Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Quan hệ hợp tác giữa tỉnh hủa phăn (lào) và tỉnh thanh hóa (việt nam) từ năm 1986 đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯU THỊ KIM

QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA PHĂN
(LÀO) VÀ TỈNH THANH HÓA (VIỆT NAM)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯU THỊ KIM

QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA PHĂN
(LÀO) VÀ TỈNH THANH HÓA (VIỆT NAM)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số 9229011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS BÙI VĂN HÀO
2. GS. TS. ĐỖ THANH BÌNH



NGHỆ AN - 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
các vấn đề trình bày trong luận án là trung thực, nguồn tài liệu trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về cơng trình nghiên cứu của mình.
Tác giả

Lưu Thị Kim


ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 3
5. Đóng góp của luận án ................................................................................... 4
6. Bố cục luận án .............................................................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 5
1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến luận án ..................................5

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Việt - Lào có nội dung đề
cập đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa........ 5
1.1.2. Các bài viết, cơng trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ
hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa ................................. 12
1.2. Nhận xét chung về tình hình cứu nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
cho luận án ..................................................................................................... 18
1.2.1. Nhận xét chung các cơng trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài .......... 18
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .................................. 20
Chương 2. CƠ SỞ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
GIỮA TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ
NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 ..................................................... 21
2.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế .................................................................... 21
2.2. Cơ sở dân cư, văn hóa ............................................................................. 26
2.2.1. Cơ sở dân cư ..................................................................................... 26
2.2.2. Cơ sở văn hóa .................................................................................... 28
2.3. Cơ sở lịch sử............................................................................................ 31
2.3.1. Quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trước năm 1975 ...... 31
2.3.2. Quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1975 đến
năm 1986 .......................................................................................... 36
2.4. Cơ sở lợi ích ............................................................................................ 39


iii
2.5. Tình hình Lào, Việt Nam và đường lối, chính sách của hai nước
trong những năm từ 1986 đến 2017 ................................................................ 41
2.5.1. Khái quát tình hình Lào và Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2017 .... 41
2.5.2. Chủ trương, chính sách của Lào và Việt Nam từ năm 1986 đến
năm 2017 trong quan hệ với nhau. .................................................... 44
2.6. Tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương đối ngoại của tỉnh Hủa Phăn
và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 .............................................. 48

2.6.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ................................................... 48
2.6.2. Chủ trương đối ngoại và nhu cầu quan hệ hợp tác ............................. 52
2.7. Bối cảnh thế giới và khu vực ................................................................... 54
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 58
Chương 3. NỘI DUNG QUAN HỆ HỢP TÁC TỒN DIỆN GIỮA
TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HĨA TỪ NĂM
1986 ĐẾN NĂM 2017 ............................................................... 60
3.1. Chính trị đối ngoại................................................................................... 60
3.1.1. Quan hệ hợp tác cấp Tỉnh .................................................................. 60
3.1.2. Quan hệ hợp tác cấp Huyện (của các huyện biên giới)....................... 68
3.1.3. Quan hệ cấp Xã, Đồn và khu vực biên giới........................................ 69
3.2. An ninh quốc phịng và cơng tác biên giới ............................................... 71
3.2.1. An ninh quốc phịng .......................................................................... 71
3.2.2. Cơng tác biên giới ............................................................................. 75
3.3. Quan hệ kinh tế ....................................................................................... 84
3.3.1. Nông - lâm nghiệp ............................................................................. 85
3.3.2. Công nghiệp, đầu tư, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải ............. 89
3.3.3. Thương mại ....................................................................................... 97
3.4. Hợp tác văn hóa và giáo dục - đào tạo ................................................... 101
3.4.1. Văn hóa ........................................................................................... 101
3.4.2. Giáo dục - đào tạo ........................................................................... 103
3.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác ............................................................ 107
3.5.1. Y tế ................................................................................................. 107
3.5.2. Chuyên gia ...................................................................................... 109


iv
3.5.3. Cơng tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ ........................................ 110
3.5.4. Hoạt động viện trợ ........................................................................... 112
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 113

Chương 4. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA
PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NĂM 2017 ............................................................................... 116
4.1. Những thành tựu và hạn chế .................................................................. 116
4.1.1. Những thành tựu chủ yếu ................................................................ 116
4.1.2. Một số hạn chế ................................................................................ 120
4.2. Đặc trưng .............................................................................................. 123
4.2.1. Nằm trong dòng chảy của quan hệ Lào - Việt Nam, từ năm 1986
đến năm 2017, quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa
mang đầy đủ nội dung, tính chất và đặc điểm của mối quan hệ
“hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện”. ....................................... 123
4.2.2. Cơ chế hợp tác chặt chẽ, từ cấp tỉnh đến huyện, xã, đồn, quan hệ
giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm
2017 thể hiện sinh động chủ trương “đối ngoại nhân dân” và
đường lối đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. ............................. 128
4.2.3. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa là mối
quan hệ hai tỉnh láng giềng của hai nước có chung đường biên
giới, chứa nhiều yếu tố thuận lợi, trở thành điển hình trong việc
cụ thể hóa quan hệ đặc biệt giữa hai nước....................................... 129
4.2.4. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với quan hệ Hủa Phăn - Sơn
La và Hủa Phăn - Nghệ An nhưng quan hệ Hủa Phăn - Thanh
Hóa có sự nổi trội hơn về quy mô lẫn mức độ hợp tác. ................... 131
4.3. Một số bài học kinh nghiệm .................................................................. 137
KẾT LUẬN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 150
PHỤ LỤC
_Toc69643002



v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

:

(Association

of South East Asian

Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
BCH TƯ

:

Ban chấp hành Trung ương

BCHQS

:

Bộ chỉ huy quân sự

CHDCND

:

Cộng hòa dân chủ nhân dân


CHXHCNVN

:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

ĐCSVN

:

Đảng Cộng sản Việt Nam

CTQG

:

Chính trị quốc gia

ĐHSP HN

:

Đại học Sư phạm Hà Nội


ĐNA

:

Đông Nam Á

HĐBT

:

Hội đồng Bộ trưởng

HTKT - VH

:

Hợp tác Kinh tế - Văn hóa

KHXH

:

Khoa học xã hội

NDCM

:

Nhân dân Cách mạng


NXB

:

Nhà xuất bản

UBCQ

:

Ủy ban chính quyền

UBND

:

Ủy ban nhân dân

USD

:

Đồng đơ la Mỹ

UVBCT

:

Ủy viên Bộ chính trị


XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Bình quân GDP của Lào và Việt Nam trong các giai đoạn từ
năm 1986 đến năm 2017 ............................................................. 44
Biểu đồ 3.1. Giá trị hợp đồng các doanh nghiệp Thanh Hóa thực hiện tại
các tỉnh Hủa Phăn từ năm 1992 - 2017 ....................................... 96
Biểu đồ 3.2. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Hủa Phăn và Thanh Hóa từ
năm 1992 đến năm 2017 ........................................................... 100
Bảng
Bảng 3.1.

Thống kê số lượng các cuộc hội đàm các cấp giữa tỉnh Hủa
Phăn và tỉnh Thanh Hóa, từ năm 1986 đến năm 2017 ................. 64

Bảng 3.2.

Thống kê số lượng các hoạt động phối hợp tuần tra song
phương giai đoạn 1990 - 2017 .................................................... 73

Bảng 3.3.

Thống kê về số người vượt biên trái phép hai tỉnh trao trả

cho nhau giai đoạn 1990 - 2000 .................................................. 81

Bảng 3.4.

Bảng thống kê số lượng lưu học sinh Hủa Phăn được tỉnh
Thanh Hóa tiếp nhận và đào tạo từ năm 1986 - 2017 ................ 106

Bảng 3.5.

Bảng số lượng bệnh nhân thuộc tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa
thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế của nhau, giai đoạn 1992
- 2017 ....................................................................................... 108

Bảng 3.6.

Thống kê số lượng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam
tại Lào được quy tập ................................................................. 111


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sơng, có
mối quan hệ truyền thống lâu đời, được nhân dân dày công vun đắp và đã trở
thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc. Mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam hiện
đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, các ngành; từ trung ương cho đến các địa
phương (nhất là các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước).
Tỉnh Hủa Phăn của Lào tiếp giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An
của Việt Nam và có quan hệ với cả ba tỉnh này. Tuy nhiên, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh
Thanh Hóa khơng chỉ gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, văn

hố xã hội, có vị trí địa - chiến lược, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhiều điều
kiện thuận lợi để đẩy mạnh sự hợp tác mà còn là hai tỉnh kết nghĩa với nhau từ những
năm 60 của thế kỷ XX. Chính vì vậy, trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm cũng
như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quan hệ giữa hai tỉnh ln giữ vị trí
quan trọng và có tác động to lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố của
Lào, Việt Nam cũng như quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Từ năm 1986 đến
năm 2017, theo dòng chảy của quan hệ Lào - Việt Nam, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh
Hóa khơng ngừng củng cố, tăng cường “quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện”
để giữ vững sự ổn định chính trị; củng cố quốc phịng - an ninh, làm tốt công tác biên
giới; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác.
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, q trình tồn cầu
hóa diễn ra mạnh mẽ, còn Lào cũng như Việt Nam đang nỗ lực mở cửa để hội
nhập khu vực, quốc tế, quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa có nhiều
cơ hội, thuận lợi để phát triển, song cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn,
thách thức. Việc tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nâng cao hiệu quả
quan hệ chính trị - đối ngoại, an ninh quốc phịng và cơng tác biên giới, kinh
tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế cũng như các lĩnh vực khác để xây dựng
quê hương, đất nước là những vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đi sâu làm rõ
những cơ sở, nhân tố tác động; thực trạng của quan hệ toàn diện giữa tỉnh Hủa
Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra
những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục tăng cường sự
hợp tác giữa hai bên trong các giai đoạn tiếp theo có ý nghĩa cả về khoa học
lẫn thực tiễn.


2
Về khoa học, nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa
từ năm 1986 đến năm 2017 không chỉ làm sáng tỏ những nội dung quan trọng
trong hợp tác giữa hai bên, mà còn làm phong phú thêm tư liệu cụ thể, minh
chứng cho quan hệ hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước trong

thời kỳ đổi mới.
Về thực tiễn, nghiên cứu quan hệ giữa giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh
Hóa trong những năm từ 1986 đến 2017 giúp mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế
hệ trẻ, nhận thức sâu sắc mối quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai
nước cũng như hai tỉnh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu
tham khảo cho các cấp lãnh đạo của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trong việc
hoạch định chiến lược hợp tác giữa hai bên những năm tiếp theo cũng như các
nhà nghiên cứu, giáo viên và học sinh, sinh viên tìm hiểu, giảng dạy, học tập
lịch sử địa phương.
Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ hợp tác
giữa tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến
năm 2017” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh
Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh
Hóa từ năm 1986 đến hết năm 2017. Từ năm 1986, Lào, Việt Nam đề ra và bắt đầu
thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Năm 2017 đánh dấu 55 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017) và 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và
Hợp tác giữa hai nước (18/7/1977 - 18/7/2017). Đặc biệt, năm 2017 cũng mốc đánh
dấu 50 năm ngày ký thỏa thuận kết nghĩa giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn
(02/5/1967 - 02/5/2017). Đây là những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa đối với quan hệ
Lào - Việt Nam nói chung và các tỉnh Hủa Phăn, Thanh Hóa nói riêng.
Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề diễn ra ở tỉnh
Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Ngồi ra, đề tài
còn đề cập đến quan hệ giữa một số tỉnh khác của Lào và Việt Nam để nhận
xét và so sánh.



3
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác trên các lĩnh
vực: chính trị đối ngoại; an ninh quốc phịng và cơng tác biên giới; kinh tế; văn
hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh
Hóa từ năm 1986 đến năm 2017.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những cơ sở, nhân tố tác động
và thực trạng quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm
1986 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, đặc trưng và
một số bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường quan hệ của hai bên
trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ đề tài được xác định như sau:
- Phân tích những cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Hủa
Phăn và Thanh Hóa.
- Phân tích thực trạng quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ
năm 1986 đến năm 2017 trên các lĩnh vực: Chính trị đối ngoại; an ninh quốc phịng
và cơng tác biên giới; kinh tế; văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác.
- Rút ra những thành tựu, hạn chế; đặc trưng và một số bài học kinh
nghiệm của quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến
năm 2017.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu gốc: Luận án dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu như: các văn
kiện của Đảng NDCM Lào và Đảng CSVN; các bài viết, bài phát biểu của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam; các văn kiện của
Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm
2017; các hiệp định hợp tác giữa hai nước (Lào và Việt Nam), các biên bản ghi

nhớ, biên bản hội đàm, biên bản làm việc, thỏa thuận giữa hai tỉnh từ năm 1986
đến năm 2017; các báo cáo tổng kết, sơ kết quá trình hợp tác giữa các ban,
ngành và địa phương của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa.
- Tài liệu tham khảo: Cùng với nguồn tài liệu gốc nêu trên, trong quá trình
thực hiện luận án, chúng tôi đã khai thác các nguồn tài liệu bổ trợ khác như:


4
sách, báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu chun khảo và một số báo điện tử,
báo in, trang Website uy tín có liên quan đến đề tài, tài liệu điền dã.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu và lý giải các vấn đề liên quan
đến đề tài luận án chủ yếu dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng CSVN về các vấn đề quốc tế,
nhất là tư tưởng và quan điểm của Đảng CSVN, nhà nước Việt Nam về quan hệ
Lào - Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch
sử và phương pháp logic. Ngồi ra, trong q trình khai thác, xử lý tư liệu, còn
sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp, lập biểu đồ, xây dựng biểu bảng, điền dã, phỏng vấn...
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là cơng trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về quan hệ giữa
tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Nội dung của
luận án đã làm sáng rõ những cơ sở, nhân tố tác động, thực trạng quan hệ hợp
tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa, từ đó rút ra đặc trưng, bài
học kinh nghiệm của mối quan hệ này.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cấp lãnh đạo của tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Thanh Hóa trong việc hoạch định chiến
lược hợp tác giữa hai bên và là tài liệu tham khảo để giảng dạy, học tập lịch sử
địa phương.

6. Bố cục luận án
Ngoài Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận án được trình bày trong 4 chương
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn
và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017
Chương 3. Nội dung quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và
tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017
Chương 4. Nhận xét về quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa
từ năm 1986 đến năm 2017


5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Việt - Lào có nội dung đề
cập đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa
1.1.1.1. Các cơng trình của các tác giả Lào
Quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Vì vậy đây là đề tài ln được các nhà lãnh đạo cũng như các nhà nghiên cứu
Lào quan tâm.
Lịch sử Đảng NDCM Lào là cơng trình nghiên cứu của Ban Chỉ đạo lý
luận và thực tiễn Đảng NDCM Lào [15]. Cơng trình này đã khái lược q trình
phát triển, trưởng thành của Đảng kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời
cho đến khi Đảng NDCM Lào kế thừa và trực tiếp lãnh đạo cách mạng từng
bước đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và kết quả công cuộc xây dựng đất
nước Lào từ năm 1976 đến năm 2005. Nội dung của cơng trình cũng đã đề cập
tới quá trình Việt Nam giúp Lào xây dựng cơ sở kháng chiến tại Việt Nam,
trong đó có căn cứ kháng chiến tại hang Hón Lịn (Lang Chánh, Thanh Hóa). Từ

căn cứ kháng chiến này, Việt Nam giúp Lào mở rộng các căn cứ cách mạng, tổ
chức tập hợp lực lượng đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
Từ thực tiễn q trình đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng hai
nước qua các thời kỳ lịch sử, Chủ tịch Khămtày Xiphănđon đã có bài viết “Tình
đồn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam
trong thời kỳ cách mạng mới “[91; tr.22 - 34 ]. Bài viết khẳng định, tình đồn
kết đặc biệt, sự hợp tác tồn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam là tài
sản quí báu của hai dân tộc và yếu tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng hai nước.
Góp phần quan trọng cho hợp tác liên minh, ông nhấn mạnh vai trò của căn cứ
kháng chiến của cách mạng Lào trên lãnh thổ Việt Nam, được nhân dân Việt
Nam đùm bọc, giúp đỡ, đặc biệt là căn cứ kháng chiến tại Sơn La và Thanh Hóa.
Nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Lào - Việt Nam (1962 2007), Thủ tướng Buaxỏn Búpphảvăn đã có bài viết “Gắn bó keo sơn, hỗ trợ vơ tư,
hợp tác hiệu quả” [190]. Bài viết khẳng định quan hệ đặc biệt hiếm có giữa hai dân


6
tộc Lào - Việt, vạch ra phương hướng và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hợp
tác giữa hai nước trong những chặng đường tiếp theo. Các biện pháp thúc đẩy hợp
tác kinh tế được tác giả phân tích và chỉ ra tương đối cụ thể, rõ ràng. Trong số những
biện pháp đưa ra tác giả đề cập tới có việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các tỉnh có
chung đường biên giới của hai nước, trong đó có Hủa Phăn và Thanh Hóa.
Trong bài viết Đánh giá truyền thống quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam
[119; tr.18], Thoonglun Xixulít, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào đã
khắc họa lại lịch sử sản sinh ra mối quan hệ truyền thống, tình đồn kết đặc biệt
Lào - Việt. Tác giả cho rằng, tình đồn kết đặc biệt đó xuất phát từ trong chiến
đấu, hi sinh của quân dân hai nước từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời,
lãnh đạo cách mạng ba nước trên bán đảo Đông Dương đấu tranh chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập cho nhân dân ba nước Lào - Việt Nam và
Căm pu chia. Trong bài viết, tác giả cũng đã đề cập tới sự giúp đỡ của nhân dân

hai bên biên giới Lào - Việt, đặc biệt là địa bàn các tỉnh Bắc Lào và các tỉnh
Thanh Hóa, Sơn La - nơi đóng quân của cách mạng Lào.
Trong số các luận án Tiến sĩ về quan hệ Lào - Việt Nam, đáng chú ý
nhất là luận án Những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ
năm 1986 - 2011 của nghiên cứu sinh người Lào Nhótkhămmani Xuphanuvơng
[101]. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ sự vận động của
quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc đến
giai đoạn củng cố, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đồng thời, luận án cịn đi sâu
phân tích q trình hình thành những nền tảng của quan hệ đặc biệt Lào - Việt
Nam cũng như những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt giữa hai nước (lịch sử,
địa lý, văn hóa - tộc người; quan hệ giữa các vương triều phong kiến; hệ tư
tưởng và lợi ích quốc gia thời kỳ đổi mới, lợi ích an ninh và phát triển kinh tế
hai bên; bối cảnh quốc tế, khu vực; sự tác động của các nước lớn đến quan hệ
đặc biệt Lào - Việt). Đặc biệt, trong chương 2 luận án, tác giả đã phân tích rõ
các nhân tố lịch sử, địa lý và văn hóa - tộc người, đề cập khá nhiều đến sự gần
gũi về địa lý, sự tương đồng về văn hóa giữa nhân dân hai bên biên giới. Đây
là tiền đề, cơ sở để luận án đề cập, phân tích những cơ sở và nhân tố tác động
đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn, và tỉnh Thanh Hóa.


7
1.1.1.2. Các cơng trình của các tác giả Việt Nam
Cho đến nay, đã có rất nhiều bài viết của các vị lãnh đạo của Việt Nam đề
cập đến quan hệ đặc biệt Lào - Việt, Việt - Lào.
Năm 1996, Tổng Bí thư Đỗ Mười có bài viết Mãi mãi trân trọng mối
quan hệ chí cốt có ý nghĩa chiến lược Việt - Lào [99; tr.3 - 5]. Bài viết đã phân
tích ý nghĩa, tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là
trong thời kỳ hai nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới.
Vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi,

nở hoa kết trái [92; Tr.12]; Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, những chặng
đường vinh quang và thắng lợi vẻ vang [195] là những bài viết của Phạm Gia
Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại
giao Việt Nam. Trong các bài viết này, tác giả khẳng định tình hữu nghị đồn
kết giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt - Lào, sự gắn bó thủy chung, keo sơn
giữa dân tộc Việt Nam và dân tộc Lào qua những chặng đường lịch sử từ giai
đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc đến thời kỳ xây dựng đất nước trong hịa
bình và q độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, bài viết còn đưa ra 5 nhóm
giải pháp để nâng quan hệ hữu nghị, đồn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện
Lào - Việt Nam lên tầm cao mới. Đó các giải pháp về nâng tầm, mở rộng làm
sâu sắc hơn tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt xuống các cấp địa phương, cơ sở,
nhất là thế hệ trẻ; đẩy mạnh hợp tác kinh tế; tăng cường phối hợp tăng cường
hợp tác mọi mặt giữa các tỉnh có chung đường biên giới; thúc đẩy hợp tác
giáo dục; và phối hợp tham gia các diễn đàn quốc tế có hiệu quả.
Trong bài viết “Tính chất đặc biệt trong quan hệ Việt - Lào” tác giả
Nguyễn Huy Quang1 đã khẳng định: quan hệ hợp tác Lào - Việt là mối quan hệ
có tính chất “đặc biệt” duy nhất trong gần 170 mối quan hệ ngoại giao với tất cả
các nước trên thế giới. Tính chất “đặc biệt” thể hiện qua 2/3 thế kỷ chung lưng
đấu tranh đánh thực dân đế quốc giành độc lập dân tộc, ủng hộ, giúp đỡ nhau
cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. . Tính chất đặc biệt đó cịn được tác giả tổng

1

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Lào


8
kết qua 4 đặc trưng: cách mạng hai nước đều bắt nguồn từ một lãnh tụ chung; từ
một đảng chung là Đảng Cộng sản Đơng Dương; có chung 2/3 thế kỷ liên tục
cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung; đó là mối quan hệ trong sáng, thủy

chung, khơng bị phá vỡ bởi nội bộ hay các thế lức thù địch. Tính chất đặc biệt
đó là nền tảng quyết định đảm bảo cho mối quan hệ được liên tục, bền vững
trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tác giả khẳng định rõ, để có được đặc
điểm, tính chất đặc biệt đó, phải kể đến vai trị của các căn cứ kháng chiến của
Lào tại Việt Nam, và căn cứ Thanh Hóa như là một trong những căn cứ quan
trọng nhất.
Mối quan hệ giữa các địa phương của hai nước, trong đó có tỉnh Hủa
Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã được đề cập ít nhiều trong các cơng trình nghiên cứu
về Lào, Việt Nam cũng như quan hệ giữa hai nước. Có thể điểm qua một số
cơng trình nghiên cứu và bài viết sau:
Lịch sử Lào do Trung tâm KHXH & NV Quốc gia xuất bản năm 1997
[136] là công trình đã nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện quá trình xây
dựng và phát triển đất nước Lào. Cơng trình này cũng đã đề cập đến mối quan
hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào qua các thời
kỳ lịch sử; đánh giá các thành quả, vai trò to lớn của mối quan hệ đặc biệt giữa
hai dân tộc, nhất là các khu căn cứ của Lào tại Việt Nam, trong đó có căn cứ tại
Sơn La, Thanh Hóa.
Lịch sử Lào hiện đại của Nguyễn Hùng Phi - Buasi Chalơnsuc [103] đã
tổng kết, đánh giá những đặc điểm của mối quan hệ đặc biệt, những thắng lợi,
thành tựu nhân dân hai nước đã đạt được trong suốt quá trình đấu tranh cách
mạng cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay dưới sự
lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào. Đồng thời tác phẩm cũng đã
đề cập đến quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước, trong đó, Thanh
Hóa là địa bàn quan trọng, là căn cứ kháng chiến có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình đấu tranh giành độc lập của cách mạng Lào.
Cuốn sách “Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong
giai đoạn 1954 - 2000” của Lê Đình Chỉnh [54] đã đi sâu tìm hiểu lịch sử dân
tộc, lịch sử Đảng, lịch sử Quân đội của Lào và Việt Nam, trong đó, cũng đã đề
cập đến mối quan hệ giữa hai nước, giữa các địa phương của hai nước, nhất là



9
các địa phương vùng biên giới giữa Lào - Việt và vai trò hậu phương, căn cứ
kháng chiến của nhân dân các tỉnh Hủa Phăn, Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An...
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007
[64] đã đề cập một cách có hệ thống, sâu sắc, tồn diện và khách quan quá trình
xây dựng và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt
Nam, Việt Nam - Lào trong đấu tranh giành độc lập, cũng như đánh giá các
thành quả, vai trò to lớn của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc. Cơng trình
đã tổng kết, đánh giá những những thành tựu nhân dân hai nước đã đạt được
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng và đã đề cập tới vai trị của nhân dân
Thanh Hóa đối với cách mạng Lào.
Cuốn sách “Vai trị và những đóng góp của cộng đồng người gốc Việt ở
Campuchia, Lào, Thái Lan trong giai đoạn hiện nay” [192] của Phan Thị Hồng
Xuân đã phản ánh một cách khá đầy đủ và hệ thống về cộng đồng người Việt ở
Lào. Trong đó, tác giả đã đề cập một cách khái quát sự gần gũi về địa lý, điều
kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa của đất nước Lào và Việt Nam, cũng như các
“con đường” cư dân hai nước tập trung buôn bán và quá trình di cư của người
Việt sang Lào trong suốt chiều dài lịch sử (từ thời kỳ phong kiến đến năm
2018), trong đó “con đường” từ Thanh Hóa sang Hủa Phăn là một trong những
con đường quan trọng.
Luận án Tiến sĩ Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 đến 2005 của Nguyễn
Thị Phương Nam [100] đã phân tích thực trạng quan hệ Lào Việt trong giai đoạn
1975 - 2005, rút ra một số đặc điểm; thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải
pháp để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Lào - Việt Nam nói chung
và các địa phương có chung đường biên giới nói riêng.
Luận án Tiến sĩ “Q trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của
CHDCND Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1975 đến năm 2010” của Uông
Minh Long [95] đề cập đến vấn đề đa dạng hóa, đa phương hóa các vấn đề quốc
tế như một giải pháp phát triển. Quan hệ láng giềng của CHDCND Lào cũng

được tác giả quan tâm nghiên cứu và làm rõ. Trong vấn đề này quan hệ giữa các
tỉnh có chung đường biên giới với Lào của Việt Nam được tác giả lưu tâm.
Luận án tiến sĩ của Lê Quang Mạnh về “Quá trình hợp tác Lào - Việt Nam
trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ an ninh của Lào từ 1962 đến 2012” [96] đã


10
khái quát về mối quan hệ Lào - Việt Nam và vai trò của hợp tác an ninh trong
quan hệ Lào - Việt Nam; thực trạng quá trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
an ninh của Lào từ năm 1962 đến năm 2012, trong đó có đi sâu phân tích q
trình hợp tác giữa cơng an các tỉnh biên giới Lào và Việt Nam trong đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ an ninh, đồng thời, tác giả đưa ra một số nhận xét chung, một số
bài học kinh nghiệm về quá trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ an ninh giữa
Lào và Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2012, và đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng trong các giai đoạn
tiếp theo.
Cơng trình Chính sách đối ngoại của Cộng hòa DCND Lào thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh và tác động của nó đến quan hệ Lào - Việt trong những năm sắp
tới của Nguyễn Hào Hùng trong kỷ yếu hội thảo Những vấn đề nổi trội ở Đông
Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI” năm 2004 do Viện nghiên cứu Đông Nam
Á tổ chức [85] ; cơng trình “Một số xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Trương Duy Hòa [80],
các tác giả cho rằng Lào là nước nằm trong vùng địa chiến lược của khu vực
sông Mekong nên Lào có vị trị địa chiến lược hết sức quan trọng, là mắt xích
trong sự phát triển của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, lại là nước duy nhất của
khu vực Đông Nam Á không giáp biên nên sự giao thương ra ngồi khu vực gặp
nhiều khó khăn. Do vậy, trong chính sách da dạng hóa các mối quan hệ Lào vẫn
rất quan tâm, chú trọng đến mối quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là với
Việt Nam, trong đó đều khẳng định đến tầm quan trọng các mối quan hệ giữa
các địa phương có chung đường biên giới. “Mặc dù chưa bao giờ tuyên bố chính

thức, nhưng xét trên động thái và khía cạnh thực tiễn các mối quan hệ, có thể
thấy trước hết Lào dành ưu tiên đặc biệt cho 5 nước láng giềng của mình là Việt
Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và Myanmar”[80; tr.57]
Cơng trình hợp tác và kết nghĩa giữa các địa phương hai nước Việt Nam Lào: Một hình thức ngoại giao nhân dân hiệu quả [196] của Đỗ Thị Thảo đã đề cập
một cách tổng quát mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt giữa Việt
Nam và Lào, tác giả đã nhấn mạnh và làm rõ các hình thức hợp tác và kết nghĩa giữa
các địa phương của hai nước. Trong đó, bài viết có đề cập một cách tổng quát hoạt động
hợp tác giữa hai tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa, nhất là trong giai đoạn 2001- 2010.


11
Cơng trình nghiên cứu: Cơ sở khách quan bền vững của mối quan hệ đặc
biệt Việt - Lào [57; tr.34 - 40], đã phân tích sâu cơ sở của quan hệ hợp tác Việt Lào, từ vị trí địa lý liền kề, từ sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa,
hồn cảnh lịch sử. Trong đó có đề cập đến đường biên giới hai nước và đoạn
biên giới đi qua tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa. Đây là cơng trình giúp cho nghiên
cứu sinh cơ sở và phơng tham chiếu để tiếp cận và phân tích cơ sở quan hệ giữa
tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa
Mối quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã được đề cập khá
nhiều trong các cuộc hội thảo khoa học về quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt.
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Tình hữu nghị, đồn kết đặc biệt Việt
Nam - Lào: Truyền thống và triển vọng”[35], kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao (1962 - 2002) và 25 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác (1997 2002) giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam. Kỷ yếu đã tập hợp rất niều
bài viết, trong đó có một số bài viết đã tập trung phân tích quan hệ hữu nghị, đồn
kết đặc biệt trong sáng, thủy chung về các lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế,
giáo dục - y tế và phương hướng hợp tác giữa hai nước Lào và Việt Nam.
Các cuộc hội thảo: Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt do Trường Đại học
Tổng Hợp Hà Nội chủ trì năm 1991 và năm 1993 [105], hội thảo Tình đồn kết
đặc biệt Việt - Lào do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức năm 1995 [187]
khẳng định quan hệ “láng giềng thân thiện” và “tình đồn kết đặc biệt, liên minh
chiến đấu” Việt - Lào. Hội thảo còn đề cập đến mối quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội giữa hai nước cũng như các địa phương của hai nước qua các thời kỳ lịch

sử. Hợp tác Hủa Phăn - và Thanh Hóa được cơng nhận như là một nội dung
thuộc phạm trù này.
Kỷ yếu hội thảo “Tình đồn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp
tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào” do Viện KHXH Việt Nam và Viện KHXH
quốc gia Lào phối hợp tổ chức năm 2007 [191]. Kỷ yếu với hơn 30 bài viết đề
cập, phân tích sâu sắc về mối quan hệ đăc biệt Việt - Lào, từ nền tảng lịch sử,
liên minh chiến đấu đến hợp tác cùng phát triển thời kỳ đổi mới. Trong đó, các
bài viết Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào là yêu cầu khách
quan và là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước của Nguyễn
Tiến Ngọc, Quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt - Lào trong kháng chiến chống


12
Pháp xâm lược: Diễn trình, Thành quả và Kinh nghiệm của Ngơ Đăng Tri Nguyễn Văn Khánh; Qn tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào - Biểu tượng
sinh động nhất của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào của Trịnh Vương Hồng đã
đề cập đến mối quan hệ hợp tác gắn bó, tình đồn kết đặc biệt, liên minh chiến
đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhất là vai trò căn cứ kháng chiến, hậu
phương của cách mạng Lào tại Việt Nam, trong đó có Thanh Hóa.
Kết quả các hội thảo khoa học quốc gia “40 năm quan hệ Việt Nam - Lào:
Nhìn lại và Triển vọng” do Trung tâm KHXH & NV quốc gia phối hợp với
UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại Thành phố Vinh, tháng 8/2002 [137]; Hội thảo
“55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào” do Học
viện CTQG Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phối hợp với Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viện KHXH quốc gia Lào tổ chức tại
Phan Thiết (Bình Thuận) tháng 6/2017 [83] đã tiếp tục khẳng định những thành
tựu cũng như chỉ ra một số hạn chế trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước
từ năm 1977 đến nay. Các tham luận tại hội thảo đi sâu phân tích tác động của
tình hình thế giới và khu vực Đơng Nam Á đối với quan hệ giữa hai nước cũng
như giữa các địa phương của hai nước. Trong xu thế hội nhập và phát triển đất
nước ở cả Lào và Việt Nam, mối quan hệ đặc biệt ngày càng được mở rộng, toàn

diện trên tất cả các lĩnh vực hợp tác. Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có,
quan hệ hợp tác kinh tế Lào - Việt Nam ngày càng khởi sắc, tạo nền tảng vật chất
để liên kết và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Hội thảo kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam Lào 18/7/1977 - 18/7/2017 [60] do Trường Đại học Tây Bắc tổ chức năm 2017 (tại
Sơn La) với 43 bài viết đã làm nổi bật quan hệ Việt Nam - Lào trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phịng, văn hóa, giáo dục, nội dung các bài viết
cập nhật các vấn đề về quan hệ Việt - Lào. Đặc biệt, trong kỷ yếu có 19 bài viết về
quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước Lào - Việt từ năm 1977 đến năm
2017, cặp quan hệ Hủa Phăn - Thanh Hóa cũng nằm trong số đó.
1.1.2. Các bài viết, cơng trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ
hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Lào
Tỉnh ủy Hủa Phăn chỉ đạo biên soạn cuốn sách Lịch sử truyền thống đấu


13
tranh cách mạng tỉnh Hủa Phăn Tập I [222], công trình đã khái qt điều kiện
tự nhiên, khí hậu, đời sống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc tỉnh Hủa
Phăn, nhấn mạnh vị trí địa chiến lực của Hủa Phăn. Đặc biệt quan hệ giữa tỉnh
Hủa Phăn và các có chung đường biên giới với Việt Nam, trong đó có Thanh
Hóa được nhắc tới sâu sắc trong công cuộc chống thực dân Pháp của tỉnh.
Nghiên cứu về nguồn gốc tộc người và quan hệ về nguồn gốc tộc người
giữa các tỉnh vùng biên của hai nước, luận án tiến sĩ của Khămpheng
Thipsmuntaly “Tổ chức xã hội truyền thống của người Phu Thay ở tỉnh Hủa
Phăn” [89] đã đi sâu nghiên cứu chế độ ruộng đất; thiết chế xã hội truyền thống
và bộ máy quản lý bản - mường; quá trình phân bố cư dân, tộc người, các mối
quan hệ thân tộc, gia đình, dịng họ. Đặc biệt, luận án có sự so sánh giữa mường
của người Phu Thay ở Hủa Phăn và mường của người Thái ở Việt Nam, đồng
thời khẳng định nguồn gốc của người Phu Thay ở Hủa Phăn hiện nay có nguồn
gốc chủ yếu từ Tây Bắc Việt Nam và miền Tây Thanh Hóa.

Khămpheng Phêngphắcđy với Luận án tiến sĩ được bảo vệ tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về “Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh
Hủa Phăn nước CHDCND Lào”[88] đã khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã
hội của tỉnh Hủa Phăn, điều này giúp tác giả có cách nhìn tổng qt về các điểm
tương đồng trong đánh giá các cơ sở quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa.
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Đề cập trực tiếp đến quan hệ giữa Hủa Phăn của Lào và Thanh Hóa của
Việt Nam có các cơng trình nghiên cứu và bài viết đáng chú ý sau:
Một phần nội dung của cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 1
(1930 - 1954) của Tỉnh ủy Thanh Hóa [131] đã đề cập đến vai trò, vị thế chiến
lược, trọng yếu về quốc phòng an ninh của Lào, Việt Nam. Đặc biệt, cơng trình
đã nghiên cứu một cách đầy đủ q trình 9 năm kháng chiến chống Pháp ở Lào.
Với vai trò là căn cứ, hậu phương kháng chiến của cả nước và cách mạng Lào,
Thanh Hóa đã giúp đỡ các huyện Mường Xơi, Sầm Tớ, Viêng Xay trong q
trình đấu tranh giải phóng và xây dựng căn cứ kháng chiến Bắc Lào. Đồng thời,
vai trị to lớn của Thanh Hóa trong quá trình chi viện lương thực thực phẩm cho
chiến trường Lào, giúp Lào mở rộng vùng giải phóng, bảo vệ Chính phủ kháng
chiến; giúp đỡ lực lượng vũ trang cách mạng Lào thời kỳ đóng quân trên đất
Thanh Hóa cũng được khắc họa đậm nét trong luận án.


14
Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 2 [10] tác phẩm đã trình bày
một cách khá đậm nét các phong trào quần chúng trên các lĩnh vực sản xuất,
chiến đấu và vai trò hậu phương cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
Trong đó, nội dung cuốn sách phản ánh rõ sự vận dụng sáng tạo đường lối, chủ
trương của Đảng vào điều kiện, hoàn cảnh từng địa phương. Sự vận dụng đó
được thể hiện rõ qua việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo
vệ miền Bắc, chi viện miền Nam, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước. Đồng thời, tác phẩm đã trình bày một cách khá đầy đủ quá trình

thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, quốc phịng. Với tỉnh Hủa Phăn, các tác giả đã dành một
dung lượng nhất định để làm rõ quá trình Thanh Hóa trở thành căn cứ kháng
chiến, là chỗ dựa vững chắc của cách mạng Lào. Thanh Hóa liên minh với Hủa
Phăn để xây dựng và bảo vệ khu giải phóng và thủ đơ kháng chiến tại Sầm Nưa.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Thanh Hóa (1945 - 2005) của Đảng
ủy Quân sự tỉnh Thanh Hóa [73] đã làm rõ quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm
vụ xây dựng lực lượng quân đội địa phương tỉnh Thanh Hóa một cách tồn diện.
Trong đó, cuốn sách có đề cập tới vai trị của qn dân Thanh Hóa đối với việc
giải phóng vùng Thượng du Thanh Hóa và Thượng Lào trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, đồng thời, làm rõ vai trị hậu phương của Thanh Hóa đối
với chiến trường Bắc Bộ, Tây Bắc và chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ. Đặc biệt cuốn sách đã nêu lên nhiệm vụ quốc tế của Thanh
Hóa với nước bạn Lào trong thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng,
đổi mới đất nước.
Cuốn Quân khu 4 - Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-2005) [50]
đã đề cập đến kết quả hợp tác và khẳng định quan điểm của Đảng, chủ động
chuyển hướng hợp tác đồn kết, gắn bó keo sơn với bạn Lào theo phương thức
mới, đưa quan hệ Lào - Việt Nam chuyển từ quan hệ giúp đỡ một chiều sang quan
hệ hữu nghị song phương. Nội dung cuốn sách làm rõ: quá trình rút quân tình
nguyện ở Lào về nước, phối hợp giúp Lào trong huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán
bộ địa phương; xây dựng các vùng kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi;
phối hợp bảo vệ vùng biên giới hữu nghị; quá trình quy tập cất bốc hài cốt liệt sĩ
quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hi sinh trên đất Lào.


15
Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Như Xuân (1949-2010) [11] đã đề cập có hệ
thống các phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền của quân và dân
huyện Như Xuân; sự ra đời của Đảng bộ huyện Như Xuân và quá trình chỉ đạo

xây dựng hậu phương xây dựng kinh tế - văn hóa - xã hội, cùng với nhân dân
tỉnh Thanh Hóa xây dựng hậu phương cho hai cuộc kháng chiến. Đồng thời, tác
phẩm còn đề cập tới quá trình giúp đỡ nhân dân nước bạn Lào xây dựng hậu
phương cuộc kháng chiến.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Thường Xuân (1949- 2010) [13] đã đề cập
những chặng đường lịch sử đấu tranh giành chính quyền trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như những thành tựu to lớn đã
đạt được trong suốt thời kỳ xây dựng, đổi mới theo đường lối của Đảng. Trong
đó, cuốn sách cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của vùng địa bàn chiến lược
Thượng du Thanh Hóa đối với chiến trường Bắc Lào, q trình phối hợp tác
chiến giữa quân dân huyện Thường Xuân đối với qn dân huyện Mường Xơi,
cùng với qn dân Thanh Hóa, Hủa Phăn từng bước là thất bại âm mưu của kẻ
thù, chiếm giữ hành lang Đông - Tây. Tác phẩm cịn phản án rõ q trình tản cư
của nhân dân huyện Sầm Tớ sang xã Yên Nhân, xã Thanh Cao, quá trình giúp
đỡ của nhân dân huyện Thường Xuân đối với cách các lực lượng vũ trang và
chính quyền cách mạng Lào, là nôi sinh ra và nuôi dưỡng đơn vị bộ đội It xa ra
của Ủy ban kháng chiến Thượng Lào do các đồng chí Sú Li Văn, Sú Li Vơng,
Xi Xổm Xây chỉ huy... góp phần khẳng định vai trị phối hợp đồn kết giữa nhân
dân huyện Thường Xuân với chính quyền và nhân dân tỉnh Hủa Phăn trong cơng
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng quê hương và trong công tác
an ninh - quốc phòng, bảo vệ biên giới hai bên.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân [12] đã giới thiệu một cách cụ thể
và toàn diện về huyện Thọ Xuân trên tất cả các mặt: quá trình phát triển lịch sử
qua các thời kỳ từ dấu vết đầu tiên của con người trên đất Thọ Xuân cho đến
năm 2010; các đặc điểm địa lý kinh tế, địa lý văn hóa - xã hội đều được trình
bày khá chi tiết. Đặc biệt, cơng trình có đề cập đến đặc điểm, điều kiện tự nhiên
của xã Xuân Thiên - nơi cách mạng Lào đã từng đóng căn cứ kháng chiến.
Luận án tiến sĩ của Vũ Trường Giang “Tri thức bản địa của người Thái ở
Miền núi Thanh Hóa” [76] đã nghiên cứu một cách tổng thể về tộc người Thái ở



16
miền núi Thanh Hóa, về tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, về tổ chức, quản lý xã hội, thiết chế bản - mường,
luật tục về y học dân gian. Trong đó phần tộc danh và lịch sử cư trú đã phân tích
đặc điểm tương đồng chung nguồn gốc của người Thái ở các huyện miền núi
Thanh Hóa (Việt Nam) và người Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Cơng trình nghiên cứu của Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2012, Thanh Hóa với
cách mạng Lào và tỉnh Hủa Phăn (1930- 2010) [132] chủ yếu đề cập đến quan
hệ Hủa Phăn - Thanh Hóa trong tiến trình lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn kháng
chiến, liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong đó, cơng
trình đề cập nhiều đến vai trị của Thanh Hóa trong xây dựng Đảng bộ Lào và
phong trào đấu tranh tiến tới cách mạng tháng 8/1945, là căn cứ hậu phương, chi
viện, giúp đỡ cách mạng Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ. Đồng thời, cơng trình cũng đã đề cập một cách khái quát hợp tác
toàn diện trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2010) trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị, quốc phịng - an ninh trong từng giai
đoạn 1975 - 1985, 1986 - 1995, 1996 - 2010. Cơng trình góp phần làm rõ quan
hệ Hủa Phăn - Thanh Hóa được hình thành và phát triển trên những cơ sở và
hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: từ lịch sử chống giặc ngoại xâm, đến quá trình phát
triển cách mạng theo con đường chủ nghĩa xã hội, hợp tác giúp nhau thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tác phẩm
góp phần khẳng định: trên tinh thần tơn trọng ngun tắc bình đẳng, tơn trọng
độc lập, chủ quyền và lợi ích của các bên, tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa luôn kề
vai sát cánh xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Quan điểm về quan hệ song phương giữa Hủa Phăn của Lào và Thanh Hóa
của Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam, Lào thực hiện đường lối đổi mới chủ yếu
được đề cập đến trong một số bài viết, bài phát biểu của các vị lãnh đạo hai tỉnh:
Trong bài bài phát biểu trao tặng các huân chương của Chính Phủ Lào cho
tập thể và cá nhân tỉnh Thanh Hóa ngày 28/01/2013 của ơng Khăm Hùng Hương

Vơng Sỉ, Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng
tỉnh Hủa Phăn [210], bài viết đã nêu rõ quá trình thử thách bền bỉ, sự hiểu biết
lẫn nhau giữa hai tỉnh. Mối quan hệ đó mặc dù tình hình thế giới và khu vực đã
và đang thay đổi, nhưng luôn được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của hai Đảng,


17
chính quyền và nhân dân hai tỉnh dày cơng vun đắp, không ngừng được củng cố,
phát triển mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả
các lĩnh vực, với nhiều hình thức hợp tác phong phú, đa dạng.
Trong bài viết Thắm tình đồn kết hữu nghị Việt - Lào, tăng cường hợp
tác toàn diện Thanh Hóa - Hủa Phăn [53] ơng Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa đã phân tích những cơ sở, nhân tố mối quan hệ hai tỉnh
cùng những thành tựu hai bên đạt được trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, ông cũng nêu rõ:
trên tinh thần đồn kết, hữu nghị, bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau, hai tỉnh tiếp
tục thực hiện tốt hơn mối quan hệ hợp tác, nâng cao hơn nữa mối quan hệ hữa
nghị truyền thống, tình đồn kết đặc biệt và sự hợp tác tồn diện, thủy chung,
son sắt.
Ngồi ra cịn có một số cơng trình đã đi sâu nghiên cứu các cặp quan hệ
có chung đối tượng nghiên cứu là Hủa Phăn, trong đó tiêu biểu nhất là Luận án
tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Hào “Quan hệ giữa các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng
Khoảng, Bôlykhămxay, Khăm Muộn của Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam
từ 1976 đến năm 2007” [79] tập trung nghiên cứu mối quan hệ của các tỉnh Hủa
Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn của Lào và hai tỉnh Nghệ
An, Hà Tĩnh của Việt Nam. Trong đó, luận án đi sâu phân tích những cơ sở địa
chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền thống lịch sử hai bên; phản ánh quá trình hợp
tác giữa các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bơ Ly Khăm Xay, Khăm Muộn của
Lào và hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, quốc
phịng - an ninh, cơng tác biên giới; quan hệ kinh tế; văn hóa giáo dục - đào tạo; y

tế và công tác xã hội nhân đạo trong giai đoạn từ 1976 đến 1991. Đồng thời, tác
giả đã rút ra một số nhận xét như: thành tựu, hạn chế, phương thức và đặc điểm,
cũng như đề xuất một số giải pháp để tăng cường quan hệ giữa các tỉnh Hủa Phăn,
Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn của Lào và hai tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh của Việt Nam cho những giai đoạn tiếp theo.
Luận án tiến sĩ Lịch sử của Đặng Thị Hồng Liên “Quan hệ Hủa Phăn
(Lào) - Sơn La (Việt Nam) từ 1975 đến năm 2012” [94] đã đi sâu nghiên cứu cơ
sở mối quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Sơn La (Việt Nam) từ cơ sở địa
chính trị, kinh tế, cơ sở dân cư và văn hóa, cơ sở lịch sử, cơ sở lợi ích đến chủ


×