Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi Olympic 10 - 3 môn Sử lớp 11 năm 2019 THPT Trần Quang Khải có đáp án | Lớp 11, Lịch sử - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.14 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK</b>


<b>ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN</b>


<b>Câu 1. (4 điểm)</b>


Vì sao năm 1917, ở nước Nga có đến hai cuộc Cách mạng?Hãy cho biết nhiệm vụ, tính chất của cách
mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?


<b>Đáp án câu 1:</b>


 Năm 1917, ở nước Nga có đến hai cuộc cách mạng: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và Cách


mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vì có đầy đủ những tiền đề khách quan và chủ quan. <b>(0,5 điểm)</b>
<i><b>Về tiền đề chủ quan:</b></i>


<b>* Cách mạng tháng Hai: (0,5 điểm)</b>


Tình hình nước Nga trước cách mạng:
- Chính trị:


+ Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng.
+ Nga Hoàng đẩy nước Nga vào cuộc CTTG I => hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội.
- Kinh tế: Suy sụp, nạn đói xảy ra nhiều nơi.


- Xã hội: Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào chống chế độ Nga hoàng lan rộng.


=> Nước Nga lúc này tồn tại các mâu thuẫn của thời đại, tháng 2/1917 cách mạng bùng nổ ở Nga.


<b>* Cách mạng tháng Mười: (0,5 điểm)</b>



Sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền song song tồn tại:
- Chính phủ Tư sản lâm thời: Giai cấp Tư sản.


- Xô Viết đại biểu công - nơng và binh lính.


Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại


- Tháng 4/1917, LêNin thông qua Luận cương tháng Tư, chủ trương chuyển CM DCTS sang CM
XHCN. Tháng 10/1917, cách mạng XHCN bùng nổ và thắng lợi.


<i><b> Về tiền đề khách quan: (0,5 điểm)</b></i>


Với chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc bận tham chiến, không kịp can thiệp vào nước
Nga, là nhân tố khách quan thuận lợi.


 <b>Nhiệm vụ và tính chất cách mạng tháng Hai: (1 điểm)</b>


- Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ Nga hồng.


- Tính chất: Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.


 <b>Nhiệm vụ và tính chất cách mạng tháng Mười: (1 điểm)</b>


- Nhiệm vụ: Lật đổ Chính phủ Tư sản lâm thời, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tính chất: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.


<b>Câu 2</b>.<b>(4 điểm)</b>


Có đúng hay khơng khi cho rằng: Kẻ tội phạm châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ
nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần về sự bùng nổ của


Chiến tranh thế giới thứ hai?


<b>Đáp án câu 2:</b>


<b>* Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai: (0,5 điểm)</b>


- Nguyên nhân sâu xa: Do quy luật phát triển khơng đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước tư
bản.


- Nguyên nhân trực tiếp: Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 dẫn đến việc lên cầm quyền của
chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý, Nhật.


<b>* Nói kẻ tội phạm châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý,</b>
<b>Nhật nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần về sự bùng nổ của Chiến tranh thế</b>
<b>giới thứ hai là khơng sai. Vì: (0,5 điểm)</b>


- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Đức, Ý, Nhật đã phát xít hóa bộ máy thống trị,
đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới. <b>(0,25 điểm)</b>


- Năm 1937, ba nước Đức, Ý, Nhật hình thành khối phát xít được mệnh danh là trục "Bec-lin –
Rơ-ma – Tô-ki-ô". Khối này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm chiến tranh chia lại thị trường thế giới.


<b>(0,25 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Sau khi xóa bỏ hịa ước Vec-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại
Đức" gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu. <b>(0,25 điểm)</b>


- Trước các cuộc xâm lược của liên minh phát xít, Liên Xơ xem phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất,
nên chủ trương liên kết với tư bản Anh, Pháp, Mĩ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. <b>(0,25 điểm)</b>



- Chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung mục đích là giữ nguyên trạng trật tự thế giới mới có lợi cho
mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn chống cộng sản.Vì thế giới cầm quyền
các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hịng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.<b> (0,25</b>
<b>điểm)</b>


- Lợi dụng sự dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ, Hít-le đã sáp nhập Áo vào Đức, yêu cầu
chính phủ cắt vùng đất Xuy-đét cho Đức...<b> (0,25 điểm)</b>


- 29/9/1938, Hiệp định Muy-nich được kí kết. Theo đó, Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc
cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hit-le về chấm dứt mọi thơn tính châu Âu.<b>(0,25 điểm)</b>


- Sau khi chiếm Xuy-đét, Hit-le thơn tính tồn bộ Tiệp Khắc (3/1939). Khơng dừng lại ở đó, Hít-le
bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan.<b> (0,25 điểm)</b>


- Sau khi kí xong Hiệp ước "Khơng xâm phạm lẫn nhau Xô – Đức" (23/8/1939), rạng sáng 1/9/1939,
Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.


<b>(0,25 điểm)</b>


=> Như vậy, rõ ràng chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp, không can thiệp của Mĩ đã không cứu vãn
được hịa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Thủ phạm gây chiến
tranh là phát xít Đức, Ý, Nhật nhưng các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện (dung túng và
nhượng bộ), họ cũng phải chịu một phần về sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. <b>(0,5 điểm)</b>


<b>Câu 3. (4 điểm)</b>


So sánh phong trào Cần Vương và phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX? (Về
bối cảnh lịch sử, mục tiêu đấu tranh, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia, kết quả, ý nghĩa)


<b>Đáp án câu 3:</b>



<b>Nội dung</b> <b>Phong trào Cần Vương</b> <b>Phong trào yêu nước và cách mạng<sub>Việt Nam đầu thế kỷ XX</sub></b>


Bối cảnh
lịch sử


Triều đình Huế đã ký Hiệp ước 1884 thực
sự đầu hàng thực dân Pháp. Vua Hàm
Nghi hạ chiếu Cần Vương.


<b> (0,5 điểm)</b>


Ảnh hưởng của những trào lưu tiến bộ thế
giới. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương.


<b> (0,5 điểm)</b>


Mục tiêu
đấu tranh


Chống Pháp, sau đó lập lại chế độ phong
kiến.


<b> (0,25 điểm)</b>


Chống Pháp, hướng tới một nền cộng hòa,
một nước Việt Nam độc lập.


<b> (0,25 điểm)</b>



Hình thức
đấu tranh


Khởi nghĩa vũ trang.


<b> (0,25 điểm)</b> Nhiều hình thức phong phú: Phong tràoĐông du, Đông kinh nghĩa thục, phong trào
Duy tân…<b>(0,25 điểm)</b>


Lực lượng
tham gia


Sĩ phu, nông dân. <b>(0,25 điểm)</b> Sĩ phu tiến bộ, nông dân, tư sản, tiểu tư
sản…<b>(0,25 điểm)</b>


Kết quả Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.<b><sub>(0,25 điểm)</sub></b> Khơi dậy tư tưởng dân chủ ở Việt Nam đầu<sub>thế kỷ XX. </sub><b><sub>(0,25 điểm)</sub></b>


Ý nghĩa


Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu
tranh buất khuất của dân tộc. Dọn đường
cho những cuộc vận động cách mạng đầu
thế kỷ XX.


<b> (0,5 điểm)</b>


Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân ta. Mở ra một
hướng của con đường cứu nước mới ở Việt
Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ


nhất.


<b> (0,5 điểm)</b>


<b>Câu 4. (4 điểm)</b>


Nêu hồn cảnh, diễn biến chính, ngun nhân thất bại, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Vì
sao nói: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương?


<b>Đáp án câu 4:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Từ năm 1883 – 1885, phái chủ chiếu trong triều đình do Tơn Thất Thuyết đứng đầu tích cực chuẩn
bị lực lượng kháng chiến chống Pháp.


- Năm 1885, sau vụ tấn cơng tịa Khâm sứ Pháp thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm
Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân vì Vua chống Pháp, nhân dân các nơi hưởng ứng sôi nổi.


<b>* Di</b>ễ<b>n bi</b>ế<b>n</b>:<b> (1 điểm)</b>


- Lãnh tụ khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, Cao Thắng.


+ Giai đoạn 1: Từ 1885-1888: Thời kỳ chuẩn bị, xây dựng lực lượng. Phan Đình Phùng ra Bắc liên
kết lực lượng, Cao Thắng xây dựng căn cứ, chế tạo súng.


+ Giai đoạn 2: Từ 1888-1896: Thời kỳ chiến đấu quyết liệt.


- Địa bàn hoạt động: Từ Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) lan ra Thanh Hóa, Nghệ An … có tổ
chức chặt chẽ.


- Từ năm 1889 – 1892: Nghĩa quân thắng nhiều trận càn.



- Từ năm 1892, Pháp quét liên miên, 1893 Cao Thắng hi sinh làm lực lượng nghĩa quân yếudần.
- Tháng 12/1895, Phan Đình Phùng hi sinh, khởi nghĩa tanrã.


- Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần Vương, đã huy động được sự ủng hộ
của nhândân.


<b>* Nguyên nhân th</b>ấ<b>tb</b>ạ<b>i: (0,5 điểm)</b>


- Nghĩa quân chưa liên kết, tập hợp lực lượng trên quy mơ lớn để phát triển thành phong trào
tồnquốc.


- Cịn bị hạn chế vì khẩu hiệu chiến đấu.


- Bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, so sánh lực lượng ta và địch chênhlệch.


<b>* Ýngh</b>ĩ<b>a: (0,5 điểm)</b>


- Có vị trí rất to lớn trong sự nghiệp giải phóng dântộc.
- Để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quýbáu.


<i><b>* Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương vì: </b></i>
<b>(1 điểm)</b>


- Thời gian tồn tại: 10năm
- Quy mô rộng lớn : 4tỉnh


- Tính chất ác liệt, chiến đấu chống Pháp và phong kiến taysai.


- Lực lượng cách mạng đông đảo: Người Kinh, cả dân tộc thiểu số, người Lào, bước đầu có liên lạc


với các cuộc khởi nghĩakhác.


<b>Câu 5.(4 điểm)</b>


Điền thời gian, sự kiện vào bảng biểu sau về quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm
1884?


<b>Thời gian</b> <b>Sự kiện</b>


Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất


20 đến 24/6/1867


Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất
21/12/1873


15/3/1874


Pháp nổ súng chiếm được thành Hà Nội lần thứ hai
6/6/1884


<b>Đáp án câu 5: (Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm)</b>


<b>Thời gian</b> <b>Sự kiện</b>


1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam
5/6/1862 Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất


20 đến 24/6/1867 Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì



20/11/1873 Pháp nổ sung đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất
21/12/1873 Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×