

Đây đƣợc xem nhƣ chiếc gậy giúp ngƣời giáo viên tiểu học hoàn thiện và phấn
đấu trong cuộc đời làm giáo dục của mình.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn giáo dục của các trƣờng tiểu học trong thời gian qua đã khẳng
định nhận thức đúng đắn về công tác quản lý và bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn,
nghiệp vụ là một phần kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng. Giáo viên là một bộ
phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng.
Do vậy công tác quản lý và bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho độ ngũ
giáo viên là rất cần thiết. Hiệu quả của công tác bồi dƣỡng và phát triển đội
ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục của nhà
trƣờng tiểu học.
Thực tế hoạt động của công tác quản lý và bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ giáo viên ở trƣờng Tiểu học Nghi Thuận cho thấy: Đội ngũ giáo
viên trƣờng Tiểu học Nghi Thuận rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm
tham gia vào các hoạt động học tập bồi dƣỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn
ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trƣờng. Kết quả hoạt
5


động của các tổ chuyên môn trong nhà trƣờng đã đƣợc Ban giám hiệu đánh giá
cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên của
trƣờng vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần đƣợc
bồi dƣỡng về quản lý chuyên môn nghiệp vụ một cách thƣờng xuyên; vấn đề
bồi dƣỡng phải đƣợc xây dựng thành kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạo của
ban giám hiệu nhà trƣờng.
Kết luận chƣơng: Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác
quản lý và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên trong trƣờng Tiểu học là cơ sở khoa
học cần thiết để định hƣớng, chỉ đạo cho q trình nghiên cứu đề tài.-CHƢƠNG II:
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC BỒI DƢỠNG VÀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI
NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƢỜNG TIỂU HỌC NGHI THUẬN.

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƢỜNG:

1. Thuận lợi:
Trƣờng Tiểu học Nghi Thuận đƣợc tách ra từ trƣờng cấp một hai Nghi
Thuận năm 1992, với địa bàn dân cƣ có giáo dân chiếm hơn một nửa tổng số
dân. Là một xã nghèo của huyện nhƣng có truyền thống hiếu học . Năm học
2003-2004 với sự nổ lực chỉ đạo cùng sự đồng thuận của nhân dân cũng nhƣ
tập thể cán bộ giáo viên , công nhân viên , nhà trƣờng đã đạt chuẩn Quốc gia
mức độ một. Cũng từ đó đến nay trƣờng ln giữ vững danh hiệu đơn vị Tiên
tiến cấp huyện, chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng lên.
Năm học 2009-2010 trƣờng có 34 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó
có 2 cán bộ quản lí, 5 nhân viên và 27 giáo viên, cùng 599 học sinh trên 5
khối lớp.
Trình độ chun mơn của giáo viên: 100% các đồng chí giáo viên đạt
trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó Đại học: 15 ; cao đẳng 7 và 5 trung học
sƣ phạm.

6


Đại đa số giáo viên có tuổi nghề trên 10 năm. Các đồng chí đó có nhiều
kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng nhƣ quan hệ,
trao đổi với phụ huynh. Có đội ngũ nịng cốt chun mơn nhiệt tình, năng nổ.
Trƣờng ln nhận đƣợc sự chỉ đạo chun mơn kịp thời của Phịng Giáo
dục huyện Nghi Lộc. Bên cạnh đó, trƣờng cịn nhận đƣợc sự động viên và hỗ
trợ tích cực của Đảng uỷ và UBND xã Nghi Thuận và phụ huynh học sinh của
trƣờng.
2. Khó khăn:
Cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, là đơn vị chuẩn ở giai đoạn đầu nên đến nay
các phòng học đã bị xuống cấp và thiếu trầm trọng. Chỉ có 15 phịng trên 20

lớp học . Thiếu cả phịng học chính và các phịng học chức năng. Trong lúc địa
phơng còn nghèo, tập trung đầu tƣ xây dựng chuẩn cho trƣờng THCS và
trƣờng mầm non.
Một số giáo viên đƣợc chuyển từ vùng trên và vùng ngoài về quá non về
chun mơn, cả kiến thức lẫn phƣơng pháp.
Trình độ dội ngũ giáo viên khập khễnh về chun mơn.
Có một số ít phụ huynh học sinh do mải làm ăn nên chƣa thật quan tâm đến
việc học hành của con em mình mà cịn giao phó cho nhà trƣờng.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG DỘI NGŨ MỘT VÀI
SỐ LIỆU KHẢO SÁT VỀ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NHÀ TRƢỜNG:

1. Hệ đào tạo:
SỐ

NỮ

GIÁO

HỆ ĐÀO TẠO
SƠ CẤP

TRUNG CẤP

CAO ĐẲNG

ĐẠI HỌC

SAU ĐẠI HỌC

0


5

7

15

0

VIÊN

27

25

Một số các đồng chí giáo viên trẻ đang theo học các lớp đại học tại chức tiểu
học .
2.Giáo viên dạy giỏi và kết quả xếp loại giáo viên trong 4 năm gần
đây:
7


NĂM HỌC

GIÁO VIÊN DẠY GIỎI

2006-2007

2007-2008


2008-2009

2009-2010

5/25

7/27

8/26

10/25

CẤP HUYỆN

2

2

2

3

CẤP TỈNH

1

1

2


1

CẤP TRUỜNG

NĂM HỌC
XẾP LOẠI GIÁO VIÊN

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

GIỎI

2/25

3/27

5/26

7/25

KHÁ

16

19


17

16

TRUNG BÌNH

7

5

4

2

Qua một số thành tích về giảng dạy và học tập có thể đánh giá nhƣ sau:
- Đội ngũ giáo viên ngày càng đƣợc chuẩn hoá về mặt đào tạo đang đƣợc
trẻ hoá dần. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say cơng tác
và đƣợc trang bị nhiều kiến thức mới, gặp môi trƣờng sƣ phạm tốt đã phát huy
đƣợc tác dụng là mũi nhọn trong cơng tác giảng dạy.
Tuy nhiên, trƣờng cịn ít giáo viên dạy giỏi đều các mơn và cịn ít học
sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi hàng năm.
- Một số giáo viên: Nhận thức về vị trí, vai trị và nhiệm vụ của cơng tác
bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chƣa đầy đủ, chƣa thực sự phấn
khích tham gia hoạt động chun mơn, chƣa thấy rõ vai trị của bồi dƣỡng
chun mơn đối với cơng tác của mình.
- Hiệu vụ: Chƣa đƣợc bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quản lý
cao cấp. Họ có nhận thức đúg về vấn đề bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên, song chƣa thực hiện đủ chức năng và nhiệm vụ của mình; việc
hƣớng dẫn và tổ chức hoạt động để bồi dƣỡng chun mơn cho giáo viên cịn

mang tính đối phó và tự phát, thiếu kế hoạch.
- Nghiên cứu việc xây dựng kế hoạch cho chương trình bồi dưỡng chun
mơn cho đội ngũ giáo viên: Nhà trƣờng thiếu kế hoạch bồi dƣỡng dài hơi cho
8


giáo viên. Kế hoạch công tác năm học của nhà trƣờng thể hiện khá đầy đủ nội
dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo
viên chƣa đƣợc đề cập một cách đúng mức.
Hạn chế là chƣa phân công cụ thể ngƣời thực hiện, chƣa chỉ rõ tiến bộ
thời gian, chƣa xây dựng kế hoạch chi tiết cho học kỳ, quý, tháng, tuần; kế
hoạch của các tổ chun mơn cịn chung chung.
Ngun nhân của thực trạng là: Do một số giáo viên chƣa thấy hết tầm
quan trọng của nó trong hoạt động giáo dục nhà trƣờng; chƣa thực sự thích thú
và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ; biện pháp tổ
chức chƣa phù hợp với mọi ngƣời nên chƣa kích thích đƣợc tích tích cực của
mỗi cá nhân; việc xây dựng kế hoạch thƣờng dựa vào kinh nghiệm làm việc;
trình độ, năng lực của giáo viên trong tổ khối chun mơn cịn hạn chế; hình
thức động viên khen thƣởng và nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chƣa thiết
thực.
Kết luận:
Ưu điểm: Có đủ cơ cấu về số lƣợng, phân cơng nhiệm vụ cụ thể trình độ
học vấn theo bằng cấp khá cao.
Hạn chế: Kinh nghiệm, nghiệp vụ về tổ chức hình thức, hoạt động để
bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên chƣa nhiều, một số giáo viên chƣa nhiệt tình
trong hoạt động.
Nguyên nhân của thực trạng này là mọi ngƣời chƣa ý thức hết tầm quan
trọng của công tác bồi dƣỡng chuyên môn trong hoạt động chung của trƣờng.
Hiệu vụ không đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ.
Có thể cơng tác bồi dƣỡng chun mơn đƣợc chỉ đạo thƣờng xuyên, song

thiếu kế hoạch dài hơi. Giáo viên tích cực tham gia hoạt động nhƣng Hiệu vụ
chƣa phân công rõ niệm vụ cho mỗi cá nhân trong từng cơng việc cụ thể. Cơng
việc đơi khi cịn chồng chéo, kỷ luật lao động chƣa nghiêm. Việc sắp xếp và
phân công công việc chƣa khoa học. Tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa các

9


tổ chuyên môn trong trƣờng chƣa cao. Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động
chuyên môn thiếu biện pháp chỉ đạo cụ thể.
Do nhận thức chƣa rõ ràng về vai trị, nhiệm vụ của cơng tác bồi dƣỡng chun
mơn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trƣờng nên chƣa phát huy đƣợc tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên đối với công tác chuyên môn.
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học có tính "dĩ hồ vi quý", thủ
tiêu đấu tranh; mọi ngƣời né tránh việc nhận xét, phê bình những việc làm chƣa
đúng; việc biểu dƣơng, khen thƣởng về chun mơn chƣa tạo đƣợc sự phấn
khích cho ngƣời làm tốt công việc (phần thƣởng vật chất ít giá trị, giấy khen,
bằng khen khơng có nhiều ý nghĩa thực tế). Do vậy, hiệu quả của việc kiểm tra,
đánh giá, khen thƣởng về chuyên môn chƣa cao.
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cán bộ quản lý nhà trƣờng: Phải
tích cực tổ chức và bồi dƣỡng ngay và lâu dài để có đội ngũ giáo viên .

CHƢƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI
NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC NGHI THUẬN
1. MỤC ĐÍCH U CẦU .

1. Mục đích:
Cơng tác bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên là cơng
việc khơng bao giờ kết thúc. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự

phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, cán bộ và nhân viên
trong nhà trƣờng, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi
mới giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn và các vấn đề giáo dục nói
chung, giúp đội ngũ giáo viên theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của
xã hội, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục.
2. Một số yêu cầu cơ bản cần thiết:
10


Để công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt kết quả tốt
thì:
- Hiệu trƣởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi
dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
- Ban giám hiệu nhà trƣờng cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội
dung cần bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng chuyên
môn cho giáo viên đạt hiệu quả.
Kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn phải là một phần trong kế hoạch chung,
để thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, của các tổ, khối
chuyên mơn. Mỗi hoạt động bồi dƣỡng đều có mục đích riêng, nội dung và
phƣơng pháp, phƣơng tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải đƣợc Hiệu trƣởng
đánh giá.
II. NỘI DUNG BỒI DƢỠNG.

- Bồi dƣỡng, nâng cao tƣ tƣởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo
viên; giáo dục lý tƣởng sống gắn liền với bồi dƣỡng phẩm chất nghề nghiệp
cho cán bộ và giáo viên.
- Bồi dƣỡng cho cán bộ và giáo viên về văn hoá và tin học, ngoại ngữ.
Mọi cán bộ và giáo viên vần nắm vững trình độ hiểu biết văn hoá, xã hội, khoa
học kỹ thuật mới có thể làm tốt cơng tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả.

- Bồi dƣỡng chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu.
là công việc khơng thể thiếu đƣợc trong suốt q trình giảng dạy của họ. Giáo
viên phải có chun mơn vững vàng và sâu rộng. Muốn vậy, giáo viên phải bồi
dƣỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ năng
lực dạy tốt mơn học mà mình đƣợc phân cơng. .
- Bồi dƣỡng về năng lực công tác. Năng lực này là kỹ năng tổ chức hoạt
động giảng dạy - giáo dục, kỹ năng nhận thức và giải quyết tình huống trong
dạy học - giáo dục. Năng lực cơng tác của giáo viên chỉ có thể có đƣợc trên cơ
sở q trình rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân
11


và đồng nghiệp. Mặt khác, hiệu trƣởng cần tạo điều kiện bằng cách tin tƣởng
giao việc cho giáo viên để họ mạnh dạn thực hiện, sáng tạo thể hiện, trong q
trình đó hiệu trƣởng theo dõi, động viên, giúp đỡ, nhận xét, rút kinh nghiệm và
đóng góp ý kiến cho họ.
- Bồi dƣỡng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy
học và giáo dục trong độ ngũ giáo viên. Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham
gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy
học đƣợc tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng đƣợc nâng lên một
cách cơ bản.
- Bồi dƣỡng sức khoẻ cho đội ngũ giáo viên. Hiệu trƣởng cần thực hiện
nghiêm túc và chu đáo các chế độ, chính sách về lao động, nghỉ hè, nghỉ phép,
chế độ khám sức khoẻ, khám bệnh, hƣu trí, các chế độ đối với nữ công chức…
Ban giám hiệu kết hợp chặt chẽ với cơng đồn để chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần cho giáo viên.
III. CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG:

1. Vai trò của cán bộ quản lý trong công tác bồi dƣỡng giáo viên :
Cán bộ quản lý trƣớc hết phải là tấm gƣơng tiêu biểu về quá trình bồi

dƣỡng và tự bồi dƣỡng. Quan trọng nhất là phải ln khẳng định trình độ năng
lực chun mơn của mình trong tập thể sƣ phạm.
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học
tập đƣợc thƣờng xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dƣỡng, tự làm
giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả. Vì vậy trách
nhiệm của ngƣời quản lý giáo dục là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên
ngọn lửa của phong trào tự học ,tự bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều
hình thức:
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo
viên định hƣớng việc tự học, tự bồi dƣỡng. Xác định đƣợc những nội dung cần
phải tự học, tự bồi dƣỡng và cách tự học, tự bồi dƣỡng nhƣ thế nào? Cung cấp

12


cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thƣ viện, phòng đọc, tạo điều
kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học,tự bồi dƣỡng.
+ Tổ chức các hoạt động sƣ phạm trong nhà trƣờng gắn với tự học. Xây
dựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với
việc tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên……
Bản thân mỗi đồng chí trong Ban giám hiệu phải vững vàng về chuyên
môn, không ngừng tự nâng cao về chuyên môn, chịu đọc và chịu học hỏi anh
chị em giáo viên.
Một trong những nhiệm vụ của Ban giám hiệu là dự giờ của giáo viên và
đánh giá tiết dạy. Bản thân tôi trƣớc đây là giáo viên, đã đƣợc Ban giám hiệu
dự giờ nhiều lần, tôi hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc đánh giá tiết dạy của
Ban giám hiệu đối với giáo viên. Đó là sự “ Tâm phục, khẩu phục” nếu là
những lời nhận xét xác đáng, giúp ích cho giáo viên rất nhiều và ngƣợc lại nếu
là những lời nhận xét chung chung, thậm chí sai về kiến thức cơ bản thì sự nhìn
nhận của giáo viên đối với Ban giám hiệu sẽ giảm đi rất nhiều.

Vì vậy, mỗi khi dự giờ, Ban giám hiệu chúng tôi đều xem trƣớc nội dung
bài dạy, tìm bắt kiến thức trọng tâm và khó dạy, đồng thời suy nghĩ để nâng
cao kiến thức cho học sinh trong tiết dạy đó.
Ngƣời cán bộ quản lý phải biết kích thích nhu cầu tự vƣơn lên trong tập
thể sƣ phạm do mình phụ trách bằng các biện pháp quản lý nhƣ: Quản lý hành
chính, quản lý về kế hoạch và thi đua, khen thƣởng. Ngƣời cán bộ quản lý cần
có quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên
dạy giỏi và bồi dƣỡng học sinh giỏi.
Ban giám hiệu chúng tôi coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình, bởi nó khơng chỉ tạo nên những học
sinh giỏi mà quan trọng hơn nhiều là nó nâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả
các lớp trong trƣờng.
Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về
mọi mặt của học sinh do mình phụ trách “ Muốn có học sinh giỏi phải có thầy
13


giáo giỏi”. Ngƣời cán bộ quản lý coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chất
lƣợng giảng dạy là biện pháp cốt lõi của công tác quản lý.
2. Lập kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên:
Kế hoạch lập ra phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên nhà
trƣờng, vào sự nỗ lực phấn đấu của bản thân từng giáo viên. Kế hoạch phải đạt
đƣợc những yêu cầu sau:
100% giáo viên trong độ tuổi phải hoàn thành bồi dƣỡng thƣờng xuyên
theo chu kỳ.
Định ra cho từng tổ chuyên môn, từng giáo viên mức danh hiệu cần đạt
đƣợc.
Giáo viên muốn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi phải hồn thành các chỉ
tiêu cao: Có số học sinh giỏi cao, và có sáng kiến kinh nghiệm.
Ban giám hiệu nhà trƣờng luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo

viên theo học các lớp bồi dƣỡng thƣờng xuyên, lớp đại học, cao đẳng tại chức.
Để tạo điều kiện cho các đồng chí đi học, ban giám hiệu đã sắp xếp thời khố
biểu phù hợp để các đồng chí giáo viên đƣợc nghỉ trong các ngày đi học, giảm
bớt một số buổi họp bằng cách ghi thông báo trên bảng giúp giáo viên nắm
đƣợc và thực hiện. Tất cả các đồng chí giáo viên đi học đều đƣợc nhà trƣờng
cấp 50% kinh phí để mua sách, tài liệu tham khảo.
Thực tế giảng dạy cho thấy, những đồng chí giáo viên có trình độ học vấn
cao đã đóng góp vai trị chủ chốt trong các khối chun mơn, là những mũi
nhọn trong phong trào thi giáo viên dạy giỏi và đƣợc đồng nghiệp tin yêu, quý
mến.
3. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lƣợng giảng
dạy:
Để nâng cao chất lƣợng sinh hoạt tổ chuyên môn, những cán bộ quản lý
phải xây dựng một nề nếp sinh hoạt cụ thể. Ở trƣờng tôi, Ban giám hiệu quy
định tổ chuyên môn sinh hoạt: 2 tuần / lần . Mỗi tháng Ban giám hiệu họp

14


trƣớc với các tổ trƣởng chuyên môn để phổ biến những nội dung cơ bản của
buổi họp tổ.
Ban giám hiệu cần chọn ngƣời tổ trƣởng chuyên môn là ngƣời giỏi về
chun mơn, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong
cơng việc và có khả năng lãnh đạo tổ của mình. Những vấn đề gì ngồi khả
năng giải quyết của tổ, tổ trƣởng sẽ kiến nghị với Ban giám hiệu để tìm biện
pháp giải quyết kịp thời.
Các đồng chí giáo viên thơng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ bàn bạc
với nhau việc thực hiện chƣơng trình, việc giảng dạy những bài khó, cách sử
dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất.
Chính vì thế, từ nhiều năm nay, nhất là trong 4 năm học vừa qua, chất

lƣợng các buổi sinh hoạt chuyên môn đã đƣợc nâng cao rõ rệt. Khi các tổ sinh
hoạt chuyên môn, Ban giám hiệu phân công ngƣời trực tiếp dự các buổi sinh
hoạt hoặc kiểm tra buổi sinh hoạt thông qua sổ ghi chép của khối. Đặc biệt là
các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tiến độ
chƣơng trình, trao đổi bài dạy khó, mà các đồng chí giáo viên cịn trao đổi với
nhau cách hƣớng dẫn học sinh giải các bài văn hay, tốn khó theo cách cách
ngắn gọn, phù hợp với đặc điểm học sinh của trƣờng..
4. Kế hoạch thăm lớp, dự giờ và tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp trƣờng hàng năm:
Thực tế cho thấy, do trình độ của giáo viên không đồng đều nên việc giảng
dạy không đều tay, chất lƣợng học tập của học sinh bị hạn chế. Vì vậy để nâng
cao chất lƣợng giảng dạy, Ban giám hiệu cần có kế hoạch dự giờ thƣờng xuyên
( báo trƣớc và đột xuất ).
Việc dự giờ không thể tuỳ tiện, đối với ngƣời cán bộ quản lý, trƣớc khi dự
giờ, chúng tôi xem trƣớc nội dung bài học của học sinh để khi dự giờ nhanh
chóng hiểu và phân tích cái hay, cái dở trong bài giảng của giáo viên.
Hiệu vụ nên có kế hoạch đi dự giờ cùng với khối trƣởng chuyên môn hoặc
thanh tra chun mơn. Sau tiết dạy, Ban giám hiệu phải có đánh giá, nhận xét
15


chính xác, chân tình, có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát triển
những mặt mạnh, điều chỉnh những mặt còn hạn chế. Tổ chức cho giáo viên dự
giờ các đồng chí giáo viên dạy giỏi các cấp để giáo viên học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau.
Hàng năm cứ vào tháng 10, 11 là nhà trƣờng phát động “ Hội giảng giờ dạy
của giáo viên dạy giỏi cấp trường”. Đó là một dịp để mọi giáo viên đều phải cố
gắng thể hiện khả năng của mình trƣớc đồng nghiệp, trƣớc hiệu vụ. Vì vậy các
đồng chí giáo viên nghiên cứu bài rất kỹ, làm đồ dùng dạy học bổ sung để phục
vụ cho bài giảng của mình. Do đó chất lƣợng giảng dạy ngày càng đƣợc nâng

lên rõ rệt.
Chính vì việc dự giờ đƣợc tiến hành có kế hoạch nên Ban giám hiệu đã phát
hiện ra những giáo viên có tài năng, cử đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt
giải cao. Đồng thời cũng kịp thời giúp đỡ các đồng chí giáo viên cịn non yếu
về tay nghề vƣơn lên trong chuyên môn. Qua mỗi tiết dự giờ, Ban giám hiệu
không chỉ chú trọng vào việc xếp loại tiết tốt hay khá mà chú ý nhiều vào
những cái đƣợc, chƣa đƣợc, để góp ý cho giáo viên. Có tiết dạy Ban giám hiệu
chúng tôi bấm thời gian xem giáo viên nói trong bao lâu, bao nhiêu học sinh
đƣợc nói, bao nhiêu thời gian yên lặng... từ đó rút ra kinh nghiệm với giáo viên
nên dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tự học của học sinh.
Nhờ thực hiện tốt các biện pháp trên mà trong những năm gần đây, năng lực
giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong trƣờng tôi nâng lên rõ rệt. Số lƣợng các
đồng chí giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh năm sau
cao hơn năm trƣớc.
5. Bồi dƣỡng giáo viên dạy giỏi các cấp:
Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt, điểu quan trọng là phải xây dựng đƣợc
mũi nhọn về giáo viên. Muốn có giáo viên giỏi, Ban giám hiệu cần khuyến
khích , động viên các đồng chí giáo viên trẻ đăng ký thi giáo viên dạy giỏi và
có kế hoạch bồi dƣỡng để họ có hƣớng phấn đấu đi lên.

16


Muốn có trị giỏi, trƣớc hết phải có thầy giỏi. Thầy giỏi ở đây không phải
chỉ giỏi về chuyên môn mà trƣớc hết phải là ngƣời có tâm huyết với nghề
nghiệp, có trách nhiệm cao với học sinh và mẫu mực về đạo đức, tác phong, lối
sống. Có nhƣ vậy mới đƣợc học sinh kính trọng, mới là: “ Tấm gương sáng để
học sinh noi theo.
Vào đầu năm học, khi các đồng chí giáo viên ở từng khối lớp đã đăng ký
các danh hiệu thi đua, Ban giám hiệu cần có kế hoạch giúp đỡ để đồng chí đó

đƣợc bồi dƣỡng thêm về chuyên môn nhƣ: Dự giờ của giáo viên giỏi trƣờng
bạn, tổ chức các tiết dạy ở trƣờng để đồng nghiệp và Ban giám hiệu góp ý;
hoặc cho đi dự các chuyên đề mà Phòng giáo dục tổ chức để nâng cao tay
nghề..........
Thông thƣờng giáo viên rất ngại đăng ký giáo viên dạy giỏi nhƣng Ban
giám hiệu đã động viên, giúp đỡ bằng nhiều cách nhƣ cùng soạn bài, để giáo
viên dạy thử, rút kinh nghiệm thật tỉ mỉ và trao đổi chân tình để giáo viên có
bài giảng sâu sắc, phong phú. Và xác định cho giáo viên thấy rõ“ Mỗi lần các
đồng chí dự thi giáo viên dạy giỏi là các đồng chí lại giàu có thêm về kinh
nghiệm sƣ phạm”.
6. Tổ chức các chuyên đề:
Một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lƣợng giáo
dục là: Ban giám hiệu khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các
chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy các bộ môn do Phòng giáo dục
tổ chức ở các trƣờng trong huyện. Các đồng chí giáo viên đều nhận thức đƣợc:
Đổi mới phƣơng pháp dạy học là vấn đề cấp thiết nhƣng đổi mới nhƣ thế nào
thì cịn lúng túng.
Để thực hiện tốt việc đổi mới phƣơng pháp, hàng năm Ban giám hiệu
nhà trƣờng đều có kế hoạch triển khai một số chuyên đề cần thiết, phục vụ cho
việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở một số môn nhất định.

17


Ví dụ: Nếu năm học trƣớc đã triển khai chuyên đề : Toán, Tập đọc, Tự
nhiên xã hội, Lịch sử và địa lý, thì năm sau có thể chuyến sang các chuyên đề:
Tập làm văn, Luyện từ và câu; Khoa học…
Mỗi khi Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề ở trƣờng nào, Ban giám hiệu
nhà trƣờng đều tạo điểu kiện để các đồng chí khối trƣởng sẽ tham dự . Sau đó
có kế hoạch triển khai chuyên đề đó ở trƣờng mình, mời tất cả giáo viên dự,

trao đổi ý kiến và rút ra phƣơng pháp giảng dạy hợp lý nhất của mơn đó để các
giáo viên học tập và làm theo. Sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, các đồng chí
giáo viên nắm đƣợc sâu hơn về phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ yêu cầu cơ
bản của bộ môn đó.
7. Đẩy mạnh cơng tác viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng
dạy học:
Ngƣời cán bộ quản lý cần hiểu: Viết sáng kiên kinh nghiệm là hình thức
tự bồi dƣỡng có hiệu quả đối với mỗi giáo viên cũng nhƣ cán bộ quản lý. Hàng
năm, Ban giám hiệu nhà trƣờng và tất cả giáo viên trong trƣờng đều tham gia
viết sáng kiến kinh nghiệm theo công việc hoặc chuyên mơn của mình.
Để động viên các đồng chí giáo viên tham gia nhiều, Ban giám hiệu cần
giải thích để giáo viên hiểu: Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc nên làm để tích
luỹ kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác quản lý cũng nhƣ chất
lƣợng giảng dạy của mỗi giáo viên.
- Bồi dƣỡng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy
học và giáo dục trong độ ngũ giáo viên. Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham
gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy
học đƣợc tốt hơn, trình độ hiểu biết về chun mơn cũng đƣợc nâng lên một
cách cơ bản. Hiệu trƣởng cần có hình thức đặc biệt (kết hợp cả tinh thần lẫn vật
chất) để khuyến khích, động viên cán bộ và giáo viên tham gia viết sáng kiến
kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ,
giáo viên đƣợc tiếp xúc với các phƣơng tiện thông tin báo chí; mặt khác nhà
trƣờng cần thƣờng xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên đƣợc nghe báo cáo thời
18


sự, kịp thời phổ biến những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc và
chính sách của địa phƣơng.
Bên cạnh đó, trong các đợt thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Ban giám hiệu
chú trọng phát động trong giáo viên phong trào tự làm đồ dùng dạy học để

phục vụ tốt hơn cho bài giảng của mình. Mỗi giáo viên đều phải đầu tƣ, suy
nghĩ để sáng tạo ra đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy của mình. Từ đó góp
phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy, phù hợp với đổi mới phƣơng pháp hiện
nay.
Qua mỗi đợt phát động, nhà trƣờng có thêm từ 4 đến 5 đồ dùng dạy học
có chất lƣợng, áp dụng dạy đƣợc nhiều bài và nhiều mơn khác nhau........ Góp
phần làm phong phú, đa dạng hơn cho phòng đồ dùng dạy học của nhà trƣờng..
8. Nêu gƣơng Ngƣời tốt - Việc tốt, khen thƣởng khuyến khích vật
chất:
Cuối cùng, một yếu tố khơng thể thiếu đƣợc là động viên, khen thƣởng
kịp thời và thích đáng với những thành tích của giáo viên dạy giỏi và chủ
nhiệm giỏi. Ngƣời cán bộ quản lý cần phát hiện, đánh giá đƣợc trong tập thể
giáo viên, ngƣời nào có cố gắng vƣơn lên trong q trình tự học, tự rèn luyện
và biểu dƣơng những giáo viên dạy giỏi, những tập thể lớp có nhiều học sinh
giỏi.
Đồng thời với việc nêu gƣơng, cần đẩy mạnh khuyến khích vật chất : “
Một ngàn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Phần thƣởng tuy nhỏ
nhƣng có tác dụng động viên rất lớn, thúc đẩy nâng cao chất lƣợng dạy và học.
Ban giám hiệu cần có phần thƣởng xứng đáng để thƣởng các giáo viên
dạy giỏi, đồng thời khen thƣởng các thầy cơ giáo có nhiều học sinh giỏi. Đồng
thời thƣờng xuyên kiểm tra: vừa nghiêm khắc, vừa công bằng, độ lƣợng...........
để động viên tất cả giáo viên đóng góp hết sức mình vào việc thực hiện mục
tiêu, kế hoạch và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng đề ra.
Để các thầy cơ giáo n tâm, gắn bó hết mình với nghề nghiệp, đem hết
khả năng và trí tuệ phục vụ cho học sinh học tập đạt kết quả cao thì Ban giám
19


hiệu cần thực sự chăm lo, quan tâm đến đời sống tinh thần cũng nhƣ vật chất
cho đội ngũ giáo viên.

Mỗi giáo viên đều có hồn cảnh gia đình với những thuận lợi và khó
khăn riêng. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình, Ban giám hiệu nhà
trƣờng nên chú ý quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để động viên, khích
lệ giáo viên yên tâm, phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Đặc biệt, Ban
giám hiệu cần giải quyết những khó khăn của giáo viên một cách kịp thời nhƣ:
Bố trí ngƣời dạy thay khi giáo viên có con ốm. Khen thƣởng về tinh thần cũng
nhƣ vật chất khi giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy và công tác chủ
nhiệm. Thăm hỏi gia đình giáo viên khi có hiếu, hỷ......... Đó là những việc làm
thiết thực và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để động viên giáo viên coi trƣờng
là một tổ ấm của mình.
Ban giám hiệu nhà trƣờng cịn kết hợp chặt chẽ với ban phụ huynh học sinh để
thƣởng cho những giáo viên giỏi và học sinh giỏi..
CHƢƠNG IV:
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA TRƢỜNG
Công tác chỉ đạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy là công việc phức
tạp, yêu cầu ngƣời cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và tổ chức phù
hợp. Để chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng ngày càng cao, là cả q trình chỉ
đạo và phấn đấu của các đồng chí cán bộ quản lý và sự cố gắng liên tục của
tập thể giáo viên trong trƣờng.
Trong năm học 2009-2010 trƣờng tiểu học Nghi Thuận đã đạt đƣợc một
số thành tích sau:
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 3 đồng chí.
Giáo viên đạt lao động Tiến tiến: 23.
Có 11 sáng kiến kinh nghiệm của Ban giám hiệu cũng nhƣ giáo viên đạt
bậc 2 Đề Nghị xét bậc 3 của phòng.
* Về giáo viên dạy giỏi:
- Cấp tỉnh : 1 giáo viên.
20



- Cấp huyện : 3 giáo viên.
- Cấp trƣờng: 9 giáo viên.
* Kết quả xếp loại đội ngũ cuối năm:
- Xếp loại giỏi : 7 GV
- Xếp loại khá: 16 GV
- Xếp loại trung bình : 2 GV
* Về học sinh giỏi các cấp:
Có 1 em học sinh lớp 5 đạt cấp tỉnh trong kỳ thi giải tốn trên mạng.
.Có 2 em học sinh lớp 4,5 đạt cấp huyện trong kỳ thi giải tốn trên mạng.
Có 2 học sinh đạt giải nhì đồng đội trong kỳ giao lƣu học sinh giỏi : Nói
lời hay , viết chữ đẹp cấp huyện
Đội tuyển Thể dục thể thao : Có 2 em đạt giải nhì cờ vua cấp huyện, đạt giải
nhất đồng bóng đá tiểu học cấp cụm.
* Chất lượng học sinh:
Học sinh giỏi toàn diện: 121 /499em . Tỷ lệ: 21,6 %
Học sinh tiến tiến: 240 /599 em . Tỷ lệ: 40%
Học sinh lên thẳng lớp: 547 / 599 em. Tỷ lệ: 97,7%.
Học sinh lớp 5 HTCTTH 100%, trong đó loại khá giỏi chiếm 54%.
III. PHẦN THỨ BA
NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA ĐƢỢC QUA CƠNG TÁC CHỈ ĐẠO BỒI
DƢÕNG
Qua q trình bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy, ttôi đã rút ra đƣợc
những kinh nghiệm và kết quả nhƣ sau:
Công tác chỉ đạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy là công việc phức
tạp, yêu cầu ngƣời cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và kế hoạch phù
hợp.
Cán bộ quản lý nhà trƣờng phải là những ngƣời tâm với cơng việc và có
ý thức học hỏi vƣơn lên trong cơng tác. Ngồi năng lực quản lý nhà trƣờng,
mọi thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực chuyên môn thật vững
21



vàng. Có nhƣ vậy mới đẩy mạnh cơng tác trí dục – Nhiệm vụ trung tâm của
mỗi nhà trƣờng.
Ban giám hiệu cần có quan niệm đúng đắn về xây dựng đội ngũ giáo
viên . Phải thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, có khen thƣởng, động viên kịp thời
để ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi các bộ mơn.
Lấy việc sinh hoạt nhóm, tổ chun mơn và tăng cƣờng việc thăm lớp,
dự giờ là phƣơng tiện hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực chuyên môn của các
thầy cô giáo. Đây cũng là phƣơng pháp tốt nhất để xây dựng đội ngũ giáo viên
.
Nhà trƣờng và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt
chẽ để hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan ( học sinh, nhà trƣờng, gia
đình ), tạo ra mơi trƣờng sƣ phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để
có thể phát huy hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học
tập.
Trong công tác giảng dạy, nhà trƣờng giữ vai trò chủ đạo và quyết định
thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch; là nhân tố quy tụ các yếu tố hợp
thành thể thống nhất, phát huy tổng hợp sức mạnh từng thành tố cùng hƣớng
vào mục tiêu chung; kích thích tính tích cực cao độ nhân tố chủ quan học sinh
để đạt hiệu quả, chất lƣợng học tập tốt.
Với vai trò nhƣ vậy, về phía nhà trƣờng, cần tập trung chỉ đạo đổi mới
mạnh mẽ phƣơng pháp dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình làm
cơng tác quản lí trƣờng học. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Nghi Thuận, ngày 23 tháng 5 năm 2010
NGƢỜI VIẾT

Nguyễn Thị Thiên Chương
22



Phụ lục
A. PHẦN THỨ NHẤT: Lý do chọn đề tài
B. PHẦN THỨ HAI: Cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết đề tài
CHƢƠNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác bồi dƣỡng đội ngũ
giáo viên
1. Cơ sở lý luận của đề tài.
2.
Cơ sở thực tiễn.
CHƢƠNG II. Thực trạng công tác bồi dƣỡng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên
trong trƣờng tiểu học Nghi Thuận .
I. Đặc điểm tình hình nhà trƣờng
II. Đánh giá thực trạng công tác bồi dƣỡng đội ngũ và một vài số liệu về
giáo viên và học sinh nhà trƣờng.
CHƢƠNGIII. Một số biện pháp để bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên của trƣờng tiểu
học Nghi Thuận.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Mục đích.
2. Một số yêu cầu cơ bản cần thiết
II. Nội dung bồi dƣỡng.
III. Các biện pháp bồi dƣỡng.
1. Vai trò của cán bộ quản lí trong cơng tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo
viên.
2. Lập kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên.
3. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn.
4. Kế hoạch thăm lớp dự giờ và tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi.
5. Bồi dƣỡng giáo viên dạy giỏi các cấp.
6. Tổ chức các chuyên đề.
7. Đẩy mạnh công tác viết SKKN và làm đồ dùng dạy học.

8. Nêu gƣơng ngƣời tốt , việc tốt.
CHƢƠNG IV. Kết quả đạt đƣợc của trƣờng trong năm học 2009-2010.
C. PHẦN THỨ BA:
Những kết luận rút ra đƣợc qua công tác chỉ đạo bồi dƣỡng.

23


24



×