Tải bản đầy đủ (.pdf) (304 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ tiểu phẩm trào phúng trên báo chí (trường hợp báo phong hóa và tuổi trẻ cười)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 304 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

Lê Thị Kim Ngân

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ TIỂU PHẨM
TRÀO PHÚNG TRÊN BÁO CHÍ
(Trƣờng hợp báo Phong Hóa và Tuổi Trẻ Cƣời)
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành :
Mã số

:

Ngôn ngữ học
60220240

Ngƣời hƣớng dẫn KH:
TS. HUỲNH VĂN THƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ CHỈNH SỬA

CB HƢỚNG DẪN

CHỦ TỊCH HĐ



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Kim Ngân


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, người
đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt cho tơi nhiều kinh nghiệm q báu, cũng như
động viên tạo điều kiện cho tôi tự lực nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời tri ân chân thành đến q Thầy cơ đã truyền đạt cho chúng
tơi nhiều kiến thức, kinh nghiệm q báu trong suốt q trình học cao học tại
trường.
Xin gửi đến Khoa Văn học và Ngơn ngữ, Phịng Sau đại học, Thư viện
Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM lời biết ơn chân thành nhất vì đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi học tập và hồn thành luận văn.
Sau cùng xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên
cạnh, động viên giúp đỡ tôi nhiều mặt để tơi có được ngày hơm nay.
Trân trọng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 01 năm 2015
Tác giả

Lê Thị Kim Ngân



MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................2
3. Phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu ............................................................5
4. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu .......................................................6
5. Ý nghĩa đề tài ..........................................................................................6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................7
7. Bố cục của luận văn ...............................................................................8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỂU PHẨM VÀ TỔNG QUAN
VỀ BÁO PHONG HÓA, TUỔI TRẺ CƢỜI
1.1. Khái niệm tiểu phẩm trào phúng trên báo chí ...............................10
1.2. Khái quát về sự ra đời của tiểu phẩm báo chí ở Việt Nam ...........13
1.3. Chủ đề và nội dung của tiểu phẩm báo chí .....................................16
1.4. Đặc trƣng của tiểu phẩm báo chí .....................................................17
1.4.1. Tính trào phúng hài hước .............................................................17
1.4.2. Tính châm biếm ...........................................................................18
1.4.2. Tính đả kích .................................................................................19
1.5. Các vấn đề lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu .............20
1.5.1. Khái niệm tiêu đề .........................................................................20
1.5.2. Cú pháp văn bản ...........................................................................20
1.5.3. Các lớp từ ngữ ..............................................................................23
1.5.4. Các phép tu từ ..............................................................................24
1.5.5. Hàm ý ...........................................................................................26


1.6. Tổng quan về báo Phong Hóa và Tuổi Trẻ Cƣời ...........................28

1.6.1. Báo Phong Hóa ............................................................................28
1.6.2. Báo Tuổi Trẻ Cười .......................................................................32
1.7. Chủ đề và nội dung của tiểu phẩm trên báo Phong Hóa và Tuổi
Trẻ Cƣời .............................................................................................36
1.7.1. Báo Phong Hóa ............................................................................36
1.7.2. Báo Tuổi Trẻ Cười .......................................................................38
1.8. Tiểu kết chƣơng 1 ..............................................................................39
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TIỂU PHẨM TRÀO PHÚNG
TRÊN BÁO PHONG HĨA VÀ TUỔI TRẺ CƢỜI
2.1. Đặc điểm ngơn ngữ tiểu phẩm trên báo PH ...................................41
2.1.1. Đặc điểm ngôn ngữ tiêu đề ..........................................................41
2.1.2. Dung lượng và kiểu thức tổ chức văn bản tiểu phẩm ..................44
2.1.3. Cú pháp văn bản tiểu phẩm ..........................................................48
2.1.4. Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ ................................................58
2.1.5. Các phép tu từ sử dụng ...............................................................67
2.1.6. Cách tạo hàm ý trong tiểu phẩm ..................................................75
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu phẩm trên báo TTC.................................82
2.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ tiêu đề ..........................................................83
2.2.2. Dung lượng và kiểu thức tổ chức văn bản tiểu phẩm ..................87
2.2.3. Cú pháp văn bản tiểu phẩm……………………………………..90
2.2.4. Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ ..............................................103
2.2.5. Các phép tu từ sử dụng .............................................................115
2.2.6. Cách tạo hàm ý trong tiểu phẩm ................................................127
2.3. Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................137
2.3.1. Báo PH .......................................................................................137
2.3.2. Báo TTC .....................................................................................139


Chƣơng 3

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TIỂU PHẨM TRÀO PHÚNG
TRÊN BÁO PHONG HÓA VÀ BÁO TUỔI TRẺ CƢỜI
3.1. Về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong tiêu đề ...............................142
3.1.1. Về điểm tương đồng...................................................................142
3.1.2. Về điểm dị biệt ...........................................................................143
3.2. Về đặc điểm tổ chức kiểu thức văn bản và cú pháp văn bản tiểu
phẩm .................................................................................................145
3.2.1. Đặc điểm tổ chức kiểu thức văn bản tiểu phẩm .........................145
3.2.2. Cú pháp văn bản tiểu phẩm ........................................................149
3.3. Về đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ và các phép tu từ ...............155
3.3.1. Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ ..............................................156
3.3.2. Đặc điểm sử dụng các phép tu từ ...............................................162
3.4. Về các cách tạo hàm ý trong tiểu phẩm ........................................168
3.4.1. Về điểm tương đồng...................................................................168
3.4.2. Về điểm dị biệt ...........................................................................171
3.5. Tiểu kết.............................................................................................173
KẾT LUẬN ............................................................................................................175
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................178
PHỤ LỤC ...............................................................................................................183


QUY ƢỚC VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
1. Viết tắt
NGUYÊN DẠNG

VIẾT TẮT

Báo Phong Hóa

PH


Báo Tuổi Trẻ Cười

TTC

+/-

Có/ khơng sử dụng

2. Kí hiệu
[x; tr.y]: tài liệu tham khảo, trong đó: x là số thứ tự tài liệu tham khảo
ở phần tài liệu tham khảo; tr. y là số thứ tự trang trích dẫn của tài liệu đó.
[z]: dẫn theo lời tác giả có số thứ tự z trong mục tài liệu tham khảo,
đây là dạng trích dẫn khơng sử dụng ngun văn.
(a, b): trích nguồn ngữ liệu làm dẫn chứng. Trong đó a: là số thứ tự
tiểu phẩm trong danh mục tên các tác phẩm tiểu phẩm ở phần phụ lục 1; b là
tên tờ báo đang nghiên cứu (b có thể là báo Phong Hóa hoặc Tuổi Trẻ Cười).
Ví dụ:
(1) Cá thần (8, PH)
(2) Tình ngoại (9, TTC)
Bên cạnh đó, các ngữ liệu trích dẫn làm ví dụ, chúng tơi sẽ in nghiêng
và nhỏ hơn kích cỡ chữ bình thường của nội dung luận văn. Các phần quan
trọng cần nhấn mạnh thì chúng tơi sẽ gạch dưới.


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Tiểu phẩm trào phúng thường là những bài báo ngắn, nhẹ nhàng châm biếm,

đả kích những sai trái, thói hư tật xấu nhân một sự kiện xã hội chính trị nào đó. Nó
đóng vai trị trung hịa yếu tố thơng tin, giúp độc giả tiếp cận thông tin một cách
thoải mái, nhẹ nhàng, đồng thời nó cũng đã thể hiện rõ thái độ, sự bình giá của
người viết, của tờ báo đối với nhân vật, sự kiện vừa xảy ra.
Mặc dù có dung lượng và tần số xuất hiện thấp hơn các thể loại như phóng
sự, tin tức, bình luận,… nhưng nó có một vai trị khá quan trọng trong báo chí. Tiểu
phẩm sống được và tạo nên phong cách đặc trưng riêng của mình trên báo chí là vì
nó khơng tách rời với yêu cầu thông tin và đặc biệt ở cách thức thể hiện của nó.
Tiểu phẩm sử dụng tiếng cười châm biếm như một vũ khí sắc bén tấn cơng vào
những tiêu cực, sai trái, những cái chưa hay chưa đẹp còn tồn tại trong xã hội.
Chúng ta cười bởi những cái hài hước, nghịch lý trong tiểu phẩm, nhưng đằng sau
cái cười đó chúng ta lại nhận ra rất nhiều điều mà tác giả gởi gắm trong đó.
Ở mỗi giai đoạn, thời điểm xã hội khác nhau, tiểu phẩm sẽ ―tấn công‖ vào
những chủ đề khác nhau. Sau những cuộc đại chiến, xã hội Việt Nam vào giai đoạn
1930-1945 rơi vào bi kịch của sự đói nghèo, lạc hậu, sự thống trị và bóc lột tàn ác
của thực dân Pháp dưới chiêu bài ―khai hóa‖. Nhìn chung tiểu phẩm giai đoạn này
tập trung đả kích vào những tàn dư của chế độ phong kiến, những hủ tục, những
thói hư tật xấu của người dân, bên cạnh đó sự hủ bại của bộ máy thống trị nhà nước
cũng là những đối tượng mà tiếng cười châm biếm nhắm vào. Xã hội Việt Nam
bước vào thời kì hội nhập đổi mới, chính trị ổn định, luồng gió hội nhập lại thổi vào
đất nước những cái mới mẻ, hiện đại nhưng cũng không thiếu những cái tiêu cực
trong kinh tế, xã hội làm phát sinh một loạt những căn bệnh khó trị như tham
nhũng, quan liêu, rút ruột cơng trình, mại dâm ma túy, sính ngoại,... Lúc này, tiểu


2

phẩm đã dùng tiếng cười như một công cụ châm biếm sâu cay tiến công vào tận bản
chất của những ―căn bệnh‖ trên, với mong muốn mọi người nhận ra vấn đề và tìm
cách chữa những căn bệnh đó.

Mặc dù được đánh giá là thể loại quan trọng, có sức chiến đấu cao trong báo
chí, nhưng tiểu phẩm ở nước ta vẫn chưa được nghiên cứu một cách bài bản và hệ
thống. Hầu như nó chỉ được đề cập ở một khía cạnh nhất định trong các chuyên luận
về báo chí, và đặc điểm sử dụng ngơn ngữ của nó vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ và
hệ thống. Luận văn này đặt vấn đề nghiên cứu những đặc điểm ngôn ngữ của tiểu
phẩm trào phúng thông qua hai nguồn cứ liệu là hai tờ báo trào phúng xuất bản ở
hai giai đoạn khác nhau: Phong Hóa (PH) (1932-1936) và Tuổi Trẻ Cười (TTC)
(1984 đến nay) để góp phần hồn chỉnh góc nhìn lý luận và thực tiễn về tiểu phẩm.
Đồng thời có thể tìm ra những điểm tương đồng, dị biệt trong ngôn ngữ tiểu phẩm
của hai tờ báo trên.
2. Lịch sử vấn đề
Nhìn chung tiểu phẩm báo chí ở Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách
bài bản và rõ ràng nhất, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ. Nghiên cứu tiểu phẩm trong
nước ta chỉ dừng lại ở những lần đề cập ngắn gọn trong các chuyên luận, các sách
báo viết về ngơn ngữ báo chí, hoặc tập trung vào phong cách viết tiểu phẩm của tác
giả tiêu biểu như Nguyễn Ái Quốc, Ngô Tất Tố.
Năm 1999, trong sách ―Từ lý luận đến thực tiễn báo chí‖ (Nxb Văn hóa
Thơng tin), PGS. Tạ Ngọc Tấn cho rằng đến cuối những năm 30 của thế kỉ trước
thì báo chí Xơ Viết mới thừa nhận tiểu phẩm là một thể loại đặc biệt nằm trong thể
báo chí chính luận nghệ thuật. Ông cho rằng ―một đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm là
sự kết hợp những phương pháp thể hiện của báo chí và thủ pháp nghệ thuật của văn
học, giữa ngơn ngữ thơng tin chính luận với ngơn ngữ hình tượng nghệ thuật. Sự kết
hợp này rất phong phú, sinh động tuỳ theo tài liệu về sự kiện khách quan và tài năng
của người viết‖[46;tr.200].


3

Năm 2000, Nguyễn Đức Dân trong ―Ngơn ngữ báo chí- những vấn đề cơ
bản” (Nxb Giáo dục) đã dành một phần đề cập đến hàm ý trong tiểu phẩm. Ông cho

rằng tiểu phẩm là một thể loại châm biếm, sự châm biếm được hình thành nhờ vào
lối nói ngược ―nói vậy mà không phải vậy‖. Đồng thời ông đã chỉ ra 7 cách để xây
dựng ngôn ngữ hàm ý trong tiểu phẩm [16]. Đó là: nêu những ngun nhân khơng
thể có; dùng những cấu trúc khơng bình thường, nói ngược bằng từ ngữ; nói ngược
về con số; dùng từ đồng nghĩa để châm biếm; dùng từ đồng âm, gần âm để châm
biếm; dùng cách nói hàm ngơn vơ hướng để tạo hàm ý châm biếm.
Năm 2003, Dương Xuân Sơn trong ―Các thể loại báo chí chính luận nghệ
thuật‖ (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) đã xếp tiểu phẩm vào dạng báo chí chính
luận – nghệ thuật. Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra các thủ thuật thường
sử dụng trong khi viết tiểu phẩm để mang lại hiệu quả thông tin và chiến đấu như:
thủ thuật ví von, nhân hóa, cường điệu, cài bẫy,… Ngồi ra tác giả cịn cho rằng
ngơn ngữ trong tiểu phẩm ―thường được dùng như lối văn học, người viết phải có
khả năng tu từ với vốn từ phong phú. Tuy mỗi người có phong cách riêng, nhưng
mọi thủ thuật đều nhằm mục đích tạo ấn tượng mạnh và ảnh hưởng trực tiếp tới
người đọc‖[45;tr.167].
Ngoài những nghiên cứu vừa nêu ở trên, tiểu phẩm báo chí được nghiên cứu
dưới dạng các phong cách tác giả tiêu biểu như: phong cách viết tiểu phẩm của Ngơ
Tất Tố, Hồ Chí Minh, Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan,… Trong tác phẩm ― Tiểu
phẩm báo chí Hồ Chí Minh‖ (2000, Nxb Văn hóa Thơng tin) PGS. Tạ Ngọc Tấn đã
đi vào nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong tiểu phẩm của Nguyễn
Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Ơng đã đưa ra nhận xét: ―Về văn phong, cách nói hoặc
cách viết của đồng chí Hồ Chí Minh có những nét rất độc đáo; nội dung khảng khái,
thấm thía, đi sâu vào tình cảm con người, chinh phục cả trái tim và lý trí của người
ta; hình thức sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân dân‖ [47;
tr.21]. Nhận định chung đó cũng rất xác đáng đối với riêng thể loại tiểu phẩm của
Người.


4


Tiếp đó, Hà Minh Đức trong ―Cơ sở lý luận báo chí – đặc tính chung và
phong cách‖ (2000, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) có một phần viết về tiểu phẩm
của Ngô Tất Tố. Theo ông, Ngô Tất Tố khai thác nhiều chất liệu của nông thôn, thị
thành để luận bàn, chủ yếu là những hiện tượng xã hội bất công, chướng tai gai mắt,
những nhân vật phản diện mà hình tích của họ như một biếm họa những đau khổ bi
kịch của lớp dân nghèo. Ông nhận định về tiểu phẩm Ngô Tất Tố như sau: ―Dường
như ở bất kỳ tiểu phẩm văn học và báo chí nào của người đọc cũng thấy dụng công
của tác giả vể mặt ngôn từ. Ngôn ngữ không chỉ nhằm biểu đạt những ý tưởng một
cách thơng thường mà cịn tham gia trực tiếp vào việc xây dựng và kiến trúc nội
dung của tác phẩm‖[20; tr.156].
Năm 2008, Trần Ngọc Hà trong luận văn thạc sĩ ―Sự vận động và phát triển
của tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại‖ đã đi vào nghiên cứu về các biến
thể của tiểu phẩm trên báo chí Việt Nam hiện đại thơng qua việc nghiên cứu tiểu
phẩm của các tác gia cụ thể ở từng giai đoạn như Hồ Chí Minh, Ngơ Tất Tố, Hữu
Thọ, Ba Thợ Tiện, Lý Sinh Sự,... Tác giả đã chỉ ra những đặc trưng, kết cấu cũng
như ý nghĩa nội dung của tiểu phẩm biến thể để vận dụng nó vào trong đời sống báo
chí đương đại[24].
Năm 2011, Trần Xuân Thân trong luận văn thạc sĩ ―Phong cách hài trong
các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo
Hảo‖ đã chọn nghiên cứu một khía cạnh khác của tiểu phẩm báo chí là phong cách
hài. Tác giả tập trung vào nội dung phản ánh và phong cách viết tiểu phẩm hài hước
của 3 tác giả cụ thể trên để từ đó rút ra hiệu quả thơng tin và sự đóng góp của tiểu
phẩm đối với sự phát triển xã hội[51].
Năm 2013, trong luận văn thạc sĩ ―Đặc điểm sử dụng ngơn ngữ trong tiểu
phẩm của Lê Hồng‖, tác giả Phạm Thị Thủy Ngân đã có những nghiên cứu về
những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong tiểu phẩm của Lê Hoàng để thấy được
những ưu điểm và nhược điểm trong cách sử dụng ngôn ngữ ở nhà báo này. Từ đó,


5


rút ra bài học cho hoạt động viết tiểu phẩm và chỉ ra xu hướng vận động, phát triển
của thể loại này [38].
Ngồi ra tiểu phẩm cịn được nhắc đến trong một số cơng trình nghiên cứu,
luận văn về báo chí, ngơn ngữ nhưng vẫn dừng lại ở một số đặc điểm riêng lẻ.
Trịnh Sâm trong ―Tiêu đề văn bản tiếng Việt‖ (2000, Nxb Giáo dục) quan
niệm tiêu đề tiểu phẩm phải phản ánh được tinh thần nội dung của tồn văn bản,
hoặc có thể nêu một vài chi tiết có giá trị nhận thức được bộc lộ trong văn bản. Tiêu
đề tiểu phẩm sử dụng các phương thức tạo ra ý nghĩa hàm ẩn để gây sự chú ý, nhất
là các phương thức nằm trong quan hệ ngữ nghĩa bất thường [45]. Hồ Thị Phượng
trong luận văn thạc sĩ ngơn ngữ học ―Tiêu đề văn bản báo chí tiếng Việt‖ (2005)
dành một phần nhỏ đề cập đến tiêu đề của thể loại tiểu phẩm trên báo chí. Tác giả
cho rằng tiêu đề văn bản tiểu phẩm thường có ý nghĩa rất hàm súc và đa nghĩa, lại
có chứa nhiều yếu tố khách ngôn đã được ―cải biên‖. Tiêu đề văn bản tiểu phẩm
vừa giống lại vừa khác tiêu đề văn bản trong phong cách nghệ thuật. Giống ở chỗ cả
hai loại tiêu đề đều có chứa các biện pháp tu từ. Khác nhau ở chỗ tiêu đề tiểu phẩm
thiên về sử dụng các kết cấu ―bất thường và ―lạ đời‖ nhằm gây cười [40]
Trong những năm gần đây tiểu phẩm báo chí được quan tâm tìm hiểu và
nghiên cứu nhiều hơn, nhưng vẫn chỉ tập trung ở hiệu quả thông tin và xã hội mà
thể loại này mang lại. Đặc điểm ngôn ngữ của tiểu phẩm và tiểu phẩm trào phúng
trên báo chí vẫn chưa có cơng trình nào đi vào nghiên cứu một cách hệ thống. Nó
vẫn chỉ được nhắc đến một cách chung chung trong các đặc trưng của thể loại tiểu
phẩm.
3. Phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tiểu phẩm trên báo in, cụ thể là hai tờ báo trào
phúng xuất bản ở hai giai đoạn khác nhau: báo PH (1932-1936) và báo TTC (1984).
Chúng tôi khảo sát các tác phẩm tiểu phẩm tồn tại dưới hình thức: văn xi, văn
vần, bỏ qua dạng tranh ảnh biếm họa.



6

Việc khảo sát tiến hành trên 177 số của báo PH (tính từ số 14 đến khi đình
bản là số 190), và 252 số báo TTC (theo hai giai đoạn 1989-2002 và 2005-2013).
Kết quả khảo sát, chúng tôi thu thập được 143 tiểu phẩm trên báo PH và 305
tiểu phẩm trên báo TTC. Chúng tôi sử dụng 448 văn bản tiểu phẩm này làm nguồn
ngữ liệu nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những bài tiểu phẩm được đăng trên các
báo in trào phúng, cụ thể là tuần báo Phong Hóa và bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười.
Mục đích của đề tài sẽ hệ thống lại những vấn đề lý thuyết về tiểu phẩm báo
chí, trên cơ sở đó, chúng tơi đi vào khảo sát miêu tả các đặc điểm sử dụng ngôn ngữ
trong tiểu phẩm hai tờ báo trên; sau đó sẽ rút ra những nhận xét về sự khác biệt
trong cách sử dụng những đặc trưng ngôn ngữ tiểu phẩm của PH và TTC.
5. Ý nghĩa đề tài
Về mặt lý luận: đề tài sẽ hệ thống hóa lại những vấn đề lý thuyết của thể loại
tiểu phẩm trên báo chí, đặc biệt là tiểu phẩm trào phúng, đồng thời nghiên cứu, làm
rõ những đặc điểm ngôn ngữ đã làm nên sự khác biệt của thể loại này so với các thể
loại khác trên báo chí. Thơng qua nghiên cứu góp phần khẳng định vai trị, vị trí và
hiệu quả thơng tin của tiểu phẩm trên báo chí.
Về mặt thực tiễn: việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của tiểu phẩm trào
phúng trên báo chí qua hai tờ báo trên sẽ góp phần đem lại một cái nhìn tổng quan
về sự phát triển của thể loại tiểu phẩm qua những giai đoạn khác nhau. Đồng thời
tìm ra những thay đổi, những kế thừa và phát triển trong ngôn ngữ thể hiện tiểu
phẩm ở giai đoạn hiện nay so với nữa đầu thế kỷ 20. Đề tài sẽ cung cấp thêm cứ liệu
cho những ai quan tâm đến tiểu phẩm để có thể đánh giá một cách hệ thống những
đặc điểm ngôn ngữ của thể loại này.


7


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong từng bước tiến hành cụ thể, chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê,
miêu tả để có thể quan sát, tìm hiểu và giải thích các đặc điểm ngôn ngữ giúp nhận
diện tiểu phẩm trên báo PH và TTC, cũng như giúp tạo ra cơ sở tiến hành so sánh
đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ tiểu phẩm giữa hai tờ báo này
Phương pháp so sánh: từ việc so sánh đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, các
biện pháp tu từ của tác phẩm tiểu phẩm trên hai tờ báo, chúng tôi rút ra nhận xét
những điểm tương đồng và dị biệt trong cơ chế ngôn ngữ thể hiện ở tiểu phẩm hai
tờ báo.
-

Thao tác tiến hành:
Căn cứ vào số ngữ liệu thu thập được từ hai đầu báo (báo PH và TTC) người

làm tiến hành lựa chọn mẫu như sau:
+ Báo PH xuất bản được 190 số thì đình bản (1/1/1932- 6/1936). Trong đó
13 số đầu do Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai làm quản lý với tơn chỉ và mục
đích khác nên chúng tơi khơng khảo sát những số báo này. Bên cạnh đó, do yếu tố
khách quan (nhiều số báo quá cũ, nhiều trang rách, mờ, không nhận rõ mặt chữ) nên
chúng tôi không thu thập được hết các văn bản tiểu phẩm trên báo.
Kết quả: thu được 143 văn bản tiểu phẩm / 177 số
+ Báo TTC
Chúng tôi thu thập và khảo sát ngẫu nhiên 252 số báo theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1989-2002: thời kỳ sau khi báo ra đời đi vào hoạt động ổn định cùng với
những đổi mới, cải cách của đất nước năm 1986. Đặc biệt kết thúc giai đoạn này
chính là cột mốc đánh dấu sự thay đổi của tờ báo khi tăng lượng phát hành lên 2
kỳ/tháng và chính thức trở thành Bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười (11/2002).
Giai đoạn 2005-2013 báo ổn định phát triển với lượng phát hành 2 kỳ/ tháng.
Đồng thời Việt Nam giai đoạn này có nhiều biến đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa,



8

xã hội, phát triển và hội nhập với thế giới nên chủ đề và nội dung phản ánh của báo
cũng vô cùng phong phú.
Kết quả: thu được 305 văn bản tiểu phẩm/252 số.
-

Cách khảo sát ngữ liệu:
Với 448 văn bản tiểu phẩm (PH: 143, TTC: 305), chúng tôi tiến hành lập

phiếu khảo sát ngữ liệu trên phần mềm Excel 2007. Nội dung khảo sát xoay quanh
các mặt của văn bản tiểu phẩm như từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng (cụ thể
là dung lượng văn bản tiểu phẩm, cách cấu tạo tiêu đề, các cách tạo hàm ý trong văn
bản tiểu phẩm, các biện pháp tu từ sử dụng, cấu tạo ngữ pháp văn bản v.v.).
7. Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm 2 phần: phần Dẫn nhập và phần Nội dung. Trong
phần Nội dung có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tiểu phẩm và tổng quan về báo Phong Hóa,
Tuổi Trẻ Cười
Chúng tơi trình bày các cơ sở lý thuyết về tiểu phẩm, bao gồm: khái niệm,
quá trình hình thành, những đặc trưng cơ bản. Bên cạnh đó, sự tổng quan về hai tờ
báo PH và TTC cũng sẽ được giới thiệu để chúng ta nắm được đặc điểm hoạt động
của chúng. Ngoài ra, chúng tơi cũng dành một phần để nói đến các vấn đề lý thuyết
liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ tiểu phẩm trào phúng trên báo Phong Hóa và
Tuổi Trẻ Cười
Ở chương này, chúng tơi tiến hành khảo sát và nhận xét ngôn ngữ tiểu phẩm
trên từng tờ báo. Các nội dung khảo sát sẽ tập trung ở các mặt: đặc điểm ngôn ngữ

tiêu đề, đặc điểm cú pháp, các lớp từ ngữ và biện pháp tu từ, các cách sử dụng hàm
ý trong tiểu phẩm.


9

Chương 3: So sánh đặc điểm ngôn ngữ tiểu phẩm trào phúng trên báo Phong
Hóa và Tuổi Trẻ Cười
Sau khi miêu tả đặc điểm ngôn ngữ tiểu phẩm từng tờ báo (ở chương 2),
trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ
tiểu phẩm giữa báo PH và TTC để tìm các điểm tương đồng và dị biệt. Từ đây,
người viết sẽ có những nhận xét về diện mạo của tiểu phẩm trào phúng ở những giai
đoạn khác nhau thông qua hai tờ báo này.


10

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỂU PHẨM
VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO PHONG HÓA, TUỔI TRẺ CƢỜI
1.1.

Khái niệm tiểu phẩm trào phúng trên báo chí
Trong tiếng La tinh tiểu phẩm là ―Satira‖, tiếng Pháp là ―feuilleton‖ có nghĩa

trào phúng, châm biếm, đả kích [48]. Tiểu phẩm theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa
là:
-


Bài báo ngắn về vấn đề thời sự có tính chất châm biếm

-

Màn kịch ngắn mang tính chất hài hước, châm biếm hoặc đả kích [42]
Việc đưa ra một khái niệm chính xác cho tiểu phẩm báo chí vẫn cịn gây

nhiều tranh cãi, bởi có khơng ít những quan niệm khác nhau về tiểu phẩm. Chúng
tôi nhận thấy có ba luồng ý kiến tiêu biểu khi nhận xét về thể loại này. Quan điểm
thứ nhất khá phổ biến trong giới nghiên cứu lý luận văn học nước ta. Các nhà
nghiên cứu quan niệm tiểu phẩm là một thể loại văn học đặc biệt, rất gần gũi với
báo chí. Nó có những đặc điểm nổi bật là: hình thức ngắn gọn; nội dung có tính
chiến đấu cao, năng động và linh hoạt do bám sát những con người, sự việc, vấn đề,
tình huống có thật trong đời sống; thường sử dụng bút pháp châm biếm, đả kích.
Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học còn cho rằng tiểu phẩm là ―thể
loại tản văn ngắn gọn, xinh xắn nhưng giàu chất trữ tình. Văn tiểu phẩm có loại
thiên về triết lý, có loại thiên về tiểu sử, phong tục, phong cảnh, có loại nghiêng về
phê bình văn học, có loại nghiêng về phổ biến khoa học, lại có loại thuần tuý trữ
tình. Phong cách chung của văn tiểu phẩm được xác định ở tính hình tượng cơ đọng,
tính ngụ ý, ngữ điệu trị chuyện, tâm tình, bộc lộ trực tiếp nhân cách cá tính của tác
giả, để lại ấn tượng nhẹ nhàng, khoáng đạt.‖[26; tr.291-292]


11

Xuất phát từ quan niệm này mà khơng ít người đã cho rằng tiểu phẩm là một
thể ký trong văn học khi dùng ―những bài tản văn, xinh xắn giàu chất trữ tình‖ để
phản ánh những sự thật của đời sống. Tuy nhiên, không thể coi tiểu phẩm và ký là
một, mặc dù tiểu phẩm và ký văn học cùng nằm trong khu vực giao thoa với văn
học. Có thể phản ánh sự thật nhưng tiểu phẩm lại sử dụng hư cấu nghệ thuật để xây

dựng hình tượng. Tiểu phẩm có cách thức, phương pháp phản ánh hiện thực phong
phú hơn, đa dạng và sinh động hơn ký. Điều quan trọng là tiểu phẩm sử dụng tiếng
cười trào lộng như một cơng cụ hữu hiệu để châm biếm, đả kích, đấu tranh cải tạo
hiện thực.
Quan niệm thứ hai thuộc về những nhà báo đã cho rằng: ―Tiểu phẩm là một
thể loại tác phẩm báo chí ngắn gọn, mang tính văn học, được diễn đạt bằng một
ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ thể, hoặc khái qt,
mà thơng qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình trước những sự việc hoặc hiện
tượng đó‖ [48; tr.248]. Những người theo quan niệm này đã hiểu tiểu phẩm là một
thể loại báo chí nhưng ít nhiều lại mang tính văn học khi sử dụng những phương
tiện diễn đạt vốn thuộc phong cách văn chương.
Quan niệm thứ ba chính là cho rằng tiểu phẩm là một thể loại giao thoa giữa
văn học và báo chí. Khi so sánh tiểu phẩm với các thể loại báo chí, tác giả Tạ Ngọc
Tấn cho rằng ―một đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm là sự kết hợp những phương
pháp thể hiện của báo chí và thủ pháp nghệ thuật của văn học, giữa ngơn ngữ thơng
tin chính luận với ngơn ngữ hình tượng nghệ thuật. Sự kết hợp này rất phong phú,
sinh động tuỳ theo tài liệu về sự kiện khách quan và tài năng của người viết‖ [49;
tr.200].
Điều này cũng khơng phải là khơng có cơ sở khi các bài tiểu phẩm càng
ngày càng hấp dẫn độc giả và ảnh hưởng sâu rộng tới đông đảo công chúng. Đề tài
của tiểu phẩm mở rộng dần trên các mặt của đời sống văn hóa-xã hội và nghệ thuật.
Hơn nữa, vì bị giới hạn về dung lượng chữ, tiểu phẩm phát triển theo xu hướng dồn
nén thẩm mỹ và bắt đầu một lịch trình giao thoa loại hình. Bên cạnh đó bằng lối viết


12

nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phân tích, bình luận một cách hài hước, các cây bút tiểu phẩm
đã đưa thể loại này xích lại gần văn học, tới mức nhà nghiên cứu J.Taborka cho
rằng đây chỉ là thể loại văn học xuất hiện và phát triển nương nhờ trên ―đất

báo‖[32].
Trên tinh thần tiếp thu những quan điểm, lý luận của các nhà nghiên cứu đi
trước về tiểu phẩm, chúng tôi cho rằng tiểu phẩm trong báo chí có những đặc điểm
sau:
-

Tiểu phẩm là thể loại tồn tại trong môi trường báo chí nhưng mang tính
văn học với những cách diễn đạt bằng ngôn ngữ trào phúng, châm biếm.

-

Tiểu phẩm được sáng tác dựa trên những chất liệu sự kiện báo chí hoặc
do hư cấu ra.

-

Trong tiểu phẩm thể hiện sự bình luận chủ quan của tác giả về sự việc,
hiện tượng được phản ánh.
Tiểu phẩm hoạt động trên môi trường báo chí thường có dung lượng nhỏ,

ngắn gọn. Ngồi hình thức văn xuôi như buổi đầu xuất hiện, tiểu phẩm báo chí ngày
nay cịn dung nạp thêm nhiều cách thức như văn vần, tranh ảnh biếm họa. Nhờ dung
lượng ngắn gọn đã giúp cho tiểu phẩm có thể thích ứng với đời sống báo chí một
cách hết sức năng động và nhạy bén bằng cách bám sát những vấn đề thời sự trong
đời sống. Tuy nhiên tiểu phẩm không thể phản ánh, cập nhật thông tin nảy sinh
hàng giờ, hàng ngày như thể loại thơng tấn báo chí mà tiểu phẩm chỉ phản ánh
những vấn đề thời sự theo từng giai đoạn, chủ điểm nào đó.
Như vậy chúng tơi cho rằng: Tiểu phẩm báo chí là một thể loại báo chí ngắn
gọn, mang tính văn học đƣợc sáng tác dựa trên những chất liệu của sự kiện báo chí
hoặc nội dung đƣợc hƣ cấu ra và đƣợc diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm đả kích

hoặc hài hƣớc, thơng qua đó thể hiện sự bình luận của tác giả trƣớc những sự việc,
hiện tƣợng đó.


13

1.2.

Khái quát về sự ra đời của tiểu phẩm báo chí ở Việt Nam
Trong lịch sử nghiên cứu sự ra đời và phát triển của tiểu phẩm trên thế giới,

nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng tiểu phẩm xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ
XVIII gắn liền với sự phát triển của báo chí phương Tây trong những hồn cảnh
lịch sử xã hội đặc biệt. Lúc mới ra đời, tiểu phẩm chỉ là những bài viết ngắn, kết cấu
tự do, mang tính châm biếm được đăng trên những tờ phụ của số báo, hay bên dưới
dòng kẻ đậm của tờ báo. Nhiều nhà văn, nhà báo tiến bộ đã sử dụng thể loại này
như một công cụ hữu hiệu đấu tranh chống lại những sai trái, bất công, sự trì trệ lạc
hậu trong xã hội của họ. Lịch sử đã ghi nhận nhiều tên tuổi thành công với thể loại
này như: A. I. Gercen, A. P. Chekhov, Maxim Gorky, Anatole France, Voltaire, Lỗ
Tấn,… [49]
Ở Việt Nam, nền báo chí xuất hiện chậm hơn so với các nước phương Tây
nên tiểu phẩm cũng ra đời và phát triển muộn hơn so với các nước trên thế giới.
Tiểu phẩm xuất hiện trên báo chí Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX với
những tờ báo như: Đơng Dương tạp chí, Duy Tân, Vịt Đực, Con Ong, Phong
Hóa,… Tuy nhiên, thời này người ta không gọi những bài viết ngắn gọn, bàn về
những vấn đề thời sự, mang tính châm biếm đả kích với tên gọi tiểu phẩm như bây
giờ. Đồng thời cũng không gọi chúng là tạp văn, tạp đàm như Lỗ Tấn mà gọi với
tên cổ hơn là ―tạp trở‖. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh đã giải nghĩa tạp trở có
nghĩa đen là cái bàn bày những đồ ăn vặt, nghĩa bóng là mục sách chép những
chuyện vặt vãnh [19]. Với ý nghĩa này, ―tạp trở‖ – tiền thân của tiểu phẩm báo chí

ngày nay trở thành những câu chuyện gọn nhẹ, dễ đọc dễ hiểu thường xuất hiện trên
nhiều mặt báo bên cạnh các thể loại phóng sự, tin tức, bình luận, quảng cáo,… Vào
những năm 1915, 1916, 1917, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã viết nhiều bài bàn
phiếm theo kiểu ấy như như: Giải sầu, Đánh bạc, Ở đời thế nào là phải, Thằng
người ngây cưỡi con ngựa hay,…
Đầu thế kỷ XX, tiểu phẩm trên báo chí chưa được xem trọng và đánh giá
đúng vai trị vị trí của nó, điều này thể hiện trong ý thức người viết và cả người đọc.


14

Nguyên nhân của tình trạng này là do các cây viết cảm thấy được tùy tiện hơn trong
lối viết so với các thể loại chính danh khác, cịn về phía người đọc thì xem nó như
các bài giải trí, giảm căng thẳng sau khi đọc các bài luận thuyết mang nặng tính hàn
lâm. Ngồi ra, các sản phẩm báo chí giai đoạn này cịn q ít trong khi trình độ dân
trí cịn thấp nên báo chí chưa gây được sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Bên cạnh
đó, do chế độ kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thực dân phong kiến đã khơng
cho báo chí tự do ngơn luận, đụng chạm hay chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chính
sách của bọn cầm quyền. Tình trạng này kéo dài cho đến những năm 30, khi báo chí
tiến bộ và báo chí cách mạng có điều kiện phát triển cơng khai thì tiểu phẩm mới
thực sự phát triển [49]. Nhiều tờ báo đã dành cho thể loại này những đề mục với
tên gọi có ý nghĩa rõ ràng như: Nhàn đàm, Thời đàm, Hài đàm, Nói chơi, Nói mà
chơi, Nói hay đừng, Trắng…đen, Người….ngợm, Câu chuyện hằng ngày, Câu
chuyện hằng tuần,… Những cây bút chuyên viết tiểu phẩm nổi tiếng giai đoạn này
có Ngơ Tất Tố, Tam Lang, Thơng Reo, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng.
Trong số này, Ngô Tất Tố được xem là cây bút viết tiểu phẩm nổi bật nhất. Với một
nhân cách lớn lao, dũng cảm cùng cái nhìn tỉnh táo trước hiện thực xã hội, ơng đã
dùng tài năng của mình tấn cơng vào kẻ thù dân tộc, dùng văn chương làm vũ khí
vạch mặt bản chất của bọn thực dân phong kiến và bè lũ tay sai của chúng. Bản chất
xấu xa của chế độ thực dân, sự mục nát thối rữa của tàn dư phong kiến, cũng như sự

hủ lậu của bọn quan quyền cùng với thói lố lăng, kệch cỡm của những kẻ học địi
trong xã hội đã được phản ánh khó rõ nét trong nhiều tiểu phẩm báo chí.
Bên cạnh dịng báo chí cơng khai, báo chí cách mạng cũng sử dụng thể loại
tiểu phẩm để tấn cơng, đả kích chế độ thực dân phong kiến và những chính sách
phản động mà chúng đưa ra. Đồng thời cùng với các thể loại khác trên báo chí, tiểu
phẩm cũng đã vạch trần bộ mặt tàn ác giả dối của thực dân núp dưới chiêu bài ―khai
hóa‖. Trên tờ Thanh niên (1925) do Hồ Chí Minh sáng lập đã xuất hiện nhiều bài
viết châm biếm có tính chiến đấu, đã đả kích sâu sắc vào kẻ thù. Đây được xem là
những tác phẩm báo chí cách mạng đầu tiên, mở đường cho sự phát triển của tiểu
phẩm trên báo chí cách mạng Việt Nam sau này[49]. Những bài viết châm biếm nổi


15

tiếng như Vi hành, Những lời than vãn của bà Trưng Trắc, Mỹ là xấu, Đế quốc Mỹ
bi và bí,… và hàng trăm bài tiểu phẩm khác của Bác đã đưa Người trở thành cây bút
bậc thầy của thể loại tiểu phẩm trên báo chí cách mạng.
Ngay từ khi đất nước chưa giành lại được độc lập tự do, báo chí đã sớm khơi
gợi ý thức dân tộc, cổ vũ tư tưởng yêu nước, dân chủ, đấu tranh cho bình đẳng, bình
quyền và cơng bằng xã hội. Cùng với sự phát triển của nền báo chí Việt Nam, tiểu
phẩm ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Trải qua hai cuộc kháng chiến lớn của
dân tộc (kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ), tiểu phẩm báo chí đã phát huy tối
đa tính bút chiến của mình. Nhiều cây bút viết tiểu phẩm nổi lên trong giai đoạn này
như Xích Điểu, Lê Kim, Lã Vọng, Tú Mỡ, Hồng Trung Thơng, Hữu Thọ…
Đất nước thống nhất, tiến vào xây dựng và phát triển kinh tế, tiểu phẩm báo
chí cũng nhanh chóng tìm thấy cho mình những đề tài, những đối tượng phản ánh
mới. Từ sau khi đổi mới (1986), tiểu phẩm cùng với các thể loại báo chí khác bước
sang một giai đoạn phát triển mới, với bộ mặt mới. Tuy nhiên tiểu phẩm cùng với
các thể loại báo chí khác ln giữ vững vai trị là cơng cụ định hướng dư luận và là
vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, những

cái chưa đẹp chưa hay đều là đối tượng châm biếm đả kích của tiểu phẩm. Tiểu
phẩm xuất hiện trên báo ngày càng nhiều với nhiều hình thức thể hiện như văn xi,
văn vần, ca dao tục ngữ phóng tác, tranh biếm họa… Có thể nói trong thời kỳ này,
những bài tiểu phẩm đã đáp ứng được yêu cầu kịp thời, gọn nhẹ, súc tích của thể
loại văn học chiến đấu trên báo chí hàng ngày, khn khổ của nó phù hợp với điều
kiện thì giờ của cả người viết lẫn người đọc. Nhiều tờ báo đã hình thành những
chuyên mục thường xuyên sử dụng tiểu phẩm. Điểm qua có thể thấy như: Chuyện
lớn chuyện nhỏ trên báo Nhân dân, Nói hay đừng trên báo Lao động, Câu lạc bộ
chiến sĩ trên báo Quân đội nhân dân,… hoặc những chuyên mục tiểu phẩm trên các
báo Thể thao văn hóa, Sức khỏe đời sống, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Người làm báo,
An ninh thủ đô, Thanh niên,…


16

Biết tận dụng thế mạnh của mình là tạo ra tiếng cười mang tính châm biếm
hài hước, trên cơ sở bám sát những vấn đề thời sự, tiểu phẩm báo chí ngày càng
phát huy vai trị chiến đấu, khẳng định vị trí quan trọng của mình bên cạnh các thể
loại báo chí khác. Chính sự chủ động trong q trình chọn lựa đề tài và sự sáng tạo
của người viết tiểu phẩm đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong phong cách và
phương pháp thể hiện của báo chí. Bên cạnh đó, tiểu phẩm cũng góp phần tạo nên
sự riêng biệt, hấp dẫn của mỗi tờ báo, tạo dấu ấn trong lòng độc giả.
1.3.

Chủ đề và nội dung của tiểu phẩm báo chí
Là một thể loại báo chí mang tính văn học, dùng ngơn ngữ châm biếm đả

kích về một sự vật sự việc chưa hay chưa đẹp trong đời sống xã hội nên chủ đề
trong tiểu phẩm báo chí rất đa dạng phong phú. Đó có thể là những sự vật, sự việc
có thật xảy ra trong đời sống hoặc có thể là một câu chuyện được hư cấu ra. Tiểu

phẩm có thể viết về một cá nhân cụ thể, một tổ chức quy mô nhỏ hay lớn, một tầng
lớp hay một giai cấp nào đó, hoặc phản ánh các hiện trạng trong xã hội. Tiểu phẩm
không bao giờ là một bài tán dương, khen thưởng mà luôn hướng đến mục tiêu
châm biếm, đả kích. Đối tượng đả kích hướng đến của tiểu phẩm báo chí thường là
những cái chưa hay, chưa đẹp, gây ảnh hưởng đến lợi ích nhân sinh, xã hội và cần
phải được dẹp trừ.
Ngay từ khi mới xuất hiện, tiểu phẩm báo chí ở Việt Nam đã kế thừa và phát
huy những đặc tính của thể loại này. Tiểu phẩm sử dụng tiếng cười như một vũ khí
lợi hại để châm biếm đả kích cái xấu. Mặc dù coi trọng yếu tố ―sáng tác- hư cấu‖
trong tiểu phẩm, nhưng bản chất nó vốn là một thể loại báo chí nên tính thời sự, kịp
thời, chính xác vẫn ln được đề cao. Giai đoạn mới ra đời, tiểu phẩm báo chí Việt
Nam chỉ là những câu chuyện, bài văn ngắn bàn luận vui về các vấn đề thời sự lúc
bấy giờ. Khi báo chí tiến bộ và báo chí cách mạng phát triển, tiểu phẩm báo chí đã
phát huy được vai trị châm biếm đả kích của mình. Ẩn sau tiếng cười, tiểu phẩm đã
tố cáo bản chất xấu xa của bọn thực dân xâm lược tự xưng mình là ―mẫu quốc‖, sự
lạc hậu, thối nát của chế độ xã hội phong kiến đã mục ruỗng, suy tàn. Những thói


17

hư tật xấu, những hủ tục nơi chốn đình làng ngày trước cũng được đề cập khá nhiều
trong tiểu phẩm. Khi đất nước thống nhất và tiến lên xây dựng phát triển, nhiều bất
cập mới lại nảy sinh. Đối kháng dân tộc khơng cịn nhưng cơng cuộc đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng, tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc,… vẫn đang tiếp diễn
và tiểu phẩm báo chí phải phát huy vai trị của mình hơn bao giờ hết.
Có thể nói, chủ đề nội dung của tiểu phẩm báo chí rất phong phú, đa dạng và
theo sát hơi thở của đời sống xã hội, phản ánh những vấn đề lớn, những sự kiện
quan trọng, nhưng cũng có nhiều vấn đề rất nhỏ bé và bình dị nhưng có thể tạo ra
hiệu quả cao về mặt thông tin.
1.4.


Đặc trƣng của tiểu phẩm báo chí

1.4.1. Tính trào phúng hài hước
Khái niệm ―trào phúng‖ theo nghĩa gần là một khái niệm được kết hợp từ hai
khái niệm ―trào‖ và ―phúng‖. Theo tác giả Lê Ngọc Trụ thì ―trào‖ có nghĩa là chọc
cười, ―phúng‖ có nghĩa là khơng nói thẳng để châm biếm, cười nhạo[61]. Trào
phúng hài hước là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên để tạo nên một bài
tiểu phẩm. Một bài tiểu phẩm sẽ không được coi là hồn chỉnh khi khơng bật ra
được tiếng cười trào phúng. Tuy nhiên tiếng cười khơng phải là mục đích hướng tới
của tiểu phẩm mà tiếng cười được xem như một phương tiện để người viết thể hiện
góc nhìn của mình trước đời sống xã hội để hướng đến những mục đích cao hơn
như đấu tranh, phê phán, giáo dục....
Trào phúng không chỉ là nét đặc biệt được sử dụng trong sáng tác văn học
mà nó cịn là một ngun tắc phản ánh nghệ thuật. Trào phúng cùng với tiếng cười
mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương… được dùng để chế nhạo, lên án, chỉ
trích những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời và độc ác trong xã hội.
―Trong tiểu phẩm, trào phúng là sự hài hước, giễu cợt, vạch ra cái lố bịch, kỳ
khơi để răn đời nên tính hài của nó được biểu hiện bằng tiếng cười trào
lộng‖[48;tr.158]. Trào phúng gắn bó mật thiết với phạm trù cái hài, mà các cung bậc


×