Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Khảo sát sự tương quan giữa phân độ acr ti rads và mô bệnh học trong đánh giá tổn thương nhân giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 106 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
********************

TRẦN NGỌC THỦY TIÊN

KHẢO SÁT SỰ TƢƠNG QUAN GIỮA
PHÂN ĐỘ ACR TI-RADS VÀ MÔ BỆNH
HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ TỔN THƢƠNG
NHÂN GIÁP

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
********************



TRẦN NGỌC THỦY TIÊN

KHẢO SÁT SỰ TƢƠNG QUAN GIỮA
PHÂN ĐỘ ACR TI-RADS VÀ MÔ BỆNH
HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ TỔN THƢƠNG
NHÂN GIÁP

CHUN NGÀNH: CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH
MÃ SỐ: NT 62 72 05 01

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS VÕ TẤN ĐỨC

.


.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong
bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Thủy Tiên

.


.

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT ...................... ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................ 5
1.1. Tuyến giáp bình thƣờng............................................................... 5
1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp ................................................................ 5
1.1.2. Mô học tuyến giáp ................................................................... 7
1.1.3. Siêu âm tuyến giáp bình thường .............................................. 9
1.2. Tổn thƣơng tuyến giáp khu trú ................................................. 10
1.2.1. Viêm giáp............................................................................... 10
1.2.2. Phình giáp nhân, nang giáp. .................................................. 12
1.2.3. U lành tuyến giáp ................................................................... 14
1.2.4. Ung thư tuyến giáp ................................................................ 16
1.3. Bảng phân độ đánh giá nhân giáp ACR TI-RADS ................ 19
1.4. Một số nghiên cứu về TI-RADS ................................................ 24

1.4.1. Lịch sử phát triển của bảng phân độ TI-RADS ..................... 24
1.4.2. Một số nghiên cứu trên thế giới............................................. 27
1.4.3. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ........................................... 28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 30
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 30
2.1.1. Dân số mục tiêu ..................................................................... 30
2.1.2. Dân số chọn mẫu ................................................................... 30
2.1.3. Tiêu chí đưa vào nghiên cứu ................................................. 30

.


.

2.1.4. Tiêu chí loại trừ ..................................................................... 31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................... 31
2.2.2. Cỡ mẫu ................................................................................... 31
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ......................................................... 31
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................... 32
2.2.5. Định nghĩa các biến số........................................................... 35
2.3. Vấn đề y đức................................................................................ 40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 41
3.1. Đặc điểm dịch tễ và giải phẫu bệnh:......................................... 41
3.1.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................. 41
3.1.2. Giới tính ................................................................................. 43
3.1.3. Kết quả giải phẫu bệnh .......................................................... 44
3.2. Đặc điểm hình ảnh của nhân giáp trên siêu âm theo phân độ
ACR TI-RADS ................................................................................... 47
3.2.1. Phân bố của nhân giáp ........................................................... 47

3.2.2. Số lượng nhân giáp của bệnh nhân trên siêu âm ................... 49
3.2.3. Kích thước tổn thương nhân giáp trên siêu âm ..................... 49
3.2.4. Đặc điểm hình ảnh của nhân giáp trên siêu âm theo phân độ
ACR TI-RADS ................................................................................ 50
3.3. Sự tƣơng quan giữa phân độ ACR TI-RADS và mô bệnh học
............................................................................................................. 56
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................... 61
4.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp lấy mẫu ......................................... 61
4.2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ....................................... 62
4.2.1. Giới ........................................................................................ 62
4.2.2. Tuổi ........................................................................................ 63
4.2.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh ....................................................... 64
4.3. Đặc điểm hình ảnh của nhân giáp trên siêu âm theo phân độ
ACR TI-RADS ................................................................................... 66
4.3.1. Phân bố nhân giáp trên siêu âm ............................................. 66
4.3.2. Kích thước của nhân giáp trên siêu âm ................................. 69
.


.

4.3.3. Đặc điểm hình ảnh của nhân giáp trên siêu âm theo phân độ
ACR TI-RADS ................................................................................ 70
4.4. Sự tƣơng quan giữa phân độ ACR TI-RADS và mô bệnh học
............................................................................................................. 75
KẾT LUẬN ............................................................................................ 83
KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

BN

Bệnh nhân

BS

Bác sĩ

BV

Bệnh viện

cs

Cộng sự

GPB

Giải phẫu bệnh

MSNV


Mã số nhập viện

SA

Siêu âm

UTBM

Ung thư biểu mô

.


.

ii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
ANH-VIỆT
Tiếng anh

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Area Under the ROC

AUC


Diện tích dưới đường

Curve

cong ROC

American College of

ACR

Hội Điện quang Mỹ

FNA

Chọc hút tế bào bằng

Radiology
Fine Needle
Aspiration

kim nhỏ
NPV

Giá trị tiên đoán âm

PPV

Giá trị tiên đoán dương

Sensitive


SEN

Độ nhạy

Specificity

SPE

Độ đặc hiệu

Thyroid Imaging

TI-RADS

Hệ thống dữ liệu và báo

Negative predictive
value
Positive predictive
value

Reporting and Data

cáo hình ảnh tuyến giáp

System

dùng trong siêu âm


.


.

iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu..................... 41
Bảng 3.3: Tỷ lệ nhân giáp lành tính và ác tính theo giới tính ............. 43
Bảng 3.4: Bảng phân bố nhân giáp theo mô bệnh học ....................... 44
Bảng 3.5: Tỷ lệ BN có nhiều nhân ác tính trên GPB: ......................... 45
Bảng 3.6: Tỉ lệ BN có nhân ác tính kèm nhân lành tính trên GPB ..... 46
Bảng 3.7: Vị trí phân bố của nhân giáp .............................................. 47
Bảng 3.8: Số lượng nhân giáp của BN trên siêu âm ........................... 49
Bảng 3.9: Kích thước nhân giáp trên siêu âm ..................................... 49
Bảng 3.10: Đặc điểm hình ảnh trên siêu âm của nhân giáp ................ 50
Bảng 3.13: Nguy cơ ác tính theo từng nhóm phân độ TI-RADS ....... 56
Bảng 3.14: Giá trị chẩn đốn nhân ác tính của bảng phân độ ACR TIRADS ................................................................................ 58
Bảng 3.15: Tỷ lệ nhân lành tính và ác tính của từng điểm trong nhóm
TI-RAD 4 .......................................................................... 59
Bảng 3.16: Tỷ lệ nhân lành tính và ác tính của từng điểm trong nhóm
TI-RAD 5 .......................................................................... 60
Bảng 4.1: Bảng tỷ lệ theo giới tính của một số tác giả ....................... 63
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhân lành tính và ác tính của một số tác giả ............. 65
Bảng 4.3: Nguy cơ ác tính phân theo từng nhóm TI-RAD ................. 76
Bảng 4.4: Giá trị bảng phân độ TI-RADS theo ACR của một số
nghiên cứu......................................................................... 78
Bảng 4.5: Nguy cơ ác tính theo từng nhóm điểm trong phân nhóm TIRAD 5 trong nghiên cứu của Middleton và CS................ 79


.


.

iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi đối tượng nghiên cứu theo kết quả GPB ... 42
Biểu đồ 3.3: Giải phẫu bệnh của nhân giáp. ....................................... 45
Biểu đồ 3.4: Giá trị của mỗi đặc điểm siêu âm trong tiên đốn nhân ác
tính .................................................................................. 53
Biểu đồ 3.6: Nguy cơ ác tính đánh giá theo bảng phân độ TI-RADS
của ACR .......................................................................... 57
Biểu đồ 3.7: Đường cong ROC dự báo ung thư của ACR TI-RADS . 58

.


.

v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu tuyến giáp ............................................................. 6
Hình 1.2: Mặt cắt ngang vùng cổ ngang mức C6 ................................. 7
Hình 1.3 Mơ học tuyến giáp bình thường ............................................. 8
Hình 1.4: Cắt ngang tuyến giáp .......................................................... 10
Hình 1.5: Viêm giáp Hashimoto ......................................................... 11
Hình 1.6: Viêm giáp Hashimoto dạng nhân giáp................................ 12

Hình 1.7: Những thay đổi thối hóa của nhân phình giáp .................. 14
Hình 1.8: U tuyến túi lành tính ........................................................... 15
Hình 1.9: Hình ảnh đại thể của một UTBM dạng nhú ........................ 17
Hình 1.10: UTBM tuyến giáp dạng nhú ............................................. 18
Hình 1.11: Bảng phân loại ACR TI-RADS 2017 ............................... 21
Hình 1.12: Hình ảnh minh họa nhân giáp ........................................... 22
Hình 1.13: Nhân giáp chiều cao lớn hơn chiều rộng .......................... 22
Hình 1.14: Nhân giáp bờ khơng đều ................................................... 23
Hình 1.15: Nhân giáp có những đốm phản âm dày lấm tấm .............. 23
Hình 4.1: Hình minh họa nhân giáp phân loại TI-RAD 3 (3 điểm).... 80
Hình 4.2: Hình minh họa nhân giáp phân loại TI-RAD 4 (5 điểm).... 81
Hình 4.3: Hình minh họa nhân giáp phân loại TI-RAD 5 (10 điểm).. 81

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân giáp là một tổn thương rất thường gặp ở tuyến giáp và có thể là
biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm giáp, phình giáp nhân, u lành tính
hay u ác tính. Các nghiên cứu dịch tễ học ghi nhận tỷ lệ nhân giáp bằng
phương pháp thăm khám lâm sàng khoảng 3-7% [19]. Siêu âm có thể
phát hiện nhân giáp từ 50-60% [18]. Tuy nhiên, tỷ lệ các nhân ác tính
thấp hơn đáng kể, chỉ từ 5–15% [55].
Vì việc điều trị và tiên lượng của nhân giáp lành tính hay ác tính thì
rất khác biệt nên nhân giáp cần được chẩn đốn chính xác trước khi điều
trị bằng các phương tiện không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu. Siêu âm

thường là phương tiện đầu tiên dùng để đánh giá nhân giáp vì dễ dàng
tiếp cận, khơng xâm lấn và chi phí thấp. Siêu âm có thể xác định vị trí
nhân giáp, chiều cao, chiều rộng, cấu trúc, ranh giới đường bờ, độ phản
âm, vơi hóa, xâm lấn, di căn hạch... từ đó phân loại theo TI-RADS, giúp
các bác sỹ lâm sàng đánh giá nguy cơ ác tính và có thái độ điều trị phù
hợp. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) dưới hướng dẫn siêu âm là kỹ
thuật hiệu quả và thiết thực nhất để xác định nhân giáp là ác tính hay
lành tính hoặc liệu có cần phải phẫu thuật để chẩn đốn xác định. Tuy
nhiên nếu nhân giáp là tổn thương dạng túi tuyến thì FNA khơng thể
phân biệt được lành tính hay ác tính, những trường hợp này cần phải
phẫu thuật và đánh giá bằng mơ bệnh học.
Do nhân giáp có các đặc điểm hình ảnh phức tạp, nên TI-RADS - hệ
thống dữ liệu và báo cáo hình ảnh tuyến giáp dùng trong siêu âm được
đề ra nhằm mục đích phân loại các nhân giáp dựa vào những dấu hiệu
nghi ngờ ác tính và dấu hiệu lành tính. Năm 2009 là năm đầu tiên phân
loại
TI-RADS được đưa ra bởi Eleonora Horvath và cs [25]. Phân loại
.


.

2

TI-RADS được cập nhật theo từng năm và có nhiều bảng phân độ khác
nhau, trong đó phân loại TI-RADS năm 2017 của ACR là một bảng
phân loại có giá trị và dễ áp dụng trên lâm sàng. Tất cả các dấu hiệu trên
siêu âm của nhân giáp đều được chấm điểm, sau đó cộng lại cho ra tổng
số điểm cuối cùng, một nhân có tổng điểm càng cao thì càng nghi ngờ ác
tính. Các dấu hiệu siêu âm dùng trong phân loại ACR TI-RADS được

xếp loại là lành tính (TI-RAD 1), khơng nghi ngờ (TI-RAD 2), nghi ngờ
ít
(TI-RAD 3), nghi ngờ vừa (TI-RAD 4), nghi ngờ cao (TI-RAD 5) cho
khả năng ác tính [57]. Theo phân độ ACR TI-RADS, nguy cơ ác tính
khơng cao hơn 2% ở nhân giáp TI-RAD 1 và TI-RAD 2, 5% ở nhân giáp
TI-RAD 3, 5-20% ở nhân giáp TI-RAD 4, và hơn 20% ở nhân giáp TIRAD 5 [57]. Theo nghiên cứu của Yan Shen và cộng sự, tại điểm cắt là
TI-RAD 5 thì độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên
đốn âm và diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 88,2%, 87,5%,
86,7%, 89 % và 0,88 [54].
Hiện tại ở Việt Nam chúng tôi chưa ghi nhận nghiên cứu nào đánh
giá sự tương quan giữa phân độ ACR TI-RADS và kết quả mơ bệnh học,
vì vậy chúng tơi làm nghiên cứu này để trả lời câu hỏi:
1. Các đặc điểm hình ảnh của nhân giáp trên siêu âm theo phân độ
ACR TI-RADS có giá trị trong chẩn đốn nhân lành tính hay ác
tính như thế nào?
2. Mối tương quan giữa phân độ ACR TI-RADS và kết quả mô bệnh
học ra sao?

.


.

3

.


.


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát giá trị các đặc điểm siêu âm trong chẩn đoán nhân giáp
lành và ác tính.
2. Đánh giá sự tương quan giữa phân độ ACR TI-RADS và kết quả
mô học.

.


.

5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tuyến giáp bình thường
1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm trước phần cổ khí quản. Tuyến
giáp gồm hai thùy phải và trái, trải dài từ vòng sụn thứ 5 lên hai bên sụn
giáp. Hai thùy nối nhau bởi eo tuyến giáp, bắt ngang từ sụn khí quản thứ
1 đến 4. Đơi khi có một phần tuyến giáp hình tam giác gọi là thùy tháp
kéo dài từ bờ trên eo tuyến giáp lên trên. Thùy tháp nằm lệch sang trái so
với đường giữa, và nối với xương móng bằng một dải xơ, là dấu vết của
ống giáp lưỡi [7].
Mỗi thùy bên tuyến giáp dài 5-8,0 cm, rộng 2-4,0 cm, dày 1-2,5cm.
Tuyến giáp bình thường cân nặng 40-42 gam. Địa lý và chủng tộc ảnh
hưởng đến trọng lượng tuyến giáp. Tuyến giáp phụ nữ lúc hành kinh hay
lúc có thai và cho con bú lớn hơn nam giới [7].
Phía trước eo tuyến giáp từ nông vào sâu là da, các mạc cổ và các cơ

dưới móng, sau eo tuyến giáp là sụn khí quản.
Mỗi thùy tuyến giáp tiếp xúc bên trong với sụn giáp, cơ nhẫn giáp, sụn
nhẫn, phần ngoài các sụn khí quản, cơ khít hầu dưới, thực quản. Phía
trước ngồi là cơ ức giáp, cơ vai móng và cơ ức móng nằm trong lá trước
khí quản mạc cổ. Phía dưới trước là phần trước trong của cơ ức đòn
chũm. Phía sau ngồi là bao cảnh và các thành phần của nó [7].

.


.

6

Hình 1.1: Giải phẫu tuyến giáp
“Nguồn: Atlas giải phẫu người H.Netter” [6]
Tuyến giáp nhận nhiều máu từ bốn động mạch chính (hai cặp): Động
mạch giáp trên xuất phát từ động mạch cảnh ngoài. Động mạch giáp
dưới là nhánh của động mạch thân giáp cổ từ động mạch dưới địn.
Ngồi ra thì có thể có động mạch giáp dưới cùng từ thân động mạch tay
đầu hoặc cung mạch chủ. Các tĩnh mạch tuyến giáp tạo nên một đám rối
.


.

7

ở mặt trước ngồi mỗi thùy. Từ đó xuất phát các tĩnh mạch giáp trên và
tĩnh mạch giáp giữa, đổ vào tĩnh mạch cảnh trong, và tĩnh mạch giáp

dưới đổ vào tĩnh mạch cảnh tay đầu hoặc tĩnh mạch cảnh trong [6].

Hình 1.2: Mặt cắt ngang vùng cổ ngang mức C6
“Nguồn: Giải phẫu tuyến giáp và tuyến cận giáp” [16]
Phần lớn bạch huyết tuyến giáp đổ vào các các hạch bạch huyết cổ sâu
trên và dưới.
Tuyến giáp nhận các nhánh thần kinh từ hạch giao cảm cổ trên và thần
kinh lang thang qua thần kinh thanh quản trên.
1.1.2. Mô học tuyến giáp
Đơn vị cấu tạo của tuyến giáp là các nang giáp, mỗi nang giáp thường
có hình cầu hay hình bầu dục với kích thước rất thay đổi, thường trong
khoảng 200m được tạo thành bởi một loại tế bào đáy duy nhất là những
tế bào biểu mơ lập phương, phía trong nang chứa chất keo mà thành

.


.

8

phần chủ yếu là thyroglobulin. Mỗi tiểu thùy gồm 20-40 nang, được bao
bọc bởi bao liên kết chứa mạch máu tiểu thùy [45].
Tế bào biểu mơ lót nang giáp hình lập phương và chỉ có một lớp dựa
lên một màng đáy liên tục bao kín các nang khơng có lỗ hở. Phía mặt
trong tế bào có những nhung mao nhỏ nhơ vào lịng chứa chất keo. Khi
tuyến hoạt động mạnh, những nang giáp nhỏ đi, chất keo giảm, tế bào
nang giáp cao hơn trở thành hình trụ, nhân nằm sát đáy hiện diện những
không bào chứa chất keo trong tế bào. Ngược lại khi hoạt động tuyến
giáp suy giảm, nang giáp lớn hơn chứa chất keo, tế bào tuyến giáp dẹt

xuống, có thể có sự gia tăng mơ đệm.
Trong một số bệnh lý, có hiện diện một loại tế bào nhân tăng sắc dị
dạng bào tương có nhân đó là tế bào Askamazy hay Oncocyte hay tế bào
Hurthle, được nghĩ là một dạng chuyển sản của tế bào nang giáp. Ngồi
ra cịn có những tế bào khác nằm giữa các nang giáp gọi là tế bào cận
nang hoặc tế bào C hoặc tế bào sáng [45].

Hình 1.3 Mơ học tuyến giáp bình thường
1. Tế bào nang tuyến 2. Tế bào cận nang (tế bào C) 3. Vách sợi, mô liên
kết 4. Tiểu tĩnh mạch 5. Mao mạch 6. Tiểu động mạch

.


.

9

1.1.3. Siêu âm tuyến giáp bình thƣờng
Tuyến giáp nằm ở vị trí nơng nên có thể khảo sát bằng siêu âm thang
xám, hiển thị tức thì, độ phân giải cao và bằng Doppler màu với kết quả
thu được về giải phẫu bình thường và tình trạng bệnh lý rõ ràng một cách
đáng kể. Vì thế kĩ thuật này đã giữ vai trị quan trọng trong chẩn đốn
các bệnh lí tuyến giáp.
Một thùy giáp bình thường ở lát cắt ngang có hình tam giác. Tuyến
giáp có cấu trúc đồng nhất, với độ phản âm cao hơn so với các cơ lận
cận, bao quanh bởi viền tăng phản âm mảnh. Vì thế trong phần lớn các
trường hợp dễ phát hiện tổn thương khu trú có phản âm trống hoặc giảm
phản âm [32].
Trên siêu âm cơ ức móng và vai móng xuất hiện dưới dạng những dải

giảm phản âm mỏng nằm trước tuyến giáp, cơ ức địn chũm thì lớn hơn
và hình bầu dục nằm ở phía ngồi tuyến giáp. Cơ dài cổ nằm ở phía sau
mỗi thùy giáp, rất sát với khoang trước cột sống. Thực quản nằm chếch
về mé bên trái [32].
Động mạch và tĩnh mạch giáp trên thấy ở cực trên của mỗi thùy. Tĩnh
mạch giáp dưới thấy ở cực dưới và động mạch giáp dưới nằm ở phía sau
một phần ba dưới mỗi thùy.

.


.

10

Hình 1.4: Cắt ngang tuyến giáp
(SK: da (skin), PM: cơ bám da cổ (plastima muscle), FC: mạc cổ
(fascia cervicalis), SCM: Cơ ức địn chũm (sternocleidomastoid muscle),
SHM: cơ ức móng (sternohyoid muscle), STM: cơ ức giáp (sternothyroid
muscle), ISM: eo giáp, TH: khí quản (trachea), RTL: thùy phải giáp
(right thyroid lobe), LTH : thùy giáp trái (left thyroid lobe), JV: Tĩnh
mạch cảnh , CA: Động mạch cảnh chung, ESP: thực quản, LCM: cơ dài
cổ (longus colli muscle) )
“Nguồn: Thyroid and parathyroid ultrasound” [20]
1.2. Tổn thương tuyến giáp khu trú
1.2.1. Viêm giáp
Viêm giáp có hai loại chính là viêm giáp cấp tính và viêm giáp bán
cấp hoặc mạn tính, vói những triệu chứng lâm sàng riêng biệt. Viêm giáp
bán cấp hoặc mạn tính có nhiều thể bệnh khác nhau như: viêm giáp
Hashimoto, viêm giáp lympho bào, viêm giáp mạn tính khơng đặc hiệu,

viêm giáp hạt (bệnh De Quervarin), viêm giáp Riedel. Những bệnh lý
này thường ảnh hưởng toàn bộ tuyến giáp và gây ra bệnh lý lan tỏa của
tuyến giáp, tuy nhiên trong một số trường hợp chúng có thể xuất hiện
dưới dạng nhân giáp trên nền tuyến giáp bình thường hoặc trên nền viêm

.


.

11

giáp. Đặc điểm siêu âm của các bệnh lý này có thể giống nhau nhưng
chúng có xét nghiệm sinh hóa và biểu hiện lâm sàng khác nhau. Dưới
đây chúng tôi xin trình bày chi tiết hơn về bệnh viêm giáp Hashimoto vì
nó có nguy cơ liên quan đến bệnh lý ác tính.


Viêm giáp Hashimoto:

Được mơ tả lầ đầu vào năm 1912. Bệnh thường gặp ở nữ giới
(nữ/nam: 10/1), thường nhất ở tuổi mãn kinh. Bệnh có liên quan đến cơ
chế tự miễn dịch [2].Tất cả bệnh nhân đều có kháng thể kháng
thyroglobulin và thường có tình trạng nhược giáp.

Hình 1.5: Viêm giáp Hashimoto
“Nguồn: Diagnostic Ultrasound: Obstetrics & Gynecology, Mosby”
[32]
Hình A: Mặt cắt ngang của thùy trái cho thấy nhiều nhân giảm phản
âm nhỏ là sự thâm nhiễm tế bào lymphocủa nhu mơ.

Hình B: Mắt cắt dọc cho thấy tăng dịng chảy trên Doppler năng
lượng. Lưu lượng tăng này có thể cho thấy giai đoạn cấp tính của viêm
tuyến giáp.

.


.

12

Trên siêu âm ghi nhận tuyến giáp phì đại lan tỏa, đồng nhất nhưng hơi
thơ, có phản âm giảm hơn nhu mơ giáp bình thường. Nhiều nhân nhỏ li ti
khó thấy với kích thước từ 1-6m hiện lên càng củng cố chẩn đốn viêm.
Siêu âm doppler đóng một vai trị quan trọng trong việc phân biệt giữa
viêm tuyến giáp Hashimoto và các loại viêm giáp khác [32].
Đôi khi, viêm giáp Hashimoto dạng nhân có thể xảy ra, trên nền viêm
giáp Hashimoto lan tỏa hoặc trong nhu mơ giáp bình thường, những

nhân này có thể cần làm FNA để xác định chẩn đốn.
Hình 1.6: Viêm giáp Hashimoto dạng nhân giáp.
“Nguồn: Diagnostic Ultrasound: Obstetrics & Gynecology, Mosby”
[32]
Viêm giáp Hashimoto cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc
các bệnh lý ác tính tuyến giáp như ung thư biểu mơ dạng nhú hoặc dạng
nang và ung thư lymphơm giáp.
1.2.2. Phình giáp nhân, nang giáp.
Là loại thường gặp nhất, đặc biệt ở bệnh nhân nữ. Bệnh nhân không
rối loạn chức năng tuyến giáp. Có ba nhóm ngun nhân chính gây bệnh:
thiếu iode trong thực phẩm; rối loạn thần kinh-nội tiết ở trẻ gái dậy thì, ở


.


.

13

phụ nữ mãn kinh hoặc trong thai kì; do dùng quá nhiều thực phẩm chứa
cyanates và những chất có tác dụng chống nội tiết [2].
Phình giáp nhân (khơng độc): cịn gọi là phình giáp hạt. Là giai đoạn
sau của phình giáp đơn thuần. Mơ giáp có thể có một nhân, nhưng
thường có nhiều nhân, kích thước và vị trí rất khác nhau trong mơ tuyến,
có 4 đặc điểm chính: có cục, xuất huyết, hóa nang, hóa can-xi [2].
Nang giáp: hầu hết là do hiện tượng thối hóa nang của một nhân
trong bệnh phình giáp nhân. Hiếm hơn có thể từ một u thật [2].
Trên hình ảnh siêu âm, hầu hết các nhân phình giáp đồng phản âm với
nhu mơ tuyến giáp, nhưng có thể tăng phản âm do hiện diện nhiều giao
diện giữa các tế bào và chất keo. Đôi khi có hình thái giảm phản âm
dạng xốp. Khi nhân tăng hay đồng phản âm, thường thấy một quầng
mỏng giảm phản âm ở ngoại vi, rất có thể là do mạch máu quanh nhân
hay do phù nề nhẹ hoặc do chèn ép nhu mơ bình thường lân cận. Những
thay đổi thối hóa của nhân phình giáp tương ứng với các hình thái trên
siêu âm của chúng.
+ Những vùng trống âm hoàn toàn là do thanh dịch hoặc chất keo.
+ Dịch có phản âm hoặc mức dịch có chuyển động tương ứng với
xuất huyết.
+ Các đốm tăng phản âm kèm ảnh giả đuôi sao chổi do các vi tinh
thể hoặc chất keo đặc tạo ra, chúng cũng có thể di chuyển chậm, giống
như bông tuyết, trong chất lỏng.

+ Các vách ngăn mỏng bên trong nang có thể tương ứng với những
dải mơ tuyến giảm thấu.
+ Các q trình thối hóa này cũng có thể dẫn đến sự hình thành vơi
hóa, có thể là mỏng ở ngoại vi (dạng vỏ trứng) hoặc các nốt vơi hóa thơ
thơ có bóng lưng.

.


×