Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRẦN THỊ TÚ TRINH

MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ
VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH SUY THẬN
MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ

Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng

TP Hồ Chí Minh – Năm 2017



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

Trần Thị Tú Trinh

MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN GIAI
ĐOẠN CUỐI CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ LỆ
GS.TS. FAYE I. HUMMEL

Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng
Mã số: 60.72.05.01

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Trần Thị Tú Trinh


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
Mục tiêu tổng quát .....................................................................................................3
Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................3
CHƢƠNG 1 .............................................................................................................. 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................ 4
1.1 Tổng quan về suy thận ......................................................................................... 4
1.2 Tổng quan về chất lượng cuộc sống .................................................................. 11
1.3 Tổng quan về rối loạn giấc ngủ ......................................................................... 14
1.4 Nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống ở người bệnhsuy
thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ. ..................................................................... 15
1.5 Mơ hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu .................................................... 17
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 20
2.3 Các biến số nghiên cứu và thang đo .................................................................. 22
2.4 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 28
KẾT QUẢ ................................................................................................................ 30
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 30
3.2 Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận
nhân tạo định kì…………………………………………………………………...31


3.3 Điểm số chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy
thận nhân tạo định kỳ. ............................................................................................. 33
3.4 Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người
bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ ............................... 34
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 39
4.1 Đặc điểm chung ở nhóm nghiên cứu ................................................................. 39
4.2 Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận
nhân tạo định kỳ. ...................................................................................................... 41
4.3 Điểm số chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy
thận nhân tạo định kỳ.. ............................................................................................. 46
4.4 Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người
bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ. .............................. 50

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 57
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 599
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

CLCS

Chất lượng cuộc sống

CLGN

Chất lượng giấc ngủ

KDQOL-SF

Kidney Disease Quality of Life – Short Form

PSQI

Pittsburgh Sleep Quality Index

TPHCM


Thành phố Hồ Chí Minh

STM

Suy thận mạn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại bệnh thận mạn dựa vào mức lọc cầu thận theo hội thận học
quốc gia Hoa Kỳ 2012………………………………………………………..…....06
Bảng 1.2. Hệ số Cronbach’s alpha từng thành phần………………………………15
Bảng 2.1 Cách tính điểm chất lượng giấc ngủ theo PSQI…………………………23
Bảng 2.2 Cấu trúc thang điểm KDQOL-SF ……………………………………….28
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi………………………….……...30
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, nghề nghiệp, nơi ở, tình trạng
hơn nhân, tình trạng kinh tế…………………………………………………...……30
Bảng 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian chạy thận nhân tạo….…...31
Bảng 3.4 Tỷ lệ người bệnh có rối loạn giấc ngủ ở nhóm nghiên cứu……………..31
Bảng 3.5 Các thành phần đánh giá chất lượng giấc ngủ theo PSQI………….……32
Bảng 3.6 Điểm chất lượng cuộc sống theo thang đo KDQOL-SF…………………32
Bảng 3.7 Điểm số sức khỏe thể chất theo thang đo KDQOL-SF……………….…32
Bảng 3.8 Điểm số sức khỏe tinh thần theo thang đo KDQOL-SF………………...33
Bảng 3.9 Tác động bệnh thận theo thang đo KDQOL-SF…………………………33
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với một số yếu tố……….……34
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa chất lượng chất lượng cuộc sống với một số yếu
tố…………………………………………………………………………………....35
Bảng 3.12 Liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống với rối loạn giấc ngủ….36
Bảng 3.13 Liên quan giữa sức khỏe thể chất với chất lượng giấc ngủ………….…36
Bảng 3.14 Liên quan giữa sức khỏe tinh thần với chất lượng giấc ngủ…………...37

Bảng 3.15 Liên quan giữa tác động bệnh thận với chất lượng giấc ngủ…………..37


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mơ hình học thuyết chất lượng cuộc sống đã được bổ sung dựa trên mơ
hình đã được đặt ra bởi Wilson và Cleary năm 1995…………………….…….…..18


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận - tiết niệu mạn tính, làm suy giảm
chức năng thận một cách từ từ và không hồi phục. Cuối cùng người bệnh phải điều
trị bằng các liệu pháp thay thế thận. Năm 2007 tỷ lệ bệnh suy thận mạn giai đoạn
cuối là 6%, trong khi tỷ lệ tăng dân số thế giới chung là 1,2%, tỷ lệ này khác nhau
giữa các quốc gia [6].Trong năm 2008 có 362 người bệnh mới mắc bệnh thận giai
đoạn cuối trên một triệu dân, trong đó chỉ có 57,2 người bệnh trên 1 triệu dân được
ghép thận, còn lại 92% người bệnh lọc máu ở các trung tâm, 1% lọc máu tại nhà,
7% thẩm phân phúc mạc [52]. Theo thống kê sơ bộ vào năm 2002, tại Việt Nam
hàng năm có khoảng 1.000 người bệnh suy thận mới và khoảng 10.000 người bệnh
đang được điều trị thay thế thận, tỷ lệ người bệnh suy thận ở các giai đoạn là
3.38[36]. Theo số liệu thống kê năm 2014, hiện ở Việt Nam có khoảng 6 triệu người
bị bệnh thận mạn chiếm 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 người bệnh ở
tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế. Trên thực tế, tỉ lệ này
có thể cao hơn và ngày càng gia tăng [23].
Đã có những tiến bộ trong việc điều trị và điều dưỡng đối với bệnh thận mạn
giai đoạn cuối, mục đích của việc điều trị là để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh vì
gánh nặng của việc sống sót mà khơng làm được việc, khơng thoải mái, khơng có
một đời sống xã hội bình thường làm cho người bệnh cảm thấy cuộc sống trở nên
vô nghĩa.
Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến hiện nay

bằng việc sử dụng màng lọc bán thấm để lọc các sản phẩm giáng hóa nội sinh trong
máu khi thận khơng cịn đủ khả năng để làm công việc này nhằm kéo dài sự sống
cho người bệnh. Song song đó, vấn đề chạy thận cũng tạo ra một áp lực đáng kể về
mặt tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như sự
lo lắng về mặt kinh tế khơng có bảo hiểm y tế hoặc giá trị bảo hiểm y tế hạn chế, lo
lắng khơng có thời gian để chạy thận và việc chạy thận sẽ ảnh hưởng đến việc chăm
sóc cho các thành viên trong gia đình, cảm giác sốc và sợ hãi, cảm thấy là bản thân


2
là kẻ bệnh tật và cuộc sống khơng cịn ý nghĩa, sợ đau, sợ bị người khác thương hại,
sợ trở thành kẻ tàn phế..v.v. Tất cả những yếu tố tâm lý đó sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ
đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của điều
trị.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, rối loạn giấc ngủ là một vấn đề thường gặp
ở người bệnh suy thận mạn chạy thận nhân tạo gây nhiều hậu quả đến sức khỏe,
tâm lý, khả năng làm việc của người bệnh [38], [20], [49]… làm giảm chất lượng
cuộc sống, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh chính. Chất lượng cuộc
sống là một phạm trù khá rộng, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có yếu
tố mơi trường, tình trạng xã hội và cá nhân, chất lượng giấc ngủ và các triệu chứng
của bệnh [49]. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh suy thận
mạn tính lọc máu chu kỳ, đặc biệt là cải thiện giấc ngủ đang được nhiều nhà khoa
học trên thế giới quan tâm. Các nghiên cứu trên thế giới cũng đã cho thấy tỷ lệ
người bệnhbị rối loạn giấc ngủ lên đến 45 – 80% [38].
Cho đến nay, tại Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về chất lượng
giấc ngủ và chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy
thận nhân tạo định kỳ [20],[16]. Nhưng trong những nghiên cứu này, tác giả chưa
làm rõ được mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ Pittsburgh và chất lượng cuộc
sống của người bệnh. Với mong muốn cung cấp những thông tin quan trọng về chất
lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnhchạy thận nhân tạo, từ đó

xác định mối liên quan giữa 2 vấn đề này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy
thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ”. Kết quả của nghiên cứu sẽ là
những thông tin quan trọng giúp đội ngũ cán bộ y tế đặc biệt là cán bộ điều dưỡng
thiết lập các kế hoạch chăm sóc giúp người bệnhcó một cuộc sống tốt hơn. Để tiến
hành thực hiện đề tài, chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu như sau:
1. Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ và điểm số chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy
thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ như thế nào?


3
2. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống chất lượng giấc ngủ ở người bệnh
suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ rối loạn giấc ngủ, điểm số chất lượng cuộc sống của người
bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ và mối liên quan giữa
hai yếu tố trên.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối
chạy thận nhân tạo định kỳ bằng bộ câu hỏi chỉ số chất lượng giấc ngủ
Pittsburgh.
2. Xác định điểm số chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn
cuối chạy thận nhân tạo định kỳ bằng bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống và
bệnh thận (Kidney Disease Quality of Life Short-Form-KDQOL SF).
3. Xác định mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống ở
người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh
viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2017.



4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về suy thận
1.1.1 Định nghĩa
1.1.1.1 Suy thận mạn
Suy thận mạn (STM) là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận-tiết niệu mạn
tính làm chức năng thận giảm sút dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận
bị tổn thương và mất chức năng không hồi phục. STM gây ra mức lọc cầu thận
giảm, urê và creatinin máu tăng, rối loạn cân bằng nước-điện giải, rối loạn cân bằng
kiềm-toan và rối loạn các chức năng nội tiết khác của thận [11].
Trong quá trình tiến triển của STM có từng đợt nặng lên và cuối cùng dẫn đến
suy thận giai đoạn cuối, lúc này hai thận mất chức năng hồn tồn, địi hỏi phải điều
trị thay thế thận [11].
Theo Hội thận học quốc gia Hoa Kỳ (NKF/KDIGO), STM được xác định khi
mức lọc cầu thận dưới 90 ml/phút/1,73m2 da và kéo dài trên 3tháng. Tổn thương
thận được xác định bởi các bất thường về sinh bệnh học như rối loạn nước tiểu và
rối loạn các xét nghiệm máu hay hình ảnh tế bào học [8].
1.1.1.2 Suy thận mạn giai đoạn cuối
STM giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của STM, biểu hiện lâm sàng do tình
trạng tích tụ các độc chất, nước và điện giải bình thường thải qua thận gây nên hội
chứng Urê huyết cao. Tình trạng này sẽ gây tử vong trừ khi người bệnh được áp
dụng các biện pháp điều trị thay thế thận (thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và
ghép thận). STM giai đoạn cuối khi có sự hiện diện của tổn thương thận và mức độ
chức năng thận khi độ lọc cầu thận <15ml/phút/1.75m2 da [8], [48].
1.1.2. Nguyên nhân
1.1.2.1 Ở nước ngoài


5

- Các bệnh viêm cầu thận, viêm thận bể thận ở các nước Âu Mỹ giảm đi rõ rệt, các
bệnh lý thận bẩm sinh di truyền không thay đổi. Trong khi đó bệnh thận mạn do các
bệnh mạch máu thận, đái tháo đường tăng lên đáng kể.
- Ở khu vực châu Á thì viêm cầu thận mạn và viêm thận bể thận
mạn vẫn là hai nguyên nhân chính dẫn đến STM [25], [61].
1.1.2.2 Tại Việt Nam:
- Theo tác giả Nguyễn Văn Xang, Đỗ Thị Liệu, nguyên nhân của STM được chia
thành các nhóm dưới đây [26]: Bệnh viêm cầu thận mạn bao gồm do viêm cầu thận
cấp dẫn đến, do hội chứng thận hư, do viêm cầu thận ở người bệnh lupus ban đỏ hệ
thống, bệnh thận đái tháo đường, Scholein Henoch, ... Nhóm này chiếm khoảng
40% nguyên nhân của STM.
+ Bệnh viêm thận bể thận mạn chiếm tỷ lệ 30%.
+ Bệnh mạch máu thận bao gồm xơ mạch thận lành tính hoặc ác tính, huyết khối vi
mạch thận, viêm quanh động mạch dạng nút, tắc tĩnh mạch thận.
+ Bệnh thận bẩm sinh di truyền hoặc không di truyền bao gồm thận đa nang, loạn
sản thận, hội chứng Alport, bệnh thận chuyển hóa.
- Theo tác giả Võ Tam, nghiên cứu tình hình và đặc điểm STM ở người trưởng
thành trong một số vùng thuộc tỉnh Thừa thiên Huế cho thấy nguyên nhân gây STM
do viêm thận bể thận mạn chiếm tỷ lệ 55,0%; còn nguyên nhân gây STM do viêm
cầu thận mạn chiếm tỷ lệ 37,5% [25], [17].
1.1.3. Dịch tễ học của bệnh suy thận mạn
1.1.3.1 Ngoài nước
Tỷ lệ mắc bệnh STM có xu hướng gia tăng theo thời gian, tỷ lệ này khác
nhau giữa các nước và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tại Úc, tỷ lệ người bệnh
STM giai đoạn cuối tăng từ 14.275 người bệnh trên một triệu dân năm 2004 lên
17.168 người bệnh trên một triệu dân 2008 [65]. Tại Nhật Bản, tỷ lệ người bệnh
STM giai đoạn cuối tăng từ 236.334 người bệnh trên một triệu dân năm 2004 lên
271.471 người bệnh năm 2008[34, 65]. Tại Malaysia, tỷ lệ người bệnh STM giai



6
đoạn cuối tăng từ 121 người bệnh trên một triệu dân năm 2005 lên 183 người bệnh
trên một triệu dân năm 2010 [62].
1.1.3.2 Trong nước
Tại Việt Nam, đến năm 2008, ước tính có khoảng 100-150 người bệnh STM
giai đoạn cuối mắc mới trên một triệu dân. Phân bố tỷ lệ theo giới thì nữ khoảng
63% và nam 37% [36].
Trong nghiên cứu về mơ hình bệnh lý tại khoa thận tiết niệu BV Bạch Mai từ
2008 – 2010, tác giả Vương Tuyết Mai cho thấy tỷ lệ STM vào điều trị chiếm 60,9
% số người bệnh điều trị nội trú [14].
Theo số liệu thống kê của BV Nhân dân 115 TPHCM, tổng số người
bệnhsuy thận đang chạy thận nhân tạo của cả nước tính đến tháng 2/2009 đã gần
6.000 người. Trong đó TPHCM có gần 2.000 người bệnh (chiếm 32%). Cả thành
phố có 336 máy chạy thận nhân tạo phân bố ở 19 BV nhưng gần như khơng ngừng
hoạt động [13].
Tính đến đầu năm 2010, tổng số người bệnh suy thận đang chạy thận nhân
tạo của cả nước đã trên 6.000 người. Trong đó TPHCM có hơn 2.000 người bệnh,
chiếm 32%. Tại BV Chợ Rẫy TPHCM, số người bệnh suy thận được khám và điều
trị cũng không ngừng tăng lên trong các năm. Mỗi ngày phải chạy thận nhân tạo
trung bình hơn 200 người bệnh, chưa kể có tới 30-40 người bệnhsuy thận phải cấp
cứu/ngày. Tại một số BV như An Sinh, Nhân dân Gia Định, Bình Dân, Đa khoa Củ
Chi… lượng người bệnh suy thận mãn đến điều trị và chạy thận nhân tạo cũng
không ngừng tăng lên [3].
1.1.4. Các giai đoạn của suy thận mạn tính
Theo Hội thận học Hoa Kỳ 2012 (NKF/KDIGO-2012), các giai đoạn của STM
được chia thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn
1

Đánh giá

STM với mức lọc cầu thận bình thường hoặc tăng

Mức lọc cầu
thận
≥ 90


7
STM với mức lọc cầu thận giảm nhẹ

2
3

3a
3b

STM với mức lọc cầu thận giảm vừa

60 – 89
45 -59
30 – 44

4

STM với mức lọc cầu thận giảm nặng

15 – 29

5


STM với mức lọc cầu thận rất nặng

< 15

Bảng 1.1. Phân loại bệnh thận mạn dựa vào mức lọc cầu thận theo hội thận học
quốc gia Hoa Kỳ-2012[47].
1.1.5 Điều trị bảo tồn
Trong giai đoạn sớm của bệnh thận mạn điều trị bao gồm chế độ dinh
dưỡng, thuốc và điều trị nguyên nhân. Các biện pháp này được gọi là điều trị bảo
tồn. Mục đích của điều trị bảo tồn là đảm bảo cho người bệnh giữ được chức năng
thận còn lại với thời gian dài nhất có thể được, nhờ vào giữ được hằng định nội mơi
mặc dù có giảm chức năng thận. Để đạt được mục đích của điều trị bảo tồn, cần
thiết phải nhắm đến các mục tiêu sau:
- Cần phải làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mạn.
- Giảm thiểu sự tích lũy của ure và những độc tố thuộc ure.
- Kiểm soát tốt tăng huyết áp.
- Ngăn ngừa xơ vữa và biến chứng tim mạch.
- Giữ được cân bằng nước điện giải và canxi, phốt pho.
- Tránh sự thiểu dưỡng và giữ gìn tốt hơn chất lượng sống của người bệnh. Các biện
pháp điều trị bảo tồn bao gồm: tiết thực, điều trị tăng huyết áp, điều trị thiếu máu, dự
phòng các rối loạn canxi phốt pho, điều trị tăng acid uric máu và dự phòng những tai
biến do thuốc và hướng tới sử dụng các loại thuốc làm chậm xơ hóa thận [25].
1.1.6 Các phƣơng pháp điều trị thay thế thận
1.1.6.1 Chỉ định điều trị thay thế thận.
Hầu hết người bệnh mắc bệnh STM tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối
đều phải điều trị thay thế ngoại trừ trường hợp người bệnh từ chối. Phương pháp


8
điều trị thay thế thận cho người bệnh STM bao gồm chạy thận nhân tạo, lọc màng

bụng và ghép thận [1], [2, 4].
Việc xác định sớm những người bệnh cần điều trị thay thế là quan trọng, bởi
vì việc chuẩn bị chu đáo có thể giảm tỷ lệ bệnh tật và cũng cho phép người bệnh và
gia đình chuẩn bị tâm lý tốt. Chỉ định điều trị thay thế thận suy khi mức lọc cầu thận
< 15ml/phút. Việc lựa chọn biện pháp điều trị thay thế nào: lọc máu (thận nhân tạo
hoặc lọc màng bụng) hoặc ghép thận dựa vào các tiêu chí như nguyên nhân gây
bệnh, các bệnh đi kèm, tình trạng tim mạch, điều kiện kinh tế xã hội... [7]
1.1.6.2 Các phƣơng pháp điều trị thay thế thận
Có nhiều phương pháp điều trị thay thế thận cho người bệnh STM, bao gồm
chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận.
1.1.6.2.1 Lọc màng bụng
Lọc màng bụng là phương pháp lọc máu sử dụng màng bụng làm màng lọc,
khoang màng bụng là khoang dịch lọc, khoang máu là máu chảy trong lòng mạch
máu của màng bụng. Trao đổi các chất giữa máu và dịch lọc được thực hiện qua
màng bụng theo nguyên lý khuyếch tán riêng phần và thẩm thấu. Lọc màng bụng
cấp thường được lựa chọn khi không có thận nhân tạo, hoặc người bệnh có chống
chỉ định thận nhân tạo do bệnh lý tim mạch nặng, có rối loạn huyết động, hoặc rối
loạn đông máu không cho phép dùng heparin.
Lọc màng bụng cấp cũng được chỉ định trong nhiễm độc cấp một số chất,
như bacbiturat, kim loại nặng, để loại bỏ các chất độc này ra khỏi máu của người
bệnh. Lọc màng bụng liên tục ngoại trú được chỉ định cho những người bệnh STM
có mức lọc cầu thận <15 ml/ph, và có những lý do khơng cho phép lọc máu bằng
thận nhân tạo, như có bệnh lý tim mạch nặng, rối loạn huyết động, rối loạn đông
máu không cho phép sử dụng heparin, không tạo được lỗ thông động-tĩnh mạch cho
lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, người bệnh xa các trung tâm lọc máu khơng có
điều kiện lọc máu ngồi cơ thể.


9
Lọc màng bụng được chống chỉ định trong các trường hợp đang có nhiễm

khuẩn phúc mạc, dính phúc mạc do mổ cũ hoặc chấn thương cũ, xơ hóa phúc mạc,
Người bệnh đã cắt đoạn ruột, có thốt vị cơ hồnh hoặc thốt vị thành bụng hoặc
thốt vị bẹn, có các khối u trong ổ bụng, khơng có khả năng tn thủ các yêu cầu kỹ
thuật, người bệnh có bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính nặng (COPD).
Lọc màng bụng có thể gặp một số biến chứng như viêm phúc mạc, nhiễm
khuẩn chỗ ra của ống thông, tắc ống thông, tăng glucose máu, giảm protein máu
nặng [12].
Ngoài ra, ưu điểm của phương pháp này là người bệnh có thể tự thực hiện tại
nhà. Có thể sử dụng thuốc ít hơn và ăn một chế độ ăn uống ít hạn chế hơn với chạy
thận nhân tạo.
1.1.6.2.2 Ghép thận:
Khi suy thận chuyển sang giai đoạn cuối, thận bị tổn thương đến mức khơng thể
thực hiện được chức năng của mình. Cấy ghép thận là giải pháp điều trị suy thận tối
ưu nhất bằng cách ghép một thận của người khác vào cơ thể người bệnh nhằm thay
thế hoạt động cho những quả thận của người bệnh đã mất chức năng [27]. Việc cấy
ghép có khả năng mang lại cuộc sống tích cực hơn và sống lâu hơn, không bị hạn
chế bởi việc thẩm tách cũng như chế độ ăn kiêng.
Tuy nhiên, người bệnh có bệnh kèm theo như ung thư đang điều trị, bệnh mạch
vành nặng, suy tim nặng sẽ không được áp dụng phương pháp này. Việc tìm được
người hiến thận và chi phí cho cuộc ghép thận là vấn đề khó khăn trong q trình
điều trị. Nếu được ghép thận, thận mới cần được chăm sóc suốt đời. Nghĩa là sau ca
cấy ghép, người bệnh cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt phần đời cịn
lại của mình và mỗi loại thuốc đều có những lợi ích và rủi ro nhất định cuả nó [9].
Nhiều tác dụng phụ khơng kéo dài và có liên quan đến liều lượng, bao gồm: sưng
phù mặt và cơ thể, tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân, thay đổi tâm trạng, nổi mụn,
yếu cơ, run tay, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, tiêu chảy, lồi nướu và nhiễm trùng nướu.
Các tác dụng phụ khác nghiêm trọng hơn như: tăng huyết áp, nguy cơ nhiễm trùng,


10

nguy cơ mắc bệnh ung thư đặc biệt là ung thư da, mức đường huyết cao, mức
cholesterol cao…
1.1.6.2.3 Thận nhân tạo
Thận nhân tạo là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể, bằng cách tạo một vịng
tuần hồn ngồi cơ thể, dẫn máu ra bộ lọc để lọc các sản phẩm cặn chuyển hóa và
nước dư thừa, rồi máu được dẫn trở lại cơ thể. Quá trình lọc máu bằng thận nhân tạo
dựa trên hai cơ chế cơ bản là khuyếch tán riêng phần và siêu lọc, thêm vào đó cơ
chế dòng đối lưu làm tăng khả năng lọc các chất trong quá trình lọc.
Chỉ định thận nhân tạo cấp trong các trường hợp suy thận cấp hoặc đợt suy sụp
cấp tính chức năng thận của STM, quá tải thể tích đe dọa phù phổi cấp
Lọc máu bằng thận nhân tạo cấp cũng được chỉ định trong nhiễm độc cấp một số
chất, như bacbiturat, kim loại nặng, để loại chất độc ra khỏi máu người bệnh.
Chạy thận nhân tạo định kỳ được chỉ định khi suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu
thận <15 ml/ph.
Tuy nhiên, những người bệnh có bệnh tim mạch nặng, người bệnh đang trong
tình trạng trụy tim mạch, sốc, nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim nặng, người
bệnh có rối loạn đơng máu khơng cho phép sử dụng heparin, các người bệnh bị ung
thư giai đoạn cuối, các người bệnh không làm được cầu nối động-tĩnh mạch thì
khơng được áp dụng phương pháp này [12].
Biến chứng gây ra bởi việc chạy thận nhân tạo với những lý do khác nhau vẫn
tồn tại như một thách thức trong qua trình điều trị thay thế thận. Các biến chứng bao
gồm:
Các biến chứng gần [10],[30]
• Tụt huyết áp: là biến chứng thường gặp nhất chiếm khoảng 20-30%
• Chuột rút: cũng thường gặp. Có thể do mất natri hoặc calci.
• Chảy máu, tụ máu
• Nhức đầu, buồn nơn, đau ngực, đau lưng.
- Các biến chứng liên quan đến lọc máu kéo dài [10],[30]



11
+ Tim mạch: tăng huyết áp khó kiểm sốt, suy tim, thiếu máu cơ tim…
+ Hô hấp: phù phổi mãn tính, xơ hóa phổi, tràn dịch màng phổi…
+ Thiếu máu mãn tính: mất máu, vỡ hồng cầu…
+ Lỗng xương: do thiếu 1,25 -Dihydroxy cholecalciferol, hậu quả của cường tuyến
cận giáp, ngồi ra cịn do những ngun nhân khác như: sự tích tụ nhơm trong q
trình chạy thận, vai trị của toan máu, giảm photpho máu.
+ Nhiễm virus viêm gan, HIV.
1.2 Tổng quan về chất lƣợng cuộc sống
1.2.1 Định nghĩa
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới 1946 [69] (World Health
Organization) định nghĩa chất lượng cuộc sống (CLCS) là “Sự đo lường các mối
quan hệ về thể chất và tinh thần, sự tự hài lòng và mức độ hoạt động độc lập của cá
nhân cũng như sự tác động của các mối quan hệ này với đặc tính nổi bật trong
hồn cảnh sống của người đó”. Mặt khác, tổ chức y tế thế giới cũng định nghĩa về ý
nghĩa của sức khỏe như sau: “ Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về cả
vật chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn giản là khơng có bệnh tật”.
Theo tác giả Oleson, M: CLCS là mức độ hài lòng, thỏa mãn của con người
trong lĩnh vực mà họ cho là quan trọng nhất trong cuộc sống. Đây là một khái niệm
rộng và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình trạng kinh tế, chỗ ở, việc làm, tơn
giáo, chính sách trợ cấp xã hội và tình trạng sức khỏe [58]…
Dù chưa có sự thống nhất nhưng qua một số định nghĩa vừa nêu, ta nhận thấy
rằng CLCS là một khái niệm chủ quan, thay đổi với từng cá nhân và môi trường
sống của họ. Đó là cách sống, cách cảm nhận, đánh giá cuộc sống hay nói cách
khác, cách định cho cuộc sống một giá trị nào đó. Nhìn chung, CLCS là một tình
trạng tinh thần hơn là sức khỏe thể chất đơn thuần, phản ánh sự thoải mái, sảng
khoái và những phản ứng chủ quan đối với sức khỏe, phản ánh mối quan hệ gia
đình, hoạt động xã hội, nghề nghiệp, đời sống tinh thần, sự sáng tạo, niềm hy vọng,
sự thành đạt [58], …



12
1.2.2 Tầm quan trọng của việc đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống
CLCS có vai trị quan trọng trong việc đo lường tác động của bệnh tật trên
sức khỏe, đặc biệt là ở người bệnh có các bệnh mạn tính; mặt khác CLCS cịn dự
đốn tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong trên dân số người bệnh chạy thận nhân tạo.
Đánh giá CLCS của người bệnh như một sự bổ sung cho việc đánh giá các chỉ số
lâm sàng đang trở thành yếu tố quan trọng [45].
Ngoài ra, đo lường CLCS của người bệnh sẽ giúp giám sát tiến độ trong việc
đạt được mục tiêu y tế. Phân tích số liệu và giám sát CLCS của người bệnh có thể
xác định và phân nhóm sức khỏe, giúp hướng dẫn can thiệp để cải thiện sức khỏe
của họ đồng thời ngăn chặn được những hậu quả nghiêm trọng hơn [43]. Tuy nhiên,
các bác sĩ thường ít khi quan tâm đến khả năng lao động hoặc trạng thái tâm lý của
Người bệnh mà chỉ tập trung quan tâm vào các biến số liên quan đến lâm sàng như
huyết áp, nhịp tim và các chỉ số sinh hóa như đường huyết, bilan mỡ máu… Còn
điều dưỡng, mối bận tâm thường xuyên của họ là tình trạng thể chất, sinh lý, dấu
hiệu sinh tồn, thực hiện y lệnh của bác sĩ và cũng ít quan tâm đến tâm lý, tình cảm
và suy nghĩ của người bệnh. Hơn nữa, bản thân người bệnh cũng rất mong muốn có
một cuộc sống khỏe mạnh, có khả năng lao động và một cuộc sống độc lập, họ
mong muốn sự năng động và cảm nhận được hạnh phúc khi không phải sống phụ
thuộc vào các yếu tố như con người hoặc mơi trường [63]. Vì những lý do như vậy
các nhà nghiên cứu quan tâm và đo lường CLCS của họ thường xuyên hơn.
Đánh giá CLCS trở thành bắt buộc như một biện pháp đánh giá hiệu quả
điều trị ở nhiều loại bệnh khác nhau, như bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh tim mạch
[32], bệnh ác tính [50], bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [46], và nhiễm virut gây suy
giảm miễn dịch [67]. Ở người bệnh suy thận, CLCS không chỉ cung cấp các thông
tin quan trọng về cuộc sống hàng ngày mà còn cho biết các nhận thức về tình trạng
chức năng. Điểm số CLCS ở những người bệnh suy thận đã được chứng minh thấp
hơn so với dân số chung và chất lượng cuộc sống càng giảm ở người bệnh suy thận
có mức lọc cầu thận càng giảm [64].



13
Nhiều nghiên cứu cho thấy trợ cấp xã hội có thể ảnh hưởng đến kết quả lâm
sàng ở nhiều bệnh mạn tính, như bệnh tim mạch, viêm gan và các bệnh ác tính [31],
[32], [50]. Mối quan hệ giữa trợ cấp xã hội và sự sống còn ở người bệnh suy thận
mạn chưa được nghiên cứu rộng rãi. McClellan và cộng sự đã chứng minh rằng
người bệnh lọc máu có trợ cấp xã hội nhiều hơn có tiên lượng tốt hơn so với những
người khơng có trợ cấp xã hội [56].
1.2.3 Tổng quan thang đo điểm số chất lƣợng cuộc sống và suy thận mạn đang
chạy thận nhân tạo.
Bộ câu hỏi Kidney Disease Quality of Life – Short Form (KDQOL-SF) bao gồm 2
phần: phần trọng tâm chính là thang khảo sát SF-36 đánh giá 8 lĩnh vực CLCS của
người bệnh, phần bổ sung là thang khảo sát tác động bệnh thận tập trung vào mối
quan tâm tác động của người bệnh ảnh hưởng tới 11 lĩnh vực đời sống-xã hội của
dân số người bệnh suy thận mạn chạy thận nhân tạo.
Thang điểm SF-36 đánh giá CLCS: gồm 8 lĩnh vực/36 câu hỏi: Hoạt động
chức năng (10 câu hỏi), giới hạn hoạt động chức năng (4), cảm nhận đau đớn (2), tự
đánh giá sức khỏe tổng quát (5), sức khỏe liên quan đến cảm nhận sức sống (5), giới
hạn hoạt động do tâm lý (3), sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội (2), Sức khỏe
tinh thần tổng quát (4), 8 lĩnh vực này được chia thành 2 thành phần là sức khỏe thể
chất và sức khỏe tinh thần.
Thang điểm đánh giá tác động bệnh thận: gồm 11 lĩnh vực/43 câu hỏi: Triệu
chứng/vấn đề (12 câu hỏi), ảnh hưởng bệnh thận lên cuộc sống hằng ngày (8); gánh
nặng của bệnh thận (4), chức năng nhận thức (3), chất lượng giao tiếp xã hội(3),
chức năng tình dục (2), giấc ngủ (4), hỗ trợ xã hội (2), tình trạng làm việc (2), sự hài
lòng của người bệnh với chất lượng điều trị, chăm sóc của nhân viên (1) và sự
khuyến khích của nhân viên (2).
Độ tin cậy: Bộ câu hỏi đã được dịch sang nhiều ngơn ngữ khác nhau, mỗi lĩnh
vực có độ tin cậy (Cronbach’s alpha) dao động từ 0,7-0,9 [28].



14
1.3 Tổng quan về rối loạn giấc ngủ
1.3.1 Định nghĩa giấc ngủ
Giấc ngủ là trạng thái giảm hoạt động vận động và sự cảnh tỉnh làm thay đổi
nhiều hoặc ít một cách thường xun tình trạng thức ở các lồi động vật cao cấp.
Kèm theo những thay đổi các chức năng cơ thể khác nhau, đặc biệt là chức năng
của hệ thống thần kinh thực vật cũng như các thay đổi trong hoạt động điện não
[21].
1.3.2 Rối loạn giấc ngủ
1.3.2.1 Định nghĩa
Rối loạn giấc ngủ (RLGN) là tình trạng bất thường về thời gian, thời điểm và
chất lượng của giấc ngủ do những nguyên nhân khác nhau [29]. Những RLGN
thường gặp là: mất ngủ, ngủ nhiều hoặc rối loạn nhịp thức – ngủ tồn tại trong một
thời gian nhất định [20].
1.3.2.2 Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Yếu tố tâm lý: căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng.
Bệnh lý: tim mạch (mạch vành, loạn nhịp tim, suy tim), hô hấp (hen phế quản,
ngưng thở khi ngủ), đau mạn tính, bệnh nội tiết (đái tháo đường, cường giáp), tâm
thần kinh (trầm cảm, loạn thần), rối loạn lo âu, hội chứng cai thuốc, rượu..
Mất ngủ do sử dụng một số thuốc: chống động kinh, hạ huyết áp nhóm ức chế
giao cảm, lợi tiểu hoặc nhóm steroid, thuốc hưng phấn thần kinh.
Mơi trường ngủ: nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn. [4]
Năm 2004, Eduard A. Iliescu và cộng sự đã chứng minh được mối liên quan
giữa RLGN và bệnh STM: 53% người bệnh STM có giấc ngủ kém. Do đó, STM
cũng là một nguyên nhân nằm trong nhóm bệnh lý gây RLGN.[37]
1.3.3 Tổng quan thang đo chất lƣợng giấc ngủ Pittsburgh và suy thận mạn
(Pittsburgh sleep quality index)
Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) được phát triển vào năm 1989 là

thang đo thông dụng và được sử dụng phổ biến nhất trên toàn cầu [35], [42], [41],


15
[54] đã được lượng giá về độ tin cậy và tính hiệu lực trong nhiều nghiên cứu trên
thế giới. Sau đó đã được cơng nhận là một trong những phương pháp khoa học đánh
giá tương đối đầy đủ chất lượng giấc ngủ (CLGN) của người trưởng thành trên 18
tuổi[33], [15].
Thang đo chỉ số CLGN Pittsburgh (PSQI) là bộ câu hỏi chuẩn về tự kiểm sốt,
có tính giá trị, đáng tin cậy đánh giá chất lượng ngủ trong tháng trước đó. Nó bao
gồm 19 câu hỏi trong 7 thành phần (chủ quan CLGN, ngủ trễ, ngủ đầy đủ, thời gian
ngủ, RLGN, sử dụng thuốc ngủ, và rối loạn chức năng ban ngày).
Năm 2013, nghiên cứu của Tô Minh Ngọc lượng giá tính tin cậy và tính giá trị
của thang đo chỉ số CLGN Pittsburgh phiên bản tiếng Việt tại Việt Nam.
Độ tin cậy: Chỉ số Cronbach’s alpha chung của thang đo chỉ số chỉ số đánh giá
RLGN Pittsburgh phiên bản tiếng Việt đạt 0,789. Ba nhân tố lần lượt đạt hệ số tin
cậy nội tại 0,789; 0,76; 0,69 [15].
Nhân tố

Hệ số Cronbach’s alpha

Nhân tố 1: Hiệu quả giấc ngủ

0,730

Khoảng thời gian đi vào giấc ngủ
Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen

0,439


Nhân tố 2: Chất lƣợng giấc ngủ

0,763

Sử dụng thuốc ngủ
Độ dài giấc ngủ

0,839

CLGN chủ quan
Nhân tố 3: Rối loạn ban ngày

0,693

Yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến giấc ngủ

0,647

Bất thường hoạt động ban ngày

0,835

Bảng 1.2. Hệ số Cronbach’s alpha từng thành phần
1.4 Nghiên cứu về chất lƣợng giấc ngủ và chất lƣợng cuộc sống ở ngƣời bệnh
suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ.
1.4.1 Trên thế giới


×