Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De KT chat luong dau nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.6 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phòng GD – ĐT Phù Cát</b>
<b>Trường THCS Cát Nhơn. </b>


ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

Môn Ngữ Văn – Lớp 9 (Năm học 2010-2011)


<i>Thời gian : 6o phút</i>



A. Trắc nghiệm: (3 điểm)


<b>Câu 1 : (1,5 điểm ) Hãy nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu ? </b>
<b>Câu 2 : (1,5 điểm ) Hãy nêu những giá trị nội dung của văn bản “ Nước Đại Việt</b>
ta” (trích <i>Bình Ngơ đại cáo- Nguyễn Trãi</i>) mà em đã học ? ( Một đoạn văn ngắn).
<b> B. Tự luận: (7 điểm)</b>


Cảm nhận của em về con người Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác
<i><b>Bó” và “Ngắm trăng”.</b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐÁP ÁN :


A. Trắc nghiệm: (3 điểm)


<b> Câu 1: (1.5 điểm ) Trật tự từ trong câu có thể :</b>


- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm(như
thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan
sát của người nói,. . . ).


- Nhấn mạnh hình ảnh , đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.



- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.


<b> Câu 2 : (1.5 điểm ) Giá trị nội dung của văn bản “ Nước Đại Việt ta” (trích “Bình</b>
Ngơ đại cáo”của Nguyễn Trãi) mà em đã học :


- Đoạn trích đã khẳng định : Nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời, có
lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược
là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.


- Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích “ Nước Đại Việt
ta” - “ Bình Ngơ đại cáo”, có ý nghĩa như là Bản Tun ngôn độc lập của dân tộc .
<i><b> B. Tự luận: (7 điểm)</b></i>


<b> 1. Yêu cầu cần đạt: Viết đúng thể loại: Nghị luận tổng hợp (chứng minh, biểu</b>
cảm một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học)


- Cần làm sáng tỏ hai luận ñieåm:


+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và sống hòa hợp với thiên nhiên
trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ.


+ Tình yêu thiên nhiên say mê ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm.
- Bồi dưỡng tình cảm về tình u thiên nhiên, sống chan hịa với thiên nhiên và
tinh thần lạc quan.


- Lời văn trong sáng ,có hình ảnh và cảm xúc, khơng dùng từ sai, câu đúng ngữ
pháp, chữ viết rõ ràng.


<b> 2. Dàn bài:</b>


<i><b> a) Mở bài: (1đ)</b></i>


Giới thiệu khái quát về tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên của Bác thể
hiện qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm Trăng”.


<i><b> b) Thân bài: (5đ)</b></i>


Phải làm nổi bật được con người chiến sĩ – nghệ sĩ qua hai luận điểm:


- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và sống hòa hợp với thiên nhiên trong
hoàn cảnh kháng chiến gian khổ. (Lấy dẫn chứng từ bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” )
- Tình yêu thiên nhiên say mê của Bác ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ tối
tăm (lấy dẫn chứng từ bài thơ “Ngắm trăng” )


<i><b> c) Kết bài: (1đ)</b></i>


- Cảm nhận của em qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng”.
- Khẳng định tinh thần lạc quan, ung dung tự tại và tình yêu thiên nhiên của
Bác qua hai bài thơ.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×