Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

SKKN: Giáo dục lịch sử dân tộc cho học sinh THPT tại Hưng Yên hiện nay qua khảo sát một số trường - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.25 KB, 52 trang )

Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo dục lịch sử dân tộc cho học sinh
THPT tại Hưng Yên hiện nay qua
khảo sát một số trường - thực trạng
và giải pháp


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

ĐHQG. HN

Đại học Quốc gia

ĐHSP. HN

Đại học Sư phạm Hà Nội

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GS.TS

Giáo sư. Tiến sĩ

HS



Học sinh

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

KHTN

Khoa học Tự nhiên

LSDT

Lịch sử dân tộc

NXB

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

TC. NCLS

Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử

THPT

Trung học phổ thông



Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 8
I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LSDT CHO HỌC SINH THPT TẠI HƯNG
YÊN HIỆN NAY QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG
1. Thực trạng ............................................................................................... 8
1.1. Thực trạng giáo dục nhà trường .......................................................... 8
1.2. Thực trạng giáo dục gia đình ............................................................ 13
1.3. Thực trạng giáo dục xã hội .............................................................. 15
2. Nguyên nhân ......................................................................................... 19
2.1. Về mặt khách quan ......................................................................... 19
2.1.1. Sự khó khăn của ngành học Lịch sử trong định hướng, tạo cơ
hội việc làm và thu nhập ...................................................... 19
2.1.2. Môn Lịch sử không được coi trọng trong xã hội .................... 20
2.1.3. Sự thiếu quan tâm từ phía gia đình trong việc giáo dục kiến
thức lịch sử - văn hóa cho học sinh ................................................. 22
2.2. Về mặt chủ quan .............................................................................. 23
2.2.1. Sự hạn chế của sách giáo khoa Lịch sử ................................... 23
2.2.2. Sự hạn chế về mặt phương pháp dạy học, về phía người dạy và
trong tổ chức kiểm tra, đánh giá ............................................. 24
2.2.3. Sự hạn chế về cơ sở vật chất trường học ................................. 27
2.2.4. Sự hạn chế trong quản lý giáo dục đối với môn Lịch sử ......... 27
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC LSDT CHO HỌC SINH THPT TẠI HƯNG YÊN HIỆN NAY
1. Nhóm giải pháp tổng thể và mang tính lâu dài .................................. 29
1.1. Yêu cầu từ vai trò lãnh đạo và định hướng của Đảng và Nhà nước .. 29
1.2. Đổi mới sách giáo khoa, phương pháp - chương trình dạy học và tổ

chức kiểm tra, đánh giá........................................................................... 30
1.3. Đưa vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên dạy Sử đi vào chiều sâu chất
lượng ...................................................................................................... 32
1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục lịch sử 33
1.5. Phát huy vai trò của giáo dục gia đình và dịng họ
37
1.6. Đẩy mạnh vai trò giáo dục của xã hội, tăng cường các loại hình truyền
bá lịch sử
38
1.7. Tổ chức các cuộc vận động chính trị sâu rộng đưa tri thức LSDT vào
trong nhân dân
41
2.. Nhóm giải pháp cụ thể và mang tính trước mắt cho các nhà trường 43
2.1. Xác định đúng tầm quan trọng của việc giáo dục LSDT cho học
sinhTHPT trong nhà trường hiện nay
43
2.2. Những cố gắng, chủ động của riêng từng nhà trường
45
2.3. Thay đổi tư duy, cách làm góp phần phát huy tính tích cực của học
sinh THPT
46
KẾT LUẬN
49
PHỤ LỤC
54


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, khi đất nước đang vững bước trên con đường cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đổi mới và hội nhập; bên cạnh mặt tích cực như kinh tế
phát triển, đời sống vật chất của nhân nhân khơng ngừng được nâng cao thì cũng
nãy sinh khơng ít những tiêu cực: nổi cộm trong đó là thực trạng các ngành
KHXH&NV nói chung và Lịch sử nói riêng không được xã hội xem trọng.
Bài nghiên cứu của tơi về ý nghĩa lý thuyết góp phần vào việc tìm hiểu
thực trạng cũng như nguyên nhân và giải pháp của vấn đề giáo dục LSDT cho
học sinh THPT tại Hưng Yên hiện nay qua khảo sát một số trường; cịn về ý
nghĩa thực tiễn nó góp một phần nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề còn hạn
chế, tồn tại của việc giáo dục LSDT cho học sinh THPT tại Hưng Yên cũng như
“vực dậy” vị trí hàng đầu của Sử học trong đời sống xã hội hiện tại và tương lai.
Hưng Yên là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – giáo dục của đồng bằng
Sông Hồng, đây cũng là nơi giàu truyền thống đấu tranh cách mạng xứng đáng
là quê hương “văn hiến” của đất nước. Bởi vậy nên việc nghiên cứu vấn đề trở
nên thật sự cấp thiết đối với yêu cầu của thực tiễn xã hội trong tình hình hiện
nay, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của dân tộc.
Thiết nghĩ với những lý do như vậy nên tôi đã quyết định chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm vừa qua đã có khơng ít những cơng trình, đề tài, hội
thảo khoa học, bài báo khoa học (đăng trên các tạp chí như: NCLS, Xưa & Nay
v.v…, các báo: Tuổi trẻ, Dân trí, Giáo dục Việt Nam v.v…) đề cập đến vấn đề
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của giáo dục lịch sử ở nhà trường phổ
thông hiện nay. Xin dẫn ra một số ví dụ tiêu biểu như:
- Hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học Lịch sử trong trường
Phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội Khoa học lịch sử, Bộ
GD&ĐT, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Trường Đại học KHXH&NV
(ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), Đại học Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày
27/3/2008


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ

- Phương pháp dạy học Lịch sử. Tập I +Tập II do GS.TS Phan Ngọc Liên,
ĐHSP. HN chủ biên, xuất bản năm 2008.
- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông do
GS.TS Phan Ngọc Liên Chủ biên, 2008.
- “Hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông thực trạng và giải pháp”
của PGS.TS Nguyễn Thị Côi, trường ĐHSP. HN, TC. NCLS, số 7.2007
Tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở mơ hình “giáo dục nhà trường”
như về nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử theo các mơ tiếp sư phạm mà
chưa hoặc ít đề cập đến “giáo dục gia đình” và “giáo dục xã hội”. Mặc dù đánh
giá cao về những thành tựu nghiên cứu vấn đề mà các tác giả đã đạt được, với tư
cách là những người đi trước “khai phá mở đường”. Tuy nhiên cũng phải khẳng
định rằng: vấn đề nghiên cứu mà tôi hướng tới là nghiên cứu trường hợp; bởi thế
nên ngoài việc kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu đã đạt được
trong thời gian qua của các thế hệ học giả đồng nghiệp thì tôi tất yếu phải dụng
công để hướng tới những tri thức mới, sâu sắc và cụ thể.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng giáo dục LSDT cho học sinh THPT tại
Hưng Yên qua khảo sát tại một số trường trên địa bàn tỉnh; kể cả quan điểm
nhìn nhận, đánh giá về vai trị của mơn lịch sử trong đời sống, trong lập thân, lập
nghiệp của giáo viên – học sinh tại một số trường và trong gia đình, xã hội hiện
nay..
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về quy mô: giới hạn ở việc nghiên cứu, khảo sát tại một số trường
THPT trên địa bàn tỉnh.
Phạm vi về nội dung: giới hạn ở việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng giáo
dục LSDT cho học sinh THPT tại Hưng Yên qua việc khảo sát ở một số trường;
dẫn giải và phân tích ngun nhân của thực trạng đó cũng như suy nghĩ về một
số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục LSDT cho học sinh THPT
tại Hưng Yên hiện nay.



Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu
của đề tài từ 1 năm trở lại đây.
Một vài chỉ số cần điều tra: kết quả sự đánh giá của học sinh THPT về vai
trị mơn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thơng, mục đích, động lực học
tập môn Sử, thời gian dành cho việc học môn này trong tuần của học sinh v.v…
3.3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Được thể hiện dưới dạng cây mục tiêu sau:
Giáo dục LSDT cho học sinh THPT tại Hưng Yên qua khảo sát một số trường –
thực trạng và giải pháp

Thực trạng giáo dục
Giải pháp

Thực trạng

Giáo
dục nhà
trường

Giáo
dục
gia đình

Nguyên nhân

Giáo
dục xã

hội

Nguyên
nhân
khách
quan

Nguyên
nhân chủ
quan

Giải pháp
tổng thể và
mang tính
lâu dài

Giải pháp
cụ thể,
trước mắt
cho các nhà
trường

4.Các khái niệm, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các khái niệm
Các khái niệm bao gồm:
- Giáo dục ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm giáo dục nhà
trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Trong đó giáo dục nhà trường
phải đi đầu và đóng vai trị chủ đạo.
- Lịch sử dân tộc Việt Nam bao gồm lịch sử của 54 dân tộc sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam hợp thành (trong đó dân tộc Kinh đóng vai trị chủ thể) trên

tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. LSVN là một bộ phận có quan hệ hữu
cơ, khăng khít và khơng tách rời của Lịch sử thế giới. Bởi vậy LSDT luôn phải
được trong bối cảnh tác động qua lại với Lịch sử thế giới. Tuy nhiên trong vấn


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
đề giáo dục lịch sử ở nước ta thì bao giờ LSDT cũng được đặt ở vị trí trung
tâm, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
4.2. Nguồn tư liệu chủ yếu
- Các cơng trình nghiên cứu (in thành sách), các bài báo khoa học trên các
trang báo và tạp chí.
- Nguồn tư liệu thu được từ điều tra xã hội học (quan sát, phỏng vấn).
- Tài liệu internet, tuy nhiên đối với nguồn tài liệu này, tôi cũng đặc biệt lựa
chọn, cân nhắc, cẩn trọng trong việc sử dụng (chủ yếu là thông tin trên các
trang báo điện tử như Dân trí, Tuổi trẻ online).
4.3.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lôgic
- Phương pháp mô tả, phân tích
- Phương pháp định tính, định lượng
- Phương pháp liên ngành.


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LSDT CHO HỌC SINH THPT TẠI HƯNG
YÊN QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HIỆN NAY
1. Thực trạng
1.1. Thực trạng giáo dục nhà trường



Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
Bảng 1: Kết quả thống kê 7/14 tiêu chí khảo sát về thực trạng giáo dục
cho học sinh THPT tại một số trường trên địa bàn Hưng Yên hiện nay:
(Đơn vị: %)

Tên
STT

trường

Trường Trườn
Trường THPT
g
THPT Nguyễn THPT
Mỹ Hào Thiện Minh
Thuật Châu

1

2

3

4

5

6


Đánh giá
Nhiều, quá tải
về dung

Tổng
số

128
HS)

122
HS

115 HS

10,49

9,47

10,31

43,42

14,14

15,01

14,83

12,60


57,58

14,21

8,17

8,73

11,02

42,13

11,08

17,33

15,57

9,89

57,87

8,31
5,95
8,34

9,47
7,73
4,94


9,64
6,77
5,31

6,21
4,16
7,37

33,63
24,61
25,96

4,68

3.36

2.59

4,17

14,80

9,27

8,34

10,82

40,95


16,23

15,97

12,09

69,05

137 HS
Nội dung khảo sát
Đánh giá
Quan trọng
về vai
trị của
mơn Sử Khơng quan
trọng
cúa HS
Vì u thích,
Mục
để hiểu biết
đích học
hơn LSDT
tập của
Đơn thuần
HS trong
chỉ để qua
môn Sử
các kỳ thi
Thời

Dưới 1 h
gian
Từ 1-2 h
dành cho
Từ 2-3 h
việc học
mơn Sử
Trên 3 h
trong
tuần
Có, nhưng
Tình
khơng
đáng
trạng
kể
học lệch
giữa các
Lệch tương
học phần
đối lớn
Tổ chức
Tương đối
hoạt
thường xun
động
Ít và khơng
ngoại
thường xun
khóa


Trường
THPT
n Mỹ

13,15

12,52

14,76

502
HS

×
×

×

×

15,63

17,21

16,80

13,93

63,57



Đào Thị Hương - THPT n Mỹ
lượng
kiến
thức của
mơn học

7

Ít đến vừa
phải

11,65

8,29

7,52

TV, Radio
7,73
7,29
6,55
Kênh
Sách, báo, tạp
thơng tin
chí tham
6,48
4,86
4,52

khác
khảo
ngồi
Internet
8,43
9,65
9,26
sách
giáo
Kết hợp
4,64
3,70
3,98
khoa
(Dấu × đánh dấu ô thông tin đã được lựa chọn)

8,97

36,43

6,22

27,79

6,46

22,32

6,71


34,05

3,52

15,84

Về mặt thuận lợi và tích cực: trong vấn đề dạy và học mơn Lịch sử hiện nay, các
trường THPT trên địa bàn Hưng Yên có nhiều thuận lợi: sách tham khảo, báo và
tạp chí rất phong phú, đa dạng; các kênh phương tiện thông tin hỗ trợ khác như
tivi, radio và đặc biệt là internet được phổ biến; cơ sở vật chất hạ tầng và trang
thiết bị phục vụ dạy – học cũng tương đối đầy đủ; nơi đây cũng là địa bàn có
nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng cả nước. Nhờ đó mặt bằng chất lượng
giáo dục nói chung và giáo dục Lịch sử nói riêng của Hưng Yên đạt ở mức
tương đối cao. Một số học sinh của tỉnh đã đạt thành tích cao trong kỳ thi chọn
học sinh giỏi Quốc gia hằng năm đối với môn Lịch sử.
Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy học môn Lịch sử cho học sinh THPT qua khảo sát
tại một số trường trên địa bàn tỉnh như: THPT Mỹ Hào, THPT Nguyễn Thiện
Thuật, THPT Minh Châu, THPT Yên Mỹ đang nổi cộm lên một số vấn đề sau:
1 –Một bộ phận không nhỏ học sinh không coi trọng môn học Lịch sử,
chỉ xem nó là mơn học phụ trong chương trình giáo dục phổ thông. Tâm lý, thái
độ xem môn Lịch sử là mơn phụ trong hệ thống chương trình giáo dục của học
sinh THPT. Có tới 55,58 % học sinh trong tổng số 502 học sinh được hỏi cho
rằng môn lịch sử là “môn phụ” hay không quan trọng. Lý do của sự sai lầm mà
học sinh (kể cả phụ huynh và một bộ phận giáo viên) căn cứ vào đó là thời
lượng giảng dạy của mơn học trên lớp và nó khơng phải là mơn thi Tốt nghiệp
bắt buộc hay không (hiện nay, môn lịch sử ở các trường trên thời lượng 1,5-2
tiết/tuần và môn Sử không phải là mơn thi Tốt nghiệp THPT bắt buộc). Đi liền
với đó, mục đích học mơn Lịch sử của khơng ít học sinh (57,87% số sinh viên
trong mẫu khảo sát) chủ yếu chỉ để nhằm đối phó với kiểm tra, thi cử nhiều hơn
là sự u thích, tìm tịi về LSDT. Thời gian dành cho môn học của học sinh

THPT trong tuần nằm trong phổ từ 1-3 tiếng, chiếm 85,2%. Riêng loại dưới 1


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
tiếng chiếm tỷ lệ cao nhất (33,63%). Qua đó có thể thấy sự tự giác của học sinh
đối với mơn học này cịn chưa cao.

60
50
40
30
Quan trọng

20

Không quan trọng

10
0
THPT THPT
Mỹ Hào Nguyễn
Thhiện
Thuật

THPT
Minh
Châu

THPT Tổng số
Yên Mỹ


Biểu đồ 1: Đánh giá về vai trị của mơn Sử trong học sinh THPT tại một số
trường trên địa bàn Hưng Yên hiện nay
2 - “Sách áp đặt, thầy dạy nhàm, trị chán!” Đó là những nội dung đã
được đề cập tại hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học Lịch sử trong
trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội Khoa học Lịch sử, Bộ
GD&ĐT, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG
TP.Hồ Chí Minh), Đại học Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27/3/2008. Theo
GS.TS Vũ Dương Ninh, PGS.TS Vũ Quang Hiển (ĐHQG Hà Nội), thời lượng
1,5-2 tiết Lịch sử/tuần ở bậc phổ thơng khơng phải là ít. Nhưng như PGS.TS Vũ
Dương Ninh phát biểu: việc coi nhẹ môn Sử thể hiện ở chỉ đạo của các trường,
Sở trong việc cắt xén giờ học môn Lịch sử và một số môn học khác, học dồn giờ
để tập trung thời gian chun sâu các mơn "quan trọng hơn". Nó cũng thể hiện ở
chỗ có năm thi tốt nghiệp THPT mơn Sử, có năm khơng. Mơn Sử cịn được xếp
vào mơn thi thay thế cho học sinh không được học Ngoại ngữ 15.
3 - Tình trạng học lệch của học sinh THPT. Sự học lệch đó khơng chỉ
dừng lại giữa các ban (như giữa ban KHXH&NV và ban KHTN), giữa các bộ
môn (như Văn, Sử, Địa) mà trên thực tế cịn có sự học lệch giữa các học phần
trong cùng bộ môn (như giữa Lịch sử Cổ trung đại và Lịch sử Cận hiện đại). Tỷ
lệ 56,01 % học sinh thuộc mẫu khảo sát rơi vào trường hợp mức độ học lệch
tương đối lớn. Hiện nay có một thực trạng là nội dung thi Tốt nghiệp, Đại học –


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
Cao đẳng môn Lịch Sử được giới hạn đến đâu thì cơng tác dạy và học của các
trường Trung học phổ thông thường triển khai trọng tâm theo hướng đó. Cịn
phần Lịch sử Cổ trung đại, vì khơng nằm trong phạm vi nội dung thi; thêm vào
đó nhiều thầy cơ dạy Sử ở các trường THPT cho rằng học phần này tương đối
khó với học sinh khi trình độ nhận thức của các em còn đang còn hạn chế, trong
khi đối với phần này đã phải học từ năm đầu cấp III (lớp 10). Do vậy, giáo viên

chỉ dạy sơ lược, đại khái và học sinh cũng ít chú tâm. Sự lơi lỏng kiến thức về
học phần này tương đối phổ biến đối với học sinh lớp 12. Phần Lịch sử Cổ trung
vô cùng quan trọng và ý nghĩa kéo dài ngót mấy ngàn năm của dân tộc chưa
nhận được sự quan tâm đúng mức trong chương trình giáo dục mơn Sử ở các
trường THPT. Nếu để cho tình trạng học lệch diễn ra q mức và sự phân biệt
mơn chính mơn phụ trong nhà trường phổ thơng thì về mặt lâu dài sẽ dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng, làm suy giảm chất lượng giáo dục, chất lượng con
người.
60
50
40
30
20
10
0

Lệch không đáng kể
Lệch tương đối lớn
THPT THPT THPT THPT Tổng số
Mỹ Hào Nguyễn Minh Yên Mỹ
Thiện Châu
Thuật

Biểu đồ 2: Tình trạng học lệch ở môn Sử của học sinh THPT tại một số trường
trên địa bàn Hưng yên hiện nay
4 - Nhiều nhóm học tập và câu lạc bộ Sử học trong trường được lập nên
nhưng hoạt động khơng mấy hiệu quả, cịn các hoạt động ngoại khóa tuy có
nhưng thường ít và khơng được tổ chức, duy trì thường xuyên và liên tục. Cô
Phan Thị Hương– giáo viên dạy Sử của trường THPT Mỹ Hào còn cho biết
“Hiện nay tại một số trường, phương tiện – trang thiết bị phục vụ cho việc dạy

và học, nhất là những thiết bị hiện đại như máy chiếu vẫn cịn thiếu thốn. Sách
giáo khoa thì nội dung chưa được thực sự khách quan và khoa học: nhiều thông


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
tin sử liệu không được trích dẫn nguồn; nặng về lịch sử chính trị - quân sự mà
nhẹ về lịch sử kinh tế - xã hội và khoa học – kỹ thuật, cũng như cịn ít đề cập
đến tình hình kinh tế - chính trị xã hội phía bên kia chiến tuyến trong giai đoạn
lịch sử hiện đại 1954-1975 v.v… Những hạn chế đó khiến cho học sinh cảm thấy
môn Sử tương đối khô khan và nhàm chán.”
70
60
50
40
30
20
10
0

Nhiều, quá tải
Ít đến vừa phải
THPT Mỹ THPT THPT THPT YênTổng số
Hào Nguyễn Minh
Mỹ
Thiện Châu
Thuật

Biểu đồ 3: Đánh giá về dung lượng chương trình học mơn Sử của học sinh
THPT tại một số trường trên địa bàn Hưng Yên hiện nay
1.2. Thực trạng giáo dục gia đình

Bảng 2: Kết quả thống kê 1/ 14 tiêu chí khảo sát về thực trạng giáo dục gia
LSDT trong gia đình qua sự nhìn nhận của học sinh tại một số trường THPT
trên địa bàn tỉnh hiện nay:
(Đơn vị: %)
Trường Trường Trườn Trường Tổng
THPT
THPT
g
THPT
số
Tên
Mỹ
Nguyễn THPT Yên Mĩ
trường
Hào
Thiện
Minh
ST
Thuật
Châu
T

1
(8)

Nội dung khảo sát
Tương
Sự quan tâm
đối
của gia đình

thường
tới việc giáo
xun
dục tri thức
lịch sử-văn
Rất hiếm
hóa dân tộc
khi
của HS

137 HS

128 HS

122
HS

115 HS

502
HS

9,11

7,25

9,69

9,5


35,82

18,17

17,98

14,62

13,41

64,18


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ

Một số hình
thức quan tâm
cụ thể

Cùng đi tham quan du lịch; hay kể các câu chuyện lịch
sử để noi gương; mua, sưu tầm sách hay về lịch sử văn
hóa cho HS, tạo điều kiện học thêm v.v…

Mặc dù khơng phải khơng có những điểm sáng đáng được nêu gương, khích lệ
như việc một số gia đình nếu khi có thời gian, điều kiện thường cùng với con em
– học sinh đi du lịch, thăm quan các viện bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa,
những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước; thường hay kể cho con, cho
cháu nghe những câu chuyện lịch sử lý thú mà mình từng được chứng kiến hay
được nghe kể lại, những câu chuyện về các vị anh hùng có cơng đánh giặc bảo
vệ đất nước quê hương, cậu bé nhà nghèo hiếu học mà đỗ Trạng v.v… Những

câu chuyện góp phần ni dưỡng tâm hồn và những ước mơ của con em họ, để
ngày sau, những ước mơ đó của tuổi trẻ có thể sẽ trở thành hiện thực. Đây là
hình thức giáo dục kiến thức lịch sử - văn hóa cho con em trong gia đình mang
tính tự nhiên, nhuần nhuyễn nhất mà một số ít gia đình ở tỉnh cho đến ngày nay
vẫn cịn bảo lưu được.
Tuy nhiên phần lớn các gia đình của tỉnh, trong “guồng quay” của cơ chế
kinh tế thị trường hiện nay, giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, hầu hết họ phó
mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường. Qua nhìn nhận của học sinh,
sự thường xuyên quan tâm tới việc giáo dục các giá trị lịch sử - văn hóa truyền
thống của dân tộc cũng như sự quan tâm tới việc học nói chung tới học sinh –
con em trong các gia đình mà tôi khảo sát được chỉ đạt ở mức thấp 13,61%; cịn
phần lớn là rất ít quan tâm (chiếm tới 64,18%).
70
60
50
40
30
20

Tương đối thường
xuyên

10

Rất hiếm khi

0
THPT Mỹ
Hào


THPT THPT MInh THPT Yên
Nguyễn
Châu
Mỹ
Thiện Thuật

Tổng số

Biểu đồ 4: Sự quan tâm của gia đình trong giáo dục LSDT cho học sinh THPT
tại một số trường trên địa bàn tỉnh hiện nay
1.3. Thực trạng giáo dục xã hội
. Nhà sử học tư sản Việt Nam Trần Trọng Kim nhân khi viết cuốn “ Việt
Nam sử lược” (cuốn sách quốc ngữ đầu tiên về lịch sử nước nhà, xuất bản trước
Cách mạng Tháng Tám 1945) đã phải từng phàn nàn rằng dưới chế độ phong
kiến, người nước ta “bất kỳ lớn nhỏ hễ ai cắp quyển sách đi học chỉ học sử Tàu,


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
chứ không học sử nước nhà. Rồi thơ phú văn chương gì cũng lấy điển tích ở sử
Tàu, chứ chuyện nước mình nhất thiết khơng nói đến” 6, 6. Câu chuyện về
việc giáo dục lịch sử ở nước ta từ hơn một thế kỷ trở về trước là như vậy. Hiện
nay, chúng ta đang xây dựng nền văn hóa – giáo dục nước nhà theo hướng “dân
tộc, khoa học, và đại chúng”. Đó là tư tưởng chân lý và cách mạng vô cùng sáng
suốt của Đảng, là kim chỉ nam soi đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam trên con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, “xã hội dân chủ, công bằng, văn mình” Tuy
nhiên với hồn cảnh thực trạng việc giáo dục LSDT cho các em học sinh THPT
như hiện nay, thì chắc chắn nó chưa thể khiến cho những người tâm huyết với
lịch sử nước nhà, với sự thịnh suy của dân tộc có thể an tâm được.
1 - Về phim ảnh đề tài lịch sử, nếu chúng ta khá thành công với những bộ
phim tư liệu, lịch sử thời hiện đại, tiêu biểu như: Sao tháng Tám, Lễ Tuyên ngôn

Độc lập, Hà Nội mùa đông 46, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nguyễn Ái Quốc ở
Hồng Kơng, Hồ Chí Minh chân dung một con người v.v… thì do rất nhiều khó
khăn việc làm phim về mảng đề tài Lịch sử Cổ trung đại dân tộc hầu như còn rất
hạn chế cả về số lượng và chất lượng, liệt kê ra chỉ có số ít bộ phim tiêu biểu
như: Khát vọng Thăng Long, Tây sơn hào kiệt, Mười đội quân kiệt xuất của Việt
Nam...
Một thực tế hiện nay các phim kiếm hiệp, cổ trang Trung Quốc, và kể cả Hàn
Quốc tràn ngập trên các kênh truyền hình trong nước thay vì những bộ phim sử
“thuần Việt” để giới thiệu, giáo dục về những đặc điểm lịch sử - văn hóa truyền
thống của dân tộc cho giới trẻ, học sinh phổ thông. Để khơng ít người trong giới
trí thức phàn nàn rằng: “dường như chúng ta đang tuyên truyền cho họ”. Về
mảng đề tài này, số phim truyện rất hữu hạn và cũng có rất ít bộ phim tạo được
sự quan tâm lâu bền của giới trong nghề cũng như công chúng, mặc dù tiền của
đầu tư cho nó khơng phải là ít. Có những bộ phim làm xong rồi phải cất vào kho
thay vì được cơng chiếu, gây lãng phí lớn về tiền bạc của nhà nước và nhân dân.
Vẫn biết rằng nhận thức của chúng ta về nhiều phương diện, lĩnh vực trong lịch
sử xa xưa của dân tộc còn chưa sáng tỏ, chúng ta khơng biết tìm đâu bối cảnh cổ
xưa (đường xá, thành quách, cung vua phủ chúa, trang phục, v.v…) để dựng
phim. Nhưng cũng phải suy xét cho thật nghiêm túc khi nhiều nhà đạo diễn
phim Việt Nam đã khơng tìm ra phương pháp nào khác hay hơn ngoài việc khai
thác đến “lạm dụng” các yếu tố lịch sử - văn hóa của nước ngồi. Có biến cố, sự
kiện lịch sử được dựng lại bằng nghệ thuật điện ảnh kiểu như thế này hoàn toàn
khác xa so với sự thực lịch sử.
Có nhiều ý kiến cho rằng, do ham mê phim ảnh kiếm hiệp, cổ trang Trung Quốc
mà học sinh phổ thơng nước ta bây giờ cịn thơng thạo Sử Tàu hơn cả Sử nước
mình. Thật ra ý kiến đó có phần chưa xác đáng. Do những phim về đề tài lịch sử
của Trung Quốc như: “Tam Quốc diễn nghĩa”, “Hán Sở tranh hùng”, phim về
các vị vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa như Tần Thủy Hồng, Đường
Huyền Tơng, Võ Tắc Thiên, Khang Hy, Càn Long v.v… phần lớn được chuyển



Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
thể từ các tiểu thuyết lịch sử. Mà theo như đánh giá của các học giả, cốt truyện
tình tiết chủ yếu được hư cấu nên, cốt lõi lịch sử chỉ chiếm một phần rất nhỏ
trong đó. Thế nên chúng ta khơng thể cho đó là lịch sử một cách nghiêm túc,
khách quan được. Việc các tác giả thêm thắt những chi tiết về cốt chuyện, nhân
vật đã làm những tác phẩm của mình mang đậm tính văn học, nghệ thuật hơn là
một tác phẩm sử học thuần túy với tính chân thực và khách quan. Bởi vậy, có
hay chăng chỉ có thể nói giới trẻ nước ta hiện nay tương đối hứng thú đối với bối
cảnh lịch sử - văn hóa xã hội truyền thống của Trung Hoa, Hàn Quốc v.v….
Nhưng cũng chỉ cần bấy nhiêu đó thơi cũng đã chứng tỏ được sự thành cơng của
nền điện ảnh nói riêng và nền văn hóa - giáo dục, nghệ thuật của họ nói chung.


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
Bảng 3: Kết quả thống kê 3/14 tiêu chí khảo sát về thực trạng giáo dục xã hội
qua khảo sát học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh hiện nay như
sau:
(Đơn vị: %)
Trường Trườn Trường
Trường
THPT
g
THPT
THPT
Tổng
Tên
Nguyễn THPT
Yên
chuyên

số
Thiện Minh
Mỹ
STT trường
Mỹ Hào
Thuật Châu
122
502
137 HS 128 HS
115 HS
Nội dung khảo sát
HS
HS
Phim Việt
1,31
2,03
2,16
1,83
7,33
Nam
Phim Hàn
Loại phim dã
7,39
6,47
7,58
7,24
28,68
Quốc
1
sử, cổ trang

Phim
(9)
yêu thích
Trung
16,53
15,22 13,05 12,91 57,71
nhất
Quốc
Phim
2,05
1,78
1,52
0,93
6,28
nước khác
Tương đối
thường
10,86
8,39
10,32 10,76 40,33
xuyên
Thời lượng
Hiếm khi
của việc đi
16,42
17,11 14,00 12,14 59,67
2
đi
tham quan
(10)

Nếu
các di tích,
rất ít
bảo tàng
Do khơng có thời gian, nhà xa, khơng hứng
khi thì
thú, v.v…
lý do
vì sao?
Sách lịch
sử - văn
4,25
2,97
3,52
3,19
13,93
học
Loại sách
Sách
tiểu
3
u thích
thuyết ái
9,36
10,24
7,33
8,76
35,79
(11)
nhất

tình “hot”

Sự quan tâm,
theo dõi đối
với chương

Sách khác

13,67

12,28

13,47

10,96

50,38

Thường
xuyên

4,28

3,16

2,69

3,46

13,60


Thỉnh
thoảng

7,39

5,04

4,72

5,68

22,83


Đào Thị Hương - THPT n Mỹ
4
(12)

trình “Theo
dịng lịch
sử”

Rất ít,
khơng
hứng thú

15,61

17,29


16,91

13,76

63,57

Tổng số

THPT Yên Mỹ

THPT Minh Châu
THPT Nguyễn
Thiện Thuật

Phim nước khác

THPT Mỹ Hào

Phim Hàn Quốc
Phim Việt Nam

Phim Trung Quốc

0

10

20


30

40

50

60

70

Biểu đồ 5: Loại phim dã sử, cổ trang được học sinh THPT tại một số trường
trên địa bàn tỉnh hiện nay thích nhất
2 - Về mảng sách báo, truyện tranh; hiện nay trên thị trường, có khơng ít những
đầu sách và truyện về chủ đề lịch sử dân tộc hay dành cho đối tượng thanh, thiếu
niên và nhi đồng. Tuy nhiên, trên thực tế nó cũng chưa đủ tạo được sức quan
tâm của độc giả là các bạn học sinh THPT (tỷ lệ học sinh yêu thích kết quả khảo
sát chỉ chiếm 13,93%). Thay vào đó là sự “chạy hàng” của các loại tranh truyện
nước ngồi hay những cuốn tiểu thuyết tình ái “ướt át”, lãng mạn thời đương đại
(phổ tỷ lệ học sinh THPT yêu thích những sách này đạt ở mức cao 86,07%).
Nguyên nhân của thực trạng trên một phần do khơng ít sách trong nước viết về
chủ đề lịch sử nhưng nội dung còn nghèo nàn đơn điệu. Nhiều loại tranh truyện
về chủ đề lịch sử, tiêu biểu như Thần đồng đất Việt thì chỉ phù hợp với sở thích
và tâm lý của thiếu nhi, nhi đồng. Hơn thế nữa, trong thời đại ngày nay, sức hút
của các thiết bị nghe nhìn (như TV, radio, máy nghe nhạc, internet v.v…) rất
lớn. Bởi vậy nên học sinh THPT thường có thói quen “lướt web”, vào mạng xem
tin tức hơn là sở thích đọc sách. “Văn hóa đọc sách” của giới trẻ hiện nay rơi
xuống mức thấp. Đó chính là ngun nhân chủ yếu của thực trạng “thừa thông
tin, thiếu kiến thức” (thông tin ở đây được hiểu là những tin tức thời sự, còn kiến
thức là những tri thức về lịch sử - văn hóa – xã hội nói chung) ở học sinh phổ
thông hiện nay.



Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ

60
50

Sách lịch sử - văn
học

40
30

Sách tiểu thuyết
ái tình

20

Sách khác

10
0

THPT
THPT
THPT
THPT
MỸ HÀO NGUYỄN THIỆN MINH CHÂU YÊN MỸ
THUẬT


TỔNG SỐ

Biểu đồ 7: Loại sách được học sinh THPT ở một số trường trên địa bàn tỉnh hiện
nay thích nhất
4 - Bên cạnh đó là những trị chơi truyền hình có truyền tải những kiến thức lịch
sử - văn hóa như: “Ai là triệu Phú, “Đấu trường 100”, “Rung chng vàng”.
Đặc biệt là chương trình “Theo dịng lịch sử” phát trên kênh VTV2 của Đài
truyền hình Việt Nam; tuy nhiên hiệu quả, tác động xã hội của nó đến học sinh
THPT chưa cao (có tới 63,57% học sinh rất ít theo dõi hoặc khơng có hứng thú
quan tâm đến chương trình này – xem bảng thống kê ở trên). Một kênh thông tin
khá mới mẻ là internet được phần lớn học sinh THPT khai thác và thường xuyên
sử dụng. Nó có ưu điểm là tốc độ tra cứu nhanh, nguồn thông tin phong phú, đa
dạng. Tuy nhiên mặt hạn chế của nó là những thơng tin thường khơng được
kiểm định, khơng rõ nguồn gốc xuất xứ; có nhiều thơng tin lịch sử bị các thế lực
phản động “bóp méo”, xuyên tạc rồi tung lên mạng để nhằm thực hiện những
mưu đồ chính trị đen tối, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ . Chúng có thể
gây ra tâm lý hoang mang, dao động cho một bộ phận bộ phận giới trẻ, trong đó
có các em học sinh THPT.
2. Nguyên nhân
2.1. Về mặt khách quan
2.1.1. Sự khó khăn của ngành học Lịch sử trong định hướng, tạo cơ hội việc
làm và thu nhập
Có một thực tế là, hiện nay ngành Sử chưa được xã hội đề cao, sinh viên ngành
Sử (cũng các ngành Xã hội nói chung) ra trường họ ln đối mặt với nguy cơ
khơng tìm được việc làm. Nhiều người muốn có việc thì phải làm trái ngành, trái
nghề với chi phí "lót tay" xin việc hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.
Nếu xin được việc đúng chuyên ngành thì mức thu nhập cũng tương đối thấp.


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ

Đảng và Nhà nước cũng chưa đề ra được cơ chế, chính sách phù hợp để có thể
cải thiện được tình hình.
Hiện nay số lượng hồ sơ đăng ký dự thi khối C của tỉnh đã ít nhất so với các
khối khác,
Tại sao lại có tình trạng ngày càng ít thí sinh dự thi vào khối C? Nguyên nhân do
hiện nay số học sinh đăng ký nguyện vọng vào học ban Khoa học Xã hội và
Nhân văn rất ít ỏi. Khi phân ban, nhiều trường THPT tuyển khơng đủ một lớp,
thậm chí nhiều trường THPT khơng có ban C. Nhiều trường có đủ 3 ban nhưng
thay vì có ban xã hội như truyền thống, các trường mở ban Cơ bản A, Cơ bản D,
ban Khoa học Tự nhiên và học theo chương trình chuẩn. Tại trường THPT Yên
Mỹ, với điểm chuẩn là 26,5, tuyển 430 chỉ tiêu, chia làm 10 lớp nhưng khơng có
lớp cơ bản C, hoặc ban KHXH&NV (trong khi trường vẫn có lớp cơ bản A, D,
ban khoa học tự nhiên). Các học sinh hiện nay chỉ tập trung vào các mơn tự
nhiên vì nhiều trường, nhiều ngành dự thi, cơ hội việc làm cao hơn. Học sinh
Nguyễn Thị Cách trường THPT Yên Mỹ tâm sự: "Lớp em chỉ có vài bạn đăng
ký dự thi khối C. Hơn nữa, chúng em thấy học khối C hiện nay ra trường khó tìm
việc làm mà lương không cao". Học sinh nhiều trường THPT cũng có cùng quan
điểm như vậy.
2.1.2. Mơn Lịch sử khơng được coi trọng trong xã hội
Mơn có ý nghĩa “cội rễ”, đóng vai trị là nền tảng tri thức, tinh thần của dân tộc
này đang bị khơng ít người trong xã hội hiện tại thờ ơ, coi thường. Vấn đề này
hiện chưa được nhìn nhận một cách khách quan và thấu đáo. Cịn có những quan
điểm cách nhìn như “Học sinh giờ bị hô hào phải học ngoại ngữ, học tiếng Anh,
học tin học… thì có những mơn như Lịch sử và cả Văn học bị xem nhẹ hơn chút
thì cũng dễ hiểu” (Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận) . Việc mơn lịch sử bị
xem nhẹ lại có thể trở thành một việc bình thường. Người ta có thể giải thích
“trơn tuột”, đó là vấn đề của thời đại: “Môn Lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử
thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ
này, do cách mạng khoa học cơng nghệ, do sự biến đổi, địi hỏi của thị trường
lao động…” 18

Có thể khẳng định thái độ lạnh nhạt, xem thường môn Lịch sử trong xã hội hiện
nay chính là sự quay lưng lại với các giá trị làm người về truyền thống văn hóa,
tâm hồn, nhân cách, là sự coi rẻ hoặc gạch bỏ các giá trị lịch - văn hóa, tinh thần
của dân tộc và nhân loại. Tầm quan trọng của môn Lịch sử, nhất là phần LSDT
hiện nay chưa được xã hội nhìn nhận một cách khách quan, cơng bằng và thấu
đáo.
Giải thích về nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, do trong bối cảnh hiện nay của
đất nước, công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa với cơ chế kinh tế
thị trường đang từng bước được đẩy mạnh thì một trong những mặt trái của nó
là những giá trị xã hội - nhân văn trong đó có khoa học Lịch sử - thứ thiết yếu
cho sự phát triển bền vững của dân tộc lại chưa được xã hội thừa nhận và đề cao.
Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng công nghệ thông
tin, của nền kinh tế hàng hóa thị trường có sức tác động ghê gớm, dễ khiến cho
con người ta trở nên thực dụng, bị cuốn theo lợi ích vật chất mà quên đi các giá
trị tinh thần.


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
Tuy vậy, không thể vì thế mà vấn đề giáo dục LSDT cho thế hệ trẻ học
sinh ngày càng bị buông xuôi, thả nổi được. Hơn thế nữa, trong bối cảnh như
hiện nay chúng ta càng phải nhận thức được vai trò lớn lao, “chân giá trị” của
lịch sử - văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như các KHXH&NV khác. Bởi
vậy “nếu không sớm cải cách môn Lịch sử cấp phổ thông, khắc phục tình trạng
sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến
thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại trong
kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong giữ gìn bản sắc dân
tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam, nhất
là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa thế giới ” (giáo sư
Phan Huy Lê) 19
2.1.3. Sự thiếu quan tâm từ phía gia đình trong việc giáo dục kiến thức lịch

sử - văn hóa cho học sinh
(Xem “Bảng 2: Kết quả thống kê khảo sát về thực trạng giáo dục gia LSDT
trong gia đình (1/14 nội chí khảo sát) qua sự nhìn nhận của học sinh THPT tại
một số trường trên địa bàn tỉnh hiện nay”, phần “Thực trạng giáo dục gia
đình”.
Một bộ phận giới trẻ học sinh tỏ ra kém hiểu biết về lịch sử - văn hóa của dân
tộc. Các em chưa được hiểu biết và lĩnh hội đầy đủ những phẩm chất truyền
thống tốt đẹp của con người Việt Nam: từ trong mất mát, đau thương mà vươn
lên, vượt qua bao thăng trầm bể dâu của lịch sử, hết giặc ngoại xâm, lại đến nạn
cát cứ phân tranh, cùng bao nhiêu tai ương: lũ lụt, hạn hán, sâu keo, mất mùa,
dịch bệnh v.v… Cuộc đấu tranh không ngừng với các thế lực xâm lăng ngoại
bang, với tự nhiên khắc nghiệt đã góp phần định hình nên những phẩm chất tốt
đẹp của nhân dân ta: bất khuất, kiên cường nhưng cũng thật thuần hậu, u
chuộng hịa bình; ghét sự chiến tranh; cần cù, chất phác nhưng cũng rất đỗi
thông minh sáng tạo v.v… Dân tộc Việt Nam vốn đã có nền văn hiến từ lâu đời
với truyền thống hiếu học, trọng đạo, hết lịng phụng dưỡng ơng bà cha mẹ, tinh
thần đồn kết cộng đồng, thương u gắn bó giữa những người trong cùng một
nước v.v... Hiện nay tuy điều kiện vật chất đầy đủ, cuộc sống sung túc nhưng
một bộ phận không nhỏ giới học sinh THPT của tỉnh hiện nay lại ít được quan
tâm, vun đắp về mặt tinh thần; các em đã không được lĩnh hội một cách đầy đủ
những giá trị truyền thống tốt đẹp, vững bền của gia đình, q hương, đất nước.
Từ khơng có được thế giới quan, nhân sinh quan hài hòa, khoa học về tự nhiên,
con người, về các mối quan hệ xã hội; khơng được giáo dục một cách nhuần
nhụy về tình yêu quê hương, Tổ quốc, về đức tính hiếu học, chăm làm v.v…
Cùng với cuộc sống theo lối “hưởng thụ”, tất cả những điều đó rất dễ khiến cho
giới trẻ học sinh có những hành động nơng nổi, sai lệch. Hiện nay, có một thực
trạng là tội ác trong xã hội ngày càng gia tăng, tội phạm có xu hướng ngày càng
trẻ hóa, một phần lớn trong số đó đang còn ở tuổi vị thành niên, còn ngồi trên
ghế nhà trường. Những điều đau lịng đó, ngun nhân khơng hề nhỏ xuất phát
từ việc người lớn đã và đang xem nhẹ vấn đề giáo dục những giá trị lịch sử - văn

hóa truyền thống của dân tộc cho giới trẻ; mãi lo chạy theo lợi ích vật chất mà
phó mặc trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường; thiếu quan tâm đến
những tâm tư tình cảm, nguyện vọng và sự phát triển toàn diện của các em.


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
Người xưa có câu “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” (“bà” và “mẹ” ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng là sự trách nhiệm chung của gia đình trong việc giáo dục
con em họ), khơng phải hồn tồn khơng có lý.
2.2. Về mặt chủ quan
2.2.1. Sự hạn chế của sách giáo khoa Lịch sử
Về sách giáo khoa Lịch sử trong nhà trường hiện nay, tiêu biểu như cuốn sách
giáo khoa Lịch sử lớp 12 (cả chương trình cơ bản và nâng cao). Nhìn chung các
tác giả dù đã cố gắng biên soạn theo tinh thần của chương trình đổi mới giáo
dục, thời lượng giữa phần Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam đã được cân đối
lại, kênh hình ảnh minh họa cũng phong phú đa dạng hơn so với chương trình
sách giáo khoa cũ. Tuy nhiên chương trình sách giáo khoa lịch sử ban hành năm
2006 của Bộ GD&ĐT vẫn còn tồn tại khơng ít những hạn chế như: q thiên về
sự kiện với những ngày tháng và số liệu có mật độ khá dày buộc học sinh phải
nhớ. Điều này dẫn đến hệ quả không mong muốn là nhiều em học sinh THPT
hiện nay đã phải cố gắng ghi nhớ những con số và sự kiện theo lối học vẹt,
nhanh nhớ mà cũng nhanh quên, hoặc học theo kiểu “nhồi nhét”, “học tủ" nhằm
chủ yếu đối phó với thi cử mà không hiểu được mối quan hệ nhân quả và sự liên
hệ, tác động lẫn nhau giữa các sự kiện cũng như quá trình và quy luật phát triển
của lịch sử.
Thêm vào đó Chương trình và sách giáo khoa chưa cập nhật được với những kết
quả nghiên cứu mới. Phần lịch sử Việt Nam cận, hiện đại ở lớp 11 và lớp 12
được viết cịn tương đối thiếu tồn diện, nặng về quân sự và chính trị. Trong
sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, phần viết về lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến
nay cịn có q nhiều nội dung trùng lặp với lịch sử Đảng v.v…



Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
2.2.2. Sự hạn chế về mặt phương pháp dạy, về phía người dạy và trong tổ
chức kiểm tra, đánh giá
1 - Phương pháp giảng dạy ở phổ thông hiện nay chủ yếu vẫn theo mơ típ sư
phạm truyền thống: “thầy đọc, trị chép” và học thuộc lòng. Cách dạy và học này
rất hạn chế, bất cập như: không tạo được hứng thú cho người học; tính chủ động,
sáng tạo của học sinh chưa được khuyến khích, phát huy; học sinh tiếp thu kiến
thức một cách khá thụ động v.v… Xin dẫn theo lời của giáo sư Đinh Xuân Lâm
trên báo Tuổi trẻ online, ngày 1/8/2011 như sau: “lâu nay chúng ta vẫn sử dụng
phương pháp giảng dạy theo lối áp đặt. Cả Bộ Giáo dục lẫn người dạy sử đều
quan niệm Sử là môn học thuộc lịng. Thầy vào lớp khơng có khơng gian sáng
tạo, hoàn toàn phụ thuộc sách giáo khoa, đến câu hỏi trên lớp cũng được ấn
định sẵn theo sách giáo khoa. Kiến thức được truyền thụ theo lối từ trên xuống
dưới. Học sinh tiếp thu một cách bị động nên khơng có chút hào hứng. Việc dạy
và học Sử trên lớp đã trở thành công việc thụ động cả hai chiều” 20.


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
Bảng 4: Kết quả thống kê khảo sát học sinh THPT tại một số trường trên địa
bàn tỉnh về những hạn chế hiện nay của chương trình giáo dục Lịch sử trong
nhà trường phổ thơng (2/14 tiêu chí khảo sát):
(Đơn vị: %)
Trườn Trường Trườn Trường
g
THPT
g
THPT
Tổn

Tên
THPT Nguyễn THPT Yên Mỹ
g số
Mỹ
Thiện
Minh
STT trường
Hào
Thuật
Châu
137
122
502
128 HS
115 HS
Nội dung khảo sát
HS
HS
HS
Cách dạy
42,2
của thầy cơ
9,65
10,27
12,49
9,88
9
chưa hay
Yếu tố quan
Gia đình

trọng nhất tác
khơng
22,8
1
5,34
6,87
5,73
4,91
động tới việc
khuyến
5
(13)
HS chưa
khích
thích Sử
Ngành Sử
khó tạo việc
34,8
12,29
8,36
6.09
8,12
làm và thu
6
nhập
Đổi mới
sách giáo
16,4
khoavà
3,42

4,25
3,57
5,19
3
chương trình
Hướng đổi
giảng dạy
2
mới mơn học
Nâng cao
(14) theo ý kiến
chất lượng
32,0
7,56
8,61
9,32
6,55
của HS
của người
4
dạy
Kết hợp

16,3

12,64

11,43

11,16


51,5
3

2 - Qua bảng thống kê trên có thể thấy, người làm nhiệm vụ giảng dạy
Lịch sử có tác động đặc biệt quan trọng đến tâm lý, thái độ của học sinh đối với
mơn học. Có 42,29 % tổng số học sinh trong diện khảo sát cho rằng yếu tố quan
trọng nhất khiến học sinh phổ thơng chưa thích mơn Sử là do cách dạy của thầy
cô chưa hay. Việc đổi mới sách giáo khoa, chương trình giảng dạy, đi kèm với
việc nâng cao của người giảng dạy được học sinh đề xuất chiếm tỷ lệ 51,53%.


Đào Thị Hương - THPT Yên Mỹ
Thực tế ở nhiều trường THPT cho thấy, khơng ít giáo viên mơn Sử chưa đáp
ứng được yêu cầu đổi mới dạy học, vẫn thực hiện cách dạy đơn điệu, một chiều,
áp đặt, ghi chép nhiều mà ít khơi dậy được tư duy sáng tạo của học sinh.
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
THPT THPT THPT THPT Tổng số
Mỹ Hào Nguyễn Minh Yên Mỹ
Thiện Châu
Thuật


Cách dạy của
thầy cô chưa hay
Gia đình khơng
khuyến khích
Ngành Sử khó tạo
ra việc làm

Biểu đồ 8: Yếu tố quan trọng nhất khiến học sinh THPT tại một số trường hiện
nay chưa thích mơn Sử
2 - Trên thực tế hiện nay, nội dung chương trình học cịn nặng về lý thuyết trên
lớp, mà hạn chế trong việc tổ chức những buổi học ngoại khóa, tham quan các
viện bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa,… Nội dung kiểm tra đánh giá cũng cịn
chưa tồn diện, khoa học, nặng về học thuộc lòng, nhẹ về tư duy, phân tích, khái
quát.
3 - Việc học tập và thi cử lâu nay còn ảnh hưởng nặng bởi lối “tầm chương trích
cú” truyền thống. Khi mà tri thức cịn ít, cách thức trang bị tri thức cịn thơ sơ,
những lượng kiến thức cụ thể được coi là tiêu chuẩn đánh giá trình độ. Chính vì
vậy mà trong các kỳ thi đều đưa ra những câu hỏi kiểm tra nặng về tái hiện kiến
thức, buộc học sinh phải nhớ rất nhiều thông tin, sự kiện, số liệu. Đấy không
phải chỉ là vấn đề của sử học mà còn là hạn chế chung của khoa học xã hội mà
chúng ta chưa thoát ra được. Cách dụng này khơng cịn phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại ngày nay và đang tỏ ra bất cập, làm cho người học ngao ngán,
chán nản, việc học tập ở một môn học, đặc biệt như môn Sử, điều cốt yếu không
phải là ở những kiến thức cụ thể, nhất là ở trong thời đại tin học như hiện nay, tri
thức cụ thể của nhân loại là vô tận. Nếu chúng ta yêu cầu người học phải ghi
nhớ trong đầu tất cả những kiến thức đó đều là sự không tưởng. Điều quan trọng
bậc nhất là truyền cho người học niềm ham mê học tập môn học, dạy cho người
học cơng cụ để có thể tự tìm hiểu, nghiên cứu những tri thức liên quan tới môn
học ấy 1, 26-27. Như vậy mấu chốt của vấn đề nằm ở việc phải đổi mới

phương pháp dạy và học, đặc biệt đối với môn sử trong nhà trường phổ thông
hiện nay.
2.2.3. Sự hạn chế về cơ sở vật chất trường học
Đối với các trường THPT mà tôi đã khảo sát ở trên. Cơ sở về vật chất trường
học phục vụ việc học tập nói chung tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, cụ thể đối với
việc dạy - học mơn Sử, nó cịn tồn tại một số hạn chế sau:
1 - Thư viện nhà trường tuy có mở và đi vào hoạt động nhưng số lượng đầu
sách, tài liệu còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập, tìm tịi kiến thức


×