Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Xây dựng ngữ liệu dạy học âm, vần cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.36 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Trang

XÂY DỰNG NGỮ LIỆU DẠY HỌC ÂM, VẦN
CHO HỌC SINH LỚP 1
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Trang

XÂY DỰNG NGỮ LIỆU DẠY HỌC ÂM, VẦN
CHO HỌC SINH LỚP 1
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ ÂN



Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

Người viết

Nguyễn Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành đến TS. Vũ
Thị Ân đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để
tơi có thể hồn thành luận văn này. Kính chúc cơ ln có nhiều sức khỏe và
nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Giáo dục Tiểu
học, Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học),
Phòng Đào tạo, Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô, các em
học sinh lớp 1 trường Tiểu học P.T, Bình Dương đã tham gia hợp tác và hỗ trợ
trôi trong quá trình tìm hiểu thực tiễn và thực nghiệm tại trường.
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, các anh
chị học viên lớp Cao học Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) khóa 29 đã ln
động viên, ủng hộ và giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết

Nguyễn Thị Thu Trang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình ảnh
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG NGỮ LIỆU DẠY HỌC ÂM, VẦN CHO HỌC SINH
LỚP 1 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .............. 13
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 13
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học .......................................................................... 13
1.1.2. Cơ sở lý luận dạy học âm, vần .......................................................... 17
1.1.3. Ngữ liệu ............................................................................................. 23
1.1.4. Đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ của HS lớp 1 ..................................... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 29
1.2.1. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt của dạy học âm, vần trong
chương trình GDPT 2018 ................................................................. 29
1.2.2. Cấu trúc chương trình dạy học âm, vần ............................................ 37
1.2.3. Ngữ liệu dạy học âm, vần ................................................................. 42
1.2.4. Việc dạy học âm, vần ở một số trường Tiểu học hiện nay ............... 46
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 56
Chương 2.THIẾT KẾ NGỮ LIỆU DẠY HỌC ÂM, VẦN NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 1 ........................ 57
2.1. Cơ sở và quy trình xây dựng ngữ liệu dạy học âm, vần .......................... 57
2.1.1. Căn cứ và tiêu chí xây dựng ngữ liệu ............................................... 57
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng ngữ liệu .......................................................... 61
2.1.3. Quy trình xây dựng ngữ liệu ............................................................. 63


2.2. Hệ thống ngữ liệu dạy học âm, vần của luận văn .................................... 64
2.2.1. Ngữ liệu dạy học âm ......................................................................... 66
2.2.2. Ngữ liệu dạy học vần ........................................................................ 74
2.3. Khai thác ngữ liệu .................................................................................... 90
Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 101
Chương 3.THỰC NGHIỆM NGỮ LIỆU DẠY HỌC ÂM, VẦN CHO
HỌC SINH LỚP 1 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC ............................................................................................ 102
3.1. Khái quát về thực nghiệm ...................................................................... 102
3.1.1. Mục đích, đối tượng địa bàn và thời gian thực nghiệm .................. 102
3.1.2. Nội dung, công cụ thực nghiệm và đánh giá................................... 102
3.2. Tổ chức thực nghiệm.............................................................................. 116
3.2.1. Nguyên tắc và phương pháp thực nghiệm ...................................... 116
3.2.2. Quy trình thực nghiệm .................................................................... 116
3.3. Kết quả và bàn luận kết quả thực nghiệm .............................................. 117
3.3.1. Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 117
3.3.2. Bàn luận về kết quả thực nghiệm .................................................... 122
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 124
KẾT LUẬN .................................................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 128
PHỤ LỤC



3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT

Bài tập

GDPT

Giáo dục phổ thông

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HSL1

Học sinh lớp 1

HV

Học vần

KN

Kĩ năng


NL

Năng lực

NV

Ngữ Văn

SGK

Sách giáo khoa

TV

Tiếng Việt

VB

Văn bản


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Yêu cầu cần đạt của kĩ năng đọc hiểu ........................................ 33
Bảng 1.2. Trật tự các vần trong chương trình 2006 .................................... 38
Bảng 1.3. Căn cứ xếp thứ tự vần ................................................................. 41
Bảng 1.4. Cấu trúc bài dạy âm, vần ............................................................ 42
Bảng 1.5. Cấu trúc bài dạy Ôn tập âm, vần ................................................ 43

Bảng 1.6. Thâm niên công tác của giáo viên .............................................. 47
Bảng 1.7. Hiểu biết của giáo viên về năng lực dạy học âm, vần cho học sinh
lớp 1 ............................................................................................................. 48
Bảng 1.8. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng của ngữ liệu trong
dạy học âm, vần cho học sinh lớp 1 ............................................................ 48
Bảng 1.9. Ý kiến của giáo viên về vai trò quan trọng của ngữ liệu ............ 49
Bảng 1.10. Ý kiến của giáo viên về những khó khăn của học sinh trong quá
trình học âm, vần ......................................................................................... 50
Bảng 1.11. Ý kiến của giáo viên về ngữ liệu dạy học âm, vần trong SGK hiện
hành ............................................................................................................. 51
Bảng 1.12. Ý kiến của giáo viên về các biện pháp khai thác ngữ liệu dạy học
âm, vần cho học sinh lớp 1 .......................................................................... 52
Bảng 1.13. Mức độ sử dụng ngữ liệu từ các nguồn ngữ liệu khác của GV.53
Bảng 1.14. Ý kiến của GV về yêu cầu của ngữ liệu dạy học âm, vần ........ 54
Bảng 1.15. Ý kiến của GV về hình thức của ngữ liệu dạy học âm, vần ..... 55
Bảng 2.1. Hệ thống ký hiệu trong ngữ liệu dạy học âm, vần...................... 63
Bảng 2.2. Hệ thống ngữ liệu dạy học âm, vần luận văn xây dựng ............. 65
Bảng 2.3. Hệ thống ngữ liệu dạy học âm mà đề tài xây dựng .................... 67
Bảng 2.4. Ngữ liệu dạy học vần mà đề tài xây dựng .................................. 76
Bảng 3.1. Các tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của
HSL1 ......................................................................................................... 115
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá kĩ năng đọc của HS ....................................... 118


5

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá kĩ năng viết ................................................... 119
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá kĩ năng nói và nghe của HS .......................... 120
Bảng 3.5. Thống kê kết quả thực hiện phiếu bài tập âm tr - ch ................ 121
Bảng 3.6. Thống kê kết quả thực hiện phiếu bài tập vần ung - ưng ......... 121

Bảng 3.7. Thống kê kết quả thực hiện phiếu bài tập vần iêc - uôc - ươc.. 122


6

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cấu tạo âm tiết tiếng Việt .......................................................... 16
Sơ đồ 2.1. Hệ thống chủ đề trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học ..... 60


7

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Ngữ liệu dạy học âm th - kh (1) .................................................. 69
Hình 2.2. Ngữ liệu dạy học âm th - kh (2) .................................................. 70
Hình 2.3. Phiếu bài tập âm th - kh............................................................... 71
Hình 2.4. Ngữ liệu dạy học âm r - g - gh (1)............................................... 72
Hình 2.5. Ngữ liệu dạy học âm r - g - gh (2)............................................... 73
Hình 2.6. Phiếu bài tập âm r - g - gh ........................................................... 74
Hình 2.7. Ngữ liệu dạy học vần ung - ưng (1) ............................................ 78
Hình 2.8. Ngữ liệu dạy học vần ung - ưng (2) ............................................ 79
Hình 2.9. Phiếu bài tập vần ung - ưng......................................................... 80
Hình 2.10. Ngữ liệu dạy học vần iêc - uôc - ươc (1) ................................. 82
Hình 2.11. Ngữ liệu dạy học vần iêc - c - ươc (2) ................................. 83
Hình 2.12. Ngữ liệu dạy học vần iêc - c - ươc (3) ................................. 84
Hình 2.13. Phiếu bài tập vần iêc - uôc - ươc ............................................... 85
Hình 2.14. Ngữ liệu dạy học vần oanh - oach (1) ....................................... 87
Hình 2.15. Ngữ liệu dạy học vần oanh - oach (2) ....................................... 88
Hình 2.16. Phiếu bài tập vần oanh - oach ................................................... 89
Hình 2.17. Văn bản đọc ngữ liệu dạy học vần iêp - ươp ............................ 99



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học vần giữ một vị trí quan trọng trong mơn Tiếng Việt, nó là một trong
những nội dung HS được học ngay đầu cấp Tiểu học – bậc học nền tảng trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Ở nội dung này, học sinh bắt đầu học những đơn
vị đầu tiên của tiếng Việt: hệ thống âm, vần, thanh điệu cùng hệ thống chữ cái
tương ứng và các tiếng (âm tiết) được cấu thành từ các âm, vần, thanh điệu.
Ngữ liệu là một bộ phận cấu thành của nội dung giáo dục, nó giữ vai trò
quan yếu trong dạy học âm, vần cho HS lớp 1. Ngữ liệu tốt, đảm bảo các tiêu
chí mà Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã đặt ra sẽ góp phần cho việc
dạy âm, vần thuận lợi, dễ dàng kích hoạt được sự hứng khởi trong việc tiếp
nhận nội dung bài học cho học sinh, góp phần nâng cao phẩm chất và năng lực
cho các em.
Chương trình Ngữ Văn 2018 được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở
việc không quy định quá chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những
yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp, những kiến thức cơ bản,
cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản bắt buộc với HS. Chương trình
trao quyền chủ động cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung
một số nội dung giáo dục phù hợp với với đối tượng và điều kiện về cơ sở vật
chất, đời sống văn hóa của địa phương. Đây là cơ hội để nâng cao khả năng
sáng tạo của GV, GV có thể linh hoạt lựa chọn, bổ sung, xây dựng một số nội
dung, ngữ liệu phù hợp. Bên cạnh sách giáo khoa mới rất cần có thêm ngữ liệu
khác bổ sung vào ngân hàng ngữ liệu dạy học để có thể triển khai nhiều hoạt
động học tập ngồi giờ chính khóa để củng cố, rèn luyện các kỹ năng đọc - viết,
nói - nghe nhằm phát triển năng lực tiếng Việt cho học sinh. Ngân hàng ngữ



2
liệu này sẽ là tư liệu tham khảo bổ ích cho phụ huynh và học sinh có thể học
thêm ở nhà để rèn luyện âm, vần hiệu quả hơn.
Xác định được tầm quan trọng của ngữ liệu trong dạy học theo định
hướng phát triển năng lực cho HS cùng tính chất mở của Chương trình giáo dục
phổ thơng mới, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng ngữ liệu dạy học âm, vần
cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
 Về dạy học âm, vần
Dạy học âm, vần cho học sinh lớp Một là nội dung giáo dục được các nhà
giáo dục và xã hội quan tâm, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về nội dung
này.
Nguyễn Trí (2000) trong cuốn “Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo
chương trình mới” có bàn về vấn đề rèn bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho
học sinh Tiểu học. Tác giả cho rằng việc rèn luyện bốn kĩ năng này là cần thiết,
không nên xem nhẹ kĩ năng nào và nhấn mạnh rèn kĩ năng đọc, viết trong dạy
học âm - vần cho học sinh.
Cùng với quan điểm trên, tác giả Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007),
trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” cũng đã nhận thấy
“môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe,
nói, viết. Riêng ở phân môn Học vần, trong bốn kĩ năng trên, đọc và viết được
đặc biệt ưu tiên vì mục tiêu của phân môn là dạy chữ - một phương tiện biểu
đạt lời nói đặc biệt hiệu quả mà học sinh lớp 1 hầu như chưa biết tới.” Vì thế,
yêu cầu rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một giữ vai trò quan trọng trong dạy
học Học vần. Các tác giả còn dành sự quan tâm sâu sắc đến quá trình dạy Học
vần từ mục tiêu, nội dung, cấu trúc, phương pháp giảng dạy cụ thể và rõ ràng.


3

Trong bài viết “Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ về giảng dạy môn
Tiếng Việt ở Tiểu học theo yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng” trên Tạp
chí Giáo dục Tiểu học, tác giả Trần Mạnh Hưởng đã nhận thấy ưu điểm về nội
dung kiến thức của sách giáo khoa hiện hành, riêng ở lớp Một là kiến thức về
ngữ âm - chữ viết và tập đọc được cung cấp dưới dạng thực hành giúp học sinh
rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ
ra kĩ năng đọc của học sinh có thể đạt được từ các thao tác đơn giản như nhận
biết kí hiệu chữ viết, biết phát âm đúng, biết cách đọc từ, câu đến các đoạn, bài.
Với mạch nội dung này, tác giả Trịnh Thị Thu Hương (2014) trong chuyên
đề “Phát triển năng lực đọc cho học sinh Tiểu học” cho rằng phân môn Học
vần thực hiện nhiệm vụ dạy đọc ở mức sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ
mã chữ - âm. Hết lớp 1, học sinh có nhiệm vụ đọc trơn tiếng (âm tiết), các từ,
câu, ngữ đoạn và thông hiểu văn bản ở mức độ thấp. Đồng thời, tác giả cũng
đề cập đến bốn kĩ năng bộ phận tạo nên năng lực đọc là đọc đúng, đọc nhanh
(đọc lưu loát, trơi chảy), đọc có ý thức (thơng hiểu được nội dung những điều
mình đọc hay cịn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc
diễn cảm. Bốn kĩ năng đó được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành
tiếng và đọc thầm, được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, tác
giả cũng cho rằng muốn đọc tốt, đầu tiên phải biết giải mã chữ - âm một cách
sơ bộ - chính là nhiệm vụ chính của phân mơn Học vần. Sau đó, hiểu nghĩa từ,
tìm được các “nhãn tự” và câu “chìa khóa”, biết phát hiện các yếu tố “văn”. Từ
đó, người đọc mới tiếp nhận trọn vẹn văn bản để giao tiếp được với tác giả và
người nghe.
Trong “Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II” tác giả Hồng Thị Tuyết
(2016) đã nhấn mạnh vai trị của phân môn Học vần: “Học vần là một giai đoạn
cực kì quan trọng ở chỗ hình thành kĩ năng giải mã và khả năng nhận diện từ,
từ đó tạo nền tảng cho việc phát triển kĩ năng đọc và viết của học sinh tiểu


4

học”. Tác giả cũng có những phân tích rất cụ thể và chi tiết về hệ thống các kĩ
năng, kiến thức cần hình thành và phát triển cho học sinh lớp Một trong dạy
học vần, cấu trúc chương trình, kiểu bài dạy học vần, nguyên tắc và tiến trình
kết hợp một số hoạt động tổ chức dạy học nhằm tăng hứng thú và hiệu quả
trong quá trình học vần cho học sinh. Cũng với mạch nội dung này, tác giả
Hoàng Thị Tuyết cịn có bài viết “Dạy đọc viết trong Học vần thế nào cho tươi
vui và hiệu quả?” (2005) đề xuất một số biện pháp dạy học giúp hình thành và
phát triển khả năng nhận diện từ cho học sinh, góp phần gia tăng hiệu quả việc
dạy học vần, trong đó có nhiều biện pháp cần sử dụng nguồn ngữ liệu luyện
đọc để hỗ trợ cho học sinh như dành thêm thời gian cho học sinh đánh vần, tăng
cường hoạt động nhận diện âm,…
Một nghiên cứu rất chi tiết về mạch nội dung này là “Mơ hình tài liệu hỗ
trợ dạy Học vần cho học sinh lớp 1” của Phạm Hải Lê (2016). Tác giả đã khẳng
định tài liệu dạy học giữ vai trò thiết yếu trong hoạt động dạy học. Bên cạnh hệ
thống sách giáo khoa Tiếng Việt 1, cần có hệ thống tài liệu hỗ trợ để tăng cường
năng lực giải mã, mở rộng vốn từ, thúc đẩy một cách vững chắc và có hệ thống
kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp 1. Bài viết này cũng nêu ba mơ hình tài liệu
học tập dạy học vần cho học sinh lớp 1 trên cơ sở khảo sát thực trạng nhu cầu
tài liệu, hứng thú học tập của học sinh và trình bày kết quả thử nghiệm tài liệu
hỗ trợ kèm sách giáo khoa do tác giả thiết kế, đó là: tài liệu dùng kèm SGK học
vần, tài liệu dùng cho ơn luyện và mơ hình truyện đọc luyện âm vần.
 Về ngữ liệu dạy học âm, vần
Muốn hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học vần,
ngoài phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học tích cực, cần có nguồn
ngữ liệu dạy học hay. Vì vậy, một trong những điều quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến năng lực đọc của học sinh là ngữ liệu. Nhiều tác giả đã thực hiện nghiên


5
cứu về ngữ liệu. Họ đưa ra các nguyên tắc, căn cứ tìm kiếm, chọn lựa, biên tập

và thiết kế ngữ liệu cho nhiều phân môn, môn học khác nhau.
Nguyễn Thị Hạnh (1998) trong “Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4
và lớp 5” có đưa ra hai căn cứ để xây dựng văn bản (ngữ liệu) dùng để dạy học
đọc cho học sinh đó là: đa dạng về phong cách chức năng và phù hợp tâm sinh
lý lứa tuổi học sinh. Tác giả cũng giải thích các yêu cầu đối với ngữ liệu được
chọn để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh.
Về việc sử dụng các tài liệu dạy học, trong đó gồm các ngữ liệu trong sách
giáo khoa cũng được các nhà giáo dục quan tâm. Tác giả Lê Phương Nga (2001)
cho rằng khi tìm hiểu ta khơng nên tiếp cận một cách thụ động mà cần biết phân
tích cơ sở của tài liệu đó, dụng ý của người biên soạn. Đồng thời người dùng
phải biết chọn lọc để thấy được những hạn chế của tài liệu dạy học, từ đó có
những biện pháp xử lý phù hợp để việc dạy học đạt hiệu quả hơn.
Vũ Thị Lan (2009) cho rằng ngữ liệu có nội dung thiết thực để dạy học là
ngữ liệu thể hiện được những tình huống giao tiếp mà học sinh thường gặp, có
tính ứng dụng cao, mang tính điển hình và có tác dụng củng cố, rèn luyện nhiều
kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt ở Tiểu học. Tác giả cũng bàn đến một số biện
pháp tăng hứng thú học tập Tiếng Việt, trong đó tập trung vào khai thác việc
sử dụng ngữ liệu thiết thực, hấp dẫn khi dạy học Tiếng Việt.
Bàn về những nội dung đổi mới của chương trình Ngữ Văn 2018, tác giả
Bùi Mạnh Hùng (2014) trong bài viết “Đổi mới dạy học Ngữ Văn: Phác thảo
chương trình Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực” đã đưa ra hệ thống
nguyên tắc lựa chọn ngữ liệu dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học nói
riêng và dạy học Ngữ Văn ở cấp Trung học cơ sở, phổ thơng nói chung như
ngữ liệu đáp ứng yêu cầu chương trình mới phải phù hợp với học sinh về nội
dung và hình thức, phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các năng lực theo


6
chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể ở từng cấp học, có giá trị đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật, nội dung gần gũi với đời sống và tâm lí học sinh,…

SGK và GV phải có cách tiếp cận và phương pháp dạy học thích hợp để giúp
HS thấu hiểu được giá trị và thông điệp từ những tác phẩm này và tìm ra được
các mối liên hệ với cuộc sống của các em.
Theo Phạm Phương Anh (2015) ngữ liệu trong tài liệu dạy học có thể đảm
nhận nhiều nhiệm vụ cùng một lúc tùy theo mục tiêu, nội dung dạy học. Vì vậy,
các nhà giáo dục cần có khả năng nắm vững chương trình, mục tiêu bài học,
trình độ học sinh, kĩ năng ngơn ngữ, kĩ năng văn chương để xem xét, phân tích,
lựa chọn và biên soạn ngữ liệu phù hợp cả nội dung và hình thức. Tác giả cho
rằng: “Đa dạng ngữ liệu nhằm tạo cho học sinh tiếp cận thơng tin theo các hình
thức khác nhau, góp phần phát triển ở học sinh các kĩ năng đa dạng” trong bài
viết “Ngữ liệu dạy học trong sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội với việc
rèn kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học”.
Sách giáo khoa là một trong những nguồn ngữ liệu quan trọng, chính thống
trong q trình dạy học của giáo viên và học sinh. Lê Thị Thảo (2015) trong đề
tài luận văn Thạc sĩ: “Bài luyện đọc phần Học vần trong sách giáo khoa Tiếng
Việt 1 hiện hành” đã có những phân tích, nhận xét cụ thể về ưu điểm và hạn
chế của bài luyện đọc ứng dụng phần Học vần trong sách giáo khoa Tiếng Việt
1 hiện hành. Từ đó, tác giả đưa ra cơ sở và xây dựng hệ thống bài luyện đọc
phần Học vần cho học sinh lớp 1 phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực.
Trong bài viết “Về khái niệm Literacy và việc dạy học đọc, viết cho học
sinh Tiểu học trong môn Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thơng
mới”, tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến (2018) đã thấy được nội hàm của khái
niệm Literacy là đa năng lực giao tiếp, gồm khả năng nghe, nói, xem, đọc, tạo
lập văn bản dưới nhiều hình thức khác nhau: hình ảnh, âm thanh, chữ viết,…và
cả khả năng sử dụng, điều chỉnh ngôn ngữ trong những tình huống khác nhau.


7
Để người học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thì ngữ liệu dạy học
Tiếng Việt là văn bản được thề hiện bằng kênh chữ và cả văn bản đa phương

thức (hình ảnh, âm thanh, kí hiệu,…), hình ảnh minh họa cho văn bản đó và cả
câu hỏi, bài tập. Vì vậy, việc lựa chọn ngữ liệu phải da phong cách văn bản, đa
phương thức.
Ngoài ra, những nghiên cứu “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”
(2016) của Hoàng Thị Tuyết, “Bàn về văn liệu khi làm sách Tiếng Việt lớp 1”
(2016) của Trần Quốc Toản, Lê Thụy Hồng Loan (2018) với đề tài luận văn
Thạc sĩ “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 1”,
Nguyễn Thị Thu Thảo (2018) với “Ngữ liệu dạy học Tập đọc lớp 2 theo quan
điểm phát triển năng lực đọc” đều khẳng định vai trị quan trọng của ngữ liệu
trong dạy học mơn Học vần lớp 1 nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung. Nó
là một trong những yếu tố góp phần hình thành và phát triển năng lực sử dụng
tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
 Về khai thác ngữ liệu trong dạy học âm, vần
Khi nhận xét về nội dung các ngữ liệu dạy đọc trong Sách giáo khoa hiện
hành, tác giả Nguyễn Minh Thuyết (1992) đã cho thấy sách giáo khoa Tiếng
Việt mang tính chất lắp ghép thể hiện trong mối quan hệ tích hợp và phân giải
nội dung học tập. Nghĩa là các nội dung ngữ liệu dạy học chưa được tận dụng
triệt để, còn riêng rẻ giữa các phân môn, các phân môn phát triển theo chiều
hướng riêng.
Trong nghiên cứu “Sử dụng ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học Tiếng
Việt”, tác giả Nguyễn Ngọc Tứ (1999) có bàn về những nội dung cần khai thác,
sự hình thành, quy trình sử dụng ngữ liệu văn học dân gian trong thực tiễn dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt.


8
Khai thác ngữ liệu giữ một vai trò quan trọng trong dạy học. Khai thác
ngữ liệu luyện đọc âm, vần hướng tới mục tiêu dạy học tích hợp âm, vần không
tách rời khỏi tiếng, từ, câu giúp giáo viên nắm được cách thức hướng dẫn học
sinh kết hợp các hình thức đọc, viết cùng với ngữ liệu và tình huống tương tác

tạo lập được ý nghĩa ngữ liệu. Từ đó việc dạy học mới thực sự mang lại hiệu
quả. Luận văn Thạc sĩ “Phân tích cấu trúc và cách khai thác ngữ liệu dạy đọc
trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 2 của Hoa Kỳ” của Đinh Thị Thu Thảo
(2018) đã đưa ra một số hoạt động khai thác ngữ liệu trong dạy học đọc cho
học sinh theo chương trình sách giáo khoa lớp 2 của Hoa Kỳ có thể vận dụng
trong dạy học âm, vần cho học sinh như: hoạt động tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ
(cách phát âm, phân tích cấu tạo âm tiết,…), hoạt động phát triển kĩ năng cơ
bản của đọc (đọc đúng, trả lời các câu hỏi,…), hoạt động sau quá trình đọc,…
Tác giả Đỗ Ngọc Thống (2018) trong “Dạy học phát triển năng lực mơn
Tiếng Việt ở Tiểu học” đã có những phân tích cụ thể về nội dung chương trình
Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình 2018, đồng thời đề xuất một số biện
pháp, phương pháp, thiết kế các hoạt động, mô hình khai thác ngữ liệu trong
dạy học Tiếng Việt cho học sinh.
Trong mạch nội dung này, Butcher và Kintsch (2003) cũng như Schallert
và Martin (2003) đều cho rằng kinh nghiệm của người đọc kết hợp với văn bản
đọc có thể thiết lập nên ý nghĩa của văn bản. Hay tác giả Narvaez cho rằng mỗi
học sinh là một cá thể khác nhau về kỹ năng, nhận thức, trình độ văn hóa, nhu
cầu sở thích,… Kỹ năng bao gồm nhiều yếu tố như khả năng về ngơn ngữ, kỹ
năng phân tích và tư duy. Do đó, mỗi ngữ liệu luyện đọc càng đa dạng về
phương thức, phương tiện khác nhau thì sẽ có những tác động khác nhau đến
học sinh. Một tác giả khác cũng có một nghiên cứu cụ thể về nội dung này là
Cunningsworth (1984). Ông đã đưa ra quan điểm về các tài liệu giảng dạy từ
nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm người học, người dạy, biên tập viên, nhà


9
phê bình,... hướng dẫn cách đánh giá mục đích, nội dung, thiết kế và khai thác
sách giáo khoa phục vụ cho việc dạy học.
Các cơng trình nghiên cứu trên đây đều bàn luận đến ngữ liệu và việc sử
dụng ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Qua đó, chúng

ta thấy được vai trị quan yếu của ngữ liệu trong dạy học âm, vần nói riêng và
dạy Tiếng Việt nói chung. Song phần lớn những nghiên cứu trên xuất phát từ
chương trình Giáo dục phổ thơng hiện hành (2006). Hiện nay, giáo dục Việt
Nam đang trong thời kì đổi mới tồn diện, chương trình Giáo dục phổ thông
mới (2018) ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đó. Để đáp ứng được mục
đích, u cầu cần đạt của chương trình thì ngữ liệu dạy học âm, vần cũng cần
có những hướng đổi mới phát huy được năng lực của học sinh. Vì thế, trong
giới hạn đề tài, chúng tôi sẽ xây dựng ngữ liệu dạy học âm, vần và khai thác
các ngữ liệu đó theo định hướng, yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thơng
mới 2018 và chương trình mơn Ngữ Văn được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn của việc dạy học Học vần, chúng
tôi thiết kế ngữ liệu dạy học âm, vần cho học sinh lớp Một theo hướng phát
triển năng lực và cách khai thác ngữ liệu nhằm hình thành và phát triển năng
lực đọc, viết, nói, nghe cho học sinh lớp Một.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đề ra, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau
đây:
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề thuộc về cơ sở lý luận của dạy
học Học vần và ngữ liệu dạy học âm, vần theo quan điểm phát triển năng lực
cho học sinh.


10
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc dạy học âm, vần lớp 1, mục tiêu, nội
dung chương trình GDPT 2018, việc dạy học âm, vần ở lớp 1 tại một số trường
Tiểu học hiện nay.
- Xây dựng (sưu tầm, sưu tập, biên soạn) ngữ liệu dạy học âm, vần cho
học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực, thiết kế một số bài học.

- Thực nghiệm dạy học một số ngữ liệu dạy học âm, vần cho học sinh lớp 1.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Để tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu,
luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp.
 Để tìm hiểu về cơ sở thực tiễn phục vụ cho đề tài, luận văn sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: chúng tôi sử dụng bảng hỏi, phiếu điều
tra, phiếu bài tập đề tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc dạy Học vần: tìm hiểu ý
kiến của giáo viên; thơng qua phiếu điều tra, phiếu bài tập được sử dụng phối
hợp với phương pháp thống kê.
- Phương pháp quan sát: là phương pháp được sử dụng để nắm được các
hoạt động của học sinh trong các tiết thực nghiệm, biết thái độ, tinh thần học
tập, khả năng tiếp nhận bài học của HS.
- Phương pháp thực nghiệm: phương pháp này dùng để thực nghiệm một
số ngữ liệu luyện đọc âm, vần cho học sinh lớp 1, phối hợp với các phương
pháp điều tra, quan sát và phỏng vấn. Qua đó, chúng tơi nắm bắt được những
thuận lợi, khó khăn cũng như những mặt được và chưa được của một số ngữ
liệu dạy học âm, vần đã xây dựng. Trên cơ sở đó, chúng tơi có thể rút kinh
nghiệm để điều chỉnh, bổ sung sao cho các ngữ liệu hoàn thiện hơn.


11
- Phương pháp phân tích sản phẩm: Phương pháp này sử dụng các bảng
hỏi để biết được ý kiến, sự đánh giá của GV, HS về kết quả thực nghiệm một
số ngữ liệu dạy học âm, vần.
- Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để xử lý thông tin, số liệu
đã thu thập giúp cho việc đánh giá, kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Học vần cho học sinh lớp 1.
 Đối tượng nghiên cứu: ngữ liệu dạy học âm, vần cho học sinh lớp 1.

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
 Giới hạn nghiên cứu: Để nghiên cứu tập trung hơn, chúng tôi chú trọng
việc thiết kế các ngữ liệu dạy học âm, vần cho học sinh lớp 1 theo hướng phát
triển năng lực.
 Phạm vi nghiên cứu: khối lớp 1 một số trường Tiểu học trên địa bàn
tỉnh Bình Dương.
8. Giả thuyết khoa học
Nếu ngữ liệu mà luận văn xây dựng đáp ứng được yêu cầu của chương
trình mới thì sẽ giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh có thêm tài liệu tham
khảo để rèn luyện âm, vần cho học sinh, góp phần hỗ trợ việc dạy học Tiếng
Việt lớp 1 thuận lợi, hiệu quả hơn, giúp học sinh bước đầu hình thành các phẩm
chất và năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở các kĩ năng đọc, viết,
nói và nghe.
9. Vấn đề đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu
- Chúng tơi đảm bảo không công khai những thông tin về học sinh và giáo
viên. Những thông tin này chỉ sử dụng trong đề tài nghiên cứu.


12
- Các bảng hỏi, hình ảnh đã thực hiện chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu,
không sử dụng cho các mục đích khác.
- Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đảm bảo khơng sao chép bất
kỳ cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
10. Dự kiến đóng góp của đề tài
Đề tài giúp giáo viên có thêm nguồn tài liệu (ngữ liệu) cho dạy học âm,
vần. Việc sử dụng các ngữ liệu này sẽ giúp học sinh tiếp nhận bài học một cách
thuận lợi hơn, hứng thú hơn góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất,
năng lực cho học sinh.
11. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng ngữ liệu
dạy học âm, vần cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực
Chương 2: Thiết kế ngữ liệu dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực
cho học sinh lớp 1
Chương 3: Thực nghiệm ngữ liệu dạy học âm, vần cho học sinh lớp 1 theo
hướng phát triển năng lực


13

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC XÂY DỰNG NGỮ LIỆU DẠY HỌC ÂM, VẦN
CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Trong chương 1, chúng tôi nghiên cứu một số vấn đề liên quan trực tiếp
giúp cho việc triển khai đề tài gồm: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Về cơ sở
lý luận, chúng tơi tập trung tìm hiểu Cơ sở ngôn ngữ học học; Cơ sở lý luận
dạy học âm, vần; Đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ của học sinh lớp 1. Về cơ sở
thực tiễn, chúng tôi quan tâm đến Mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt của dạy
học âm, vần trong chương trình GDPT 2018; Cấu trúc chương trình dạy học
âm, vần; Ngữ liệu dạy học âm vần và việc dạy học âm, vần ở một số trường
Tiểu học hiện nay.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
Do phạm vi nghiên cứu và mục đích xây dựng ngữ liệu dạy học âm, vần
cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực nên đề tài sử dụng hệ thống
quan điểm về ngữ âm, chữ viết tiếng Việt hiện đại được dùng trong chương
trình SGK, dạy học âm, vần cho HSL1 làm cơ sở.
1.1.1.1. Âm vị và chữ viết thể hiện âm vị
a. Âm vị

 Khái niệm:
Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt, dùng để cấu tạo
và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngơn ngữ. Âm vị là một
đơn vị trừu tượng luôn được thể hiện qua động tác phát âm cụ thể. Ví dụ, âm
vị /-/ trong vần ang, ương được thể hiện qua âm tố “ng” tiêu thể [-] (miệng


14

khơng đóng khi kết thúc vần), cịn trong vần ơng, /-/ bị biến thể mơi hóa
[-] được phát âm giống như [-] (miệng đóng lại khi kết thúc vần).
 Hệ thống âm vị tiếng Việt trong cấu tạo âm tiết:
Tiếng Việt là ngôn ngữ đại âm vị bởi số lượng khá lớn:
Phụ âm đầu: 21 âm vị âm đầu – phụ âm: //, //, //, //, /t/, /t’/, //, //,
//, //, //, //, //, //, //, /l/, //, //, //, //, //. So với hệ thống này, hệ thống
phụ âm đầu ở một số vùng phương ngữ có khác. Chẳng hạn, tiếng miền Bắc về
phát âm khơng có 3 phụ âm quặt lưỡi //, //, //; hay tiếng miền Nam khơng
có phụ âm mơi // …
Âm đệm: 1 âm vị âm đệm – bán âm.
Âm chính: 14 âm vị nguyên âm, trong đó có 3 ngun âm đơi: //, //, //,
//, //, //, //, //, //, //, //, //, //, //. So với hệ thống này, hệ thống
nguyên âm ở một số vùng phương ngữ có khác. Chẳng hạn, có nơi khi phát âm
không phân biệt a với ô. Các âm tiết có âm chính là âm // đều đọc thành //
như cam đọc thành côm; hay không phân biệt ư và ươu. Các vần có âm chính
là // đều đọc thành // như trong vần ở các âm tiết con hươu đọc thành
hưu,… Điều đó có ảnh hưởng đến việc xác lập âm và chữ viết cho học sinh.
Âm cuối: 8 âm vị âm cuối – 6 phụ âm và 2 bán âm. Trong đó có 6 phụ
âm /-/, /-/, /-/, /-/, /-/, /-/ và 2 bán âm /- /, /-/. So với hệ thống này, hệ
thống phụ âm ở một số vùng miền có khác. Chẳng hạn, tiếng miền Nam về phát
âm khơng có 2 phụ âm đầu lưỡi – thẳng /-/, /-/. Vì thế, các âm tiết kết thúc

bằng 2 phụ âm này đều đọc thành /-/, /-/, như tan nát đọc thành tang nác.


×