Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 THPT Việt Đức chi tiết | Hóa học, Lớp 11 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.42 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD – ĐT HÀ NỘI</b>
<b>TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC</b>


<b>Năm học : 2019 – 2020</b>


<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II</b>
<b>MƠN HĨA HỌC 11</b>
<b>I. Lí thuyết trọng tâm cần nắm vững</b>


1. Ankan, anken, ankađien, ankin, hidrocacbon thơm, ancol là gì? Dãy đồng đẳng của ankan, anken, ankin,
cách gọi tên ankan, anken, ankin, một số hidrocacbon thơm đơn giản, ancol.


2. Tính chất hóa học của ankan, anken, buta-1,3-đien, isopren, ankin, benzen, đồng đẳng của benzen, ancol.
3. Điều chế ankan, anken, ankin, ancol. Độ rượu, cơng thức tính độ rượu.


4. Khái niệm về loại hợp chất phenol. Cấu tạo và tính chất của phenol đơn giản nhất. Điều chế phenol.
<b>II. Một số câu hỏi và bài tập tiêu biểu</b>


<b>1.</b> Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất có cơng thức phân tử sau:


a) C5H12 b) C4H8 mạch hở c) Ankin C5H8


d) Ankađien liên hợp C4H6 và C5H8 e) Ancol C4H10O f) Ankyl benzen C8H10
<b>2. </b>Viết cơng thức cấu tạo của các chất có tên sau:


a) isobutan b) 2-metylbut-1-en c) 3,3-đimetylpent-1-in d) buta-1,3-đien


e) nitrobenzen f) 2-metylpropan-2-ol g) 2,4,6-trinitro toluen h) phenol
<b>3.</b> Trình bày phương pháp hóa học nhận biết:


a. etan; etilen; axetilen; cacbon đioxit b. but-1-in; but-2-in; butan, lưu huỳnh đioxit


c. phenol; hex-1-in; benzen; toluen


e. ancol metylic, phenol, benzen, etylen glicol


d. toluen, phenol, ancol etylic, glixerol
<b>4.</b> Hoàn thành sơ đồ phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có):


a. Al4C3 CH4 C2H2 C4H4 C4H6 cao su buna
CaC2 C2H3Cl PVC


C2H4 C2H5OH


b. axetilen → benzen → clobenzen → natri phenolat → phenol → 2,4,6-tribromphenol


<b>5.</b> Viết phương trình phản ứng (ghi rõ sản phẩm chính, sản phẩm phụ và điều kiện phản ứng nếu có) khi cho:
a) propilen + H2O b) đun butan-2-ol với H2SO4 ở 1700<sub>C</sub> <sub>c) propin + H2O</sub>


d) but-1-en + Br2(dd) e) iso butan + Clo (1:1) f) toluen + Br2 (1:1)


g) but-1-en +HCl
<b>6. </b>Nêu hiện tượng xảy ra khi:


a) Sục khí etilen đến dư vào dung dịch brom
b) Nhỏ từ từ nước brom vào dung dịch phenol


c) Sục khí axetilen vào dung dịch bạc nitrat trong amoniac
d) Cho một mẩu nhỏ natri kim loại vào etanol khan


e) Cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2
<b>7. </b>Các mệnh đề sau đúng hay sai?



<b>1)</b> Phenol có tính chất axit yếu, khơng làm đổi màu quỳ tím.


<b>2)</b> Tính axit của phenol yếu hơn cả H2CO3 thể hiện ở phản ứng muối của phenol với CO2, H2O;
<b>3)</b> Ancol etylic và phenol đều tác dụng được với natri và với dung dịch NaOH.


<b>4)</b> Ancol etylic tác dụng được với natri nhưng không tác dụng được với NaOH.
<b>5)</b> Đun ancol etylic ở 140oC (xúc tác H2SO4 đặc) thu được đimetyl ete.


<b>6)</b> Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan, thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2
<b>7)</b> Tất cả các ankin đều phản ứng với AgNO3/ NH3 tạo ra kết tủa màu vàng.
<b>8)</b> Nếu đun toluen với brom sẽ xảy ra phản ứng thế nguyên tử H của mạch nhánh.
<b>9)</b> Ancol benzylic và phenol thuộc cùng một dãy đồng đẳng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>8.</b> Dẫn 4,48 lít hỗn hợp X gồm hai anken A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng vào dung dịch brom dư, thấy
khối lượng bình brom tăng 10,5gam. Xác định CTPT của A, B và tính %V mỗi anken trong X.


<b>9.</b> 6,75 gam một ankin Y phản ứng vừa đủ với dung dịch có chứa 40 gam Br2. Tìm CTPT và CTCT của Y biết
Y khơng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.


<b>10.</b> Cho 6,72 lít(đktc) hỗn hợp X gồm propan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư, thấy cịn
1,68lít(đktc) khí khơng bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72lít(đktc) khí trên qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có
24,24 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp.


<b>11.</b> Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hidrocacbon X mạch hở thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 1,8 g H2O. Tìm
CTPT và CTCT của X biết khi cho X tác dụng với H2O chỉ thu được 1 sản phẩm duy nhất.


<b>12.</b> Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc, có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Tính khối
lượng nitrobenzen thu được khi dùng 62,4 kg benzen, biết hiệu suất phản ứng 80%.



<b>13. </b>Đốt cháy hoàn toàn mộtancol đơn chức, mạch hở X thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O.
a) Xác định CTPT.


b) Xác định CTCT và gọi tên X biết X đun nóng với H2SO4 đặc thu được 2 anken nhánh.


<b>14.</b> Cho 1,88 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol no đơn chức mạch hở là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na dư thu
được 0,56 lít H2 (đktc).


a) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên các ancol trong hỗn hợp A.
b) Tính phần trăm số mol mỗi ancol trong hỗn hợp A.


<b>15.</b> Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư, thấy có 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng
cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch NaOH thì thấy có 100 ml dung dịch NaOH 1M phản ứng.
Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.


<b>16. </b>Đun hỗn hợp hai ancol với H2SO4 đặc ta thu được hỗn hợp 2 anken đồng đẳng liên tiếp có tỉ khối hơi đối
với H2 là 23,8


a/Tìm CTPT viết CTCT và tính % khối lượng của hai ancol trong hỗn hợp


b/Tính khối lượng CO2 và hơi nước tạo thành khi đốt cháy hoàn 6,56gam hỗn hợp hai ancol trên ?


<b>17. </b>Đun nóng ancol no đơn chức X với H2SO4 thu được chất Y. Biết tỉ khối hơi của Y so với X là 0,7. Xác
định CTPT của X và Y.


<b>18</b>. Tính thể tích rượu etylic ngun chất có trong 650 ml dung dịch rượu 400<sub>.</sub>


<b>19.</b> Tính khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 1 lít dung dịch ancol etylic 40o, (khối lượng riêng của
etanol DC2H5OH=0,8g/ml và hiệu suất của phản ứng là 80%.



<b>20.</b> Từ 1,0 tấn tinh bột có chứa 5% chất xơ (khơng bị biến đổi) có thể sản xuất được bao nhiêu lít etanol 70o<sub>?</sub>
Biết hiệu suất chung của cả quá trình sản xuất là 81% và khối lượng riêng của etanol DC2H5OH=0,8g/ml.


<b>21. (Dành riêng cho ban nâng cao). </b>Hỗn hợp A gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun A với H2SO4 đặc ở
1400<sub>C thu được 27gam hỗn hợp 3 ete với số mol bằng nhau. Khối lượng H2O tách ra từ phản ứng là 8,1gam.</sub>
Xác định CTCT của 2 ancol và khối lượng mỗi ancol tham gia phản ứng.


<b>22. (Dành riêng cho ban nâng cao).</b> Khi đốt cháy hoàn toàn 6,44gam một ancol no mạch hở A thì thu được
9,24gam CO2 . Mặt khác khi cho 1 mol A tác dụng với K thu được 33,6 lít H2 ( đktc). Xác định CTPT và viết
công thức cấu tạo của A.


<b>23.(Dành riêng cho ban nâng cao).</b> Cho 8,0 gam hỗn hợp hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau
trong dãy đồng đẳng tác dụng với bạc nitrat trong dung dịch amoniac (lấy dư) thu được 32,4 gam bạc kết tủa.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên các anđehit.


<b>24. (Dành riêng cho ban nâng cao). </b>Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam một anđehit A thu được 13,44 lít CO2
(đktc) và 10,8 gam H2O. Tìm công thức phân tử của A .


*<i><b> Lưu ý: Học sinh học sách ‘Hóa 11 nâng cao’ cần ơn tập thêm xicloankan, dẫn xuất halogen và anđehit.</b></i>


</div>

<!--links-->

×